Tải bản đầy đủ (.docx) (77 trang)

XÂY DỰNG HỆ THỐNG CẤP ĐIỆN TẠI Khu công nghiệp Bá Thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.25 KB, 77 trang )

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHU CÔNG NGHIỆP BÁ THIỆN

1.1 .Vị trí địa lý và điều kiện khí hậu của khu công nghiệp Bá Thiện
A.Vị trí
-Khu công nghiệp Bá Thiện thuộc xã Bá Hiến, xã Kế thiện, huyện Bình Xuyên,
tỉnh Vĩnh Phúc là khu công nghiệp nằm trong vùng công nghiệp và phát triển kinh
tế trọng điểm của phía bắc Việt Nam
-Nằm cách : Đường cao tốc Nội Bài –Lào Cai 5km
-Khoảng cách đến thành phố lớn : Cách trung tâm thành phố Hà Nội 53km
-Khoảng cách đến cảng biển gần nhất :cách cảng nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh)
168km
- Sân bay gần nhất :cách sân bay Nọi Bài 20km
- Gần ga đường sắt N/A
Khu công nghiệp Bá Thiện được xây dựng với tổng diện tích là 327 ha và sẽ phát
triển theo hai giai đoạn .Gai đoạn 1 (khu A) sử dụng tổng diện tích 78 ha . Giai đoạn 2
( khu B) sử dụng tổng diện tích là 249 ha .
Kết luận : KCN có vi trí địa lý tốt thuận tiện cho giao thông đường bộ , làm cho việc
xuất nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa một cách rễ ràng thu hút được nhiều vốn đầu
tư nước ngoài về lĩnh vực linh kiện điện tử,thiết bị văn phòng,điện thoại di động….
B. Điều kiện khí hậu

1


Khu công nghệp Bá Thiện thuộc huyện Bình Xuyên nằm trong tiểu vùng khí hậu
thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, bị chi phối bởi dãy núi Tam Đảo, là vùng khí hậu
chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, thường chịu tác động không tốt từ các cơn bão,
gây mưa tô, lốc lớn.
Mùa hạ: nóng ẩm và mưa nhiều, thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 được
phân chia làm hai thời kỳ:




Thời kỳ thứ nhất: diễn ra từ tháng 5 đến tháng 7 trời nóng bức, nhiệt độ

ngoài trời lên cao, nắng mưa thất thường kèm theo giông bão, đôi khi có những trận
gió Lào làm cây cối, lúa màu khô héo, thời kỳ này mưa tập trung có thể gây ngập úng.


Thời kỳ thứ hai: từ tháng 7 đến tháng 9 nhiệt độ có giảm đôi chút nhưng

thường có mưa kéo dài gây úng cục bộ.
Mùa đông: (lạnh và khô hanh) kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm
sau được chia làm 2 thời kỳ:
Thời kỳ thứ nhất: được tính từ tháng 10 năm trước đến tháng 1 năm sau, thời kỳ
này không khí khô khan, độ ẩm thấp, biên độ giữa ngày và đêm chênh lệch nhau
nhiều, hầu như không có mưa, sương mù vào buổi sáng (đôi khi có sương muối), trời
giá lạnh có những đợt rét kéo dài từ 7 đến 10 ngày.
Thời kỳ thứ hai: kéo dài từ tháng 2 đến tháng 4, giai đoạn này thời tiết ấm dần,
đôi khi có mưa nhỏ (mưa phùn) có những đợt rét ngắn vào cuối vụ, thời tiết đỡ khắc
nghiệt hơn.
a) Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 23,5 – 250C, tuy nhiên chênh lệch nhiệt độ
giữa mùa hè và mùa đông khá lớn (trung bình mùa hè là 28-34,4 0C; mùa đông từ 13160C tối thấp có những ngày dưới 10 0C) nhiệt độ trong năm cao nhất vào tháng 6,7,8;
thấp nhất vào tháng 12,1,2.
Do điều kiện địa hình nên nhiệt độ giữa vùng đồng bằng và miền núi chênh lệch
nhau đến 5-70C.
b) Lượng mưa

2



Tập trung vào tháng 6,7,8 trong thời gian này lượng mưa đã chiếm 50% lượng
mưa cả năm, có những trận mưa to gây ngập úng cục bộ cùng với việc nước đầu nguồn
tràn về các sông, suối đã gây nên úng lụt. Mưa ít vào tháng 12,1,2.
Lượng mưa giữa vùng núi và vùng thấp chênh lệch nhau khá lớn.
Lượng mưa lớn, nguồn nước dồi dào cung cấp nước cho cây trồng và sinh hoạt,
nhưng cũng gây nên úng lụt, rửa trôi bào mòn đất.
c) Độ ẩm

Độ ẩm chênh lệch không nhiều qua các tháng trong năm; độ ẩm cao vào mùa
mưa, thấp vào mùa đông.
Độ ẩm vùng núi cao hơn vùng trung du đồng bằng, bình quân độ ẩm vùng đồi
núi là 88%; vùng đồng bằng là 84%.

Khu công nghiệp Bá Thiện thuộc huyện Bình Xuyên nằm trong tiểu vùng khí hậu
thuộc vùng Đồng bằng sông hồng có khí hậu tốt với nhiệt độ trung bình hàng năm là
23,5- 25 độ c

- Khu công nghiệp được cấp bởi nguồn điện từ : Trạm điên 110/35/22Kv với công
suất 126 MVA

1.2- Giới thiệu về khu công nghiệp Bá Thiện khu A
Khu công nghiệp Bá Thiện khu A có diện tích là 78 ha được chia ra làm 3 phân
khu lớn nhỏ
+Tram biến áp cấp điện cho điện cho giai đoan 1 khu A khu công nghiệp bá thiên là :
25000Kva
1.Khu M: 12ha
-M-1:
3



+Công ty TNHH WOORI & TECH VINA : 2× 650 KVA
-M-2:
+Công ty TNHH DM VINA : 560 KVA
+Công ty TNHH SHIN SHIN VIỆT NAM: 650 KVA
-M-3:
+Công ty TNHH U-ONE FORYOU VIỆT NAM: 1000KVA
2.Khu N: 20 ha
-N-1:
+Công ty TNHH LS COMMUNICATION VINA: 2×1000 + 650 KVA
+Công ty CỔ PHẦN TÂP ĐOÀN VIỆT NHẬT OSAKA: 650KVA
-N-2:
+Công ty TNHH ACC TECHNOGIES VĨNH PHÚC: 1250 + 1000 KVA
+Công ty Thank you BANG JOO: 1000 KVA
3.Khu L : 24 ha
-L-1:
+Công ty BANG JOO ELECTRONICS VIỆT NAM: 1200 + 2×1000 KVA
+Công ty TNHH CAMMSYS VIỆT NAM: 1200 KVA
-L2 và L3:
+Công ty TNHH DAEDUCK VIÊT NAM: 2×2000 + 1000 KVA
+ Công ty TNHH TNHH TOCACD ENERGY VIỆT NAM: 750 + 1000 + 1200 KVA
4.Khu K: 21 ha
-K1 và K2 :
4


+ Công ty TNHH TNHH VINA CIRCUIT: 2×750 + 1200 + 2000 KVA
+ Công ty TNHH TNHH INTERFLEX VINA : 750 + 1200 KVA


1.3. Tổ chức cung cấp điện cho khu công nghiệp Bá Thiện A

Bảng 1.1: Danh mục thiết bị
5


STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23


Tên thiết bị

Hãng sản xuất

Máy biến áp T1
Máy biến áp T2
Máy biến áp Tự Dùng T41
Máy biến áp Tự Dùng T42
Máy cắt 171
Máy cắt 172
Máy cắt 131
Máy cắt 132
Máy cắt 431
Máy cắt 432
Máy cắt 412
Máy cắt 471
Máy cắt 472
Máy cắt 473
Máy cắt 474
Dao cách ly 171-7
Dao cách ly 171- 1
Dao cách ly 172- 7
Dao cách ly 172- 2
Dao cách ly 131-1
Dao cách ly 132-2
Dao cách ly 112- 1
Các thiết bị nhị thứ

ABB

ABB
ABB
ABB
AEG
AEG
AEG
AEG
ABB
ABB
ABB
ABB
ABB
ABB
ABB
ABB
ABB
ABB
ABB
ABB
ABB
ABB
ABB

1.3.1. Máy biến áp T1
1. Thông số kỹ thuật cơ bản











Loại máy : MBA làm mát bằng dầu tuần hoàn cộng quạt gió
Hãng sản xuất ABB, tiêu chuẩn chế tạo IEC -76
Năm xuất xưởng 2004, ngày đưa vào vẫn hành 6/6/2005, số seri
( VN00003)
Tổng trọng lượng : 66000 kg
Trọng lượng lõi cộng dây cuốn : 33000kg
Trọng lượng vận chuyền :
Có dầu :58000 Kg
Không dầu :42000 Kg
Trọng lượng dầu : 17000 Kg, loại dầu NYNASGXBT10
Khả năng chịu áp lực thùng dầu: 70 Kpa/ Full
6


2. Thông số định mức




Uđm 115±8.1,5%/22/6,3KV ( có 17 nấc điều chỉnh, nấc 9 là nấc định mức)
Công suất định mức

-Có quạt mát ( ONAF)

Sđm = 50/50/16,7 MVA

Iđm= 251/1312/1599 A





Tần số định mức 50 Hz
Tổ nối dây: Y/Y/Δ/11
Mức chịu đựng điện áp tăng cao:

-LI 550/AC230 KV , LI 250/AC 95KV
-LI 125/AC50KV ( cuộn cao)
-LI 125/AC 50 KV ( cuộn trung )
-LI 50/AC 20 KV ( cuộn hạ )


Điện áp ngắn mạch ( Uk %): đo với Sđm=50 MVA, tương ứng với nấc 1,9,17

- UkCT nấc 1 = 13% (128,8/22KV )
-UkCT nấc 9 = 12,5% ( 115/22KV )
UkCT nấc 17 = 12,4% ( 101,2/22KV )




Tổn hao không tài P0= 26 KW ( giá trị thực ), P0= 23,54 KW ( giá trị đo)
Dòng điện không tải : I0= 0,1082%
Tổn hao khi mang tải đo ở 3 vị trí phân áp ( nấc 1,9,17 )

-Pt nấc 1 = 212,08 KW ( 128,8/22 KV )

-Pt nấc 9 = 210,73 KW ( 115/22 KV )
-Pt nấc 17 = 245 KW ( 101,2/22KV )
Các thiết bị phụ trợ nắp trên máy:
7


a) Các sứ đầu vào là loại sứ nạp dầu không áp lực, ở nhiệt độ 20 oC mức dầu trong

sứ cách đỉnh 30 mm.
- Phía 110 KV : loại GOB 550
- Phía 22 KV : loại DT 20 NF 2.000
b) Bộ thở : loại E1S, chứa ô xít si lic ( silicalgel) và coban ( chất chỉ thị màu). Khi
thấm ẩm, tùy theo mức độ thấm ẩm mà màu sắc của chất chỉ thị màu như sau:
- Màu xanh : Vẫn còn khô
- Màu xanh xám : ẩm 1 phần
- Màu hồng : ẩm hoàn toàn
c) Đồng hồ chỉ thị mức dầu : loại commen, là loại chỉ thị mức dầu theo góc quay,
tương ứng với sự dãn nở dầu tác động lên hệ thống phao quay, ở nhiệt độ trung
bình 300C, góc quay tương ứng là 30 0 và độ cao mức dầu so với đáy thùng dầu
là 200 mm.
d) Bộ điều áp dưới tải UZF : loại VC-100 BU. Hệ thống điều chỉnh điện áp có 17
nấc, nấc 9 là nấc định mức. Việc điều khiển được thực hiện bằng tay hoặc tự
động nhờ khóa lựa chọn phương thức vận hành ( AUTO/MANUER ). Chế độ
bằng tay có thể được điều khiển từ xa hoặc tại chỗ nhờ việc chuyển đổi khóa
lựa chọn ( LOCAL & REMOTE ). Khi điều khiển tại chỗ bằng tay quay thì mỗi
nấc phân áp tương ứng với số vòng quay là 20 vòng/ 1 nấc.
e) Hệ thống rowle bảo vệ nội bộ MBA:
*Rơ le ga :loại COMEN BR 80 MGO, rowle gồm 2 hệ thống phao A&B, quạt
nhỏ C và 2 hệ thống tiếp điểm. Rowle phải được tiến hành kiểm tra định kỳ
hàng năm bao gồm các hạng mục:

• Kiểm tra hướng của dòng dầu
• Kiểm tra hệ thống phao
• Kiểm tra hệ thống tiếp điểm
• Lấy mẫu khí
• Thí nghiệm các chức năng của role bằng cơ khí và bơm khí
*Rơ le áp lực: được dung để bảo vệ thùng dầu chính và thùng dầu khoang công
tắc k, khi bên tring thùng dầu nội bộ.
1.3.2 Máy biến áp T2
1. Thông số kĩ thuật cơ bản:
• Loại máy: MBA làm mát bằng dầu tuần hoàn cộng quạt gió
• Hãng sản xuất ABB, tiêu chuẩn chế tạo IEC- 76

8




Năm xuất xưởng 2004, ngày đưa vào vận hành 6/6/2005, số seri ( VN

00003).
• Tổng trọng lượng : 66000 Kg
• Trọng lượng lõi cộng dây cuốn: 33000 Kg
• Trọng lượng vận chuyển:
-Có dầu : 58000 Kg
-Không dầu: 42000 Kg
• Trọng lượng dầu: 17000 Kg, loại dầu NYNAS GXBT10
• Khả năng chịu áp lực thùng dầu: 70 Kpa/full
2. Thông số định mức:
• Uđm: 115±8.1,5%/22/6,3 KV ( có 17 nấc điều chỉnh, nấc 9 là nấc định
mức )

• Công suất định mức:
Có quạt mát (ONAF)

Sđm = 50/50/16,7 MVA
Iđm= 251/1312/1599 A

Không quạt mát ( ONAN ): Sđm = 40/40/13,3 MVA
Iđm= 210/1050 A




Tần số định mức 50 Hz
Tổ nối dây: Y/Y/Δ/11
Mức chịu đựng điện áp tăng cao:

-LI 550/AC230 KV , LI 250/AC 95KV
-LI 125/AC50KV ( cuộn cao)
-LI 125/AC 50 KV ( cuộn trung )
-LI 50/AC 20 KV ( cuộn hạ )


Điện áp ngắn mạch ( Uk %): đo với Sđm=50 MVA, tương ứng với nấc 1,9,17

- UkCT nấc 1 = 13% (128,8/22KV )
-UkCT nấc 9 = 12,5% ( 115/22KV )
UkCT nấc 17 = 12,4% ( 101,2/22KV )

9







Tổn hao không tài P0= 26 KW ( giá trị thực ), P0= 23,54 KW ( giá trị đo)
Dòng điện không tải : I0= 0,1082%
Tổn hao khi mang tải đo ở 3 vị trí phân áp ( nấc 1,9,17 )

-Pt nấc 1 = 212,08 KW ( 128,8/22 KV )
-Pt nấc 9 = 210,73 KW ( 115/22 KV )
-Pt nấc 17 = 245 KW ( 101,2/22KV )
Các thiết bị phụ trợ nắp trên máy:
a) Các sứ đầu vào là loại sứ nạp dầu không áp lực, ở nhiệt độ 20 oC mức dầu trong

sứ cách đỉnh 30 mm.
- Phía 110 KV : loại GOB 550
- Phía 22 KV : loại DT 20 NF 2.000
b) Bộ thở : loại E1S, chứa ô xít si lic ( silicalgel) và coban ( chất chỉ thị màu). Khi
thấm ẩm, tùy theo mức độ thấm ẩm mà màu sắc của chất chỉ thị màu như sau:
- Màu xanh : Vẫn còn khô
- Màu xanh xám : ẩm 1 phần
- Màu hồng : ẩm hoàn toàn
c) Đồng hồ chỉ thị mức dầu : loại commen, là loại chỉ thị mức dầu theo góc quay,
tương ứng với sự dãn nở dầu tác động lên hệ thống phao quay, ở nhiệt độ trung
bình 300C, góc quay tương ứng là 30 0 và độ cao mức dầu so với đáy thùng dầu
là 200 mm.
d) Bộ điều áp dưới tải UZF : loại VC-100 BU. Hệ thống điều chỉnh điện áp có 17
nấc, nấc 9 là nấc định mức. Việc điều khiển được thực hiện bằng tay hoặc tự
động nhờ khóa lựa chọn phương thức vận hành ( AUTO/MANUER ). Chế độ

bằng tay có thể được điều khiển từ xa hoặc tại chỗ nhờ việc chuyển đổi khóa
lựa chọn ( LOCAL & REMOTE ). Khi điều khiển tại chỗ bằng tay quay thì mỗi
nấc phân áp tương ứng với số vòng quay là 20 vòng/ 1 nấc.
e) Hệ thống rowle bảo vệ nội bộ MBA:

*Rơ le ga :loại COMEN BR 80 MGO, rowle gồm 2 hệ thống phao A&B, quạt
nhỏ C và 2 hệ thống tiếp điểm. Rowle phải được tiến hành kiểm tra định kỳ
hàng năm bao gồm các hạng mục:
• Kiểm tra hướng của dòng dầu
• Kiểm tra hệ thống phao
• Kiểm tra hệ thống tiếp điểm
• Lấy mẫu khí
10




Thí nghiệm các chức năng của role bằng cơ khí và bơm khí

*Rơ le áp lực: được dung để bảo vệ thùng dầu chính và thùng dầu khoang công
tắc k, khi bên tring thùng dầu nội bộ.

1.3.3 Máy biến áp tự dung T41 và T42

Máy biến áp TCD do ABB chế tạo. Thông số của các máy biến áp TCD được ghi trong
bảng

Bảng 1.2
Mã hiệu
T41

TCD-500KVA
T42
TCD-75KVA




Sđm
KVA
500

Uđm
(KV)
Ucao
22

Un %
Uhạ
0,4

75

22

0,4

4.21

Iđm
13,12/721,7


Số Seri
900583

4,97

1,97/108,3

900582

Tổ nối dây: Y/Δ-11
Điều chỉnh điện áp dưới tải phía 22KV: Nấc điều chỉnh ± 2×2,5%.

1.3.4. Máy biến áp đo lường
1. Máy biến dòng điện
Máy biến dòng điện IBM do hang ABB chế tạo. Thông số máy biến dòng điện cho
trong bảng 1.3
Bảng 1.3
STT

Chủng
loại
Phân đoạn IBM 123

Uđm KV

Isđm A

Fđm Hz


Isth KA

Ut/Ux

123

500

50

31.5/1

230/550

11


1
Phân đoạn IBM 123
2

123

500

50

31.5/1

230/550


2 . Máy biến điện áp
Máy biến điện áp WN/WP/WS 110KV do hang ABB sản xuất. Thông số của máy biến
điện áp được cho trong bảng 1.4
Bảng 1.4
STT
Chủng loại
Phân đoạn WN/WP/WS
1
Phận đoạn WN/WP/WS
2

Uđm KV
123

U2đm V
110 (100)

Fđm Hz
50

S VA
1000

Ut/Ux KV
230/550

123

110 (100)


50

1000

230/550

1.4 Đặc tính kĩ thuật của các loại máy cắt
1.4.1.Máy cắt LTD 145 D1/B phía 110 kV
Là loại máy cắt do hãng AEG chế tạo, áp lực khí SF6 đm: 5,8 bar ( ở t 0 200C ) . Máy
cắt phía 110KV bao gồm MC171,172,131,132. Thông số của máy cắt LTD 145 D 1/B
được cho trong bảng 1.5
Bảng 1.5
Mã hiệu
S1-123F1






Uđm KV
123

Iđm A
3150

Icđm KA
31,5


Fđm Hz
50

U thử tăng cao ở F cong nghiệp : 230kV
U cung cấp cho mạch điều khiển đóng cắt : 220 V (DC)
U cung cấp cho mạch động cơ lên dây cót: 220 V (DC)
U cung cấp cho mạch thổi xấy : 220 V (AC)

1.4.2. Máy cắt phía 22 KV

12

Ux KV
220


Là loại máy cắt chân không và máy cắt SF6 do hãng ABB sản xuất với chủng loại :
VD4-2412-16 và chủng loại : HD4. Thông số kỹ thuật của hai loại máy cắt này được
cho trong bảng 1.6
Bảng 1.6
Mã hiệu
Uđm KV
VD4-241224
16
HD4 (máy 24
cắt SF6)






Iđm A
1250

Icđm KA
25

Ux KV
125

Imax
40

1250

25

125

40

U thử tăng cao ở F công nghiệp : 50 KV
U cung cấp cho mạch điều khiển : 110 KV (DC)
U cung cấp cho động cơ lên dây cót : 110KV (DC)

1.5. Thông số của cầu dao phụ tải 442









Hãng sản xuất: ABB
Chủng loại : CS3R-2006L-219R
Tiêu chuẩn chế tạo : IEC-76
Năm xuất xưởng: 2004
Ngày đưa vào vận hành: 6/6/2005
Uđm: 24 KV
Iđm : 630 A

1.6.Thông số kĩ thuật của cầu dao cách ly : 171-1; 171-7; 172-2; 172-7; 131-1; 132-2;
112-1









Hãng sản xuất: ABB
Năm xuất xưởng: 2004
Ngày đưa vào vận hành: 6/6/2005
Uđm: 123 KV
Iđm : 1250 A
Fđm: 50 Hz
Trọng lượng :220 Kg

Mức chịu đựng điện áp xung : 550 KV

1.7.Thông số của thiết bị nhị thứ
1.7.1.Hợp bộ bảo vệ quá dòng chạm đất SPAJ 140 C
13


1. Giới thiệu chung
Hợp bộ bảo vệ quá dòng chạm đất SPAJ 140C gồm 2 chức năng:



Bảo vệ quá dòng: Gồm 2 cấp: I> ( quá dòng cấp 1 ) ; I>> ( quá dòng cấp 2 )
Bảo vệ chạm đất ( I0) : gồm 2 cấp : I0> ( I0 cấp 1 ); I0>> ( I0 cấp 2 )

2.Thông số làm việc




Iđm= 1(5)A
Uđm= 18-80 V ( DC); 80-215 (AC)
Fđm= 50/60 Hz

3.Hướng dẫn vận hành



Ở trạng thái làm việc bình thường, đèn UAUX sang
Khi bản thân bên trong rowle có sự cố đèn IRF sáng đỏ, tín hiệu chỉ giải trừ




được khi sự cố được loại trừ ( Không giải trừ bằng tay được ).
Khi role tác động ( phát hiện ) sự cố, sẽ tự dữ K21 , K22, tín hiệu được gửi đến

role đầu ra đi cắt MC, đồng thời gửi tín hiệu đến SACO và chuông.
• Xem thong số sau sự cố, khi role tác động trên màn hình hiển thị lên 1 chữ số
đỏ, kèm theo 1 số đèn LED trên cùng của Modul SPCJ 4D 24 sáng
Muốn biết bảo vệ nào tác động ( khởi động ), ta tra bảng OPEN-IND, ứng với chữ
số đỏ trên màn hình. Nội dung của bảng OPEN-IND như sau :
Bảng 1.7: Operration indicator
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Kí Hiệu
I>STAR
I>TRIP
I>>STAR
I>>TRIP
I0>STAR
I0>TRIP

I0>>STAR
I0>>TRIP
CBFD

Ý nghĩa
Bảo vệ QI cấp 1 khởi động
Bảo vệ QI cấp 1 khởi động
Bảo vệ QI cấp 1 khởi động
Bảo vệ QI cấp 1 khởi động
Bảo vệ I0 cấp 1 khởi động
Bảo vệ I0 cấp 1 khởi động
Bảo vệ I0 cấp 1 khởi động
Bảo vệ I0 cấp 1 khởi động
Bảo vệ chống hư hỏng mạch MC tác động

14


-

Để giải trừ và lấy thong số sự cố ( Sauk hi đã biết loại bảo vệ tác động),
ta ấn nút RESET chuyển vị trí đèn LED đến thanh ghi thông số sự cố
( REGISTERS). Nội dung của thanh ghi thông số sự cố như sau:
Bảng 1.8: Thanh ghi thông số sự cố Registers

STT
1
2
3
4


Kí Hiệu
IL1/IN
IL2/IN
IL3/IN
IMAX(15min)/IN

5
6
7
8
9

t(I>)%
t(I>>)%
I0/IN
t(I0>)%
t(I0>>)%

-

Ý nghĩa
Dòng SC pha A/dòng định mức
Dòng SC pha B/dòng định mức
Dòng SC pha C/dòng định mức
Dòng làm việc max trong 15 phút gần nhất/ dòng
đm
Thời gian khởi động của bảo vệ QI cấp 1
Thời gian khởi động của bảo vệ QI cấp 2
Dòng I0 SC/ dòng định mức

Thời gian khởi động của bảo vệ I0 cấp 1
Thời gian khởi động của bảo vệ I0 cấp 2

Trong quá trình vận hành, muốn xem thông số vận hành hoặc thông số sự
cố, ta nhấn nút RESET STEP để dịch chuyển đèn LED trên Modul SPCJ
4D 24, ta có các thông số sau:
Bảng 1.9: Modul SPCJ 4D24

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Kí Hiệu
IL1
IL2
IL3
I0
I>/IN
t>(S);k
I>>/IN

t>>(S)
I0>/IN
T0>(S)
I0>>/IN
T0>>(S)

Ý nghĩa
Dòng làm việc pha A
Dòng làm việc pha
Dòng làm việc pha
Dòng thứ tự không
Giá trị dòng đặt QI cấp 1/dòng định mức
Thời gian đặt của bảo vệ QI cấp 1 ;hệ số k
Giá trị dòng đặt QI cấp 2/ dòng định mức
Thời gian đặt của bảo vệ QI cấp 2
Giá trị dòng đặt của bảo vệ I0 cấp 1/dòng định mức
Thời gian đặt của bảo vệ I0 cấp 1
Giá trị dòng đặt của bảo vệ I0 cấp 2/ dòng định mức
Thời gian đặt của bảo vệ I0 cấp 2
15


13
14
15

SGF
SGB
SGR


Nhóm khóa chuyển mạch chức năng
Nhóm khóa chuyển mạch liên động các bảo vệ
Nhóm khóa chuyển mạch liên động đầu ra
Ghi chú: Hợp bộ bảo vệ quá dòng chạm đất SPAJ 140C ngoài chức năng
bảo vệ còn ghi lại được dòng sự cố với 5 lần sự cố gần nhất. Khi có 1 sự cố
mới thì thông số SC cũ nhất được xóa đi. Để xem thông số SC của 5 lần SC
trước cần kết hợp giữa phím RESET&PROGRAM, người vận hành không
quan tâm đến việc này.

1.7.2. Hợp bộ bảo vệ tần số SPAF 140C
1. Giới thiệu chung
Hợp bộ bảo vệ tần số SPAF 140C có thể dùng để bảo vệ cho máy phát, động cơ, MBA và
các thiết bị khác. Gồm 2 chức năng
-

Bảo vệ tần số cao
Bảo vệ tần số thấp

2.Thông số làm việc
-

Nguồn làm việc của bảo vệ được cấp từ BU TC ( điện áp dây giữa 2 pha
A&B 110 V).

3.Hướng dẫn vận hành
-

Khi làm việc bình thường đèn UAUX sáng
Khi bản thân bên trong role có sự cố đèn IRF sáng đỏ, tín hiệu chỉ mất đi


-

khi sự cố được loại trừ ( không giải trừ bằng tay được )
Trên mặt của role có 2 bảng liệt kê kí hiệu chỉ thị làm việc của role
( OPER-IND) & ( REGISTERS), có kí hiệu để tra thông số khi bảo vệ làm

-

việc
Role có 4 mức đặt tần số bảo vệ ( Modul SPCF 1D15 ), với 4 đầu ra theo
tần số, thời gian, độ biến thiên tần số, giá trị khóa điện áp thấp. Mục đích là
để sa thải phụ tải theo tần số thấp. Khi role tác động cắt, sẽ cắt tất cả MC

-

đường dây phụ tải thuộc phân đoạn đó.
Role tác động cắt phải đảm bảo đủ 4 điều kiện sau:

16




U trên mức đặt cho khóa U tác động (U
không cho bảo vệ tác động
• F thấp hơn mức đạt
• Thời gian đủ lớn, có 2 mức đạt thời gian: t’ ( thời gian đủ lớn khi
tốc độ biến thiên F nhỏ hơn tốc độ đặt df/dt ); t” ( thời gian khi tốc
độ biến thiên tần số nhỏ hơn tốc độ đặt df/dt). Với 2 loại thời gian

tác động này, nhằm mục đích tránh tác động nhầm khi có dao động
tần số lưới.
• Khi role tác động đèn TRIP màu đỏ sáng, trên màn hình hiển thị
xuất hiện 1 chữ màu đỏ (1-9) , tương ứng với các trạng thái làm
việc của role trên bảng OPER-IND.
Bảng 1.10. OPER-IND
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
A

Kí Hiệu
STAGER 1 STAR
STAGER 1 TRIP
STAGER 2 STAR
STAGER 2 TRIP
STAGER 2 STAR
STAGER 2 TRIP
STAGER 2 STAR
STAGER 2 TRIP
REC.Due
REC.Over


Ý nghĩa
Bảo vệ cấp 1 khởi động
Bảo vệ cấp 1 tác động
Bảo vệ cấp 2 khởi động
Bảo vệ cấp 1 tác động
Bảo vệ cấp 2 khởi động
Bảo vệ cấp 1 tác động
Bảo vệ cấp 2 khởi động
Bảo vệ cấp 1 tác động

Để giải trừ và xem các thông số sự cố, ta nhấn nút reset step chuyển màn hình hiển thị
đến cùng ghi sự cố ( REGISTER ). Để xem thông số vận hành và thông số đặt ta ấn nút
reset step để dịch chuyển vị trí đèn LED trên Modul SPCF 1D15 , đén LED tại vị trí nào
sẽ tương ứng với các giá trị được ghi trên mặt của Modul SPCF 1D15.

Bảng 1.11. Thanh ghi thông số sự cố ( REGISTER)
STT
1
2
3

Trạng thái
U/UN
F
Df/dt

Ý nghĩa
Điện áp tại thời điểm tác động/Uđm
Tần số lưới khi tác động
Tốc độ biến thiên tần số khi tác động

17


4
5
6

fMAXMIN df/dt
N0
Nt

Giá trị MAX, MIN của f và tốc độ biến thiên f khi SC
Số trạng thái cùng tác động
Số lần sự cố xảy ra ở trạng thái 1

Bảng 1.12.Các kí hiệu trên mặt Modul SPCF 1D15
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12


Kí Hiệu
U,f
IRF
FN( Hz)
UF1
T1,T’1(S)
F2
T2,T’2(S)
F3
T3,T’3(S)
F4
T4,T’4(S)
Dt/df
SGF
SGB
SGR

Ý nghĩa
Giá trị thông số của lưới
Tín hiệu báo hư hỏng nội bộ role
Tần số đặt định mức
Giá trị đặt khóa bảo vệ khi điện áp thấp
Các trị số đặt cho bảo vệ cấp 1
Các trị số đặt cho bảo vệ cấp 1
Các trị số đặt cho bảo vệ cấp 1
Các trị số đặt cho bảo vệ cấp 1
Trị số đặt cho tốc độ biến thiên tần số bảo vệ
Nhóm khóa cấu hình role
Nhóm khóa cho tín hiệu bảo vệ bên ngoài

Nhóm khóa cho các role đầu ra

1.7.3.Hợp bộ bảo vệ SPAU 130C
1. Giới thiệu chung
Hợp bộ bảo vệ SPAU 130C được dùng trong giám sát và bảo vệ các trạm biễn
áp phân phối, MF, ĐC…
Hợp bộ bảo vệ SPAU 130C, có 2 chức năng bảo vệ quá áp và kém áp. Role tác
động với điều kiện liên động với các tiếp điểm phụ của aptomat BU, tránh trường hợp tác
động nhầm khi nhảy aptomat BU. Với chế độ bảo vệ kém áp, có chế độ khóa khi điện áp
xuống thấp hơn mức đạt ( 20% Uđm), tránh trường hợp role chờ sẵn lệnh cắt khi không
có điện áp trên thanh cái.
2.Thông số làm việc
Đầu vào của role là điện áp dây 3 pha của lưới trên thanh cái của mỗi phân đoạn. Role có
thể tác động cắt hoặc gửi tín hiệu tùy thuộc vào chức năng được chọn.
3. Hướng dẫn vận hành
• Khi làm việc bình thường đèn UAUX sáng
18




Khi bản thân bên trong role có sự cố đèn IRF sáng đỏ, tín hiệu giải trừ







được khi sự cố được loại trừ ( không giải trừ bằng tay được )

Khi role tác động đèn LED U< (U>) sáng
Nếu đèn led U< (U>) sáng màu vàng, báo role đã khởi động bảo vệ
Nếu đèn led U< (U>) sáng màu đỏ báo role đã tác động cắt MC
Để giải trừ sự cố phải mở nắp role ấn nút reset
Để lấy thông số của sự cố của bảo vệ ta ấn nút step chuyển vị trí đèn led
đến vùng của thanh ghi thông số sự cố ( REGISTERS).
Bảng 1.13. Nội dung thanh ghi sự cố Registers

STT
(Chữ số màu đỏ)
1

Kí hiệu

Ý nghĩa

U>MAX/Un

2
3

U>MAX/Un
U>MAX/Un

4
5

U>MAX/Un
N( U>)


6

N( U<)

7
8

t/t>(%)
t/t<(%)

Điên áp cực đại đo được trên khoảng thời gian
bảo vệ khởi động/ Uđm
Điện áp cực đại đo được/Uđm
Điên áp cực tiểu đo được trên khoảng thời
gian bảo vệ khởi động/ Uđm
Điện áp cực tiểu đo được/ Uđm
Số lần khởi động trạng thái quá áp ( tính từ khi
giải trừ sự cố lần gần nhất)
Số lần khởi động trạng thái kém áp ( tính từ
khi giải trừ sự cố lần gần nhất)
Thời gian khởi động của bảo vệ quá áp
Thời gian khởi động của bảo vệ kém áp

Để xem thông số cài đặt, thông số vận hành, ta nhấn nút STEP chuyển vị đèn LED trên
mặt của MODUL SPCU 3D14
Bảng 1.14 MODUL SPCU 3D14
STT

Kí hiệu


Ý nghĩa

1
2
3
4
5
6

U1-2,U2-3,U3-1
U>/Un
t>(S),k
UT<(S)
SG

Giá trị điện áp dây đang vận hành
Điện áp đặt cho bảo vệ quá áp/ Uđm
Thời gian đặt khởi động cho trạng thái quá áp
Điện áp đặt cho bảo vệ kém áp/ Uđm
Thời gian đặt khởi động cho trạng thái kém áp
Tín hiệu nhóm khóa được chọn

1.7.4.Hợp bộ bảo vệ so lệch SPAD 346C1
19


1.Giới thiệu chung
Hợp bảo vệ SPAD 346C1 gồm 3 mudul độc lập:
-


SPCD 3D 53 bảo vệ so lệch có hãm so sánh giữa dòng phá các phía của phần tử

-

được bảo vệ.
SPCD 2D 55 bảo vệ so lệch có hãm so sánh giữa dòng thứ tự không các phía

-

của phần tử được bảo vệ
RS 621003

2.Thông số làm việc
Tín hiệu đầu vào là dòng điện từ BI của MC tổng các phía. Để tránh tác động sai
khi đóng xung kích MBA, khóa bảo vệ không cho tác động dựa vào giá trị của tỉ số
giữa thành phần dòng so lệch bậc 2 và thành phần dòng so lệch cơ bản ( Id2f, Id1f).
3.Hướng dẫn vận hành



Khi làm việc bình thường đèn UAUX sáng
Khi bản thân role có sự cố đèn IRF sáng đỏ, tín hiệu chỉ giải trừ được khi sự cố

được loại trừ ( không giải trừ bằng tay được ).
• Khi role tác động đèn TRIP màu đỏ bên dưới MODUL SPCD 3D53 ( SPCD 2D
55 ) sáng, kèm theo 1 chữ số màu đỏ trên màn hình bên phải.
• Để giải trừ role ta ấn nút RESET.
• Để xác định loại bảo vệ tác động ta dựa vào chữ số đỏ trên màn hình sau đó ta
tra bảng OPER-IND.

Bảng 1.15. OPER-IND Modul 3D 53
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
A

Thanh ghi
3Δ I > TRIP
3Δ I >> TRIP
Id2f > Block
Id5f > Block
BS1
BS2
BS3
BS4
BS5
ACBF TRIP

Ý nghĩa
Bảo vệ so lệch cấp 1 tác động
Bảo vệ so lệch cấp 2 tác động
Khóa bảo vệ bằng thành phần bậc 2
Khóa bảo vệ bằng thành phần bậc 5
Các tín hiệu điều khiển bên ngoài


Bảo vệ hư hỏng MC tác động

20


Bảng 1.16. Thanh ghi thông số sự cố
Số thanh ghi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10



Ý nghĩa
Giá trị dòng lệch pha A/dòng định mức, tại thời điểm bảo vệ tác động
Giá trị dòng lệch pha B/dòng định mức, tại thời điểm bảo vệ tác động
Giá trị dòng lệch pha C/dòng định mức, tại thời điểm bảo vệ tác động
Giá trị dòng hãm A/dòng định mức
Giá trị dòng hãm B/dòng định mức
Giá trị dòng hãm C/dòng định mức
Giá trị cực tiểu thành phần dòng bậc 2 pha A/thành phần cơ bản tại
thời điểm bảo vệ tác động

Giá trị cực tiểu thành phần dòng bậc 2 pha B/thành phần cơ bản tại
thời điểm bảo vệ tác động
Giá trị cực tiểu thành phần dòng bậc 2 pha C/thành phần cơ bản tại
thời điểm bảo vệ tác động
Trạng thái tín hiệu khóa và điều khiển bên ngoài

-Để xem thông số đặt ta dịch chuyển vị trí đèn led trên mặt của modul SPCD
3D53
Bảng 1.17. Các kí hiệu trên mặt của modul SPCD 3D53

STT
1
2
3

Kí hiệu
P/In ( %)
S ( %)
I2TP/In

4
5

Id/In >>
Id2f/Id1f > (%)

6

Id5f/Id1f > (%)


7

Id5f/Id1f >> (%)

8
9

I1/In
I2/In

Ý nghĩa
Giá trị khởi động cơ bản đặt cho trạng thái có hãm
Tỉ số khời động
Giá trị đặt cho đường khởi chuyển thứ 2 của đường
đặc tính
Giá trị đặt cho trạng thái bảo vệ không hãm
Giá trị đặt cho tỉ số thành phần dòng so lệch bậc 2
và thành phần dòng so lệch cơ bản ( trạng thí khóa )
Giá trị đặt cho tỉ số thành phần dòng so lệch bậc
5/thành phần dòng so lệch cơ bản ( trạng thái khóa )
Giá trị đặt cho tỉ số thành phần dòng so lệch bậc
5/thành phần dòng so lệch cơ bản ( trạng thái bỏ khóa )
Giá trị bù tỉ số cho BI phía cao áp 110kv
Giá trị bù tỉ số cho BI phía hạ áp 22kv
CHƯƠNG 2
XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI TÍNH TOÁN

Phụ tải tính toán là phụ tải giả thiết lâu dài không đổi, tương đương với phụ tải thực
tế về mặt hiệu quả phát nhiệt hoặc mức độ hủy hoại cách điện. Nói cách khác, phụ tải
21



tính toán cũng đốt nóng thiết bị lên tới nhiệt độ tương tự phụ tải thực tế gây ra, vì vậy
chọn các thiết bị theo phụ tải tính toán sẽ đảm bảo an toàn cho thiết bị về mặt phát nóng.
Phụ tải tính toán được sử dụng để lựa chọn và kiểm tra các thiết bị trong hệ thống
cung cấp điện như: máy biến áp, dây dẫn, các thiết bị đóng cắt, bảo vệ..tính toán tổn thất
công suất, tổn thất điện năng, tổn thất điện áp, lựa chọn dung lượng bù công suất phản
kháng,…Phụ tải tính toán phụ thuộc vào các yếu tố như: công suất, số lượng, chế độ làm
việc của các thiết bị điện, trình độ và phương thức vận hành hệ thống…Vì vậy xác định
chính xác phụ tải tính toán là 1 nhiệm vụ khó khăn nhưng rất quan trọng. Bởi vì nếu phụ
tải tính toán xác định được nhỏ hơn phụ tải thực tế thì sẽ giảm tuổi thọ các thiết bị điện,
có khi dẫn đến sự cố cháy nổ, rất nguy hiểm. Nếu phụ tải tính toán lớn hơn thực tế nhiều
thì các thiết bị điện được chọn sẽ quá lớn so với yêu cầu do đó gây lãng phí.
Do tính chất quan trọng như vậy nên từ trước tới nay đã có nhiều công trình nghiên
cứu và có nhiều phương pháp tính toán phụ tải điện. Song vì phụ tải điện phụ thuộc vảo
nhiều yếu tố như đã trình bày ở trên nên cho đến nay vẫn chưa có phương pháp nào hoàn
toàn chính xác và tiện lợi. Những phương pháp đơn giản thuận tiện cho việc tính toán thì
lại thiếu chính xác, còn nếu nâng cao được độ chính xác, kể đến ảnh hưởng của nhiều yếu
tố thì phương pháp tính lại phức tạp.
Sau đây là một số phương pháp tính toán phụ tải thường dùng nhất trong thiết kê cung
cấp điện:
o
o
o

Phương pháp tính theo hệ số yêu cầu và công suất đặt
Phương pháp tính theo số thiết bi làm việc hiệu quả
Phương pháp tính theo suất tiêu hao điện năng cho một đơn vị

sản phẩm

o Phương pháp tính theo suất phụ tải trên một đơn vị diện tích sản
xuất
Trong thực tế thì theo quy mô và đặc điểm của công trình, tùy theo giai đoạn thiết kế sơ
bộ hay kĩ thuật thi công mà chọn phương pháp tính toán phụ tải điện thích hợp.
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1.Phương pháp tính theo suất phụ tải trên một đơn vị diện tích sản phẩm
22


Là phương pháp xác định phụ tải tính toán của khu công nghiệp đang trong giai đoạn
dự án, với giả thiết chỉ biết được diện tích của khu công nghiệp ( ha)
Phương pháp:
Nếu biết diện tích của khu công nghiệp thì phương pháp xác định phụ tải tính toán
theo suất tiêu thụ điện năng trên một đơn vị diện tích áp dụng công thức:
Stt = S× S0
Trong đó:
Là suất tiêu thụ điện năng trên một đơn vị diện tích
S0= 100-200 kVA/ ha
S0= 300-400 kVA/ ha
S là diện tích khu công nghiệp
2.1.2.Phương pháp tính toán theo hệ số kyc và công suất đặt Pd
Là phương pháp xác định phụ tải tính toán của khu công nghiệp đang trong giai đoạn
xậy dựng cơ sở hạ tầng. Khi đó biết được công suất đặt của các trạm xưởng các phân
xưởng trong nhà máy.
Phụ tải tính toán của mỗi phân xưởng được xác định theo công thức:
Ptt= kyc ×Pd
Qtt= Ptt ×tgφ
Trong đó :



kyc là hệ số yêu cầu tra ở sổ tay kĩ thuật theo số liệu thống kê của phân xưởng

tương ứng
• cos là hệ số công suất cũng tra ở sổ tay kỹ thuật
• Pd là công suất đặt của từng phân xưởng
Phụ tải chiếu sáng được tính theo công suất chiếu sáng trên một đơn vị diện tích:
23


Pcs= p0 ×S
Qcs= Pcs × tgφ
Trong đó


P0 là công suất chiếu sáng trên một đơn vị diện tích và được lấy theo tài liệu tham

khảo
• S là diện tích phân xưởng cần được chiếu sáng
• tgφ được suy ra từ cosφ. Nếu sử dụng bóng đèn sợi đốt thì cosφ=1
Từ đó ta tính được phụ tải tính toán toàn phân xưởng:
Stt =
Công suât tính toán của toàn bộ nhà máy:
Pttnm = kdt.
Qttnm= kdt.
Costtnm=
Trong đó:
+kdt là hệ số đồng thời kể đến khả năng phụ tải các phân xưởng không đồng thời cực đại.
kdt = 0,9-0,95 khi số phân xưởng n= 2-4 và kdt= 0,8-0,85 khi số phân xưởng n= 5-10
2.1.3.Phương pháp xác định phụ tải tính toán theo số thiết bị làm việc hiệu quả.
Là phương pháp xác định phụ tải tính toán của khu công nghiệp khi đã biết chi tiết cho

từng phân xưởng, đã biết thông tin chính xác về mặt bằng bố trí thiết bị. Điều đầu tiên
chúng ta phải biết phân nhóm phụ tải và quá trình tính toàn được chia thành các bước
sau:
Bước 1 : Tính n1 là số thiết bị có công suất ≥
nhóm.
Bước 2: Tính n* và P* theo công thức:
n*=
24

thiết bị coa công suất lớn nhất trong


P*=
Trong đó:
P1 là tổng công suất của n1 thiết bị
P∑ là tổng công suất của n thiết bị trong nhóm
Bước 3 : Từ n* và P* tra bảng suy ra nhq* .Sau đó ta tính nhq theo công thức:
nhq= nhq* . n
Bước 4: Tìm kmax
Từ nhq và ksd tra bảng suy ra k max
Từ k max và ksd ta tính phụ tải tính toán theo công thức sau:
Ptt = kmax . ksd . P∑
Qtt = Ptt . tg�tb
Trong đó:
-tg�tb được suy ra từ cos�tb là hệ số trung bình của nhóm thiết bị được tính bằng công
thức sau:
cos�tb =

Công suất của toàn bộ phân xưởng là :
Sttpx =

2.2.Xác định phụ tải tính toán.
2.2.1. Phụ tải tính toán của khu M
Ta có diện tích của khu M là 120,000 m2
Áp dụng công thức : Stt = S. s0
25


×