Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT Địa chất công trình – Địa kỹ thuật tại công trình thủy điện Pake trên sông Chảy, tại địa bàn xã Sán Chải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.83 KB, 11 trang )

MỞ ĐẦU
Thực tập sản xuất là đợt thực tập đi thực tế đầu tiên của sinh viên ngành Địa
chất công trình – Địa kỹ thuật. Đợt thực tập này được thực hiện cuối năm thứ 4 theo
chương trình đào tạo kỹ sư – của trường Đại học Mỏ - Địa chất.
Mục đích của đợt thực tập này là nhằm giúp sinh viên biết rõ hơn với công tác
chuyên môn ngoài thực tế, từ đó củng cố, mở rộng kiến thức đã học trong trường, rèn
luyện kỹ năng thực hành lao động của con người cán bộ khoa học kỹ thuật.
Thời gian thực tập của chúng em kéo dài từ ngày 05 tháng 6 đến 24 tháng 6.
Trong quá trình thực tập, em đã có cơ hội được học hỏi, trau dồi kiến thức
chuyên môn để nâng cao hiểu biết của mình, áp dụng những kiến thức lý thuyết đã
học vào thực tế sản xuất.
Kết quả thực tập của em được thể hiện trong báo cáo thực tập sản xuất. Nội
dung của báo cáo gồm:






Mở đầu.
Phần 1: Nghiên cứu tài liệu trong phòng.
Phần 2: Quá trình và trải nghiệm thực tế.
Phần 3: Kết quả thu được.
Ý kiến của bản thân.


PHẦN I
NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU TRONG PHÒNG
1.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8477 : 2010 :



Công trình thủy lợi - Yêu cầu

về thành phần khối lượng khảo sát địa chất trong các giai đoạn lập dự án và
thiết kế
Phạm vi ứng dụng:
- Tiêu chuẩn này áp dụng đối với các dự án thuỷ lợi trong toàn quốc.
- Đối với các dự án có nguồn vốn khác, các dự án cải tạo, nâng cấp, sửa
chữa lớn, có thể tham khảo vận dụng thích hợp những quy định tương
-

ứng trong tiêu chuẩn này và phải được sự thoả thuận của Chủ đầu tư.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các Dự án đê điều.

Quy định chung:
-

Tiêu chuẩn này quy định thành phần, nội dung khối lượng công tác khảo
sát địa chất công trình trong các giai đoạn khảo sát thiết kế các dự án
thuỷ lợi: giai đoạn lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình (gọi tắt là báo
cáo đầu tư), Dự án đầu tư xây dựng công trình (gọi tắt là dự án đầu tư),
Thiết kế kỹ thuật xây dựng công trình (gọi tắt là thiết kế kỹ thuật), Thiết
kế bản vẽ thi công xây dựng công trình (gọi tắt là bản vẽ thi công), Báo
cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình (gọi tắt là báo cáo kinh tế kỹ

-

thuật).
Các giai đoạn khảo sát thiết kế tuân theo các quy định về quản lý đầu tư
và xây dựng hiện hành, cũng như các quy chuẩn kỹ thuật về thành phần

nội dung lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư và báo cáo kinh tế kỹ thuật các

-

dự án thuỷ lợi.
Các phương pháp khảo sát địa chất công trình, thí nghiệm trong phòng và
ngoài trời nêu trong tiêu chuẩn này phải tuân theo các tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật hiện hành. Trong trường hợp thiếu các tiêu chuẩn đó, thì
phải tham khảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn tương ứng của nước ngoài và
phải được sự thoả thuận của Chủ đầu tư.


-

Trước khi kế thừa và triển khai công tác khảo sát địa chất công trình, cần
sưu tầm, nghiên cứu kỹ để tận dụng các tài liệu địa chất đã có liên quan

-

đến dự án, nhất là các hồ sơ địa chất đã có ở các giai đoạn khảo sát trước.
Thành phần và khối lượng công tác khảo sát địa chất công trình cho các
giai đoạn phụ thuộc vào: Giai đoạn lập dự án hoặc thiết kế; Cấp công
trình theo quy định; Quy mô, kết cấu công trình; Mức độ phức tạp về

-

điều kiện ĐCCT.
Đối với dự án nằm trong vùng địa chất đặc biệt phức tạp, ngoài việc dựa
vào Tiêu chuẩn này, có thể đề xuất thêm các thành phần và khối lượng


2.

khảo sát bổ sung và phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tiêu chuẩn TCVN 9149:2012 :
Phạm vi áp dụng:
-

Tiêu chuẩn đưa ra phương pháp thí nghiệm ép nước vào lỗ khoan nhằm
chỉ ra các vùng, đới đá có mức độ thấm nước khác nhau, các biến dạng
thấm có thể xảy ra dưới tác dụng của dòng thấm ở nền và thân công trình
thủy lợi (bao gồm cả thủy điện) và từ đó chọn các biện pháp chống thấm
hay sửa chữa thích hợp khi cần thiết.

-

Thí nghiệm ép nước được áp dụng cho môi trường cứng: đá, bê tông, đá
xây trong các điều kiện địa chất khác nhau (bão hòa hay không bão hòa
nước với nhiều độ sâu khác nhau dưới mặt đất).

Quy định chung:

3.

-

Các sơ đồ ép nước.

-

Các phương pháp thí nghiệm ép nước.


-

Yêu cầu kỹ thuật.

Công tác khoan


Mục đích: Xác định địa tầng, đặc điểm địa chất khu vực khảo sát và lấy các
loại mẫu thí nghiệm (đất, đá).
Phương pháp thực hiện: Công tác khoan được tiến hành bằng phương pháp
khoan xoay, kết hợp hạ ống chống và bơm rửa bằng dung dịch nước. Sử dụng loại
máy khoan chuyên dụng, đặc tính của máy khoan phù hợp yêu cầu kỹ thuật công tác
khoan với năng lực chiều sâu khoan (có lấy mẫu) trong phạm vi chiều sâu khảo sát.
Đường kính khoan: Φ110mm ÷Φ91mm
Quy trình nêu lên cách giữ gìn và bảo quản thiết bị khoan, những công việc cần
phải thực hiện trong quá trình khoan lấy mẫu, những sự cố thường gặp phải và biện
pháp xử lý. Những ghí chép mô tả ở hiện trường.

PHẦN 2


QUÁ TRÌNH VÀ TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ
I.

Mở đầu:
Theo sự phân công của bộ môn, em được phân công đi thực tập tại công trình

thủy điện Pake trên sông Chảy, tại địa bàn xã Sán Chải (huyện Simacai, tỉnh Lào Cai)
và xã Pà Về Sủ (huyện Xí Mần, tỉnh Hà Giang) do Công ty cổ phần Sông Đà 9 khởi

công xây dựng.
II.

Quá trình thực tập:
Về máy khoan và dụng cụ:
- Máy khoan của hãng Changxiang China
- Model: s1100
- Net weight: 160kg
- No: 16040003
- Date: 04/2016
- Diesel engine
- Rating output : 2.13Kw/2200rpm
Tình hình thực hiện kế hoạch cụ thể như sau:
- Từ ngày 5 đến 14 tháng 6. Em được các anh đưa lên vị trí khoan và
hướng dẫn công tác khoan, lấy mẫu ở vai đập, bên thuộc xã Pà Về Sủ
-

(huyện Xí Mần, tỉnh Hà Giang)
Từ ngày 14 đến 18 tháng 6. Do địa chất phức tạp, không ổn định, tỷ lệ
mẫu yêu cầu 95% , khoan gặp nhiều sự cố khi khoan, cụ thể là sập thành
hố khoan, các anh đã dừng khoan và đổ xi măng hố khoan để gia cố
thành hố với độ sâu hiện tại là 40m khoan được. Nhưng theo chỉ đạo của
cấp trên vị trí hố khoan được thay đổi nên đã tiến hành bỏ, khoan ở vị trí
mới. Em đã được thực hiện thí nghiệm đổ nước, với độ sâu hố khoan 5m

-

để xác định độ thoát nước của đất đá.
Ngày 18 về hà nội. Do mấy hôm mưa nhiều công việc không thể tiếp tục,
và khả năng trượt lở cao gây nguy hiểm tới chỗ ở hiện tại em đã được

điều về.


Mục đích của hố khoan hiện tại (HK 05D <0-90m>) là để khảo sát tính chất
cơ lý của đất đá. Từ đó xử lý, gia cố đất đá tránh xảy ra trượt lở với khả
năng thấp nhất ở hai bên đập.


PHẦN 3
KẾT QUẢ THU ĐƯỢC
I.

Từ công việc trong phòng:
Xác định độ ẩm của đất:
Khái niệm
Độ ẩm của đất (W) là lượng nước chứa trong đất đá và khối lượng đất đá
1.

khô tuyệt đối.
Độ ẩm trọng lượng được biểu diễn bằng phần trăm (%) , là tỉ số giữa khối
lượng của nước chứa trong đất và khối lượng của đất khô:
W= (%)
Trong đó: mw – khối lượng nước chứa trong đất, gam;
ms – khối lượng đất khô, gam;
Độ ẩm thể tích cũng được biểu diễn bằng %, là tỷ số giữa thể tích nước
trong đất và thể tích toàn bộ khối đất:
Wv =
Trong đó : Vv – thể tích nước chứa trong đất, cm3
Vđ – thể tích toàn bộ khối đất, cm3
Độ ẩm tự nhiên là lượng chứa của nước trong lỗ rỗng của đất tại thế nằm tự

nhiên.
Ý nghĩa sử dụng
Độ ẩm tự nhiên của đất là chỉ tiêu tính chất vật lý quan trọng, quyết định
độ ền và ứng xuất của đất dưới tải trọng công trình, đặc biệt đối với đất lạo sét
khi tính chất của chúng thay đổi mạnh phụ thuộc vào lượng nước chứa trong
đất.
Độ ẩm còn là chỉ tiêu trực tiếp được sử dụng để tính toán nhiều chỉ tiêu khác
như khối lượng thể tích khô, độ bão hòa, độ sệt…
2. Xác định khối lượng thể tích của đất đá
Khối lượng thể tích của đất là khối lượng của một đơn vị thể tích đất ( ở
trạng thái tự nhiên hoặc chế bị), tính bằng g/cm3.
�w = , g/cm3


3.

Trong đó:
m – khối lượng của mẫu đất, g
V - thể tích của mẫu đất, cm3
Xác định khối lượng riêng của đất đá

Khối lượng riêng ρ của đất đá là khối lượng của một đơn vị thể tích phần cốt
đất đá ( phần hạt rắn của đất đá)
Khối lượng riêng là tỷ số giữa khối lượng phàn đất đá sấy khô tuyệt đối mh
và thể tích Vh của nó

4.

ρ=, g/cm3
Xác định các đặc trưng về tính chất đối với nước của đất đá


Nước có mặt trong đất dính ảnh hưởng đáng kể đến tính chất cơ lý của
chúng. Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào hàm lượng nước trong đất và vào đặc trưng
thành phần của đất như thành phần hạt, thành phần khoáng vật và thành phần hóa học.
Độ ẩm của đất có thể xác định được trong phòng thí nghiệm, nhưng chưa đủ để mô tả
bản chất của đất. Do vậy cần phải xem xét sự thay đổi của bản chất này theo sự thay
đổi độ ẩm.
Độ ẩm giới hạn dẻo (W p) là độ ẩm của đất có kết cấu bị phá hoại mà khi vượt
qua nó một trị số không đáng kể đất chuyển sang trạng thái dẻo.
Độ ẩm giới hạn dẻo (Wl) là độ ẩm của đất có kết cấu bị phá hoại mà khi vượt
qua nó một trị số không đáng kể đất chuyển sang trạng thái chảy.
Giới hạn chảy , dẻo và độ ẩm của đất được sử dụng để tính toán một số chỉ tiêu
đánh giá trạng thái
Chỉ số dẻo là khoảng độ ẩm trong đó đất thể hiện tính dẻo:
I p = W L - Wp
Trong đó: Ip – chỉ số dẻo


WL – giới hạn chảy
Wp – giới hạn dẻo
II.

Từ công việc thực địa:
Do chưa khoan được tới tầng đa gốc nên chưa thự hiện được thí nghiệm ép
nước mới chỉ thực hiện được thí nghiệm đổ nước trên mặt.
Thí nghiệm đổ nước:
Dụng cụ thí nghiệm: máy bơm, dụng cụ đo lưu lượng, dụng cụ đo áp lực nước,
đồng hồ bấm giờ.
Trình tự thí nghiệm: Bơm nước đầy vào hố khoan không thành chống, giữ cho
mực nước trên mặt hố ổn định bằng cách tiếp tục bơm nước vào hố khoan. Bắt

đầu bấm đồng hồ đo lưu lượng và đồng hồ bấm giờ trong một phút, lặp lại trình
tự 2 đến 3 lần, từ đó xác định được lưu lượng thoát nước của đất đá và tính hệ
số thấm k.
Công trình thủy điện Pake thuộc phạm vi Tây Bắc. Do vậy địa hình, địa mạo ở
đây rất phức tạp cụ thể là:
- Điều kiện địa mạo: Có nhiều đơn nguyên địa mạo. Bề mặt phân cắt
-

mạnh. Sườn dốc trên 300.
Địa chất trong đới tác dụng tương hỗ của công trình và môi trường địa
chất: Thung lũng bị cắt vào các lớp đá bị phân cắt mạnh của nhiều loại đá
có tuổi khác nhau, mái đá gốc không đều. Chiều dày đệ tứ lớn (có lúc
trên 20m) với nhiều nguồn gốc khác nhau. Những đới phá huỷ kiến tạo

-

có nơi tới trên 20m.
Địa chất thuỷ văn: Nước dưới đất không đồng nhất về thành phần hoá
học cả theo đường phương và chiều dày. Các lớp chứa nước trong đất đá

-

đệ tứ cũng phức tạp. Nước có áp biến đổi nhiều theo đường phương.
Phát triển rộng rãi các quá trình địa chất vật lý. Ảnh hưởng của chúng tác
động tới công trình. Cần nhiều biện pháp bảo vệ công trình và môi
trường xung quanh.

Ở đây phong hóa được thể hiện rõ qua các dới:



-

Đá phong hoá mãnh liệt IA1: Toàn bộ vật liệu đá đã bị phân rã và ở dạng
mềm bở nhưng còn giữ được một phần cấu tạo của đá nguyên thuỷ. Tất
cả các khoáng vật felspat và khoáng vật chứa Fe-Mg biến đổi hoàn toàn
thành đất sét. Dễ dàng hút nước khi ở trong nước, đỉnh nhọn của búa dễ
dàng ấn lõm trên bề mặt đá, có thể bóp vụn thành các hạt rời bằng tay và
ngón tay. Vật liệu đá có thuộc tính gần như đá. Độ cứng của vật liệu đá

-

rất mềm yếu.
Đá phong hoá mạnh IA2: Phong hoá phát triển trên toàn bộ khối đá, trên
một nửa phần vật liệu đá trở nên mềm yếu và tồn tại hoặc ở dạng đá liền
khối hoặc các lõi đá bị biến màu hoàn toàn so với đá tươi. Tất cả các
khoáng vật pelspat và khoáng vật chứa Fe-Mg biến đổi một phần thành
đất sét, không dễ dàng hút nước khi ở trong nước, đỉnh nhọn của búa địa
chất không thể ấn lõm trên bề mặt đá. Nõn khoan có thể bẻ gãy bằng tay
thành các mẩu nhỏ, các hạt riêng biệt có thể cạy rời khỏi bề mặt, tiếng
búa đục, dung trọng và cường độ chịu lực của đá giảm hẳn so với đá
tươi. Độ cứng của đá đạt từ tương đối mềm yếu đến rất mềm yếu, tuỳ

-

thuộc vào loại đá.
Đá phong hoá vừa IB: Phong hoá phát triển toàn bộ khối đá làm đá bị ố
hoặc có vệt trắng, không còn giữ được màu nguyên thuỷ của đá tươi. Các
khoáng vật chứa Fe-Mg bị “hoen rỉ”, các tinh thể felspat bị vẩn đục
(xám), các khoáng vật dễ hoà tan có thể bị rửa trôi gần hết. Sự thay đổi
hoàn toàn trên bề mặt khe nứt hở và các khuyết tật khác tới độ sâu 13-50

mm. Dung trọng giảm đáng kể, nõn khoan dễ bị đập vỡ bằng búa, tiếng
búa không trong, nõn khoan không nhẵn, các mảnh vỡ không sắc cạnh.

-

Đá tương đối cứng chắc đến tương đối mềm yếu, tuỳ thuộc vào loại đá.
Đá phong hoá nhẹ (đới nứt nẻ) IIA: Thân đá bị biến màu nhẹ và cục bộ.
Phong hoá trên bề mặt khe nứt hở và khuyết tật khác, oxi hoá xâm nhập
tới 3 mm (rất ít các khe nứt có góc xiên lớn hoặc cắt nhau, bị oxi hoá tới
13 mm), một số tinh thể felspat bị đục mờ. Sự rửa trôi yếu của một số
khoáng vật dễ hoà tan có thể nhận thấy được. Nõn khoan không thể đập


vỡ bằng một nhát búa, tiếng búa trong, nõn khoan bằng, các mảnh vỡ sắc
cạnh. Dung trọng giảm không đáng kể. Cường độ gần giống đá tươi, đá
-

tương đối cứng chắc đến rất cứng chắc, tuỳ thuộc vào loại đá.
Đá tươi IIB: Thân đá không bị biến màu, có thể có các khe nứt bị
limonit. Khó đập vỡ bằng búa, tiếng búa vang trong. Nõn khoan bằng,
các mảnh vỡ sắc cạnh. Đá tương đối cứng chắc đến đặc biệt cứng chắc,
tuỳ thuộc vào loại đá.

Ý KIẾN CỦA BẢN THÂN
Qua đợt thực tập này, từ những thao tác kỹ thuật, kỹ năng thực hành công việc,
những kinh nghiệm thực tế em đã rút ra được bài học, áp dụng các kiến thức lý thuyết
vào trong thực tế ... từ đó trau dồi kinh nghiệm, kiến thức cho bản thân và hoàn thành
công việc một cách tốt nhất. Em cũng đã học được rất nhiều sau chuyến đi này và
hoàn thành đợt thực tập do bộ môn phân công.
Em xin chân thành cảm ơn!




×