Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị viêm da quanh miệng bằng bễi metronidazol dạng gel phối hợp với uống doxycyclin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (819.93 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN MINH THƯƠNG

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
VIÊM DA QUANH MIỆNG BẰNG BÔI METRONIDAZOL
DẠNG GEL PHỐI HỢP VỚI UỐNG DOXYCYCLIN

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN MINH THƯƠNG

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
VIÊM DA QUANH MIỆNG BẰNG BÔI METRONIDAZOL
DẠNG GEL PHỐI HỢP VỚI UỐNG DOXYCYCLIN
Chuyên ngành: Da liễu
Mã số: 60720152
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC


Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Hữu Sáu

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, phòng đào tạo sau đại học
trường Đại học Y Hà Nội. Ban giám đốc và cán bộ, nhân viên các khoa,
phòng Bệnh viện Da liễu Trung ương đã trực tiếp giúp đỡ tôi hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hữu
Sáu, phó giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương đã tận tình dạy dỗ tôi trong
quá trình học tập và trực tiếp hướng dẫn tôi đề tài này.
Xin chân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo Bộ môn Da liễu Trường Đại học
Y Hà Nội; các bác sỹ Khoa khám bệnh, Khoa Xét nghiệm Bệnh viện Da liễu
Trung ương, đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Xin cảm ơn tất cả các bệnh nhân đã cộng tác cùng tôi trong quá trình
thực hiện và hoàn thành đề tài.
Xin cảm ơn Chi ủy, Ban giám đốc, cán bộ, nhân viên Trung tâm Y tế
huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tạo điều kiện cho tôi tham gia khóa
học này.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
cùng tập thể chị em lớp cao học Da liễu khóa 23 đã động viên, ủng hộ tôi
trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, Ngày 18 tháng 11 năm 2016.
Nguyễn Minh Thương


LỜI CAM ĐOAN


Tôi là Nguyễn Minh Thương, học viên lớp Cao học khóa 23, Trường Đại
học Y Hà Nội, chuyên ngành Da liễu, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS. Nguyễn Hữu Sáu.
2. Đề tài này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được
công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là trung thực và khách quan,
đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này.
Hà Nội, tháng 11 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Minh Thương


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVDLTW: Bệnh viện Da liễu Trung ương
PODSI:

Scoring of Skin Lesions with the Perioral Dermatitis Severity Index

VDQM :

Viêm da quanh miệng


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................3
1.1. BỆNH VIÊM DA QUANH MIỆNG......................................................3
1.1.1. Đại cương........................................................................................3
1.1.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh...................................................4
1.1.3. Lâm sàng.........................................................................................6
1.1.4. Cận lâm sàng...................................................................................7
1.1.5. Chẩn đoán........................................................................................8
1.1.6. Điều trị...........................................................................................13
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ VIÊM DA QUANH MIỆNG...19
1.2.1. Thế giới.........................................................................................19
1.2.2. Việt Nam........................................................................................19
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............20
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..............................................................20
2.1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm da quanh miệng................................20
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân...........................................................20
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ.........................................................................21
2.2 VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU...................................................................21
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................22
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................22
2.3.2. Mẫu nghiên cứu.............................................................................22
2.3.3. Các bước tiến hành........................................................................23
2.4. KỸ THUẬT PHÂN TÍCH SỐ LIỆU...................................................28
2.5. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU...................................................28
2.6. HẠN CHẾ TRONG NGHIÊN CỨU....................................................28


Chương 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................29
3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA BỆNH VIÊM DA QUANH MIỆNG 29
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo giới tính..................................................29
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo tuổi.........................................................29

3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh.................................30
3.1.4. Phân bố bệnh nhân theo địa dư.....................................................31
3.1.5. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp............................................31
3.1.6. Tiền sử bệnh..................................................................................32
3.1.7. Phân bố bệnh nhân theo tình trạng hôn nhân................................34
3.1.8. Thời gian bệnh tiến triển nặng trong năm.....................................34
3.1.9. Vị trí tổn thương viêm da quanh miệng........................................35
3.1.10. Tổn thương cơ bản......................................................................35
3.1.11. Phân bố tổn thương......................................................................36
3.1.12. Mức độ bệnh viêm da quanh miệng............................................36
3.1.13. Triệu chứng cơ năng....................................................................37
3.1.14. Xét nghiệm Nấm và Demodex....................................................37
3.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ......................................................38
3.2.1. Đánh giá sự biến đổi của sẩn, mụn mủ sau điều trị.......................38
3.2.2. Đánh giá thay đổi cảm giác căng tức da vùng tổn thương sau điều trị. 39
3.2.3. Đánh giá thay đổi cảm giác rát bỏng, dát đỏ, vảy da, ngứa sau điều
trị 4 tuần, 8 tuần..............................................................................39
3.2.4. Kết quả trước điều trị và sau điều trị 4 tuần, 8 tuần, 12 tuần........40
3.2.5. Tác dụng không mong muốn.........................................................41
Chương 4: BÀN LUẬN.................................................................................42
4.1. TÌNH HÌNH ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VIÊM DA QUANH MIỆNG. . .42
4.1.1. Phân bố bệnh nhân theo giới tính..................................................42
4.1.2. Tuổi................................................................................................43


4.1.3. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh.................................44
4.1.4. Phân bố bệnh theo địa dư..............................................................44
4.1.5. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp............................................45
4.1.6. Tiền sử bệnh..................................................................................45
4.1.7. Tình trạng hôn nhân......................................................................46

4.1.8. Thời gian bệnh tiến triển nặng trong năm.....................................47
4.1.9. Vị trí tổn thương viêm da quanh miệng........................................47
4.1.10. Tổn thương cơ bản......................................................................48
4.1.11. Phân bố tổn thương......................................................................49
4.1.12. Mức độ bệnh viêm da quanh miệng............................................50
4.1.13. Triệu chứng cơ năng....................................................................51
4.1.14. Kết quả soi tươi tìm nấm, demodex.............................................51
4.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM DA QUANH MIỆNG BẰNG BÔI
METRONIDAZOL DẠNG GEL PHỐI HỢP VỚI UỐNG
DOXYCYCLIN...................................................................................52
4.2.1. Đánh giá sự biến đổi của sẩn đỏ, mụn mủ sau điều trị..................52
4.2.2. Đánh giá thay đổi cảm giác căng tức da vùng tổn thương sau điều trị. 54
4.2.3. Đánh giá thay đổi cảm giác rát bỏng, dát đỏ, vảy da, ngứa sau điều
trị 4 tuần, 8 tuần, 12 tuần................................................................54
4.2.4. Kết quả trước điều trị và sau điều trị 4 tuần, 8 tuần, 12 tuần theo PODSI.. .55
4.2.5. Tác dụng không mong muốn.........................................................57
KẾT LUẬN....................................................................................................59
KIẾN NGHỊ...................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tỉ lệ phân bố bệnh nhân theo giới tính.......................................29
Bảng 3.2. Tỉ lệ phân bố bệnh nhân theo tuổi..............................................29
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh ...........................30
Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhân theo địa dư..................................................31
Bảng 3.5. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp.........................................31
Bảng 3.6. Tiền sử gia đình bệnh nhân mắc bệnh viêm da quanh miệng. .32
Bảng 3.7. Các chế phẩm sử dụng bôi tại chỗ..............................................33

Bảng 3.8. Phân bố bệnh nhân theo tình trạng hôn nhân...........................34
Bảng 3.9. Thời gian bệnh tiến triển nặng trong năm.................................34
Bảng 3.10. Tỷ lệ vị trí tổn thương viêm da quanh miệng..........................35
Bảng 3.11. Tỷ lệ tổn thương..........................................................................35
Bảng 3.12. Tình trạng phân bố tổn thương.................................................36
Bảng 3.13. Mức độ bệnh viêm da quanh miệng khi đến khám.................36
Bảng 3.14. Các biểu hiện triệu chứng cơ năng...........................................37
Bảng 3.15. Kết quả soi trực tiếp...................................................................37
Bảng 3.16. Sự biến đổi của sẩn đỏ, mụn mủ sau điều trị...........................38
Bảng 3.17. Sự thay đổi cảm giác căng tức da vùng tổn thương................39
Bảng 3.18. Đánh giá thay đổi cảm giác rát bỏng, dát đỏ, vảy da, ngứa sau
điều trị 4 tuần, 8 tuần................................................................39
Bảng 3.19. So sánh kết quả trước, trong và sau điều trị............................40
Bảng 3.20. Tác dụng không mong muốn.....................................................41


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ phân bố bệnh nhân theo tuổi..........................................30
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp.....................................32
Biểu đồ 3.3. Các chế phẩm dùng bôi tại chỗ...............................................33
Biểu đồ 3.4. Đánh giá thay đổi cảm giác rát bỏng, dát đỏ, vảy da, ngứa
sau điều trị 4 tuần, 8 tuần.........................................................40


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm da quanh miệng (perioral dermatitis – POD) là một bệnh da tương
đối ít gặp, được Frumess và Lewis công bố đầu tiên năm 1957 với 92 trường
hợp và đặt tên là bệnh da tiết bã nhạy cảm ánh sáng. Cho tới năm 1964 Mihan

và Ayers mới đặt tên bệnh hiện tại đang dùng [1], [2]. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi
nhưng thường từ 15 tuổi đến 45 tuổi [1], [2], [3], [4], [5] và nữ giới là chủ yếu
(chiếm 90%) [3].
Nguyên nhân gây bệnh viêm da quanh miệng cho tới nay vẫn chưa biết rõ.
Người ta thấy liên quan tới một số yếu tố như bôi thuốc corticoid tại chỗ, mỹ
phẩm, vật lý, vi sinh vật, và một số yếu tố khác [6], [7], [8], [9], [10], [11].
Tổn thương thường xuất hiện ở vùng quanh miệng, cánh mũi - miệng,
vùng quanh hốc mắt, tiến triển từng đợt từ vài tuần đến vài tháng.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị khác nhau như thuốc bôi tại chỗ,
thuốc dùng đường toàn thân, liệu pháp ánh sáng [3], [4], [5], [12], [13], [14].
Mô bệnh học không đặc hiệu, bệnh gây nên bởi sự giãn mao mạch, viêm
quanh nang lông, u hạt dạng biểu mô, tăng sản lan tỏa mô liên kết, tăng sản
tuyến bã [1], [4], [15], [16]. Lâm sàng có dát đỏ, sẩn đỏ, giãn mạch, sẩn mụn
mủ, vảy cám [1], [4], [16].
Chẩn đoán bệnh viêm da quanh miệng dựa vào lâm sàng là chủ yếu, mô
bệnh học không đặc hiệu cho chẩn đoán [1], [4], [15], [16].
Bệnh tuy không gây biến chứng nguy hiểm, song do vị trí thương tổn ở
mặt thường gây trở ngại lớn về mặt thẩm mỹ, tâm lý, kém tự tin trong giao
tiếp, làm ảnh hưởng sâu sắc tới chất lượng cuộc sống.
Hiện nay, ở nước ta, một số bác sỹ đã dùng các thuốc như thuốc bôi
(metronidazol, erythromycin, tacrolimus… dạng dung dịch, gen, kem), thuốc
uống (metronidazol, doxycyclin, tetracyclin, minocyclin, isotretinoin…) để


2

điều trị viêm da quanh miệng. Nhưng chưa có đề tài nghiên cứu nào về lâm
sàng cũng như đánh giá kết quả điều trị viêm da quanh miệng được công bố. Vì
vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm lâm sàng và kết quả
điều trị viêm da quanh miệng bằng bôi metronidazol dạng gel phối hợp

với uống doxycyclin” nhằm mục tiêu:
1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng của bệnh viêm da quanh miệng tại
BVDLTW từ tháng 09 năm 2015 đến tháng 08 năm 2016.
2. Đánh giá kết quả điều trị bệnh viêm da quanh miệng bằng bôi
metronidazol dạng gel phối hợp với uống doxycyclin.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. BỆNH VIÊM DA QUANH MIỆNG
1.1.1. Đại cương
Viêm da quanh miệng là bệnh viêm da mặt mạn tính với biểu hiện dát
đỏ, sẩn đỏ, sẩn mụn mủ, vảy cám, giãn mạch vùng quanh miệng kèm theo
cảm giác ngứa, rát bỏng và căng tức da. Những hình ảnh mô bệnh học là khá
thống nhất nhưng không đặc hiệu cho việc chẩn đoán, bởi vì nó giống như mô
bệnh học của bệnh trứng cá đỏ [1], [2], [3], [4], [5], [6].
Bệnh có thể để lại hậu quả về mặt thẩm mỹ như vùng da quanh miệng
sưng tấy và biến dạng, nếu không điều trị kịp thời và phù hợp làm cho bệnh
tiến triển dai dẳng ảnh hưởng chất lượng cuộc sống người bệnh.
Việc điều trị viêm da quanh miệng còn gặp rất nhiều khó khăn, các
phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến như sử dụng thuốc bôi tại chỗ,
thuốc toàn thân, trị liệu ánh sáng [1], [2], [5], [9], [17].
Dịch tễ học:
- Tùy từng vùng địa lý, kinh tế xã hội, thường ở những nước phát triển tỷ
lệ cao hơn, bệnh viêm da quanh miệng gặp nhiều ở các nước Anh, Mỹ, Úc và
Nam Phi [5].
- Tỉ lệ ước tính khoảng 0,5-1% dân số ở các nước công nghiệp hóa, và
khoảng 5% các bệnh tổn thương da ở mặt. Tỉ lệ mắc đã giảm trong 10 năm

qua, khả năng do nhận thức rõ hơn về vấn đề sử dụng corticoid tại chỗ, cũng
như tác dụng phụ của chúng gây ra [18], [19].
- Bệnh chủ yếu gặp ở nữ giới (90%), nam giới ít gặp hơn. Số lượng các
trường hợp nam giới đang gia tăng và được cho là do những thay đổi trong
việc sử dụng mỹ phẩm [19].
- Tuổi thường gặp: từ 15 tuổi đến 45 tuổi, nhưng nhiều nhất là 18-30 tuổi [3], [5].


4

1.1.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
1.1.2.1. Nguyên nhân
Nguyên nhân gây bệnh viêm da quanh miệng cho đến nay vẫn chưa rõ.
Thường không biết được trong hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên, người ta
thấy một số yếu tố liên quan đến vai trò trong sự phát triển của bệnh:
Các chế phẩm corticoid bôi tại chỗ được nhắc đến nhiều trong viêm da quanh
miệng, nhất là các corticoid mạnh hoặc kéo dài trên mặt. Theo nghiên cứu của D.J.
Hogan (1986) và cộng sự trên 68 bệnh nhân viêm da quanh miệng, kết quả cho thấy
7 bệnh nhân (10,3%) bôi clobetasol propionate 0.05%, 6 bệnh nhân (8,8%) bôi
desoximetasone 0.25%, 12 bệnh nhân (17,6%) bôi fluocinonide 0.05%, 3 bệnh nhân
(4,4%) bôi halcinonide 0.1%, 5 bệnh nhân (7,4%) bôi betamethasone dipropionate
0.05%, 1 bệnh nhân (1,5%) bôi amcinonide 0.1%, 5 bệnh nhân (7,4%) bôi
beclomethasone dipropionate 0.025%, 30 bệnh nhân (44%) bôi betamethasone
valerate 0.1%, 1 bệnh nhân (1,5%) bôi fluocinolone acetonide 0.25%, 5 bệnh nhân
(7,4%) bôi hydrocortisone valerate 0.2%, 8 bệnh nhân (11,8%) bôi triamcinolone
acetonide 0.01%, 7 bệnh nhân (10,3%) bôi clobetasone butyrate 0.05%, 6 bệnh nhân
(8,8%) bôi desonide 0.05%, 29 bệnh nhân (42,6%) bôi hydrocortisone 1%, và 6 bệnh
nhân (8,8%) bôi methylprednisolone 0.025% [7], [20].
Điều trị corticoid dạng khí dung, đặc biệt là khi sử dụng miếng đệm và
phun sương hoặc mặt nạ. Theo nghiên cứu của J.-C. Dubus (2001) trên 639

bệnh nhân trẻ em bị hen, điều trị bằng corticoid dạng khí dung, thời gian ngắn
nhất 1 tháng, dài nhất là 3 tháng. Kết quả cho thấy 2,9% bệnh nhân bị viêm da
quanh miệng [6], [20].
Người ta thấy sự liên quan giữa nguy cơ viêm da quanh miệng và độ
mạnh của thuốc bôi corticoid là không rõ, không có tương quan giữa nguy cơ
viêm da quanh miệng với sử dụng kéo dài corticoid hoặc với thời gian lạm
dụng corticoid [19], [20].


5

Việc sử dụng mỹ phẩm, kem dưỡng ẩm và kem dưỡng ban đêm, kem
chống nắng, thuốc bôi da dạng kem và mỡ, nhất là thuốc chứa petrolatum,
paraffin, isopropyl myristat đã làm gia tăng nguy cơ viêm da quanh miệng
[19], [20].
Yếu tố vật lý làm trầm trọng bệnh viêm da quanh miệng bao gồm ánh
sáng, tia cực tím, nhiệt độ, và gió [20], [21].
Nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng nhiễm trùng có thể gây ra viêm da
quanh miệng, sau khi phát hiện demodex và một số vi khuẩn fusiform spirilla
bacteria, candida và nấm khác đã được nuôi cấy từ tổn thương. Tuy nhiên các
tác giả này cũng chứng minh sự hiện diện của chúng không có liên quan lâm
sàng rõ ràng [1], [4], [16], [20].
Vai trò nội tiết bị nghi ngờ ở phụ nữ, vì một số phụ nữ thấy phát ban nặng
hơn trước chu kỳ kinh nguyệt, hoặc sau khi uống thuốc ngừa thai [12], [16].
Kem đánh răng cũng là yếu tố được đề cập tới: Sarah Otto (2009) và
cộng sự đã báo cáo tỉ lệ các chất gây dị ứng trong 80 loại kem đánh răng
thường gặp là FL (flavors, unspeficied) 75/80 (93%), CPB (cocamidopropyl
betaine) 16/80 (20%), PG (propylene glycol) 8/80 (10%), E (Essential oils
and biological additives) 5/80 (6%), P (parabens) 5/80 (6%), PPM
(Peppermint ) 4/80 (5%), VE (Vitamin E )2/80 (2%), SPM (spearmint) 2/80

(2%), GRX (grape extract) 1/80 (1%), SF (specific flavors) 1/80 (1%), PR
(propolis) 1/80 (1%), TT (tea tree oil) 1/80 (1%) [22]. P. Peters (2013) và
cộng sự báo cáo một bệnh nhân nữ 45 tuổi bị viêm da quanh miệng một năm,
bệnh nhân này dùng kem đánh răng có nồng độ natri florua cao thời gian 5
năm để kiểm soát sâu răng, và không sử dụng bất kỳ thuốc bôi gì trên mặt,
không trang điểm thường xuyên. Khi đi khám, được các bác sỹ thông báo
kem đánh răng chứa nồng dộ florua cao có thể gây bệnh viêm da quanh miệng
và cô đã thay bằng kem đánh răng có nồng độ fluoride, sau một thời gian


6

bệnh cải thiện đáng kể, khi tái sử dụng lại kem đáng răng có nồng độ florua
cao bệnh lại xuất hiện trở lại [23].
Các yếu tố khác như dị ứng, rối loạn tiêu hóa, stress, liếm môi, ức chế
miễn dịch, kẹo cao su, formaldehyde [20].
1.1.2.2. Cơ chế bệnh sinh
Cơ chế bệnh sinh cho đến nay vẫn chưa sáng tỏ, một số giả thuyết cho rằng:
- Các chế phẩm bôi tại chỗ làm thay đổi hàng rào biểu bì làm cho bệnh
nhân có cảm giác căng hoặc khô da do đó dẫn đến tăng sử dụng các chế phẩm
corticoid hoặc mỹ phẩm. Tiếp theo là một phản ứng viêm và hình thành tổn
thương viêm da quanh miệng. Cơ chế sau viêm da quanh miệng không được
hiểu rõ, nó dường như là viêm tương tự như bệnh rosacea và trứng cá thông
thường. Nhưng viêm trong viêm da quanh miệng có điểm khác với hai bệnh
trên là viêm đôi khi có thể xảy ra do sự gia tăng lưu lượng máu đến khu vực,
tăng tính thấm của thành mạch và các chất trung gian gây viêm.
- Người ta cũng cho rằng có thể có phát triển quá mức của một số vi
khuẩn và nấm tại chỗ. Cho dù những yếu tố này là nguyên nhân hay kích hoạt
và làm bệnh trầm trọng thêm.
- Một cơ chế khác nữa là các viêm nhiễm liên quan đến yếu tố thần kinh.

Các tế bào thần kinh nhất định trong khu vực giải phóng hóa chất gây ra tình
trạng viêm cục bộ [21], [24].
1.1.3. Lâm sàng
1.1.3.1. Cơ năng
Có ngứa hoặc không, ngứa có thể từ nhẹ đến trung bình tùy thuộc mức
độ của bệnh. Rát bỏng và cảm giác căng tức da vùng tổn thương là dấu hiệu
thường gặp hơn [1], [3], [4], [20], [24].


7

1.1.3.2. Tổn thương cơ bản
Thương tổn da gồm dát đỏ, giãn mạch, sẩn đỏ, sẩn mụn mủ kích thước
1-2mm, vảy cám trên nền dát đỏ tập chung thành đám hoặc rải rác. Thương
tổn xuất hiện đột ngột và thường đối xứng, không có nhân dạng trứng cá.
Vị trí tổn thương bắt đầu ở vùng quanh miệng, cánh mũi miệng, quanh
hốc mắt, viền danh giới quanh môi đỏ như son [1], [3], [4], [5], [12], [16].

Hình 1.1. Ảnh lâm sàng của bệnh nhân viêm da quanh miệng
1.1.4. Cận lâm sàng
1.1.4.1. Mô bệnh học
Tương tự trứng cá đỏ, mô bệnh học không đặc hiệu, bệnh gây nên bởi sự
giãn mao mạch, viêm quanh nang lông, u hạt dạng biểu mô, tăng sản lan tỏa
mô liên kết, tăng sản tuyến bã [4], [16].
Ramelet (1981) và cộng sự đã xét nghiệm mô bệnh học trên 38 bệnh
nhân bị viêm da quanh miệng liên tục quan sát thấy: tăng sừng nang lông;
giãn mạch và phù nề (đôi khi rất rõ rệt) của lớp hạ bì nhú; quanh mạch và
quanh nang lông thâm nhiễm bao gồm chủ yếu là các tế bào lympho, mô bào



8

và bạch cầu đa nhân; thỉnh thoảng có những tế bào biểu mô hoặc tế bào khổng
lồ. Hình ảnh mô học này giống của bệnh rosacea [15].
1.1.4.2. Xét nghiệm
Nhiễm trùng có thể gây ra viêm da quanh miệng. Demodex, fusiform
spirilla bacteria, candida và nấm khác đã được nuôi cấy từ tổn thương.
Nhưng sự hiện diện của chúng không có liên quan lâm sàng rõ ràng [1], [3],
[4].
1.1.5. Chẩn đoán
1.1.5.1. Chẩn đoán xác định
- Dựa vào lâm sàng là chủ yếu: Cơ năng có ngứa, rát bỏng và cảm
giác căng da vùng tổn thương. Tổn thương cơ bản gồm dát đỏ, giãn mạch,
sẩn đỏ, sẩn mụn mủ, vảy cám. Vị trí vùng quanh miệng, cánh mũi-miệng,
quanh hốc mắt.
- Các xét nghiệm để tìm nguyên nhân hoặc yếu tố nguy cơ nhưng không
khuyến cáo thực hiện thường quy, vì cho đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân. Các
xét nghiện thường âm tính trong hầu hết các trường hợp.
- Mô bệnh học không đặc hiệu: giãn mao mạch, viêm quanh nang lông, u
hạt dạng biểu mô, tăng sản lan tỏa mô liên kết, tăng sản tuyến bã [1], [3], [7].
1.1.5.2. Chẩn đoán phân biệt
a. Rosacea: Triệu chứng lâm sàng của rosacea được chia làm 4 giai đoạn
Giai đoạn giãn mạch: đặc trưng bởi bừng đỏ, ban đỏ cố định vùng mặt
trung tâm và giãn mạch.
Giai đoạn sẩn, mụn mủ: đặc trưng bởi ban đỏ cố định vùng mặt trung
tâm. Kèm theo có các sẩn xuất hiện thoáng qua, mụn mủ hoặc cả hai ở vị trí
trung tâm của mặt. Cảm giác dát bỏng, nhức như kim châm có thể gặp.
Giai đoạn phì đại: đặc trưng là da dày, nhiều nốt trên bề mặt da, kích
thước không đều, tạo thành các mảng lớn. Thể rosacea phì đại thường hay gặp



9

nhất như dạng mũi phì đại nhưng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trị nào ở mặt
như cằm, trán, gò má, và tai.
Giai đoạn thương tổn mắt: đặc trưng tổn thương ở mắt với biểu hiện
mặt đỏ hoặc sung huyết kết mạc, cảm giác vật lạ trong mắt, dát bỏng hoặc
nhức như kim châm, khô mắt, ngứa, nhạy cảm ánh sáng, giảm thị lực, giãn
mạch ở vùng kết mạc và bờ mi, hoặc dát đỏ vùng bờ mi hoặc quanh mắt.
Viêm kết mạc, viêm bờ mi [4], [16].

Viêm da quanh miệng

rosacea

b. Viêm da tiết bã
Vị trí thường gặp ở da đầu, lông mày, mi mắt, giữa mũi, nếp mũi má, sau
tai, da vùng ức, liên bã, các nếp nách, bẹn, dưới vú, sinh dục. Trong khi đó
viêm da quanh miệng vị trí thường gặp ở vùng quanh miệng, cánh mũi-miệng,
quanh hốc mắt.
Tổn thương dát đỏ, trên có vảy, vảy mở mầu vàng thành mảng hoặc thay
đổi từ vàng nhạt đến nâu, có xu hướng lan rộng. Viêm da quanh miệng nếu có thì
vảy nhỏ như vảy cám, và ít có xu hướng lan rộng.
Cơ năng: ngứa thường gặp, ngứa tăng lên khi ra mồ hôi [16],[25].


10

Viêm da quanh miệng


Viêm da tiết bã

c. Trứng cá thông thường
Vị trí: thường gặp ở vùng da nhờn, da mỡ như má, trán, cằm, phần trên
lưng, trước ngực...
Tổn thương có nhân trứng cá (mụn đầu đen, mụn đầu trắng do chất bã
bài tiết và tế bào biểu mô cô đặc lại tạo thành), cục, nang. Đây là triệu chứng
khác biệt rõ để phân biệt với viêm da quanh miệng.
Trứng cá thường xảy ra ở người trẻ hơn, tuổi từ 13-19, sau đó bệnh giảm
dần. Trong khi viêm da quanh miệng thường xảy ra ở lứa tuổi 15-45 và tiến
triển từng đợt [4], [16], [26].


11

Viêm da quanh miệng

Trứng cá thông thường

d. Viêm nang lông do demodex
Thương tổn là những sẩn nhỏ ở nang lông, trên có vảy tiết, không
đau, sau vài ngày tiến triển. Thương tổn có thể khỏi. Vị trí ở bất kỳ vùng
da nào của cơ thể, trừ lòng bàn tay, lòng bàn chân. Xét nghiệm thấy
demodex [16], [27].
e. Viêm da do ánh nắng
Ngứa, sẩn đỏ, mảng đỏ, mụn nước xảy ra sau khi tiếp xúc ánh sáng mặt
trời, thường xuất hiện vào mùa xuân hoặc đi đến nơi nhiều nắng. Điển hình là
khởi phát đột ngột của các ban đỏ sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào
đầu mùa nắng 30 phút đến 24 giờ. Các ban đỏ sẽ giảm trong khoảng một tuần
(trừ khi có tiếp tục tiếp xúc). Bệnh có thể tái phát, tăng lên khi tiếp xúc lại với

ánh nắng mặt trời. Lâm sàng phổ biến nhất của ban là màu hồng hoặc đỏ, kích
thước từ 2-5 mm, vị trí ở trên cánh tay, ngực hoặc phần thấp của chân, ít gặp
trên mặt [16].


12

f. Viêm da tiếp xúc dị ứng
Xuất hiện ở vùng tiếp xúc với dị nguyên sau 48 giờ đến vài ngày.
Thương tổn ban đỏ ranh giới rõ và phù nề, mụn nước, bọng nước, loét. Các
phản ứng tương tự có thể xảy ra muộn hơn sau vài tuần ở các vùng da không
tiếp xúc với dị nguyên. Trường hợp bán cấp và mạn tính tổn thương là mảng
ban đỏ nhẹ, nhỏ, vảy khô, dày sừng, lichen hóa kèm theo ngứa nhiều [4], [16].
g. Viêm da tiếp xúc kích ứng
Triệu chứng cơ năng có thể xảy ra ngay sau khi tiếp xúc với dị nguyên,
thường cảm giác đau, rát bỏng. Thương tổn không lan rộng ra khỏi vùng da
tiếp xúc dị nguyên [4], [16].
1.1.5.3. Chẩn đoán mức độ dựa vào chỉ số PODSI [28].
Bảng chấm điểm cụ thể:
Dát đỏ

1 điểm (Nhẹ)
2 điểm (Vừa)
3 điểm (Nặng)
Dát đỏ nhẹ, hồng, Đỏ vừa, rất đỏ, liên Đỏ sẩm, lan rộng,

Sẩn

xám, rải rác
kết lại với nhau

liên kết lại với nhau
Rất ít, nhỏ, màu Số lượng ít, lan tỏa Số lượng nhiều, trên

hồng
Độ lan rộng Hiếm
của vảy da

khi

nhìn Nhìn thấy dấu hiệu

nền hồng ban
Lan rộng

thấy

Mỗi đặc điểm được chấm theo thang điểm từ 0-3 bao gồm cả điểm trung
gian như 0,5; 1,5; 2,5 và PODSI được tính bằng tổng điểm của 3 đặc điểm trên.
* Mức độ nhẹ : PODSI từ 0,5 - 2,5;
* Mức độ vừa: PODSI từ 3,0 - 5,5;
* Mức độ nặng: PODSI từ 6,0 - 9,0.
1.1.6. Điều trị


13

Việc điều trị viêm da quanh miệng hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn.
Thời gian điều trị cần kéo dài. Bệnh hay tái phát, nhất là khi có các yếu tố
nguy cơ như bôi mỹ phẩm, thuốc bôi chứa coticoid, kem đánh răng.... Chính
vì vậy việc lựa chọn điều trị cần phải cân nhắc ứng dụng các bước cho hợp lý:

Bước đầu tiên trong quản lý điều trị bệnh viêm da quanh miệng là nên
ngừng tất cả các chế phẩm tại chỗ nghi ngờ là nguyên nhân cũng như yếu tố
gây bệnh. Nhấn mạnh vào từ bỏ tất cả mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, chất
làm ẩm, chất mài mòn, kem dưỡng ban ngày hay đêm. Nếu ngừng được tất cả
các chế phẩm nghi ngờ tại chỗ có thể không điều trị mà bệnh vẫn khỏi, tuy
nhiên áp dụng phương pháp này sẽ khó khăn cho nhiều bệnh nhân, đôi khi các
bác sĩ phải cung cấp rất nhiều hỗ trợ về tâm lý trong mổi lần thăm khám. Một
số bệnh nhân phụ thuộc corticoid cần hỗ trợ tâm lý để ngừng thói quen sử
dụng corticoid. Điều này có thể mất nhiều tuần.
Yếu tố thứ hai trong điều trị là ức chế nhiễm trùng do vi khuẩn ở nang
lông bằng thuốc kháng sinh, kháng sinh được ưu tiên lựa chọn nhiều là nhóm
cyclin, macrolid. Số lượng của propionibacterium acnes trong nang tăng rõ rệt
ở bệnh nhân áp dụng corticoid tại chổ, ngoài ra còn có thể tìm thấy vi khuẩn
gram âm, tụ cầu hoặc đôi khi thậm chí streptococci...,
Yếu tố thứ ba trong điều trị là chống viêm: với các tác nhân chống viêm
có thể được sử dụng, chủ yếu là erythromycin, doxycyclin, metronidazol,
neomycin, clindamycin….
Trong trường hợp bệnh nặng, điều hòa miễn dịch tại chỗ được sử dụng
như các loại tacrolimus và pimecrolimus lotion [16].
Điều trị viêm da quanh miệng cần phối hợp giữa điều trị tại chỗ và toàn
thân để mang lại hiệu quả cao:
* Tại chỗ:


14

Thuốc bôi tại chỗ không hiệu quả được như thuốc uống, các thuốc
thường dùng như: metronidazol 0,75% - 1%, Erythromycin 2%, Benzoyl
peroxide, pimecrolimus, tacrolimus, acid azelaic... [1], [2], [4], [5].
Marina Rodriguez-Martin (2007) và cộng sự đã điều trị cho một bệnh

nhân nam, da trắng 22 tuổi. Tiền sử viêm da quanh miệng 3 tháng. Lâm sàng
cảm giác bỏng rát, sẩn đỏ kích thước từ 1 mm đến 3 mm, dát đỏ vùng quanh
miệng. Bằng bôi pimecrolimus 1% hai lần mỗi ngày. Sau 2 tuần điều trị
thương tổn hết hoàn toàn [29].
Sheryl R. Miller (1994) và cộng sự báo cáo điều trị cho 3 trẻ em bị
viêm da quanh miệng bằng bôi metronidazole gel 0,75% hai lần mỗi ngày.
Kết quả cải thiện đáng kể sau 2 tháng, và khỏi hoàn toàn sau 14 tuần [30].
* Toàn thân:
Kháng sinh đường uống là lựa chọn điều trị hiệu quả nhất. Chúng có hiệu
quả thông qua các cơ chế chống viêm và thông qua các hoạt động chống vi
khuẩn của chúng. Thông thường một đợt điều trị 6 tuần được khuyến cáo. Và
một đợt 6 tuần bổ sung có thể được xem xét nếu tái phát. Kháng sinh nhóm
cyclin và macrolid thường được sử dụng nhất, bao gồm doxycyclin,
minocyclin, tetracyclin, oxytetracyclin, và erythromycin. Ngoài ra có thể dùng
vitamin A a xít... [1], [2], [4], [5], [16].
Tác giả James Q.Del Rosso (2011) và cộng sự đã báo cáo quản lý, điều
trị một số trường hợp viêm da quanh miệng bằng uống doxycyclin 40mg/ngày
phối hợp với chất làm ẩm da sau một tháng điều trị cho kết quả rất tốt [17].
* Doxyciclin:


15

Cấu trúc hóa học Doxycyclin
- Là kháng sinh bán tổng hợp thuộc họ cyclin.
- Ức chế vi khuẩn tổng hợp protein do gắn vào tiểu phần 30S và 50S.
- Hoạt phổ rộng, có phạm vi kháng khuẩn với vi khuẩn ưa khí, kỵ khí
gram dương, gram âm [31].
- Tác dụng chống viêm
Tác động vào quá trình tổng hợp, hoặc hoạt động của một số chất trung

gian viêm. Ngoài ra nó ức chế metalloproteinase (MMPs) và ngăn chặn
hydrolases như α-amylase và phospholipase A2 ( men quan trọng trong quá
trình tổng hợp các chất trung gian gây viêm như prostaglandin) một ảnh
hưởng quan trọng, góp phần đáng kể vào sự hoạt động miễn dịch điều tiết
tổng thể của cyclin, là sự giao thoa với sản xuất cytokin từ bạch cầu trung tính
và đại thực bào trong các tình trạng viêm.
Sử dụng liều thấp doxycyclin có thể có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa
hoặc đối kháng với các kích thích có hại mà không làm thay đổi vi khuẩn
nhạy cảm với kháng sinh [32].
- Chuyển hóa:
+ Doxycyclin hấp thu tốt qua đường tiêu hóa 95% liều uống (đối với
tetracyclin là 60-70%), đạt nồng độ tối đa sau hai giờ, phân bố rộng trong cơ


×