Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

Nghiên cứu và ứng dụng mô hình quản lý năng lượng tại công ty vắc xin và sinh phẩm số 1 bộ y tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.57 MB, 168 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

-------------------------------

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ NĂNG
LƯỢNG TẠI CÔNG TY
VẮC-XIN VÀ SINH PHẨM SỐ 1 – BỘ Y TẾ

CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ NHIỆT- LẠNH
MÃ SỐ:
LƯU QUANG HUY

NGUỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. PHẠM HOÀNG LƯƠNG

HÀ NỘI – 2009


iv

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM KẾT
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ


CHƯƠNG I – MỞ ĐẦU
1.1

Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài

1

1.2

Mục tiêu của đề tài

7

1.3

Phương pháp nghiên cứu

7

CHƯƠNG II – GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÔNG TY VABIOTECH
2.1

Tổng quan tình hình sản xuất và sử dụng vắc-xin tại Việt Nam

9

2.2

Lịch sử hình thành và phát triển Công ty VABIOTECH


11

2.3

Chiến lược phát triển của Công ty VABIOTECH

13

2.4

Chế độ vận hành và tình hình sản xuất tại Công ty VABIOTECH

14

2.5

Cung cấp năng lượng và các trung tâm tiêu thụ năng lượng

17

2.5.1 Cung cấp và hệ thống phụ tải điện

17

2.5.2 Hệ thống sản xuất và phân phối hơi đốt

21

2.5.3 Hệ thống điều hòa không khí trung tâm – HVAC


38

CHƯƠNG III – XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG
TẠI CÔNG TY VABIOTECH
3.1

Giới thiệu mô hình QLNL

46

3.1.1 Khái niệm QLNL

46

3.1.2 Đánh giá hiện trạng QLNL

49

3.1.3 Giới thiệu mô hình QLNL toàn bộ

51


v

3.1.4 Khái quát về kiểm toán năng lượng

54

3.1.5 Quy trình kiểm toán năng lượng


58

3.1.6 Giới thiệu các cơ hội – Biện pháp TKNL

62

3.1.7 Giới thiệu một số cấu trúc quản lý doanh nghiệp

65

3.2

Thiết lập mô hình QLNL tại Công ty VABIOTECH

69

3.3

Lập kế hoạch sử dụng NL TK&HQ trong những năm tới

89

CHƯƠNG IV – TIỀM NĂNG SỬ DỤNG NL TK&HQ TẠI CÔNG TY
VABIOTECH
4.1

KTNL tại Công ty VABIOTECH

92


4.1.1 Thông tin chung

92

4.1.2 Quy trình công nghệ sản xuất vắc-xin

93

4.1.3 Hiện trạng sản xuất và tiêu thụ năng lượng

94

4.2

Nhận dạng và phân tích các cơ hội sử dụng hiệu quả năng lượng

102

4.2.1 Hệ thống điều hòa không khí trung tâm – HVAC

102

4.2.2 Hệ thống nồi hơi và mạng phân phối hơi đốt

109

4.3

Phân tích giải pháp kỹ thuật và đầu tư các cơ hội TKNL


123

4.3.1 Cơ hội TKNL số 1 “Tăng cường quản lý nội vi”

124

4.3.2 Cơ hội TKNL số 2 “Cải thiện hệ thống chiếu sáng”

125

4.3.3 Cơ hội TKNL số 3 “Cải tạo hệ thống thu hồi nước ngưng”

127

4.3.4 Cơ hội TKNL số 4 “Lắp biến tần cho động cơ bơm nước lạnh

128

tuần hoàn máy lạnh trung tâm”
4.3.5 Cơ hội TKNL số 5 “Lắp biến tần cho động cơ bơm nước giải

129

nhiệt bình ngưng máy lạnh trung tâm”
4.3.6 Lịch trình thực hiện các cơ hội TKNL

130

CHƯƠNG V – KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

5.1

Kết luận

133

5.2

Đề xuất

134

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

136


vi

DANH MỤC BẢNG BIỀU
Trang
Bảng 1.1 Hiện trạng nguồn năng lượng sơ cấp ở Việt Nam

1

Bảng 1.2 Dự báo nhu cầu sử dụng NL của Việt Nam giai đoạn 2000-2050

3


Bảng 2.1 Tổng sản phẩm sản xuất năm 2007 & 2008

16

Bảng 2.2 Thông số kỹ thuật các MBA ABB

17

Bảng 2.3 Thông số kỹ thuật máy phát điện Cummins – 833 DFHC

19

Bảng 2.4 Thông số kỹ thuật nồi hơi DMI – 300K

22

Bảng 2.5 Các hộ tiêu thụ hơi đốt

26

Bảng 2.6 Thông số kỹ thuật thiết bị sản xuất hơi tinh khiết

28

bảng 2.7 Thông số kỹ thuật thiết bị sản xuất nước cất pha tiêm

30

Bảng 2.8 Thông số kỹ thuật nồi hấp ướt FSS 15 – 2AD


34

Bảng 2.9 Thông số kỹ thuật máy lạnh trung tâm

41

Bảng 2.10 Thông số kỹ thuật hệ thống AHU

43

Bảng 3.1 Công cụ đánh giá hiện trạng QLNL tại DN

50

Bảng 3.2 Các giải pháp sử dụng NLTKHQ không chi phí và chi phí thấp

90

Bảng 4.1 Sản lượng năm 2008 – Cty VABIOTECH

94

Bảng 4.2 Danh mục các thiết bị tiêu thụ năng lượng chính

95

Bảng 4.3 Điện năng tiêu thụ năm 2008

97


Bảng 4.4 Tổng hợp chi phí điện năng năm 2008

99

Bảng 4.5 Tổng hợp chi phí DO năm 2008

100

Bảng 4.6 Đặc tính dầu DO

100

Bảng 4.7 Thông số vận hành máy lạnh TT số 1

103

Bảng 4.8 Thông số vận hành máy lạnh TT số 2

104

Bảng 4.9 Hiện trạng vận hành hệ thống AHU

107

Bảng 4.10 Dữ liệu vận hành nồi hơi DMI – 300K số 1

110

Bảng 4.11 Dữ liệu vận hành nồi hơi DMI – 300K số 2


111

Bảng 4.12 Hiện trạng mạng phân phối hơi đốt

119


vii

Bảng 4.13 Các hộ tiêu thụ hơi đốt

120

Bảng 4.14 Thông số vận hành thiết bị sản xuất hơi tinh khiết

121

Bảng 4.15 Thông số vận hành thiết bị sản xuất nước cất pha tiêm

122

Bảng 4.16 Tiềm năng tiết kiệm việc thay thế đèn sợi đốt 100W bằng đèn

126

compact 23W
Bảng 4.17 Tiềm năng tiết kiệm việc thay thế đèn huỳnh quang 36W bằng

127


đèn compact 20W
Bảng 4.18 Tiềm năng tiết kiệm bằng việc cải tạo hệ thống thu hồi nước

128

ngưng hơi đốt
Bảng 4.19 Tiềm năng tiết kiệm bằng việc lắp biến tần động cơ bơm nước

129

lạnh tuần hoàn máy lạnh trung tâm
Bảng 4.20 Tiềm năng tiết kiệm bằng việc lắp biến tần động cơ bơm nước

130

giải nhiệt bình ngưng máy lạnh trung tâm
Bảng 4.21 Tổng hợp các cơ hội TKNL

131

Bảng 4.22 Lịch trình thực hiện các cơ hội TKNL

132


viii

DANH MỤC HÌNH VẼ
Trang
Hình 2.1 Mặt bằng sản xuất Công ty VABIOTECH


12

Hình 2.2 Bộ máy tổ chức của Công ty VABIOTECH

13

Hình 2.3 Trạm Biến Áp Công ty VABIOTECH

18

Hình 2.4 Máy biến áp 3 pha ABB

18

Hình 2.5 Máy phát điện Cummins – 833 DFHC

19

Hình 2.6 Sơ đồ cung cấp điện

20

Hình 2.7 Nồi hơi DMI – 300K

21

Hình 2.8 Thiết bị làm mềm nước

23


Hình 2.9 Hệ thống cung cấp DO

23

Hình 2.10 Sơ đồ nguyên lý hệ thống nồi hơi

24

Hình 2.11 Sơ đồ mạng phân phối hơi đốt

25

Hình 2.12 Thiết bị sản xuất hơi tinh khiết FP – 1500

27

Hình 2.13 Nguyên lý làm việc thiết bị sản xuất hơi tinh khiết

29

Hình 2.14 Thiết bị sản xuất nước cất pha tiêm

30

Hình 2.15 Nguyên lý làm việc thiết bị sản xuất nước cất pha tiêm

31

Hình 2.16 Thiết bị nồi hấp – Autoclave


33

Hình 2.17 Nguyên lý làm việc Autoclave

36

Hình 2.18 Biểu đồ chương trình khử trùng

37

Hình 2.19 Sơ đồ nguyên lý hệ thống HVAC

39

Hình 2.20 Máy lạnh Trung tâm

40

Hình 2.21 Hệ thống AHU

42

Hình 2.22 Nguyên lý làm việc AHU

43

Hình 2.23 Nguyên lý điều khiển nhiệt độ AHU

45


Hình 3.1 Cấu trúc của một quá trình QLNL toàn bộ

52

Hình 3.2 Mô hình KTNL sơ bộ

55

Hình 3.3 Mô hình KTNL chi tiết

57


ix

Hình 3.4 Cấu trúc quản trị DN chức năng

66

Hình 3.5 Cấu trúc quản trị DN trực tuyến theo chức năng

67

Hình 3.6 Mô hình QLNL ứng dụng cho Công ty VABIOTECH

72

Hình 3.7 Thiết lập mô hình QLNL sơ bộ tại Cty VABIOTECH


79

Hình 3.8 Thiết lập mô hình QLNL chi tiết tại Cty VABIOTECH

80

Hình 3.9 Mô hình thực hiện các giải pháp TKNL

88

Hình 4.1 Lưu đồ quy trình sản xuất vắc-xin

93

Hình 4.2 Biểu đồ sản lượng năm 2008

95

Hình 4.3 Cơ cấu các hộ sử dụng điện năng tại Cty VABIOTECH

96

Hình 4.4 Biểu đồ phụ tải điện năm 2008

98

Hình 4.5 Biểu đồ tiêu thụ DO năm 2008

101


Hình 4.6 Biểu đồ phân bố sử dụng năng lượng

102

Hình 4.7 Quá trình sản xuất và tiêu thụ hơi đốt

109


1

CHƯƠNG I – MỞ ĐẦU
1.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài

N

ăng lượng là một trong các ngành quan trọng nhất của nền kinh tế
quốc dân, là động lực của quá trình phát triển đất nước. Với vai trò

vừa là ngành sản xuất vừa là ngành kết cấu hạ tầng của toàn bộ nền kinh tế xã hội, vấn đề cung cấp và sử dụng năng lượng luôn nhận được sự quan tâm
rất lớn của Đảng, Nhà nước và các tầng lớp trong xã hội.
Báo cáo tình hình năng lượng Việt Nam của Viện Khoa học năng lượng
thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho các thông tin về tiềm năng,
trữ năng kinh tế kỹ thuật, hiện trạng và tương lai phát triển của các hệ thống
lớn năng lượng Việt Nam như sau:
Bảng 1.1 Hiện trạng nguồn năng lượng sơ cấp của Việt Nam [1]
Nguồn năng lượng

Trữ lượng


Đã khai thác

Than

200 tỷ tấn

15 triệu tấn

Dầu thô

1,7 tỷ tấn

0,165 tỷ tấn

Khí đốt

3

16 tỷ m3/ năm

31.000 MW

10.000 MW

400 MW

100 MW

2.000 MW


Chưa khai thác

500 MW

200 MW

Thủy điện
Phong điện
Điện nguyên tử
Năng lượng sinh khối

680 tỷ m

Comment [LQH1]: Viện khoa học
năng lượng việt nam – Tổng quan về trữ
năng & chiến lược phát triển NL đến năm
2020

Trong những năm vừa qua ngành năng lượng nói chung và các dạng
năng lượng điện, than, dầu khí,… nói riêng đã có những bước tiến vượt bậc,
cơ bản đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế quốc dân với những số liệu cụ
thể như sau [2]:

Comment [LP2]: Tô Quốc Trụ - Tổng
quan về hệ thống năng lượng Việt Nam &
định hướng phát triển nguồn NL đến năm
2025


2


- Than sạch tăng từ 4,5 triệu tấn năm 1990 lên 34.1 triệu tấn năm 2005,
tốc độ tăng bình quân là 14,45%/năm.
- Dầu thô tăng từ 2,7 triệu tấn năm 1990 lên 18.6 triệu tấn năn 2005,
tốc độ tăng bình quân 13.73%/năm.
- Khí đốt: sản lượng không đáng kể năm 1990 lên đến 6,9 tỷ m3 năm
2005.
- Điện năng sản xuất tăng từ 8,7 tỷ kWh năm 1990 lên 53.5 tỷ kWh
năm 2005, tốc độ tăng bình quân 12,87 %/năm.
Tuy nhiên hiện trạng sử dụng năng lượng của Việt Nam đang đặt ra
những thách thức không nhỏ cho những nhà hoạch định chính sách phát triển
kinh tế và an sinh xã hội vì những lý do sau: i) Thiết bị sử dụng năng lượng
còn lạc hậu, chắp vá; ii) Hiệu quả sử dụng năng lượng nói chung còn thấp; iii)
Các chính sách sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả chưa được thực thi;
iv) Trình độ người lao động còn hạn chế và ý thức chưa cao; v) Quản lý năng
lượng tại các cơ sở sử dụng nhiều năng lượng chưa được chú trọng.
Đa số các ngành công nghiệp của ta thuộc loại có cường độ năng lượng
cao từ 600 – 700 kgOE/1000USD; Tiêu thụ năng lượng trên đầu người thấp,
chỉ là 250 kg OE/năm và tiêu thụ điện năng trên đầu người là 540 kWh/năm
(Số liệu tổng hợp tính toán năm 2005)[3]. So sánh cho thấy cường độ năng
lượng của Việt Nam cao hơn Thái Lan và Malaysia khoảng 1,5 – 1,7 lần, có
nghĩa là để làm ra cùng một giá trị sản phẩm như nhau, Việt Nam phải tiêu
tốn năng lượng gấp 1,5 – 1,7 lần so với các nước nói trên. Trong bối cảnh
hiện nay, để tăng trưởng GDP là 8% - 9% thì tăng trưởng về năng lượng của
ta thường phải gấp đôi ở mức 16% -18% trong khi với các nước khác tỷ lệ
này chỉ là 1:1. Điều này cho thấy việc sử dụng năng lượng tại Việt Nam rất
lãng phí và như vậy nếu GDP càng tăng thì tiêu tốn năng lượng của ta càng
lớn. Một số báo cáo gần đây nhận định, sản lượng khai thác dầu thô của Việt

Comment [LP3]: Văn phòng TKNL –

Bộ công thương – Báo cáo hiện trạng
năng lượng Việt Nam


3

Nam đã sụt giảm. Nếu thời gian tới không phát hiện thêm mỏ mới thì với sản
lượng khai thác hiện hành, dự báo đến năm 2025 chúng ta về cơ bản sẽ cạn
kiệt tài nguyên dầu khí. Khai thác than thì quá nhanh, với tốc độ khai thác và
xuất khẩu như hiện nay dự báo trong vài thập kỷ tới nguồn than cũng sẽ cạn
kiệt. Dự báo sử dụng năng lượng của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2050 trong
các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân cho thấy chúng ta đang phải giải quyết
bài toán khó về an ninh năng lượng. Từ thực tế đó các cơ quan quản lý nhà
nước cần phải hoạch định chiến lược và đề ra các mục tiêu nhằm bảo tồn năng
lượng trong hiện tại và tương lai.
Bảng 1.2 Dự báo nhu cầu sử dụng năng lượng Việt Nam
giai đoạn 2000 – 2050 [3]
Năm

2000

Kịch bản
Lĩnh vực
Công nghiệp
Nông nghiệp
Giao thông vận tải
Dịch vụ
Dân dụng
Tổng


4.363
815
4.337
896
1.766
12.177

Đơn vị: Triệu TOE
2040
2050

2010

2020

2030

Cơ sở /

Cơ sở /

Cơ sở /

Cơ sở /

Cơ sở /

Cao

Cao


Cao

Cao

Cao

12.430 /

26.330/

45.077 /

71.149 /

107.988 /

13.343

29.915

50.482

79.747

121.010

1.217/

1.763/


2.316/

3.071/

3.830/

1.228

1.774

2.365

3.148

3.947

9.529/

17.708/

27.188/

38.791/

52.073/

9.891

18975


29.226

42.107

57.065

2.337/

4.733/

7.835/

12.156/

17.935/

2.438

5.133

8.547

13.394

19.964

4.407/

8.687/


12.619/

17.604/

24.138/

4.606

9.500

13.799

19.313

26.594

29.920/

59.220/

95.035/

142.771/

205.964/

31.506

66.296


104.419

157.710

228.580

Cùng với việc gia tăng sử dụng năng lượng hoá thạch (than, dầu, khí
thiên nhiên) dẫn đến sự gia tăng lượng phát thải khí nhà kính mà tiêu biểu là
CO2 và các khí độc hại khác (CO, CH4 , SOx, NOx,...) mà hậu quả là:

Comment [LP4]: Văn phòng TKNL –
Bộ công thương – Báo cáo hiện trạng
năng lượng Việt Nam


4

- Môi trường không khí ô nhiễm nghiêm trọng do ảnh hưởng bởi hiệu ứng nhà
kính, sự biến đổi của khí hậu, hiện tượng mưa axit, tăng mật độ bụi trong
không khí đặc biệt các hạt bụi có kích thước ≤ 10µm rất có hại cho sức khỏe
con người.
- Ô nhiễm môi trường nước đã làm tăng các chỉ số như độ pH, BOD, COD…
- Các ô nhiễm khác như tiếng ồn, rác thải…
Theo bản báo cáo IEO 2008 (International Emissions Organization)[4],
lượng khí CO2 được thải ra từ việc tiêu thụ năng lượng dự kiến sẽ tăng từ
28,1 tỷ tấn từ năm 2005 đến 42,3 tỷ tấn vào năm 2030 tương đương tăng bình
quân khoảng 1,65%/năm. Với sự tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế toàn cầu
và mức độ phụ thuộc cao vào các nguồn nhiên liệu hoá thạch, dự kiến lượng
khí CO2 thải ra ngoài môi trường ở các nước phát triển đặc biệt là khu vực

Châu Á sẽ tăng cao. Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng gây hiệu ứng
nhà kính là CO2, nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, nếu như
chúng ta không ngăn chặn được hiện tượng hiệu ứng nhà kính thì trong vòng
30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 – 3,5 m. Có nhiều khả năng
lượng CO2 sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ 21, Quá trình nóng lên của trái
đất diễn ra nhanh hơn với nhiệt độ trung bình sẽ tăng trong mỗi thập kỷ vào
khoảng 0,3°C.
Đồng hành với việc gia tăng sản lượng khai thác các nguồn nhiên liệu
hóa thạch là làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường đất và nước tại
các vùng khai thác. Môi trường ô nhiễm đã tác động xấu đến đời sống của
hàng triệu người sống tại các vùng này. Báo cáo của IPCC/1990
(Intergovernmental Panel on climate change) đã khẳng định, biến đổi khí hậu
là mối đe dọa toàn cầu và yêu cầu phải có một hiệp ước toàn cầu để đối phó
với hiểm họa này. Tháng 12/1990, Đại hội đồng Liên Hợp quốc tổ chức
thương thuyết lần đầu tiên về Công ước khung về biến đổi khí hậu.

Comment [LQH5]: Bản báo cáo
DOE/EIA-0573,2004 – Cục quản trị
thong tin NL Hoa Kỳ


5

Trước những thách thức đó, Chính phủ đã và đang tích cực triển khai các
chương trình nhằm giải quyết các vấn đề trên và một trong những chương
trình mang tính bền vững và lâu dài đó là “Chương trình mục tiêu quốc gia
về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”. Theo kinh nghiệm một số
nước đi đầu trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm thì việc quản lý nhu cầu
sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sẽ tốt hơn là xây dựng thêm các nhà
máy điện mới với tiềm năng tiết kiệm năng lượng có thể đạt tới 20%.

Chương trình mục tiêu quốc gia mang lại ý nghĩa lớn về mặt xã hội, phù
hợp với các hoạt động hội nhập khu vực, phù hợp với xu hướng phát triển
chung của Thế giới.
Trong chương trình mục tiêu quốc gia có nhiều nhóm nội dung khác
nhau, trong đó nhóm nội dung 4 của chương trình với đề án thứ 7 “Xây dựng
mô hình quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở các doanh
nghiệp” nhằm giúp các doanh nghiệp tiếp cận và áp dụng quản lý việc sử
dụng năng lượng một cách bền vững, giảm lượng tiêu thụ và tăng hiệu quả sử
dụng năng lượng tại các doanh nghiệp trọng điểm sử dụng NL.
Mục tiêu tổng quát của Chương trình thông qua các hoạt động là nhằm
thu được tổng mức tiết kiệm năng lượng cụ thể, giảm một phần đầu tư phát
triển hệ thống cung ứng năng lượng, mang lại lợi ích về kinh tế - xã hội; đồng
thời góp phần bảo vệ môi trường, khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên năng
lượng, thực hiện phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Mục tiêu cụ thể là “Phấn đấu tiết kiệm từ 3% đến 5% tổng mức tiêu thụ
năng lượng toàn quốc trong giai đoạn 2006 ÷ 2010 và từ 5% đến 8% tổng
mức tiêu thụ năng lượng trong giai đoạn 2011 ÷ 2015 so với dự báo hiện nay
về phát triển năng lượng và phát triển kinh tế - xã hội theo phương án phát
triển bình thường”.


6

Theo nghị định số 102/2003/NĐ – CP của Chính phủ về Sủ dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả, khoản 3 điều 3 quy định “Cơ sở sử dụng năng
lượng trọng điểm là cơ sở có mức tiêu thụ nhiên liệu và nhiệt năng tổng cộng
hàng năm quy đổi ra tấn dầu tương đương từ một nghìn tấn (1.000) TOE trở
lên hoặc công suất sử dụng điện trung bình từ năm trăm (500)KW trở lên,
hoặc tiêu thụ điện năng hàng năm từ ba triệu (3.000.000) KWh trở lên”. Và
khoản 1 điều 6 thì “Hàng năm, cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm phải

báo cáo Sở Công nghiệp và Bộ Công nghiệp tình hình, điều kiện và hiệu suất
sử dụng nhiên liệu, sử dụng nhiệt, sử dụng điện; tình hình dỡ bỏ, cải tiến,
thay thế, lắp đặt mới các máy móc, thiết bị sử dụng nhiên liệu, sử dụng nhiệt,
sử dụng điện; các máy móc, thiết bị được lắp đặt cho mục đích sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả”.
Hiện tại, Việt Nam chưa có nhiều doanh nghiệp sử dụng năng lượng
trọng điểm có nhân sự riêng cho quản lý và đề ra các chính sách về năng
lượng. Theo kết quả khảo sát 260 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp của
Viện Năng lượng [5], thì thấy rằng việc quản lý năng lượng chưa được chú
trọng mà chủ yếu chỉ là quản lý về thiết bị, sửa chữa, bảo dưỡng bảo trì thiết
bị chứ chưa có những biện pháp để quản lý năng lượng. Trong đó, các doanh
nghiệp sản xuất thuộc ngành Y tế cũng không phải là ngoại lệ mà điển hình là
các Công ty sản xuất vắc-xin và sinh phẩm. Để sản xuất ra vắc-xin ngoài các
thành phần chính như chủng gốc, môi trường nuôi cấy…Thì điều kiện môi
trường khu vực sản xuất phải đảm bảo mức độ sạch theo tiêu chuẩn GMPs và
như vậy một lượng điện rất lớn được sử dụng để chạy các máy làm lạnh nước
(Water Chiller), các hệ thống bơm nước làm mát, các quạt gió cưỡng bức của
hệ thống xử lý không khí (AHU)… Ngoài ra còn cần một số lượng lớn nhiên
liệu đốt cho hệ thống nồi hơi cấp nhiệt cho các thiết bị khử trùng, các hệ
thống chưng cất nước, hệ thống sưởi…Ước tính hằng năm các cơ sở sản xuất

Comment [LP6]: Nguyễn Đức Song –
Báo cáo QLNL trong các DN san xuất


7

vắc-xin tiêu thụ hàng triệu kWh điện cùng hàng trăm ngàn lít dầu nhiên liệu
và thải hàng ngàn tấn CO2 ra môi trường.
Xuất phát từ các thực tế trên, đối tượng nghiên cứu của đề tài được chọn

là Công ty Vắcxin và sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) đây là một trong số
những doanh nghiệp sản xuất vắc-xin và sinh phẩm hàng đầu của ngành Y tế
Việt Nam.
Công ty VABIOTECH được đầu tư một cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, các
trang thiết bị máy móc được trang bị hiện đại, đồng bộ cộng với sản lượng
luôn đạt và vượt kế hoạch thì hằng năm nhu cầu tiêu thụ năng lượng của công
ty khá lớn. Theo các số liệu báo cáo về chi phí sử dụng năng lượng trong
những năm qua thì mỗi năm công ty thường chi trả khoảng gần 8 tỷ đồng tiền
mua điện năng và dầu DO phục vụ sản xuất [6]. Dễ nhận thấy rằng, nếu Cty
tiết kiệm được khoảng 3% năng lượng tiêu thụ thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm
được hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Trước cơ hội này, việc thực hiện xây
dựng và áp dụng mô hình quản lý năng lượng là rất cần thiết cho doanh
nghiệp trong tình hình hiện nay.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Ô Nghiên cứu và xây dựng mô hình quản lý năng lượng tại Công ty
Vắcxin và sinh phẩm số 1 – Bộ Y tế (Doanh nghiệp trọng điểm sử dụng
năng lượng).
Ô Đề xuất các giải pháp quản lý, công nghệ hiệu quả năng lượng (HQNL)
phù hợp điều kiện và hoàn cảnh của doanh nghiệp.
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Ô Lý thuyết: Nghiên cứu và xây dựng mô hình quản lý năng lượng
(QLNL), Bao gồm:
- Khái niệm, nguyên lý và ích lợi của QLNL
- Xây dựng mô hình hệ thống QLNL

Comment [LP7]: Công ty Vắcxin và
sinh phẩm số 1 – Báo cáo sử dụng NL
năm 2008



8

- Đánh giá hiện trạng nhằm xác định tình hình sử dụng năng lượng của
doanh nghiệp.
- Thành lập ban QLNL và bổ nhiệm cán bộ QLNL
- Tổ chức thực hiện hệ thống QLNL đã thiết lập
- Lồng ghép hệ thống quản lý năng lượng vào thực tế sản xuất của
doanh nghiệp.
Ô Thực tiễn: Khảo sát thực tế, ứng dụng triển khai mô hình QLNL tại
công ty vắcxin và sinh phẩm số 1 – Bộ Y tế (Thuộc ngành nghề sản
xuất hóa dược).


9

CHƯƠNG II – GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
VABIOTECH
2.1 Tổng quan tình hình sản xuất và sử dụng vắc-xin tại Việt Nam
Vắc-xin là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch chủ
động đặc hiệu, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một số các tác nhân
gây bệnh cụ thể.
Nghiên cứu vắc-xin để dự phòng và kiểm soát các bệnh lây và không lây
là biện pháp tích cực mang ý nghĩa sống còn trong sự phát triển của từng quốc
gia. Việt Nam trong hai thập kỷ gần đây, lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất vắcxin dự phòng và kiểm soát các bệnh nguy hiểm như: Lao, bạch hầu, uốn ván,
ho gà, dại, viêm não, viêm gan, bại liệt, thương hàn đã dược nhà nước quan
tâm đầu tư thích đáng và mang lại hiệu quả cao trong phát triển kinh tế xã hội.
Nhờ có vắc-xin, tỷ lệ mắc và tử vong do nhiều bệnh truyền nhiễm đã giảm rõ
rệt thực tế đó đã chứng minh hiệu quả thiết thực của việc đầu tư nghiên cứu
và sản xuất vắc-xin.
Theo thống kê của các chương trình tiêm chủng và các bệnh truyền

nhiễm tại Việt Nam qua các năm, có thể khẳng định rằng Việt Nam hiện vẫn
nằm trong khu vực các nước có tỷ lệ nhiễm các bệnh truyền nhiễm ở mức
trung bình cao trên thế giới. Hàng năm, các cơ sở y tế từ địa phương đến
trung ương vẫn phải lo lắng đối phó với từng trận dịch bùng phát hoặc có
nguy cơ bùng phát. Và đến nay, phương tiện duy nhất mà loài người hiện
đang sử dụng để phòng ngừa các loại dịch bệnh là các vắc-xin.
Ở Việt Nam, hàng năm khối lượng vắcxin cung cấp cho nhân dân dưới
nhiều hình thức như thông qua các chương trình tiêm chủng, qua hệ thống các
trạm y tế cơ sở là rất lớn. Với dân số trên 80 triệu dân, mặc dù điều kiện sống
và sinh hoạt nói chung là đã cao hơn nhiều so với nhiều năm trước nhưng
Việt Nam hàng năm vẫn phải tiêu thụ hàng trăm triệu liều vắcxin cho công tác


10

y tế dự phòng và ngân sách mỗi năm dành cho công tác này lên tới con số
nghìn tỷ đồng.
Về các chủng loại vắc-xin đang sử dụng hiện nay ở Việt Nam cho các
bệnh dịch khác nhau rất đa dạng. Hiện tại các vắcxin sản xuất trong nước chỉ
đáp ứng được khoảng 50-60% nhu cầu vắcxin trong nước, phần thiếu hụt phải
trông chờ vào các nguồn viện trợ của nước ngoài hoặc tự nhập khẩu vắcxin.
Đối với các vắcxin trong nước, mặc dù chất lượng đáp ứng được cơ bản
các yêu cầu kỹ thuật nhưng do điều kiện sản xuất của một số cơ sở chưa đạt
tiêu chuẩn GMP của Tổ chức Y tế thế giới nên còn hạn chế rất nhiều đến việc
tiêu thụ và sử dụng. Việc đưa vắcxin trong nước đến người dân chủ yếu là qua
chương trình tiêm chủng hoặc qua các ban phòng chống dịch mỗi khi dịch có
nguy cơ bùng phát.
Còn về các vắc-xin nhập khẩu đều xuất phát từ nhu cầu thực tế của số
đông người tiêu dùng. Tuy nhiên, giá vắcxin được nhập khẩu và đến khi đến
tay người tiêu dùng rất cao, thường gấp 4-5 lần, thậm chí có những vắcxin giá

gấp 10 lần vắcxin trong nước. Ngoài nhu cầu trực tiếp của người dân, khi dịch
có nguy cơ bùng phát, Chính phủ Việt Nam buộc phải sử dụng ngân sách để
nhập khẩu vắcxin phục vụ công tác chống dịch bù đắp cho lượng vắcxin thiếu
hụt. Hàng năm, kinh phí nhập vắcxin bằng nguồn ngân sách Nhà nước lên tới
hàng trăm tỷ đồng, chiếm khoảng gần 30% tổng kinh phí dành cho công tác y
tế dự phòng.
Do vậy có thể kết luận sơ bộ rằng nhu cầu vắcxin của Việt Nam là rất
lớn trong khi thực lực sản xuất trong nước còn chưa đáp ứng được. Việc nhập
khẩu vắcxin đến nay vẫn là giải pháp cứu chính cho việc chống dịch với kinh
phí rất lớn. Và việc đầu tư nâng cấp, xây mới các cơ sở sản xuất vắc-xin và
sinh phẩm rất cấp thiết cho nhu cầu bảo vệ sức khỏe của nhân dân.


11

2.2 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty VABIOTECH
Công ty Vắcxin và Sinh phẩm số 1 là doanh nghiệp nhà nước được
thành lập theo Quyết định số 650/2000/QĐ-BYT ngày 02/03/2000 của Bộ
trưởng Bộ Y Tế, trụ sở công ty đặt tại số 1 phố Yéc Xanh – Quận Hai Bà
Trưng – Hà Nội. Công ty có chức năng sản xuất, kinh doanh các loại vắcxin
và sinh phẩm phục vụ hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Nhiệm vụ chính của công ty là mang tới cho cộng đồng các loại Vắc-xin và
Sinh phẩm cần thiết cho việc chẩn đoán, điều trị và dự phòng các bệnh truyền
nhiễm ở người.
Hiện tại, Công ty đang sản xuất cung cấp cho thị trường 4 loại sản
phẩm chính gồm: 1)Vắcxin Viêm gan A; 2)Vắcxin Viêm gan B; 3)Vắcxin
Viêm não Nhật Bản; và 4)Vắcxin Tả uống. Hàng năm các loại vắc-xin do
Công ty sản xuất được cung cấp cho Chương trình Tiêm chủng Mở rộng
Quốc gia, xuất khẩu sang các thị trường Ấn Độ, các nước khu vực Đông Nam
Á… và các đối tượng có nhu cầu khác.

Về cơ sở vật chất, được sự hỗ trợ bằng vốn vay ưu đãi của chính phủ
Hàn Quốc, công ty đã triển khai và thực hiện dự án xây dựng nhà máy sản
xuất 5 loại vắcxin. Dự án khởi công năm 2004 trên diện tích đất sử dụng trên
8.000m2 và đã khách thành đưa vào hoạt động từ tháng 2 năm 2007. Nhà máy
được đầu tư hệ thống dây chuyền sản xuất vắcxin hiện đại và đồng bộ, được
chứng nhận đạt tiêu chuẩn GMP của tổ chức y tế thế giới. Với hệ thống nhà
xưởng và dây chuyền mới này, theo kế hoạch mỗi năm công ty sẽ sản xuất từ
35 ÷ 40 triệu liều vắcxin các loại cung cấp đủ cho thị trường trong nước và
phục vụ xuất khẩu, cơ bản khắc phục tình trạng thiếu hụt vắcxin hiện nay.
Mặt bằng bố trí sản xuất của Cty VABIOTECH được mô tả ở Hình 2.1


12

Hình 2.1 Mặt bằng sản xuất công ty vắc xin và sinh phẩm số 1


13

Về cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty VABIOTECH, bao gồm các bộ
phận sau (Hình 2.2):
Xưởng sản xuất Vắcxin viêm gan A
Xưởng sản xuất Vắcxin viêm não Nhật Bản

Xưởng sản xuất Vắcxin viêm gan B
Xưởng sản xuất Vắcxin tả uống

Hội đồng tư vấn
về khoa học công
nghệ


Phòng Vắc xin thực nghiệm
Phòng kiểm tra CLSP
Phòng đảm bảo CLSP
Phòng công nghệ cao

BAN GIÁM ĐỐC

Phòng tổ chức hành chính
Phòng kế toán - tài chính
Phòng Vật tư

Hội đồng khoa
học công nghệ

Phòng kinh doanh – kế hoạch
Phòng dự án và hợp tác QT
Phòng kỹ thuật
Nhà chăn nuôi động vật thí nghiệm
Hệ thống kho bảo quản Vắcxin

Hình 2.2 Bộ máy tổ chức công ty VABIOTECH


14

2.3 Chiến lược phát triển của công ty VABIOTECH
Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về mục tiêu và
nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Công ty Vắcxin và Sinh phẩm số 1
định hướng phát triển trong giai đoạn 2005 tới 2010 với mục tiêu và chính

sách sau:
2.3.1 Nghiên cứu và sản xuất
- Sản xuất các loại vắcxin thiết yếu trong chương trình TCMR bảo đảm về số
lượng và chất lượng bao gồm các loại vắcxin, sởi, viêm gan B tái tổ hợp,
viêm não Nhật Bản, tả uống và thương hàn.
- Nghiên cứu thử nghiệm và sản xuất một số vắcxin hiện chưa được sản xuất
ở Việt Nam như vắcxin viêm màng não mủ - Haemophilus influenzae type b
(Hib), vắcxin phòng cúm H5N1.
- Hợp tác nhận chuyển giao công nghệ sản xuất văcxin phối hợp phòng 4
bệnh đó là viêm gan B, uốn ván, bạch hầu, ho gà mà hiện nay nước ta phải
nhập khẩu với giá thành rất cao.
- Nghiên cứu và sản xuất các chế phẩm sinh học thiết yếu dùng trong chuẩn
đoán, điều trị và phòng bệnh như Albumin 20%, I.V.Globulin, HBsAg rapid
device, HCV Rapid LF…
2.3.2 Đầu tư cơ sơ vật chất và trang thiết bị kỹ thuật
- Triển khai áp dụng công nghệ gene trong chuẩn đoán căn nguyên bệnh, áp
dụng công nghệ tế bào sản xuất vắcxin và các sinh phẩm sinh học khác, đầu
tư thiết bị hiện đại trong kiểm tra chất lượng sản phẩm.
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và giám sát các quá trình sản
xuất.
- Thiết lập và áp dụng các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả và
bảo vệ môi trường. Phấn đấu giảm 10% nhu cầu sử dụng năng lượng và giảm
lượng phát thải khí nhà kính trong giai đoạn 2009 - 2014.


15

2.3.3 Phát triển nguồn nhân lực
Chú trọng việc đào tạo và đào tạo lại các cán bộ chuyên môn trong nước
và quốc tế, sử dụng hiệu quả nguồn tài năng trẻ để từng bước ứng dụng sản

xuất và tiếp nhận các công nghệ cao trong sản xuất vắc-xin và Sinh phẩm.
2.4 Chế độ vận hành và tình hình sản xuất
Theo cơ cấu bộ máy tổ chức, công ty Vắcxin và sinh phẩm số 1 chia
thành 3 khối, trong đó:
- Khối sản xuất: Bao gồm các xưởng sản xuất Viêm gan A, viêm gan B,
Viêm não Nhật Bản, Tả uống, Phòng vắc xin thực nghiệm, Phòng kiểm tra
CLSP, Phòng đảm bảo CLSP và phòng công nghệ cao. Theo kế hoạch sản
xuất kinh doanh khối này làm việc theo chế độ 40 giờ/tuần (Khoảng 2000
giờ/năm). Với đặc thù là ngành sản xuất dược phẩm kết hợp với công nghệ
sinh học, các quá trình sản xuất được thực hiện trong điều kiện phòng sạch
theo tiêu chuẩn GMP của tổ chức Y tế thế giới (WHO). Điều kiện môi trường
sạch trong các xưởng sản xuất được duy trì liên tục 24/24 giờ bởi hệ thống
thông gió và điều hòa không khí (HVAC) đảm bảo các thông số nhiệt độ, độ
ẩm, áp suất của khu vực sản xuất ổn định và đúng tiêu chuẩn. Bên cạnh đó,
quá trình sản còn sử dụng hơi bão hòa tinh khiết (Pure Steam - PS) và nước
cất pha tiêm (Water for Injection - WFI) là các công nghệ đặc thù của ngành
sản xuất vắc-xin.
- Khối văn phòng bao gồm: Phòng tổ chức – hành chính, phòng kế toán
– tài chính, phòng vật tư, phòng kinh doanh – kế hoạch và phòng kỹ thuật.
Với chức năng gián tiếp phục vụ sản xuất kinh doanh, đảm bảo các điều kiện
sản xuất để công ty hoạt động ổn định, khối văn phòng làm việc theo chế độ
40 giờ/ tuần.
Trong khối này, phòng kỹ thuật được giao nhiệm vụ vận hành, bảo
dưỡng sửa chữa các trang thiết bị trong dây truyền sản xuất và các hệ thống


16

thiết bị phụ trợ như: Hệ thống nồi hơi, máy nén khí, hệ thống điều hòa không
khí trung tâm, hệ thống cấp nước sạch, xử lý nước thải, hệ thống PS, Hệ

thống WFI và các kho bảo quản Vắc xin… Với vai trò và chức năng nhiệm vụ
được giao, phòng kỹ thuật được chia thành 3 tổ sản xuất là: i)Tổ Vận hành
thiết bị, ii)Tổ môi trường và iii) Tổ bảo dưỡng sửa chữa. Trong đó, tổ vận
hành duy trì ổn định hoạt động các hệ thống thiết bị: Trạm biến áp, hệ thống
cấp hơi, cấp khí nén, điều hòa không khí trung tâm, cấp nước sinh hoạt, các
kho lạnh bảo quản sản phẩm liên tục 24/24 giờ.
- Nhà chăn nuôi động vật thí nghiệm và hệ thống kho có chế độ làm việc
40giờ/ tuần, tuy nhiên thiết bị và máy móc phục vụ sản xuất được duy trì hoạt
động liên tục 24/24 giờ.
Trong năm những năm qua Công ty Vắcxin và sinh phẩm số 1 đã sản
xuất ra một số lượng lớn các loại vắc-xin thiết yếu, sản phẩm của công ty đã
đứng vững trên thị trường trong nước và một phần xuất khẩu. Tổng sản phẩm
của công ty sản xuất trong hai năm 2007 và 2008 như sau:
Comment [LP8]: Công ty Vắcxin và
sinh phẩm số 1 – Báo cáo tổng kết công
tác các năm 2007 & 2008

Bảng 2.1 Tổng sản phẩm sản xuất năm 2007 và 2008 [7]
TT

Sản phẩm

Đơn vị

1

Vắcxin viêm não Nhật Bản

2


Thành phẩm
2007

2008

Liều

4.000.000

4.012.606

Vắcxin tả uống

Liều

3.200.000

3.200.000

3

Vắcxin viêm gan B

Liều

1.500.000

1.595.000

4


Vắcxin viêm gan A

Liều

45.000

46.152


17

2.5 Cung cấp năng lượng và các trung tâm tiêu thụ năng lượng
2.5.1 Cung cấp và hệ thống phụ tải điện
Công ty Vắcxin và sinh phẩm số 1 được cung cấp điện từ trạm biến áp
135 Lò Đúc thuộc điện lực Hai Bà Trưng qua lộ đường dây 3 – 95 cấp điện áp
10,5 kV. Từ lộ cao áp này nguồn điện đi qua công tơ đo lượng điện năng tiêu
thụ (MOF – Metering Outfit) rồi đưa vào TBA của công ty. Công ty
VABIOTECH được trang bị 3 máy biến áp, bao gồm:
Bảng 2.2 Thông số kỹ thuật các MBA
Ký hiệu

Đặc tính kỹ thuật

Hộ tiêu thụ điện

MBA

ETR01


- MBA 3 pha kiểu khô

- Cung cấp điện cho các thiết

- Làm mát bằng không khí

bị thuộc khối sản xuất.

- Công suất đặt: 500 kVA

- Cung cấp điện ánh sáng

- Điện áp sơ cấp: 10/22 kV

cho toàn công ty.

- Điện áp thứ cấp: 380/220 V

ETR02

- MBA 3 pha kiểu khô

- Cung cấp điện cho các hệ

- Làm mát bằng không khí

thống AHU, Các kho lạnh,

- Công suất đặt: 1000 kVA


Nồi hơi, Máy nén khí, Hệ

- Điện áp sơ cấp: 10/22 kV

thống SX hơi sạch và nước

- Điện áp thứ cấp: 380/220 V

cất pha tiêm, xử lý nước
thải…

ETR03

- MBA 3 pha kiểu khô

- Cung cấp điện cho 2 máy

- Làm mát bằng không khí

làm lạnh nước trung tâm

- Công suất đặt: 1500 kVA

(Centifugal water chiller)

- Điện áp sơ cấp: 10/22 kV
- Điện áp thứ cấp: 3300 V


18


Hình 2.3 Trạm biến áp Công ty VABIOTECH

Hình 2.4 MBA 3 pha ABB làm mát bằng không khí


×