Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nghiên cứu lập kế hoạch quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 92 trang )

Luận văn thạc sĩ

Quản lý tài nguyên và môi trường

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Kể từ khi tái lập tỉnh (1997) đến nay, Vĩnh Phúc là một tỉnh phát triển nhanh và
đã có những tiến bộ rõ rệt. Từ một tỉnh thuần nông vươn lên đứng thứ nhất miền
Bắc, thứ ba cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp. Trong quy hoạch Phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 thì phát triển công nghiệp là nền tảng
và là nền kinh tế mũi nhọn để đưa Vĩnh Phúc thành tỉnh công nghiệp trước năm
2020. Cùng với sự lớn mạnh của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các ngành sản
xuất, kinh doanh và dịch vụ được mở rộng và phát triển nhanh chóng một mặt đóng
góp vào sự phát triển kinh tế của tỉnh mặt khác lại tạo ra một lượng chất thải rắn
bao gồm: chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải nông
nghiệp, chất thải xây dựng….trong đó có một lượng đáng kể CTNH đã và đang là
nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường từ quy mô nhỏ đến quy mô rộng lớn và tác
động xấu đến sức khỏe, đời sống con người và chất lượng môi trường xung quanh.
Hiện tại Vĩnh Phúc chưa có khu xử lý chất thải nguy hại và các kho chứa đủ tiêu
chuẩn để lưu giữ các chất thải trước khi xử lý. Ngoài ra, các đối tượng hành nghề
vận chuyển CTNH chưa có các hướng dẫn kỹ thuật đầy đủ liên quan đến các
phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho việc hành nghề vận chuyển và xử lý CTNH.
Đồng thời các quy định/ quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến hoạt động hành nghề vận
chuyển và xử lý CTNH tuy đã được ban hành nhưng còn thiếu và chưa đầy đủ.
Thực tế cho thấy lượng CTNH được xử lý trên địa bàn tỉnh chiếm một tỷ lệ rất nhỏ
so với lượng phát sinh .Vì vậy vấn đề lập kế hoạch quản lý CTNH trở nên vô cùng
cần thiết và cấp bách. Trên sơ sở các hoạt động về quản lý CTNH còn manh mún
và chưa đồng bộ, việc đề xuất lập kế hoạch quản lý CTNH là nhiệm vụ cấp thiết
giúp cho hoạt động quản lý của Tỉnh Vĩnh Phúc đối với vấn đề này đạt hiệu quả
hơn. Qua đó ngăn ngừa, hạn chế việc gia tăng số lượng CTNH vào môi trường,
HV: Nguyễn Dũng Phương Trung



GVHD: TS. Đỗ Trọng Mùi
1


Luận văn thạc sĩ

Quản lý tài nguyên và môi trường

giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi của nó đối với môi trường và sức khỏe con
người.
Xuất phát từ vấn đề trên, được sự nhất trí của nhà trường, dưới sự hướng dẫn
của T.S Đỗ Trọng Mùi, đề tài : “ Nghiên cứu lập kế hoạch quản lý chất thải nguy
hại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” đã được thực hiện.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Khảo sát và phân tích hiện trạng, dự báo được lượng CTNH phát sinh trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc;
- Thiết lập khung lập kế hoạch;
- Thiết lập các nhóm giải pháp thu gom, vận chuyển, trung chuyển phù hợp với
điều kiện của tỉnh.
3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu lập kế hoạch quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Tổ chức đi thực địa khảo sát hiện trạng khu vực nghiên cứu, làm việc với các
cơ quan phối hợp nghiên cứu và các cơ quan hữu quan tại địa phương. Thu thập số
liệu, tài liệu, các nghiên cứu khoa học.
- Từ các số liệu, tài liệu và các thông tin có được, tổng hợp và phân tích đưa ra
các đánh giá về ảnh hưởng của chất thải rắn, trong quá trình nghiên cứu có kế thừa
các kết quả nghiên cứu trước đó trong khu vực nghiên cứu.
5. Nội dung của luận văn

Bài luận văn gồm những nội dung sau
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan về chất thải nguy hại
Chương 2: Hiện trạng quản lý chất thải nguy hại của tỉnh Vĩnh Phúc
Chương 3: Đề xuất kế hoạch quản lý chất thải nguy hại của tỉnh Vĩnh Phúc.
Kết luận và kiến nghị
HV: Nguyễn Dũng Phương Trung

GVHD: TS. Đỗ Trọng Mùi
2


Luận văn thạc sĩ

Quản lý tài nguyên và môi trường

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI

1.1. Khái niệm về chất thải nguy hại
*) Theo UNEP
Chất thải độc hại là những chất thải( không kể chất thải phóng xạ) có hoạt tính
hóa học có tính độc hại, cháy nổ, ăn mòn, gây nguy hiểm đến sức khỏe hoặc môi
trường khi hình thành hoặc tiếp xúc với các chất thải khác. Chất thải không bao
gồm trong định nghĩa trên:
- Chất thải phóng xạ được xem là chất thải độc hại nhưng không bao gồm trong
định nghĩa này bởi vì hầu hết các quốc gia quản lý và kiểm soát chất phóng xạ theo
quy ước, điều khoản, quy định riêng.
- Chất thải rắn sinh hoạt có thể gây ô nhiễm môi trường do chứa một ít chất thải
nguy hại tuy nhiên nó được quản lý theo hệ thống chất thải riêng. Ở một số quốc
gia đã sử dụng thu gom tách riêng chất thải nguy hại trong rác sinh hoạt.

*) Theo Luật khôi phục và bảo vệ tài nguyên của Mỹ (RCRA)
CTNH là chất rắn hoặc hỗn hợp chất rắn có khối lượng, nồng độ, hoặc các tính
chất vật lý, hóa học, lây nhiễm mà khi xử lý, vận chuyển, thải bỏ, hoặc bằng những
cách quản lý khác nó có thể: Gây ra nguy hiểm hoặc tiếp tục tăng nguy hiểm hoặc
làm tăng đáng kể số tử vong, làm mất khả năng hồi phục sức khỏe của người bệnh;
làm phát sinh hiểm họa lớn cho con người hoặc môi trường ở hiện tại hoặc tương
lai.
*)Việt Nam
Theo luật bảo vệ môi trường 2005: “ CTNH là chất chứa yếu tố độc hại, phóng
xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại
khác” [13].
Tuy có sự khác nhau về từ ngữ nhưng các định nghĩa đều có nội dung tương tự
HV: Nguyễn Dũng Phương Trung

GVHD: TS. Đỗ Trọng Mùi
3


Luận văn thạc sĩ

Quản lý tài nguyên và môi trường

nhau, giống với định nghĩa của các nước và tổ chức trên thế giới đó là nêu đặc tính
gây nguy hại cho môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Một số chất thải nguy hại dưới đây tại Việt Nam cần phải có sự giám sát đặc biệt
được liệt kê tại bảng 1.1.
Bảng 1.1: Các loại CTNH ở Việt Nam cần được giám sát đặc biệt [1]
Các đặc tính

Loại chất thải

Chất thải PCB

Độc hại

Bùn chứa kim loại nặng

Độc hại

Các dung môi chứa Halogen

Độc hại

Các dung môi không chứa Halogen

Độc hại

Chất thải thuốc bảo vệ thực vật

Độc hại

Chất phẩm màu và hương liệu

Độc hại

Sơn và các loại nhựa tính nhân tạo

Độc hại

Các dung môi


Độc hại

Axit và kiềm

Ăn mòn

Các chất tẩy rửa

Ăn mòn

Rác thải hữu cơ

Sinh học

Rác thải hữu cơ có khả năng thối rữa

Sinh học

Vải đồ dệt

Cháy

Lông

Cháy

Dầu và dầu mỡ

Cháy


Chất thải chứa dầu

Cháy

Dầu thải

Cháy
Độc hại

Chất thải y tế
1.2.Phân loại chất thải nguy hại

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều cách phân loại chất thải nguy hại: theo tính
HV: Nguyễn Dũng Phương Trung

GVHD: TS. Đỗ Trọng Mùi
4


Luận văn thạc sĩ

Quản lý tài nguyên và môi trường

chất, cách quản lý, mức độ độc hại….Tuy nhiên để áp dụng cách phân loại nào thì
còn phụ thuộc và mỗi quốc gia do các yếu tố xã hội – kinh tế, môi trường và sức
khỏe cộng đồng.
*) Theo TCVN 6707- 2009
Tiêu chuẩn này quy định hình dạng, kích thước, màu sắc và nội dung của dấu
hiệu cảnh báo, phòng ngừa và sử dụng trong quản lý chất thải nguy hại nhằm
phòng tránh các tác động bất lợi của từng loại chất thải nguy hại.

*)Phân loại theo nguồn phát sinh
Nguồn chất thải từ sản xuất công nghiệp:
+ Chế biến gỗ
+ Chế biến cao su
+ Công nghiệp cơ khí
+ Sản xuất xà phòng và bột giặt
+ Khai thác mỏ
+ Công nghiệp sản xuất giấy
+ Sản xuất xà phòng và bột giặt
+ Kim loại đen
+ Công nghiệp sản xuất giấy
+ Lọc dầu
+ Sản xuất thép
+ Nhựa và vật liệu tổng hợp
+ Sản xuất sơn và mực in
+ Hóa chất BVTV
* )Phân loại theo đặc điểm chất thải nguy hại
1.1. Phân loại dựa vào dạng hoặc pha phân bố (rắn, lỏng, khí )
1.2 Chất hữu cơ hay chất vô cơ
1.3 Nhóm hoặc loại chất (dung môi hay kim loại nặng).
HV: Nguyễn Dũng Phương Trung

GVHD: TS. Đỗ Trọng Mùi
5


Luận văn thạc sĩ

Quản lý tài nguyên và môi trường


*) Phân loại theo mức độ độc hại
Dựa vào giá trị liều gây chết 50% số động vật thực nghiệm (LD50). Tổ chức
Y tế thế giới phân loại theo bảng dưới đây:
Bảng 1.2: Phân loại CTNH qua tính độc
LD50 đối với chuột lang (mg/kg cân nặng)
Cấp độc

Qua miệng
Dạng rắn

Qua da

Dạng lỏng

Dang rắn

Dạng lỏng

<10

<40

1A (rất độc )

<5

I B (độc cao)

5-20


20-200

10-100

40-400

50-500

200-2000

100-1000

400-4000

>500

>2000

>1000

>4000

II(độctrung bình)
III (ít độc )

<20

*)Phân loại theo mức độ gây hại
Cách phân loại này dựa vào thành phần, nồng độ, độ linh động, khả năng toàn
lưu, lan truyền, con đường tiếp xúc, và liều lượng chất thải.

*)Hệ thống phân loại kĩ thuật
Phân loại theo hệ thống này đơn giản nhưng có hiệu quả đối với các mục đích
kĩ thuật. Bảng 1.3 trình bày các loại chất thải cơ bản của hệ thống. Hệ thống này
thường được sử dụng trong nhiều trường hợp nghiên cứu để xác định các phương
tiện xử lý, tiêu huỷ phù hợp.

HV: Nguyễn Dũng Phương Trung

GVHD: TS. Đỗ Trọng Mùi
6


Luận văn thạc sĩ

Quản lý tài nguyên và môi trường
Bảng 1.3: Các loại chất thải nguy hại [20]
Đặc tính

Các loại chính
Nước thải chứa
chất vô cơ

Ví dụ

Thành phần chính là nước
nhưng có chứa kiềm/axit
và các chất vô cơ độc hại

Axit sunphuric thải từ mạ kim
loại. Dung dịch amoniac trong sản

xuất linh kiện điện tử. Nước bể
mạ kim loại.

Nước thải chứa

Nước thải chứa dung dịch

Nước rửa từ các chai lọ thuốc trừ

chất hữu cơ

các chất hữu cơ nguy hại.

sâu.

Chất thải chứa thành phần

Cặn dầu từ quá trình xúc rửa tàu

là dầu

dầu hoặc bồn chứa dầu.

Chất hữu cơ lỏng

Bùn xử lý nước thải có chứa kim

Bùn, chất thải vô



Bùn, bụi,chất rắn và các
chất thải rắn chứa chất vô
cơ nguy hại.

loại nặng. Bụi từ quá trình xử lý
khí thải của nhà máy sản xuất sắt
thép và nấu chảy kim loại. Bùn
thải từ lò nung vôi Bụi từ bộ phận
đốt trong công nghệ chế tạo KL.

Chất rắn/bùn hữu


Bùn,chất rắn và các chất
hữu cơ không ở dạng lỏng

Bùn từ khâu sơn
Hắc ín từ SX thuốc nhuộm
Hắc ín trong tháp hấp thụ phenol
Chất rắn trong quá trình hút chất
thải nguy hại đổ tràn.
CR chứa nhũ tương dạng dầu.

* )Hệ thống phân loại theo danh sách
US-EPA (Cục Bảo vệ môi trường Mỹ) đã liệt kê theo danh mục hơn 450 chất thải
được xem là chất thải nguy hại. Trong các danh mục này, mỗi chất thải được ấn
định bởi một kí hiệu nguy hại của US-EPA bao gồm một chữ cái và ba chữ số đi
kèm. Các chất thải được chia theo bốn danh mục: F,K, P,U.

HV: Nguyễn Dũng Phương Trung


GVHD: TS. Đỗ Trọng Mùi
7


Luận văn thạc sĩ

Quản lý tài nguyên và môi trường

Danh mục được phân chia như sau:
Danh mục F- Chất thải nguy hại thuộc các nguồn không đặc trưng. Đó là các
chất được tạo ra từ sản xuất và các qui trình công nghệ. Ví dụ halogen từ các quá
trình tẩy nhờn và bùn từ quá trình xử lý nước thải của ngành mạ điện.
Danh mục K- chất thải từ nguồn đặc trưng. Đó là chất thải từ các nghành
công nghiệp tạo ra sản phẩm độc hại như: Sản xuất hoá chất bảo vệ thực vật, chế
biến gỗ, sản xuất hoá chất. Có hơn 100 chất được liệt kê trong danh sách này. Ví dụ
cặn từ đáy tháp chưng cất aniliene, dung dịch ngâm thép từ nhà máy sản xuất thép,
bụi lắng trong tháp xử lý khí thải, bùn từ nhà máy xử lý nước thải…
Danh mục P và U: Chất thải và các hoá chất thương phẩm nguy hại. Nhóm
này bao gồm các hoá chất như clo, các loại axit, bazơ, các loại hoá chất bảo vệ thực
vật…
1.3.Ảnh hưởng cuả chất thải nguy hại
Do đặc tính dễ cháy, dễ nổ, ăn mòn, phản ứng mà chất thải nguy hại có thể tác
động xấu đến sức khỏe con người, các sinh vật, gây nguy hiểm cho các công trình
xây dựng và phá hủy môi trường sống tự nhiên. Những chuyến khảo sát điều tra về
chất thải nguy hại, xem xét những tài liệu đã công bố và thảo luận với cơ quan Nhà
nước khác nhau đã cho thấy rằng ở Việt Nam đang có nhiều mối quan tâm về ô
nhiễm nước mặt và nước ngầm do công nghiệp. Không thể phân lập chất thải nguy
hại đã làm trầm trọng hơn vấn đề quản lý chất thải rắn và nước thải vốn đã khá
trầm trọng, đồng thời cũng làm cho việc quản lý chất thải rắn khó khăn hơn do

thiếu những hệ thống quản lý chất thải rắn.

HV: Nguyễn Dũng Phương Trung

GVHD: TS. Đỗ Trọng Mùi
8


Luận văn thạc sĩ

Quản lý tài nguyên và môi trường

Môi trường khí

CTNH

Ảnh hưởng đến

- Đốt không đúng cách

con người qua:

- Chôn lấp lẫn rác

- Ăn uống

thải sinh hoạt

- Hít thở


- Bãi chôn lấp không

- Tiếp xúc qua da

hợp vệ sinh

Gây bệnh cấp tính

- Thải bỏ bừa bãi ra

và mãn tính

môi trường,…

Nước mặt

Nước ngầm

Môi trường đất

Hình 1.1: Tác hại của chất thải nguy hại

HV: Nguyễn Dũng Phương Trung

GVHD: TS. Đỗ Trọng Mùi
9


Luận văn thạc sĩ
Quản lý tài nguyên và môi trường

1.4. Nguồn phát sinh chất thải nguy hại tại Việt Nam
1.4.1. Nguồn thải từ hoạt động công nghiệp
Báo cáo môi trường quốc gia (2011) cho thấy, “CTNH chiếm khoảng 15% - 20%
lượng CTR công nghiệp. Đây là nguồn ô nhiễm tiềm tàng rất đáng lo ngại cho
môi trường và sức khỏe của cộng đồng. CTNH phát sinh từ các KCN của khu vực
phía Nam khoảng 82.000 - 134.000 tấn/năm, gấp 3 lần miền Bắc và khoảng 20 lần
miền Trung” [2]. Thực tế lượng phát sinh CTNH này có thể lớn hơn, do chưa
được quản lý đúng cách và thống kê đầy đủ, nhiều loại CTNH được thu gom cùng
rác thải sinh hoạt rồi đổ tập trung tại các bãi rác công cộng.Gần một nửa số chất
thải công nghiệp phát sinh ở các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như thành phố
Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Đồng Nai, Bình Dương…. Chất thải công nghiệp nguy hại
phát sinh chủ yếu tại các KCN, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ nằm ngoài KCN cũng là
nguồn phát sinh CTNH không nhỏ.
Mức độ phát sinh CTNH công nghiệp trong các KCN tùy thuộc vào loại hình sản
xuất chủ yếu. Nghiên cứu năm 2009 tại vùng KTTĐ phía Nam cho thấy ngành sản
xuất và dịch vụ sửa chữa phương tiện giao thông phát sinh lượng CTNH lớn
nhất.Việc thống kê phát thải CTNH từ các hoạt động sản xuất công nghiệp hiện nay
chủ yếu dưạ vào đăng ký các chủ nguồn thải. Tuy nhiên, tỷ lệ các cơ sở đăng ký
chủ nguồn thải CTNH còn thấp. Đặc biệt đối với các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ và
hộ gia đình, nhất là tại các làng nghề. Do đó, trên thực tế tổng lượng CTNH phát
sinh lớn hơn nhiều lần so với số lượng thống kê.
1.4.2.Nguồn thải nguy hại tại làng nghề
Hiện nay, cả nước có 1.324 làng nghề được công nhận và 3.221 làng có nghề.
Hoạt động sản xuất ở làng nghề đã tạo ra việc làm cho 11 triệu lao động, thu hút
khoảng 30% lực lượng lao động nông thôn, đặc biệt có những địa phương đã thu
hút được hơn 60% của cả làng, đã và đang có nhiều đóng góp cho ổn định đời sống
HV: Nguyễn Dũng Phương Trung

GVHD: TS. Đỗ Trọng Mùi
10



Luận văn thạc sĩ
Quản lý tài nguyên và môi trường
nông dân, góp phần phát triển kinh tế nông thôn .Làng nghề phân bố không đồng
đều giữa các vùng, miền( miền Bắc khoảng 60%, miền Trung 30%, miền Nam
10%). Trong đó các làng nghề có quy mô nhỏ, trình độ sản xuất thấp, thiết bị cũ và
công nghệ lạc hậu chiếm phần lớn( trên 70% ). Vì vậy, đã và đang nảy sinh nhiều
vấn đề môi trường tại các làng nghề [2].
Chất thải làng nghề gồm nhiều chủng loại khác nhau phụ thuộc vào nhiều nguồn
phát sinh. Cùng với sự gia tăng về số lượng, chất thải làng nghề ngày càng đa dạng
và phức tạp về thành phần, có thể thấy rằng chất thải làng nghề bao gồm những
thành phần chính như: chai lọ thủy tinh, nhựa, nilon, vỏ bao bì đựng nguyên vật
liệu, gốm sứ, gỗ , kim loại.
Thống kê năm 2008 của Tổng cục Môi trường cho thấy, các làng nghề miền Bắc
phát sinh nhiều chất thải nguy hại nhất, đặc biệt là các làng nghề tái chế kim loại,
đúc đồng, phát sinh khoảng 1-7 tấn/ngày gồm các chất thải chủ yếu là bụi kim loại,
phôi, rỉ sắt. Riêng ở tỉnh Bắc Ninh, làng nghề đúc đồng Đại Bái mỗi năm thải ra
1.150 tấn chất thải rắn, trong đó chất thải rắn nguy hại chiếm 45%; làng nghề tái
chế giấy Dương Ô thải ra 4,5 tấn CTR/ngày; làng nghề tái chế nhựa Trung Văn và
Triều Khúc thải 1.123/tấn/năm. Các nhóm làng nghề khác như làng nghề may gia
công, da giày cũng thải ra 2-5 tấn/ngày, chủ yếu là các loại CTR khó phân hủy [2].
1.4.3. Nguồn thải nguy hại phát sinh từ hoạt động y tế
Lượng CTNH y tế phát sinh không đồng đều tại các địa phương, chủ yếu ở
các tỉnh, thành phố lớn . Tính trong 36 bệnh viện thuộc Bộ Y tế tổng lượng CTNH
y tế cần được xử lý trong 1 ngày là 5.122kg, chiếm khoảng 16,2% tổng lượng CTR
y tế.Trong đó, lượng CTNH y tế tính trung bình theo giường bệnh là
0,25kg/giường/ngày. Chỉ có 4 bệnh viện có chất thải phóng xạ là bệnh viện Bạch
Mai, bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế, bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái
Nguyên và bệnh viện K.

HV: Nguyễn Dũng Phương Trung

GVHD: TS. Đỗ Trọng Mùi
11


Luận văn thạc sĩ
Quản lý tài nguyên và môi trường
Theo số liệu điều tra của Cục Khám chữa bệnh- Bộ y tế và Viện Kiến trúc, Quy
hoạch Đô thị và Nông thôn- Bộ Xây dựng thực hiện năm 2009-2010, cũng như số
liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới về thành phần CTR y tế tại các nước đang
phát triển thì lượng CTR y tế nguy hại chiếm 22,5%, trong đó phần lớn là CTR lây
nhiễm. Do đó, phải xác định định hướng xử lý chính là loại bỏ được tính lây nhiễm
của chất thải.
1.4.4.Nguồn thải nguy hại phát sinh từ hoạt động nông nghiệp
Theo số liệu thống kê mỗi năm ở Việt nam sử dụng khoảng 35.000 đến 37.000
tấn hóa chất bảo vệ thực vật. Đến năm 2006 tăng đột biến lên tới 71.345 tấn và đến
năm 2008 xấp xỉ là 110.000 tấn.Thông thường lượng bao bì chiếm khoảng 10%
tổng số thuốc tiêu thụ, như vậy năm 2008 đã thải ra môi trường khoảng 11.000 tấn
bao bì các loại .Những năm gần đây, số lượng bao bì, vỏ đựng thuốc bảo vệ thực
vật lên tới hơn chục nghìn tấn mỗi năm. Lượng phân bón hóa học sử dụng bình
quân từ 80 kg đến 90 kg/ha, riêng cho lúa là từ 150 kg đến 180 kg/ha, đã làm phát
sinh bao bì, túi đựng. Bình quân tổng lượng phân bón vô cơ các loại sử dụng là vào
khoảng 2,4 triệu tấn/năm, mỗi năm thải ra môi trường khoảng 240 tấn rác thải rắn
nguy hại là bao bì, vỏ hộp thuốc các loại [2]. Tuy nhiên việc thu gom xử lý chất
thải từ bao bì chai lọ, hóa chất thuốc BVTV thường bị vứt bừa bãi tại ruộng, góc
vườn hoặc nguy hiểm hơn là vứt ở ngay đầu nguồn nước sinh hoạt.
Bảng 1.4: Tổng hợp lượng chất thải rắn nông nghiệp
phát sinh năm 2008 ,2010 [2]
Chất thải


Đơn vị

Khối lượng

Năm

Bao bì thuốc BVTV

Tấn/năm

11.000

2008

Bao bì phân bón

Tấn/năm

240.000

2008

Rơm rạ

Tấn/năm

76.000.000

2010


Chất thải rắn chăn nuôi Tấn/năm

80.450.000

2008

HV: Nguyễn Dũng Phương Trung

GVHD: TS. Đỗ Trọng Mùi
12


Luận văn thạc sĩ
Quản lý tài nguyên và môi trường
1.4.5.Nguồn thải nguy hại phát sinh từ chất thải sinh hoạt
CTNH trong sinh hoạt thường là: pin, ắc quy, đèn tuýp, nhiệt kế thủy ngân vỡ,
bao bì chất tẩy rửa, vỏ hộp sơn, vecny, vỏ hộp thuốc nhuộm tóc, lọ sơn móng tay,
…. Hiện tại CTNH trong sinh hoạt vẫn chưa được thu gom và xử lý riêng biệt mà
vẫn thu gom lẫn với CTR sinh hoạt để đưa đến bãi chôn lấp. Việc chôn lấp và xử lý
chung sẽ gây ra nhiều tác hại cho những người tiếp xúc trực tiếp với rác, ảnh hưởng
tới quá trình phân hủy rác và hòa tan các chất nguy hại vào nước.
1.5.Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH ở Việt Nam
*)Thu gom CTNH công nghiệp
Việc thu gom CTNH ở Việt Nam chủ yếu do các Công ty môi trường đô thị cấp
tỉnh thực hiện. Công ty Môi trường đô thị Hà Nội ( URENCO), Huế, Đà Nẵng và
CITENCO Hồ Chí Minh đã được cấp phép để thu gom và vận chuyển chất thải
công nghiệp nguy hại. Lượng CTNH còn lại do các công ty, doanh nghiệp tư nhân
được cấp phép đảm trách việc thu gom, vận chuyển.Trong tổng số 23 công ty được
Bộ TN&MT cấp phép tại Thành phố HCM có 16 công ty hành nghề vận chuyển

CTNH và 20 công ty hành nghề xử lý CTNH. Hiện chưa có số liệu đầy đủ về tỷ lệ
thu gom CTNH công nghiệp ở từng thành phố của Việt Nam. Tỷ lệ thu gom tại các
KCN tương đối cao hơn so với bên ngoài KCN.
*)Thu gom CTNH y tế
Bộ Y tế đã thống kê được có 95,6% bệnh viện đã thực hiện phân loại chất thải y
tế và 90,9% bệnh viện thực hiện thu gom hàng ngày. Cũng theo kết quả điều tra của
Bộ Y tế cho thấy có 53% bệnh viện có xe vận chuyển chất thải y tế có nắp là đạt
yêu cầu theo quy chế. Đối với công tác thu gom chất thải y tế, hầu hết các bệnh
viện sử dụng thùng nhựa có bánh hoặc xe tay để thu gom và vận chuyển chất thải
tại chỗ [2]. Theo khảo sát của JICA đối với 172 bệnh viện trong cả nước năm 2010
cho thấy chỉ có 1/3 các bệnh viện có khu vực lưu giữ được trang bị điều hòa và hệ
HV: Nguyễn Dũng Phương Trung

GVHD: TS. Đỗ Trọng Mùi
13


Luận văn thạc sĩ
Quản lý tài nguyên và môi trường
thống thông gió theo quy định, 31 bệnh viện sử dụng phòng chung để lưu giữ chất
thải tạm thời và 45 bệnh viện sử dụng phòng không có hệ thống điều hòa và thông
gió.
*)Thu gom CTNH nông nghiệp
Trong thời gian qua tại một số tỉnh, thành trong cả nước đã triển khai mô hình
thu gom vỏ bao bì hóa chất BVTV như : Vĩnh Phúc, Nghệ An, Tuyên Quang...Việc
triển khai này đã bước đầu hạn chế ảnh hưởng tác hại của hóa chất BVTV tồn lưu
trong vỏ bao bì tới sức khỏe con người và môi trường xung quanh. Tuy nhiên các
biện pháp thu gom bao bì thuốc BVTV được áp dụng với quy mô nhỏ, phần lớn do
hợp tác xã tự tổ chức thu gom, chủ yếu là gom vào thùng chứa. Thùng chứa các bao
bì hóa chất BVTV được sử dụng thường là thùng phuy. Nhưng số lượng còn ít do

giới hạn về kinh phí, một số ít địa phương đã xây bể xi măng cố định. Ngày
21/10/2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 1946 về việc phê
duyệt kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật
tồn lưu trên phạm vi cả nước. Sau 3 năm triển khai, cơ chế chính sách từng bước
được xây dựng và hoàn thiện.
*)Xử lý chất thải công nghiệp nguy hại
Năng lực quản lý CTNH ở Việt Nam còn rất nhiều hạn chế, các chất thải rắn
nguy hại công nghiệp phát sinh và tập trung chủ yếu ở các khu vực kinh tế trọng
điểm và phần lớn đang được lưu giữ tạm thời chờ xây dựng các trạm xử lý.
Các CTNH công nghiệp phát sinh từ các cơ sở sản xuất tái chế chất thải tập trung
ở các làng nghề tái chế chất thải ( chủ yếu trong nước thải ). Sự ô nhiễm bởi các
chất thải nguy hại ở các làng nghề tái chế tăng lên rất nhiều bởi nước thải với các
chất thải nguy hai ( kim loại nặng, hóa chất độc… ) không được xử lý và xả thẳng
vào các nguồn nước hay cống rãnh thoát nước tự nhiên trong làng.
Phương thức xử lý chất thải rắn nói chung và chất nguy hại công nghiệp nói riêng
HV: Nguyễn Dũng Phương Trung

GVHD: TS. Đỗ Trọng Mùi
14


Luận văn thạc sĩ
Quản lý tài nguyên và môi trường
chủ yếu là chôn lấp vì nhiều lý do như quản lý, kinh tế….
Phương thức xử lý chất thải rắn nguy hại bằng thiêu đốt cũng đang được sử
dụng thông qua tận dụng, sử dụng công nghệ sản xuất xi măng đang rất phát triển ở
Việt Nam. Thiêu đốt bằng lò nung xi măng được xem là ưu việt vì tận dụng được
nguồn nguyên liệu và xử lý môi trường tốt hơn.
Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 80 doanh nghiệp hành nghề quản lý chất thải
nguy hại. Tính đến tháng 6 năm 2011, Bộ TN&MT đã cấp được 80 Giấy phép hành

nghề vận chuyển CTNH và 43 Giấy phép hành nghề xử lý CTNH cho các cá nhân,
tổ chức đăng ký[2]. Các doanh nghiệp này được Bộ TN&MT hoặc Sở TN&MT cấp
tỉnh cấp giấy phép hoạt động. Hầu hết các cơ sở xử lý chất thải công nghiệp đều có
quy mô nhỏ và sử dụng lò đốt theo mẻ.
Nhìn chung, các công nghệ xử lý chất thải công nghiệp nguy hại hiện có tại Việt
Nam chưa hiện đại, sử dụng các công nghệ đa dụng cho nhiều loại CTNH và
thường có quy mô nhỏ, nhưng cũng đã đáp ứng được phần nào nhu cầu xử lý
CTNH tại Việt Nam.
*)Xử lý chất thải nguy hại nông nghiệp
Trong thời gian qua công tác thu gom, lưu trữ và xử lý các loại hóa chất, vỏ bao
bì hóa chất BVTV đã được nhiều tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện. Việc triển khai
này đã bước đầu hạn chế ảnh hưởng tác hại của hóa chất BVTV tồn lưu trong vỏ
bao bì tới sức khỏe con người và môi trường. Cho đến nay phần lớn các kho thuốc
BVTV tồn đọng đã được xử lý không còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Tuy nhiên trên thực tế cho thấy nhiều kho chứa thuốc BVTV tuy đã được xử lý,
xây hầm bê tông, chôn thuốc tồn lưu nhưng nhiều điểm có hiện tượng lún sụt, mùi
thuốc bảo vệ thực vật bốc lên khi thời tiết thay đổi gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng. Số lượng các kho thuốc BVTV được xử lý chỉ chiếm 5% trong tổng số 240
điểm hóa chất tồn lưu cần được ưu tiên xử lý [2].
HV: Nguyễn Dũng Phương Trung

GVHD: TS. Đỗ Trọng Mùi
15


Luận văn thạc sĩ
Quản lý tài nguyên và môi trường
Tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước đã khắc phục tồn dư thuốc bảo vệ thực vật
trên đồng ruộng bằng cách xây dựng các bể thu gom rác thải nhưng nơi để rác
BVTV ở đó cũng còn nhiều bất cập. Nhiều địa phương sử dụng bể chứa rác có đáy

và mái che, sau đó tổ chức thu gom rác theo định kỳ để chuyển đến đơn vị có thẩm
quyền tiêu hủy. Nhưng nhiều nơi, do không có kinh phí nên bể chứa rác không đạt
tiêu chuẩn, do vậy rác thải vẫn gây ô nhiễm ra bên ngoài.
*)Xử lý chất thải y tế nguy hại
Theo Cục Quản lý môi trường y tế ( Bộ Y tế), hiện có khoảng 44% các BV có hệ
thống xử lý chất thải y tế nhưng nhiều nơi đã rơi vào tình trạng xuống cấp nghiêm
trọng. Đáng nói, ngay ở các BV tuyến T.Ư vẫn còn tới 25% cơ sở chưa có hệ thống
xử lý chất thải y tế, BV tuyến tỉnh là gần 50%, còn BV tuyến huyện lên tới trên
60% [2]. Riêng trên địa bàn thành phố Hà Nội, nơi tập trung hệ thống BV lớn, công
tác môi trường y tế ở nhiều BV còn tồn tại. Hà Nội hiện có mạng lưới y tế dày đặc
tuy nhiên đa số các cơ sở này chưa có hệ thống xử lý chất thải. Nhiều cơ sở y tế,
đơn vị sản xuất kinh doanh đi vào hoạt động không đăng ký kiểm tra môi trường
lao động, không đăng ký thu gom rác thải với cơ quan quản lý nên rất khó kiểm
soát.
Đối với các BV tư nhân, phòng khám tư nhân do quỹ đất eo hẹp nên việc đầu tư
xây dựng hệ thống xử lý rác thải y tế vẫn còn là thách thức lớn gây ảnh hưởng
không nhỏ đến sức khỏe nhân dân. Theo quy định trong các bệnh viện chất thải
được thải ra hàng ngày và thời gian lưu giữ chất thải độc hại là 48 giờ. Đối với các
cơ sở y tế nhỏ, thời gian lưu giữ các chất thải nhóm chất thải gây lây nhiễm, các
vật sắc nhọn, chất thải y tế từ phòng thí nghiệm và chất thải dược phẩm không
được quá một tuần, riêng chất thải bệnh phẩm phải đốt hoặc chôn ngay. Nước thải
từ các bệnh viện là một vấn đề không nhỏ đối với môi trường bởi 2 lý do:
- Đa phần nước thải bệnh viện không được xử lý trước khi đưa vào hệ thống thoát
HV: Nguyễn Dũng Phương Trung

GVHD: TS. Đỗ Trọng Mùi
16


Luận văn thạc sĩ

nước chung.

Quản lý tài nguyên và môi trường

- Cơ sở hạ tầng của các địa bàn có bệnh viện còn yếu kém, hầu hết các nguồn
nước thải đều đổ chung vào hệ thống thoát nước chung để rồi sau đó thải ra sông
gây ô nhiễm các nguồn nước mặt.
Nhìn chung việc xử lý chất thải ở Việt Nam còn chưa tốt, tạo nên sức ép và
thách thức ngày càng gia tăng đối với bảo vệ môi trường và việc khắc phục chúng
đòi hỏi phải có thời gian và nguồn tài chính không nhỏ. Hiện tại có khoảng 96%
chất thải thu gom được đưa đến bãi chôn lấp không chỉ làm tăng các nguy cơ, hiểm
họa môi trường và người dân xung quanh mà còn làm lãng phí một nguồn vật liệu
và năng lượng có thể thu hổi cho tái chế và sản xuất.
Tính đến tháng 10/2010, Tổng cục môi trường đã cấp phép hành nghề xử lý
tiêu hủy CTNH liên tỉnh cho 36 cơ sở [2], chưa kể còn có các cơ sở do các Sở Tài
nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố cấp phép. Các công nghệ điển hình và
phổ biến hiện nay được tóm tắt trong bảng dưới đây
Bảng 1.5: Một số công nghệ xử lý CTNH tại Việt Nam [2]

TT
1
2
3
4
5

Số cơ sở áp
dụng

Số modun

hệ thống

Lò đốt tĩnh hai cấp
Đồng xử lý trong lò
nung xi măng

21

24

50-1000kg/h

2

2

30/h

Chôn lấp
Xử lý bóng đèn thải
Xử lý chất thải điện tử

2
8
4

3
8
4


15.000m3
0,2 tấn/ngày
0,3- 5 tấn/ngày

Tên công nghệ

Công suất phổ biến

1.6.Tình hình quản lí chất thải nguy hại tại Việt Nam
Để thực hiện thống nhất quản lí chất thải trên cả nước, trong đó có chất thải rắn
và chất thải nguy hại, phải có một hệ thống cơ quan quản lí nhà nước tương ứng từ
HV: Nguyễn Dũng Phương Trung

GVHD: TS. Đỗ Trọng Mùi
17


Luận văn thạc sĩ
Quản lý tài nguyên và môi trường
trung ương tới địa phương. Phải có sự phân công phân cấp cụ thể giữa trung ương
và địa phương, giữa các bộ, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan để tránh
chồng chéo, bỏ sót nhiệm vụ. Mặt khác, công việc này không chỉ có một cơ quan
nào đó làm được mà đòi hỏi có nhiều ngành, nhiều đơn vị cùng tham gia, phối hợp.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã quy định trách nhiệm quản lí Nhà nước về
bảo vệ môi trường trong đó có trách nhiệm quản lí chất thải rắn và chất thải nguy
hại thống nhất từ trung ương đến địa phương.
+ Bộ Tài nguyên và Môi trường:Theo Nghị định số 25/2008/NĐ-CP của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ tài
nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lí
nhà nước về bảo vệ môi trường trong đó có lĩnh vực quản lí chất thải rắn và chất

thải nguy hại, gồm những nhiệm vụ cụ thể như sau: Trình chính phủ dự án luật, dự
thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng
pháp luật hàng năm, các dự án, đề án theo phân công của chính phủ; Trình thủ
tướng chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và
hàng năm, các chương trình, dự án quốc gia, các dự thảo quyết định, chỉ thị của
Thủ tướng chính phủ; Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư, xây dựng, công
bố các tiêu chuẩn cơ sở hoặc trình Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ công bố các
tiêu chuẩn quốc gia; Công bố ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia…
+ Các Bộ khác: Các Bộ khác cũng được giao chức năng, nhiệm vụ quản lý
nhà nước về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực ngành như Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn, Bộ Công thương, Bộ xây dựng, Bộ Y tế, …
+ Cấp địa phương: Tại các địa phương, theo quy định tại điều 122, chương
XIII, Luật bảo vệ môi trường 2005 quy định trách nhiệm quản lí nhà nước về bảo
vệ môi trường của Uỷ ban nhân dân các cấp, trong đó có nhiệm vụ quản lí nhà
nước về chất thải rắn và chất thải nguy hại, thì UBND tỉnh có trách nhiệm thực
HV: Nguyễn Dũng Phương Trung

GVHD: TS. Đỗ Trọng Mùi
18


Luận văn thạc sĩ
Quản lý tài nguyên và môi trường
hiện quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường, trong đó có quản lí chất thải trên địa
bàn toàn tỉnh; Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lí
nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn xã.
Tương tự các Bộ, Ngành khác, các Sở Y tế, Sở Công thương, Sở xây dựng, Sở
Nong nghiệp và phát triển Nông thôn, … thực hiện quản lí nhà nước về bảo vệ môi
trường, trong đó có quản lí chất thải thuộc lĩnh vực nghành tại địa phương.


HV: Nguyễn Dũng Phương Trung

GVHD: TS. Đỗ Trọng Mùi
19


Luận văn thạc sĩ

Quản lý tài nguyên và môi trường

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
CỦA TỈNH VĨNH PHÚC
2.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Vĩnh Phúc là tỉnh nằm ở cửa ngõ phía Tây của thủ đô Hà Nội, bên rìa vùng châu
thổ sông Hồng và Vĩnh Phúc còn là một trong 8 tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm
phía Bắc. Ngoài Hà Nội, Vĩnh Phúc còn giáp với các tỉnh trung du phía Bắc là Phú
Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên.
Với tổng diện tích tự nhiên khoảng 1.372,23 km2, dân số trung bình 1.027.000
người (năm 2011), tỉnh có 9 đơn vị hành chính gồm: thành phố Vĩnh Yên là trung
tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của tỉnh, thị xã Phúc Yên và 7 huyện là Sông Lô,
Bình Xuyên, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Tam Dương, Tam Đảo và Lập Thạch. Toàn
tỉnh có 112 xã , 25 phường và thị trấn.
b) Vị trí địa hình, địa mạo
Địa hình tỉnh Vĩnh Phúc đa dạng với ba vùng đặc trưng là vùng núi cao,vùng gò
đồi bán sơn địa và vùng đồng bằng, vùng trũng ven sông.
Vùng núi nằm ở phía đông bắc của tỉnh kéo dài thành một dải trên địa phận
của các huyện Lập Thạch, Tam Đảo, Tam Dương, Bình Xuyên và thị xã Phúc Yên
với điểm cao nhất là núi Tam Đảo có độ cao 1.329m.

Vùng trung du nằm kế tiếp giữa vùng núi và vùng đồng bằng, bao gồm một
phần lãnh thổ của các huyện Lập Thạch,Sông Lô, Tam Đảo, Tam Dương, Bình
Xuyên, thành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên.

HV: Nguyễn Dũng Phương Trung

GVHD: TS. Đỗ Trọng Mùi
20


Luận văn thạc sĩ
Quản lý tài nguyên và môi trường
Vùng đồng bằng nằm ở phía tây nam và nam của tỉnh, thuộc địa phận các
huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, thành phố Vĩnh Yên, Bình Xuyên, thị xã Phúc Yên,
chiếm khoảng 36% diện tích toàn tỉnh.
Như vậy, địa hình của tỉnh Vĩnh Phúc chủ yếu là vùng trung du và đồng bằng
có độ dốc nhỏ, nên rất thuận lợi để phát triển hạ tầng cơ sở, xây dựng các khu đô
thị và các khu công nghiệp.

Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc
*) Khí hậu
Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Nhiệt độ
trung bình năm 23,2 – 250C, lượng mưa 1.500 – 1.700mm, độ ẩm trung bình 84-85

HV: Nguyễn Dũng Phương Trung

GVHD: TS. Đỗ Trọng Mùi
21



Luận văn thạc sĩ
Quản lý tài nguyên và môi trường
%, số giờ nắng trong năm 1.400- 1.800 giờ. Hướng gió thịnh hành là hướng Đông –
Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9, gió Đông – Bắc thổi từ tháng 10 tới tháng 3 năm
sau kèm theo sương muối.
c, Một số nguồn tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn tỉnh
*) Tài nguyên đất
Tài nguyên đất của tỉnh được xem là khá phong phú và đa dạng. Các loại đất đã
được khai thác sử dụng lâu đời, khá thuần thục, có độ phì nhiêu khá, màu mỡ. Vĩnh
Phúc là địa bàn rất thuận lợi để cấy lúa, trồng hoa màu, đậu đỗ, cây công nghiệp
ngắn ngày, rau, hoa, quả và cây dược liệu (chủ yếu là thanh hao hoa vàng), hình
thành các vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản và dược liệu…
Chính sự phong phú này, cho phép hoạch định phát triển sản xuất nông - lâm
nghiệp theo hướng đa dạng ngành nghề, đa dạng sản phẩm hàng hóa, kể cả sản
phẩm hàng hóa có chất lượng cao cung cấp cho công nghiệp chế biến nông lâm sản
phục vụ xuất khẩu. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để kết hợp sản xuất nông - lâm
nghiệp với phát triển công nghiệp, phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng…
*)Tài nguyên rừng
Trong tổng 33.013,67 ha đất lâm nghiệp của tỉnh có 10.879,07 ha rừng sản xuất,
6.697,37 ha rừng phòng hộ và rừng đặc dụng chiếm 15.473,23 ha. rừng sản xuất
nằm rải rác trong các huyện. Diện tích rừng sản xuất lớn nhất tại Tam Đảo và
huyện Tam Dương. Rừng đặc dụng phân bố chủ yếu ở Tam Đảo, Bình Xuyên và
Phúc Yên.
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Vĩnh Phúc nằm ở cửa ngõ Tây Bắc của Thủ Đô Hà Nội thuộc vùng Châu thổ
sông Hồng là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Là một tỉnh
có sự hình thành 3 vùng sinh thái rõ rệt: đồng bằng, trung du và miền núi, cùng
với nguồn tài nguyên nước mặt, nước duới đất tương đối rồi rào, do vậy hết sức
HV: Nguyễn Dũng Phương Trung


GVHD: TS. Đỗ Trọng Mùi
22


Luận văn thạc sĩ
Quản lý tài nguyên và môi trường
thuận tiện cho phát triển nông lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và du lịch – dịch
vụ. Do có diện tích đất đồi khá lớn của vùng trung du thuận tiện cho việc xây dựng
và phát triển công nghiệp.
Nhờ những chính sách đúng, giải pháp đồng bộ, từ năm 2000 - 2013, kinh tế
Vĩnh Phúc đã có bước chuyển vượt bậc và toàn diện. Tốc độ tăng trưởng của tỉnh
bình quân từ 1997-2011 luôn ở mức cao, bình quân 17,2%/năm. Sản xuất công
nghiệp luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, nhất là khu vực kinh tế doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân. Sản xuất nông nghiệp
đã có những chuyển biến quan trọng, sản xuất nông nghiệp hàng hóa được đẩy
mạnh; tăng hiệu quả sản xuất, thu nhập; cơ cấu cây trồng chuyển dịch đúng hướng;
nhiều loại giống cây trồng, vật nuôi mới cùng những tiến bộ khoa học kỹ thuật
được áp dụng rộng rãi trên địa bàn toàn tỉnh; chăn nuôi chiếm tỷ trọng lớn trong
sản xuất nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa.
Trong cơ cấu kinh tế, giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng với nhịp độ
khoảng 22,1%/năm, sản xuất nông - lâm nghiệp tăng 6,7%/năm và các ngành dịch
vụ tăng 11,8%/năm. Kim ngạch xuất khẩu năm 1997 đạt 13,7 triệu USD, năm 2000
đạt 21,46 triệu USD, đến năm 2005 đạt 169,4 triệu USD và năm 2010 là 526,59
triệu USD. Sản lượng lương thực có hạt năm 2005 đạt 35,6 vạn tấn, đến năm 2010
đạt 38,8 vạn tấn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP, tính theo giá cố định năm 1994)
bình quân giai đoạn 1998 - 2010 là 16,8%/năm. Riêng năm 2010, GDP toàn tỉnh
tăng 21,6%. Năm 2011, mặc dù gặp nhiều khó khăn do suy giảm kinh tế toàn cầu
và thiên tai, song tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn là 14,83% [6].
Để đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, với những thành tựu mang tính bản lề trong khoảng 20 năm thực hiện công

cuộc đổi mới, Vĩnh Phúc đang hướng tới những mục tiêu chiến lược trong phát
triển kinh tế nhanh, mạnh và bền vững. Các mục tiêu trọng điểm là: giữ tốc độ phát
HV: Nguyễn Dũng Phương Trung

GVHD: TS. Đỗ Trọng Mùi
23


Luận văn thạc sĩ
Quản lý tài nguyên và môi trường
triển kinh tế cao và bền vững; chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ bản là công
nghiệp và dịch vụ, chiếm tỷ trọng cao từ 86% đến trên 90%; áp dụng công nghệ sản
xuất hiện đại, gắn với nguồn nhân lực có trình độ cao là bước đột phá, nhằm đưa
Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh có những yếu tố cơ bản của tỉnh công nghiệp vào
năm 2015 và trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020, góp phần tích cực cùng cả
nước thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Bên cạnh những thuận lợi rất căn bản, sự phát triển kinh tế của Vĩnh Phúc cũng
gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Một trong những khó khăn lớn nhất là nền kinh tế
chủ yếu dựa vào kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.Tuy số lao động được đào tạo
nghề của Vĩnh Phúc chiếm tỷ trọng ngày càng cao nhưng về căn bản, khả năng đáp
ứng nhu cầu của các cơ sở sử dụng vẫn còn hạn chế, đặc biệt là trong kỹ năng thực
hành và khả năng thích ứng với công nghệ, kỹ thuật, các mô hình tổ chức sản xuất
tiên tiến, hiện đại.
Dân số tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2011 là 1.027.00 người, trong đó nữ chiếm 52%
và nam chiếm 48%. Mật độ dân số toàn tỉnh là 860 người/km2.
Tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều dân tộc sinh sống, đông nhất là người Kinh chiếm
97,1%, dân tộc thiểu số có người Sán Dìu chiếm 2,5%, còn lại 0,4% dân số toàn
tỉnh bao gồm khoảng 20 dân tộc thiểu số khác.
Quy mô dân số tỉnh Vĩnh Phúc vào loại trung bình trong cả nước. Tỷ lệ tăng dân
số tự nhiên hàng năm là 1,05%. Mức tăng hiện nay của tỉnh thuộc loại thấp so với

cả nước và đang có xu thế tiếp tục giảm trong những năm tới do thực hiện tích cực
công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình.
Theo Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2009) cho thấy dân số trong độ tuổi
lao động của tỉnh năm 2009 là 751,95 nghìn người, chiếm 62,8% tổng dân số. Lao
động làm việc trong các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh năm 2009 gồm 668,45
nghìn người chia theo các ngành sau:
HV: Nguyễn Dũng Phương Trung

GVHD: TS. Đỗ Trọng Mùi
24


Luận văn thạc sĩ
Quản lý tài nguyên và môi trường
 Lao động nông – lâm – ngư nghiệp: 393,96 nghìn người, chiếm tỷ lệ 58,9%
 Lao động công nghiệp – xây dựng: 122,77 nghìn người, chiếm tỷ lệ 18,4%
Lao động dịch vụ: 151,72 nghìn người, chiếm tỷ lệ 22,7% [7].
Hàng năm nguồn lao động mới được bổ sung là các thanh niên tốt nghiệp phổ
thông, có sức khoẻ, có kiến thức cơ bản khoảng 10.000 người. Nguồn lao động có
văn hoá được bổ sung hàng năm là nguồn lực xã hội to lớn, thúc đẩy sự phát triển
kinh tế mạnh mẽ của tỉnh Vĩnh Phúc trong đó có ngành công nghiệp.
2.2.Thực trạng công tác quản lý CTNH trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
2.2.1. Khối lương, thành phần CTNH
*) Chất thải nguy hại phát sinh từ ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Cùng với sự phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ngành công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của Vĩnh Phúc ngày một phát triển đi lên, thu hút
được nhiều nhà đầu tư, đa dạng hoá ngành nghề sản xuất đặc biệt là các ngành điện,
điện tử, cơ khí, may mặc... Cùng với sự phát triển đó thì lượng chất thải phát sinh
ra ảnh hưởng rất lớn tới môi trường đặc biệt là sự gia tăng lượng chất thải nguy hại.
Chất thải nguy hại phát sinh chủ yếu từ các KCN chính như KCN Khai Quang,

KCN Bình Xuyên, KCN Kim Hoa, KCN Chấn Hưng, CCN Hương Canh. Các
nguồn phát sinh chất thải chủ yếu là chất thải rắn nguy hại như: Rẻ lau dính các loại
hóa chất, vật liệu chứa dầu mỡ máy, sơn, nhựa, chất nhuộm phẩm màu của các
ngành đặc trưng, phụ gia của một số làng nghề... và một phần nhỏ chất thải nguy
hại tồn tại ở dạng lỏng từ các nhà máy chế biến giấy; bao bì nhựa...

HV: Nguyễn Dũng Phương Trung

GVHD: TS. Đỗ Trọng Mùi
25


×