BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------------------LÊ THANH MINH
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ MÁY LẠNH
CÔNG NGHIỆP CHO CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN LẠNH
TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
HÙNG VƯƠNG
CHUYÊN SÂU: QUẢN LÝ VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM KỸ THUẬT
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS NGUYỄN KHANG
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô đã trực tiếp giảng dạy và giúp
đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS-TS
Nguyễn Khang đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình nghiên
cứu.
Xin gửi tới các Thầy, Cô trong Khoa Sư phạm kỹ thuật Trường Đại học Bách
khoa Hà Nội lời chúc sức khỏe và lòng kính trọng sâu sắc nhất.
Tác giả cũng xin cảm ơn Ban Giám hiệu, cán bộ, giáo viên và học viên
trường TCN KTCN Hùng Vương và các đồng nghiệp đã cung cấp tài liệu, số liệu và
tạo điều kiện trong quá trình thu thập thông tin để luận văn này được hoàn thành.
Do khả năng và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học còn hạn chế nên chắc rằng
luận văn không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng
góp của thầy cô và các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2010
Tác giả
-1-
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, những gì mà tôi viết trong luận văn này là do sự tìm hiểu
và nghiên cứu của bản thân. Mọi kết quả nghiên cứu cũng như ý tưởng của các tác
giả khác nếu có đều được trích dẫn cụ thể.
Luận văn này cho đến nay chưa được bảo vệ tại bất kỳ một Hội đồng chấm
luận văn thạc sĩ nào và chưa được công bố trên bất kỳ một phương tiện thông tin
nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì mà tôi đã cam đoan.
Hà Nội, tháng10 năm 2010
Tác giả
Lê Thanh Minh
-2-
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
1
Lời cam đoan
2
Một số thuật ngữ viết tắt trong đề tài
6
Danh mục bảng
7
MỞ ĐẦU
8
1. Lý do chọn đề tài
8
2. Mục đích nghiên cứu
10
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
10
4. Giới hạn đề tài
10
5. Giả thuyết nghiên cứu
10
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
10
7. Phương pháp nghiên cứu
11
8. Cấu trúc của luận văn
11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
XÂY DỰNG BGĐT Ở TRƯỜNG TCN KTCN HÙNG VƯƠNG
13
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
13
1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
16
1.2.1. Công nghệ dạy học hiện đại
16
1.2.2. Phương tiện dạy học
17
1.2.3. Quá trình truyền thông
19
1.2.4. Quá trình dạy học
21
1.2.5. Bài giảng điện tử
26
1.2.6. Bài tập điện tử:
30
1.3. Mối quan hệ giữa các yếu tố trong quá trình dạy học
32
1.3.1. Các khả năng cơ bản của máy vi tính
32
1.3.2. Các khả năng hỗ trợ của máy vi tính trong dạy học
33
-3-
1.3.3. Đặc điểm tâm lý của HS-SV
38
1.3.4. Vai trò của GV trong dạy học với sự hỗ trợ của máy tính
42
Chương 2: KHẢO SÁT PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN
MÁY LẠNH CÔNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG TCN KTCN
HÙNG VƯƠNG
44
2.1. Tìm hiểu đặc điểm riêng của Trường TCN KTCN Hùng
Vương
44
2.1.1. Tổng quát
44
2.1.2. Thành tích đạt được
47
2.1.3. Giới thiệu khoa Điện lạnh
48
2.2. Mục tiêu khảo sát
50
2.3. Nội dung khảo sát
51
2.4. Đối tượng khảo sát
51
2.5. Phương pháp và thời gian khảo sát
51
2.6. Thực trạng về phương pháp giảng dạy môn học Máy lạnh
công nghiệp tại Trường TCN KTCN Hùng Vương
51
2.6.1. Những hiểu biết của GV về PPDH tích cực
52
2.6.2. Tình hình trang bị thiết bị dạy học
52
2.6.3. Nhu cầu của GV về các PTDH kỹ thuật số trong dạy học
53
2.6.4. Điều kiện học tập cũng như khả năng lĩnh hội kiến thức của
HS-SV khi học môn Máy lạnh công nghiệp
54
Chương 3: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
MÁY LẠNH CÔNG NGHIỆP CHO CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN
LẠNH TẠI TRƯỜNG TCN KTCN HÙNG VƯƠNG
59
3.1. Môn học Máy lạnh công nghiệp
59
3.1.1. Vị trí môn học
59
3.1.2. Mục đích của môn học
59
3.1.3. Chương trình, nội dung môn học
60
3.1.4. Đặc điểm của môn học và những phương pháp giảng dạy đặc
trưng
63
-4-
3.2. Lựa chọn phần mềm thiết kế bài giảng điện tử
63
3.2.1. Xây dựng BGĐT
63
3.2.2. Các phần mềm thiết kế BGĐT thông dụng
66
3.2.3. Điều kiện để sử dụng hiệu quả BGĐT môn học Máy lạnh công
nghiệp
72
3.3. Nghiên cứu xây dựng bài giảng điện tử cho môn Máy lạnh
công nghiệp
73
3.3.1. Các nguyên tắc xây dựng bài giảng điện tử theo hướng tích hợp
truyền thông đa phương tiện
73
3.3.2. Qui trình xây dựng BGĐT Máy lạnh công nghiệp
77
3.4. Những sản phẩm đã thực hiện trong đề tài
93
Chương 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
97
4.1. Mục đích, nội dung, đối tượng và cơ sở thực nghiệm
97
4.1.1. Mục đích thực nghiệm
97
4.1.2. Nội dung thực nghiệm
97
4.1.3. Đối tượng thực nghiệm
97
4.2. Quá trình thực nghiệm
98
4.3. Xử lý và đánh giá kết quả thực nghiệm
98
4.3.1. Kết quả phân tích bài kiểm tra trong thực nghiệm
99
4.3.2. Kết quả phân tích bài kiểm tra sau thực nghiệm
100
4.3.3. Kết quả đánh giá của đồng nghiệp
102
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
103
1. Kết luận
103
2. Khuyến nghị
104
TÀI LIỆU HAM KHẢO
105
PHỤ LỤC 1
107
PHỤ LỤC 2
114
PHỤ LỤC 3
116
-5-
MỘT SỐ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
XIN ĐỌC LÀ
BGĐT
Bài giảng điện tử
CNTT
Công nghệ thông tin
CNTT-TT
Công nghệ thông tin - truyền thong
GD&ĐT
Giáo dục và đào tạo
GV
Giáo viên
HS
Học sinh
HS-SV
Học sinh - sinh viên
KTCN
Kỹ thuật công nghệ
MTĐT
Máy tính điện tử
PPDH
Phương pháp dạy học
PTDH
Phương tiện dạy học
QTDH
Quá trình dạy học
QTTT
Quá trình truyền thong
TCN
Trung cấp nghề
TPHCM
Thành phố Hồ Chí Minh
-6-
DANH MỤC BẢNG
TT
Nội dung
Trang
Bảng kết quả khảo sát: Mức độ đáp ứng nhu cầu học tập
Bảng 2.1. của HS-SV về cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy-học
55
tập của Khoa.
Bảng 2.2.
Bảng 2.3.
Bảng 2.4.
Bảng kết quả khảo sát: Phương pháp giảng dạy của GV
môn Máy lạnh công nghiệp.
Bảng kết quả khảo sát: Khối lượng giảng dạy về lý thuyết
và thực hành môn Máy lạnh công nghiệp.
Bảng kết quả khảo sát: Áp lực học tập của HS-SV trong
môn học Máy lạnh công nghiệp.
56
57
57
Bảng kết quả khảo sát: Kiến thức học tập môn Máy lạnh
Bảng 2.5. công nghiệp tại trường có sát với thực tế công việc đang
58
làm hay không.
Bảng 4.1.
Bảng thống kê điểm số các bài kiểm tra của 2 khối thực
nghiệm và đối chứng (số HS đạt điểm Xi)
99
Bảng 4.2. Bảng tần suất điểm (%)
100
Hình 4.1. Biểu đồ tần suất điểm các bài kiểm tra trong thực nghiệm
100
Bảng 4.3.
Bảng thống kê điểm số các bài kiểm tra của 2 khối thực
nghiệm và đối chứng (số HS đạt điểm Xi)
100
Bảng 4.4. Bảng tần suất điểm (%)
101
Hình 4.2.
101
Biểu đồ tần suất điểm các bài kiểm tra
-7-
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển ngày càng nhanh và đã bước
sang một giai đoạn mới. Tri thức và thông tin trở thành yếu tố hàng đầu và là nguồn
tài nguyên có giá trị nhất. Trong bối cảnh đó, giáo dục trở thành nhân tố quyết định
nhất đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Các nước trên thế giới kể cả các nước phát
triển cũng như các nước đang phát triển đều coi giáo dục - đào tạo là nhân tố quyết
định sự phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia. UNESCO cũng chỉ rõ:
"Không có một sự tiến bộ và thành đạt nào có thể tách khỏi sự tiến bộ và thành đạt
trong lĩnh vực giáo dục của mỗi quốc gia...". Đào tạo lực lượng lao động đáp ứng
yêu cầu phát triển của xã hội, giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng không chỉ
trong việc truyền thụ các tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo mà còn trong cả sự
hình thành và phát triển một nhân cách toàn diện cho người học. Trong bối cảnh đó
đổi mới giáo dục và đào tạo đã và đang diễn ra trên qui mô toàn cầu, tạo nên những
biến đổi sâu sắc trong nền giáo dục thế giới. Cùng với vấn đề đổi mới mục tiêu và
nội dung dạy học theo hướng hiện đại hoá, cuộc cách mạng về phương pháp dạy
học đang diễn ra theo 3 hướng chính: tích cực hoá, cá biệt hóa và công nghệ hóa
nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học nói riêng, giáo dục và đào tạo nói
chung.
Một phần của Công nghệ hóa ở đây chính là việc phát triển và ứng dụng
công nghệ thông tin và truyền thông, môi trường dạy học đa phương tiện vào quá
trình dạy học. Hội thảo Quốc tế về giảng dạy đại học được tổ chức tại Pari
(10/1998) đã khẳng định"...Đặc biệt coi trọng trang bị các thiết bị giảng dạy chuyên
ngành đối với các môn học ở trình độ cao phù hợp với nhu cầu xã hội và giảng dạy
nhờ vào công nghệ mới về thông tin và truyền thông", đây là thời cơ và thách thức
của nền giáo dục các nước chậm phát triển trong đó có Việt Nam.
Trong "Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010" của Chính phủ đã nhận
định: "Sự đổi mới và phát triển giáo dục đang diễn ra ở qui mô toàn cầu tạo cơ hội
-8-
tốt để giáo dục Việt Nam nhanh chóng tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới,
những cơ sở lý luận, phương thức tổ chức, nội dung giảng dạy hiện đại và tận dụng
các kinh nghiệm quốc tế để đổi mới và phát triển".
Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị (khoá VIII) khẳng định: "ứng dụng và
phát triển CNTT là nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là
phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các
nước đi trước. Mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng
đều phải ứng dụng CNTT để phát triển". Chỉ thị số 29/200/CT-BGD&ĐT về tăng
cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 20012005 nêu rõ: "CNTT và đa phương tiện sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong hệ thống
quản lý giáo dục, trong chuyển tải nội dung chương trình đến người học, thúc đẩy
cuộc cách mạng về phương pháp dạy và học".
Trường TCN KTCN Hùng Vương từ nhiều năm nay đã triển khai đổi mới
nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy trong tất cả các Khoa, ngành đào
tạo trong Trường bảo đảm phù hợp với nhu cầu xã hội. Về phương pháp giảng dạy:
với đặc thù là trường đào tạo đa ngành, nhiều môn học có mô hình động phức tạp,
thường xuyên phải cập nhật kiến thức, công nghệ mới. Để hỗ trợ cho việc đổi mới
PPDH: nhà trường đã đầu tư kinh phí để mua sắm thiết bị dạy học hiện đại, khuyến
khích ứng dụng CNTT vào dạy học nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng đào tạo.
Sử dụng BGĐT trong dạy học kỹ thuật nói chung và trong các môn học
mang tính chất tư duy trừu tượng về sự hoạt động hay sự biến đổi bên trong như
Máy lạnh công nghiệp nói riêng, cùng với việc kết hợp sử dụng các phần mềm đồ
họa chuyên ngành như Autodesk Inventor, SolidWorks,…để xây dựng mô hình vật
thể, mô phỏng chuyển động của cụm lắp, thiết bị chuyển động… sẽ tiết kiệm chi phí
cho việc chế tạo mô hình học cụ và giúp cho tiết học trực quan, sinh động, giúp HS
hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức, giảm thời gian truyền đạt lý thuyết của GV, tăng thời
gian thực hành của HS.
-9-
Được sự đồng ý của PGS.TS Nguyễn Khang, tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên
cứu xây dựng Bài giảng điện tử Máy lạnh công nghiệp cho chuyên ngành Điện
lạnh tại trường TCN KTCN Hùng Vương” với mong muốn góp phần nâng cao
chất lượng giảng dạy môn học tại trường.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu xây dựng BGĐT Máy lạnh công nghiệp và khai thác một số
phần mềm đồ họa chuyên ngành nhằm đổi mới phương pháp, PTDH theo hướng
hoạt động hóa người học, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học ở Khoa Điện lạnh.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu xây dựng BGĐT Máy lạnh công nghiệp cho học sinh hệ trung
cấp chuyên ngành Điện lạnh tại Trường TCN KTCN Hùng Vương.
3.2. Khách thể nghiên cứu
QTDH môn Máy lạnh công nghiệp ở khoa Điện lạnh tại Trường TCN KTCN
Hùng Vương.
4. Giới hạn đề tài
Do thời gian hạn chế, nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu xây dựng BGĐT
phần: chu trình hệ thống lạnh và lắp đặt hệ thống điện điều khiển.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu xây dựng và sử dụng BGĐT Máy lạnh công nghiệp theo quan điểm dạy
học hiện đại, đáp ứng các yêu cầu sư phạm thì sẽ hỗ trợ tốt cho hoạt động dạy của
GV tích cực hóa quá trình học của HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học
môn Máy lạnh công nghiệp ở khoa Điện lạnh tại Trường TCN KTCN Hùng Vương.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài đặt ra một số nhiệm vụ nghiên cứu
sau:
- 10 -
Lý thuyết xây dựng và sử dụng BGĐT.
Nội dung, phương pháp dạy học môn Máy lạnh công nghiệp.
Quá trình dạy học môn Máy lạnh công nghiệp với sự hỗ trợ của BGĐT.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phân tích các tài liệu để làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc xây dựng BGĐT
tại trường TCN KTCN Hùng Vương.
Phân tích nội dung, chương trình môn Máy lạnh công nghiệp hiện hành.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
a. Phương pháp điều tra viết, phương pháp trò chuyện.
Tìm hiểu thực trạng xây dựng BGĐT ở khoa Điện lạnh tại Trường TCN
KTCN Hùng Vương.
b. Phương pháp chuyên gia.
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia về phương pháp giảng dạy bộ môn, về
Tin học, BGĐT, kinh nghiệm của họ về cách xây dựng BGĐT.
7.3. Những phương pháp hỗ trợ khác
Phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu khảo sát
8. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm:
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng BGĐT ở Trường TCN
KTCN Hùng Vương.
Chương 2: Khảo sát PPDH môn Máy lạnh công nghiệp tại Trường TCN KTCN
Hùng Vương.
- 11 -
Chương 3: Nghiên cứu xây dựng BGĐT Máy lạnh công nghiệp cho chuyên ngành
Điện lạnh tại Trường TCN KTCN Hùng Vương.
Chương 4: Thực nghiệm sư phạm.
Kết luận và kiến nghị
- 12 -
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG BGĐT
Ở TRƯỜNG TCN KTCN HÙNG VƯƠNG
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong những năm gần đây, sự phát triển nhanh chóng của CNTT-TT,
Internet, công nghệ truyền thông đa phương tiện (multimedia) đã mang lại nhiều
ứng dụng trong đời sống xã hội như: trao đổi thư tín qua mạng Internet: e-mail;
chính phủ điện tử: e-government; giáo dục điện tử: e-education; dạy học qua mạng:
e-learning; thư viện điện tử: e-libraly; văn hoá số hay văn hoá điện tử: e-culture.
Những thành tựu của CNTT-TT đã tạo ra một cuộc cách mạng trong hầu hết các
lĩnh vực xã hội, kinh tế... Sự thay đổi không chỉ thấy trong các nền sản xuất công
nghiệp, điện tử, viễn thông mà ngay trong các lĩnh vực như: tài chính, ngân hàng,
thương mại, quản lý nhà nước, giáo dục. CNTT-TT không chỉ thay đổi căn bản
phương thức điều hành và quản lý giáo dục (Education Management Technology)
mà còn tác động mạnh mẽ làm thay đổi nội dung và phương pháp dạy học, CNTTTT đã trở thành một bộ phận giáo dục về khoa học, công nghệ cho mọi HS-SV.
Tại Hội nghị quốc tế về giáo dục đại học thế kỷ 21 "Tầm nhìn và hành động"
tại Paris diễn ra từ ngày 5 đến 9 tháng 10 năm 1998 do UNESCO tổ chức đã đưa ra
ba mô hình giáo dục:
Mô hình
Vai trò trung tâm
Vai trò người học
Truyền thống
GV
Thụ động
Thông tin
Người học
Chủ động
MTĐT
Tri thức
Nhóm HS
Thích nghi cao độ
MTĐT và mạng
- 13 -
Công nghệ sử dụng
Bảng, tivi, radio,
đèn chiếu
MTĐT đã đóng vai trò quyết định trong việc chuyển từ mô hình truyền thống
sang mô hình thông tin và sự xuất hiện của mạng máy tính là tác nhân chính để
chuyển từ mô hình thông tin sang mô hình tri thức.
Công nghệ đa phương tiện cho phép tích hợp nhiều dạng dữ liệu như văn
bản, biểu đồ, đồ thị, âm thanh, hình ảnh, vi deo... vào bài giảng nhằm giúp HS có
điều kiện tiếp thu bài học qua nhiều kênh thông tin. Vai trò của CNTT-TT trong
việc tạo ra một môi trường dạy học mới cũng đã được Nguyễn Bá Kim [15], Quách
Tuấn Ngọc, Đào Thái Lai [19]…khẳng định:
CNTT-TT góp phần đổi mới việc dạy học
CNTT-TT là công cụ đắc lực góp phần đổi mới việc chuẩn bị và lên lớp của
người thầy
Cung cấp cho GV nhiều phương tiện dạy học mới như MTĐT, máy chiếu đa
năng, bảng điện tử...
CNTT-TT đã làm cho quá trình dạy học không còn bị ràng buộc bởi không gian
và thời gian, HS có thể học ở mọi nơi, học mọi lúc, học suốt đời. Việc học tập trở
nên uyển chuyển, linh hoạt, căn cứ vào nhu cầu của HS, HS được phép lựa chọn
những phương thức học tập có hiệu quả, lựa chọn nội dung bài giảng và các tài liệu
có liên quan phù hợp với năng lực bản thân. Vấn đề này, các chuyên gia Nguyễn Bá
Kim [15], Quách Tuấn Ngọc, Đào Thái Lai [19],… cũng đã khẳng định: CNTT-TT
đã tạo ra một môi trường tương tác để người học hoạt động và thích nghi trong môi
trường đó và như vậy CNTT-TT tạo điều kiện cho người học độc lập với mức độ
cao và hỗ trợ cho người học vươn lên trong quá trình học tập.
CNTT-TT tạo ra các mô hình dạy học mới:
1. Dạy học có sự trợ giúp của máy tính (Computer Based Training - CBT).
2. Dạy học trên nền website (Web Based Training -WBT).
3. Dạy học qua mạng (Online Learning Training- OLT).
- 14 -
4. Dạy học từ xa: GV và học viên không ở cùng một vị trí, không cùng thời
gian (Distance Learning).
5. Sử dụng CNTT-TT tạo ra một môi trường ảo để dạy học (E-leaming).
Việc ứng dụng CNTT-TT trong dạy học tập trung vào các lĩnh vực sau:
Sử dụng các thiết bị (phần cứng) với vai trò là phương tiện, công cụ dạy
học như: MTĐT (Pcs-personal Computers); Thiết bị hiển thị thông tin
(display): Large colour monitors, Data projectors, Interactive whiteboards,
OHP dispiays, TV interfaces...; Các thiết bị ngoại vi ghép nối với MTĐT:
máy ảnh kỹ thuật số, máy quét, graphic calcu/ators...
Sử dụng các ngôn ngữ lập trình như Pascal, Logo...; Các phần mềm thông
dụng: Excel, Winword, Frontpage; Các phần mềm đồ hoạ (Graph Plotting
Software-GPS); Các phần mềm số học, hệ thống đại số máy tính (Computer
Algebra System-CAS); Các phần mềm hình học động (Dynamic Geometry
Software-DGS); Các phần mềm trình diễn (Data Handling SoftwareDHS)...
Khai thác thông tin trên các CD-ROM và Intemet...
Như vậy, việc ứng dụng CNTT-TT trong dạy học ở Việt Nam trong thời gian
qua đã đạt được các kết quả chính sau:
1. Nghiên cứu và khai thác các phần mềm dạy học trên thế giới.
2. Thiết kế và xây dựng các phần mềm dạy học cho các nội dung cụ thể.
3. Tổ chức dạy học với sự hỗ trợ của MTĐT.
4. Thử nghiệm khai thác mạng, Internet để dạy học từ xa.
Tuy nhiên đứng trước những tiềm năng to lớn của CNTT-TT đối với GD&ĐT
thì các thành tựu trên còn rất khiêm tốn, ở đa số các trường, việc triển khai, ứng
dụng CNTT trong giảng dạy và học tập còn nhỏ lẻ, việc đổi mới PPDH chỉ dành
cho các đợt thao giảng, hội giảng. Đội ngũ giáo viên sử dụng thành thạo và kết hợp
- 15 -
các phần mềm để xây dựng BGĐT là không nhiều, hoặc có thì chỉ mang tính chất tự
làm báo cáo, minh họa cho giờ giảng của riêng mình.
Đối với môn học Máy lạnh công nghiệp: đây là môn học chuyên ngành của
khoa Điện lạnh. Việc ứng dụng CNTT nhằm xây dựng BGĐT cho môn học còn gặp
rất nhiều khó khăn do tính chất đặc trưng của môn học. Hiện nay, việc giảng dạy
môn học này tuy đã có sự đổi mới về nội dung và phương pháp nhưng vẫn chưa tạo
được sự hứng thú, kích thích được tính tích cực cho HS trong quá trình học tập.
Việc chọn đề tài: “Nghiên cứu xây dựng Bài giảng điện tử Máy lạnh công
nghiệp cho chuyên ngành Điện lạnh tại trường TCN KTCN Hùng Vương”, với
mong muốn được đóng góp một phần vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học
ở khoa Điện lạnh nói chung và môn Máy lạnh công nghiệp nói riêng.
1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.2.1. Công nghệ dạy học hiện đại
1.2.1.1. Công nghệ
Khái niệm về công nghệ được nhiều chuyên gia và tổ chức quốc tế quan tâm:
Theo GS.TS Nguyễn Xuân Lạc, khái niệm công nghệ được định nghĩa như sau:
"Công nghệ là một hệ thống phương tiện, phương pháp và kỹ năng nhằm vận dụng
quy luật khách quan, tác động vào một đối tượng nào đó, đạt một hiệu quả xác định
cho con người" [16].
1.2.1.2. Công nghệ dạy học
Công nghệ dạy học nói riêng, công nghệ GD&ĐT nói chung có nhiều định
nghĩa khác nhau:
"Công nghệ đào tạo là quá trình sử dụng vào giáo dục và dạy học các phương
tiện kỹ thuật và các phương tiện hỗ trợ, nhằm nâng cao chất lượng học tập của HS"
[16].
"Công nghệ dạy học là một hệ thống phương tiện, phương pháp và kỹ năng
tác động vào con người, hình thành một nhân cách xác định" [13].
- 16 -
Một cách khái quát: "Công nghệ dạy học là quá trình sử dụng những thành
tựu của khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào quá trình dạy học nhằm thực hiện mục
đích dạy học với hiệu quả kinh tế cao"[16].
Công nghệ dạy học có thể được xem như một quá trình công nghệ đặc biệt,
một quá trình sản xuất những sản phẩm cao cấp, tinh vi nhất (con người), HS không
còn là đối tượng thụ động của quá trình tác động của GV mà họ vừa là khách thể,
vừa là chủ thể của QTDH.
Ngày nay, QTDH không chỉ được hiểu là một quá trình công nghệ mà nó đã
phát triển lên một tầm cao mới, đó là công nghệ dạy học hiện đại, công nghệ dạy
học hiện đại là một hệ thống phương tiện, phương pháp và kỹ năng mới tác động
vào con người, hình thành một nhân cách xác định.
1.2.2. Phương tiện dạy học
- Khái niệm phương tiện: Có rất nhiều định nghĩa về phương tiện, mỗi định
nghĩa có một cách tiếp cận khác nhau. Trong số các định nghĩa đó, có một định
nghĩa của Lotslinbo được chúng tôi cho là phù hợp nhất: “Phương tiện là những đối
tượng vật chất hoặc phi vật chất được sử dụng để thực hiện những hoạt động có
mục đích.”[26]
- Khái niệm đa phương tiện (Multimedia): Đa phương tiện là một thuật ngữ
gắn với CNTT, có thể hiểu “đa phương tiện là việc sử dụng nhiều phương tiện khác
nhau để truyền thông tin ở các dạng như văn bản, đồ hoạ - hình ảnh (bao gồm cả
hình tĩnh, hình động) và âm thanh, cùng với siêu liên kết giữa chúng. Với mục đích
giới thiệu thông tin đến người nghe”, nói gọn hơn, có thể hiểu:
Multimedia = Digital text + Audio & visual media + Hyperlink
- Khái niệm phương tiện dạy học: PTDH là tổ hợp cơ sở vật chất kỹ thuật
trường học bao gồm: thiết bị kỹ thuật đóng vai trò “truyền tin”. Ví dụ: máy chiếu
phim, đèn chiếu, máy ghi âm...) và các PTDH đóng vai trò “giá thông tin”. Ví dụ:
phim xinê, phim đèn chiếu, băng ghi âm... được sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả
- 17 -
dạy học. PTDH là tất cả các phương tiện vật chất cần thiết giúp GV hay HS tổ chức
và tiến hành hợp lý, có hiệu quả quá trình giáo dục hay giáo dưỡng ở các cấp học,
các lĩnh vực, các môn học để có thể thực hiện được các yêu cầu của chương trình
giảng dạy.
- Khái niệm phương tiện trực quan: Theo GS.TS Đinh Quang Báo: “Phương
tiện trực quan là tất cả các đối tượng nghiên cứu được tri giác trực tiếp nhờ các giác
quan”. Phương tiện trực quan là một công cụ trợ giúp đắc lực cho GV trong quá
trình tổ chức các hoạt động ở tất cả các khâu của QTDH, nếu sử dụng PTDH một
cách logic, hợp lí sẽ làm tăng hiệu quả của QTDH.
- Thế nào là tích hợp truyền thông đa phương tiện trong dạy học: Tích hợp
truyền thông đa phương tiện chỉ mối quan hệ hữu cơ giữa các phương tiện (kênh)
truyền tải thông tin khác nhau. QTDH tích hợp truyền thông đa phương tiện tức là:
QTDH có sự kết hợp nhiều phương tiện truyền tải nội dung nhằm tác động đồng
thời vào các giác quan của người học. Nếu QTDH chỉ có ngôn ngữ và chữ viết thì
người học sẽ thấy nội dung bài học khô khan, buồn tẻ và nhàm chán điều đó ắt sẽ
dẫn đến kết quả QTDH không cao. Khi sử dụng tích hợp đa phương tiện trong
QTDH sẽ đưa đến một kết quả là từ một nội dung, người học được tiếp nhận cùng
một lúc nhiều kênh thông tin khác nhau kênh chữ, kênh hình, kênh tiếng…) và mỗi
kênh đó tác động vào một giác quan của người học, điều này đã làm cho quá trình
lĩnh hội kiến thức của người học trở nên nhanh và hiệu quả hơn.
- Vai trò của đa phương tiện trong dạy học: Thật vậy kỹ thuật siêu liên kết
(hyperlink) của CNTT đã giúp kết nối mau lẹ nhiều cơ sở dữ liệu gồm mọi loại văn
bản, đồ hoạ, âm thanh trở thành nguồn tư liệu đa năng và phong phú, và tăng tốc độ
tương tác giữa người sử dụng và nguồn tư liệu. Khi ngồi trước một máy tính có nối
mạng là bạn được ngồi trước một kho dữ liệu vô tận, bao gồm các cơ sở dữ liệu ghi
trên máy tính và các đĩa CD, DVD kèm theo, và vô vàn các trang Web liên quan
trên toàn thế giới, mà mọi cơ sở dữ liệu đó được kết nối rất nhanh chóng khi tìm
- 18 -
kiếm bằng công cụ siêu liên kết. Rõ ràng nếu hiểu ‟đa phương tiện” theo cách như
trên chúng ta mới thấy hết quy mô và sức mạnh diệu kỳ của nó.
- Với sự tiến bộ nhanh chóng của CNTT và vi điện tử, các công cụ lưu trữ
thông tin ngày càng có sức chứa lớn, chẳng hạn một CD-ROM thông thường có
dung lượng 700MB, có thể chứa được cỡ 250.000 trang văn bản, cho phép ghi các
hình ảnh động có màu sắc kèm âm thanh, các đĩa DVD còn có sức chứa lớn hơn:
các thanh từ, thẻ từ, ổ đĩa cứng tí hon cơ động, ổ cắm cơ động USB có thể chứa
hàng trăm MB, cho phép ghi một khối lượng lớn dữ liệu và hình ảnh chất lượng
cao. Kèm với công cụ lưu trữ thông tin, công cụ thu nhận và sao chép thông tin tiện
lợi tạo điều kiện để ghi sao và chế tạo các đĩa CD, DVD đa phương tiện: đó là các
máy ảnh digital, các ổ đĩa cho phép ghi CD-ROM với giá không quá cao, và các đĩa
CD trắng rất rẻ.
- Các đĩa CD, DVD chứa Multimedia là các công cụ rất quan trọng hỗ trợ
giảng dạy và học tập. Nhờ đó người ta có thể soạn thảo các từ điển bách khoa chứa
rất nhiều thông tin văn bản, hình ảnh tĩnh, âm thanh, hình ảnh động có âm thanh….
thuận tiện cho việc tra cứu. Do tính phong phú và cơ động của các CD, DVD chứa
Multimedia, đây có thể là phương tiện thuộc công nghệ mới hỗ trợ dạy và học linh
động nhất, có hiệu quả nhất trong điều kiện nước ta hiện nay, khi phương tiện
Internet chưa phổ cập hết đến mọi nơi.
1.2.3. Quá trình truyền thông
Truyền thông tồn tại từ khi có con người, nhưng chỉ gần đây mới được
nghiên cứu về mặt khoa học. Lý luận thông tin đóng vai trò quan trọng trong nghiên
cứu truyền thông, truyền thông được nghiên cứu theo lý luận ngôn ngữ học tâm lý,
việc hiểu ngôn ngữ gắn liền với cơ chế tri giác. Xã hội học quan tâm tới tác động
của cấu trúc xã hội, quan hệ xã hội trong quá trình truyền đạt, tiếp nhận thông tin,
khái niệm truyền thông được sử dụng ở nhiều lĩnh vực: theo nghĩa rộng nhất, nó là
sự tạo ra mối liên hệ giữa các đối tượng có thể mang bản chất sự sống hay không.
Khái niệm này không chỉ ứng dụng cho các quy trình hóa học, các trường lực vật lý,
- 19 -
các quá trình tâm lý mà còn cho các phương thức hành vi trong xã hội. QTTT là
một quá trình bao gồm sự lựa chọn, sắp xếp và phân phối thông tin từ người truyền
tin đến người nhận tin, QTTT nhằm thực hiện sự trao đổi qua lại về linh nghiệm, tri
thức, tư tưởng, ý kiến, tình cảm. Người ta có thể sử dụng các hệ thống ký hiệu khác
nhau theo dạng phi ngôn từ hoặc ngôn từ để thông báo. M.Weber cho rằng có thể
hiểu truyền thông như là phương tiện của tương tác xã hội, làm sáng tỏ các ý nghĩa
chủ quan của một bên là hành động xã hội và bên kia là định hướng xã hội. Người
ta thống kê được có khoảng 160 định nghĩa khoa học xã hội cho thuật ngữ truyền
thông (Merton) và đã phân chia truyền thông theo chuẩn cấu trúc: loại có cấu trúc
một chiều, truyền thông như là truyền dẫn, như là hành động kích thích phản ứng,
loại có quá trình cấu trúc đối xứng, truyền thông như là thông hiểu, như là trao đổi,
như là tham gia, như là quan hệ. Ở đây, vấn đề tương tác rất được coi trọng, người
ta nhất trí rằng: truyền thông là một phạm trù cơ bản, qua đó các hệ thống xã hội
được hình thành và phát triển. Do có truyền thông mà các thành tố xã hội, hệ thống
con người, các hệ thống xã hội bao gồm cả hệ thống con, hệ thống lớn liên tiếp
được cải biến và phân hóa. Sự phát triển của xã hội học cho thấy: ngay từ đầu, hiện
tượng truyền thông đã ở vị trí trung tâm, nó được xem là khái niệm cơ bản của xã
hội học. Người ta nhận rõ ý nghĩa quan trọng của truyền thông đối với quá trình xã
hội hóa con người cũng như việc hình thành và phát triển các cộng đồng người, đặc
biệt, ngày nay các phương tiện truyền thông đại chúng có vai trò hết sức to lớn
trong đời sống xã hội, nó tham gia ngày càng tích cực vào hoạt động tổ chức, quản
lý xã hội. Tâm lý học giải thích rằng người ta hành động theo cách người ta suy
nghĩ. Người ta suy nghĩ trên cơ sở thông tin người ta tiếp nhận được. Không có hoạt
động truyền thông hoặc truyền thông không đầy đủ thì không thể có suy nghĩ đúng
và do đó cũng không có hành động đúng. Theo chỉ dẫn của M.Weber, người ta thấy
rõ ràng là hành động xã hội theo các giá trị và chuẩn mực xã hội được truyền bá
trong QTTT, được thực hiện từ sự thấu hiểu của các cá nhân, các cộng đồng người.
Vì thế truyền thông được coi là cái tạo nên khuôn mẫu hành động: nguyên lý đó có
khả năng ứng dụng rất lớn, một trong những ứng dụng đó là được sử dụng vào trong
- 20 -
QTDH. Trong giáo dục người ta thường dùng thuật ngữ truyền thông giao tiếp, ở
mức đơn giản có thể hiểu truyền thông giao tiếp là việc trao đổi thông tin giữa con
người với nhau, và thường dẫn đến hành động. Ở mức phức tạp hơn, truyền thông
giao tiếp (truyền thông): là một tiến trình mang tính chọn lọc, hệ thống và duy nhất
mà trong đó con người tương tác với nhau thông qua việc sử dụng các ký hiệu nhằm
tạo ra, giải thích và chia sẻ các ý nghĩa.
1.2.4. Quá trình dạy học
QTDH theo nghĩa rộng nhằm hình thành và phát triển nhân cách thế hệ trẻ
một cách có ý thức, được tiến hành dưới tác động chủ đạo của nhà sư phạm. QTDH
là một quá trình tổng thể, toàn vẹn bao gồm các khâu, các yếu tố tồn tại trong sự
biện chứng: trí dục, đức dục, mĩ dục, thể dục, lao động… Hiện nay, các nhà lý luận
dạy học ở Việt Nam cũng như thế giới đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về QTDH
tuỳ theo quan điểm tiếp cận về hoạt động dạy và học. Chẳng hạn, các nước sử dụng
tiếng Anh khi nghiên cứu QTDH thường xem xét hai phạm trù độc lập: dạy và học
(teaching and learning). Theo đó với hoạt động dạy có phương pháp giảng dạy của
GV, với hoạt động học có phương pháp học của mỗi cá nhân, qua đó ta có thể đưa
ra một số định nghĩa cho QTDH:
QTDH là một QTTT bao gồm: sự lựa chọn, sắp xếp và phân phối thông tin
trong một môi trường sư phạm thích hợp, sự tương tác giữa người học và các thông
tin. Trong bất kỳ tình huống dạy - học nào cũng có một thông điệp được truyền đi,
thông điệp đó thường là nội dung của chủ đề được dạy, cũng có thể là các câu hỏi
về nội dung cho người học, các phản hồi từ người dạy đến người học về nhận xét,
đánh giá các câu trả lời hay các thông tin khác. QTDH là sự phối hợp thống nhất
các hoạt động chỉ đạo của thầy với hoạt động lĩnh hội tự giác, tích cực tự sáng tạo
của trò, nhằm làm cho trò đạt được mục đích dạy - học. QTDH còn được hiểu là
hoạt động dạy và học, được tạo nên bởi các yếu tố cấu trúc cơ bản: mục tiêu;
phương pháp; nội dung; hình thức tổ chức, phương tiện dạy học và kiểm tra đánh
- 21 -
giá. Các yếu tố này có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau và được mô tả như sơ
đồ sau:
Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu trúc trong QTDH
- Mục tiêu dạy học
- Nội dung dạy học
- Phương pháp dạy học
- Hình thức tổ chức dạy học
- Phương tiện dạy học
- Kiểm tra đánh giá
Qua sơ đồ trên ta nhận thấy QTDH luôn luôn vận động và phát triển theo các quy
luật vốn có của nó (quy luật phù hợp giữa mục tiêu và nội dung; quy luật phù hợp
giữa mục tiêu và phương pháp; quy luật phù hợp giữa nội dung và phương pháp;
quy luật phù hợp giữa nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức; quy luật phù
hợp giữa hình thức tổ chức và PTDH; quy luật thống nhất giữa mục tiêu, phương
pháp, nội dung, hình thức tổ chức và PTDH…). Do vậy, người dạy - nhà sư phạm
- 22 -
phải biết tổ chức và điều khiển quá trình này, phát huy cao độ vai trò tự giác, tích
cực, độc lập của người học, tạo ra hệ thống các động lực, thúc đẩy và phát triển một
cách tổng hợp và đồng bộ mọi yếu tố của QTDH nói chung và đặc biệt là yếu tố
người học nói riêng, đáp ứng được yêu cầu của xã hội đối với sự nghiệp giáo dục.
- Mục đích giáo dục và nhiệm vụ dạy học: phản ánh một cách tập trung nhất
những yêu cầu của môn học, của xã hội đối với QTDH.
- Nội dung dạy học: bao gồm hệ thống những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo liên
quan đến từng môn học cụ thể mà người học cần nắm vững trong QTDH. Nội dung
dạy học là một nhân tố cơ bản trong QTDH. Nội dung dạy học bị tri phối bởi mục
đích và nhiệm vụ dạy học, đồng thời nó lại quy định việc lựa chọn và vận dụng phối
hợp các phương pháp, PTDH.
- Phương pháp và PTDH: là hệ thống những cách thức, phương tiện hoạt
động phối hợp của người dạy và người học nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy
học.
- GV với hoạt động dạy và HS với hoạt động học: Trong QTDH, GV với
hoạt động dạy có chức năng tổ chức, điều khiển, chỉ đạo hoạt động học tập của
người học, đảm bảo cho người học thực hiện đầy đủ và có chất lượng những yêu
cầu đã dược quy định bởi mục đích và nhiệm vụ dạy học. Trong QTDH, người học
vừa là khách thể (của quá trình dạy), vừa là chủ thể tích cực, độc lập, sáng tạo của
hoạt động học.
- Môi trường có ảnh hưởng đến QTDH: Nếu các thành tố: mục đích - nhiệm
vụ, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, GV - HS, kết quả…là các thành tố
bên trong thì thành tố môi trường được xem là thành tố bên ngoài của QTDH. Các
môi trường này không chỉ tác động đến hoạt động dạy học nói chung mà còn ảnh
hưởng tới tất cả các thành tố cấu trúc bên trong QTDH. Ngược lại: QTDH phát triển
sẽ góp phần thúc đẩy sự vận động đi lên của các môi trường bên ngoài, mối quan hệ
của QTDH và môi trường bên ngoài là mối quan hệ biện chứng; mối quan hệ này
- 23 -
phản ánh vai trò của đời sống xã hội, ảnh hưởng trực tiếp sâu sắc đến nền kinh tế thị
trường, đến từng nhân tố của quá trình giáo dục, tới chất lượng và hiệu quả GD&ĐT.
- Những người có tri thức văn hoá, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, có
phẩm chất đạo đức và thái độ đúng đắn…sẽ phát huy ảnh hưởng tích cực trở lại đối
với nền kinh tế xã hội…Với ý nghĩa đó, giáo dục có vai trò là động lực, là điều kiện
cơ bản cho sự phát triển kinh tế xã hội.
Trong mối quan hệ giữa các thành phần tham gia QTDH, PTDH chở thông
điệp đi theo một PPDH nào đó. Trong lý luận dạy học: QTDH là một QTTT bao
gồm sự lựa chọn, sắp xếp và truyền đạt thông tin trong môi trường sư phạm thích
hợp, tối ưu cho người học. Trong bất kì tình huống dạy - học nào cũng có một thông
điệp truyền đi, thông điệp đó thường là nội dung của chủ đề được dạy, cũng có thể
là các câu hỏi về nội dung cho người học và các phản hồi từ người học, kể cả sự
kiểm soát quá trình này về sự nhận xét, đánh giá các câu trả lời hay các thông tin
khác. PTDH chính là cầu nối truyền thông tin từ người thầy tới HS và ngược lại.
Sơ đồ 1.2. Quá trình dạy học theo quan điểm truyền thông
Trong lý luận dạy học thì PTDH có những vai trò sau:
PTDH được sử dụng trong QTDH, giúp cho GV tổ chức và tiến hành hợp lý,
có hiệu quả của QTDH để có thể thực hiện được những yêu cầu của chương trình
học tập. PTDH chỉ phát huy hiệu quả cao nhất khi: GV sử dụng nó với tư cách là
phương tiện tổ chức và điều khiển hoạt động nhận thức của HS, còn đối với HS
thông qua làm việc với PTDH để hình thành những tri thức, kỹ năng, thái độ và
hình thành nhân cách.
- 24 -