Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VỀ THU GOM, PHÂN LOẠI, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI XÃ NAM HÙNG, HUYỆN NAM TRỰC, TỈNH NAM ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.89 MB, 88 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

TRẦN THỊ HÀ PHƯƠNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG NÂNG CAO
NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VỀ THU GOM, PHÂN
LOẠI, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI XÃ
NAM HÙNG, HUYỆN NAM TRỰC, TỈNH NAM ĐỊNH

HÀ NỘI, 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

TRẦN THỊ HÀ PHƯƠNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG NÂNG CAO
NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VỀ THU GOM, PHÂN
LOẠI, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI XÃ
NAM HÙNG, HUYỆN NAM TRỰC, TỈNH NAM ĐỊNH

Ngành

: Quản lý tài nguyên và môi trường

Mã ngành : 52850101


NGƯỜI HƯỚNG DẪN: Th.S. NGUYỄN BÍCH NGỌC

HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là : Trần Thị Hà Phương
MSSV : DH00301737
Hiện đang là sinh viên lớp ĐH3QM3 - Khoa Môi trường - Trường Đại học Tài
nguyên và Môi trường Hà Nội.
Với đề tài : “ Đánh giá mô hình truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về
thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã nam Hùng, huyện Nam Trực,
tỉnh Nam Định “, tôi xin cam đoan : đây là công trình nghiên cứu của bản thân, được
thực hiện dưới sự hướng dẫn của Ths. Nguyễn Bích Ngọc. Các số liệu, tài liệu trong
đồ án được thu thập một cách trung thực và có cơ sở.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Nam Định, ngày….tháng ….năm 2017
Sinh viên thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên)

Trần Thị Hà Phương


LỜI CẢM ƠN
Đề tài : “ Đánh giá mô hình truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về thu
gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã Nam hùng, huyện Nam TRực,
tỉnh Nam Định “ được hoàn thành là kết quả của một quá trình học hỏivà là một thành
quả lao động đáng ghi nhận. Trong quá trình nghiên cứu ngoài sự nỗ lực của bản thân,
em đã nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo và bạn bè.
Đặc biệt, tôi xin gừi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô giáo Th.s.

Nguyễn Bích Ngọc đã trực tiếp hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức cần thiết
giúp tôi thu thập tài liệu và vận dụng các phương pháp để hoàn thành đồ án một cách
tốt nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, các cán bộ công tác tại UBND xã Nam
Hùng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đã tạo điều kiện giúp đỡ và cung cấp những
thông tin, tài liệu cần thiết để tôi nghiên cứu đồ án này.
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm, vốn kiến thức còn hạn chế, đồ án
tốt nghiệp này không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự chỉ
bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để tôi có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức,
kinh nghiệm cho bản thân phục vụ cho công tác thực tế sau này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nam Định, tháng......năm 2017
Sinh viên thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên)

Trần Thị Hà Phương


MỤC LỤC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM..............................................................................................80


DANH MỤC BẢNG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM..............................................................................................80


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 3.1 : Vị trí địa lí xã Nam Hùng trên bản đồ...........................................................9
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM..............................................................................................80



BẢNG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT : Bộ Tài Nguyên và Môi trường
BVMT
: Bảo vệ môi trường
CTR
: Chất thải rắn
CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt
EM
: Effective Microorganisms
MT
: Môi trường
QCVN
: Quy chuẩn môi trường
TCXDVNƯ: Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
TNMT
: Tài nguyên môi trường
TTMT
: Truyền thông môi trường
TTg
: Thủ tướng chính phủ
TW
: Trung ương
UBND
: Ủy ban nhân dân
VPCP
: Văn phòng chính phủ
UBMTTQ : Ủy ban mặt trận Tổ quốc
MTTQ
: Mặt trận Tổ quốc



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Môi trường đang trở thành vấn đề chung của nhân loại, được cả thế giới quan
tâm. Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được cải thiện cả vf
vật chất lẫn tinh thần. Việt Nam cũng là nước có môi trường đang bị hủy hoại nghiêm
trọng do các hoạt động của con người. Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ trong những năm
gần đây đã kéo theo những hệ lụy nghiêm trọng cho môi trường, gây mất cân bằng
sinh thái, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như sự phát triển của đất nước.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến hậu quả trên là do nhận thức và thái độ của con
người về môi trường còn nhiều han chế. Từ đó yêu càu đặt ra là phải là thế nào để
nâng cao hiệu quả giáo dục môi trường, truyền thông môi trường.
Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong những năm gần
đây số lượng chất thải rắn trên toàn quốc đã không ngừng gia tăng cả về số lượng lẫn
thành phần, trong đó chủ yếu là chất thải rắn sinh hoạt. Tại các khu vực đô thị và thành
phố, chất thải rắn sinh hoạt là một vấn đề cấp bách do công tác quản lý và nhận thức
của người dân còn nhiều hạn chế. Đáng chú ý nhất là vấn đề ô nhiễm do rác thải rắn,
rác thải sinh hoạt và chất thải ở các làng nghề, bệnh viện, các cơ sở sản xuất, kinh
doanh dịch vụ…Tình trạng ô nhiễm tại các làng nghề và khu kinh tế cũng đang có
chiều hướng gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu do nhiều địa phương, cơ sở sản xuất chưa
quan tâm tới vấn đề môi trường, chưa thực hiện nghiêm túc định của pháp luật về bảo
vệ môi trường cũng như chưa xây dựng các khu xử lý chất thải, nước thải tập trung…
Để giải quyết vấn đề cấp bách này Chi cục BVMT- Sở TNMT tỉnh Nam Định đã kết
hợp với UBND xã Nam Hùng xây dựng mô hình truyền thông nâng cao nhận thức
cộng đồng về nâng cao nhận thức cộng đồng về thu gom, phân loại và xử lí chất thải
sinh hoạt tại xã Nam Hùng huyện Nam Trực, tinh Nam Định
Với mục đích làm cho mô hình được hoàn thiện và duy trì có hiệu quả, do đó tôi
đã thực hiện đồ án tốt nghiệp với tên : "Đánh giá mô hình truyền thông nâng cao
nhận thức cộng đồng về nâng cao nhận thức cộng đồng về thu gom, phân loại và

xử lí chất thải sinh hoạt tại xã Nam Hùng huyện Nam Trực, tinh Nam Định" nhằm
tìm hiểu về quy trình và nội dung các phương thức truyền thông để tìm ra những ưu
điểm và hạn chế của mô hình. Từ đó đề xuất ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả của
1


mô hình nâng cao nhận thức cua cộng đồng về thu gom, phân loại và xử lý chất thải
rắn sinh hoạt tại xã Nam Hùng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
2. Mục tiêu nghiên cứu :
- Đánh giá được hiệu quả của mô hình truyền thông môi trường về thu gom, phân
loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại xã Nam Hùng, huyện Nam Trực tỉnh
Nam Định.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình góp phần nâng
cao chất lượng đời sống của người dân và kinh tế...
3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá việc thực hiện truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về thu
gom, xử lí, phân loại rác thải tại xã Nam Hùng, huyện Nam Trực.
- Đánh giá hiệu quả của mô hình truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về
thu gom, phân loại, xử lí rác thải của xã Nam Hùng, huyện Nam Trực
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả và duy trì mô hình.

2


CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát chung về truyền thông môi trường
Truyền thông là quá trình trong đó người gửi truyền thông điệp tới người nhận
hoặc trực tiếp hoặc thông qua các kênh truyền thông, nhằm mục đích thay đổi nhận
thức, kiến thức thái độ, kĩ năng thực hành của người nhận thông điệp.
Có 3 loại hình truyền thông cơ bản : truyền thông dọc, truyền thông ngang, và

truyền thông theo mô hình.
- Truyền thông dọc : không có thảo luận, không phản hồi. Người phát thông điệp
không biết chính xác người nhận thông điệp cũng như hiệu quả của công tác truyền
thông. Các phương tiện thông tin đại chúng ( báo, phát thanh, truyền hình ) là công cụ
truyền thông dọc.
Truyền thông dọc ít tốn kém và phù hợp với các vấn đề môi trường toàn cầu,
quốc gia. Nội dung truyền thông mang tính thống nhất, tin cậy và có thể phát đi phát
lại nhiều lần.
- Truyền thông ngang : có phản hồi giữa người nhận và người phát thông điệp.
Loại truyền thông này khó hơn, tốn kém hơm nhưng hiệu quả lớn.
Truyền thông ngang phù hợp với cấp dự án và góp phần giải quyết các vấn đề
môi trường địa phương và cộng đồng.
-Truyền thông theo mô hình : Hiệu quả cao nhất. Bằng mô hình cụ thể, sử dụng
làm địa bàn tham quan trực tiếp trao đổi, thảo luân, xem xét đánh giá về mô hình.
Cộng đồng không chỉ hiểu mà còn cảm nhận được, trao đổi thông tin đa chiều
( giữa truyền thông viên với cộng đồng, giữa các đối tượng truyền thông với nhau ).
- Khái niệm truyền thông môi trường : “ Truyền thông môi trường là quá trình
tương tác xã hội hai chiều nhằm giúp cho mọi đối tượng tham gia vào quá trình đó
cùng tạo ra và cùng chia sẻ với nhau các thông tin môi trường, với mục đích đạt được
sự hiểu biết chung về các chủ đề môi trường có liên quan, từ đó có năng lực cùng chia
sẻ trách nhiệm bảo vệ môi trường với nhau. Hiểu biết chung sẽ tạo ra nền móng của sự
nhất trí chung và từ đó có thể đưa ra các hành động cá nhân và tập thể đẻ bảo vệ môi
trường. “
- Truyền thông môi trường có ba vai tro chính trong công tác quản lý môi trường :

3


+ Thông tin : Thông tin cho đối tượng cần truyền thông biết tình trạng quản lí
môi trường và bảo vệ môi trường nơi họ sinh sống, từ đó lôi cuốn cùng quan tâm đến

việc tìm kiếm các giải pháp khắc phục.
+ Huy động : huy động các kinh nghiệm, kỹ năng, bí quyết của tập thể và cá
nhân vào các chương trình, kế hoạch hóa bảo vệ môi trường.
+ Thương lượng : thương lượng hòa giải xung đột, khiếu nại, tranh chấp về môi
trường giữa các cơ quan và trong cộng đồng.
Các giải pháp nâng cao vai trò cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường :
- Công tác truyền thông
- Tăng cường năng lực cho cộng đồng
- Tăng cường quyền tiếp cận thông tin và đối thoại
- Tăng cường thể chế và cơ chế chính sách cấp cộng đồng
- Xây dựng mối quan hệ phối hợp, hợp tác và đối tác
1.2. Cơ sở pháp lý thực hiện mô hình
- Luật bảo vệ môi trường năm 2014: điều 154 về truyền thông phổ biến pháp luật
môi trường phải được thực hiện thường xuyên và rộng rãi.
- Nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị: Nghi quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị
ngày 15 tháng 11 năm 2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ của Chinh phủ về quản
lí chất thải và phế liệu: Chương 3: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt từ điều 15 đến điều
28.
- Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 về chủ động ứng phó với
biến đổi khí hậu, tăng cường quản lí tài nguyên và bảo vệ môi trường
- Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 20 tháng 1 năm 2010 của Ban bí thư trung ương
Đảng về việc tiếp tục thực hiện nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị.
- Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18 tháng 03 năm 2013 của Chính phủ về một số
vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt chiến lược Quốc gia về quản lí tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025,
tầm nhìn đến năm 2050.
- Quyết định số 798/QĐ-TTg ngày 25 tháng 05 năm 2011 của Thủ tướng chính
phủ phê duyệt chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011-2020.


4


- Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05 tháng 9
năm 2012.
- Thông báo số 143/TB-VPCP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Văn phòng chính
phủ về ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về tình hình triển khai
thực hiện chương trình xử lí chất thải rắn giai đoạn 2011-2020
- Thông tư 31/2016/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bảo
vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch
bảo vệ môi trường
1.3. Tình hình thực hiện mô hình truyền thông ở Việt Nam
Hiện nay, bảo vệ môi trường đã trở thành vấn đề toàn cầu cần sự phối hợp, chung
tay của tất cả các quốc gia trên thế giới và cả loài người. Vấn đề ô nhiễm môi trường,
lỗ thủng tầng ozôn, biến đổi khí hậu toàn cầu, hiệu ứng nhà kính, nước biển dâng …
đang từng ngày, từng giờ tác động xấu đến cuộc sống, sinh hoạt của con người. Để
phòng ngừa, ứng phó với những vấn đề trên, các quốc gia đã cùng nhau thảo luận,
thống nhất đưa ra những quy định chung làm căn cứ để mỗi nước có nghĩa vụ chấp
hành, tuân thủ. Căn cứ vào luật pháp quốc tế và điều kiện thực tế về điều kiện tự
nhiên, kinh tế- xã hội, phong tục tập quán riêng của mỗi nước… đã xây dựng, ban
hành Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành để điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân,
tổ chức. Nhưng để các văn bản pháp luật mới ban hành đi vào cuộc sống thì cần phải
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục để mọi người biết và thực hiện; khi hiểu rõ, hiểu đúng
các quy định của pháp luật thì hành động mới đúng; tư tưởng có thông thì hiệu quả
công việc mới cao (kinh nghiệm đã đúc kết rằng: tư tưởng không thông, vác bình tông
không nổi). Nhận thức đúng về tầm quan trọng của tuyên truyền, giáo dục, nâng cao

nhận thức về bảo vệ môi trường nên Đảng và Nhà nước đã quy định cụ thể trong các
chủ trương, đường lối, nghị quyết và các văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể ( Khoản
1 Điều 6 và Điều 154, Luật Bảo vệ môi trường 2014; giải pháp thực hiện trong Nghị

5


quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…).
Trong thời gian qua, với sự nỗ lực của toàn ngành, các cấp chính quyền hoạt
động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường đã được các
cấp, ngành, địa phương quan tâm và đã được đẩy mạnh và đạt được nhiều thành tựu .
Hình thức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường đã đa dạng
hơn; nguồn lực đầu tư cho hoạt động nêu trên được tăng cường; sự phối hợp giữa địa
phương và trung ương trong đào tạo, tập huấn, nâng cao kỹ năng truyền thông cho cán
bộ làm công tác trong lĩnh vực môi trường ngày càng chặt chẽ. Hàng trăm chuyên
mục, chuyên trang, chương trình của các cơ quan thông tấn báo chí, truyền hình với
hàng nghìn bài, tin, ảnh được đăng tải mỗi tháng đã kịp thời phản ánh tình trạng ô
nhiễm môi trường tại các địa phương hoặc biểu dương những điển hình tiên tiến trong
công tác bảo vệ môi trường.
Mô hình truyền thông giáo dục hành động trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh
môi trường hộ gia đình do ChildFund tại Việt Nam tổ chức tại thị xã Bắc Kạn, tỉnh
Bắc Kạn.
Mục đích của Hội thảo nhằm tổng kết, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện thí điểm
mô hình truyền thông Giáo dục Hành động tại bốn huyện dự án Nước sạch và Vệsinh
môi trường gồm Cao Phong, Kỳ Sơn (tỉnh Hòa Bình) và Na Rì, Bạch Thông (tỉnh Bắc
Kạn).
Sau 8 tháng triển khai, kết quả thu được tại các xã dự án là rất khả quan. Chỉ tính
riêng ở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn, đã có 1.888 hộ gia đình tham gia mô hình
GDHĐ. 79,3% hộ dân đặt dụng cụ và xà phòng rửa tay gần nhà bếp và phòng ăn.

67,8% hộ dân làm nắp hố tiêu nhà vệ sinh và 81,1% hộ dân tham gia thu nhặt rác xung
quanh vườn nhà và lối đi. Rửa tay với xà phòng đã trở thành thói quen của nhiều bà
mẹ và trẻ em ở các vùng dự án.
Có thể nói, mô hình GDHĐ đã góp phần thúc đẩy việc thực hiện các hành vi vệ
sinh tại cộng đồng, giúp người dân miền núi dần xóa bỏ phong tục tập quán, thói quen
lạc hậu, tạo lập nếp sống văn minh, tiến đến việc tiếp cận những mô hình vệ sinh hiện
đại.

6


Công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện phong trào giữ gìn vệ sinh
môi trường của Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Phước Mỹ, thành phố Đà Nẵng:
Với những lợi thế nhất định để phát triển kinh tế, xã hội nhưng những khó khăn
và thách thức là điều không thể tránh khỏi, đã đặt ra những vấn đề về xã hội, trong đó
tình trạng ô nhiễm môi trường, nguyên nhân từ các hoạt động du lịch, dịch vụ. Với vai
trò tập hợp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tuyên truyền, vận động nhân dân
tham gia các phong trào, các cuộc vận động thi đua yêu nước. Công tác vận động
Nhân dân thực hiện phong trào vệ sinh yêu nước, nâng cáo sức khỏe Nhân dân được
chính quyền, Mặt trận phối hợp tổ chức thực hiện bằng các hình thức chủ yếu đó là :
Nhằm huy động sức mạnh của cộng đồng chung tay bảo vệ môi trường, Uỷ ban
Mặt trận đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân thực hiện phong trào: “Ngày Chủ nhật
Xanh - Sạch - Đẹp”. Hằng tuần, hằng tháng và trong nhiều năm qua phong trào này đã
được đông đảo Nhân dân nhiệt tình hưởng ứng và duy trì thường xuyên.. Cán bộ, công
chức cơ quan phường chấp hành và thực hiện phong trào này vào Chủ nhật hằng tuần
tập trung thực hiện tại 57 khu đất trống (mỗi khu đất có hàng chục lô đất) 16 điểm
thường xuyên gây ô nhiễm môi trường (như cống, mương thoát nước, đường đất, ....)
Nhân dân tập trung thực hiện việc xử lý, dọn cắt cỏ, rác, san ủi xà bần, nhắc nhỡ các
hộ kinh doanh không lấn chiếm vỉa hè...
Tổ chức, thực hiện mô hình “Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường” tại 6/6 khu

dân cư. Để thực hiện mô hình này Ủy ban Mặt Trận trực tiếp tổ chức, thành lập các tổ
tự quản, nòng cốt là các vị Trưởng Ban công tác Mặt trận, Tổ trưởng tổ dân phố, các vị
có uy tín trong cộng đồng, tộc họ, chức sắc tôn giáo, gắn với việc thực hiện nội dung
“quy ước tổ dân phố văn hóa”, “tộc họ văn hóa”....
Trong nhiều năm qua, thực hiện chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, công tác tuyên
truyền, phổ biến luôn được chú trọng. Nhiều hình thức nâng cao nhận thức cộng
đồng thông qua các tư liệu, tranh ảnh, các chiến dịch truyền thông đại chúng, các
phương tiện truyền thông (báo chí, phát thanh, truyền hình), các cuộc thi sáng tác, viết,
vẽ, tìm hiểu pháp luật về môi trường, các cuộc vận động quần chúng tham gia bảo vệ
môi trường hằng năm được thực hiện thường xuyên và đi vào nền nếp. Nhiều tài liệu,
ấn phẩm, sách giáo khoa, sách tham khảo về bảo vệ môi trường đã được biên soạn và
phát hành nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức môi trường và về pháp luật môi trường

7


cũng như kỹ năng quản lý cho các cấp lãnh đạo, cán bộ quản lý các cấp, các doanh
nghiệp cũng như các tổ chức xã hội. Tuy vậy, công tác giáo dục, đào tạo và nâng cao
nhận thức về bảo vệ môi trường vẫn còn tồn tại những hạn chế sau:
- Một số các bộ/ ngành, địa phương chưa làm tốt chức năng quản lý Nhà
nước về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức về
môi trường theo quy định của pháp luật.
- Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, bộ, ngành, tổ chức trong giải
quyết các vấn đề môi trường và nâng cao nhận thức môi trường.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác môi trường nói chung và công tác giáo dục, đào
tạo, nâng cao nhận thức môi trường nói riêng còn hạn chế về số lượng, năng lực, khả
năng chuyên môn
- Chưa có được chương trình chung, thống nhất về giáo dục, đào tạo môi trường
trong các trường học.
- Chương trình giáo dục, nâng cao nhận thức môi trường cho cộng đồng

mới chỉ dừng ở giai đoạn nhận thức, còn hạn chế khi đi vào giải quyết những vấn đề
cụ thể phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh của địa phương
- Các cơ quan truyền thông còn chưa thực sự phát huy chức năng của mình
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Truyền thông về môi trường chưa phát huy hết hiệu
quả và chưa được xã hội hóa đúng nghĩa.
Trong thời gian tới, cần tiếp tục duy trì phát huy những điểm mạnh, bổ khuyết
những điều còn hạn chế để làm tốt công tác giáo dục, đào tạo, nâng cao nhận thức môi
trường. Có thể coi giai đoạn bước tiếp là chuyển biến từ nhận thức thành hành động
bảo vệ môi trường, vì vậy cần có sự phối hợp giữa các cơ quan, ban/ngành, đoàn thể
xã hội, trong đó các cơ quan quản lý môi trường ở cấp trung ương và địa phương.
1.4. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.4.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lí :

8


Hình 1.1 : Bản đồ vị trí xã Nam Hùng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định
Nam Hùng là một xã thuần nông của huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, có vị trí
tiếp giáp với :
- Phía Đông giáp xã Nam Hoa, xã Hồng Quang
- Phía Tây giáp xã Nam Cường, xã Nam Giang
- Phía Nam giáp xã Nam Hoa
- Phía Bắc giáp xã Nam Cường, xã Hồng Quang
Với vị trí địa lí khá thuận lợi, đó là điều kiện quan trọng để xã Nam Hùng phát
triển kinh tế năng động, đa dạng và hòa nhập với phát triển kinh tế - xã hội, khoa học
kỹ thuật trong nước và quốc tế.
b. Điều kiện tự nhiên
- Địa hình: địa hình bằng phẳng, được hình thành và phát triển gắn liền với lịch
sử hình thành và phát triển của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Độ cao có xu

hướng nghiêng dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. Địa hình sông nhỏ, hẹp,
khả năng tiêu thoát nước tốt. Nhìn chung địa hình ở đây rất thuận tiện cho phát triển
mạng lưới giao thông, cơ sở hạ tầng, các điểm dân cư và thích hợp cho sản xuất nông
nghiệp đặc biệt là ngành nông nghiệp lúa nước và cây màu.
- Khí hậu :

9


Đặc điểm khí hậu xã Nam Hùng mang tính chất chung của khí hậu đồng bằng
Bắc Bộ, là khí hậu chí tuyến gió mùa ẩm, có thời tiết bốn mùa xuân - hạ - thu - đông
khá rõ rệt.
Nhiệt độ : NHiệt độ trung bình hàng năm từ 23-24 0C , số tháng có nhiệt độ lớn
hơn 200C từ 8-9 tháng. Mùa đông có nhiệt độ trung bình 18,9 0C , thàng lạnh nhất là
tháng 1 và tháng 2. Mùa hạ có nhiệt độ trung bình 27 0C, tháng nóng nhất là tháng 7 và
tháng 8.
Độ ẩm : Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình năm 80-85%, giữa tháng có
độ ẩm lớn nhất và nhỏ nhất không chênh lệch nhiều, tháng có độ ẩm cao nhất là 90%
(tháng 3), tháng có độ ẩm thấp nhất là 81% (tháng 1).
Chế độ mưa : Khu vực có chế độ mưa phong phú và khá đồng đều, lượng mưa
trung bình năm giao động từ 1700 – 1800 mm/năm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến
tháng 10, chiếm tới 85 – 90% lượng mưa của năm, tập trung chủ yếu vào tháng 7,
tháng 8 và tháng 9. Tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1. Trong trường
hợp có bão, áp thấp nhiệt đới hay hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới thì lượng mưa cực
đại có thể đạt trong 24 giờ là 300 – 400 mm.
Chế độ gió : Hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa, tốc độ gió trung bình cả
năm là 2-2,3m/s. Mùa đông, hướng gió thịnh hành là gió đông bắc với tần suất 6070%, tốc độ gió trung bình 2,4-2,6 m/s. Những tháng cuối mùa đông, gió có xu hướng
chuyển dần về phía đông. Mùa hè, hướng gió thịnh hành là gió đông nam với tuần
suất 50-70%, tốc độ gió trung bình 1,9-2,2% , tốc độ gió cực đại khi có bão là 40m/s,
đầu mùa hạ thường xuất hiện các đợt gió tây khô nóng gây nhiều thiệt hại đến cây

trồng.
- Thủy văn : Xã Nam Hùng có sông Đào chảy qua phục vụ cho việc tưới tiêu
nông nghiệp. Chế độ sông ngòi chia theo 2 mùa rõ rệt là mùa mưa lũ và mùa cạn
1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Dân số
Dân số xã Nam Hùng 7500 khẩu ở 2090 hộ kinh tế. Nghề nghiệp chủ yếu của
người dân là sản xuất nông nghiệp trồng cây hoa màu và có thu nhập ổn định, đời sống
nhân dân ngày một nâng cao, an ninh chính trị được giữ vững, nhu cầu văn hóa, văn

10


nghệ, thể dục thể thao ngày càng được đẩy mạnh đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của nhân
dân trong toàn xã.
b. Đặc điểm kinh tế

 Cơ cấu kinh tế :
Tuy là một xã tương đối phát triển nhưng dân cư chủ yếu làm nông nghiệp nên tỷ
lệ các hộ thuần nông còn khá cao ( 50,7% ). Những hộ dân cư khác thì kết hợp giữa
ngành nông nghiệp với tiểu thủ công nghiệp ( 13,8%), hoặc là các gia đình vừa kết hợp
nông nghiệp vừa buôn bán dịch vụ (5,2%), vừa có người ăn lương nhà nước (21,2%).
Chỉ có 7,8% số hộ làm phi nông nghiệp.
Bảng 1.1 : Cơ cấu kinh tế của cộng đồng dân cư xã Nam Hùng
Các ngành nghề hộ gia đình
Thuần nông
Nông nghiệp kết hợp với buôn bán, dịch vụ và
tiểu thủ công nghiệp
Cán bộ ăn lương nhà nước, hưu trí kết hợp với

Số hộ

1160

Tỷ lệ (%)
50,7

294

13,8

458
21,2
nông nghiệp
Các hộ phi nông nghiệp
178
7,8
( Nguồn : Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ KTXH năm 2016 UBND xã Nam Hùng)

 Tình hình phát triển kinh tế :
Sản xuất nông nghiệp :
Về trồng trọt : Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của BCH Đảng ủy, UBND xã đã chỉ đạo
Hội đồng quản trị HTX NN, các ngành, các cơ sở, Ban nông nghiệp chủ động phòng
chống đối phó với thời tiết, thực hiện tốt công tác phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng
nên năng suất, sản lượng cây trồng đạt ở mức khá cao.
Tổng diện tích gieo trồng toàn xã 355 ha. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha
canh tác đạt 168 triệu đồng, vượt 18 triệu đồng( 12%) so với kế hoạch đầu năm đề ra
và tăng so với năm 2015 22 triệu đồng/ha/năm. Cụ thể :
Đối với cây lúa năng suất bình quân đạt 5,135 tấn/ha/năm (185kg/sào), tăng
0,135 tấn/ha/năm so với năm 2015, tổng sản lượng đạt 2333,3 tấn tăng 89,7 tấn so với
năm 2015, giá trị kinh tế đạt 14 tỷ 633 triệu đồng. Đối với cây lạc vụ xuân, diện tích
gieo trồng 220 ha, năng suất bình quân đạt 3,88 tấn/ha(140kg/sào). Tổng sản lượng đạt

855,5 tấn, giá trị kinh tế đạt 17 tỷ 966 triệu đồng. Khoai tây vụ đông diện tích 225 ha,

11


năng suất bình quân đạt 13,88 tấn/ha, tổng sản lượng đạt 3124 tấn, giá trị kinh tế đạt
21 tỷ 868 triệu đồng, tăng 6 tỷ 248 triệu đồng. Rau màu các loại cả năm đạt 5 tỷ 499
triệu đồng tăng 1 tỷ 750 triệu đồng so với năm 2015.
Về chăn nuôi :Đàn gia súc, gia cầm đảm bảo duy trì tổng đàn lợn 4206 con, đàn
trâu bò 552 con, đàn gia cầm, thủy cầm 11000 con, đàn chó mèo 1495 con.
Công tác tài chính :
Thực hiện thu chi ngân sách đúng quy định, thực hiện tiết kiệm chi tiêu hnfnh
chính, chi trả lương, phụ cấp và các hoạt động khác đầy đủ, kịp thời để thực hiện totts
các nhiệm vụ kinh tế – chính trị của địa phương.
Tổ chức quyết toán thuế năm 2015 đúng thời gian luật định.
Chi trả tiền hỗ trợ đất 2 lúa 6 tháng cuối năm 2015 số tiền là 42591000 đồng.
Thu ngân sách năm 2016 : 6 tỷ 842 triệu đồng đạt 138,54 % so với dự toán. Chi
ngân sách năm 2016 đạt 6 tỷ 233 triệu đồng (126,54% so với dự toán )
Thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn quy định của nhà nước trong hoạt động tài
chính, thu nộp thuế, quỹ các nghĩa vụ tài chính khác với kho bạc nhà nước, không để
xảy ra tham ô, lãng phí.[7]

 Tình hình văn hóa - xã hội :
Công tác xây dựng cơ bản, xây dựng nông thôn mới :
Xây dựng và hoàn thiện 2 phòng học trường tiểu học Nam Hùng.
Tiến hành sửa chữa, cải tạo, nâng cấp một số công trình bị thiệt hại do cơn bão số
1 năm 2016 gây ra như : tường bao trụ sở UBND xã, tường bao và mái tôn nhà hiệu bộ
trường THCS Nam Hùng.
Lắp đặt hệ thống loa truyền thông không dây trên địa bàn xã.
Phong trào làm đường giao thông nông thôn, xây dựng nông thôn mới tiếp tục

triển khai và thực hiện có hiệu quả. Có 5 đơn vị đăng kí thực hiện vốn trái phiếu Chính
phủ gồm : Cầu Chanh, Vượtt Đông, Minh Tiến, Điện An để làm đường giao thông
thôn xóm và Xóm Tây Cổ tung để làm nhà văn hóa, đến nay các đơn vị đã vận động
đỷ số vốn đối ứng và nhân dân đang tổ chức thi công.
Về văn hóa, thông tin, thể thao :
Hoạt động văn hóa thông tin, phát thanh đã có chuyển biến tích cực về nội dung,
phương thức hoạt động nhằm tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa của địa

12


phương như : Tuyên truyền ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, tuyên truyền kế
hoạch gieo trồng sản xuất,…
Toàn xã có 14/18 thôn, xóm được công nhận văn hóa, có 12 nhà văn hóa thôn,
xóm và 6 sân thể thao đang khai thác và hoạt động có hiệu quả.
Về giáo dục :
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong năm qua đã đtạ được nhiều kết quả tích cực,
chất lượng giáo dục thuownhf xuyên được duy trì và nâng lên.
Trường THCS có 330 em học sinh. Học lực giỏi 69 học sinh đath 20,9 %. Tỷ lệ
học sinh tốt nghiệp lớp 9 thi đỗ vào các loại hình THPT đạt 80%.
Trường đã được cấp trên công nhận trường chuẩn xanh, sạch, đẹp.
Trường tiểu học có 517 em học sinh. Học sinh có thành tích cao trong học tập là
236 em đạt 43,1 %. Tỷ lệ học sinh lên lớp đạt 99,8%
Trường mầm non : Số trẻ bàn giao từ lớp 5 tuổi lên các trường tiểu học là 96 trẻ
đạt tỷ lên 100%
Công tác y tế – dân số gia đình và trẻ em :
Trong năm 2016 tổng số lượt đến khám chữa bệnh tại tram y tế xã là 21300 lượt.
Công tác tiêm chủng mở rộng phòng ngừa 6 bệnh cho trẻ em được tiến hành
thường xuyên và đạt kết quả tuyệt đối. Số cháu uống vitamin A đạt 100%.
Tổ chức triển khai tốt công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, không để xảy ra tình

trạng bệnh dịch và củng cố tốt mạng lưới y tế thôn, xóm.
Triển khai chiến dịch truyền thông lồng ghép với dịch vụ Chăm sóc sức khỏe –
Kế hoạch hóa gia đình. [7]
1.5. Khái quát chung về mô hình truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về
thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã Nam Hùng, huyện Nam
Trực, tỉnh Nam Định.
Mô hình truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về thu gom, phân loại và xử
lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã Nam Hùng được triển khai xây dựng từ ngày 18/8 đến
ngày 30/8/2016 với sự tham gia của nhiều thành phần người dân và các bên liên quan
như :
- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định
- Phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Nam Trực

13


- Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
- Cấp ủy, Chính quyền, đoàn thể và tập thể nhân dân xã Nam Hùng
- Chủ các cơ sở kinh doanh sản xuất, cán bộ của bệnh viện, trường học,..
Mô hình truyền thông về nâng cao nhận thức cộng đồng về thu gom, phân loại,
xử lý chất thải rắn sinh hoạt đã được triển khai xây dựng theo các bước :
- Bước 1 : Xây dựng ý tưởng xây dựng mô hình truyền thông nâng cao nhận thức
cộng đồng về thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
khu vực thị trấn, nông thôn, trung du, miền núi phía Bắc.
- Bước 2 : Xây dựng các tiêu chí để chọn điểm xây dựng mô hình : Mô hình được
xây dựng tại khu vực nông thôn, có các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp,
dịch vụ. Địa điểm được chọn phải có cơ sở vật chất đáp ứng công việc thu gom vận
chuyển và xử lí chất thải rắn. Phải có giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển chất
thải rắn cùng như trong quá trình tham quan, khảo sát, trao đổi ý kiến với cộng đồng
dân cư. Phải có sự nhất trí và cam kết phối hợp của cấp ủy, Chính quyền địa phương,

các cơ quan, đơn vị liên quan của tỉnh, huyện và sự nhiệt tình hưởng ứng của cộng
đồng. Mô hình phải có tính khả thi, ít rủi ro và có tính nhân rộng cao.
- Bước 3 : Tiến hành khảo sát thực tế tại địa điểm xây dựng mô hình, đánh giá
hiện trạng môi trường, xem xét động thu gom, phân loại chât thải rắn. Khảo sát nhận
thức của người dân về bảo vệ môi trường, các hoạt động truyền thông về môi trường.
Từ đó nhận biết được nhu cầu của cộng đồng về công tác tuyền thông môi trường.
- Bước 4 : Họp với các bên liên quan để thảo luận và thống nhất nội dung, các
hoạt động của mô hình truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về thu gom, phân
loại, xử lí chất thải rắn sinh hoạt.
- Bước 5 : Xây dựng kế hoạch chi tiết về mô hình truyền thông nâng cao nhận
thức cộng đồng về thu gom, phân loại, xử lí chất thải rắn sinh hoạt : mục tiêu, nội
dung, các hoạt đọng tham gia, thời gian, kinh phí...
- Bước 6 : Họp với các bên liên quan để thống nhất lại nội dung, kế hoạch, tiến
độ thực hiện, phân công nhiệm vụ và trách nhiệm cho từng đơn vị.
- Bước 7 : Tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện các hoạt động trong mô hình.
Đồng thời tổ chức kiểm tra giám sát công tác thực hiện và kiểm tra công tác phối kết
hợp giữa các đoàn thể.

14


- Bước 8 : Hướng dẫn khắc phục tồn tại, khó khăn trong công tác phối hợp thực
hiện, đánh giá, tổng kết mô hình truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng về
thu gom, phân loại và xử lí chất thải rắn sinh hoạt [9].
Trong thời gian triển khai xây dựng mô hình truyền thông nâng cao nhận thức
cộng đồng về phân loại chất thải rắn sinh hoạt, các hoạt động cụ thể diễn ra trên địa
bàn xã Nam Hùng :
- Tổ chức 3 lớp tập huấn về nâng cao nhận thức về phân loại chất thải rắn sinh
hoạt cho 40 lãnh đạo chủ chốt của xã, 100 chủ cỏ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên
đị bàn xã và 300 người dân đại diện cho cộng đồng dân cư các thôn, xóm.

- Tổ chức ký cam kết tham gia tuyên truyền vận động cộng đồng tham gia vào
công tác thu gom, phân loại chất thải rắn sinh hoạt giữa Chính quyền địa phương và
trưởng các thôn, xóm.
- Tổ chức các cuộc mít tinh thu hút lực lượng đông đảo của các cấp, các ngành,
các tổ chức đoàn thể và cộng đồng dân cư tham gia hưởng ứng như: ra quân cổ động
phong trào BVMT, ra quân vệ sinh môi trường, trồng và chăm sóc cây xanh,...thu hút
các tầng lớp nhân dân : học sinh, Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội người cao tuổi,
các doanh nghiệp...
- Phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh tổ chức mít tinh và ra quân VSMT
hưởng ứng “Ngày Nước thế giới” và “Ngày Khí tượng thế giới” năm 2016, đã thu hút
khoảng gần 1.000 người tham gia.
- Tổ chức ra quân làm vệ sinh đường làng, ngõ xóm thôn với hơn 500 hội viên
tham gia.
- Tổ chức ký cam kết với 426 hộ gia đình về thực hiện công tác thu gom, phân
loại chất thải rắn sinh hoạt
- Tổ chức mô hình Tổ hợp tác thu gom rác thải với mục đích triển khai thu gom
rác thải của các hộ gia đình, thực hiện quét dọn vệ sinh môi trường giữa các xóm.
Đồng thời thu tiền phí thu gom rác thải của các hộ gia đình tại các xóm để trả cthuf lao
cho thành viên Tổ hợp tác.
- Phát động các cuộc thi tìm hiểu về môi trường, treo panô, khẩu hiệu, các phóng
sự trên báo, đài phát thanh của xã Nam Hùng.

15


- Tổ chức in ấn, phát tài liệu, tờ rơi, áp phích, khẩu hiệu về thu gom, phân loại
chất thải rắn tới các hộ gia đình trong xã.
- UBND xã hỗ trợ xe thu gom rác thải, đầu tư trang thiết bị, quần áo bảo hộ phục
vụ cho công tác tổng vệ sinh, khơi thông dòng chảy hàng tháng [9].


16


CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu : : Việc thực hiện mô hình truyền thông về việc thu gom,
phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt tại xã Nam Hùng huyện Nam Trực.
- Phạm vi nghiên cứu :
+ Về không gian : Đề tài được thực hiện tại xã Nam Hùng, huyện Nam Trực,
Nam Định
+Về thời gian :Đề tài được thực hiện từ ngày 27/2/2017 đến ngày 21/5/2017
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu và nghiên cứu thực địa
Thu thập số liệu là chọn lọc các tài liệu và thu thập thông tin tổng quan nhất liên
quan đến đề tài nghiên cứu. Để thu thập được các tài liệu cần thiết tôi đã kế thừa các
tài liệu từ các bản báo cáo nghiên cứu trước đó từ cơ quan quản lý môi trường, cơ quan
quản lý của xã Nam Hùng và các tài liệu từ các nguồn tin cậy khác :
Để thực hiện đồ án tốt nghiệp này tôi đã thu thập được các tài liệu sau:
- Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2016.
Phương hướng nhiệm vụ năm 2017
- UBND xã Nam Hùng , "Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường
năm 2015
- Các văn bản pháp luật bảo về vệ môi trường đang được thực hiện tại xã Nam
Hùng.
Từ các tài liệu đã thu thập được tôi chọn lọc và tổng hợp các thông tin cần thiết
để thực hiện đồ án này.
2.3.2. Phương pháp điều tra xã hội học
Thu thập tài liệu sẵn có là rất cần thiết nhưng không thay thế được việc điều tra
các đối tượng bằng phỏng vấn trực tiếp và qua các câu hỏi có sẵn. Trên cơ sở lấy ý
kiến của người dân và cán bộ để thu thập các thông tin về hiện trạng môi trường và

công tác bảo vệ môi trường, quản lý môi trường tại địa phương, cũng như sự quan tâm
hiểu biết của mọi người về công tác bảo vệ môi trường, các hoạt động tác động đến
môi trường xã Nam Hùng.

17


×