Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn ở Tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.25 KB, 10 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN SÌN HỒ
TRƯỜNG TIỂU HỌC PU SAM CÁP

THUYẾT MINH SÁNG KIẾN

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn tổ khối 1, 2, 3

Đồng tác giả: Cà Văn Nghiến

I. THÔNG TIN CHUNG
Trình độ chuyên môn: ĐHTH
1. Tên sáng kiến:........................................................................................
vụ:(Tối
Phóđa
hiệu
trưởng
2. Tác giả/ĐồngChức
tác giả
không
quá 03 người):
Họ và tên: ...................................................................................................
Nơi công tác: Trường tiểu học Pu Sam Cáp
Năm sinh: ...................................................................................................
Nơi thường trú: ..........................................................................................
Trình độ chuyên môn:.................................................................................
Chức vụ công tác: ......................................................................................
Nơi làm việc: .............................................................................................
Điện thoại: .................................................................................................
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: …….% (đối với sáng kiến đồng tác giả cần
liệt kê từng tác giả ứng với tỉ lệ % đóng góp tạo ra sáng kiến)
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: ..............................................................


4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày...tháng... năm... đến ngày.... tháng....
năm.....
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: ...............................................................................................
Pu Sam Cáp, ngày 11 tháng 03 năm 2017.
Địa chỉ: .....................................................................................................

1


I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên sáng kiến: “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn tổ khối 1,
2, 3” tại trường Tiểu học Pu Sam Cáp.
2. Tác giả:
Họ và tên: Cà Văn Nghiến
Năm sinh: 23/11/1979
Nơi thường trú: Trường Tiểu học Pu Sam Cáp
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Tiểu học
Chức vụ công tác: Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Pu Sam Cáp
Nơi làm việc: Trưởng trường Tiểu học Pu Sam Cáp
Điện thoại: 01626687710
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến 100%
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: CMTH
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 18 tháng 8 năm 2016 đến ngày
1 tháng 3 năm 2017.
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường Tiểu học Pu Sam Cáp
Địa chỉ: Trường Tiểu học Pu Sam Cáp - Sìn hồ - Lai Châu
Điện thoại: 02316501882
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN

1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Hoạt động chuyên môn trong nhà trường chiếm vị trí đặc
biệt quan trọng. Trong đó, tổ khối chuyên môn là tổ chức đảm
nhận chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường.
Đồng thời tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả về giảng dạy và
học tập, về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, về nội
dung chương trình, cải tiến phương pháp dạy học một cách sâu
sát nhất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Làm thế nào để đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng sinh hoạt
2


tổ chuyên môn là việc làm thiết thực mà tổ khối 1, 2, 3 tại
trường Tiểu học Pu Sam Cáp đã thực hiện có hiệu quả trong thời
gian qua.
Từ đặc điểm tình hình trên, tổ chức sinh hoạt tổ khối sao
cho phù hợp với
thực tế và đem lại hiệu quả là điều làm tôi băn khoăn và trăn
trở. Để buổi sinh hoạt chuyên môn diễn ra trong không khí thoải
mái, không áp lực và cũng không mất nhiều thời gian của giáo
viên, nhưng vẫn đảm bảo nội dung và chất lượng tôi đã mạnh
dạn thực hiện như sau:
Chuẩn bị cho buổi sinh hoạt chuyên môn: Linh động về
thời gian tổ chức sinh hoạt; lựa chọn địa điểm sinh hoạt, xác
định nội dung sinh hoạt.
Tổ chức, triển khai buổi sinh hoạt chuyên môn: Tiến hành
nghiêm túc theo tiến trình chuyên đề Sinh hoạt tổ khối đã thống
nhất trong tổ chức bàn bạc, trao đổi sâu vào trọng tâm.
Theo dõi, góp ý, xây dựng công tác chủ nhiệm lớp.
Dự giờ đối chiếu lịch báo giảng, kết hợp kiểm tra giáo án

nhằm đánh giá việc thực hiện nội dung chương trình trên lớp.
Theo dõi, sắp xếp thời gian, tạo điều kiện để các giáo viên
dự giờ học hỏi kinh nghiệm, thực hiện việc dạy thay, dạy bù một
cách nghiêm túc.
Theo dõi, nhắc nhở việc thực hiện kế hoạch giáo dục cho
học sinh cần quan tâm; kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém, bồi
dưỡng học sinh khá giỏi.
Khuyến khích động viên, tạo cơ hội, điều kiện để các
thành viên trong tổ được phát huy năng lực của bản thân.
Thực hiện nghiêm túc theo quy định, tôi đã linh hoạt sắp
xếp thời gian sinh hoạt định kì vào chiều thứ sáu tuần thứ hai,
tuần thứ tư trong tháng và những buổi sinh hoạt đột suất.
3


2. Phạm vi triển khai thực hiện: Trường Tiểu học Pu Sam Cáp.
3. Mô tả sáng kiến:
a. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Trường Tiểu học Pu Sam cáp
Tổng số 13 lớp = 214 học sinh
Tổng số giáo viên 14 đồng chí
Tổ khối 1, 2, 3 gồm có 3 khối lớp, trong đó:
Khối 1 = 4 lớp = 46 học sinh
Khối 2 = 4 lớp = 45 học sinh
Khối 3 = 2 lớp = 44 học sinh
Khối lớp 1 có 4 lớp thực hiện nội dung chương trình sách
giáo khoa công nghệ lớp 1
Khối lớp 2 có 3 lớp và khối 3 có 2 lớp cả 2 khối lớp đều
thực hiện theo chương trình phổ thông.
Từ tháng 9 năm học 2016 đến nay, được sự tin tưởng của

Ban Giám hiệu, sự tín nhiệm của đồng nghiệp, ngoài nhiệm giữ
chức vụ Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, tôi còn được
phân công kiêm nhiệm tổ trưởng tổ khối 1+2+3. với

vai trò

kiêm nghiệm tổ trưởng khối, tôi nhận ra được những hạn chế,
thiếu sót của tổ chuyên môn như:
Ưu điểm:
Một số giáo viên đã biết đổi mới phương pháp dạy học, dạy học phù hợp
với từng đối tượng học sinh.
Một số giáo viên đã xác định mục tiêu chuẩn kiến thức, kĩ năng bài, phân
bố thời gian tiết dạy hợp lý.
Nhược điểm:
Tư tưởng đổi mới phương pháp dạy học một bộ phận giáo viên còn chậm
tiến. Trong quá trình sinh hoạt chuyên môn còn mang tính hình thức chưa chú
trọng học hỏi, trao đổi.
4


Trong quá trình dự giờ thăm lớp khi nhận xét, còn ngại đấu tranh phê
bình, chưa nhận ra thiếu sót của mình và góp ý cho đồng nghiệp. Sợ ý kiến của
mình làm mất lòng đồng nghiệp.
Hình thức sinh hoạt chuyên môn chưa đa dạng, nội dung bồi dưỡng chưa
phong phú, phong cách làm việc của tổ khối trưởng chuyên môn chưa khoa học.
Chính vì vậy chưa lôi cuốn được giáo viên tham gia sinh hoạt chuyên môn.
Giáo viên chưa xác định rõ mục tiêu, chuẩn kiến thức kĩ năng cơ bản trọng
tâm của bài dạy.
Phân bố thời gian chưa hợp lí, chưa đảm bảo tiến trình tiết dạy
Học sinh còn thụ động trong quá trình tiếp thu bài học.

Nguyên nhân:
Trong việc sinh hoạt tổ, tổ chưa phát huy hết vai trò của
mình; chưa tận
dụng và khai thác triệt để sự hỗ trợ đắc lực của các thành viên
trong tổ; chưa chủ
động, mạnh dạn, linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động
phong trào chuyên môn trong tổ khối;….
Kết quả học tập chậm được cải thiện;
Các môn học
T
H
C
1
46
0
22
24
2
45
0
24
21
3
44
1
19
24
Tổng 135
1
65

69
Đối với giáo viên:
Lớp

TSHS

T
0
1
3
4

Năng lực
Đ
27
26
21
74

C
19
18
20
57

Phẩm chất
T
Đ
2
27

5
22
4
21
11
70

C
17
18
19
54

GV lúng túng khi phải dạy minh họa vì không biết nên dạy cho học sinh
theo trình độ thực sự của các em hay là dạy cho người dự giờ.
GV máy móc, thụ động, không dám thay đổi nội dung, ngữ liệu SGK,
ngại đổi mới. PP dạy học GV sử dụng thường mang tính hình thức. GV ít quan
tâm đến học sinh.
Gv ít quan tâm đến HS yếu, tỷ lệ giáo viên dạy giỏi các cấp còn ít
5


b. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
*Giải pháp đối với giáo viên
Giải pháp 1: Xây dựng tổ chuyên môn thành tổ chức học tập.
Bước 1: Xây dựng nội dung sinh hoạt chuyên môn
Bước 2: Chọn địa điểm để sinh hoạt chuyên môn
Bước 3: Tiến hành sinh hoạt chuyên môn
Phải hình thành trong trường học, tổ chuyên môn thành văn hóa học tập
suốt đời. Giúp mỗi GV phải hiểu rõ các hoạt động của nhà trường, hiểu được

công việc của bản thân, của tổ chuyên môn để hoạt động theo hướng hỗ trợ và
góp phần vào sự phát triển của nhà trường.
Thực hiện tốt việc chia sẻ, trao đổi thông tin giữa các GV để mọi người có
cơ hội lựa chọn những thông tin cần thiết cho công việc của mình.
Tổ trưởng phải là tấm gương về sự tự học, tự bồi dưỡng.
Phát triển các mối quan hệ theo chiều ngang để đảm bảo sự cộng tác, hợp
tác giữa các GV trong tổ và giữa tổ này với tổ khác trong thực hiện các nhiệm
vụ dạy học, giáo dục.
Giải pháp 2: Tạo động lực làm việc cho GV
Bước 1: Đặt ra câu hỏi mở để cho giáo viên thảo luận.
Bước 2: Giao cho giáo viên thảo luận.
Bước 3: thống nhất kết luận nội dung thảo luận.
Tạo được động lực cho đội ngũ cán bộ, giáo viên của nhà trường, xác định
và hiểu rõ các yếu tố cơ bản tạo được động lực làm việc cho các thành viên để
có thể tạo ra các yếu tố đó phù hợp với điều kiện của nhà trường.
Tạo cơ hội cho GV tham gia các hoạt động của tổ nói chung và hoạt động
sinh hoạt chuyên đề nói riêng, phát huy vai trò tự chủ của GV trong chuyên môn.
Tạo cơ hội để họ cống hiến, thể hiện tài năng và sự sáng tạo. Giao trách
nhiệm rõ ràng khi thực hiện chuyên đề. Khẳng định thành tích của mỗi GV.
Giải pháp 3: Tăng cường khả năng làm việc trong tổ chuyên môn
Thành công trong việc sinh hoạt chuyên môn ở tổ qua đó các thành viên
có khả năng làm việc cùng nhau và hướng đến mục tiêu đã định.
6


Phân công nhiệm vụ phù hợp, phát huy tối đa năng lực tiềm tàng và vai trò
của mỗi GV trong tổ: Mỗi GV sẽ cống hiến hết mình nếu họ được đánh giá đúng
năng lực, sử dụng đúng và được tin tưởng. Sự phân công rõ ràng trách nhiệm của
từng GV sẽ là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của tổ chuyên môn.
Trong tổ chuyên môn luôn tuân thủ kế hoạch đã vạch ra; làm việc đúng

giờ, tôn trọng, nêu cao tinh thần hợp tác và chia sẻ, dân chủ, công bằng, đánh giá
đúng năng lực và sự cống hiến của mỗi GV trong tổ,
Giải pháp 4: Khuyến khích quá trình tự học, tự bồi dưỡng
Nâng cao trình độ đội ngũ phải lấy tự học làm chủ yếu. Yêu cầu mỗi GV
lựa chọn chủ đề mà họ muốn được học một cách độc lập. Khuyến khích từng GV
lập kế hoạch học tập một cách kỹ lưỡng gồm các nội dung:
Phát động phong trào tự học, tự bồi dưỡng trong đội ngũ GV, động viên,
tạo điều kiện thuận lợi để GV tự học, tự nghiên cứu nhằm biến quá trình bồi
dưỡng, đào tạo thành quá trình tự bồi dưỡng, tự đào tạo.
Tự học, tự nghiên cứu của GV vừa là quá trình để tự hoàn thiện mình vừa
để nêu gương cho người học. Chính vì vậy, tổ trưởng có nghiên cứu đề ra những
biện pháp để phát động phong trào tự học, tự nghiên cứu, sáng tạo trong tổ nhằm
tạo động lực để GV phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của
mình bằng con đường tự học, tự nghiên cứu góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục của nhà trường.
Sau một thời gian áp dụng các biện pháp trên vào các buổi
sinh hoạt chuyên môn ở tổ khối 1, 2, 3 kết quả đạt được cụ thể
như sau:
Các thành viên trong tổ mạnh dạn, tự tin hơn trong việc
chia sẻ kinh nghiệm
giảng dạy; hiểu và nắm được khả năng và trình độ của học sinh
ở mỗi lớp học trong khối.
Linh hoạt, chủ động điều chỉnh nội dung chương trình theo
chuẩn kiến thức và kỹ năng, sáng tạo giữa các phương pháp,
hình thức dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh của lớp.
7


Ý thức tự bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ được
nâng cao.

Tích cực tham gia đóng góp ý kiến, xây dựng tổ khối;
nghiêm túc thực hiện những nội dung đã được tổ khối thông qua
và thống nhất.
Chịu khó đầu tư vào công tác soạn giảng; tích cực ứng
dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, tạo hứng thú cho học
sinh trong giờ học.
Vận dụng phương pháp phát huy tính tích cực của học
sinh trong giờ học hiệu quả ngày càng cao, góp phần nâng cao
chất lượng giảng dạy.
Công tác chủ nhiệm lớp được củng cố: theo dõi, kiểm tra
việc thực hiện chuyên đề sinh hoạt lớp thường xuyên.
Kinh nghiệm quản lý, rèn nề nếp lớp học tốt hơn, học sinh
năng khiếu được bồi dưỡng, học sinh yếu được phụ đạo, học sinh
giỏi có cơ hội tư duy, phát triển.
Qua công tác kiểm tra định kì và thường xuyên, chất lượng
soạn giảng
so với đầu năm đạt kết quả cao hơn.
Chất lượng giáo dục học sinh trong tổ khối 1, 2, 3 so với
chất lượng khảo sát đầu năm đạt kết quả như sau: Chất lượng
khảo sát đầu năm học 2016 - 2017
Tổng số học sinh khối 1, 2, 3 = 135 Hs
Hạnh kiểm ( Phẩm chất) cuối học kì I
Tốt: 47 Hs, Đạt: 78 Hs, Chưa đạt: 10Hs
Từ hạn chế trong những năm đầu làm công tác tổ trưởng
tổ khối chuyên môn, tôi đã không ngừng nỗ lực học hỏi từ
những đồng nghiệp đi trước; tham khảo nghiên cứu các tài liệu
có liên quan, mạnh dạn thực hiện những ý tưởng mới, đề ra biện
8



pháp tổ chức sinh hoạt chuyên môn tổ khối 1, 2, 3 có chất lượng
và hiệu quả.
4. Hiệu quả do sáng kiến đem lại:
Với sự quyết tâm lớn của BGH, sự đồng lòng cố gắng rèn luyện của đội
ngũ, với một số biện pháp thiết thực, phù hợp với đặc điểm tình hình của nhà
trường, việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm “Nâng cao chất lượng sinh hoạt
chuyên môn tổ khối 1, 2, 3” của tôi đã đạt được một số kết quả sau:
a. Hiệu quả kĩ thuật:
Hoạt động theo chủ đề của từng tuần, từng tháng đã đi vào nền nếp, nhà
trường đã huy động được các lực lượng giáo dục trong nhà trường tham gia hoạt
động một cách tích cực và hăng say, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện cho học sinh.
b. Hiệu quả về mặt xã hội:
Đối với HS:
Đại bộ phận hoc sinh ngoan, tích cực hoàn thành nội dung chương trình
học tập của mình, các em đã bước đầu theo kịp sự đổi mới trong giáo dục, đổi
mới phương pháp học tập theo định hướng chủ động chiếm lĩnh kiến thức trên
cơ sở hướng dẫn của giáo viên.
Kết quả học tập của học sinh tiến bộ rất nhanh.

Lớp

TSHS

1
2
3
Tổng

46

45
44
135

Các môn học
T
H
C
0
42
4
4
36
5
1
39
4
5
117
13

T
11
5
13
29

Năng lực
Đ
32

33
28
93

C
3
7
3
13

Đối với giáo viên:
GV nắm được trình độ tiếp thu của từng em học sinh.
GV chủ động thực hiện phương pháp dạy học.
9

Phẩm chất
T
Đ
10
33
15
24
22
21
47
78

C
3
6

1
10


GV bao quát và quan tâm được tất cả học sinh.
Chất lượng giáo viên sau khi áp dụng sáng kiến như sau:
Giáo viên dạy giỏi cấp Huyện 2 đồng chí
Giáo viên dạy giỏi cấp trường 5 đồng chí
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng
Căn cứ trên những kết quả đạt được, tôi thiết nghĩ đề tài có
thể áp dụng cho các tổ khối chuyên môn khác tại Trường tiểu
học Pu Sam Cáp. Hoạt động sinh hoạt chuyên môn là không thể
thiếu trong mỗi nhà trường. Để có được chất lượng giảng dạy
tốt, cần đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả của các buổi sinh hoạt
chuyên môn.
6. Các thông tin bảo mật (không có)
7. Kiến nghị đề xuất.
Đối với giáo viên:
Tham gia sinh hoạt chuyên môn đầy đủ, có ý thức tham
gia đóng và góp xây dựng nội dung các buổi sinh hoạt chuyên
môn đạt hiệu quả cao.
Đối với nhà trường:
Tạo điều kiện thời gian, cơ sở vật chất cho công tác sinh
hoạt chuyên môn của nhà trường.
8. Tài liệu đính kèm (không có)
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Phó Hiệu trưởng

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN


Cà Văn Nghiến

10



×