Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Tìm hiểu thực trạng rối loạn lo âu của sinh viên trường đại học điều dưỡng nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 89 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THU HẰNG

TÌM HIỀU THỰC TRẠNG RỐI LOẠN
LO ÂU CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC
ĐIỀU DƢỠNG NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH TÂM LÝ HỌC
chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên
Mã số: Thí điểm
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ NGỌC KHANH



HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, em đã nhận được nhiêu sự giúp đỡ của
các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè.
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Giáo dục;
các thầy giáo, cô giáo trong chương trình đào tạo thạc sỹ Tâm lí lâm sàng trẻ em và vị
thành niên – trường Đại học Giáo dục Đại học Quốc gia Hà Nội đã dạy cho chúng
em nhiều kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường và những ý kiến
hướng dẫn, đóng góp chân thành giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

Đặc biệt, em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo PGS. TS. Đỗ
Ngọc Khanh người trực tiếp cố vấn, hướng dẫn đã nhiệt tình dẫn dắt, tận tâm chỉ bảo
cho em trong suốt quá trình làm đề tài.
Tôi xin cảm ơn các anh chị em trong lớp cao học Tâm lý lâm sàng trẻ em và vị
thành niên khóa 6 đã góp ý, chia sẻ và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện
nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo và các em sinh viên Trường
Đại học Điều Dưỡng Nam Định đã tạo điều kiện cho tôi được học tập và hoàn
thành luận văn.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè đã luôn ở bên
động viên, cổ vũ giúp em hoàn thành luận văn.
Trong quá trình làm đề tài, mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng không tránh khỏi

những sai sót mong được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Thu Hằng

i


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Nghĩa là

ASĐH

Ám sợ đặc hiệu

ASXH

Ám sợ xã hội

RLHS


Rối loạn hoảng sợ

ASKT

Ám sợ khoảng trống

DSM-IV

Diagnostic and Statistical Manual of Mental DisordersFourth edition – Sổ tay chẩn đoán và phân loại bệnh tâm
thần (hiệp hội tâm thần Hoa Kỳ), chỉnh sửa lần thứ 4.


ICD-10

International Statistical Classification of Diseases and
Related Health Problems 10th – Revision – Bảng phân loại
quốc tế về vấn đề Sức khỏe tâm thần, lần thứ 10.

RLLA

Rối loạn lo âu

SKTT


Sức khỏe tâm thần

SV

Sinh viên

WHO

World of Health Organization – Tổ chức Y tế thế giới.

ĐHĐDNĐ


Đaị Học Điều Dưỡng Nam Định

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .................................................................... vi
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu. ................................................................................ 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 3
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................... 3
5. Giả thuyết nghiên cứu................................................................................ 3
6. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 4
8. Đóng góp của đề tài ................................................................................... 4
9. Kết cấu của đề tài ...................................................................................... 5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............ 6
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về rối loạn lo âu .................................................. 6
1.1.1. Những nghiên cứu về rối loạn lo âu của sinh viên trên thế giới................. 6

1.1.2. Những nghiên cứu về rối loạn lo âu của sinh viên ở Việt Nam ................ 13
1.2. Một số vấn đề lí luận của đề tài.................................................................... 18
1.2.1. Rối loạn lo âu ............................................................................................ 18
1.2.2. Đặc điểm tâm lý của sinh viên có liên quan đến RLLA ............................ 32
Tiểu kết chƣơng 1: ..................................................................................... 34
Chƣơng 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 35
2.1. Tiến trình thực hiện đề tài ............................................................................ 35
2.2. Vài nét về địa bàn nghiên cứu...................................................................... 35
2.3. Đặc điểm về khách thể nghiên cứu .............................................................. 36
2.4.Các phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 38
iii



2.4.1. Nghiên cứu lý luận .................................................................................... 38
2.4.2.Phương pháp trắc nghiệm (sử dụng thang đo) .......................................... 38
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu bằng bảng hỏi .................................................. 40
2.4.4. Phương pháp chọn mẫu ............................................................................ 41
Tiểu kết chƣơng 2 .............................................................................................. 42
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................. 43
3.1. Tỷ lệ SV có biểu hiện RLLA tại trường ĐHĐDNĐ theo test Zung ............ 43
3.1.1.Tỷ lệ SV trường ĐHĐDNĐ có biểu hiện RLLA theo giới tính. .................. 45
3.1.2. Tỷ lệ SV trường ĐH ĐDNĐ có biểu hiện RLLA theo năm học................. 46
3.2. Những đặc điểm lâm sàng của RLLA ở sinh viên đại học ĐDNĐ ............. 47
3.3. Sự khác biệt mức độ biểu hiện RLLA của SV với các biến số độc lập ...... 51

3.4. Các dạng biểu hiện cụ thể của RLLA ở SV trường ĐHĐDNĐ ................... 53
3.4.1.Rối loạn ám sợ đặc hiệu(ASĐH) ................................................................ 53
3.4.2. Rối loạn ám sợ khoảng trống .................................................................... 58
3.4.3. Ám sợ xã hội .............................................................................................. 61
3.4.4. Rối loạn hoảng sợ .................................................................................... 62
3.4.5. Rối loạn lo âu lan tỏa và rối loạn ám ảnh cưỡng bức(OCD) ................... 63
Tiểu kết chƣơng 3:............................................................................................. 64
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 68
PHỤ LỤC

iv



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.2. Độ tin cậy của thang Zung .................................................................. 40
Bảng 3.2. Mức độ triệu chứng biểu hiện RLLA theo giới tính........................... 45
Bảng 3.3. Mức độ triệu chứng biểu hiện RLLA phân theo năm học .................. 46
Bảng 3.4. Các biểu hiện lâm sàng của RLLA ở SV trường ĐHĐDNĐ ............. 47
Bảng 3.5: RLLA khi xét về nơi ở của SV ........................................................... 51
Bảng 3.7. Sự phân bố các biểu hiện của RLASĐH ở SV trường ĐHĐDNĐ ..... 54
Bảng 3.8. Sự khác biệt giữa nhóm sinh viên có triệu chứng của ASĐH sống
cùng gia đình với nhóm sinh viên có cùng biểu hiện sống ở môi trường khác. . 56
Bảng 3.9. ASĐH xét theo đặc điểm cá nhân ở sinh viên trường ĐHĐDNĐ ...... 57

Bảng 3.10: Mức độ về triệu chứng biểu hiện ám sợ khoảng trống ở SV trường
ĐHĐDNĐ ............................................................................................................ 58
Bảng 3.11. Sự khác biệt mức độ biểu hiện ám sợ khoảng trống với các yếu tố
liên quan. ............................................................................................................. 59
Bảng 3.12. Tỷ lệ triệu chứng biểu hiện ám sợ xã hội ở SV trường ĐHĐDNĐ .. 61
Bảng 3.13. Tỷ lệ triệu chứng biểu hiện cơn hoảng sợ của SV trường ĐHĐDNĐ.... 62
Bảng 3.14. Phân bố các triệu chứng biểu hiện về rối loạn hoảng sợ ở SV trường
ĐHĐDNĐ ............................................................................................................ 62
Bảng 3.15. So sánh về triệu chứng biểu hiện rối loạn hoảng sợ với các yếu tố ở
SV trường ĐHĐDNĐ .......................................................................................... 63

v



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Giới tính của khách thể nghiên cứu ................................................. 36
Biểu đồ 2.2. Năm học của khách thể nghiên cứu ................................................ 36
Biểu đồ 2.3. Nơi ở của khách thể nghiên cứu ..................................................... 37
Biểu đồ 2.4. Tự đánh giá về điều kiện kinh tế của khách thể nghiên cứu .......... 37
Biểu đồ 2.5. Tự đánh giá về bản thân của khách thể nghiên cứu ....................... 38
Biểu đồ 3.1. Các mức độ biểu hiện RLLA theo test Zung ở SV ĐHĐDNĐ ...... 43
ở SV trường ĐHĐDNĐ....................................................................................... 43

vi



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xã hội hiện nay con người phải đối mặt với nhiều mối nguy hiểm
tiềm ẩn đối với sức khỏe tâm thần, một trong số đó là tình trạng rối loạn lo
âu. Các nhà khoa học cho rằng mười phần trăm

(10%) lo âu , căng thẳ ng là

cần thiết cho một người bình thường, tuy nhiên lo âu, căng thẳng quá mức sẽ
ảnh hưởng đến chức năng sống , những người bị lo âu , căng thẳ ng khó có thể

tập trung vào công việc, học tập, bị giảm trí nhớ, lúc nào họ cũng cảm thấy
mệt mỏi, chán nản, viêm loét dạ dày, bệnh tim mạch…và có khả năng không
thể làm việc, hay tự sát .
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì ngày nay có ¼
nhân loại bị ảnh hưởng bởi sức khỏe tâm thần và tới năm 2020 trầm cảm – lo âu
chỉ đứng sau các bệnh tim mạch về gánh nặng bệnh tật. Đặc biệt là dạng trầm
cảm - lo âu do căn nguyên tâm lý xã hội gây nên [6]. Gro Harlem nguyên tổng
thư ký Tổ chức Y tế thế giới đã phát biểu: “Ngày nay, không một cá nhân nào,
không một gia đình nào, lúc này hay lúc khác lại không có vấn đề về sức khỏe
tâm thần” [6]. Ở Việt Nam rối loạn lo âu cũng là vấn đề đáng được quan tâm,
năm 2000 chương trình Quốc gia về chăm sóc SKTT ở cộng đồng sơ bộ tổng kết
tỷ lệ mắc điểm lo âu qua test Zung trong dân cư ở thành phố Thái Nguyên là

2,85%, theo nghiên cứu của tác giả.Trong nghiên cứu của Nguyễn Công Khanh
sử dụng thang đánh giá lo âu Spiebeger trên 503 học sinh cấp II thấy có 17,65%
- 19,2% học sinh có trải qua biểu hiện của RLLA [14], nghiên cứu dịch tễ các
rối loạn tâm thần của tác giả Nguyễn Hằng Phương với đề tài luận văn thạc sĩ
“Nghiên cứu một số nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu ở học sinh trung học phổ
thông” cho biết :trong số 600 khách thể nghiên cứu thì có 130 em RLLA, chiếm
21,66% [21].
Sinh viên ngành Điều Dưỡng thường phải đối mặt với nhiều mối nguy
hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe tinh thần trong đó có lo âu bởi những đặc thù
trong học tập của ngành này. Sinh viên phải dành nhiều thời gian để đi thực tập
1



thực tế trong bệnh viện, môi trường căng thẳng vì có nhiều yếu tố bất lợi, như:
vi sinh vật gây bệnh; phải chăm sóc người đang bị bệnh nặng và khó tính, các
bác sĩ căng thẳng thường gây áp lực cho sinh viên. Thời gian làm việc của sinh
viên Điều Dưỡng cũng thất thường (phải trực đêm). Sinh viên Điều dưỡng cũng
chịu áp lực khi không được quyền tự quyết trong công việc của mình, luôn phải
thực hiện theo y lệnh của bác sĩ. Đối tượng công việc là người bệnh, chỉ một sơ
xuất nhỏ của điều dưỡng viên rất có thể gây ảnh hưởng xấu đến tính mạng bệnh
nhân,…. Ngoài ra sinh viên phải hoàn thành các đợt kiểm tra định kỳ hoặc đột
xuất về kỹ năng lâm sàng và kiến thức nghề nghiệp của điều dưỡng… Những
yếu tố đó vô hình chung đã tạo nên một áp lực không nhỏ tác động mạnh đến
sức khỏe tinh thần và tâm lí của sinh viên Điều Dưỡng.

Theo kinh nghiệm thực tế của bản thân khi công tác tại trường Đại học
Điều Dưỡng Nam Định tôi nhận thấy rằng, có rất nhiều em có các biểu hiện của
lo âu và mức độ biểu hiện lo âu khác nhau, nhiều sinh viên đã có những biểu
hiện rối loạn về các mặt: cảm xúc, hành vi cũng như các biểu hiện về mặt cơ thể,
các em lúng túng không biết kiểm soát cuộc sống, các hoạt động của mình và có
những cách ứng phó chưa phù hợp đã làm cho nỗi lo chồng nỗi lo và nguy cơ
các em rơi vào vòng lo âu là rất lớn. Lúc đó, không chỉ học tập mà cả các chức
năng xã hội khác của các em cũng bị suy giảm nghiêm trọng đó là các em có thể
sẽ phải nghỉ học để điều trị hoặc nặng hơn đó là các em sẽ phải kết thúc khóa
học sớm vì không thể theo kịp chương trình học.
Việc hiểu rõ nguy cơ, thực trạng rối loạn lo âu của sinh viên điều dưỡng để
từ đó có giải pháp phòng ngừa và làm giảm thiểu mức độ rối loạn lo âu, giúp cho

các em học tập tốt hơn và có cuộc sống tốt hơn là việc làm vô cùng cấp thiết.
Xuất phát từ những lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi lựa chọn đề tài:
“Tìm hiểu thực trạng rối loạn lo âu của sinh viên trường Đại học Điều dưỡng
Nam Định” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu.
- Tìm ra những biểu hiện rối loạn lo âu mà sinh viên trường ĐHDDNĐ
gặp phải.
2


- Tỷ lệ sinh viên có biểu hiện RLLA nói chung và tỷ lệ rối loạn lo âu cụ thể.
- Tìm hiểu sự khác biệt mức độ RLLA của sinh viên với các biến số độc lập.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung vào giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu: Một số học thuyết bàn về
lo âu, một số dạng rối loạn lo âu phổ biến, tổng quan các công trình nghiên cứu
về rối loạn lo âu, rối loạn lo âu ở sinh viên y khoa. Trên cơ sở đó đưa ra khái
niệm công cụ của đề tài.
- Tìm hiểu thực trạng mức độ biểu hiện của rối loạn lo âu nói chung và các
dạng rối loạn lo âu cụ thể ở sinh viên trường Đại Học Điều dưỡng Nam Định theo
ICD: rối loạn lo âu lan tỏa ( F41.1), ám sợ xã hội ( F40.1), ám sợ khoảng trống (
F40.0), rối loạn hoảng sợ ( F410), rối loạn ám ảnh cưỡng bức ( F42).
- Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm giảm thiểu rối loạn lo âu
cho sinh viên trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định.

4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: 200 sinh viên của trường Đại Học Điều Dưỡng
Nam Định
- Đối tượng nghiên cứu: Những biểu hiện về rối loạn lo âu của sinh viên
trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định.
- Câu hỏi nghiên cứu:
+ Tỷ lệ SV của trường ĐHĐNĐ có biểu hiện rối loạn lo âu như thế nào?
+ Biểu hiện của các RLLA cụ thể ở sinh viên trường ĐHĐDNĐ như thế nào?
+Có sự khác biệt về biểu hiện RLLA với giới tính, môi trường sống, năm học,
… ở sinh viên điều dưỡng không?
5. Giả thuyết nghiên cứu
Tỷ lệ sinh viên của trường ĐHDDNĐ có biểu hiện của RLLA tương đối

cao. Tuy nhiên mức độ biểu hiện RLLA nghiêm trọng sẽ không chiếm phần
nhiều. Có sự khác biệt của các yếu tố như giới tính, năm học, kinh tế, môi
trường sống đến tỷ lệ sinh viên có các biểu hiện RLLA.
3


6. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1 năm 2016 đến tháng
11 năm 2016
- Về phạm vi: Nghiên cứu thực hiện trên200 sinh viên hệ cử nhân điều
dưỡng của trường Đại Học Điều Dưỡng Nam Định theo nguyên tắc chọn mẫu
ngẫu nhiên.

- Về nội dung: Chỉ tập trung nghiên cứu biểu hiện rối loạn lo âu theo các
dạng rối loạn lo âu cụ như sau: Rối loạn ám sợ khoảng trống ( F40.0), ám sợ xã
hội ( F40.1), rối loạn hoảng sợ ( F41.0), rối loạn lo âu lan tỏa ( F41.1), rối loạn ám
ảnh cưỡng bức ( F42), ám ảnh sợ đặc hiệu ( F40.2).

7. Phƣơng pháp nghiên cứu
a. Phương pháp nghiên cứu lý luận.
Bao gồm các công việc như: Đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và
khái quát hóa những quan điểm cũng như những công trình nghiên cứu của các
tác giả trong và ngoài nước liên quan đến rối loạn lo âu nói chung và rối loạn lo
âu của sinh viên nói riêng…để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
b. Phương pháp điều tra qua bảng hỏi, trắc nghiệm tâm lý (test) và

thang đo
Đây là phương pháp chính của đề tài nhằm mục đích tìm hiểu những biểu
hiện RLLA và đánh giá các yếu tố có ảnh hưởng đến lo âu ở sinh viên. Bảng hỏi
có sử dụng thang đo mức độ lo âu – Zung(Self Rating Anxiety Scale).
c. Phương pháp phỏng vấn sâu
Tiến hành phỏng vấn sinh viên để làm rõ hơn những kết quả định lượng
thu được từ phương pháp sử dụng thang đo và các test tâm lý.
d. Phương pháp toán thống kê
Sử dụng phần mềm SPSS và Excel để xử lý những kết quả thu được.
8. Đóng góp của đề tài
Xác định được thực trạng RLLA, mức độ biểu hiện RLLA và các yếu tố
ảnh hưởng đến RLLA ở sinh viên Đại học Điều Dưỡng Nam Định. Trên cơ sở

4


đó đưa ra những biện pháp khắc phục giảm thiểu RLLA ở sinh viên Đại học
Điều Dưỡng Nam Định.
9.

Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ

lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và một số đề xuất

5


CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Tổng quan các nghiên cứu về rối loạn lo âu


1.1.1. Những nghiên cứu về rối loạn lo âu của sinh viên trên thế giới
Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về rối loạn lo âu nói chung
và một số nghiên cứu về RLLA ở sinh viên khối ngành y nói riêng. Các kết quả
của các nghiên cứu cũng hết sức đa dạng, phụ thuộc vào nhóm khách thể nghiên
cứu và thang đo. Tuy nhiên, tựu chung lại, các nghiên cứu đó đều tập trung vào
các hướng: nghiên cứu chỉ ra tỉ lệ rối loạn lo âu, nghiên cứu về các yếu tố ảnh
hưởng đến rối loạn lo âu, nghiên cứu về các mặt biểu hiện của rối loạn lo âu,
nghiên cứu về thái độ của con người đối với rối loạn lo âu, nghiên cứu về các
phương thức phòng ngừa và ứng phó với RLLA…
- Các nghiên cứu về tỉ lệ RLLA:
Theo thống kê của nhiều nước trong nhiều thập kỷ qua, tỉ lệ RLLA trẻ em
là 5,7 đến 17,7%. Theo nghiên cứu của Kashani và O.Verchell (1997) tỉ lệ

RLLA trẻ em và thanh thiếu niên Mỹ là khoảng 9%. Còn tại Hoa Kỳ hiện nay,
mỗi năm có hàng triệu dân mắc bệnh này" [15, 490].
Theo Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia Hoa Kỳ, RLLA là rối loạn thường
gặp nhất, hàng năm có 19 triệu người Mỹ mắc các rối loạn lo âu. Richard C.
Shelton cũng khẳng định các RLLA là dạng thường gặp nhất trong các bệnh lý
tâm thần, có thể ảnh hưởng đến 15% dân số ở bất kỳ thời điểm nào. Rối loạn lo
âu ám sợ có tỷ lệ là 8 - 10%, RLLA lan tỏa chiếm 5%, rối loạn hoảng sợ chiếm 1
- 3% trong dân số [57].
Trong nghiên cứu thống kê dịch tễ học của tác giả Anderson (1994) cho
rằng RLLA là một trong những dạng thường gặp nhất trong các bệnh về tâm
thần ở trẻ em với tỉ lệ mắc bệnh là 2,5% - 9,0% trong dân số chung, trong khi đó
tỉ lệ ở trẻ em chiếm từ 20% - 30% [62, tr.127].

Tác giả Bayram, Bilgel.N mô tả cắt ngang trên 1.617 sinh viên, trầm cảm,
lo âu và stress mức độ nặng vừa phải hoặc cao hơn là 27%, 47% và 27% % trên
6


tổng số khách thể nghiên cứu.. Sinh viên năm thứ hai tỉ lệ trầm cảm, lo âu và
stress cao hơn năm khác. Tỉ lệ trầm cảm, lo âu và stress cao giữa các sinh viên là
đáng báo động [40].
Theo Wong.J.G thì trầm cảm, lo âu và stress ở sinh viên năm thứ nhất
trong hệ thống giáo dục Đại học ở Hồng Kông là cao. Thiết kế trên web (khuyết
danh) về trầm cảm, lo âu và stress đã được đo bằng thang DASS 42 với 7915
sinh viên tham gia, kết quả cho thấy tỉ lệ rối loạn lo âu và stress mức độ nặng là

27,5% và 41 % trên tổng số sinh viên tham gia [60].
Kết quả nghiên cứu của Niemi chỉ ra lo lắng, căng thẳng và khó chịu rất
phổ biến trong suốt 6 năm học ở trường y khoa. Lo âu, trầm cảm thường gặp ở
thời điểm tốt nghiệp hơn so với lúc bắt đầu đi lâm sàng ,theo kết quả nghiên cứu
có 36% Sinh viên tham gia nghiên cứu cảm thấy rất căng thẳng vào đầu thời
gian đào tạo lâm sàng và 40% sinh viên tham gia nghiên cứu cảm thấy rất căng
thẳng vào cuối thời gian đào tạo lâm sàng [53].
- Như vậy, các nghiên cứu đều đã chỉ ra RLLA là dạng thường gặp nhất
trong các bệnh lí tâm thần. Sinh viên và đặc biệt là sinh viên Y khoa là đối
tượng thường gặp các vấn đề về sức khỏe tinh thần như lo lắng, căng thẳng, trầm
cảm, stress…
- Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến RLLA

Sự quan tâm nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến RLLA trên thế giới
và ở Việt Nam cũng không thua kém so với nghiên cứu về tỷ lệ của căn bệnh
này. Các nghiên cứu chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến RLLA bao gồm: trách
nhiệm mới, sự phòng vệ của cá nhân, học tập qua quan sát, niềm tin, nhân cách
lo âu tránh né..
Theo nghiên cứu của Warren và Huston (1997) cho rằng mối quan hệ gắn
bó mẹ con quá kéo dài sẽ làm tăng trạng thái RLLA của trẻ sau này [15, tr.206].
Nghiên cứu của nhóm tác giả Sibnath Deb, Pooja Chatterjee, Kerryann
Walsh
(2010), ở thành phố Kolkata, Ấn Độ, với mẫu nghiên cứu 460 thanh thiếu
niên (gồm 220 nam và 240 nữ) từ 13 tuổi đến 17 tuổi (lớp 9 đến lớp 12) được
7



chọn để tham gia nghiên cứu và sử dụng thang lượng giá STAI (State trait
anxiety inventory Spieberger, Gorsuch và Lushene 1970 đã chỉ ra nguyên nhân
chính của sự RLLA ở thanh thiếu niên Ấn Độ cao là do kì vọng của cha mẹ và
áp lực thành tích học tập, khi so sánh tỉ lệ RLLA giữa học sinh ở trường Bengali
24,6 % cao hơn học sinh trường English chỉ 21,6 %.Nhóm kinh tế - xã hội: so
sánh tỉ lệ RLLA cao nhất là nhóm kinh tế - xã hội có mức thu nhập trung bình
30%, tiếp theo mức thu nhập thấp 28,6% cuối cùng là nhóm kinh tế - xã hội có
thu nhập cao 23,6% [65].
Theo học thuyết phân tâm, lo âu là một tín hiệu khuấy động bản ngã thực
hiện hành động phòng vệ chống lại những áp lực từ bên trong. Một cách lý

tưởng, sự dồn nén thành công tạo nên sự cân bằng tâm lý mà không có triệu
chứng. Học thuyết phân tâm học kinh điển mô tả RLLA như là kết quả của
những xung đột trong vô thức. Đầu tiên, Freud đã dùng thuật ngữ “Angst” có
nghĩa là sự sợ hãi để mô tả những phản ứng nội tâm đơn giản đối với những mối
đe dọa bên trong và bê ngoài. Trong thuyết đầu tiên về lo âu, Freud đã cho rằng
những xung đột và những ức chế tạo ra sự thất bại trong việc kiểm soát các xung
động tình dục. Việc kìm hãm các xung động cùng với việc sợ mất kiểm soát
xung động sẽ gây ra lo âu. Sau đó chính Freud đã sớm nhận ra hạn chế trong học
thuyết ban đầu của mình, ông đã gợi ý rằng lo âu là triệu chứng chính, đóng vai
trò trung tâm trong các bệnh tâm căn. Ông thừa nhận rằng lo âu là kết quả của sự
đe dọa.
Theo học thuyết tập nhiễm xã hội thì gia đình là môi trường xây dựng nên

các cảm xúc, sự hiểu biết và sự an toàn cho trẻ. Môi trường này có ảnh hưởng
sâu sắc đến thế giới quan và khả năng đương đầu với những vấn đề trong cuộc
sống của con người. Thuyết tập nhiễm xã hội của Bandura năm 1969 cho thấy
vai trò quan trọng của nhận thức trong việc hình thành lo âu. Lo âu có thể được
tập nhiễm từ người chăm sóc hoặc từ những người khác trong gia đình hoặc môi
trường sống của đứa trẻ (thông qua bắt chước, lây lan, cách giải thích, lý giải các
sự kiện). Như vậy, hành vi của cha mẹ là yếu tố quan trọng hình thành và phát
triển lo âu ở trẻ.
8


Theo học thuyết nhận thức thì những yếu tố về nhận thức, đặc biệt là cách

suy nghĩ, giải thích về các sự kiện căng thẳng đóng vai trò quan trọng trong bệnh
nguyên của RLLA. Theo quan điểm của Beck thì những trạng thái cảm xúc bất
thường như trầm cảm, lo âu là khi có một kích thích tác động lên nhận thức thì
dẫn đến một đáp ứng. Thông thường khi gặp phải một tình huống gây lo sợ thì
nhận thức bị bóp méo sự ước lượng của chúng về những kích thích gây lo âu. Sự
ước lượng này chứa đựng những kinh nghiệm, niềm tin sai lệch về chính bản
thân mình, về thế giới và tương lai. Khi gặp phải một kích thích tương tự sẽ so
sánh nó với những tình huống xảy ra trong quá khứ và cho ra phản ứng. Vì vậy,
RRLA là do những niềm tin sai lệch mà bệnh nhân suy diễn những sự kiện xảy
ra thành những sự kiện đe dọa hoặc nguy hiểm quá mức. Những hệ thống niềm
tin cơ bản này, hoặc những sơ đồ tạo ra những suy nghĩ tự động để phản ứng lại
với những tín hiệu bên ngoài hoặc bên trong từ đó gây ra lo âu. Như vậy RLLA

là do xử lý thông tin không đúng. Theo Barlow và cộng sự (1996), một trong
những biểu hiện nhận thức rõ ràng nhất của lo âu đó là cảm giác không thể kiểm
soát được, nó biểu hiện bằng mọi cảm giác không được giúp đỡ, không nơi
nương tựa do mất khả năng tiên đoán, kiểm soát và đạt được những kết quả
mong muốn[tr17,33].
Đối với học thuyết nhân cách thì một số RLLA liên quan đến nhân cách lo
âu, né tránh. Đó là nhân cách có cách đặc điểm: lo lắng trước đám đông, sợ
không được chấp nhận, bi quan lo lắng, bị bối rối, thận trọng trước những trải
nghiệm, rụt rè, thiếu tự tin, ít bạn bè, né tránh các tình huống xã hội.
Trong nghiên cứu trên nhóm sinh viên của mình, nhóm tác giả Naiemeh
Seyedfatemi, Maryam Tafreshi1 và Hamid Hagani đã chỉ ra nhóm sinh viên làm
việc với những người họ không biết và thay đổi mối quan hệ trong hoạt động xã

hội thì thường xuyên bị stress hơn so với nhóm sinh viên làm việc với những
người họ đã quen biết [65].
Qua các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến RLLA cho thấy, có
rất nhiều yếu tố ảnh đến RLLA như: Yếu tố môi trường nơi mà cá nhân sống,
học tập và làm việc, yếu tố nhận thức đặc biệt là cách suy nghĩ, giải thích về
9


các sự kiện căng thẳng đóng vai trò quan trọng trong bệnh nguyên của RLLA.
Ngoài ra, đặc điểm về nhân cách cũng là một trong những yếu tố ảnh đến
RLLA, chẳng hạn như những SV thường lo lắng trước đám đông, sợ không
được chấp nhận, bi quan, bị bối rối, thận trọng trước những trải nghiệm, rụt

rè, thiếu tự tin, ít bạn bè, né tránh các tình huống xã hội cũng là những người
dễ rơi vào trạng thái RLLA
- Các nghiên cứu về các mặt biểu hiện của RLLA
Nghiên cứu của nhóm tác giả Sibnath Deb, Pooja Chatterjee, Kerryann
Walsh (2010), ở thành phố Kolkata, Ấn Độ, với mẫu nghiên cứu 460 thanh thiếu
niên (gồm 220 nam và 240 nữ) từ 13 tuổi đến 17 tuổi (lớp 9 đến lớp 12) được
chọn để tham gia nghiên cứu và sử dụng thang lượng giá STAI (State trait
anxiety inventory Spieberger, Gorsuch và Lushene 1970), kết quả cho thấy tỉ lệ
RLLA chiếm khoảng 20,1% đối với học sinh nam (45/220) và 17,9% nữ
(43/240) [65].
Trong công trình của Robert Burton năm 1621, trong cuốn sách The
Anatomy of Melancholy đã cho rằng có mối liên quan chặt chẽ giữa cảm giác lo

lắng, sợ hãi với các biểu hiện cơ thể như khó thở, mạch nhanh, đau tức ngực,
chóng mặt [35].
Năm 1871 Jacob DaCosta đã mô tả các triệu chứng tim mạch mạn tính mà
không có tổn thương thực thể và có liên quan đến những than phiền về mệt mỏi,
lo lắng và buồn phiền. DaCosta đã mô tả các triệu chứng lo âu gọi là trạng thái
tim bị kích thích [17].
Vào nửa sau của thế kỷ 19, các nhà tâm thần học Pháp và Đức bắt đầu
quan tâm đến yếu tố sinh học trong các rối loạn tâm thần. Khi nghiên cứu về
các biểu hiện của lo âu, Benedict Morel (1809 –1873) đã khẳng định rằng có
mối liên quan chặt chẽ giữa lo âu với các triệu chứng cơ thể và sự thay đổi ở
hệ thần kinh tự trị [46].
Một nghiên cứu khác về thực trạng lo âu ở trẻ em của M.Prior và cộng sự

(1983 – 2001) trên 2443 trẻ theo chiều dọc từ lúc sinh cho đến 18 tuổi. Kết quả
10


cho thấy 42% những em có tính cách hay xấu hổ, nhút nhát, thu mình trước 9
tuổi thường có RLLA vào giai đoạn tuổi thanh thiếu niên [15, tr.206].
- Các nghiên cứu về thái độ của con người đối với rối loạn lo âu:
Kết quả của một nghiên cứu định tính của nhóm tác giả H.J Hoekstra, B.B
Van Meijel, T.G Van der Hooft-Leemans (2010), về nhận thức của sinh viên
Điều dưỡng năm nhất đối với các bệnh nhân tâm thần và chăm sóc sức khỏe tâm
thần thì kết quả cho thấy điều này ảnh hưởng đến sự lựa chọn của họ về chuyên
môn trong việc chăm sóc sức khỏe tâm thần và tương lai làm việc trong lĩnh vực

này. Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc trên sinh viên đang học tại một
trường học của Hà Lan [45], kết quả cho thấy sinh viên Điều dưỡng năm nhất có
ấn tượng xấu, chủ yếu là nhận thức tiêu cực đối với người bệnh là bệnh tâm thần
và chăm sóc sức khỏe tâm thần.
Một khảo sát trên sinh viên Dược khoa tại Úc, Bỉ, Estonia, Phần Lan, Ấn
Độ và Latvia, cho thấy sinh viên học tập trong bối cảnh này thường biểu lộ thái
độ tiêu cực đối với người bị rối loạn tâm thần. Một vài nghiên cứu quốc tế đã
tìm cách điều tra các yếu tố của sự kỳ thị. Để tiến hành so sánh quốc tế sự kỳ thị
của sinh viên các nước đối với người có tâm thần phân liệt, và để xác định xem
sự kỳ thị được liên kết với các thuộc tính khuôn mẫu nào của những người bị
tâm thần phân liệt, tác giả M.A.Woods và cộng sự (2010) khảo sát 649 người tại
8 trường Đại học ở Australia, Bỉ, Ấn Độ, Phần Lan, Estonia và Latvia, bộ câu

hỏi (SDS) được sử dụng, và sáu yếu tố liên quan đến các thuộc tính khuôn mẫu
của những người tâm thần phân liệt. Kết quả cho thấy trung bình là 19,65 ± 3,97
điểm SDS ở Úc, 19,61 ± 2,92 ở Bỉ, 18,75 ± 3,57) ở Ấn Độ, 18,05 ± 3,12) ở Phần
Lan, và 20,90 ± 4,04) ở Estonia và Latvia. Kết quả cũng cho thấy các mức độ
mà học sinh có thái độ kỳ thị tương tự ở mỗi nước, tuy nhiên, các yếu tố của sự
kỳ thị là khác nhau [60].
- Các nghiên cứu về các phương thức phòng ngừa và ứng phó với RLLA:
Khảo sát mối quan hệ giữa cách đối phó, lòng tự trọng, các yếu tố cá nhân
và sức khỏe tâm lý trong 515 sinh viên Điều Dưỡng được lựa chọn từ bốn Viện
Công cộng và các trường Cao Đẳng tại Tây An của Trung Quốc bằng một
11



phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên, nhóm tác giả C.Ni, X.Liu và cộng sự 2010, họ
đã sử dụng thang đo tự đánh giá SCL-90. Trên cơ sở tổng số điểm của thang đo
SCL-90 đạt được trong cuộc khảo sát, gồm điểm nhóm thấp (100 SV) và nhóm
điểm cao (100 SV). Sau đó thiết kế nghiên cứu trường hợp bắt cặp có kiểm soát
được thực hiện để xác định những mối quan hệ giữa cách đối phó, lòng tự trọng,
các yếu tố cá nhân và sức khỏe tâm thần. Ngoài ra thống kê mô tả, phân tích
Chi bình phương, t-test và phân tích hồi quy logistic đa biến cũng được sử dụng.
Các hoạt động đối phó và lòng tự trọng của các nhóm điểm số cao đã được tìm
thấy là thấp hơn nhiều so với những người trong nhóm điểm thấp (p<0,05). Phân
tích hồi quy Logistic đa biến cho rằng học tập stress gấp 10 lần, khoảng tin cậy
95% là từ 3,3 đến 30,7 trong năm qua. Tự hài lòng cao, tỉ số chênh là 3,7%

(OR= 0,037, KTC 95% từ 1,4% đến 9,7% và lòng tự trọng tăng lên khoảng 35%
dao động trong KTC 95% là từ 15,2 đến 83,8%, và nó được xem là các yếu tố
phòng ngừa. Để cải thiện sức khỏe tâm lý của sinh viên Điều dưỡng, ngoài việc
giảm stress học tập, tránh bị động trong đối phó, đó là điều rất cần thiết để sinh
viên giảm thiểu stress, đẩy mạnh tự chủ, và phát triển lòng tự trọng [54].
Nghiên cứu theo chiều dọc của Stewart.S.M [58] trên 121 sinh viên y
khoa (81% của lớp) đã được khảo sát. Cuộc khảo sát này nhằm chỉ ra mức độ rối
loạn lo âu khác nhau như thế nào ở sinh viên trước và sau khi được đào tạo biện
pháp ứng phó với RLLA. Cuộc khảo sát đầu tiên đã diễn ra ngay trước khi bắt
đầu đào tạo, cuộc khảo sát thứ hai được tiến hành vào khoảng 8 tháng sau khi
sinh viên được đào tạo. Kết quả khảo sát cho thấy, sinh viên chưa được đào tạo
sử dụng các chiến lược tránh né, đối phó thì sẽ dẫn đến gia tăng trầm cảm và lo

âu. Ở đợt khảo sát thứ 2, hoạt động đối phó và thích ứng kết quả trầm cảm và lo
âu giảm. Những phát hiện này cho thấy các chương trình hỗ trợ, đánh giá sức
khỏe tinh thần của học sinh cần được tiến hành sớm trong năm đầu tiên của họ
và cung cấp hỗ trợ kịp thời. Điều này có nghĩa là, thông tin về các chiến lược đối
phó có hiệu đối với stress là rất hữu ích trong việc ngăn chặn tình trạng RLLA
xuất hiện.
12


1.1.2. Những nghiên cứu về rối loạn lo âu của sinh viên ở Việt Nam
Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về rối loạn lo âu, tuy nhiên số liệu
về các RLLA trong cộng đồng và trong các rối loạn sức khỏe tâm thần với quy

mô rộng lớn còn rất hạn chế, đặc biệt trong tâm lý học thì rất ít các nghiên cứu
chuyên sâu về RLLA. Lo âu vẫn chỉ được nhắc đến trong các rối loạn tâm lý
khác như là một biểu hiện của rối loạn cảm xúc. Từ năm 1964 đến nay, ở Việt
Nam đã có một số công trình điều tra cơ bản về bệnh tâm thần và thu được một
số kết quả. Song do phương pháp, công cụ và đặc biệt là tiêu chuẩn chẩn đoán
bệnh tâm thần ở mỗi thời kỳ có khác nhau nên tỷ lệ một số rối loạn tâm thần có
thay đổi. Các hướng nghiên cứu về RLLA chủ yếu được thực hiện đó là: tìm
hiểu thực trạng, một số yếu tố ảnh hưởng và trên cơ sở đó các nhà nghiên cứu
cũng đã đề xuất một số biện pháp phòng ngừa RLLA.
- Các nghiên cứu về tỉ lệ RLLA:
Năm 1995, Trung tâm nghiên cứu trẻ em Việt Nam đã thực hiện đề tài:
“Bước đầu nhận dạng và phân loại các biểu hiện tâm bệnh lý thường gặp ở trẻ

em và thanh thiếu niên Việt Nam” đã cho kết quả: tỷ lệ trẻ em được chẩn đoán là
rối nhiễu tâm căn là 31,53%(trong 352 hồ sơ tâm lý) [25].
Năm 1999, Chương trình mục tiêu Quốc gia của Chính phủ về dự án Bảo
vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng, nghiên cứu được thực hiện trên 10 bệnh nhân
tâm thần. Kết quả của điều tra dịch tễ học 10 rối loạn tâm thần thường gặp tại
cộng đồng từ năm 2000-2002 cho thấy tỉ số người mắc rối loạn lo âu chiếm
2.7% số người có các vấn đề về tâm thần.
Một nghiên cứu dịch tễ học của Bệnh viện Tâm thần Trung Ương 1 từ
(2000 – 2002) trên quy mô cả nước có tỉ lệ 2,7% RLLA trong dân số chung [63]
Điều tra dịch tễ học của Lâm Xuân Điền Bệnh viện Tâm thần thành phố
Hồ Chí Minh có tỉ lệ RLLA trong dân số thành phố Hồ Chí Minh 1,56% [64]
Tác giả Nguyễn Hằng Phương trong đề tài “Sử dụng thang lo âu Zung để

tìm hiểu thực trạng lo âu ở học sinh THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội” cho
ra kết quả như sau: So sánh về giới thì các em nam (7,72%) có biển hiện lo âu
nhiều hơn nữ (5,45%). So sánh giữa các lớp thì ở lớp có học lực khá hơn
13


(7,72%) có lo âu nhiều hơn lớp có học lực trung bình (5,09%). Tình hình lo âu ở
học sinh THPT trên địa bàn thành phố Hà nội qua điều tra dịch tễ trên 220 em,
có 13,14% các em có biểu hiện lo âu. Cụ thể là: 17 em (7,72%) có lo âu nhẹ. 9
em có lo âu trung bình( 4,09%). Một em có lo âu trên trung bình và 2 em (0,9%)
có biểu hiện lo âu bệnh lý [21].
Tác giả Lê Minh Thuận năm 2011 đã tiến hành khảo sát trên 252 sinh

viên, kết quả thu được như sau: tỉ lệ mức độ rất nặng-lo âu khoảng 7% là nữ và
4% là nam (chung là 11%). Mức độ nặng - lo âu là 12%, stress là 2% và trầm
cảm 2%. Rối nhiễu tâm lý trong sinh viên là đáng quan tâm. Giảm tỉ lệ rối nhiễu
tâm lý trong sinh viên, bằng cách tăng cường tính hy vọng cho sinh viên. Sức
khỏe Tâm lý cần được quan tâm và xem trọng trong chính sách và các vấn đề
liên quan đến sinh viên [24].
Tác giả Trần Thị Thu Mai và Nguyễn Ngọc Duy trong đề tài “Rối loạn lo
âu của sinh viên một số trường sư phạm tại thành phố Hồ Chí Minh” đã chỉ ra
con số thực trạng đáng báo động về tình trạng này. Kết quả nghiên cứu thực
trạng RLLA của SV Trường ĐHSP TPHCM vàTrường CĐSPTW TPHCM như
sau:khảo sát 650 SV bằng hai thang lượng giá BAI và SAS, kết quả có 110 SV
có dấu hiệu RLLA từ nhẹ đến nặng,trong đó mức độ trung bình chiếm khoảng

50% [16]..Nghiên cứu của Hoàng Cẩm Tú ở khoa Tâm bệnh - Bệnh viện Nhi
quốc gia cho thấy tỷ lệ RLLA chiếm khoảng 30% bệnh nhân có vấn đề về tâm
bệnh [27]. Theo Nguyễn Viết Thiêm, 20% người trưởng thành có trải nghiệm ít
nhất một cơn hoảng sợ tại một thời điểm nào đó. Khoảng 2% dân số có cơn
hoảng sợ đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của rối loạn hoảng sợ. Rối loạn này thường
hay xảy ra ở lứa tuổi 20 và không có sự khác biệt giữa nam và nữ [23].
- Các nghiên cứu về các mặt biểu hiện của RLLA
Ở Việt Nam, nhiều nghiên cứu về biểu hiện của rối loạn lo âu đã được
thực hiện.
Nghiên cứu của truờng Đại học Y dược TP.HCM trên khách thể là 401
sinh viên, sử dụng những thang đo về các mức độ trầm cảm, lo âu, hạnh phúc
và hy vọng. Các vấn đề nổi bật về sức khỏe tâm lý sinh viên gặp phải là: khó

14


tập trung vào công việc là 8,5%, cảm thấy mệt mỏi khi học tập là 8,7%, ít nói
hơn bình thường là 7,5%, cảm thấy buồn là 7,1%. Nhiều đối tượng không cảm
thấy hi vọng vào tương lai là 39% và cảm thấy không hạnh phúc là 46,8%
trong vòng một tuần trước cuộc phỏng vấn. Tỉ lệ sinh viên từng có hành vi tự
tử chiếm 0,9%. Với 778 đối tượng có trả lời câu hỏi thì tỉ lệ có hành vi tự tử
trong 12 tháng qua là 14,4%, trong đó tỉ lệ tự tử ở nam giới là 6,3% và nữ là
8,1%. Khoảng 18% nam và 8,4% nữ hiện có sự lo âu về việc uống rượu của
bản thân, khoảng 32% vị thành niên lo âu về việc uống rượu của cha mẹ họ,
21% lo âu về vấn đề bạo lực trong gia đình, 16% lo âu về vấn đề bị lạm dụng

thân thể, 34% vị thành niên lo âu về việc tìm kiếm việc làm sau này. Khi được
hỏi vấn đề quan trọng trong cuộc sống của vị thành niên-thanh niên, có đến
56,2% vị thành niên thanh niên cho rằng với họ hiện nay việc học tập là quan
trọng nhất, tiếp đến tỉ lệ tương đối cao là 29,6% đối tượng cho rằng sức khỏe là
vấn đề thứ hai họ cho là quan trọng. Vấn đề quan trọng tiếp theo là tìm được
việc làm (22% đối tượng) [16].
“Tìm hiểu biểu hiện rối loạn lo âu của học sinh trung học phổ thông ở
thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Bùi Thị Hạnh Dung (2011) đã nghiên cứu
RLLA được biểu hiện ở 4 khía cạnh: Nhận thức, hành vi, cảm xúc và sinh lý cơ
thể, đồng thời tác giả đã nêu lên một số yếu tố dẫn đến RLLA như học tập, gia
đình, bản thân và biến cố. Mặt hạn chế của nghiên cứu này, tác giả chưa đưa ra
được những giải pháp khắc phục RLLA ở học sinh THPT [8].

“Rối loạn lo âu của sinh viên một số trường sư phạm tại thành phố Hồ
Chí Minh” của Trần Thị Thu Mai, Nguyễn Ngọc Duy (2015) [14], nghiên cứu
mức độ và biểu hiện của RLLA ở SV Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ
Chí Minh và Cao đẳng Sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh đã nêu
lên một số biểu hiện về nhận thức (bi quan, muốn tự sát, bất cần,…), cảm xúc
(căng thẳng, buồn bã, sợ sệt, bối rối,…), hành vi (không tập trung, ngồi nhìn xa
xăm, tìm người tâm sự,…). …

15


- Các nghiên cứu về một số yếu tố ảnh hưởng:

Theo tác giả Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh và Michael Dunne [22] trong đề tài:
“Sức khỏe tâm thần của sinh viên y tế công cộng và sinh viên điều dưỡng tại Đại
học Y Dược TP.Hồ Chí Minh” đã xác định các vấn đề về sức khỏe tâm thần và
các yếu tố liên quan (bao gồm cả yếu tố bảo vệ và yếu tố nguy cơ) có tác động
đến sức khỏe tâm thần của sinh viên. Nghiên cứu cho thấy sinh viên nữ có
khuynh hướng lo âu nhiều hơn nhưng lại ít trầm cảm hơn sinh viên nam. Đối với
nữ, tất cả các yếu tố bao gồm các đặc điểm về gia đình, nhà trường và xã hội,
đều có tác động đến cảm nhận về hạnh phúc và hy vọng của họ.
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Thúy trong luận văn thạc sĩ “Ảnh hưởng của
một số yếu tố tâm lý đến rối loạn lo âu của trẻ em”, đã chẩn đoán và trị
liệu cho 42 trẻ em từ 7 – 15 tuổi có RLLA đến khám tại khoa Tâm bệnh - viện
nhi Quốc Gia từ tháng 8/2001 đến tháng 8/2002. Tác giả đã đưa ra rất nhiều yếu

tố ảnh hưởng đến RLLA của các em như: RLLA có liên quan đến gia đình,
RLLA có liên quan đến học tập, RLLA có liên quan đến môi trường xã hội [25].
Trong luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu một số nguyên nhân gây ra rối loạn
lo âu ở học sinh trung học phổ thông” , tác giả Nguyễn Hằng Phương cho biết:
trong số 600 khách thể nghiên cứu thì có 130 em RLLA, chiếm 21,66%. Và
cũng đưa ra bốn nhóm nguyên nhân chính gây ra RLLA của học sinh là nhóm
nguyên nhân liên quan đến học tập, nhóm nguyên nhân liên quan tới gia đình,
nhóm nguyên nhân liên quan đến quan hệ xã hội,nhóm nguyên nhân liên quan
tới bản thân học sinh. [21]
- Các nghiên cứu về cách thức phòng ngừa RLLA:
Trong những năm gần đây, nước ta có những nhà nghiên cứu đi tiên
phong trong lĩnh vực thực nghiệm mô hình trị liệu về RLLA ở trẻ em và vị

thành niên. Công trình nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Thị Hồng Thúy,
Trần Thành Nam, Vũ Cao Hùng và Đặng HoàngMinh đã thực nghiệm mộ hình
trị liệu nhận thức – hành vi cho trẻ em với tên gọi “Bước đầu áp dụng mô hình
trị liệu nhận thức – hành vi cho trẻ em có RLLA”. Nhóm nghiên cứu đã sử dùng
thang lượng giá lo âu Zung và thang lượng giá trạng thái biểu hiện lo âu trẻ em
16


STAIC(State - trait anxiety inventory for children) của Spieberger (1973), sau
đó tiến hành trị liệu.Nhóm tác giả này đã sử dụng công thức của M. L Smith và
Glass’s (1977) để tính toán mứcđộ tiến triển của nhóm trẻ theo đầy đủ quy trình
trị liệu và nhóm trẻ không theo đầy đủ quytrình trị liệu. Theo nhận xét của nhóm

thì bước đầu đã thu được kết quả khá khả quan[26,489 – 526].
Luận văn thạc sĩ của tác giả Huỳnh Hồ Ngọc Anh (2012), về mô hình trị
liệu “Tác động của trị liệu nhận thức – hành vi đến học sinh THPT có RLLA
dựa trên định hình trường hợp” và sử dụng thang lượng giá lo âu Zung và thang
trầm cảm Beck, đã tiến hành thực nghiệm trị liệu RLLA trên 3 trường hợp trên
mô hình trị liệu nhận thức - hành vi và mô hình định hình trường hợp. Tác giả
nêu lên một số cơ chế dẫn đến RLLA theo các trường phái tâm lý học như tâm
động học, nhận thức của Beck và Emery, tập nhiễm xã hội và thuyết gắn bó,
đồng thời dùng các phương thức trị liệu RLLA cũng như một số cách tiếp cận
trong trị liệu tâm lý hiện nay. Tuy nhiên, xét về mô hình tiến hành tri liệu, tác
giả chỉ đề cập đến hình thức trị liệu nhận thức - hành vi, định hình trường hợp và
có kết hợp với gia đình [2].

Trên thế giới và ở Việt Nam đã có không ít những nghiên cứu khác nhau
về vấn đề rối loạn lo âu, tuy nhiên ở mỗi đối tượng, môi trường thì mức độ biểu
hiện cũng như những nhân tố tác động lại khác nhau và mang đặc thù riêng biệt.
Đặc biệt, những nghiên cứu chuyên sâu dưới góc độ tâm lý học vẫn còn là một
hướng nghiên cứu mới mẻ, đối với RLLA hiện nay chủ yếu mới chỉ có một số
nghiên cứu ở sinh viên ngành y nói chung, còn đối tượng sinh viên điều dưỡng
thì chưa có một nghiên cứu cụ thể nào. Trong khi đó RLLA là một trong những
rối loạn tâm lý khá phổ biến ở cộng đồng nói chung và sinh viên nói riêng.
Chính vì thế, việc tìm hiểu mức độ biểu hiện của rối loạn lo âu, các nhân tố ảnh
hưởng cũng như các thể rối loạn lo âu ở sinh viên điều dưỡng là một hướng đi
cần thiết, mang giá trị ý nghĩa thực tiễn cao đối với đời sống, hiệu quả học tập,
làm việc của các bạn sinh viên.


17


1.2. Một số vấn đề lí luận của đề tài
1.2.1. Rối loạn lo âu
1.2.1.1. Khái niệm lo âu và Rối loạn lo âu
 Lo âu:
Lo âu (anxiety) là một rối loạn cảm xúc đặc trưng bởi cảm giác lo sợ lan
tỏa, khó chịu, mơ hồ kèm theo các triệu chứng thần kinh tự chủ như đau đầu, vã
mồ hôi, siết chặt ở ngực, khô miệng, khó chịu ở thượng vị, bức rức, không thể
ngồi yên hoặc đứng yên một chỗ [20].

Từ năm 1980, theo bảng phân loại tâm thần của Hoa Kỳ thì lo âu được
định nghĩa như sau:lo âu là một trạng thái cảm xúc thông thường, đó là một cảm
xúc khó chịu không xác định được.
Theo tác giả Nguyễn Minh Tuấn, lo âu là một rối loạn có cấu trúc
đơn sơ thể hiện ra ngoài bằng một mối lo âu không đối tượng, lan tỏa và
dai dẳng [31].
Theo tác giả Đinh Đăng Hòe: Lo âu là hiện tượng phản ứng tự nhiên
(bình thường) của con người trước những khó khăn và các mối đe dọa của tự
nhiên, xã hội, mà con người phải tìm cách vượt qua, tồn tại, hướng tới [11].
Theo Trần Đình Xiêm, lo âu là một cảm giác bất an, lo sợ lan tỏa hết
sức khó chịu nhưng thường mơ hồ kèm theo một triệu chứng của cơ thể [32].
Nguyễn Viết Thiêm khi bàn về lo âu lại cho rằng: Lo âu là một trạng

thái bệnh lý. Khi lo âu mang đặc tính dai dẳng, lan tỏa, tản mạn, không liên
quan, không khu trứ vào một sự kiện hay hoàn cảnh đặc biệt nào ở xung quanh
hoặc có liên quan tới sự kiện đã qua không còn tính chất thời sự nữa [23].
Trong cuốn Từ điển Tâm Lý học, tác giả Vũ Dũng đã viết: “Lo âu là
những trải nghiệm cảm xúc tiêu cực được quy định bởi sự chờ đợi điều gì đó
nguy hiểm, có tính chất khuếch tán, không liên quan đến các sự kiện cụ thể.
Trạng thái cảm xúc xuất hiện trong các tình huống nguy hiểm không xác định và
được thể hiện trong việc chờ đợi sợ tiến triển không thuận lợi của sự kiện.
Khác với hoảng sợ, lo âu được coi là phản ứng đối với một đe dọa cụ thể nào
đó, lo âu thể hiện sự sợ hãi chung chung, mang tính lan truyền và không có
18



×