Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Khảo sát cân bằng chuyền may tại việt nam và nghiên cứu ứng dụng cadcam trong cân bằng chuyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 101 trang )

TẠ VŨ THỤC OANH
CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY
2006 – 2008
Hà Nội
2008

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
----------------------------------------------

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

KHẢO SÁT CÂN BẰNG CHUYỀN MAY TẠI VIỆT
NAM & NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CAD/CAM
TRONG CÂN BẰNG CHUYỀN
NGÀNH: CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY

TẠ VŨ THỤC OANH

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGÔ CHÍ TRUNG

HÀ NỘI - 2008


LVCH – Tạ Vũ Thục Oanh

LỜI CÁM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài, tôi đã rất may mắn nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ và hỗ trợ nhiệt tình từ các Quý Thầy cô, đồng nghiệp, gia
đình và bạn bè, tôi mới có thể hoàn thành tốt Luận văn này. Tôi xin trân
trọng và chân thành gửi lời cám ơn đến:


™ Thầy Ngô Chí Trung – Giảng viên hướng dẫn khoa học – Người đã
tận tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời
gian học tập và nghiên cứu Luận văn.
™ Tập thể Giảng viên Khoa Dệt may – Thời Trang, Trường Đại học
Bách khoa Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi học tập, nghiên cứu trong
suốt thời gian của khóa học.
™ Tập thể Giảng viên Khoa Công nghệ May và Thiết kế Thời trang,
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đã hỗ trợ nhiệt tình cho tôi trong
việc cung cấp tài liệu tham khảo cũng như đóng góp ý kiến và đã tạo các điều
kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành Luận văn.
™ Ban Giám đốc công ty Protrade và tập thể anh chị em Phòng IE đã
hỗ trợ tôi rất nhiều trong thời gian TK, xây dựng phần mềm cũng như trong
thời gian thử nghiệm phần mềm.
™ Ban Giám đốc các công ty như: Nhà Bè, Việt Tiến, Sài Gòn 3, Tây
Đô, Upgain… đã cho phép tôi thực hiện công tác khảo sát tại các xí nghiệp và
các chuyền may
™ Anh Lê Nguyên Phú – Giám đốc Công ty Phần mềm Ông số Người đã giúp tôi chuyển thể lý thuyết CBC thành phần mềm hỗ trợ CBC.
™ Gia đình và bạn bè đã hết lòng hỗ trợ, giúp đỡ, động viên tôi rất
nhiều trong thời gian nghiên cứu Luận văn.

1


LVCH – Tạ Vũ Thục Oanh

MỤC LỤC
Lời cám ơn. ............................................................................................................... 1
Mục lục ...................................................................................................................... 2
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt......................................................................... 5
Danh mục Bảng biểu, Hình vẽ ................................................................................ 6

Danh mục Sơ đồ, Biểu đồ ........................................................................................ 7
Lời mở đầu................................................................................................................ 8
Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. Vấn đề cân bằng chuyền (CBC)................................................................... 10
1.1.1. Chuyền may ............................................................................................... 10
1.1.2. Cân bằng chuyền ........................................................................................ 10
1.1.3. Một số phương pháp Cân bằng chuyền...................................................... 12
1.1.3.1. Phương pháp CBC của Heuristic ....................................................... 12
1.1.3.2. Phương pháp CBC của Masaru Nakajima, Sei Uchiyama và Yoshito
Mimura…….. ........................................................................................................... 13
1.1.3.3. Phương pháp CBC của Công ty ASA – Thái Lan ............................. 14
1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề CBC ................................................. 15
1.2.1. Con người ............................................................................................... 15
1.2.1.1. Công tác quản lý của Ban lãnh đạo các DN may............................... 15
1.2.1.2. Trình độ và năng lực của cán bộ quản lý chuyền may…………....... 16
1.2.1.3. Trình độ kỹ năng – tay nghề của Công nhân ..................................... 17
1.2.2. Quy mô sản xuất...................................................................................... 17
1.2.3. Kế hoạch sản xuất.................................................................................... 18
1.2.4. Chủng loại sản phẩm ............................................................................... 18
1.2.5. Công nghệ sản xuất ................................................................................. 19
1.2.5.1. Quy trình công nghệ........................................................................... 19
1.2.5.2. Thiết kế chuyền .................................................................................. 20
2


LVCH – Tạ Vũ Thục Oanh

1.2.5.3. Cân đối chuyền trước sản xuất........................................................... 20
1.2.5.4. Bố trí mặt bằng phân xưởng............................................................... 21
1.2.6. Trình độ ứng dụng KHCN và Máy móc – Thiết bị chuyên dùng ........... 21

1.2.7. Môi trường làm việc ................................................................................ 22
1.2.8. Vật liệu . .................................................................................................. 23
1.3. Ứng dụng CAD/CAM trong tổ chức quản lý chuyền may........................ 23
1.3.1. Khái niệm CAD/CAM............................................................................. 23
1.3.2. Ứng dụng CAD/CAM trong công tác tổ chức quản lý chuyền may ...... .24
1.3.3. Hệ thống CAD/CAM ứng dụng trong CBC ............................................ 26
1.3.3.1. Hệ thống chuyền treo tự động Smart MRT........................................ 26
1.3.3.2. Hệ thống quản lý năng suất GPRO .................................................... 27
1.3.3.3. Hệ thống GSD .................................................................................... 27
1.3.3.4. Hệ thống Lean Manufacturing ........................................................... 28
1.3.4. Những vấn đề tồn tại khi ứng dụng CAD/CAM .................................... 29
1.4. Tổng quan về phần mềm Oracle ................................................................. 30
1.4.1. Khái quát về Oracle .................................................................................. 30
1.4.2. Tình hình ứng dụng Oracle trong Dệt may............................................... 30
1.5. Ma trận kỹ năng............................................................................................ 32
1.6. Một số kết quả nghiên cứu có liên quan ..................................................... 33
1.7. Kết luận và hướng nghiên cứu..................................................................... 35
Chương 2: NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP – ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 37
2.1.1. Khảo sát tình hình CBC tại một số DN May tại TP.HCM...................... 37
2.1.2. Khảo sát mức độ ứng dụng CAD/CAM trong công tác CBC ................. 37
2.1.3. Nghiên cứu, TK tính năng hỗ trợ công tác CBC trên Oracle và tiến hành
thực nghiệm ứng dụng trên chuyền may................................................................. .37
2.2. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 37
3


LVCH – Tạ Vũ Thục Oanh

2.2.1. Đối tượng khảo sát ................................................................................. 37

2.2.2. Đối tượng thực nghiệm........................................................................... 39
2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 41
2.3.1. Phương pháp phỏng vấn và quan sát trực tiếp......................................... 41
2.3.2. Phương pháp thống kê và phân tích kết quả khảo sát.............................. 41
2.3.3. Phương pháp TK phần mềm hỗ trợ trên Hệ quản trị CSDL Oracle…… 42
2.3.3.1. Cơ sở lý thuyết xây dựng phần mềm .............................................. 42
2.3.3.2. Thuật giải xây dựng phần mềm ...................................................... 44
2.3.4. Phương pháp thử nghiệm......................................................................... 47
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Kết quả khảo sát ............................................................................................. 48
3.1.1. Tình hình CBC tại một số DN May……………. ................................... 48
3.1.2. Tình hình ứng dụng CAD/CAM trong công tác CBC............................. 62
3.2. Kết quả TK, xây dựng và thực nghiệm phần mềm ..................................... 67
3.2.1. Giới thiệu chương trình phần mềm hỗ trợ công tác CBC ....................... 68
3.2.2. Kết quả thực nghiệm................................................................................ 74
3.2.2.1. Tổng hợp Kết quả thực nghiệm...................................................... 74
3.2.2.2. Một số biểu đồ so sánh................................................................... 75
3.2.2.3. Phân tích kết quả thực nghiệm ....................................................... 76
3.2.2.4. So sánh Hiệu quả kinh tế................................................................ 77
3.2.2.5. Phân tích tính khả thi của phần mềm trên kết quả thực nghiệm .... 78
3.2.3. Nhận xét chung và bàn luận .................................................................... 83
Chương 4: KẾT LUẬN.......................................................................................... 85
Danh mục tài liệu tham khảo ................................................................................ 87
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 89

4


LVCH – Tạ Vũ Thục Oanh


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
STT

VIẾT
TẮT

DIỄN GIẢI

1.

BTP

Bán thành phẩm

2.

CSDL

Cơ sở dữ liệu

3.

CB

Cân bằng

4.

CBC


Cân bằng chuyền

5.

CBSX

Chuẩn bị sản xuất

6.



Công đoạn

7.

CN

Công nhân

8.

CNTT

Công nghệ thông tin

9.

DN


Doanh nghiệp

10. ĐM

Định mức

11. MTKN Ma trận kỹ năng
12. NĐSX

Nhịp độ sản xuất

13. NPL

Nguyên phụ liệu

14. QTCN

Quy trình công nghệ

15. SP

Sản phẩm

16. TK

Thiết kế

17. TKC

Thiết kế chuyền


18. TNHH Trách nhiệm hữu hạn
19. VN

Việt Nam

20. CAD

22. IE

Computer Aided Design (TK có sự hỗ trợ của máy tính)
Computer Aided Manufacturing (Sản xuất có sự hỗ trợ của
máy tính)
Industry Employee

23. Eff

Effiency (HIệu suất)

24. Q

Quantity (Sản lượng)

25. SAM

Standard Allowed Minute (Thời gian thực hiện sản lượng)

21. CAM

5



LVCH – Tạ Vũ Thục Oanh

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
1. Bảng biểu
Bảng 1: Thông tin chuyền so sánh và thực nghiệm ................................. 40
Bảng 2: Một số khảo sát công tác CBC tại các DN ở TP.HCM .............. 49
Bảng 3: Bảng kết quả khảo sát tình hình ứng dụng CAD/CAM.............. 62
Bảng 4: Bảng thống kê kết quả thực nghiệm ........................................... 74
Bảng 5: Bảng so sánh Hiệu quả kinh tế ................................................... 78
2. Hình vẽ
Hình 1: Màn hình Nhập thông tin Danh mục .......................................... 68
Hình 2: Màn hình Nhập thông tin Quy trình may ................................... 69
Hình 3: Màn hình Nhập thông tin CBC................................................... 70
Hình 4: Màn hình kết quả phân tích chuyền............................................ 71
Hình 5: Màn hình kết quả cân bằng chuyền ............................................ 72
Hình 6: Danh sách CĐ chưa đạt ĐM ....................................................... 73
Hình 7: Danh sách CN dư thời gian......................................................... 73
Hình 8: Danh sách CN hỗ trợ................................................................... 74

6


LVCH – Tạ Vũ Thục Oanh

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
1. Sơ đồ
Sơ đồ 1: Thiết kế chuyền........................................................................... 40
Sơ đồ 2: Thuật giải TK xây dựng phần mềm tổng quát............................ 44

Sơ đồ 3: Thuật giải Phân tích chuyền ....................................................... 45
Sơ đồ 4: Thuật giải Cân bằng chuyền ....................................................... 46
Sơ đồ 5: Tiến trình thử nghiệm CBC ........................................................ 47
Sơ đồ 6: Tiến trình CBC............................................................................ 50
Sơ đồ 7: Cách thức CBC tổng quát tại một số DN hiện nay..................... 52
Sơ đồ 8: Quá trình thực hiện phân bổ lại ĐM cho 1 CĐ .......................... 54
Sơ đồ 9: Tiến trình thuật giải chọn lựa CN ............................................... 82

2. Biểu đồ
Biểu đồ 1: Mức độ cải thiện độ mất CBC ................................................. 57
Biểu đồ 2: Độ giảm sự chênh lệch về sản lượng giữa các CĐ .................. 75
Biểu đồ 3: Mức độ giảm số CĐ bị mất cân đối sau cân bằng ................... 75
Biểu đồ 4: Mức độ cải thiện sự mất cân đối trên chuyền .......................... 76
Biểu đồ 5: Độ tăng năng suất sau CB........................................................ 76

7


LVCH – Tạ Vũ Thục Oanh

LỜI MỞ ĐẦU
Sau một năm gia nhập WTO, dệt may Việt Nam đã đạt được những
thành tựu đáng kể. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2007 đạt 7,78 tỷ
USD, tăng 33,35% so với năm 2006, cao hơn nhiều so với mức 20% của năm
2006. Như vậy, năm 2007, ngành công nghiệp Dệt may nước ta vượt 280 triệu
USD so với mục tiêu. Đáng chú ý, có những tháng, kim ngạch xuất khẩu hàng
dệt may đã vượt qua dầu thô để trở thành mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu
cao nhất. Với đà phát triển như trên Dệt may đã và đang là một trong những
ngành công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế đất nước.
Tuy nhiên, để có thể đóng góp các thành tựu đáng kể ở trên ngành Dệt

may VN đang phải đối mặt với nhiều thách thức rất lớn. Hiện nay Dệt may
vẫn chưa thoát khỏi tình trạng gia công hàng xuất khẩu cộng thêm áp lực lớn
về nguồn lao động do giá nhân công rẻ nhưng áp lực công việc và cường độ
lao động lại cao. Do đó sức hút nguồn nhân lực của ngành đang giảm dần và
đang có nguy cơ thiếu hụt. Mặt khác, công tác quản lý chuyền may vẫn còn
mang tính thủ công, thiếu chuyên nghiệp, nhất là tình trạng mất cân đối trên
chuyền vẫn chưa được giải quyết triệt để, còn mang tính đối phó làm ảnh
hưởng khá nhiều đến năng suất chuyền may nói riêng và năng suất toàn xí
nghiệp nói chung.
Thế giới ngày nay được mệnh danh là thế giới của sự bùng nổ thông
tin, CNTT đang len lõi vào tất cả các ngành nghề với những tính năng hỗ trợ
đặc biệt và ngành May cũng không là ngoại lệ. Với sự kiện VN đã gia nhập
vào Tổ chức thương mại quốc tế càng tạo điều kiện cho ngành May tiếp cận
với nhiều hệ thống phần mềm ưu việt hơn. Xu hướng tin học hóa ngành May
hiện nay đang được rất nhiều các DN quan tâm.
Với nhận định trên, tôi quyết định chọn đề tài “KHẢO SÁT CÂN BẰNG
CHUYỀN MAY TẠI VIỆT NAM VÀ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CAD/CAM
8


LVCH – Tạ Vũ Thục Oanh
TRONG CÂN BẰNG CHUYỀN” nhằm mục đích tìm hiểu về thực trạng CBC tại

các DN hiện nay, tình hình ứng dụng CAD/CAM trong công tác quản lý
chuyền may, trên cơ sở đó dựa trên hệ cơ sở quản trị dữ liệu Oracle để TK
tính năng hỗ trợ cho công tác CBC và tiến hành thử nghiệm trên chuyền thực
tế để đánh giá kết quả hỗ trợ.
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, chắc chắn bản thân tôi vẫn
còn nhiều thiếu sót và chưa hoàn thiện. Tôi rất mong nhận được các ý kiến
đóng góp, chia sẻ từ phía Quý Thầy Cô cũng như từ các anh chị, bạn bè đồng

nghiệp để đề tài được ngày càng hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn!

Ngày 23 tháng 11 năm 2008
Người thực hiện

Tạ Vũ Thục Oanh

9


LVCH – Tạ Vũ Thục Oanh

Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. VẤN ĐỀ CÂN BẰNG CHUYỀN (CBC)
1.1.1. Chuyền may
− Sản xuất may mặc theo dây chuyền là quá trình sản xuất theo một
QTCN cụ thể với sự tham gia của một số lượng người và máy móc nhất định
trong thời gian hợp lý, [11]. Tùy theo yêu cầu của sản phẩm và QTCN mà dây
chuyền sẽ được TK và bố trí khác nhau. Đặc thù của dây chuyền may là có
thể có nhiều chuyền nhỏ bên trong cùng phối hợp sản xuất, khối lượng công
việc tại chuyền may rất lớn với tính chất công việc khá phức tạp do đó cần
phải được TK theo một hệ thống hoàn chỉnh
− Năng suất của chuyền may quyết định năng suất của toàn xí nghiệp, do
đó việc tổ chức sản xuất may theo dây chuyền sẽ đem lại hiệu quả tối ưu do:
năng suất và chất lượng sản phẩm được nâng cao nhờ sự chuyên môn hóa,
thời gian sản xuất ngắn hơn nhờ tính đồng bộ giữa các trạm làm việc; quá
trình sản xuất hiện đại hơn nhờ sự cơ giới hóa và tự động hóa…
− Có nhiều loại chuyền được áp dụng trong sản xuất may mặc có thể
phân loại như sau: theo nhịp điệu thì có dây chuyền có nhịp chặt chẻ và dây

chuyền có nhịp tự do; theo hình thức bố trí thì có dây chuyền dọc, dây chuyền
ngang, dây chuyền cụm; theo phương pháp vận chuyển BTP thì có: dây
chuyền thủ công, dây chuyền tự động, băng chuyền; theo phương pháp cung
cấp BTP vào chuyền thì có: cung cấp BTP theo cụm, tập, bó…
− Một số loại dây chuyền được sử dụng rộng rãi hiện nay là: chuyền liên
tục, chuyền gián đoạn, chuyền cụm, chuyền tổ hợp…
1.1.2. Cân bằng chuyền (CBC)
− Như đã trình bày ở trên quá trình sản xuất theo dây chuyền đem đến
nhiều thuận lợi nhất là sự chuyên môn hóa cao nhưng vấn đề phát sinh cũng
10


LVCH – Tạ Vũ Thục Oanh

từ đặc điểm này. Do trình độ, kỹ năng của CN khác nhau và độ phức tạp của
các bước công việc cũng khác nhau do đó dẫn đến sản lượng tại mỗi bước
công việc không đồng đều vì vậy sẽ tạo ra sự chênh lệch về năng suất giữa
các trạm làm việc. Mặt khác trong sản xuất dây chuyền, sản lượng CĐ này là
đầu vào của CĐ kế tiếp, do đó sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng hàng, hình thành
những điểm “thắt nút cổ chai” gây mất CBC. Do đó vấn đề mấu chốt là làm
sao để các CĐ trong quy trình có năng suất đồng đều nhau. CĐ trước cung
cấp đủ hàng cho CĐ sau, không có sự chờ đợi giữa các CĐ và năng suất ra
hàng của chuyền sẽ được đảm bảo. Mặt khác, ta có thể dễ dàng nhìn thấy
năng suất đầu ra của chuyền chính là CĐ có năng suất thấp nhất. Vì vậy việc
giải quyết vấn đề CBC khá phức tạp, phải sắp xếp các CĐ may một sản phẩm
cho từng người CN sao cho phù hợp với số CĐ của một mã hàng, tỷ lệ máy
móc có trên chuyền may và năng lực thực tế của CN. Sự sắp xếp này phải tối
ưu hóa, phải đảm bảo mỗi CN tận dụng hết năng lực và thời gian của mình.
− Thông thường công tác CBC được tiến hành ngay trong giai đoạn TK
chuyền và trong sản xuất. Việc CBC trước khi sản xuất mang lại nhiều lợi ích:

giúp tạo ra ra một chuyền may có năng suất cao; có thể phân công cho CN
một số CĐ nhất định dựa vào sự quen việc của CN đó; dễ quản lý và nhanh
chóng phát hiện những bất ổn trên chuyền. Còn CBC trong quá trình sản xuất
giúp giải quyết những vấn đề phát sinh khi phân công CĐ chưa phù hợp.
− Khi áp dụng phương pháp CBC phù hợp với tình hình tế chúng ta sẽ
thấy hiệu quả trong thời gian ngắn. Về lâu dài, công tác quản lý của các
chuyền trưởng sẽ tăng lên một bậc, tính tự tin quyết đoán trong quản lý sẽ
tăng lên rõ rệt nhờ kỹ thuật CBC giúp cho quản lý nhìn vấn đề thấy rõ hơn.
Trình độ chung của nhà máy được nâng lên do tác động của những yếu tố tâm
lý được hình thành trong quá trình CBC. Khách hàng sẽ hài lòng hơn với
năng suất được cải thiện, chất lượng nâng cao và giao hàng đúng hẹn
11


LVCH – Tạ Vũ Thục Oanh

1.1.3. Một số phương pháp CBC
− CBC luôn được coi là một bài toán khó đối với các nhà sản xuất. Vì để
giải một bài toán CBC hoàn hảo, buộc các DN phải giải một loạt các hệ thức
của một bài toán tối ưu sao cho: đảm bảo quy trình công nghệ, thời gian cho
một chu kỳ sản xuất là nhỏ nhất; số lượng nhân lực là nhỏ nhất; tỷ lệ tay nghề
CN phù hợp với các CĐ làm việc là cao nhất; tỷ lệ phân công CN sử dụng các
loại máy phù hợp với khả năng của họ là cao nhất...Do có quá nhiều mục tiêu
như thế nên CBC thường tốn khá nhiều thời gian và cần đến sự hỗ trợ của các
phần mềm để giải thuật toán.
− Dù đã có rất nhiều phương pháp đặt ra cho vấn đề CBC, song quan
điểm mấu chốt nhất trong các phương pháp này chính là sự đồng bộ hóa thời
gian làm việc giữa các trạm trong toàn bộ dây chuyền. Tất cả các vị trí phải
được cân đối về sức làm, tránh tình trạng vị trí này quá bận rộn trong khi vị trí
khác quá nhàn, phải tận dụng tối đa thời gian trong sản xuất, hạn chế tối thiểu

thời gian lãng phí… tất cả đều vì mục đích chung là làm sao đạt được năng
suất cao nhất. Mỗi phương pháp CBC đi theo một lý thuyết khác nhau. Tùy
theo đặc thù của quá trình sản xuất mà ta lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.
1.1.3.1. Phương pháp cân bằng chuyền của Heuristic [14]
Trong ngành công nghiệp dệt may, một sản phẩm may mặc được sản
xuất qua hàng loạt các công đoạn theo một quy trình công nghệ nhất định,
mỗi công đoạn sẽ được thực hiện bằng 1 loại máy với các thuộc tính khác
nhau. Mỗi CN có thể sử dụng 1 hoặc 1 vài loại máy. Các máy có đặc tính
khác nhau sẽ được xem là các loại máy khác nhau. Thông thường người ta sẽ
xác định số lượng lớn nhất các loại máy mà 1 CN có thể sử dụng trong 1 trạm
làm việc. Vấn đề then chốt trong nghiên cứu này là giao các CĐ và các máy
tương ứng cho một tổ CN sao cho thời gian chu kỳ của sản phẩm là nhỏ nhất.
− Giải pháp này được chia làm 2 phần:
12


LVCH – Tạ Vũ Thục Oanh

+

Trong phần 1, tác giả nghiên cứu về việc giao các CĐ và máy móc

tương ứng với thuộc tính của chúng về cho các trạm và xem xét thời gian
chuẩn của CĐ từng trạm một. Các trạm song song cũng được cho phép để cải
thiện chu kỳ của chuyền cũng như tận dụng số CN cần thiết.
+

Trong phần 2, tác giả nghiên cứu việc giao CN tới các trạm dựa

vào mức độ kỹ năng của họ để làm giảm thiểu thời gian chu kỳ của toàn

chuyền.
− Để thực hiện 2 giải pháp này, một loạt hệ thức phức tạp được đặt ra với
nhiều biến số kép và hệ thức ràng buộc. Trong thực tế sản xuất, số lượng CN
trong mỗi tổ khoảng 11-15 người. Một sản phẩm điển hình cần 100 CĐ. Như
vậy thì sẽ có khoảng 7110 biến số kép và khoảng 2100 hệ thức ràng buộc.
Như vậy, sẽ mất thời gian rất nhiều để giải quyết một vấn đề trong này, cho
dù là một vấn đề rất nhỏ.
Nhận xét:
− Đây được xem là phương pháp cân bằng cổ điển, tuy nhiên để giải
quyết được vấn đề CBC lại phải đi qua khá nhiều hệ thức phức tạp. Điều này
đặc biệc không phù hợp với ngành May Việt Nam vốn có nguồn nhân lực
trình độ chưa cao, đa số là lao động phổ thông. Hơn nữa thiết bị máy móc
chưa thật sự hiện đại tối tân, quá trình huấn luyện tay nghề chưa quy củ thì
việc ứng dụng phương pháp này hầu như không thể được.
1.1.3.2. Phương pháp CBC của Masaru Nakajima, Sei Uchiyama
và Yoshito Mimura [13]
− Khác với phương pháp CBC của Heuristic – các tác giả trong phương
pháp này chỉ bố trí một người CN làm việc tại 1 trạm và 1 người CN có thể sử
dụng hơn 1 máy tại trạm làm việc của mình. Tại mỗi trạm công việc được
thực hiện theo trình tự nối tiếp nhau theo quy trình may từ trạm đầu đến trạm
cuối và trở lại trạm đầu khi đã hoàn thành sản phẩm.
13


LVCH – Tạ Vũ Thục Oanh

− Trong phương pháp này, tác giả cho rằng mục tiêu quan trọng nhất
trong quá trình CBC là gia tăng tối đa hiệu suất sản xuất của chuyền thông
qua việc quyết định thời gian chu kỳ sản xuất tối ưu và số lượng các trạm làm
việc phù hợp. Để có thể thực hiện mục tiêu này thì quá trình gộp các bước

công việc thành các nhóm CĐ phải hợp lý nhưng không được làm xáo trộn
quá trình sản xuất liên tục.
− Tác giả đưa ra 2 giải pháp giải quyết vấn đề cân bằng chuyền như sau:
+ Tác giả vẫn giữ cố định giá trị chu kỳ sản xuất từ đó xác định số
lượng trạm phù hợp.
+ Tác giả giữ cố định số lượng trạm và giảm tối thiểu thời gian chu kỳ
sản xuất cho phù hợp với số lượng trạm cố định. Trong trường hợp này mục
tiêu của tác giả là tăng tối đa sản lượng trong khi vẫn giữ cố định số CN, giảm
tối thiểu lượng thời gian rỗi và thời gian vượt quá trong sản xuất.
Nhận xét
− Tương tự như Heuristic, phương pháp này cũng giải quyết bài toán
CBC bằng một loạt các hệ thức phức tạp, không thích hợp với điều kiện
chuyền may còn nhiều hạn chế ở Việt Nam. Dù phương pháp này đã mang lại
hiệu quả khá lớn cho công tác CBC tại 1 số công ty nước ngoài đặc biệt là
Nhật Bản.
1.1.3.3. Phương pháp CBC của Công ty Apparel Solution Asian –
Thái Lan [4]
− Phương pháp này được áp dụng trong chuyền may có cách bố trí tương
tự phương pháp CBC của Masaru Nakajima, Sei Uchiyama và Yoshito
Mimura là “một người CN làm việc tại 1 trạm”.
− Vấn đề chính trong phương pháp này là tác giả tính toán năng lực làm
việc thực tế của CN trong chuyền, từ đó đưa ra phương án điều động các CN
có đủ điều kiện sang hỗ trợ CN chưa hoàn thành ĐM. Tác giả quan niệm rằng
14


LVCH – Tạ Vũ Thục Oanh

hoạt động trong chuyền may luôn diễn ra nối tiếp nhau, sản lượng của CĐ
trước là đầu vào của CĐ sau. Vì thế nếu CN có thừa năng lực làm việc tối đa,

sản xuất nhiều sản phẩm thì cũng không thể làm tăng sản lượng đầu ra vì còn
tồn tại trong chuyền những CN không đủ năng lực theo kịp mức sản lượng đó.
Thay vì vậy, các CN sẽ cùng giúp nhau để hoàn thành ĐM. Phương pháp này
giúp các CN giỏi có thể tận dụng tối đa thời gian làm việc và tăng thu nhập
trong khi đó các CN yếu vẫn theo kịp nhịp độ của chuyền không làm ách tắt
tồn đọng hàng.
− Để có thể điều động chính xác CN nào hỗ trợ vào vị trí nào cần phải
dựa trên sự phù hợp của nhiều yếu tố như: lượng thời gian dư, năng lực CN,
yêu cầu bậc thợ, yêu cầu máy móc, đường đi của BTP trên chuyền…Phải điều
động như thế nào để tránh việc BTP quay lại nhiều lần trên chuyền, đảm bảo
tuân thủ Quy trình công nghệ, đôi lúc cũng có thể có sự thay đổi nhưng sự
thay đổi phải rất nhỏ và không được làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất.
Nhận xét:
− Phương pháp này về mặt lý thuyết và thực hành đơn giản hơn rất nhiều
so với 2 phương pháp trên. Cơ sở quan trọng nhất chính là xác định chính
xác năng lực làm việc thực tế của công nhân nhưng việc này không phải đơn
giản. Hiện nay phương pháp này đang được thực hiện tại công ty Protrade
Việt Nam và họ dùng phương pháp bấm giờ CĐ còn mang tính chất thủ công
để tính toán năng lực công nhân phục vụ cho công tác CBC.
1.2. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VẤN ĐỀ CBC
1.2.1. Con người
1.2.1.1. Công tác quản lý của Ban lãnh đạo các DN may
− Công tác CBC phụ thuộc một phần rất lớn vào các cấp quản lý của một
công ty. Thậm chí nó còn mang tính chất quyết định đối với sự thành công
hay thất bại của công tác này. Yêu cầu tiên quyết đặt ra cho một DN khi thực
15


LVCH – Tạ Vũ Thục Oanh


hiện công tác CBC là đội ngũ những nhà quản lý cấp cao của họ (còn gọi là
Top Management) phải nhận thức một cách đúng đắn nhất về CBC, phải có
tầm nhìn xa và nhận ra lợi ích lâu dài, to lớn của công tác này, cũng như
những tác động tích cực của nó đối năng suất sản xuất của nhà máy. Có như
vậy họ mới dốc sức phổ biến và quyết tâm thực hiện CBC. Đã có không ít
công ty áp dụng CBC và thu được những kết quả ban đầu, tuy nhiên họ đã
không thể duy trì được nó trong thời gian dài. Nguyên nhân chính là do tầm
nhìn hạn hẹp của các nhà lãnh đạo, dẫn đến việc thực hiện CBC một cách nửa
vời, thiếu đồng bộ và thất bại.
1.2.1.2. Trình độ và năng lực của cán bộ quản lý chuyền may
− Vấn đề trở ngại tiếp theo chính là sự thiếu đồng nhất về trình độ quản
lý các cấp. Năng lực của những nhà quản lý cấp dưới có ảnh hưởng lớn đến
chất lượng CBC. Vì họ là những người làm việc trực tiếp với CN, trực tiếp tác
động và chỉ huy CN. Nếu họ không có nhận thức đúng đắn đối với chiến lược
của công ty thì họ sẽ không đôn đốc, thuyết phục CN; không hỗ trợ cho công
việc của các kỹ thuật viên vì cho rằng đó là một công việc tốn nhiều thời gian,
công sức mà hiệu quả kinh tế lại không cao do họ chỉ nhìn vào kết quả trước
mắt mà chưa thấy được lợi ích lâu dài trong tương lai. Hoặc do họ không
muốn tăng gánh nặng công việc cho bản thân nên họ không theo dõi sát công
việc, không quyết tâm giải quyết những sự cố của quá trình CBC.
− Tâm lý đề cao kinh nghiệm cá nhân của cán bộ quản lý cấp dưới là một
tư tưởng khá phổ biến. Hầu như ở các chuyền may, tổ trưởng hay kỹ thuật
chuyền là CN làm việc lâu năm, có kinh nghiệm được đề bạt lên. Chính vì
vậy mà trình độ của họ thường chưa cao, họ chưa trải qua các khoá đào tạo
bài bản, mang tính học thuật. Vì vậy khi có một kỹ thuật mới, công nghệ mới,
họ có xu hướng phản đối hoặc thực hiện một cách miễn cưỡng gây ảnh hưởng
rất lớn đến công tác CBC.
16



LVCH – Tạ Vũ Thục Oanh

1.2.1.3. Trình độ và năng lực của CN
− Những năm gần đây, tình trạng thiếu hụt lao động diễn ra thường xuyên
tại các DN. Đặc biệt là đối với Ngành may nguồn nhân lực cực kỳ biến động,
đây là một hạn chế vô cùng to lớn. Nguồn nhân lực không ổn định thì không
thể nào đảm bảo được năng suất và chất lượng sản phẩm, hơn nữa việc này
còn tạo ra một sự lãng phí lớn cho DN và bản thân người lao động.
− Đối với công tác CBC thì lao động của người CN chính là đối tượng để
thực hiện quá trình cân bằng. CN là người trực tiếp tham gia vào quá trình sản
xuất, tuy nhiên họ chỉ biết cần mẫn thực hiện CĐ được phân công do đó khi
tiến hành công tác cân bằng thường vấp phải sự phản đối của họ. Vì họ nghĩ
rằng mình đang bị làm gián đoạn công việc, làm ảnh hưởng đến năng suất và
tiền lương của họ, đôi khi khi được đề nghị hỗ trợ các CĐ khác họ lại nhầm
tưởng bị ép buộc lao động…Do đó cán bộ quản lý chuyền cần phải giải thích
rõ cho CN hiểu ý nghĩa và hiệu quả mà công tác CBC sẽ đem lại, để có thể
nhận được sự hợp tác cao nhất của CN.
1.2.2. Quy mô sản xuất
Quy mô sản xuất là khả năng thực hiện quá trình sản xuất của DN. Để
đảm bảo lợi ích kinh tế của công ty, khi xem xét sự cần thiết để thực hiện
công tác CBC, người ta thường dựa vào quy mô sản xuất của xí nghiệp:
− Những xí nghiệp nhỏ, số lượng chuyền may chưa nhiều, tay nghề CN
chưa cao, họ chủ yếu nhận làm những đơn hàng nhỏ và trung bình thì công
tác CBC gặp khá nhiều trở ngại như: tay nghề CN không đáp ứng được việc
điều động hỗ trợ cho các CĐ; yếu tố về thời gian và nhân lực của xí nghiệp
nhỏ chưa đủ lực để phục vụ tốt nhất công tác này.
− Với những xí nghiệp lớn, nhiều chuyền may và có điều kiện cơ sở vật
chất kỹ thuật tốt thì nên chú trọng công tác CBC. Những điều kiện thuận lợi

17



LVCH – Tạ Vũ Thục Oanh

sẽ thúc đẩy CBC đạt hiệu suất tối đa, đem lại năng suất cao cho DN. Nếu như
đã có những nền tảng tốt mà bỏ qua CBC là một sự lãng phí lớn.
− Quy mô sản xuất còn phụ thuộc vào số lượng và chất lượng máy móc.
Vì nếu gặp sự cố thiếu máy thì việc CBC đã không đạt yêu cầu. Ngoài ra chất
lượng máy cũng ảnh hưởng nhiều đến năng suất của chuyền. Nếu máy chạy
tốt, tốc độ hợp lý thì sẽ giảm thiểu được thời gian chết do sửa máy hư hoặc
phải chờ thay máy mới. Tốc độ tốt cũng góp phần làm tăng năng suất của CN.
1.2.3. Kế hoạch sản xuất
− Người cán bộ CBC thường phải nghiên cứu kế hoạch sản xuất của
chuyền may trước để quyết định xem có ứng dụng CBC hay không ?
+ CBC chỉ nên áp dụng đối với những chuyền có kế hoạch sản xuất
những mã hàng có số lượng lớn, thời gian sản xuất tương đối dài. Còn đối với
mã hàng có kế hoạch sản xuất ngắn ngày, số lượng ít thì không đảm bảo thời
gian cho việc CBC được thực hiện tốt để năng suất có thể tăng đến mức chuẩn
và thời gian ứng dụng sau CBC lần một ngắn, hiệu quả kinh tế không cao.
+ Hoặc đối với những chuyền may không có sự đồng nhất về mã hàng
đang thực hiện thì việc CBC vô cùng khó khăn, hầu như không thể thực hiện
được hoặc nếu có thể thực hiện được thì cũng không triệt để, việc giải quyết
quá nhiều vấn đề xen kẽ làm cho CBC không có hiệu quả cao.
1.2.4. Chủng loại sản phẩm
Việc nghiên cứu về loại sản phẩm được thực hiện trên chuyền để quyết
định mức độ ứng dụng CBC là vô cùng quan trọng. Tùy vào các điều kiện của
DN mà quyết định có thực hiện CBC hay không và thực hiện ở mức độ nào
để đảm bảo lợi ích kinh tế.
− Đối với những mã hàng ít chi tiết, quy trình may đơn giản, TK chuyền
và bố trí mặt bằng nhỏ gọn… thì dễ dàng khai thác hiệu quả của CBC vì

những sản phẩm này có qui trình thực hiện đơn giản, số lượng CN ít, các thao
18


LVCH – Tạ Vũ Thục Oanh

tác lao động tương đối đơn giản. Do đó việc tính toán các thông số CBC, việc
điều động CN ít gặp cản trở .
− Đối với những sản phẩm nhiều chi tiết, phức tạp; qui trình thực hiện
nhiều CĐ, số lượng CN làm việc lớn, độ khó của thao tác lao động cao, TK
chuyền cồng kềnh, tốn nhiều diện tích để bố trí mặt bằng phân xưởng… khi
tiến hành CBC cần phải được cân nhắc về hiệu quả kinh tế vì sẽ tốn nhiều
thời gian và công sức, giai đoạn điều động nhân lực hỗ trợ gặp nhiều trở ngại
vì thiếu lao động nhất là nguồn lao động có tay nghề cao, thiếu máy móc thiết
bị... Với các loại hàng nhiều chi tiết và phức tạp như vậy, người ta đang xem
xét thực hiện CBC theo cụm hoặc từng phần.
− Với những loại hàng mang tính chiến lược của công ty (những sản
phẩm để xuất khẩu hoặc có tiếng trên thị trường...) nên được chú trọng thực
hiện CBC, tái CBC để tăng năng suất tối đa… vì là mặt hàng chiến lược nên
CN thực hiện đã được đào tạo bài bản, thao tác lao động tương đối chuẩn, số
lượng CN có kỹ năng tốt cao, thiết bị máy móc cũng được trang bị đầy đủ...
Hầu như tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công tác này.
− Ngược lại, với những loại sản phẩm lạ, chưa từng được thực hiện hoặc
rất ít lần thực hiện trước đó thì nên hạn chế ứng dụng CBC, vì qui trình thực
hiện mã hàng mới mẽ, thao tác chưa thuần thục của CN dễ dẫn đến nhiều sai
sót, khả năng sửa hàng cao. Đối với những mã hàng như vậy thì nên dành
nhiều thời gian cho việc nghiên cứu và phân tích quy trình, tiêu chuẩn kỹ
thuật hơn để làm giảm thiểu các lỗi kỹ thuật sau này.
1.2.5. Công nghệ sản xuất
1.2.5.1. Quy trình công nghệ (QTCN)

− QTCN là tổng thể các phương pháp sản xuất; chế biến làm thay đổi tình
trạng, thuộc tính, hình thức nguyên liệu, vật tư hay BTP có liên hệ với nhau
trong quá trình sản xuất để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh [11].
19


LVCH – Tạ Vũ Thục Oanh

− Khi thực hiện công tác CBC cần chú ý không làm thay đổi quá nhiều
đến QTCN, điều này là một trong những điều tối kỵ trong quá trình sản xuất.
Vì QTCN đã được xây dựng dựa trên những cơ sở phù hợp với hoàn cảnh của
DN như: chi phí sản xuất đơn vị; chất lượng sản phẩm; tính linh hoạt về sản
phẩm hay nói cách khác là mức độ đa dạng về chủng loại sản phẩm sản xuất;
tính linh hoạt về thời gian sản xuất sản phẩm; số lượng lao động; thời gian
thực hiện việc lắp đặt các yếu tố công nghệ…Nếu có sự thay đổi quá lớn sẽ
gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.
1.2.5.2. Thiết kế chuyền
− Thiết kế chuyền là một trong những cơ sở quan trọng để chọn lựa
phương án CBC cho thích hợp, nhất là trong việc phân bổ CN và CĐ vào
trạm làm việc sao cho phù hợp với năng lực thực tế của CN, mức độ yêu cầu
về trang thiết bị của CĐ cũng như năng suất hoạt động của máy móc. Công
việc cần được bố trí theo trình tự hợp lý, các bước công việc được đưa đến vị
trí làm việc một cách chính xác. Nên chia nhỏ bước công việc nếu số lao động
≥ 1, hạn chế tình trạng có nhiều người cùng làm 1 bước công việc. Các công
việc có tính chất khác nhau không được bố trí vào cùng 1 vị trí
− Khi ghép công việc phụ vào công việc chính cần tránh tình trạng CN
phải di chuyển nhiều, gây sự lộn xộn trong chuyền. Khi bố trí lao động vào
CĐ phải chú ý đến sự hòa hợp giữa trình độ tay nghề CN với yêu cầu kỹ
thuật của CĐ đó. Thời gian phân bố cho 1 lao động phải tương đương với
nhịp độ sản xuất; số lao động tương đương 1 và tải trọng ≈ 100. Tổ trưởng, tổ

phó chỉ nên đơn thuần làm công tác quản lý hoặc cũng có thể tham gia vào
quá trình sản xuất nhưng sức làm chỉ khoảng 50% - 70%
1.2.5.3. Cân đối chuyền trước sản xuất
− Đặc thù của chuyền may là có nhiều CN tham gia sản xuất do đó việc
điều hành chuyền hoạt động nhịp nhàng là một vấn đề hết sức khó khăn. Với
20


LVCH – Tạ Vũ Thục Oanh

đặc thù như vậy nên bản thân chuyền may sẽ phát sinh rất nhiều điểm gây ách
tắt, theo quan điểm của “Lý thuyết của sự hạn chế” thì đây là những điểm hạn
chế gây ra tình trạng “thắt nút cổ chai” trong sản xuất. Điều này hết sức nguy
hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất chuyền. Do đó cần phải thực hiện
những biện pháp TKC cân đối trước khi sản xuất, theo dõi và tiếp tục công
việc CBC trong quá trình sản xuất nhằm duy trì năng suất của chuyền.
− Bản chất công việc cân đối chuyền trước sản xuất là việc tách, ghép các
bước công việc giao cho CN sao cho phù hợp với với khối lượng công việc
cần thực hiện và tay nghề CN theo một số nguyên tắc nhất định, [1]. Hiện nay
công tác cân đối chuyền trước sản xuất đã và đang được áp dụng rộng rãi vì
nó đem lại rất nhiều lợi ích. Nó tạo ra 1 dây chuyền khá cân đối có năng suất
cao hơn; có thể phân công cho một CN một số CĐ nhất định dựa vào sự quen
việc của CN đó; giúp cán bộ quản lý chuyền dễ quản lý và nhanh chóng phát
hiện những bất ổn trên chuyền
1.2.5.4. Bố trí mặt bằng phân xưởng
− Khi tiến hành CBC cần quan tâm đến công tác bố trí mặt bằng phân
xưởng. Sự sắp xếp vị trí các loại máy móc – trang thiết bị chuyên dùng tại các
trạm làm việc cũng có ảnh hưởng khá lớn đến việc lựa chọn phương án CBC.
Bên cạnh đó cần quan tâm đến việc bố trí phương pháp vận chuyển BTP vào
chuyền cũng như đường đi của BTP trong chuyền. Hiện nay có nhiều phương

pháp vận chuyển BTP và tương ứng với mỗi phương pháp ta sẽ lựa chọn
phương án CBC khác nhau cho phù hợp nhất với các điều kiện của quá trình
sản xuất.
1.2.6. Trình độ ứng dụng KHCN & Máy móc – Thiết bị chuyên dùng
− CBC như đã nói ở trên là một phương pháp khoa học để làm giảm thời
gian lãng phí và tăng năng suất. Vì vậy ở những công ty có chính sách ưu tiên
nghiên cứu nâng cao trình độ công nghệ và ứng dụng khoa học thì CBC sẽ
21


LVCH – Tạ Vũ Thục Oanh

được đầu tư đúng mức và tạo mọi điều kiện để khai thác hiệu quả của nó.
Ngược lại, ở những công ty chính sách ưu tiên ứng dụng khoa học kỹ thuật
còn ít và kém phát triển thì mọi thứ thường có thói quen theo lề lối cũ, không
có sự năng động, không có sự đầu tư và mạnh dạn cho những đổi mới, CBC
ở những công ty này không mấy có kết quả vì không được đầu tư đúng mức.
− Hiện nay, trình độ công nghệ không ngừng được nâng cao nhờ quá
trình cải tiến và tự động hóa hệ thống máy móc - trang thiết bị như:
+ “Vi tính hóa” các khâu trong quá trình Chuẩn bị sản xuất: nghiên
cứu mẫu, TK, nhảy size, vẽ mẫu… đều được thực hiện trên máy tính;
+ “Tự động hóa” các giai đoạn trong quá trình sản xuất như: hệ thống
băng tải vận chuyển BTP tự động, chuyền treo tự động, hệ thống quản lý
năng suất…;
+ Sử dụng hệ thống cử gá vừa ít tốn kém, đơn giản nhưng lại hỗ trợ tối
đa cho quá trình sản xuất, đảm bảo cả về tình hình sản lượng và tình hình chất
lượng;
+ Sự ra đời của một loạt các loại máy chuyên dùng như: máy thùa
khuy; máy đính nút; máy tạo phom cho sản phẩm; máy lộn và ép lá cổ,
manchetee, hệ thống thêu tự động… là một bước đột phá của ngành May

trong quá trình sản xuất.
1.2.7. Môi trường làm việc [4]
− Hiện nay vấn đề môi trường làm việc đã và đang nhận được sự quan

tâm của không chỉ Lãnh đạo DN mà còn của bản thân người lao động. Ngày
nay, người lao động đã có nhiều sự lựa chọn hơn trước; ngoài mức lương
bổng, chính sách phúc lợi, người lao động còn chú ý đến ngành nghề, đối
tượng DN, mối quan hệ ở nơi làm việc, điều kiện làm việc. Vì vậy ở nơi nào
có điều kiện làm việc tốt, đảm bảo hơn họ sẽ làm việc ở đó. Một môi trường
làm việc tốt sẽ tạo cho người lao động sự hưng phấn và thoải mái khi làm
22


LVCH – Tạ Vũ Thục Oanh

việc, sẽ hạn chế được sự sai sót trong thao tác; đảm bảo và gia tăng năng suất
– đây là chính nhiệm vụ hàng đầu của công tác CBC
1.2.8. Vật liệu
− Đặc thù riêng của ngành May là sử dụng khá nhiều nguyên vật liệu với
tính chất, chất lượng và số lượng khác nhau vì vậy yếu tố vật liệu có mức độ
ảnh hưởng khá lớn đến năng suất cũng như quá trình sản xuất như mức độ
tiêu hao, năng suất khâu cắt và đặc biệt là năng suất chuyền may với các vấn
đề như sau: độ co rút của vải, sự khác màu vải, lỗi vải. Bên cạnh đó, công tác
hoạch định vật tư yếu kém gây nên sự thiếu đồng bộ của nguyên phụ liệu gây
ảnh hưởng lớn đến chuyền may như giảm năng suất chuyền, đứt chuyền…
− Một trong những điều kiện hàng đầu khi thực hiện CBC là sự đảm bảo
về số lượng và chất lượng vật liệu. Vì trong CBC các thông số về thời gian
được tính toán rất chặt chẻ đến từng giây, mọi thời gian đều được tận dụng tối
đa cho sản xuất. Vì vậy việc mất một khoảng thời gian nào đó để chờ vật liệu,
đổi vật liệu …là một sự lãng phí không cần thiết và cần phải khắc phục.

1.3. TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CAD/CAM TẠI MỘT SỐ DN
1.3.1. Khái niệm CAD/CAM
− Trước đây, con người phải trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất thủ
công với tình trạng máy móc trang thiết bị chưa có, thô sơ, lạc hậu. Khi khoa
học kỹ thuật bắt đầu phát triển thì nhiều loại máy móc đã ra đời hỗ trợ rất
nhiều cho con người trong sản xuất, thay vì phải trực tiếp tham gia thì giờ đây
họ chỉ việc điều khiển máy móc làm việc, năng suất tăng lên rất nhiều, số
lượng nhân công giảm đi và quan trọng nhất là quá trình sản xuất được hiện
đại hóa hơn. Không dừng ở đó, khi nhu cầu của con người ngày càng cao thì
khoa học ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu mới, thay vì phải trực tiếp
điều khiển các loại máy móc hoạt động thì giờ đây máy tính sẽ làm thay con
23


LVCH – Tạ Vũ Thục Oanh

người công việc đó. Hệ thống máy tính sẽ tự động điểu khiển hoạt động của
hệ thống máy móc thông qua chương trình đã được lập trình và cài đặt sẵn.
Mức độ hiện đại hóa được tăng lên 1 bậc song song với sự gia tăng đáng kể
của năng suất. Hệ thống này có tên gọi là CAD/CAM. CAD/CAM là tên viết
tắt của cụm từ “Computer Aided Design” và “Computer Aided
Manufacturing” tạm dịch là “Hệ thống TK có sự hỗ trợ của máy tính” & “Hệ
thống sản xuất có sự hỗ trợ của máy tính”.
1.3.2. Tình hình ứng dụng CAD/CAM trong công tác tổ chức quản
lý chuyền may hiện nay
− Hiện nay, phần lớn các DN dệt may đã có trang bị máy tính trong quản
lý hành chính, thao tác nghiệp vụ, sử dụng internet để truy cập thông tin và
quan hệ với khách hàng… nhưng việc ứng dụng cũng chỉ mới dừng lại ở mức
độ đó ; rất ít DN có trang bị phần mềm TK mẫu mã thời trang, sản phẩm, còn
ít DN nào triển khai ứng dụng phần mềm tích hợp quản lý nguồn lực DN,

quản lý năng suất tự động, các hệ thống máy tự động… điều đó đã gây ra ảnh
hưởng bất lợi đến việc nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may
Việt Nam trên thị trường thế giới. Năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất
cao khiến cho ngành May Việt Nam đánh mất dần khả năng cạnh tranh. Lời
giải cho bài toán khó này chính là công nghệ thông tin và đây cũng là yếu tố
có tính chất sống còn đối với các DN trong ngành may. Theo ông Lê Quốc
Ân, Chủ tịch hiệp hội Dệt may Việt Nam “Sau năm năm nữa, DN nào không
ứng dụng CAD/CAM để nâng cao hiệu quả quản lý và năng suất lao động, thì
khó mà phát triển sản xuất và xuất khẩu”
− Theo khảo sát năm 2005 của Hiệp hội dệt may VN, mới có 11% số DN
dệt may VN trang bị máy tính cho kho hàng, 20% có máy chủ, đặc biệt chưa
có DN nào áp dụng ERP và hệ thống quản trị điện tử. Khảo sát năm 2006 cho

24


×