Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Sử dụng công nghệ mô phỏng trong dạy học mô đun kỹ thuật điện tử tại trường trung cấp nghề số 18 bộ quốc phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 100 trang )

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................4
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................6
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU .............................................................7
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................8
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................8
2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................9
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................................9
4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................9
5. Giả thuyết khoa học ................................................................................................9
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................................................................9
7. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................10
8. Cấu trúc luận văn ..................................................................................................10
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ỨNG DỤNG ...........................11
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ............................................................................11
1.2. Lý luận và công nghệ mô phỏng ........................................................................12
1.2.1. Lý luận mô phỏng .....................................................................................12
1.2.2. Công nghệ mô phỏng ................................................................................17
1.2.3 Ý nghĩa khoa học và ứng dụng thực tiễn của Công nghệ mô phỏng .......18
1.3. Lý luận và công nghệ dạy học tương tác ...........................................................20
1.3.1 Bộ ba tác nhân (3E)...................................................................................21
1.3.2 Bộ ba thao tác (3A) ..................................................................................21
1.3.3 Bộ ba tương tác .........................................................................................22
1.3.4 Các nguyên lý và nguyên tắc dạy học ......................................................24
1.3.4.1. Bộ ba nguyên lí cơ bản ......................................................................24
1.3.4.2. Bộ ba nguyên tắc ứng xử ...................................................................25
1.3.5. Động lực học lớp học ..............................................................................26
1.3.6. Công nghệ dạy học tương tác ...................................................................27
1.3.6.1. Định nghĩa. .......................................................................................27



1.3.6.2. Phương tiện dạy học tương tác .........................................................27
1.3.7. Phương pháp dạy học tương tác ..............................................................31
1.3.7.1. Định nghĩa .........................................................................................31
1.3.7.2. Hình thức tổ chức dạy học tương tác .................................................32
1.3.7.3. Quy trình dạy học tương tác .............................................................32
1.3.8. Kỹ năng dạy học tương tác ......................................................................35
1.3.9. Vài lưu ý về công nghệ dạy học hiện đại..................................................36
1.4. Thực trạng việc ứng dụng công nghệ mô phỏng vào giảng dạy tại Trường
Trung cấp nghề số 18/ BQP ......................................................................................37
1.4.1. Giới thiệu chung về Trường trung cấp nghề số 18/ BQP ........................37
1.4.2. Cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên của Trường Trung cấp nghề số 18 .38
1.4.2.1. Cơ sở vật chất ....................................................................................38
1.4.2.2 Đội ngũ giáo viên của trường .............................................................38
1.4.3. Đặc điểm của học sinh học nghề ..............................................................38
1.4.4. Đặc điểm và thực trạng dạy học của mô đun Kỹ thuật điện tử tại trường
............................................................................................................................39
1.4.4.1. Đặc điểm của mô đun Kỹ thuật điện tử..............................................39
1.4.4.2. Thực trạng dạy học của mô đun Kỹ thuật điện tử tại trường trung cấp
nghề số 18 .......................................................................................................40
KẾT LUẬN CHƯƠNG I ..........................................................................................42
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG MÔ PHỎNG TRONG DẠY HỌC MÔ
ĐUN KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ CỦA NGÀNH ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP TẠI
TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ SỐ 18 ...................................................................43
2.1. Nguyên tắc thiết kế bài giảng với ứng dụng công nghệ mô phỏng ....................43
2.1.1. Những bật cập về phương pháp truyền thống khi dạy chuyên ngành kỹ
thuật [14] ............................................................................................................43
2.1.2. Tính tất yếu khi sử dụng khoa học công nghệ trong giáo dục chuyên
ngành kỹ thuật ....................................................................................................44
2.1.3. Nguyên tắc thiết kế bài giảng với ứng dụng công nghệ mô phỏng ..........44

2.2.2. Quy trình thiết kế bài giảng mô đun Kỹ thuật điện tử ..............................48
2.3. Tiêu chí đánh giá sự hỗ trợ của công nghệ mô phỏng vào giảng dạy ...............55

2


2.3.1. Ý nghĩa của việc đánh giá sự hỗ trợ của công nghệ mô phỏng trong dạy
học ....................................................................................................................55
2.3.2. Nguyên tắc xây dựng các tiêu chí đánh giá sự hỗ trợ của CNMP trong
dạy học: ..............................................................................................................56
2.4. Xây dựng bài giảng modul kỹ thuật điện tử sử dụng công nghệ mô phỏng .......58
2.4.1. Giáo án thứ nhất .......................................................................................59
2.4.2. Giáo án thứ hai .........................................................................................66
2.4.3. Giáo án thứ ba ..........................................................................................73
KẾT LUẬN CHƯƠNG II .........................................................................................80
CHƯƠNG 3: KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ......................................................81
3.1. Lấy ý kiến chuyên gia .........................................................................................81
3.1.1 Đối tượng khảo sát lấy ý kiến ....................................................................81
3.1.2 Nội dung khảo sát ......................................................................................81
3.1.3 Kết quả khảo sát ........................................................................................81
3.2. Kiểm nghiệm sư phạm tại Trường Trung cấp nghề số 18..................................82
3.2.1. Mục đích kiểm nghiệm ..............................................................................82
3.2.2. Đối tượng kiểm nghiệm ............................................................................82
3.2.3. Chuẩn bị các điều kiện kiểm nghiệm ........................................................83
3.2.4. Nội dung và tiến trình kiểm nghiệm .........................................................84
3.1.4.1. Nội dung kiểm nghiệm .......................................................................84
3.2.4.2. Tiến trình kiểm nghiệm ......................................................................84
3.2.4.3. Kết quả kiểm nghiệm ..........................................................................85
3.3. Đánh giá hiệu quả bài giảng sử dụng công nghệ mô phỏng. ............................87
KẾT LUẬN CHƯƠNG III........................................................................................89

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................90
1. Kết luận .................................................................................................................90
2. Kiến nghị ...............................................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................91
PHỤ LỤC 1 ...............................................................................................................93
PHỤ LỤC 2 ...............................................................................................................96

3


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, với sự giúp đỡ tận tình của các
Thầy (Cô) giáo, sự động viên khích lệ của gia đình, đồng nghiệp và bạn bè cùng với
sự cố gắng của bản thân, tác giả đã hoàn thành luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý
luận và phương pháp dạy học, chuyên sâu Sư phạm Kỹ thuật Điện với đề tài: Ứng
dụng công nghệ mô phỏng trong dạy học mô đun “ Kỹ thuật điện tử” tại Trường
Trung cấp nghề số 18- Bộ Quốc Phòng.
Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS
Nguyễn Xuân Lạc đã trực tiếp hướng dẫn, cung cấp tài liệu và gợi mở ý tưởng, chỉ
bảo tác giả tận tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, viện Sau đại học, viện Sư
phạm Kỹ thuật, các quý Thầy (Cô) trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tạo điều
kiện cho tác giả học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám Hiệu, Trưởng Khoa Điện –
Điện lạnh trường trung cấp nghề số 18/ BQP đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên tác
giả trong suốt quá trình học tập và làm luận văn thạc sĩ.
Tác giả xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của các Thầy (Cô)
giáo, các đồng nghiệp cùng toàn thể các bạn học viên đã giúp đỡ tác giả hoàn thành
đề tài luận văn.
Hà Nội, tháng 09 năm 2016

Tác giả luận văn

Đỗ Thị Xuân

4


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, những gì được trình bày trong luận văn này là do sự tìm
hiểu và nghiên cứu của bản thân. Mọi kết quả nghiên cứu cũng như ý tưởng của các
tác giả khác nếu có đều được trích dẫn nguồn gốc cụ thể.
Luận văn này cho đến nay chưa được bảo vệ tại bất kỳ một hội đồng bảo vệ
luận văn Thạc sĩ nào và chưa được công bố trên bất kỳ một phương tiện thông tin
nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những điều đã cam đoan ở trên đây.

Hà Nội, ngày tháng 9 năm 2016
Tác giả

Đỗ Thị Xuân

5


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BQP: Bộ quốc phòng
CNH- HĐH: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
CNMP: Công nghệ mô phỏng
VR: Môi trường ảo
CNTT: Công nghệ thông tin

HS: Học sinh
KHKT: Khoa học kỹ thuật
LAN : Local Area Network
PP: Phương pháp
QTDH: Quá trình dạy học
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông
TCN, CĐN: Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề
NH: Người học
ND: Người dạy
MT: Môi trường

6


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU

Hình 1. 1. Lược đồ chức năng của hệ thống/quá trình dạy học ................................20
Hình 1. 2. Bộ ba tương tác ........................................................................................22

Hình 2. 1. Quy trình xây dựng bài giảng theo ứng dụng công nghệ mô phỏng ........48
Hình 2. 2. Quy trình thiết kế mạch điện bằng phần mềm Multisim 13.0.1 ..............51
Hình 2. 3. Quy trình xây dựng bài giảng bằng phần mềm powerpoint .....................53
Hình 2. 4. Mô phỏng đo điện áp dùng Multisim13.0.1 .............................................65
Hình 2. 5. Mô phỏng đo dòng điện dùng Multisim13.0.1.........................................65
Hình 2. 6. Mô phỏng đo điện trở dùng Multisim13.0.1 ............................................66
Hình 2. 7. Mạch xén mức trên...................................................................................72
Hình 2. 8.Mạch xén mức dưới ..................................................................................72
Hình 2. 9. Mạch logic và bảng chân lý .....................................................................78
Hình 2. 10. Mạch logic và mạch chuyển đổi tương đương .......................................78

Hình 2. 11. Mạch logic và mạch chuyển đổi tương đương dùng cổng NAND ........79

Bảng 3. 1. Kết quả khảo sát bình quân qua lấy ý kiến chuyên gia ...........................82
Bảng 3. 2. Thống kê điểm kiểm tra ...........................................................................85
Bảng 3. 3. Kết quả kiểm tra của nhóm kiểm nghiệm và nhóm đối chứng theo % ...86
Bảng 3. 4. Tỷ lệ điểm tổng kết lớp kiểm nghiệm và đối chứng …………………………….86

7


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển khoa học kỹ thuật mạnh mẽ trong thập niên trở lại đây không chỉ
góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các nền kinh tế mà đã và đang quay
trở lại tác động lớn vào quá trình giáo dục và đào tạo. Các kiến thức khoa học mới,
các yêu cầu mới của từng ngành, nghề đang trở thành mục tiêu của quá trình dạy
học, đồng thời góp phần phát triển các công cụ dạy học mang tính trực quan và đạt
hiệu quả sư phạm cao hơn.
Công nghệ phần mềm với những ưu điểm nổi bật như: Là ngân hàng dữ liệu
khổng lồ và đa dạng được kết nối với nhau và với người sử dụng qua những mạng
máy tính kể cả Internet … có thể được khai thác để tạo nên những điều kiện cực kì
thuận lợi và nhiều khi không thể thiếu để học sinh học tập trong hoạt động và bằng
hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo, được thực hiện độc lập hoặc trong giao lưu.
Những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ,
âm thanh sống động làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận có lý,
học sinh có thể có những dự đoán về các tính chất, những quy luật mới. Đây là một
công dụng lớn của công nghệ thông tin và truyền thông trong quá trình đổi mới
phương pháp dạy học.
Việc ứng dụng công nghệ phần mềm vào công tác giảng dạy sẽ giúp người dạy
có khả năng tái tạo và mô phỏng lại các hiện tượng thực tế với độ chính xác và

tương tác cao. Bài giảng sẽ trở nên sinh động hơn, người học có cái nhìn trực quan
và “gần” hơn với các hiện tượng, khoảng cách giữa giáo viên và người học được thu
hẹp lại, tương đương với những “đồng nghiệp” nghiên cứu khoa học, tăng cường
khả năng trao đổi và truyền dạy kiến thức.
Với mỗi Nhà trường, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đề ra là phải làm sao sau
khi tốt nghiệp, người học có thể bắt tay ngay vào lao động sản xuất, hay hoạt động
một lĩnh vực khoa học nào đó có thể tiếp thu một cách mau chóng và thích ứng với
sự phát triển của khoa học kỹ thuật.
8


Việc giảng dạy mô đun Kỹ thuật điện tử tại Trường Trung cấp nghề số 18 tuy
đã đáp ứng được mục tiêu của mô đun đề ra song vẫn chỉ dừng lại ở việc hiểu
nguyên lý và lắp ráp được một số mạch điện ứng dụng cơ bản. Việc ứng dụng
phương pháp mô phỏng trong dạy học mô đun Kỹ thuật điện tử sẽ tạo trực quan
sinh động , học sinh sẽ được “ học bằng làm”, tạo điều kiện tương tác ảo, thử sai các
tình huống kỹ thuật mà thực tế khó cho phép thực hiện. Ngoài ra còn tạo cho học
sinh khả năng khám phá, nghiên cứu sâu hơn các lĩnh vực kỹ thuật mà mình mong
muốn. Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại Nhà trường, tác giả đã lựa chọn để
tài: Sử dụng công nghệ mô phỏng trong dạy học mô đun “Kỹ thuật điện tử” tại
Trường Trung cấp nghề số 18 – Bộ quốc phòng.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng bài giảng cho mô đun Kỹ thuật điện tử, sử dụng công nghệ mô phỏng
nhằm nâng cao chất lượng của quá trình dạy học.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học mô đun Kỹ thuật điện tử tại Trường
Trung cấp nghề.
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Nghiên cứu, triển khai sử dụng công nghệ mô phỏng vào dạy mô đun Kỹ thuật
điện tử của ngành Điện tử công nghiệp tại Trường Trung cấp nghề.

4. Phạm vi nghiên cứu
Lý thuyết và công nghệ mô phỏng trong dạy học kỹ thuật, vận dụng vào việc
xây dựng và sử dụng một số bài giảng mô phỏng trên máy tính cho mô đun Kỹ
thuật điện tử của ngành Điện tử công nghiệp, tại Trường Trung cấp nghề số 18.
5. Giả thuyết khoa học
Sử dụng công nghệ mô phỏng vào việc dạy học mô đun Kỹ thuật điện tử một
cách hợp lý, đảm bảo các nguyên lý, nguyên tắc của dạy học sẽ góp phần nâng cao
chất lượng và hiệu quả dạy học.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề về lý luận liên quan đến đề tài
9


- Tìm hiểu được quá trình dạy học mô đun Kỹ thuật điện tử tại Trường Trung
cấp nghề số 18.
- Xây dựng một số bài giảng mẫu của mô đun Kỹ thuật điện tử có sử dụng công
nghệ mô phỏng.
- Đánh giá kết quả nghiên cứu
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp nghiên cứu kiểm nghiệm
8. Cấu trúc luận văn
Sau phần mở đầu, luận văn sẽ có cấu trúc gồm 3 chương với các nội dung:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn ứng dụng công nghệ mô phỏng trong dạy học
mô đun.
Chương 2: Xây dựng bài giảng mô phỏng trong dạy học mô đun Kỹ thuật điện tử
của ngành Điện tử công nghiệp tại Trường Trường trung cấp nghề số 18.
Chương 3: Kiểm nghiệm sư phạm


10


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ MÔ PHỎNG TRONG DẠY HỌC MÔ ĐUN
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Như sẽ được định nghĩa (mục 1.2.1) thì nghiên cứu (hay nhận dạng) một đối
tượng bằng thí nghiệm quan sát được và điều khiển được trên mô hình của đối
tượng đó, được gọi là mô phỏng. Thay cho việc phải nghiên cứu đối tượng thực, cụ
thể mà nhiều khi là không thể hoặc tốn kém, người ta mô hình hoá đối tượng đó
trong phòng thí nghiệm và tiến hành nghiên cứu đối tượng đó dựa trên mô hình này.
Ta có thể thực hiện việc mô phỏng từ những những phương tiện đơn giản như giấy,
bút đến các vật liệu tái tạo nguyên mẫu ( mô hình bằng gỗ, gạch, sắt…) hay hiện đại
dùng máy tính để làm môi trường mô phỏng (virtual reality, viết tắt là VR).
Từ 2000 năm trước, Tôn Tử - nhà chiến lược của Trung Hoa cổ đại - đã viết
trong binh pháp của mình là: trước mỗi trận chiến, người cầm quân hãy suy nghĩ
cho chín muồi trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào. Đó chính là ý tưởng chủ đạo
của khái niệm mô phỏng ngày nay. Từ thập niên 1980 các nước phát triển bắt đầu
phát triển các ứng dụng mô phỏng. Tuy nhiên cũng giống như nhiều ngành công
nghệ khác CNMP chỉ thực sự được phát triển ứng dụng rộng rãi trong mấy năm gần
đây nhờ sự phát triển của tin học và máy tính. Tại các nước phát triển, chúng ta có
thể nhận thấy VR được ứng dụng trong mọi lĩnh vực: Khoa học kỹ thuật, kiến trúc,
quân sự, giải trí, du lịch, địa ốc... và đáp ứng mọi nhu cầu: Nghiên cứu- Giáo dụcThương mại-dịch vụ. Bên cạnh các ứng dụng truyền thống như y học, du lịch, nghệ
thuật, giải trí, bất động sản hay một số ứng dụng mới nổi lên trong thời gian gần đây
như: VR ứng dụng trong sản xuất, VR ứng dụng trong ngành rôbốt…thì VR cũng
được sử dụng rất hiệu quả trong giáo dục đào tạo.
Trong lĩnh vực giáo dục, các bài giảng có sử dụng công nghệ VR kết hợp
phương tiện nghe nhìn hiện đại sẽ tạo cho sinh viên nhiều kỹ năng như khả năng
thao tác trên đối tượng, khả năng tự do phát triển tư duy, lựa chọn con đường tối ưu
để nhận thức, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không

đơn thuần chỉ là “thầy đọc, trò chép” như kiểu truyền thống, học sinh được khuyến
11


khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự
học tập, tự rèn luyện của bản thân.
Công nghệ mô phỏng có tiềm năng ứng dụng vô cùng lớn. Gần đây nhất là
sự xuất hiện của công nghệ tăng cường thực tại ảo” AR (Augmented Reality) được
phát triển từ công nghệ thực tế ảo VR, AR cho phép con người quan sát những vật
trong thế giới thật thông qua một thiết bị điện tử. Ngoài những gì mắt thường ta
nhìn thấy, thiết bị điện tử còn cho ta biết những thông tin khác liên quan đến vật
đang được quan sát. Công nghệ AR đã được sử dụng vào dạy học thông qua các bộ
sách đặc biệt, ngoài nội dung như sách bình thường ra thì ta còn có thể hiển thị hình
ảnh 3D của đối tượng. Giải pháp ứng dụng công nghệ VR, công nghệ AR trong dạy
học sẽ giúp quá trình dạy học kỹ thuật trở thành quá trình trải nghiệm kỹ thuật thực
sự.
1.2. Lý luận và công nghệ mô phỏng
1.2.1. Lý luận mô phỏng
Công nghệ mô phỏng với khả năng tái tạo và mô phỏng lại các hiện tượng
thực tế với độ chính xác và có tính tương tác cao, khi được sử dụng trong dạy học
sẽ làm bài giảng trở nên sinh động, thu hút học sinh. Để sử dụng CNMP thực sự
hiệu quả cần hiểu rõ những khái niệm mô hình, mô phỏng và lý thuyết mô hình hóa.
Vì đó là nội dung cơ bản của hệ thống tri thức về nhận dạng, nghiên cứu và ứng
dụng mô phỏng trong khoa học, công nghệ.
Mô hình [12], theo nghĩa chung nhất, được hiểu là một thể hiện bằng thực
thể hoặc bằng khái niệm – theo một cách tiếp cận xác định – một số thuộc tính và
quan hệ tiêu biểu của một đối tượng nào đó (gọi là nguyên hình) nhằm một trong
hai, hoặc cả hai, mục đích nhận thức sau:
– Làm đối tượng quan sát (nhận dạng) thay cho nguyên hình,
– Làm đối tượng nghiên cứu (thực nghiệm hay suy diễn) về nguyên hình.

Về mặt công nghệ mô hình cần thỏa mãn những yêu cầu sau:
12


a. Hợp thức (validity)
Một mô hình được gọi là hợp thức (hay nôm na là “đủ tư cách đại diện” cho
nguyên hình) nếu nó thể hiện được một số thuộc tính và quan hệ tiêu biểu của
nguyên hình, theo định nghĩa [12], và những kết quả khảo sát trên mô hình đủ để
rút ra những kết luận hợp lí đáp ứng yêu cầu nhận thức đề ra đối với nguyên hình.
Tính hợp thức của một số loại mô hình thông dụng trong khoa học tự nhiên,
công nghệ (trong đó có công nghệ dạy học) và những bộ môn khoa học xã hội và
nhân văn thuộc vùng tương giao với khoa học tự nhiên và công nghệ (như thống kê
xã hội học, thống kê ngôn ngữ học, kinh tế lượng, điều khiển học kinh tế,…) thường
được xác định bởi những lí thuyết mô hình hoá tương ứng. Trong rất nhiều trường
hợp khác, khi đề xuất mô hình, chỉ có thể luận chứng tính hợp thức của nó dựa vào
những kinh nghiệm và những luận điểm của logic hình thức hoặc logic biện chứng,
chấp nhận được (qua thực tiễn lịch sử), sau đó kiểm chứng tính hợp thức bằng
nghiên cứu thực nghiệm (theo luật thống kê) trên mô hình đề xuất. Đó chính là con
đường xây dựng lí thuyết của rất nhiều bộ môn khoa học, kể cả khoa học tự nhiên
và công nghệ. Đối tượng nghiên cứu của mỗi bộ môn này là mô hình của một hệ
thống thực được xét. Khi ấy, thông thường chưa có một lí thuyết mô hình hóa nào
có sẵn cho phép khẳng định ngay về tính hợp thức; thực tiễn ứng dụng sẽ chứng
minh tính đúng đắn của mô hình và lí thuyết khoa học được xây dựng cho mô hình
đó.
b. Quan sát được và điều khiển được (observability and controllability)
Trong trường hợp thông thường, với mô hình thực thể, đó chính là tính trực
quan của mô hình (“thấy” được và “nắm bắt” được ). Trong lý thuyết điều khiển tự
động thì tính quan sát được và điều khiển được lại được định nghĩa: Tính quan sát
được là khả năng "quan sát", thông qua việc đo lường đầu ra, và trạng thái của một
hệ thống. Nếu một trạng thái là không thể quan sát được, bộ điều khiển sẽ không

bao giờ có thể xác định hành vi đó và do đó không thể sử dụng nó để ổn định hóa hệ
thống. Tính điều khiển được là khả năng tác động vào hệ thống để đạt được trạng
13


thái đặc biệt bằng cách sử dụng một tín hiệu điều khiển thích hợp. Nếu một trạng
thái là không thể điều khiển được, thì sẽ không có tín hiệu nào có thể có khả năng
điều khiển trạng thái đó
c. Tương tác tham biến (parametric interactivity)
Mô phỏng trong môi trường nghiên cứu hay dạy học tương tác, còn đòi hỏi điều
khiển được ở mức đô ̣ có thể tùy biến nhập tố (customize input) theo ý muốn của
người quan sát (qua thao tác trực tiếp và liên tục) – gọi là tương tác tham biến hay
tương tác tùy biến – dẫn đến biến thiên tương ứng của xuất tố (thể hiện trạng thái
của đối tượng nghiên cứu), hơn thế nữa, các tương tác này còn có thể thực hiện
được vào mọi lúc, ở mọi chỗ và với mọi (mức) độ để tạo thuận lợi cho nghiên cứu
tình huống và tự học.
Ví dụ, những mô hình động mô phỏng trên Multisim 13.0.1. đều là những mô
hình có thể tương tác tùy biến, quan sát được và điều khiển được.
d. Khả thi và hiệu quả (feasibility and effectiveness)
Theo định nghĩa, mô hình chỉ thể hiện một số thuộc tính và quan hệ tiêu biểu
của nguyên hình, vì thế thường được xem là đơn giản hơn nguyên hình, tuy nhiên, ít
hơn về thuộc tính và quan hệ tiêu biểu, không luôn luôn đồng nhất với đơn giản hơn
về cấu trúc hoặc cấu tạo, bởi vậy nói chung không nên xem tính đơn giản là một đặc
điểm của mô hình. Đối với người nghiên cứu, không phải đơn giản hơn mà khả thi
hơn và hiệu quả hơn mới là yêu cầu, là mục đích của việc thay nguyên hình bằng
mô hình tương ứng.
Mô hình hóa: Biểu diễn một đối tượng nghiên cứu bằng mô hình tương ứng theo
một cách tiếp cận nào đó, gọi là mô hình hóa đối tượng theo cách tiếp cận ấy.
Mô hình hóa là bước khởi đầu tất yếu, có tính quyết định đối với hiệu quả của quá
trình mô phỏng đối tượng thực (nguyên hình), đòi hỏi ở người nghiên cứu nhiều kĩ

năng trí tuệ chuyên biệt và lao động công phu.

14


Trong lĩnh vực khoa học công nghệ trên cơ sở các lý thuyết điển hình (thường gặp)
có thể phân ra nhiều loại mô hình, nhưng với khuôn khổ có hạn của luận văn tác giả
chỉ xin phép đề cập tới hai loại mô hình đồng dạng và mô hình toán học.
Mô hình đồng dạng là một thực thể có các thông số vật lý cùng tên với nguyên hình
(tức là giống chất với nguyên hình) và được xác định theo Lý thuyết đồng dạng
(similitude theory). Ví dụ sử dụng phần mềm Multisim13 để mô phỏng dạng sóng
đầu ra của một mạch tạo xung vuông( hình 1), khi đó hình ảnh dạng sóng xung
vuông ta nhìn được trên màn hình máy tính có tính chất đồng dạng với quá trình
thực tế đang diễn ra của mạch điện.

Hình 1
Mô hình toán học là mô hình khái niệm dưới dạng một cấu trúc toán học
hoặc một hệ thức toán học. Ví dụ: một trong những mô hình toán học để nghiên cứu
cấu trúc tinh thể, tổ chức hoa văn (trang trí), tổng hợp chuyển động (của vật rắn),
tập hợp các phép biến hình (hình học). Mô hình toán học có ý nghĩa rất lớn trong
việc xây dựng các lý thuyết khoa học bằng phương pháp nghiên cứu suy diễn, trong
đó tiền đề là những hệ tiên đề (như hệ tiên đề của hình học Euclid,…), những
nguyên lý (không chứng minh) như nguyên lí tương đối trong Vật lí học, những hệ
thức hoặc những phương trình thể hiện những quy luật cơ bản của hiện thực khách
quan (như định luật Newton ,…). Mô hình toán học cũng đóng vai trò quan trọng
trong nghiên cứu khoa học, công nghệ, bằng phương pháp thực nghiệm, trong đó có
15


phương pháp mô phỏng. Chẳng hạn, trạng thái dao động của dòng điện hình sin khi

thay đổi các yếu tố tác động tại đầu vào, trường hợp này ta phải tính toán rất nhiều
bước mới có thể cho kết quả mà kết quả phụ thuộc rất lớn vào kỹ năng tính toán của
người khảo sát, để đảm bảo tính chính xác của kết quả ta có thể sử dụng các phần
mềm chuyên dụng nhằm hiể n thi ̣ gần đúng trạng thái dao động dòng điện, với độ
chính xác cho trước.
Ví dụ như Hình 2 là giao diện mô phỏng số, cho mạch RLC nối tiếp hoặc bộ
giảm chấn với kích thích điều hòa, qua mô hình toán học chung có dạng

Hình 2
(trong đó, dấu chấm biểu thị đạo hàm theo thời gian) bằng phần mềm tương
tác tùy biến “Forced Damped Vibration” trong bộ MIT Mathlets của Học viện Công
nghệ Massachusetts, có thể tải miễn phí từ website Quá trình
dao động x(t) được hiển thị với hai trạng thái: quá độ (cg. chuyển tiếp) và xác lập,

16


có dạng xác định theo giá trị cụ thể của các tham số (m,b,k,a,ω), được tùy biến bằng
con trượt (slider).
Phương pháp nghiên cứu một nguyên hình nào đó qua mô hình toán học tương
ứng nhờ thiết bị hay máy tính tương tự (hoặc máy tính số) được gọi là phương pháp
mô phỏng tương tự (hoặc mô phỏng số). Điều này được minh họa trong luận văn
thông qua các bài giảng có sử dụng Mutisim 13.0, khi ta thay đổi tham biến dữ liệu
đầu vào máy tính sẽ thực hiện mô hình hóa toán học mạch điện và cho ta kết quả
khảo sát theo yêu cầu trên màn hình.
Đi đôi với mô hình hóa thì mô phỏng là một khái niệm được sử dụng nhiều
trong những năm gần đây trong nhiều ngành kỹ thuật.
Mô phỏng [12]: Nghiên cứu (hay nhận dạng) một đối tượng bằng thí nghiệm
quan sát được và điều khiển được trên mô hình của đối tượng đó. Hay có thể theo
cách đơn giản là quá trình giải quyết vấn đề đặt ra với đối tượng thực bằng cách giải

bài toán trên mô hình tương ứng. Môi trường mô phỏng do máy tính tạo ra (môi
trường ảo) để tạo cảm giác “như thật” thường có những mức độ khác nhau về quan
sát được: nhìn-nghe, nhìn-nghe-chạm,…và về điều khiển được: tương tác ảo có thể
có thật hoặc chỉ là tưởng tượng, không thể có thật, nhưng được sử dụng để tạo tình
huống thử-sai trong nghiên cứu. Điều này cũng được tác giả minh họa cụ thể trong
chương 2 của luận văn, với Multisim người học có thể quan sát hoạt động, khảo sát
mạch, và đặc biệt được “thử sai” kỹ thuật, khi đó người học sẽ được “học bằng
làm”.
1.2.2. Công nghệ mô phỏng
Những khái niệm mô hình, mô phỏng và lý thuyết mô hình hóa trình bầy trên là
nội dung cơ bản của hệ thống tri thức về nhận dạng, nghiên cứu và ứng dụng mô
phỏng trong khoa học, công nghệ, tức là Lý luận mô phỏng.
Gắn liền với Lý luận mô phỏng là Công nghệ mô phỏng, được xây dựng tương tự
như mọi công nghệ quen biết khác:
17


Công nghệ mô phỏng là một hệ thống phương tiện, phương pháp và kỹ năng xây
dựng mô hình cho một đối tượng khảo sát nào đó và tiến hành thí nghiệm cần thiết
trên mô hình này để qua đó nhận dạng ứng xử của đối tượng đã cho.
Trong hê ̣ thống này mô hình là đố i tượng chịu tác đô ̣ng của phương tiê ̣n và
phương pháp mô phỏng, ta ̣o ra thành quả mô phỏng, nhưng đố i với toàn bộ hê ̣
thố ng nghiên cứu nguyên hình, thì mô hình là phương tiê ̣n thay thế , để thực thi mô
phỏng. Chức năng vừa là đố i tượng vừa là phương tiê ̣n chứng tỏ vai trò chủ chố t và
ý nghĩa đặc biệt của mô hiǹ h trong công nghê ̣ mô phỏng.
Ví dụ, với công nghệ mô phỏng số thì phương tiện mô phỏng thiết yếu là các mô
hình toán học, các máy tính số, các phần mềm mô phỏng, các thiết bị hiển thị,
v.v…, phương pháp mô phỏng bao gồm các cách tiếp cận, như tiếp cận nhân quả
(xem toàn hệ là một chuỗi nối tiếp các hệ con mà nhập tố của hệ sau là xuất tố của
hệ trước) hoặc phi nhân quả (toàn hệ là tập hợp các hệ con cùng điều kiện liên kết

tại nút nối), các phương pháp tính và ngôn ngữ lập trình (như ngôn ngữ
Mathematica của hãng Wolfram – WRI), các phương pháp hiển thị: 2D, 3D, thực tại
ảo nhập vai hoặc bán nhập vai, v.v…, kĩ năng mô phỏng thể hiện qua kĩ năng sử
dụng phương tiện và phương pháp mô phỏng cùng với bí quyết đạt chất lượng đỉnh
cao, v.v…
1.2.3 Ý nghĩa khoa học và ứng dụng thực tiễn của Công nghệ mô phỏng
Mô phỏng có ý nghĩa lớn không chỉ về mặt phương pháp luận, mà còn về mặt
ứng dụng thực tế trong khoa học công nghệ, trong đó có công nghệ dạy học.
Trong khoa học và công nghệ nói chung, mô phỏng là con đường nghiên cứu thứ
ba, song song với nghiên cứu lý thuyết thuần túy (nghiên cứu suy diễn) và nghiên
cứu thực nghiệm trên đối tượng thực. Nó được sử dụng khi:
 Không thể hay không nên thực nghiệm trên đối tượng thực, vì những lí do khác
nhau, như:

18


– Nguyên hình là đối tượng chỉ xuất hiện một lần, hoặc hy hữu, không mong đợi,
như mô phỏng vụ ám sát tổng thống Mỹ J.F.Kennedy, mô phỏng hội nghị ASEM
(2012), mô phỏng động đất hay bão lụt trên máy tính,…;
– Nguyên hình chưa có, đang được thiết kế hoặc đang nghiên cứu thi công, như lâ ̣p
bản vẽ chế tạo máy, diễn tâ ̣p quân sự,…;
– Nguyên hình sẵn có, nhưng điều kiện kích cỡ (quá lớn hoặc quá bé), tốc độ (quá
nhanh hoặc quá chậm), chi phí (quá đắt), tiếp cận (quá khó), an toàn (quá nguy
hiểm) hoặc đạo đức, v.v…không cho phép;
– Nguyên hình không thể có thực, chỉ là tưởng tượng, nhưng cần thiết cho việc mở
rộng khái niệm, giả thiết tình huống,…để biện luận về mọi trường hợp có thể có và
xây dựng lí thuyết tổng quát,…ví dụ mô phỏng cơ hệ có tham số vật lý (độ dài, khối
lượng,…) biến thiên liên tục từ không tới vô cùng trong qúa trình chuyển động,…
 Không cần thực nghiệm trên đối tượng thực, nếu mô phỏng khả thi hơn và hiệu

quả hơn, đối với:
– Hoạt động nhận thức: như mô phỏng bằng mô hình máy bay hay mô hình đập
nước (đã nói ở trên) để nghiên cứu tải trọng xung trên máy bay hay đập nước thực,
đã có hoặc đang trong quá trình lựa chọn phương án; mô phỏng trên mô hình máy
CNC hay rôbôt để kiểm chứng hiệu quả của một thuật toán điều khiển mới đề xuất;
mô phỏng ảo bằng máy tính, nhằm giả lập tình huống (tương tự như trường hợp
nguyên hình không thể có thực, trên đây) để dò nghiệm theo kiểu “thử – sai”, với
số lần tùy ý, nhằm tìm phương án tốt nhất cho một bài toán kỹ thuật,…
– Rèn luyện kĩ năng: thực hành ảo trước khi triển khai ứng dụng một phương tiện
hay một phương pháp đắt tiền hoặc đòi hỏi năng lực chuyên môn cao, như tập lái
trong buồng lái mô phỏng (máy bay hay ôtô,…), hoặc tập mổ nội soi (trong y tế)
trên thiết bị mô phỏng, v.v…

19


Ngoài ra không thể không nhắc đến vai trò của mô phỏng số trong lĩnh vực văn
hóa giáo dục thông qua giải trí như trò chơi điện tử, thưởng thức như phim hoặc du
lịch thực tại ảo 3D, 4D, v.v…
1.3. Lý luận và công nghệ dạy học tương tác
Bản chất dạy học là một công nghệ, dạy học có thể theo một cách tiếp cận
nào đó (ví dụ, theo tiếp cận hệ thống, theo tiếp cận năng lực, v.v…) nên dạy học
theo tiếp cận sư phạm tương tác sử dụng mô phỏng ảo trên máy tính là lẽ đương
nhiên trong điều kiện hiện nay khi mà công nghệ mô phỏng đang được ứng dụng
mạnh mẽ trong tất cả các ngành kinh tế, khoa học và đời sống. Việc sử dụng hiệu
quả CNMP trong dạy học đòi hỏi phải có một lý luận thực sự mang tính thời đại
chứ không chỉ là lí luận dạy học quen biết dựa trên các thuyết về tâm lí học nhận
thức. Lý luận dạy học tương tác ra đời lập tức đáp ứng thỏa mãn yêu cầu thực tế
trong đổi mới giáo dục.
Lí luận dạy học tương tác là lí luận dạy học theo tiếp cận sư phạm tương tác

Roy-Denommé – một tiếp cận khoa học thần kinh về học và dạy [8] – coi quá trình
dạy học là quá trình tương tác đặc thù (tương tác xoay quanh bộ máy học) giữa bộ
ba tác nhân – người học, người dạy và môi trường – trong đó, người học là trung
tâm, người dạy là người hướng dẫn, giúp đỡ và môi trường có ảnh hưởng tất yếu

Hình 1. 1. Lược đồ chức năng của hệ thống/quá trình dạy học
Những khái niệm và nguyên lý cơ bản của lý luận dạy học theo tiếp cận sư phạm
20


tương tác được thể hiện qua các bộ ba sau đây [8]:
1.3.1 Bộ ba tác nhân (3E)
Ba tác nhân (agent) của quá trình dạy học là: người học (NH), người dạy (ND)
và môi trường (MT), đôi khi được viết tắt là 3E trong đó:
Người học bao gồm tất cả các đối tượng đi học chứ không nhằm nhấn mạnh
một mối quan hệ thầy trò nào. Để tồn tại và phát triển trong xã hội hiện nay, với tư
cách là một thành viên tích cực thì mỗi cá nhân đều phải tự trang bị cho mình kiến
thức, năng lực nhất định. Để có được những năng lực đó thì người học phải tham
gia vào quá trình thu lượm tri thức, kỹ năng bằng năng lực của mình. Năng lực của
mỗi con nguời không tự nhiên mà có, cũng không phải do di truyền, muốn có nó thì
con người phải thông qua quá trình hoạt động và rèn luyện.
Người dạy trong phương pháp sư phạm tương tác là người có tri thức sư
phạm và khoa học để làm chủ nội dung và phương pháp dạy học. Ngoài ra, người
dạy phải có khả năng dự kiến các tình huống có thể xảy ra trong quá trình dạy học
để có biện pháp giúp đỡ kịp thời đối với người học. Để thực hiện trách nhiệm
hướng dẫn người học thì người dạy phải biết thiết kế, tổ chức, chỉ cho người học
con đường phải đi, các phương tiện cần sử dụng và cái đích đạt được.
Môi trường ở đây được hiểu một cách biện chứng. Thông thường đó là tất cả
những gì tồn tại khách quan (trong tự nhiên, xã hội và tư duy) ngoài bộ đôi người
học và người dạy, trong đó gần gũi nhất là nhà trường (với phương tiện dạy và

học,…), gia đình (với điều kiện sống và hoạt động,…) và xã hội (với thể chế giáo
dục, đào tạo,…). Tuy nhiên, về nguyên tắc, đối với mỗi tác nhân được xét, luôn có
thể xem mọi đối tượng khác đều là môi trường.
1.3.2 Bộ ba thao tác (3A)
Bộ ba thao tác (operation) chính là bộ ba chức năng của mỗi tác nhân trong hệ
thống dạy học:

21


Học (Người học): Mỗi con nguời đều có một bộ máy học.Vì vậy, người học
cần phải sử dụng bộ máy học của mình để đạt hiệu quả tốt nhất, sử dụng nội lực để
kiến thức (và kỹ năng) sinh sôi theo bộ máy học [8], nói cách khác chính là tìm ra
phương pháp học phù hợp với bản thân mình.
Giúp đỡ (Người dạy): Người dạy cần phải hiểu bộ máy học của người học và
dựa vào đó tìm ra phương pháp dạy để giúp người học sinh sôi kiến thức và kỹ năng.
Nói một cách khác thì người dạy cần phải giúp người học sử dụng tốt bộ máy học của
họ.
Tác động (Môi trường): Môi trường bên trong cũng như môi truờng bên
ngoài của người học và người dạy có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học và dạy.
Nó có thể ức chế hoặc kích thích đến họat động của hệ thần kinh trong quá trình học
và dạy.
1.3.3 Bộ ba tương tác
Bộ ba tương tác (interaction) là bộ ba quan hệ qua lại giữa từng cặp tác nhân trong
hệ thống dạy học.
Trong quá trình dạy học, tương tác giữa người với người (như giữa những
người học với nhau, với người dạy hoặc thủ thư của thư viện, v.v…), giữa người
với môi trường (như giữa những người học với phòng thí nghiệm, sân vận động hay
căng-tin của nhà trường, v.v…) là đương nhiên, ai cũng biết.


Hình 1. 2. Bộ ba tương tác
22


Chẳng hạn, người học (NH) với phương pháp học của mình ắt có những phản
hồi tự nhiên qua câu hỏi hay biểu cảm,…, dẫn đến những đáp ứng thích hợp về
phương pháp diễn đạt hay minh họa,…, của người dạy (ND), hoặc có nhu cầu tham
khảo tài liệu nhiều hơn và tốt hơn dẫn đến những cải thiện về môi trường (MT) học
tập như mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng phục vụ của thư viện, v.v…
Bộ ba tương tác Roy-Denommé (R-D) khác với bộ ba tương tác trong dạy
học truyền thống ở hai khác biệt cơ bản sau:
- Định hướng tương tác hiện đại:
Vì là chủ nhân của bộ máy học, người học tất yếu phải là chủ thể của việc
học; người dạy tất nhiên không thể làm thay, mà chủ yếu là tổ chức, hướng dẫn và
giúp đỡ người học sử dụng tốt bộ máy học của họ; cả người học và người dạy đều
chịu tác động của môi trường (vì môi trường có thể kích thích hoặc ức chế hoạt
động của bộ máy học) và cả hai đều có thể tham gia điều chỉnh môi trường hoặc/và
tự điều chỉnh để thích nghi. Những tương tác trên đây đều là do và vì bộ máy học,
cho nên đều là tương tác trên cơ sở bộ máy học, và cũng vì thế, được gọi là bộ ba
tương tác xoay quanh bộ máy học, giống như trường hợp bộ ba thao tác trên đây.
- Điều kiện tương tác hiện đại:
Sư phạm tương tác ra đời vào lúc khái niệm tương tác đã có thêm một nghĩa
mới, sau bước “phát triển xoáy trôn ốc”, đó là tương tác theo nghĩa tùy biến giữa
người dùng với các đối tượng trên giao diện của máy tính hoặc trên các thiết bị hiển
thị chuyên biệt khác (ví dụ, nói bảng/bút tương tác ai cũng hiểu đó là bảng/bút dùng
với máy vi tính và máy chiếu, không phải bảng với bút dạ hay bảng với phấn, nói
trò chơi tương tác hoặc toán tương tác, v.v… cũng vậy), nghĩa là vào lúc đang có
một trào lưu tương tác do CNTT&TT mang lại. Cho đến nay, chỉ cần thấy những gì
một học sinh bình thường có thể chơi, học và làm hàng ngày với chiếc điện thoại
thông minh trong tay, cũng đủ biết trào lưu tương tác ấy đang mạnh mẽ như thế

nào.
Hai đặc trưng trên chứng tỏ bộ ba tương tác R-D xuất hiện đúng thời thế.
23


Ngoài tương tác quen thuộc giữa bộ ba tác nhân nói trên (bộ ba tương tác hướng
ngoại), tương tác giữa các phần tử trong một tác nhân (bộ ba tương tác hướng nội)
vốn có trong dạy học truyền thống (hình 1.2), hiện nay cũng được phát triển mạnh ở
tầm cao hơn : giữa những người học với nhau như cộng tác nhóm (giáp mặt hoặc
qua mạng), giữa những người dạy với nhau như cộng tác đội,…, giữa những bộ
phận trong một môi trường hay giữa các môi trường với nhau như các hình thức đào
tạo gắn với thị trường lao động, liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp,
đào tạo trực tuyến, v.v….Những nội dung này được giới thiệu trong các sách
chuyên khảo.
1.3.4 Các nguyên lý và nguyên tắc dạy học
1.3.4.1. Bộ ba nguyên lí cơ bản
Trong lí luận dạy học tương tác, có thể xem qui luật thống nhất các hoạt động
cơ bản của ba tác nhân trong mối liên hệ với bộ máy học của người học, là qui luật
cơ bản, vì nó phản ánh mối liên hệ bản chất (do đó, tất yếu và bền vững) của bộ ba
tác nhân. Qui luật này được thể hiện qua bộ ba nguyên lí cơ bản của tiếp cận khoa
học thần kinh về học và dạy [8]:
Nguyên lí thứ nhất: người học là trung tâm, là tác nhân chính của hoạt động
học,nói cách khác, theo qui luật vận hành của bộ máy học vốn có, người học tự huy
động mọi tiềm lực (vốn hiểu biết và trải nghiệm, năng lực thể chất và tinh thần, sự
hỗ trợ của người dạy và môi trường,…) để hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình.
Nguyên lí thứ hai : người dạy là người tổ chức, hướng dẫn và giúp đỡ người
học, nói cách khác, người dạy là người can thiệp chính vào quá trình học với tinh
thần tôn trọng sứ mệnh tác nhân chính và qui luật hoạt động của bộ máy học, để
cùng người học hoàn thành nhiệm vụ dạy-học.
Nguyên lí thứ ba: môi trường tác động tất yếu tới hoạt động dạy và học, nói

cách khác, môi trường can dự vào hoạt động sư phạm (nhất là môi trường xã hội và
môi trường CNTT&TT), luôn đòi hỏi ở các tác nhân những hoạt động điều chỉnh và
tự điều chỉnh để thích nghi, đảm bảo thành công của quá trình dạy-học.
24


Ba nguyên lý trên sẽ được minh họa cụ thể trong từng hoạt động dạy và học
(mục 2.4.1; mục 2.4.2; mục 2.4.3) của luận văn thông qua ba giáo án tác giả đã
soạn.
1.3.4.2. Bộ ba nguyên tắc ứng xử
Quá trình dạy học, hay là quá trình thực hiện các bộ ba thao tác và tương tác
xoay quanh bộ máy học như đã nói ở trên, đòi hỏi tất yếu ở bộ ba tác nhân một số
thái độ tiên quyết và đồng bộ, có tính nguyên tắc, được gọi là bộ ba nguyên tắc ứng
xử. Đây chính là các nguyên tắc dạy học đảm bảo tính khả thi và tính hiệu quả của
quá trình dạy học.
1) Ở người học, đó là đảm bảo:
 Động cơ học tập đúng đắn và niềm tin vững chắc vào khả năng thành công
của bản thân, từ đó luôn ham mê, hứng thú học tập;
 Ý thức chủ động và tích cực tham gia mọi hoạt động học tập và hoạt động
hữu quan, của bản thân cũng như của tập thể;
 Ý thức trách nhiệm về mọi hoạt động học tập của mình với tư cách là chủ thể
của bộ máy học.
2) Ở người dạy, đó là đảm bảo:
 Tính năng động sư phạm hứng thú và sư phạm thành công [8] để tạo động
cơ học tập và tâm lí tự tin cho người học khi cần
 Tính năng động sư phạm hỗ trợ (thể hiện qua sự thấu hiểu người học và kịp
thời có mặt khi cần) để giúp người học luôn có đủ điều kiện vượt mọi khó
khăn, giữ vững tinh thần chủ động;
 Ý thức trách nhiệm về mọi lựa chọn sư phạm với tư cách là chủ thể của hoạt
động dạy, trước hết trong việc “chuyển thể” chương trình học tập (đã được

quy định) thành các mục tiêu và quy trình dạy học sát hợp nhất có thể được
với lớp học và người học cụ thể;
3) Ở môi trường, đó là đảm bảo:
 Khả năng thân thiện (user-friendliness) và dễ thích nghi (adaptability), tức là
25


×