Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải làng nghề tái chế nhôm văn môn đề xuất giải pháp xử lý và quản lý nước thải cho làng nghề này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.22 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

Trần Thị Thu Thủy

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI
LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ NHÔM VĂN MÔN
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XỬ LÝ VÀ QUẢN LÝ NƯỚC THẢI
CHO LÀNG NGHỀ NÀY

Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Kỹ thuật môi trường

Hà Nội – Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

Trần Thị Thu Thủy
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI
LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ NHÔM VĂN MÔN
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XỬ LÝ VÀ QUẢN LÝ NƯỚC THẢI
CHO LÀNG NGHỀ NÀY

Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường


LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Kỹ thuật môi trường

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Lân

Hà Nội – Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi đã tham gia cùng Viện Khoa học và Công nghệ môi trường – Trường Đại
học Bách khoa Hà Nội thực hiện Dự án “Đầu tư công trình xử lý môi trường làng
nghề đúc nhôm xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh” và được người chịu
trách nhiệm Dự án là PGS. TS Nguyễn Ngọc Lân đồng ý cho việc sử dụng kết quả
của Dự án cho Luận văn thạc sĩ của tôi.

TÁC GIẢ

Trần Thị Thu Thuỷ


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ NHÔM VĂN MÔN .......... 2

I.1. Hiện trạng sản xuất và ô nhiễm môi trường làng nghề tái chế kim loại .......... 3
I.1.1. Công nghệ sản xuất ................................................................................ 4
I.1.2. Hiện trạng môi trường làng nghề tái chế kim loại ................................... 7
I.2. Làng nghề tái chế nhôm xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh ...... 9
I.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực làng nghề tái chế nhôm thôn
Mẫn Xá, xã Văn Môn .................................................................................... 10
I.2.2. Tình hình sản xuất nghề tại làng nghề tái chế nhôm thôn Mẫn Xá ........ 19
I.2.3. Thực trạng ô nhiễm môi trường ở làng nghề tái chế nhôm thôn Mẫn Xá
và tác động đến sức khỏe người dân .............................................................. 23
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC CỦA
LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ NHÔM XÃ VĂN MÔN ........................................................... 29
II.1. Nguồn phát sinh và hiện trạng thu gom nước thải .......................................29
II.2. Hiện trạng môi trường nước mặt .................................................................32
II.3. Hiện trạng môi trường nước thải .................................................................35
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XỬ LÝ, QUẢN LÝ NƯỚC
THẢI CHO LÀNG NGHỀ VĂN MÔN ............................................................................. 40
III.1. Phân tích, lựa chọn phương án thu gom nước thải .....................................40
III.2. Lựa chọn quy mô hệ thống thoát nước và trạm xử lý nước thải .................40
III.3. Các hạng mục đầu tư xây dựng .................................................................42
III.3.1. Hệ thống thu gom .............................................................................. 42
III.3.2. Hệ thống xử lý nước thải tập trung ..................................................... 42
III.4. Phân tích lựa chọn công nghệ cho trạm xử lý nước thải .............................42
III.4.1. Yêu cầu thiết kế ................................................................................. 42


III.4.2. Cơ sở tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải ............................... 43
III.5. Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề .....................66
III.5.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý môi trường cấp phường, xã, thị trấn ........ 66
III.5.2. Áp dụng các công nghệ xử lý chất thải làng nghề .............................. 70
III.5.3. Xã hội hóa công tác BVMT ............................................................... 70

III.5.4. Tăng cường và đa dạng hóa đầu tư tài chính cho BVMT .................... 72
KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 75
PHỤ LỤC ................................................................................................................................ 77


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Làng nghề và lao động tại Đồng bằng sông Hồng ................................................... 2
Bảng 1.2. Lượng sản phẩm tại một số làng nghề tái chế kim loại ............................................ 3
Bảng 1.3. Lượng mưa trung bình tháng ................................................................................... 13
Bảng 1.4. Các số liệu thống kê tại làng nghề tái chế nhôm thôn Mẫn Xá theo loại hình sản
xuất đối với lượng sản phẩm và lượng chất thải ..................................................................... 20
Bảng 1.5. Phân chia diện tích sản xuất của các hộ gia đình .................................................... 24
Bảng 1.6. Số liệu chất lượng không khí khu vực làng nghề Mẫn Xá ..................................... 25
Bảng 2.1. Kết quả phân tích môi trường nước mặt ................................................................. 33
Bảng 2.2. Vị trí lấy mẫu nước thải ........................................................................................... 36
Bảng 2.3. Kết quả phân tích môi trường nước thải ................................................................. 36
Bảng 3.1. Dự báo lượng nước thải phát sinh của xã Văn Môn đến năm 2015 ................. 41
Bảng 3.2. Các thông số đầu ra của nước thải sau xử lý ........................................................... 44
Bảng 3.3. Các hạng mục xây dựng phần xử lý nước thải ....................................................... 59
Bảng 3.4. Hạng mục thiết bị phần xử lý nước thải .................................................................. 60
Bảng 3.5. Chi phí chuyển giao công nghệ vận hành trạm xử lý nước thải ............................ 61
Bảng 3.6. Định mức chi phí cho 1m3 nước thải ...................................................................... 64
Bảng 3.7. Phân công chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức, cá nhân trong quản lý môi
trường làng nghề ....................................................................................................................... 67


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Sơ đồ công nghệ xử lý kim loại màu kèm dòng thải …………………...5

Hình 1.2. Sơ đồ công nghệ tái chế và gia công sắt thép kèm dòng thải……………6
Hình 1.3. Cơ cấu sử dụng đất tại xã Văn Môn .......................................................................... 9
Hình 1.4. Sơ đồ vị trí địa lý làng nghề tái chế nhôm thôn Mẫn Xá, xã Văn Môn .................. 11
Hình 1.5. Xỉ nhôm đổ bừa bãi trên đường làng....................................................................... 20
Hình 1.6. Quy trình tái chế, cô đúc phế liệu nhôm .................................................................. 21
Hình 1.7. Hình ảnh một lò đúc nhôm ...................................................................................... 22
Hình 1.8. Một hộ tái chế nhôm, phế liệu mua về không có kho lưu giữ mà để xung quanh
nhà ............................................................................................................................................. 22
Hình 1.9. Ống khói của một cơ sở đúc nhôm thôn Mẫn Xá ................................................... 24
Hình 1.10. Bãi chứa tạm thời chất thải rắn sinh hoạt của thôn Mẫn Xá ................................. 26
Hình 1.11. Xỉ nhôm bị thải bỏ khắp đường làng ..................................................................... 27
Hình 1.12. Tác hại của rác thải đối với sức khỏe con người ................................................... 28
Hình 2.1. Bã, xỉ nhôm vứt bừa bãi ngay cạnh cống lộ thiên thu gom nước thải .................... 30
Hình 2.2. Ao trong làng chứa rất nhiều chất thải ..................................................................... 31
Hình 2.3. Hình ảnh buổi phỏng vấn người dân và cán bộ xã Văn Môn ................................. 32
Hình 2.4. Biểu đồ so sánh kết quả BOD5 các quý năm 2013 ................................................. 34
Hình 2.5. Biểu đồ so sánh kết quả COD các quý năm 2013.................................................... 35
Hình 2.6. Biểu đồ so sánh kết quả TSS các quý năm 2013 .................................................... 35
Hình 2.7. Biểu đồ so sánh kết quả COD tại các vị trí trong 4 quý năm 2013 ........................ 38
Hình 2.8. Biểu đồ so sánh kết quả TSS tại các vị trí trong 4 quý năm 2013 .......................... 38
Hình 2.9. Biểu đồ so sánh kết quả Amoni tại các vị trí trong 4 quý năm 2013 ...................... 39
Hình 3.1. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải được lựa chọn ..................................................... 45
Hình 3.2. Sơ đồ kỹ thuật điều khiển hệ thống xử lý nước thải ................................................ 58
Hình 3.3. Sơ đồ quản lý, tổ chức vận hành công trình ............................................................ 64
Hình 3.4: Cơ cấu quản lý môi trường cấp xã ........................................................................... 66


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BOD5


Nhu cầu oxy sinh hóa, đo trong 5 ngày

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

BVMT

Bảo vệ môi trường

BYT

Bộ Y tế

COD

Nhu cầu oxy hóa học

DO

Lượng oxy hòa tan trong nước

HTX

Hợp tác xã

KH&CN

Khoa học và Công nghệ


KLN

Kim loại nặng

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QCCP

Quy chuẩn cho phép

TCXD

Tiêu chuẩn xây dựng

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

TSS


Tổng các chất rắn lơ lửng

SS

Chất rắn lơ lửng

XLNT

Xử lý nước thải

UBND

Ủy ban nhân dân

VSMT

Vệ sinh môi trường

VSV

Vi sinh vật


MỞ ĐẦU
Làng nghề tiểu thủ công nghiệp ở Bắc Ninh đã có lịch sử tồn tại và phát triển từ
lâu đời, phân bố rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh và hoạt động hầu hết ở các ngành
kinh tế chủ yếu. Sự tồn tại và phát triển của các làng nghề đã góp phần quan trọng
vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các sản phẩm làm ra ngày càng phong phú
và đa dạng đáp ứng một phần nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, một số mặt hàng đã
có chỗ đứng xuất khẩu ra nước ngoài được bạn hàng ưa chuộng, chiếm tỷ trọng lớn

trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh.
Toàn tỉnh có 62 làng nghề, trong đó 30 làng nghề truyền thống, tiêu biểu như
một số làng nghề [19]: Tái chế giấy Phong Khê, tái chế giấy Phú Lâm, sản xuất
rượu Đại Lâm, tái chế nhôm Văn Môn, sản xuất sắt thép tái chế Đa Hội, sản xuất đồ
gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, đúc đồng Đại Bái, làm bún Khắc Niệm...với đặc điểm: Quy
mô sản xuất nhỏ lẻ, cả làng cùng sản xuất ra những sản phẩm giống nhau, có dây
chuyền công nghệ mang tính thủ công và lạc hậu, tiêu tốn nhiều nguyên, nhiên liệu,
ý thức của doanh nghiệp trong làng nghề về bảo vệ môi trường còn chưa cao. Vì
vậy, ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngày càng nghiêm trọng. Mục tiêu chung
của nghiên cứu là góp phần đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng
nghề tái chế nhôm xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, đặc biệt là ô
nhiễm môi trường nước thải. Những mục tiêu cụ thể như sau:
- Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước thải của làng nghề tái chế nhôm
Văn Môn.
- Đề xuất giải pháp kỹ thuật và quản lý cho việc thu gom và xử lý nước thải
nhằm cải thiện môi trường làng nghề làng nghề Văn Môn.
- Đề xuất giải pháp quản lý và kỹ thuật nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường
làng nghề.

1


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ NHÔM VĂN MÔN
Các làng nghề ở nông thôn Việt Nam phát triển rất đa dạng và phong phú đã
tạo ra một lượng lớn hàng hóa, tạo công ăn việc làm và giúp phần phát triển kinh tế
xã hội của khu vực nông thôn. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 1450 làng nghề;
trong đó khu vực đồng bằng sông Hồng có khoảng 735 làng nghề (chiếm trên 50%)
[21]. Lao động trung bình hàng năm tại mỗi làng nghề là 813 người không bao gồm
những lao động làm thuê. Trong tổng số 735 làng nghề, làng nghề truyền thống chỉ
chiếm khoảng 29,4%, trong khi đó làng nghề mới chiếm khoảng 70,6% (Bảng 1.1).

Bảng 1.1. Làng nghề và lao động tại Đồng bằng sông Hồng [21]
Số làng nghề
Lao động
(người)
Tổng
Làng nghề truyền
Làng nghề
thống
mới
Thái Bình
82
14
68
88508
Ninh Bình
165
20
141
87221
Nam Định
90
19
61
52132
Hà Nam
37
16
21
38802
Hải Dương

42
30
12
34440
Hưng Yên
39
11
28
22394
Hải Phòng
80
15
65
33762
Bắc Ninh
62
30
32
54120
Hà Nội
40
20
20
68679
Hà Tây
88
20
68
113956
Vĩnh Phúc

14
9
5
20595
Tổng
735
214
521
594303
Trong thời kỳ đổi mới, làng nghề đóng góp quan trọng trong việc tạo việc làm
Tỉnh

cho người lao động ở nông thôn. Trong những làng nghề này có hàng nghìn lao
động với thu nhập khá cao. Năm 2009, làng nghề tại tỉnh Bắc Ninh đã thu hút
khoảng 54.000 lao động bao gồm 47.000 lao động địa phương và 7.000 lao động từ
các làng lân cận.
Bên cạnh tạo việc làm cho người lao động, các sản phẩm của làng nghề không
chỉ có giá trị trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Tổng số lượng sản phẩm
hàng năm từ các làng nghề chiếm số lượng quan trong trong nền kinh tế quốc gia.

2


Tại Bắc Ninh, trong năm 2012, tổng giá trị sản phẩm từ 62 làng nghề là 3.045 tỷ
VNĐ chiếm 22% tổng sản phẩm công nghiệp của tỉnh [7].
Tuy nhiên sự phát triển của làng nghề chủ yếu mang tính tự phát, quy mô nhỏ
chủ yếu là hộ gia đình, trình độ công nghệ thấp, thiết bị và công cụ sản xuất lạc hậu
phần lớn là chế tạo trong nước hoặc mua lại thiết bị đó thanh lý của các cơ sở công
nghiệp. Lao động của làng nghề hầu hết chưa được đào tạo đầy đủ, chủ yếu dựa vào
kinh nghiệm. Mặt khác do quy mô sản xuất nhỏ lẻ và trình độ kỹ thuật tại các làng

nghề còn hạn chế nên khó khăn trong đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ, các hộ
sản xuất nằm rải rác khắp trên địa bàn làng xã không theo quy hoạch, tạo ra những
nguồn thải nhỏ phân tán, hầu như không được xử lý mà thải thẳng ra môi trường.
I.1. Hiện trạng sản xuất và ô nhiễm môi trường làng nghề tái chế kim loại
Làng nghề tái chế kim loại trong những năm gần đây phát triển mạnh mẽ. Qua
tìm hiểu công nghệ sản xuất tại các làng nghề tái chế kim loại cho thấy ngoài sản
xuất theo quy mô nhỏ tại các hộ gia đình như các loại hình sản xuất khác thì tại các
làng nghề tái chế kim loại lớn đó xuất hiện các cụm công nghiệp sản xuất tập trung.
Nhờ vậy hoạt động sản xuất tại các làng nghề tái chế kim loại dường như có quy mô
hơn và ngày một phát triển mạnh.
Sản phẩm của các làng nghề tái chế này rất đa dạng cả về mẫu mã, chủng loại
và chất lượng. Lượng sản phẩm tại một số làng nghề điển hình được đưa ra trong
bảng 1.2.
Bảng 1.2. Lượng sản phẩm tại một số làng nghề tái chế kim loại [3]
TT
1

Tên làng nghề

Loại sản phẩm

Lượng sản phẩm (tấn/năm)

Đa Hội – Bắc Ninh Luyện và tái chế sắt
 Phôi
thép
15.000
 Sắt
500.000


(đúc):
(tấm):

12.000



450.000



 Đinh các loại: 500

3


 Lưới, dây thép loại: 500
Tổng sản phẩm : 220  250 tấn/
năm

2

Đúc nhôm – Văn Nhôm thỏi
Môn – Bắc Ninh

3

Đúc đồng - Đại
 Đồ thờ cúng giả Tổng sản phẩm: 300  400 tấn/
Bái

cổ
năm
 Xoong, chậu,…

4

Vân Chàng – Nam
 Luyện và tái Tổng sản phẩm: 17.000 tấn/ năm
Định
chế sắt thép, nhôm,
mạ

5

Đúc chì - Chỉ Đạo Sản phẩm đúc
– Hưng Yên

6

Tống Xá - Ý Yên –  Đúc gang, đồng, Tổng sản phẩm: 13.000 tấn/ năm
Nam Định
nhôm, thép

7

Đồng Côi – Nam  Cơ khí nhỏ, phụ Tổng sản phẩm: 1.400 tấn/năm
Giang – Nam Trực tùng xe đạp

8


Xuân Tiến – Xuân Cơ khí nhỏ
 Máy tuốt: 2.500 chiếc/năm
Trường – Nam Chế tạo máy tuốt
 Máy trộn bờ tông: 100
Định
lúa, máy cơ khí
chiếc/năm

Tổng sản phẩm: 300 tấn/năm

 Sản phẩm đúc: 350 tấn/năm
 Vành xe đạp: 18.000 đôi/năm.

I.1.1. Công nghệ sản xuất
Qua tìm hiểu công nghệ sản xuất tại các làng nghề tái chế kim loại có thể phân
chia hoạt động sản xuất của chúng thành các nhóm công nghệ sau:
- Nhóm công nghệ tái chế kim loại màu.
- Nhóm công nghệ tái chế và gia công các mặt hàng sắt thép.
Sơ đồ dây chuyền nghệ được miêu tả tóm tắt trong hình 1.1 và 1.2 sau:

4


Vỏ lon bia, nước giải khát,
đồng, chì, …

Phân loại

Tiếng ồn, bụi


Than

Khí thải: CO, SO2, CO2 NOx, bụi

Nấu chảy

Xỉ than, xỉ kim loại

Phôi đúc

Nước làm mát

Đúc sản phẩm

Khí thải, to

Kim loại vụn
Tiếng ồn

Cắt bavia

Bụi

Sản phẩm
(Xoong, nồi, ….)

Hình 1.1. Sơ đồ công nghệ xử lý kim loại màu kèm dòng thải

5



Sắt phế liệu
Phân loại

Gia công sơ bộ

Nấu, cán, kéo

Bụi, gỉ sắt

Tiếng ồn, bụi, khói (cắt bằng hơi)

Bụi, CO, CO2, SO2, NOx…

Bán thành phẩm

Thép cuộn

Thép dẹt, tấm

Tiếng ồn

Thép xây dựng
Ồn

Rút dây thép cuộn



Tẩy rỉ


Đột dập

Axit H2SO4

Tẩy rỉ

Tiếng ồn

Bụi và oxit sắt

Máy cắt
Ồn

Làm sạch

Lò nấu kim loại

Mạ kẽm

Zn, Ni, Cr

Làm sạch

Nước thải có
chứa dầu mỡ

Dập mũi
Ồn


Mạ Zn, Ni, Cr

Nước thải có chứa
kim loại nặng

Sản phẩm

Sản phẩm

Sản phẩm

(Đinh)

(Dây thép)

(ke, bản lề, chốt)

Hình 1.2. Sơ đồ công nghệ tái chế và gia công sắt thép kèm dòng thải

6


I.1.2. Hiện trạng môi trường làng nghề tái chế kim loại
I.1.2.1. Môi trường nước
Nước thải từ các quá trình tái chế kim loại chủ yếu là nước sử dụng trong quá
trình sản xuất các sản phẩm kim loại tái chế từ sắt thép phế liệu, chủ yếu là nước để
làm mát và vệ sinh máy móc thiết bị.
- Nước làm mát: Nguồn nước thải này chứa nhiều bụi bẩn, rỉ sắt và dầu mỡ.
- Nước từ quá trình tẩy rửa và mạ kim loại: Nước thải này có chứa hóa chất
HCl, NaOH, CN-, Cr, Ni, ...

- Nước vệ sinh thiết bị, nhà xưởng: nước thải này chứa dầu mỡ bụi bẩn và một
lượng nhỏ hóa chất.
Đặc tính nước thải tại một số làng nghề điển hình
Theo kết quả phân tích chất lượng nước tại một số làng nghề tái chế kim loại
như: Vân Chàng - Nam Định, Chỉ Đạo – Văn Lâm, Đồng Tiến – Khoái Châu, ... thì
tại đây hàm lượng chất hữu cơ trong nước luôn đạt QCCP; nhưng các chỉ tiêu SS,
dầu mỡ luôn vượt QCCP (TS = 236  812 mg/l; SS = 22  511 mg/l; dầu mỡ = 0,08
 1,5 mg/l). Ngoài ra, trong nước thải có chứa nhiều ion kim loại như Fe 3+, CN-,
Zn2+, Cr3+, Ni2+, ... sinh ra từ hoạt động thu mua nguyên liệu, từ quá trình gia công
kim loại [3].
Kết quả phân tích cho thấy các kim loại nặng trong nước tại làng nghề Vân
Chàng – Nam Định có hàm lượng rất lớn, như Cr = 63,1  187,4; dầu mỡ = 1,5 
1,8 mg/l, vượt QCCP nhiều lần.
I.1.2.2. Môi trường không khí
Ô nhiễm môi trường không khí là vấn đề cần quan tâm tại các làng nghề táí
chế kim loại, đây là nguồn gây ô nhiễm chính trong loại hình tái chế này. Các thành
phần khí ô nhiễm chủ yếu là: CO, CO 2, SO2, NOx, nhiệt, hơi axit, hơi kim loại, bụi
kim loại,...

7


Môi trường không khí tại một số làng nghề điển hình:
Theo kết quả điều tra khảo sát tại một số làng nghề tái chế kim loại điển hình
cho thấy: Bụi trong không khí dao động trong khoảng 0,098  2mg/m3, vượt QCCP
trung bình 1 giờ và trung bình 24 giờ tương ứng là 1  10 và 1  15 lần, đặc biệt
khu vực cạnh các lò đúc thép hàm lượng bụi rất cao (khoảng 2 mg/m3). Bên cạnh
đó, từ quá trình gia công cơ khí, vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm sau quá
trình sản xuất sinh ra lượng bụi lớn. Lượng bụi này có chứa kim loại mà chủ yếu là
Fe với nồng độ  0,5 mg/m3 làm không khí có mùi tanh. Hàm lượng các chất khí

khác khi khảo sát thấp hơn tiêu chuẩn, nhưng cần lưu ý rằng các cơ sở sản xuất tại
các làng nghề này hoạt động suốt ngày đờm, do đó mặc dự hàm lượng các khí như
SO2, CO, NO2 không vượt quá QCVN trung bình trong 1 giờ nhưng ảnh hưởng của
chúng tới sức khỏe của cộng đồng là rất lớn [2,3].
I.1.2.3. Chất thải rắn
Theo số liệu điều tra tại một số làng nghề cho thấy lượng rác thải này tương
đối lớn, làng nghề Đa Hội lượng chất thải rắn bao gồm xỉ than, kim loại vụn và phế
loại từ công đoạn phân loại khoảng 11 tấn/ngày, một số làng nghề khác do quy mô
hoạt động nhỏ nên lượng chất thải rắn ít hơn đáng kể như: Đình Bảng- Bắc Ninh:
1,4 tấn/ ngày ; Vân Chàng khoảng 7 tấn/ngày; Văn Môn- Bắc Ninh 0,6 tấn/ngày....
[2,3,7].
Chất lượng môi trường đất khảo sát tại một số làng nghề cho thấy, đất đang có
nguy cơ nhiễm kim loại nặng, hàm lượng kim loại phát hiện được, Ni = 0,005 - 0,01
mg/l, Zn = 0,02 - 0,025mg/l, là tương đối cao so với các khu vực khác.
Nhìn chung, chất thải rắn của quá trình sản xuất tái chế có hàm lượng kim loại
rất cao (từ 3  5 g/kg nguyên liệu). Bên cạnh đó, còn chất thải rắn chứa dầu mỡ, các
chất khoáng với hàm lượng dao động từ 1  6 mg/kg nguyên liệu, hiện nay hầu như

8


chưa có giải pháp xử lý thích đáng. Việc thải bỏ chất thải rắn không theo quy hoạch
và không được quản lý nên đã ảnh hưởng tới chất lượng đất của làng nghề, hàm
lượng kim loại trong đất khá cao (khoảng 2  3 g/kg). Lượng chất độc này dễ ngấm
vào đất, tích tụ lại lâu dần sẽ làm suy thoái môi truờng đất.[1,2,3,7]
I.1.2.4. Vi khí hậu
Kết quả điều tra khảo sát tại một số làng nghề tái chế kim loại điển hình cho
thấy hầu hết tại các điểm khảo sát tiếng ồn đều vượt quá QCVN từ 5  15 dBA.
Tiếng ồn, nhiệt độ và độ ẩm cao đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của
người dân trong làng [3].

Nhiệt độ môi trường tại đây thường xuyên cao hơn điểm nền 3  50C.
I.2. Làng nghề tái chế nhôm xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc
Ninh
Xã Văn Môn thuộc huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Xã Văn Môn có 5 thôn:
Quan Độ, Quan Đình, Mẫn Xá, Phú Xá và thôn Tiền. Tổng diện tích là 424,84 ha,
trong đó có 224,28 ha đất nông nghiệp chiếm 52,79%, 159,15 ha là đất phi nông
nghiệp chiếm 37,46% và 41,41 ha đất chưa sử dụng chiếm 9,74% [21]. Đa số người
dân ở Văn Môn đang tham gia vào sản xuất nông nghiệp và sản xuất thủ công hộ
gia đình như tái chế nhôm, làm mộc và buôn bán phế liệu.
đất chưa
sử dụng
9.75%
đất nông
nghiệp
52.79%

đất phi
nông
nghiệp
37.46%

Hình 1.3: Cơ cấu sử dụng đất tại xã Văn Môn

9


Sản xuất thủ công là thế mạnh tại Văn Môn. Văn Môn hiện có 5 hợp tác xã
nông nghiệp dịch vụ, 65 công ty, 33 doanh nghiệp tư nhân, 1 nhà máy và 4 hợp tác
xã cổ phần. Trong xã có 340 hộ gia đình tham gia vào nghề tái chế nhôm, gần 700
hộ gia đình tham gia vào nghề khắc mộc mỹ nghệ. Ngoài ra, người dân ở Văn Môn

cũng đang tham gia hoạt động sản xuất bia rượu, hàn và xây dựng. Hiện có hơn
1.500 hộ gia đình với hơn 3.000 lao động tham gia vào sản xuất thủ công đóng một
vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế địa phương [21]. Những hộ gia
đình tham gia vào hoạt động tái chế nhôm chủ yếu tại thôn Mẫn Xá. Vì vậy, điểm
nóng về ô nhiễm môi trường do hoạt động tái chế nhôm gây ra chủ yếu là tại thôn
Mẫn Xá.

I.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực làng nghề tái chế
nhôm thôn Mẫn Xá, xã Văn Môn
I.2.1.1. Điều kiện môi trường tự nhiên
Bắc Ninh là tỉnh nằm trong vùng châu thổ Sông Hồng, thuộc khu vực đồng
bằng Bắc Bộ. Vị trí địa lý nằm trong phạm vi từ 20 o 58’ đến 21o 16’ vĩ độ Bắc và
105o 54’ đến 106o 19’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang; Phía Đông và
Đông Nam giáp với tỉnh Hải Dương; Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên; Phía Tây giáp
thành phố Hà Nội.
a) Vị trí địa lý
Yên Phong là một huyện ở phía Tây Bắc tỉnh Bắc Ninh. Xã Văn Môn thuộc
huyện Yên Phong có vị trí như sau:
-

Phía Đông và Đông Bắc giáp với xã Đông Thọ;

-

Phía Tây và Tây Bắc giáp với xã Yên Phụ và thị trấn Chờ;

-

Phía Nam giáp với xã Hương Mạc.


10


Hình 1.4. Sơ đồ vị trí địa lý làng nghề tái chế nhôm thôn Mẫn Xá, xã Văn Môn
Làng nghề tái chế nhôm thôn Mẫn Xá là một trong năm thôn thuộc xã Văn
Môn. Đây là một làng nghề truyền thống với các nghề chính: Cô và đúc nhôm, tái
chế hợp kim nhôm, kẽm. Ngoài ra, ở đây còn nhận dát mỏng kim loại, gia công cơ
khí, v.v.
Mẫn Xá là một làng nổi tiếng về nghề cô đúc nhôm của Bắc Ninh. Nghề này
đã góp phần không nhỏ trong việc giải quyết công ăn việc làm của người dân nơi
đây. Tuy nhiên nhiều năm nay, nhân dân trong thôn đã phải chịu đựng sự ô nhiễm
nặng nề từ khói thải của các cơ sở sản xuất thủ công này.
b) Điều kiện về địa hình
Xã Văn Môn thuộc huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh, với vị trí nằm trong vùng
đồng bằng Bắc Bộ nên địa hình khá bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc
xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy nước mặt đổ về
sông Cầu, sông Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình tại địa
phương không lớn. Vùng đồng bằng chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh có độ cao
phổ biến từ 3 – 7m so với mực nước biển và một số vùng thấp trũng ven đê thuộc
các huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ. Địa hình trung du đồi núi chiếm tỷ lệ rất

11


nhỏ khoảng (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh được phân bố rải rác
thuộc thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, huyện Quế Võ, các đỉnh núi có độ cao
phổ biến từ 60 – 100m, đỉnh cao nhất là núi Bàn Cờ (thành phố Bắc Ninh) cao
171m, tiến đến là núi Bu (huyện Quế Võ) cao 103m, núi Phật Tích (huyện Tiên Du)
cao 84m và núi Thiên Thai (huyện Gia Bình) cao 71m.
c) Điều kiện về địa chất

Đặc điểm địa chất lãnh thổ Bắc Ninh mang những nét đặc trưng của cấu trúc
địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng, có bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ
rệt của cấu trúc mỏng. Tuy nhiên nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc – Bắc Bộ nên
cấu trúc địa chất lãnh thổ Bắc Ninh có những nét còn mang tính chất của vòng cung
Đông Triều vùng Đông Bắc. Trên lãnh thổ Bắc Ninh có mặt loại đất đá có tuổi từ
Pecmi, Trias đến Đệ tứ, song chủ yếu là thành tạo Đệ tứ bao phủ gần như toàn tỉnh.
Lớp thành tạo Đệ tứ chiếm ưu thế về địa tầng lãnh thổ, nằm trên các thành tạo cổ,
có thành phần thạch học chủ yếu là bồi tích, bột, cát bột và sét bột. Bề dày các thành
tạo đệ tứ biến đổi theo quy luật trầm tích rất rõ ràng, có độ dày tăng dần từ 5m đến
10m ở các khu vực chân núi tới 20m đến 30m ở các vùng trũng và dọc theo các con
sông chính như sông Cầu, sông Thái Bình, sông Đuống, sông Ngũ Huyện Khê. Các
thành tạo Trias muộn và giữa phân bố hầu hết ở trên các núi và dãy núi, thành phần
thạch học chủ yếu là cát kết, sạn kết và bột kết. Bề dày các thành tạo khoảng từ
200m đến 300m. Với đặc điểm này địa chất của tỉnh Bắc Ninh có tính ổn định hơn
so với Hà Nội và các đô thị vùng đồng bằng Bắc Bộ khác trong việc xây dựng công
trình.
d) Điều kiện về khí tượng
Làng nghề nằm trong địa bàn huyện Yên Phong, đây là một khu vực thuộc
đồng bằng Bắc Bộ nên vị trí xây dựng dự án chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu
nhiệt đới gió mùa ẩm. Thời tiết trong năm chia thành hai mùa mưa và mùa khô, xen
kẽ là mùa chuyển tiếp.

12


* Lượng mưa
Mưa có tác dụng làm sạch môi trường không khí và pha loãng chất thải lỏng,
lượng mưa càng lớn thì mức độ ô nhiễm càng giảm. Vì vậy vào mùa mưa, mức độ ô
nhiễm thấp hơn mùa khô.
Bảng 1.3. Lượng mưa trung bình tháng đo tại trạm Bắc Ninh (mm) [10]

Thời gian
Cả năm
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12

2008
1.033,5
3,0
28,1
31,6
18,8
133,7
164,5
219,3
211,0
109,1
31,1
79,6
3,7


2009
1.388,3
0,5
63,8
53,6
134,1
131,7
316,8
186,2
266,8
136,7
84,3
5,0
8,8

2010
1.826,3
29,4
22,2
44,4
32,8
90,6
286,5
280,7
295,8
241,5
204,3
281,5
16,6


2011
1.486,1
2,6
13,4
31,0
99,0
291,7
266,7
419,7
109,9
196,6
48,7
0,6
6,2

2012
1.326,3
94,3
3,5
9,0
45,2
156,7
303,2
190,6
345,6
109,5
55,6
0,7
12,4


Nguồn: Trạm khí tượng Bắc Ninh
I.2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội xã Văn Môn
Làng nghề tái chế kim loại Mẫn Xá thuộc xã Văn Môn, có số dân là 4.000 dân
trên tổng số 11.000 dân của toàn xã (theo số liệu năm 2013 do cán bộ xã cung cấp).
Tình hình kinh tế - xã hội xã Văn Môn được đưa ra cụ thể theo Báo cáo số
05/BC-UB của UBND xã Văn Môn ngày 09/01/2013 về Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2012, phương hướng nhiệm vụ chủ yếu năm 2013 như sau:
a. Sản xuất nông nghiệp
* Trồng trọt
Năm 2012 đầu vụ xuân có nhiều đợt rét đậm rét hại bổ sung liên tiếp kéo dài
từ trung tuần tháng 01 đến đầu tháng 03, đến vụ mua gieo cấy chậm, sâu bệnh lại

13


phát triển gây cho việc sản xuất gặp nhiều khó khăn. Song được sự lãnh chỉ đạo sát
sao của Huyện ủy - HĐND - UBND và các ngành chức năng trên huyện và trực tiếp
là Đảng ủy - HĐND - UBND, các ban ngành đoàn thể của xã đã nắm bắt tình hình
kịp thời, hướng dẫn bằng nhiều biện pháp thiết thực, cụ thể đến các hợp tác xã dịch
vụ nông nghiệp và các hộ nông dân. Đề án phát triển nông nghiệp đạt hiệu quả kinh
tế cao tiếp tục được thực hiện. Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 2014 đã được xây dựng và bổ sung. Công tác quy hoạch các vùng sản xuất nông
nghiệp được quan tâm. Việc chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng được quan tâm chỉ
đạo. Công tác làm thủy lợi cải tạo đất, khoanh vùng chống úng chống hạn được coi
trọng. Việc cấy các giống lúa có năng suất chất lượng cao được khuyến khích. Việc
đưa cơ giới và tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất được coi trọng, cả xã có 29
máy cày nhỏ và 19 máy tuốt lúa liên hoàn tham gia vào các khâu sản xuất. Công tác
bơm dẫn nước, điều tiết nước phục vụ sản xuất hoạt động tích cực. Việc phòng trừ
sâu bệnh, diệt ốc bươu vàng, diệt chuột được thực hiện thường xuyên, được huyện
và xã hỗ trợ tiền thuốc sinh học diệt chuột, các HTX đã tích cực diệt chuột tạo điều
kiện cho sản xuất phát triển. Công tác bảo vệ đồng ruộng được các HTX quan tâm.
Kết quả cụ thể như sau:

- Diện tích lúa xuân: 623 mẫu = 224,28 ha, đạt 100% kế hoạch;
- Diện tích lúa mùa: 623 mẫu = 224,28 ha, đạt 100% kế hoạch;
- Diện tích màu vụ đông: Rau màu các loại: 22 mẫu = 7,92 ha, đạt 22% kế
hoạch.
Tổng diện tích gieo trồng cả năm là 1.268 mẫu = 456,48 ha, đạt 94,2% kế
hoạch năm. Hệ số quay vòng đất là 2,04 lần.
Năng suất lùa bình quân: Vụ xuân 63,9 tạ/ha = 230 kg/sào; vụ mùa 50 tạ/ha =
180 kg/sào, màu vụ đông 69,4 triệu/ha = 2,5 triệu/sào.

14


Tổng sản lượng thóc cả năm là 2.554,3 tấn, so với năm 2011 giảm 11,5 tấn (do
vụ xuân cấy giảm hơn 5 mẫu). Lương thực bình quân đầu người 246 kg/năm, so
năm 2011 giảm 5 kg/năm.
Tổng giá trị thu nhập ngành trồng trọt là 15.876 triệu đồng, so năm 2012 giảm
395 triệu đồng, chiếm 32,5% thu trong nông nghiệp, có thu nhập 70,8 triệu/ha canh
tác, so năm 2011 giảm 1,1 triệu/ha.

 Về trồng cây phủ xanh
Xã đã triển khai kế hoạch trồng cây phủ xanh, phát động tết trồng cây và ra
quân vào ngày 06 tết Nhâm Thìn. Đến nay cả xã trồng được 720 cây các loại, đạt
72% kế hoạch năm, điển hình là trường THCS trồng được 500 cây.
* Chăn nuôi
Phong trào chăn nuôi được duy trì. Công tác tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia
súc gia cầm được quan tâm thực hiện thường xuyên, nhất là phòng cúm gia cầm,
bệnh lở mồm long móng, bệnh tai xanh. Trong năm trên địa bàn xã không có dịch
bệnh xảy ra. Theo thống kê, cả xã có 6 con trâu, so với năm 2011 tăng 2 con, có 26
con bò, so với năm 2011 giảm 1 con, có 15 con hươu, bằng năm 2011; đàn lợn có
5.900 con, giảm hơn năm 2011 là 3.000 con, trong đó có 365 con lợn nái và 84 hộ

nuôi trên 10 con. Đàn gà có 10.100 con, so với năm 2011 tăng 1.500 con, trong đó
có 9 hộ nuôi công nghiệp 5.800 con, đàn ngan 400 con, đàn vịt 2.500 con. Về nuôi
thả cá: Tổng diện tích nuôi thả cá là 26,68 ha, các HTX đều cho đấu thầu hoặc giao
cho các tổ chức đoàn thể quản lý.
Ước tính thu từ chăn nuôi cả năm là 32.973 triệu đồng, chiếm 67,5% trong
nông nghiệp, so năm 2011 tăng 674 triệu đồng.
b. Tiểu thủ công nghiệp - thương nghiệp dịch vụ
Đây vẫn là thế mạnh của địa phương, ngoài 5 HTX dịch vụ nông nghiệp cả xã
có 65 công ty, 33 doanh nghiệp tư nhân, 1 xí nghiệp, 4 HTX cổ phần hoạt động.
Nghề cô đúc được duy trì ở 17 hộ đúc và 290 hộ cô. Nghề làm mộc và chạm khắc

15


mỹ nghệ hoạt động ở gần 700 hộ. Nghề làm men, nấu rượu, gò hàn, nề, v.v. đáp ứng
tiêu dùng và xây dựng trong nhân dân. Kinh doanh phế liệu, thuận tiện sinh hoạt
nhân dân. Kinh doanh phế liệu, thương mại dịch vụ hoạt động nhộn nhịp, khu chợ
đông vui, hàng hóa đa dạng, phong phú, phục vụ thuận tiện sinh hoạt nhân dân. Cả
xã có gần 200 ô tô các loại, 4 xe ngựa, trên 2.000 mô tô, trên 5.000 điện thoại các
loại là những yếu tố thuận tiện để phát triển sản xuất kinh doanh. Cả xã có trên
1.500 lượt hộ với hơn 3.000 lượt lao động tham gia làm nhiều nghề tạo ra nhiều của
cải vật chất đem lại lợi nhuận lớn thúc đấy nền kinh tế phát trển.
Ước tính thu nhập từ TTCN - TNDV cả năm là 135.486 triệu đồng so với năm
2011, tăng 4.168 triệu, chiếm 73,5% tổng thu. Tổng thu cả năm là 184.335 triệu
đồng, đưa thu nhập đầu người lên 17,7 triệu đồng/năm, so với năm 2011 tăng 0,1
triệu/năm.
c. Giao thông - Xây dựng - Thủy lợi - Quản lý đất đai
* Giao thông
Làm tốt công tác giải tỏa hành lang giao thông đảm bảo đường thông hè
thoáng. Đã nghiệm thu nâng cấp bê tông trục xã Văn Môn (Chợ đi Quan Độ - Quan

Đình - Phù Xá) dài 1.000 m. Khởi công nâng cấp bê tông đường Phù Xá đi Yên Phụ
dài 800 m, kinh phí 3.900 triệu theo dự án. Quan Độ hoàn thành bê tông đường từ
Trạm nước sạch xuống đê Đồng Be dài 700 m = 1.199 triệu. Quan Đình đẩy nhanh
xây dựng bê tông đường GTNT giai đoạn 3 = 2.996 triệu, giai đoạn 4 = 2.204 triệu.
Mẫn Xá xây dựng bê tông GTNT giai đoạn 1 = 2.564 triệu theo dự án. Xây dựng bê
tông đường trước cổng trường THCS mới dài 150 m và rải đá bây dài 130 m.
Cả xã đầu tư xây dựng giao thông nông thôn là 12.863 triệu theo các dự án.
* Xây dựng
Đã hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng trường THCS mới, chuyển
trường THCS cũ cho trường Tiểu học và đã sửa chữa, cải tạo hoàn thành. Cơ bản
hoàn thành xây dựng trạm nước sạch sinh hoạt cho 4 thôn. Quan Độ xây hồ bán

16


nguyệt ở khu di tích Miễu Đô 98 triệu, Thôn Quan Đình hoàn thành xây dựng Nhà
Nghè 570 triệu, nhà tổ (chùa) 1.235 triệu, hệ thống đèn chiếu sáng 72 triệu, sân thể
thao 50 triệu. Phù Xá xây dựng nhà mẫu (chùa) gần 500 triệu. Công tác xây dựng
cơ bản và đầu tư xây dựng do thôn chủ động đầu tư còn chưa đúng quy định, xã
quản lý đối với thôn còn chưa chặt chẽ.
* Thủy lợi
Các HTX tích cực làm thủy lợi nội đồng, nạo vét kênh mương. Đến nay đã
đào đắp, nạo vét được 7.000 m3. Khởi công xây dựng hoàn thành cứng hóa kênh
mương nội đồng thôn Mẫn Xá dài 750 m = 4.764 triệu đồng theo dự án. Đã đại tu
máy số 2 trạm bơm Quan Độ bị cháy 17 triệu đồng. Làm tốt công tác bơm dẫn
nước, điều tiết nước phụ vụ sản xuất. Đã triển khai kế hoạch phòng chống úng, lụt
bão từ xã đến thôn, nhân vật lực được chuẩn bị sẵn sàng để tình huống xảy ra là huy
động được ngay. Thực hiện khảo sát để lập dự toán xây dựng mương tiêu ao cá Bác
Hồ.
* Công tác quản lý đất đai

Thực hiện kiểm kê, thống kê đất năm 2012, thống kê lấn chiếm đất, cấp bán
đất trải thẩm quyền, lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015 - 2020. Thực hiện
giao đất cho các hộ tại dự án giãn dân Mẫn Xá. Thực hiện lập và xác nhận tờ khai
đất phi nông nghiệp trên cả xã. Thực hiện quy chủ khu trung tâm hành chính xã và
nhà văn hóa Tiền Thôn. Lập hồ sơ điều chỉnh bổ sung dự án giãn dân Mẫn Xá. Giải
quyết 2 trường hợp tranh chấp đất đai, lập biên bản 13 trường hợp lấn chiếm đất, lập
hồ sơ cưỡng chế thu hồi đất nông nghiệp 1 hộ tại dự án giãn dân và 8 hộ chiếm đất
công ở Mẫn Xá. Hoàn thiện 16 hồ sơ giao quyền sử dụng đất, 26 hồ sơ chuyển
nhượng quyền sử dụng đất, 45 hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 3
hồ sơ tách thửa đất, 2 hồ sơ thay đổi chủ sử dụng đất.

17


×