Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Phát triển chương trình đào tạo nghề tiện trình độ trung cấp nghề ở trường trung cấp nghề cơ điện và chế biến thực phẩm theo cấu trúc mô đun

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------------------Nguyễn Phương Tú

PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
NGHỀ TIỆN TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ
Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CƠ ĐIỆN VÀ
CHẾ BIẾN THỰC PHẨM THEO CẤU TRÚC MÔ ĐUN

Chuyên ngành: Sư phạm kỹ thuật – Cơ Khí

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
SƯ PHẠM KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. TRẦN VĂN ĐỊCH

HÀ NỘI, 2010


LỜI CAM ĐOAN

Đây là luận văn Cao học sư phạm kỹ thuật, là công trình nghiên cứu của
tôi.Tác giả xin cam đoan những nội dung, số liệu trong luận văn đều do tác giả
thực nghiệm và khảo sát, chưa có ai thực hiện và công bố trong bất cứ công trình
nào .Những kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực.

Hà Nội, tháng 10 năm 2010
Tác giả luận văn

Nguyễn Phương Tú



1


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy,
các cô trong khoa Sư phạm kỹ thuật trường Đại học bách khoa Hà Nội, viện đào
tạo sau đại học . Đặc biệt xin chân thành cảm ơn Giáo sư- Tiến sĩ Trần Văn Địch ,
người đã trực tiếp hướng dẫn và đã giành nhiều thời gian, công sức để chỉ dẫn giúp
tác giả hoàn thành luận văn. Xin gửi lời cảm ơn tới ban giám hiệu trường, lãnh đạo
các phòng ban và các giáo viên trường Trung cấp nghề Cơ điện và Chế biến thực
phẩm đã tạo điều kiện cho tác giả làm thực nghiệm, khảo sát và nghiên cứu để
hoàn thành luận văn
Do thời gian có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình
làm luận văn , tác giả rất mong được sự đóng góp của hội đồng chấm luận văn và
của bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn

Tác giả luận văn

Nguyễn Phương Tú

2


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ……………………………………………………………….
Lời cam đoan ………...…………………………………………...………….

1


Lời cảm ơn ………..………………………………………………………….

2

Mục lục ……………………………………………………………...……….

3

Danh mục các chữ viết tắt ….……………………………………………….

7

Danh mục các bảng biểu, hình vẽ, sơ đồ ……………………….………….

9

Mở đầu …....………………………………………………………………….

10

1. Lý do chọn đề tài

10

2. Mục đích nghiên cứu

12

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


12

4. Giả thuyết khoa học

12

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

12

6. Phương pháp nghiên cứu

13

7. Cấu trúc của luận văn .……….…………………………………………..

14

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT

15

TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ THEO CẤU TRÚC MÔ
ĐUN
1.1 Tổng quan về đào tạo nghề theo mô đun

15

1.1.1. Quan điểm của Đảng và nhà nước trong việc phát triển đào tạo nghề


15

1.1.2. Dạy học theo mô đun ở các nước trên thế giới

16

1.1.3. Dạy học theo mô đun ở Việt Nam

18

3


1.2. Cơ sở lý luận của việc phát triển chương trình đào tạo nghề theo cấu

19

trúc mô đun
1.2.1 Một số khái niệm

19

1.2.1.1 Phát triển chương trình đào tạo

19

1.2.1.2 Mô đun đào tạo

20


1.2.1. 3 Phần tử học tập

23

1.2.1.4 Mô đun kỹ năng hành nghề

23

1.2.2. Nguyên tắc xây dựng và phát triển chương trình đào tạo

24

1.2.3. Một số quan điểm tiếp cận khi phát triển chương trình đào tạo nghề

26

theo cấu trúc mô đun
1.2.3.1 Phương pháp tiếp cận hệ thống

26

1.2.3.2. Tư tưởng công nghệ dạy học

26

1.2.3.3. Quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm

27


1.2.4 Quy trình phát triển chương trình đào tạo

27

1.2.5. Quy trình phát triển chương trình đào tạo theo cấu trúc mô đun

29

1.2.5.1. Cấu trúc của mô đun đào tạo

29

1.2.5.2.Quy trình phát triển chương trình đào tạo theo mô đun

33

1.2.6. Ưu, nhược điểm cảu việc phát triển chương trình đào tạo theo cấu trúc

35

mô đun
1.3. Cơ sở thực tiễn của việc phát triển chương trình dào tạo nghề theo

37

cấu trúc mô đun
1.3.1. Thực trạng ngành dạy nghề và những đòi hỏi của thực tiễn sản xuất

37


với việc đổi mới quá trình đào tạo ……..……………………………..
1.3.1.1. Thực trạng ngành dạy nghề

37

4


1.3.1.2. Những đòi hỏi của thực tiễn phát triển kinh tế Việt nam hiện nay

38

1.3.2. Thực trạng hệ thống chương trình đào tạo nghề Việt nam

38

1.3.3. Thực trạng đào tạo nghề của trường Trung cấp nghề Cơ điện và Chế

39

biến thực phẩm
1.3.3.1. Trường Trung cấp nghề Cơ điện và Chế biến thực phẩm

39

1.3.3.2. Thực trạng công tác đào tạo nghề của trường Trung cấp nghề

40

Cơ điện và Chế biến thực phẩm

1.3.3.3. Thực trạng công tác đào tạo nghề Tiện của trường Trung cấp

40

nghề Cơ điện và Chế biến thực phẩm
Chương 2: PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TIỆN

43

TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ THEO CẤU TRÚC MÔ ĐUN
2.1. Chương trình đào tạo nghề Tiện ở trường Trung cấp nghề Cơ điện và

43

Chế biến thực phẩm
2.1.1. Mục tiêu, cấu trúc và nội dung cơ bản của chương trình

43

2.1.1.1. Mục tiêu đào tạo

43

2.1.1.2. Cấu trúc, nội dung của chương trình

44

2.1.2. Một số đặc điểm của chương trình
2.2. Đặc điểm của chương trình đào tạo nghề Tiện và khả năng phát


46
47

triển chương trình theo cấu trúc mô đun
2.2.1. Tính cụ thể- trừu tượng

47

2.2.2 Tính thực tiễn

48

2.2.3. Tính tích hợp

48

2.2.4. Tính trọn vẹn và độc lập của nội dung chương trình

48

2.3. Cấu trúc chương trình đào tạo nghề Tiện theo mô đun

49

5


2.3.1. Phát triển chương trình theo cấu trúc mô đun

49


2.3.1.1. Phân tích nghề

49

2.3.1.2. Xác định các mô đun

51

2.3.1.3 Phân tích các nhiệm vụ và các công việc

51

2.3.1.4. Xác định các phần tử học tập – Biên sọan nội dung

53

2.3.1.5. Lập sơ đồ liên kết giữa các mô đun và phần tử học tập

78

2.3.2. Các mô đun trong chương trình

82

2.3.2.1. Phát triển chương trình

82

2.3.2.2. Nội dung các phần tử học tập


88

2.3.3. Hướng dẫn sử dụng chương trình

88

Chương 3: THỰC NGHIỆM – ĐÁNH GIÁ

91

3.1. Mục đích và nội dung thực nghiệm- đánh giá

91

3.1.1. Mục đích

91

3.1.2. Nội dung

92

3.2. Tiến trình thực nghiệm – đánh giá

92

3.2.1 Tiến trình thực nghiệm sư phạm

92


3.2.2. Tiến trình thực nghiệm phương pháp chuyên gia

94
95

3.3. Kết quả thực nghiệm – đánh giá
3.3.1. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

95

3.3.2. Đánh giá kết quả qua ý kiến chuyên gia

99

Kết luận và kiến nghị …….………………………………………………….

103

Tài liệu tham khảo …….…………………………………………………….

105

Phụ lục ……………………………………………………………………….

106

6



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NLTH

Năng lực thực hiện

CTĐT

Chương trình đào tạo

PT

Phần tử

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

ĐC

Đối chứng

TN


Thực nghiệm

7


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
I. Các bảng biểu
1. Bảng 2.1. Chương trình và kế hoạch đào tạo
2. Bảng 2.2. Phân phối chương trình đào tạo nghề gia công trên máy Tiện
tại trường Trung cấp nghề Cơ điện và Chế biến thực phẩm
3. Bảng 2.3. Nội dung các công việc của nghề Tiện
4. Bảng 2.4: Các mô đun
5. Bảng 2.5: Công việc cụ thể của các mô đun
6. Bảng 2.6. Các công việc mô đun vận hành máy Tiện vạn năng
7. Bảng 2.7 . Bảng liên kết các mô đun và các phần tử học tập
8. Bảng 2.8 . Chương trình đào tạo nghề Tiện ở trường Trung cấp nghề Cơ
điện và Chế biến thực phẩm theo cấu trúc mô đun
9. Bảng 3.1. Đối tượng và cơ sở thực nghiệm
10. Bảng 3.2.Bảng thống kê điểm bài kiểm tra lý thuyết
11. Bảng 3.3. Bảng thống kê điểm bài kiểm tra thực hành
12. Bảng 3.4. Bảng thống kê kết quả các bài kiểm tra của học sinh
13.Bảng 3.5. Bảng thống kê tỉ lệ phần trăm kết quả bài kiểm tra của học
sinh
II. Các hình vẽ
1. Hình 1.1. Quy trình các bước phát triển CTĐT
2. Hình 1.2. Cấu trúc CTĐT truyền thống
3. Hình 1.3. Cấu trúc CTĐT theo mô đun
4. Hình 1.4. Cấu trúc của mô đun
5. Hình 1.5. Quy trình phát triển chương trình theo mô đun

6. Hình 2.1. Chiều cao của máy và người

8


7. Hình 2.2. Vị trí làm việc
8. Hình 2.3. Mở và đóng động cơ
9. Hình 2.4. Mở và đóng trục chính
10. Hình 2.6. Cho trục chính quay ngược
11. Hình 2.7. Mở chạy dao dọc thuận
12. Hình 2.8. Mở và đóng dao chạy nhanh
13. Hình 2.9. Mở chạy dao ngang

9


MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đất nước đang trên bước đường đổi mới nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan
liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm thực hiện
thắng lợi các mục tiêu kinh tế, xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước.
Để thích ứng với sự biến đổi của nền kinh tế trong giai đoạn mới, công tác
đào tạo nghề cần được mềm hoá, đa dạng hoá nhằm phù hợp với nhu cầu của thị
trường lao động và nhu cầu của người học.
Mặt khác, trong bối cảnh toàn cầu hoá, đất nước ta đã gia nhập WTO chấp
nhận sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước, trong đó có vấn đề phải có người lao
động có trình độ kỹ thuật và năng lực thực hiện cao. Thời đại kinh tế tri thức, khoa
học kỹ thuật phát triển nhanh và mạnh đang hàng ngày hàng giờ làm thay đổi mọi
mặt của lao động sản xuất. Cơ cấu nghề nghiệp luôn biến động, nhiều nghề mới

xuất hiện, nhiều nghề cũ mất đi, và những nghề còn lại cũng thường xuyên được
biến đổi và phát triển. “Học suốt đời” đã trở thành nhu cầu của mọi người và cho
sự phát triển của xã hội. Không ngừng nâng cao trình độ để đáp ứng nhu cầu luôn
luôn biến đổi của thị trường lao động đã trở nên nhu cầu tất yếu. Bởi vậy quá trình
đào tạo nghề truyền thống theo niên chế với một kế hoạch đào tạo cứng nhắc đã trở
nên kém linh hoạt và kém hiệu quả, khó đáp ứng nhu cầu thực tiễn.
Đặc biệt trong điều kiện nước ta hiện nay, nền kinh tế đang trên đà phát triển,
có nhiều cơ hội và cũng không ít những thách thức, nền công nghiệp cơ khí nước
nhà đang chuyển hóa từ thiên về gia công và lắp ráp sang việc hình thành và phát
triển các lĩnh vực công nghệ cao thì việc định hướng đào tạo đi theo triết lý nào là
một việc làm vô cùng cấp thiết. Việc phổ biến nghề rộng rãi, và đào tạo nghề cơ bản
cho người lao động, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên với những nội dung đào tạo
nghề thiết dụng, để giúp họ tự tìm kiếm công ăn việc làm hoặc để nâng cao năng
suất lao động đang là một nhu cầu bức bách của toàn xã hội.

10


Xác định được yêu cầu đó, Chiến lược giáo dục 2001 - 2010 của Chính phủ
đã khẳng định cần “Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục theo
hướng tiếp cận trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam,
phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; nâng cao chất
lượng đào tạo nguồn nhân lực góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế;
đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp chương trình giáo dục các bậc học, các
trình độ đào tạo...”
Gia công cơ khí là một trong những ngành mũi nhọn tham gia vào quá trình phát
triển công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, nhu cầu nguồn nhân lực cung cấp cho
ngành nghề này tại các khu công nghiệp nói riêng và thị trường lao động nói chung
đang rất lớn. Các thiết bị máy móc cũ dùng trong ngành gia công cơ khí đã và đang
được thay thế bằng các thiết bị máy móc hiện đại như các loại máy CNC... nhằm

tăng chất lượng sản phẩm và tăng năng suất lao động. Vì vậy người thợ cần được
cập nhật các kiến thức, kỹ năng để vận hành các thiết bị máy móc mới, hiện đại
này. Điều đó cũng đòi hỏi chương trình đào tạo cần có sự đổi mới cả về nội dung
và cấu trúc.
Chương trình đào tạo theo cấu trúc mô đun đã được nhiều nước phát triển
trên thế giới áp dụng hiệu quả như Đức, Mỹ... và cũng đang được áp dụng trong
đào tạo một số ngành nghề ở nước ta. Đó là loại chương trình tiên tiến phù hợp với
thực tiễn sản xuất, cung cấp cho người học năng lực đáp ứng được nhu cầu chuẩn
nghề nghiệp trên thị trường lao động.
Từ những ưu điểm của đào tạo theo mô đun, Tổng cục dạy nghề đã xây
dựng và ban hành chương trình khung mô đun cho 48 nghề đào tạo và cho phép
các cơ sở dạy nghề căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị mình để phát triển
chương trình đào tạo trên cơ sở chương trình khung của Tổng cục.

Chương trình

đào tạo nghề Tiện ở trường Trung cấp nghề Cơ điện và Chế biến thực phẩm vẫn
đang thực hiện theo niên chế không còn phù hợp với nhu cầu của thị trường lao
động trong giai đoạn hiện nay.

11


Chính vì vậy, tôi chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình
là: Phát triển chương trình đào tạo nghề Tiện trình độ trung cấp nghề ở trường
Trung cấp nghề Cơ điện và Chế biến thực phẩm theo cấu trúc mô đun.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Phát triển chương trình đào tạo nghề Tiện ở trường Trung cấp nghề Cơ điện
và Chế biến thực phẩm theo cấu trúc mô đun nhằm đạt mục tiêu đào tạo nghề đáp
ứng nhu cầu thị trường lao động trong giai đoạn hiện nay.

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Khách thể nghiên cứu
Chương trình đào tạo nghề Tiện ở các trường trung cấp nghề
2. Đối tượng nghiên cứu
Phát triển chương trình đào tạo nghề Tiện trình độ trung cấp nghề theo cấu
trúc mô đun.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu phát triển chương trình đào tạo nghề Tiện theo
cấu trúc mô đun, trình độ trung cấp nghề ở trường Trung cấp nghề Cơ điện và
Chế biến thực phẩm tại Phú Minh – Phú Xuyên – Hà Nội.
IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Phát triển chương trình đào tạo nghề Tiện trình độ trung cấp nghề theo cấu
trúc mô đun sẽ đảm bảo chất lượng đào tạo đáp ứng được yêu cầu của thị trường
lao động.
V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, đề tài xác định cần thực hiện các
nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc phát triển chương trình đào tạo.
- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của việc phát triển chương trình đào tạo nghề
theo cấu trúc mô đun.

12


- Xây dựng quy trình thiết kế nội dung đào tạo nghề theo cấu trúc mô
đun.
- Phát triển chương trình đào tạo nghề Tiện trình độ trung cấp nghề ở trường
Trung cấp nghề Cơ điện và Chế biến thực phẩm theo cấu trúc mô đun.
- Kiểm nghiệm, đánh giá kết quả và hoàn thiện chương trình đã phát
triển.

VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện được các nhiệm vụ trên, đề tài sử dụng kết hợp một số phương
pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tìm hiểu các văn bản quy định về
chương trình đào tạo trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề của Bộ Lao
động và Thương binh xã hội và tài liệu hướng dẫn xây dựng chương trình theo cấu
trúc mô đun; Xây dựng quy trình phát triển chương trình đào tạo nghề theo cấu
trúc mô đun.
- Phương pháp điều tra: Sử dụng phương pháp trưng cầu ý kiến, phỏng vấn, trao
đổi trực tiếp... đánh giá yêu cầu lao động và khả năng đáp ứng đào tạo.
- Phương pháp quan sát: Quan sát trên thực tế người thợ làm việc.
- Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến của các chuyên gia gồm công nhân, kỹ
sư đang thực tế tham gia làm việc, quản lý nghề Tiện. Từ đó tổng hợp rút ra khối
kiến thức, kỹ năng nghề, phân tích chương trình đào tạo nghề tiện cũ, phát triển
thành chương trình mới.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thử nghiệm giảng dạy tại
trường Trung cấp nghề Cơ điện và Chế biến thực phẩm.
- Phương pháp thống kê: Sử dụng phương pháp thống kê toán học để đánh
giá kết quả kiểm nghiệm chương trình.
VII. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, cấu trúc của luận
văn gồm 3 chương:

13


Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển chương trình
đào tạo nghề theo cấu trúc mô đun.
Chương II: Phát triển chương trình đào tạo nghề Tiện trình độ trung cấp
nghề theo cấu trúc mô đun.

Chương III: Kiểm nghiệm - đánh giá.

14


CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ THEO CẤU TRÚC MÔ ĐUN
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ THEO MÔ ĐUN
1.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển đào tạo nghề
Xác định được ý nghĩa hết sức quan trọng của đào tạo nghề trong việc nâng
cao chất lượng đội ngũ lao động phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại
hoá, Đảng và Nhà nước ta đã có những đường lối, chính sách định hướng sự phát
triển của hệ thống đào tạo này trong hệ thống đào tạo nói chung. Điều này được
thể hiện rất rõ trong nội dung văn kiện Đại hội Đảng các khoá, cũng như chiến
lược phát triển giáo dục của Chính phủ. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
X nêu rõ: “Mở rộng quy mô và phát triển đa dạng các loại hình trường trung học
chuyên nghiệp dạy nghề. Hiện đại hoá một số trường dạy nghề, tăng tỷ lệ lao động
được đào tạo nghề nói riêng”...sửa đổi chương trình đào tạo nhằm đáp ứng nguồn
nhân lực của sự nghiệp công nghiệp hoá . Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ,
mục tiêu đến năm 2010, lao động qua đào tạo sẽ đạt tới mức 50% và qua dạy nghề
đạt 32%. Luật dạy nghề được thông qua và có hiệu lực từ ngày 12/12/2006 là minh
chứng cho quyết tâm này. Luật dạy nghề quy định cụ thể các nội dung về dạy
nghề: Trình độ dạy nghề, tuyển sinh dạy nghề, hợp đồng dạy nghề, thi, kiểm tra,
giáo viên dạy nghề, người học nghề...và những nội dung mới về dạy nghề: Đánh
giá cấp chứng chỉ nghề quốc gia, kiểm tra chất lượng dạy nghề, quyền và nghĩa vụ
của các doanh nghiệp trong hoạt động dạy nghề, dạy nghề cho người khuyết tật...
theo đó, phát triển nghề nghiệp. Có thể nói Luật dạy nghề đã tạo thành hành lang
pháp lý, là điểm mốc thực hiện đổi mới, thay đổi căn bản về dạy nghề, đã tác động
hết sức tích cực tới hoạt động dạy nghề.

Để đạt mục tiêu đã đề ra, Tổng cục dạy nghề triển khai nhiều kế hoạch như:
Mở rộng mạng lưới các cơ sở dạy nghề bằng cách thu hút đầu tư, tạo nhiều địa

15


điểm dạy nghề cho người lao động, phấn đấu tất cả thanh niên có nhu cầu học nghề
đều có chỗ học nghề; đồng thời, tăng nhanh số trường nghề để đến năm 2010 sẽ có
300 trường trung cấp nghề, 120 trường cao đẳng nghề và 700 trung tâm dạy nghề.
Nâng cao chất lượng dạy nghề thông qua việc tăng cường cơ sở vật chất, trang
thiết bị giảng dạy, thiết bị thực hành, nâng cao trình độ giáo viên, cán bộ quản lý,
phát triển chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề và theo yêu cầu của
vị trí làm việc.
1.1.2. Dạy học theo mô đun ở các nước trên thế giới
Những ưu điểm của đào tạo theo mô đun đã được các nhà quản lý tổ chức
đào tạo trên thế giới quan tâm và khai thác trong quá trình đào tạo, giáo dục ở tất
cả các cấp học, các đối tượng, đặc biệt đối với công nhân, nhân viên kỹ thuật.
Nhiều nước đã áp dụng mô đun trong quá trình đào tạo công nhân kỹ thuật.
Mỹ đã sớm sử dụng mô đun trong đào tạo công nhân khi đào tạo bổ túc tức
thời cho công nhân làm việc trong các dây chuyền ô tô của các hãng General Motor
và Ford vào những năm hai mươi của thế kỷ 20. Để đáp ứng yêu cầu sản xuất theo
kiểu Taylor vốn thống trị thời bấy giờ, công nhân được đào tạo cấp tốc trong các
khoá học chỉ kéo dài 2 - 3 ngày. Học viên được làm quen với mục tiêu công việc
và được đào tạo ngay tại dây chuyền với nội dung không thừa, không thiếu nhằm
đảm nhận được công việc cụ thể trong dây chuyền. Khi có sự thuyên chuyển vị trí
làm việc (nội dung làm việc khác), người công nhân phải qua một khoá học ngắn
hạn tương tự.
Ở Australia, đào tạo theo mô đun được áp dụng rộng rãi từ năm 1975, đặc
biệt, trong hệ thống giáo dục kỹ thuật và nâng cao (hệ thống TAEE). Trong hệ
thống này, các mô đun đào tạo và các khoá học theo mô đun ngày càng được hoàn

thiện và phổ biến rộng rãi. Cũng tại đây năm 1983, người ta đã tiến hành điều tra
tại 15 cơ sở đào tạo với 25 khoá học theo mô đun, các đối chứng, phân tích đã
được tiến hành và các chuyên gia thuộc Ban soạn thảo và cải tiến chương trình đã
đưa ra khuyến cáo nhằm khuyến khích, hướng dẫn việc sử dụng mô đun trong
đào tạo.

16


Nét nổi bật của việc nghiên cứu và ứng dụng mô đun ở Australia là sự kế
thừa và kết hợp các chương trình đào tạo truyền thống với các chương trình đào tạo
theo mô đun, cũng như cách tổ chức đánh giá các chương trình đào tạo theo mô
đun.
Ngoài ra, UNESCO và ILO là hai tổ chức quốc tế không chỉ khuyến khích
mà còn tạo điều kiện cho việc phát triển và ứng dụng các nhóm mô đun trong đào
tạo nghề nói riêng và đào tạo nói chung. Trong các hội nghị quốc tế về mô đun tại
Bangkok (12/1977) và Paris (11/1985), các khuyến cáo của UNESCO về sự cần
thiết triển khai áp dụng mô đun trong đào tạo đã được đặc biệt chú ý quan tâm.
Cũng với mục tiêu nhằm khuyến khích việc áp dụng mô đun trong giáo dục đào
tạo, cụ thể hơn, trong việc đào tạo giáo viên, các hội nghị khu vực tại Manila (5 1975) và tại Bangkok (12-1977), đã đề cập đến “việc phát triển các mô đun cho các
chương trình cơ sở của đào tạo giáo viên”.
Khác với UNESCO, ILO đã xây dựng cho mình một hệ thống đào tạo theo
mô đun hoàn chỉnh. Các quan điểm về đào tạo theo nhóm mô đun về cơ bản không
khác với những quan điểm đã được trình bày trong phần trên. Tuy nhiên, do chức
năng quốc tế, ILO đặt nhiệm vụ “quốc tế hoá” các mô đun đào tạo, và đã hình
thành một ngân hàng gồm 764 đơn nguyên học tập, nhưng cũng chỉ mới được 5
lĩnh vực nghề. ILO cho rằng một nghề nào đó đều được thể hiện qua các chuẩn kĩ
năng nghề, dù nghề đó được xem xét ở bất kỳ một quốc gia nào. Sự khác biệt của
các chuẩn này không lớn và chúng được đặc trưng bởi hệ thống mục tiêu đào tạo
(Aims and Objectives) và các kĩ năng thực hiện (Performance Skills). Chính các

chuẩn này là cơ sở để xây dựng các mô đun, đơn vị trung tâm trong các cấu trúc hệ
thống đào tạo theo mô đun của ILO. Nhỏ hơn mô đun là các đơn nguyên học tập,
có thể hiểu như là một đơn vị học tập nhằm để tạo ra một kĩ năng nghề. Mô đun kĩ
năng hành nghề là tập hợp của một số lượng nhất định các mô đun nhằm giúp
người học tìm kiếm được việc làm. Như vậy, trong hệ thống đào tạo theo mô đun
của ILO, tồn tại 3 cấp đơn vị học tập. Hệ thống 3 cấp này thể hiện những ưu điểm
nổi bật vốn có của mô đun (thực dụng, mềm dẻo…).

17


1.1.3. Dạy học theo mô đun ở Việt Nam
Ở nước ta, năm 1986 Viện nghiên cứu khoa học dạy nghề, với sự tài trợ của
UNESCO, đã tổ chức cuộc hội thảo về phương pháp biên soạn nội dung đào tạo
nghề, trong đó có đề cập đến kinh nghiệm đào tạo nghề theo mô đun ở một số
nước. Tiếp đó, năm 1990 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức một cuộc hội thảo với
sự tài trợ của ILO nhằm tìm hiểu khả năng ứng dụng phương thức đào tạo nghề
theo mô đun (MES) ở Việt Nam. Tháng 5-1992, Trung tâm Phương tiện kĩ thuật
dạy nghề (CREDEPRO) cũng đã tổ chức cuộc hội thảo về phương pháp tiếp cận
đào tạo nghề MES với tài trợ của UNDP. Trong thời gian những năm 1987 - 1994,
một số Trung tâm dạy nghề, dưới sự chỉ đạo của Vụ dạy nghề đã thử nghiệm biên
soạn tài liệu và đào tạo nghề ngắn hạn theo mô đun. Khi đề cương của ILO
năm1992 báo cáo lại hướng tới mô đun năng lực thì tình hình đổi khác. Dự án Giáo
dục kỹ thuật và Dạy nghề đã nghiên cứu, xây dựng và ứng dụng bước đầu những tư
tưởng mới của việc đào tạo nghề theo mô đun năng lực thực hiện và trình độ.
Khoảng nửa thế kỉ trước đây, thuật ngữ đào tạo theo năng lực thực hiện
(tiếng Anh là “Competency Based Training”) đã được sử dụng để mô tả một
phương thức đào tạo dựa chủ yếu vào những tiêu chuẩn quy định cho một nghề và
đào tạo theo các tiêu chuẩn đó chứ không dựa vào thời gian như trong đào tạo
truyền thống. Khái niệm trung tâm trong phương thức đào tạo “mới” này là năng

lực thực hiện (Competency - NLTH), nó được sử dụng làm cơ sở để lập kế hoạch,
thực hiện và đánh giá quá trình cũng như kết quả học tập.
Đào tạo theo NLTH chứa đựng trong nó những yếu tố cải cách, thể hiện ở
chỗ nó gắn rất chặt chẽ với yêu cầu của chỗ làm việc, của người sử dụng lao động,
của các ngành kinh tế.
Đào tạo theo mô đun là phương pháp đào tạo theo tiếp cận mục tiêu dựa trên
năng lực thực hiện trong đó nội dung đào tạo được chia thành các mô đun với tính
mở, tính mềm dẻo và linh hoạt cao, phù hợp với thị trường lao động luôn biến đổi.
Mô đun đào tạo là đơn vị chương trình dạy học tương đối độc lập, được cấu
trúc một cách đặc biệt bao gồm mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và hệ

18


thống công cụ đánh giá kết quả lĩnh hội, chúng gắn bó với nhau như một chỉnh thể
và có tính độc lập tương đối.
Khác với các môn học, các mô đun đào tạo được xây dựng dựa trên lôgíc
của hoạt động nghề nghiệp, trong đó tích hợp kiến thức lý thuyết với kỹ năng thực
hành nghề nghiệp hướng tới năng lực thực hiện các công việc và nhiệm vụ trong
nghề. Mỗi mô đun là chương trình đào tạo năng lực thành phần cần thiết để thực
hiện một công việc. Các mô đun có thể kết hợp với nhau linh hoạt để hình thành
nên một chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu đào tạo năng lực cho một nghề, một
việc làm hay một phần việc làm phù hợp với nhu cầu cá nhân người học, với sự
phát triển của khoa học kỹ thuật và với cấu trúc của nghề.
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
NGHỀ THEO CẤU TRÚC MÔ ĐUN
1.2.1. Một số khái niệm
1.2.1.1. Phát triển chương trình đào tạo
a. Đào tạo (training): là một quá trình nhà cung cấp dịch vụ đào tạo trang
bị cho đối tượng một hệ thống vững chắc những kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo cần

thiết đối với một lĩnh vực chuyên môn / nghề nghiệp nhất định nhằm đạt được mục
đích đào tạo nhất định.
Mục tiêu của đào tạo nghề là cung cấp cho người học những kỹ năng cần có
để thực hiện tất cả các nhiệm vụ liên quan tới các công việc nghề nghiệp đòi hỏi
hoặc các cơ hội tự lập trong khuôn khổ các chuẩn mực hiện hành. Sau quá trình
đào tạo, người học có thể nhận được kiến thức hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn chỉnh
của một lĩnh vực chuyên môn nhất định và có thể hành nghề trên lĩnh vực chuyên
môn đó. Hoàn thành một chương trình đào tạo quy định cho một cấp học nào đó
thông thường được cấp bằng quốc gia tương ứng.
b. Chương trình đào tạo
Khái niệm về “chương trình đào tạo” được bàn đến với những quan niệm /
khía cạnh sau:
- Là một số tài liệu về khoa học dạy học.

19


- Là một quá trình có tính hệ thống.
- Là một lĩnh vực học tập / nghiên cứu có tính khoa học.
Theo Điều 6 của Luật giáo dục “Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo
dục, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục,
phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả
giáo dục đối với các môn học ở lớp, mỗi cấp học hoặc trình độ đào tạo” .
Theo tác giả Nguyễn Văn Khôi, chương trình đào tạo (CTĐT) được định
nghĩa theo 2 cách :
+ Định nghĩa 1: CTĐT là bản thiết kế tổng thể cho hoạt động đào tạo. Hoạt
động đó có thể chỉ là một khoá đào tạo kéo dài một vài giờ, một ngày, một tuần
hoặc vài năm. Nó cho ta biết nội dung cần đào tạo, chỉ rõ những gì ta có thể trông
đợi ở người học sau khoá học, nó phác họa ra quy trình cần thiết để thực hiện nội
dung đào tạo, nó cũng cho ta biết phương pháp đào tạo và cách thức kiểm tra đánh

giá kết quả học tập và tất cả những cái đó được xếp theo thời gian biểu chặt chẽ.
+ Định nghĩa 2: CTĐT là một bản thiết kế tổng thể, đồng bộ bao quát các hoạt
động chính của quá trình giáo dục trong khoảng thời gian xác định, trong đó trình bày
các mục tiêu học tập mà người học cần đạt được, khối lượng mức độ nội dung học
tập, định hướng về phương pháp, hình thức tổ chức học tập, cách thức đánh giá kết
quả học tập,... nhằm đạt các mục tiêu đề ra.
1.2.1.2. Mô đun đào tạo
a. Khái niệm
Mô đun có nguồn gốc từ thuật ngữ Latinh “modulus” với nghĩa đầu tiên là
mực thước, thước đo. Trong kiến trúc xây dựng La mã nó được sử dụng như một
đơn vị đo. Đến giữa thế kỷ 20, thuật ngữ modulus mới được truyền tải sang lĩnh
vực kỹ thuật. Nó được dùng để chỉ các bộ phận cấu thành của các thiết bị kỹ thuật
có các chức năng riêng biệt có sự hỗ trợ và bổ sung cho nhau, không nhất thiết
phải hoạt động độc lập. Mô đun mở ra khả năng cho việc phát triển, hoàn thiện và
sửa chữa sản phẩm. Đặc điểm căn bản của mô đun là: tính độc lập tương đối, tính
tiêu chuẩn hoá và tính lắp lẫn.

20


Mô đun đào tạo có nguồn gốc từ Mỹ, lần đầu tiên được sử dụng vào năm
1869 tại trường đại học Harward với mục tiêu: tạo điều kiện cho sinh viên có khả
năng lựa chọn các môn học ở các chuyên ngành.
Trong đào tạo có nhiều khái niệm về mô đun:
- Mô đun là một đơn vị học tập liên kết tất cả các yếu tố của các môn học lý
thuyết, kỹ năng, các kiến thức liên quan để tạo ra một trình độ.
- Mô đun là một đơn vị học tập trọn vẹn và có thể được thực hiện theo cá
nhân hoá và theo một trình tự xác định trước để kết thúc mô đun.
- Mô đun là một đơn vị trọn vẹn về mặt chuyên môn. Vì vậy, nhờ những
điều kiện cơ bản mỗi mô đun tương ứng với một khả năng tìm việc. Điều đó có

nghĩa khi kết thúc thành công mỗi mô đun sẽ tạo ra những khả năng cần thiết cho
việc tìm việc làm. Đồng thời, mỗi mô đun có thể hình thành một bộ phận nhỏ trong
chuyên môn của một người thợ lành nghề.
- Mô đun chia quá trình đào tạo ra làm các thành tố đơn giản. Mỗi thành tố
hoặc mô đun được xác định bởi mục đích kỹ năng tiên quyết phải có, nội dung và
độ dài thời gian. Thường thì mô đun nhấn mạnh vào phát triển năng lực hơn là
kiến thức đạt được, tạo khả năng cho người thợ nhanh chóng thích nghi với môi
trường nghề nghiệp và có thể được cấp chứng chỉ.
b. Các dấu hiệu đặc trưng của mô đun đào tạo
Về mặt thực tiễn, các dấu hiệu của mô đun giúp cho việc xác định và nhận
diện mô đun đào tạo và phân biệt nó với bài học của chương trình đào tạo truyền
thống.
Mô đun có các dấu hiệu đặc trưng sau:
- Tính trọn vẹn: “Mô đun là đơn vị học tập trọn vẹn và có thể được thực hiện
theo cá nhân hoá, theo một trình tự nhất định trước hết để kết thúc
mô đun” .
Tính trọn vẹn là dấu hiệu mang tính bản chất của mô đun đào tạo. Mỗi mô
đun bao giờ cũng chứa đựng một chủ đề trí dục được xác định một cách tường
minh. Từ đó, các mục tiêu được xác định, các phương pháp, nội dung và quy trình

21


được hình thành, tạo ra một hệ toàn vẹn. Tính trọn vẹn của mô đun được thể hiện
qua các phương diện:
+ Trọn vẹn trong khả năng làm được của người học. Sau khi kết thúc một
mô đun học tập người học phải đạt đến những thay đổi về năng lực hành động
trong cả lĩnh vực nhận thức, kỹ năng và thái độ tương ứng với chủ đề xác định.
Trong đào tạo nghề, dấu hiệu này của mô đun được thể hiện khá rõ.
+ Trọn vẹn trong cấu trúc. Mô đun đào tạo không chỉ thuần tuý chứa đựng

các mục tiêu mà nó còn bao gồm cả nội dung, cách thức thực hiện để đạt được mục
tiêu đó, cũng như hệ thống các công cụ xác định khả năng đạt được mục tiêu ở
người học.
- Tính lắp ghép phát triển: Dấu hiệu thể hiện khả năng lắp ghép và sử dụng
nhiều lần của mô đun trong phát triển chương trình do tính trọn vẹn mà các mô đun
có được. Tuỳ theo các vấn đề học tập của người học (từ mục đích của người học)
các “tổ hợp” khác nhau của các mô đun được hình thành. Các mô đun được ghép
theo “chiều ngang” nếu như cần trang bị những kỹ năng, kiến thức cơ bản, rộng của
nhiều lĩnh vực, công việc khác nhau.
- Tính tích hợp của mô đun chỉ ra bằng cách nào mô đun đào tạo có tính trọn
vẹn. Ví dụ, một mô đun đào tạo nhằm mục tiêu hoàn thành khả năng tiện trục trơn cần
phải trang bị kiến thức, kỹ năng của nhiều lĩnh vực khoa học, kỹ thuật: toán (tính toán
khối lượng phôi, vật tư phụ…), vẽ kỹ thuật, cơ kỹ thuật, an toàn và môi trường, kỹ
năng nghề tiện, sử dụng dụng cụ,…
- Theo nhịp độ người học. Dấu hiệu này còn được sử dụng dưới thuật ngữ cá
nhân hoá (Individualization). Nó đặc trưng cho khả năng đáp ứng các điều kiện
học tập của mọi cá nhân về trình độ, lứa tuổi, thời gian của mô đun. Chương trình
đào tạo cần tính đến khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người học khách hàng. Có thể cùng theo học một khoá học nhưng mục đích của người thợ
đang hành nghề khác với một học sinh phổ thông chuẩn bị hành trang vào đời. Vì
vậy, chương trình học phải được cấu trúc trên cơ sở kiểm tra năng lực nhập học của
người học, thời gian và khả năng của người học và quan trọng hơn cả là mục đích

22


học tập của mỗi người. Theo nhịp độ người học là một dấu hiệu liên quan tới cá
nhân hoá việc học tập
- Đánh giá liên tục và hiệu quả: Là dấu hiệu còn được trình bày bởi các thuật
ngữ tương đương: “Đánh giá mức độ thuần thục nghề”. Dấu hiệu này thể hiện một
phương pháp đánh giá đặc thù của mô đun đào tạo: Đánh giá liên tục để “nhắc nhở”

chuẩn mực, để giảm sức ép tâm lý, để gia tăng động cơ học tập. Như vậy, đánh giá
trong đào tạo theo mô đun không nhằm đánh trượt người học, nó theo nhịp độ của
người học và chủ yếu do người học tự kiểm tra đánh giá mình. Quá trình đánh giá
được bố trí trong suốt quá trình đào tạo không chỉ nhằm nhắc nhở chuẩn mực và chia
nhỏ rủi ro cho người học mà nó còn nằm trong chính tiến trình nhận thức, nó chính là
một nội dung đào tạo.
1.2.1.3. Phần tử học tập
Phần tử học tập (submođun) là một bộ phận cấu thành của mô đun, có kích
thước nhỏ hơn mô đun. Mỗi phần tử học tập nhằm hình thành một năng lực thực
hiện. Mỗi năng lực thực hiện đó bao gồm ba nhóm thành tố:
- Nhóm vận động tâm sinh lý: Gồm các kỹ năng liên quan tới việc làm theo,
tự thực hiện, thuần thục các công việc.
- Nhóm nhận biết: Các kỹ năng có định hướng áp dụng, phân tích, tổng hợp,
đánh giá các nguyên tắc, khái niệm.
- Nhóm cảm thụ: Các kỹ năng hướng tới việc tiếp nhận, biểu hiện, ý thức,
đánh giá tình cảm, cảm xúc, thái độ hoặc sự nhạy cảm.
1.2.1.4. Mô đun kỹ năng hành nghề
Khi xem xét tính chất của mô đun đào tạo, ta biết rằng chúng giúp cho
người học có được các kỹ năng thực hiện đầy đủ để hoàn thành một nhiệm vụ trọn
vẹn. Như vậy, khi hoàn thành một mô đun, người học có khả năng đảm nhiệm
thành công một công việc cụ thể, qua đó họ có thể giải quyết được vấn đề học tập
của mình. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, để có thể đáp ứng được yêu cầu
của thực tiễn, người thợ không chỉ dừng lại ở một vài kỹ năng đơn lẻ mà cần có
khả năng thực hiện, đảm nhận một số nhiệm vụ, chức năng của nghề. Thực tế này

23


dẫn đến việc chỉ học tập một mô đun không còn đáp ứng được nữa, thay vào đó
người học cần lựa chọn và học tập một số lượng mô đun nhất định. Một tập hợp

hữu hạn các mô đun nhằm giúp cho người học có khả năng giải quyết được vấn đề
theo yêu cầu của thực tiễn được gọi là mô đun kỹ năng hành nghề.
1.2.2. Nguyên tắc xây dựng và phát triển chương trình đào tạo
Để đảm bảo chất lượng đào tạo, nội dung chương trình đào tạo phải được xây
dựng hoặc phát triển theo một số nguyên tắc cơ bản sau đây:
a. Đảm bảo thực hiện mục tiêu đào tạo
- Mục tiêu đào tạo nghề được thực hiện theo Điều 33 của Luật giáo dục:
“Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ
năng nghề nghiệp ở trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức
kỷ luật, tác phong công nghiệp. Có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao
động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố
quốc phòng, an ninh.” .
- Đảm bảo các yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục nghề nghiệp
theo Điều 34 Luật giáo dục: “Nội dung giáo dục nghề nghiệp phải tập trung đào
tạo năng lực thực hành nghề nghiệp, coi trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện sức
khoẻ, rèn luyện kỹ năng theo yêu cầu đào tạo của từng nghề, nâng cao trình độ học
vấn theo yêu cầu đào tạo”. “Phương pháp giáo dục nghề nghiệp phải kết hợp rèn
luyện kỹ năng thực hành với giảng dạy lý thuyết để giúp người học có khả năng
hành nghề và phát triển nghề nghiệp theo yêu cầu của từng công việc” .
b. Đảm bảo chất lượng đào tạo
Chất lượng đào tạo được thể hiện chính qua năng lực của người được đào tạo
sau khi hoàn thành chương trình đào tạo. Năng lực này bao hàm các yếu tố chính
như khối lượng, nội dung và trình độ kiến thức được đào tạo, kỹ năng thực hành
nghề được đào tạo, năng lực nhận thức và năng lực tư duy được đào tạo, các phẩm
chất nhân văn và phẩm chất nghề nghiệp có được sau đào tạo.

24



×