Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN VÙNG CHUYÊN CANH cây NÔNG sản của TỈNH HƯNG yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.38 KB, 111 trang )

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮ T

Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

Cây nông sản
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Cơ cấu kinh tế
Phân công lao động
Khoa học kỹ thuật
Kinh tế - xã hội
Ủy ban nhân dân
Vùng chuyên canh
Vùng chuyên canh cây nông sản
Xã hội chủ nghĩa

CNS
CNH, HĐH
CCKT
PCLĐ
KHKT
KT - XH
UBND
VCC
VCCCNS
XHCN


MỤC LỤC
Trang


MỞ ĐẦU

3

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN VÙNG CHUYÊN
CANH CÂY NÔNG SẢN Ở TỈNH HƯNG YÊN
1.1. Vùng chuyên canh cây nông sản và vai trò của vùng

12

chuyên canh cây nông sản
1.2. Quan niệm, nội dung, và những nhân tố tác động đến

12

phát triển vùng chuyên canh canh nông sản ở Hưng Yên
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÙNG CHUYÊN

19

CANH CÂY NÔNG SẢN Ở TỈNH HƯNG YÊN
2.1. Những thành tựu và hạn chế phát triển vùng chuyên

36

canh cây nông sản ở tỉnh Hưng Yên
2.2. Nguyên nhân của thành tựu, hạn chế và những vấn đề

36


đặt ra cần giải quyết từ thực trạng phát triển vùng
chuyên canh cây nông sản ở tỉnh Hưng Yên

Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÙNG

55

CHUYÊN CANH CÂY NÔNG SẢN Ở TỈNH HƯNG
YÊN

64

3.1. Quan điểm phát triển vùng chuyên canh nông sản ở tỉnh
Hưng Yên
3.2. Một số giải pháp phát triển vùng chuyên canh nông sản
ở tỉnh Hưng Yên
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

64
71
97
99
106

2


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Phát triển VCC là đòi hỏi tất yếu của quá trình xây dựng nền nông
nghiệp hàng hóa có chất lượng cao trong điều kiện phát triển của KHKT, công
nghệ, lực lượng sản xuất, PCLĐ xã hội và nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN. Đồng thời, đây là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà
nước ta trong quá trình đổi mới phát triển nền nông nghiệp theo hướng bền
vững. Phát triển các VCCCNS đã cho phép các vùng, tiểu vùng của các địa
phương khai thác tốt những lợi thế của từng vùng, tạo ra hàng hóa nông sản
có chất lượng cao. Qua đó thúc đẩy hàng nông sản Việt Nam phát triển đáp
ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài, đồng thời góp phần
quan trọng vào phát triển KT - XH của đất nước, nhất là trong điều kiện hội
nhập quốc tế hiện nay.
Hưng Yên là một tỉnh có vị trí địa lý và nguồn lực thuận lợi cho phát
triển các loại cây chuyên canh, tạo nên các VCCCNS. Phát triển các vùng
VCCCNS của tỉnh Hưng Yên ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát
triển nền nông nghiệp hàng hóa, vào khai thác các lợi thế, nguồn lực của địa
phương, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, giữ
vững ổn định chính trị xã hội, xây dựng nông thôn mới,... góp phần thúc đẩy
phát triển lực lượng sản xuất và hoàn thiện quan hệ sản xuất, thúc đẩy KT XH của Tỉnh phát triển.
Nhận thức vai trò quan trọng của phát triển các VCCCNS trên địa bàn
Tỉnh, trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Hội đồng nhân
dân, UBND tỉnh Hưng Yên đã có nhiều chủ trương, chính sách quan tâm, tạo
điệu kiện, khuyến khích cho các VCCCNS phát triển; khuyến khích tổ chức,
các nhân, mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển các VCC, nhân rộng các
mô hình phát triển CNS hiệu quả; khuyến khích áp dụng khoa học công nghệ
trong nông nghiệp; đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật; tạo điều kiện
về chính sách vay vốn sản xuất; xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường đầu
ra cho các CNS trọng điểm của Tỉnh nên về quy mô, cơ cấu, năng suất, chất
3



lượng các loại sản phẩm CNS ngày càng được phát triển và mở rộng, góp
phần quan trọng vào phát triển kinh tế nông nghiệp của Tỉnh.
Tuy nhiên, quá trình phát triển các VCCCNS của Tỉnh trong những năm
qua còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển so với quá trình
phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế. Diện tích đất VCCCNS có xu hướng
thu hẹp do phát triển các khu công nghiệp và giãn dân; kết cấu hạ tầng chưa đáp
ứng được yêu cầu phát triển của vùng; trình độ khoa học công nghệ áp dụng còn
hạn chế; nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho phát triển của vùng còn ít, thị
trường đầu ra còn mang tính tự phát, chất lượng sản phẩm CNS chưa đáp ứng
được yêu cầu tiêu chuẩn của thị trường nhất là thị trường quốc tế... vì vậy đã ảnh
hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển của các VCCCNS cũng như phát triển
kinh tế nông nghiệp và KT - XH của Tỉnh. Với lý do trên tôi lựa chọn đề tài
“Phát triển vùng chuyên canh cây nông sản của tỉnh Hưng Yên” làm luận
văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Phát triển VCC là một nội dung quan trọng trong chính sách phát triển
của Đảng và Nhà nước ta, đây cũng là vấn đề thu hút được sự quan tâm của
nhiều nhà khoa học, các nhà nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu về phát
triển VCCCNS ở tỉnh Hưng Yên tác giả đã thấy có một số công trình khoa
học, bài báo có liên quan đến vấn đề nghiên cứu này.
Hoàng Tự Lập (1996), Nghiên cứu về đất ở các vùng chuyên canh và
một số biện pháp bón phân nhằm nâng cao năng suất chất lượng thuốc lá
vàng (Virgrina) ở miền Bắc Việt Nam, Luận án phó tiến sĩ khoa học nông
nghiệp, Đại học Khoa học tự nhiên, Hà Nội. Công trình tập trung nghiên cứu
những vùng đất chuyên canh và tập trung vào khảo sát vùng đất chuyên canh
trồng cây thuốc lá vàng ở miền Bắc. Tuy nhiên, công trình trên chỉ đi sâu dưới
góc độ kinh tế nông nghiệp, bàn dưới góc độ về việc sử dụng đất đai, chưa đề
cập một cách toàn diện về VCC [30].

Nguyễn Thị Nhung (2002), Nghiên cứu sâu hại nhóm cây đậu ăn quả
(đậu đũa, đậu trạch, đậu bơ, đậu cô ve) và các biện pháp phòng trừ chúng ở
4


các vùng chuyên canh rau ngoại thành Hà Nội và phụ cận, Luận án tiến sĩ
nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội. Công trình nghiên
cứu dưới góc độ y học trong nông nghiệp, chuyên nghiên cứu về các nhóm
sâu gây hại trên nhóm cây đậu ăn quả của các VCC rau ngoại thành Hà Nội và
phụ cận. Mặc dù không đề cập đến lý luận VCC, nhưng kết quả nghiên cứu
của công trình là kênh tham khảo cho sự phát triển các VCC nói chung và
CCCNS ở tỉnh Hưng Yên nói riêng [37].
Nguyễn Văn Chinh (2002), Quy hoạch phát triển vùng chuyên canh cây
bông giai đoạn 2002-2010, chuyên đề thực tập tốt nghiệp, Đại học Nông nghiệp
Hà Nội. Công trình nghiên cứu VCC cây bông dưới góc độ kinh tế nông nghiệp,
trong đó đi sâu làm rõ lý luận chung về quy hoạch phát triển KT - XH, về quy
hoạch nông nghiệp và quy hoạch VCC; đánh giá thực trạng quy hoạch phát triển
cây bông trên cả nước. Quy hoạch và giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển
VCC cây bông trong giai đoạn 2002- 2010. Công trình đã bàn tới lý luận VCC
nông nghiệp, ý nghĩa của việc quy hoạch VCC, nội dung của quy hoạch chủ yếu
của VCC... tuy nhiên công trình mới chỉ bàn dưới góc độ khái quát và đi sâu vào
lĩnh vực kinh tế ngành đó là quy hoạch VCC cây bông [5].
Trần Đình Tuấn (2003), Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu
quả kinh tế sản xuất cam, quýt ở huyện Bắc Quang, Hà Giang, Luận án tiến sĩ
kinh tế, Đại học Nông nghiệp, Hà Nội. Công trình nghiên cứu dưới góc độ
kinh tế nông nghiệp, tập trung phân tích những điểm mạnh, hạn chế và đề
xuất các giải pháp chính để nâng cao hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực trồng
cam, quýt ở huyện Bắc Quang, Hà Giang. Những nội dung phân tích chủ yếu
dựa trên góc độ của kinh tế ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, đây cũng là góc độ
tham khảo tốt cho việc nghiên cứu phát triển các VCC [57].

Nguyễn Đức Sơn (2005), Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển
vùng mía nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến đường ở các tỉnh vùng
Bắc Trung Bộ, Luận án Tiến sĩ, Đại Học Kinh tế quốc dân. Công trình đã khái
quát nghiên cứu về phát triển mía nguyên liệu trên thế giới và Việt Nam, đặc
biệt là các nghiên cứu trong và ngoài nước về ngành mía đường Việt Nam.
5


Luận án đã làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng và phát triển vùng
mía nguyên liệu ở vùng Bắc trung Bộ. Phân tích điều kiện tự nhiên, KT - XH
ảnh hưởng đến sự phát triển các vùng mía; thực trạng sản xuất mía nguyên
liệu, những thành công và thất bại của nó ở vùng Bắc Trung Bộ; từ đó đề xuất
được quan điểm, phương hướng và giải pháp có tính khả thi nhằm phát triển
bền vững các vùng mía nguyên liệu ở Bắc Trung Bộ [47].
Mạnh cường (2006), “Phát triển vùng nguyên liệu ở Quảng Ngãi - kết quả
chưa xứng với tiềm năng”, Tạp chí Kinh tế Thương mại, số 42. Công trình
nghiên cứu phát triển vùng nguyên liệu mía đường ở Quảng Ngãi, tác giả đi
phân tích những tiềm năng và thực trạng quá trình khai thác tiềm năng vùng
trồng mía nguyên liệu, từ đó đánh giá và đề xuất một số giải pháp phát triển
vùng mía nguyên liệu ở Quảng Ngãi cho xứng đáng với tiềm năng của vùng.
Tuy nhiên công trình chưa đề cập đến phát triển VCC đặc biệt là VCCCNS một
cách hệ thống [4].
Phạm Ngọc Thắng (2009), “Một số vấn đề đặt ra đối với công tác đào
tạo nghề cho lao động vùng chuyên canh”, Tạp chí Lao động và xã hội, số
364, (t8). Công trình đã phân tích đánh giá những vấn đề chính trong công tác
đào tạo nghề cho lao động của các VCC hiện nay, đề xuất một một số giải
pháp cơ bản về công tác đào tạo nghề. Tuy nhiên, công trình mới chỉ đề cập
đến một số vấn đề lao động cho các VCC, chưa đề cập sâu đến nghiên cứu
toàn diện và một cách hệ thống về VCC, đặc biệt là VCCCNS [60].
Nguyễn Hồng Cử (2010), “Phương hướng phát triển bền vững sản xuất

nông sản xuất khẩu vùng Tây Nguyên”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đà
Nẵng, số 5 (40). Công trình đã phân tích đánh giá một cách khái quát sự phát
triển VCC sản xuất và xuất khẩu cây công nghiệp lớn của Tây Nguyên với các
loại cây chính là cà phê, cao su, hồ tiêu... đây là những lĩnh vực sản xuất nông
sản xuất khẩu có vai trò to lớn, quyết định đến sự phát triển của vùng Tây
Nguyên. Đồng thời, công trình cũng đánh giá thực trạng phát triển, nguyên
nhân của tình trạng phát triển thiếu bề vững của những VCC đó, từ đó đề xuất
phương hướng, giải pháp phát triển theo hướng bền vững của sản xuất nông
6


sản xuất khẩu vùng Tây Nguyên. Tuy nhiên, công trình cũng chưa đề cập
nhiều về lý luận phát triển VCCCNS [1].
Nhóm tác giả Hà Văn Thành, Trương Đình Trọng, Nguyễn Thanh Tính
(2012), “Đề xuất quy hoạch phát triển các vùng chuyên canh hàng hóa khu vực gò
đồi Quảng Bình”, Tạp chí khoa học, Đại Học Huế, số 4 (T57-67) [58].
Công trình nghiên cứu dưới góc độ kinh tế ngành nông nghiệp, phân
tích đánh giá những điều kiện tự nhiên của khu vực gò đồi Quảng Bình để từ
đó đề xuất phát triển các VCC hàng hóa như: VCC cao su, cây sắn cao sản, hồ
tiêu, và vùng trồng rừng phòng hộ kết hợp khai thác làm nguyên liệu. Tuy
nhiên, công trình chưa đề cập đến những lý luận về phát triển các VCC,
những yếu tố tác động của KT - XH đến phát triển VCC, đặc biệt chưa bàn
sâu về phát triển VCCCNS.
Nhóm tác giả Nguyễn Thị Thu Hà, Dương Minh Viễn, Nguyễn Hoang
Anh (2013), “Khảo sát nguy cơ nhiễm Coliforms, Salmonella, Shigelia,
Vae.coli trên rau ở vùng trồng rau chuyên canh và biện pháp cải thiện”, Tạp
chí Khoa học, Đại học Cần Thơ, số 25 (Tr. 98-108). Công trình nghiên cứu
dưới góc độ ngành công nghệ sinh học, những ảnh hưởng của những vi khuẩn
trên rau của các vùng trồng rau chuyên canh. Mặc dù là góc độ khoa học sinh
học nhưng là những tài liệu tham khảo tốt cho việc phát triển các VCCCNS,

để tạo ra những sản phẩm hàng hóa an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo chất
lượng, an toàn đối với người tiêu dùng [14].
Nguyễn Văn Hoàng (2015), Phát triển thị trường đầu ra cho nông sản ở
tỉnh Hải Dương, Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị, Học viện Chính trị [17].
Công trình đã đi sâu, làm rõ các vấn đề về lý luận và thực tiễn của thị
trường đầu ra cho nông sản ở tỉnh Hải Dương và đề xuất một số quan điểm,
giải pháp phát triển thị trường đầu ra cho hàng nông sản của tỉnh. Luận văn đã
đi sâu phân tích các vấn đề về thị trường đầu ra cho hàng nông sản, tập trung
nghiên cứu vào các vấn đề về mức cung, mức cầu hàng hóa, những yếu tố
nhằm phát triển thị trường. Công trình cũng có đề cập một số vấn đề của VCC
nông sản như: các yếu tố nâng cao chất lượng hàng nông sản, phát triển kết
7


cấu hạ tầng của vùng nông sản, trình độ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng
hóa... Tuy nhiên, do mục đích của luận văn nên đã không đề cập sâu về vấn đề
phát triển các VCCCNS của tỉnh Hải Dương.
Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu liên quan đến VCCCNS
của tỉnh Hưng Yên dưới các góc độ khoa học ngành nông nghiệp như:
Nguyễn Tiến Công (2008), “Nghiên cứu kênh tiêu thụ sản phẩm nhãn
lồng Hưng Yên”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Côn
trình tập trung nghiên cứu, làm rõ những vấn đề thị trường, nhất là thị trường
đầu ra tiêu thụ sản phẩm Nhãn lồng ở Hưng Yên. Đồng thời đánh giá thực thực
trạng kênh tiêu thụ sản phẩm Nhãn lồng trong thời gian qua; đề xuất những giải
pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ Nhãn lồng ở Hưng Yên. Tuy nhiên, công trình
không đi phân tích sâu vào các vùng sản xuất Nhãn, đây là tài liệu tham khảo tốt
khi nghiên cứu về phát triển các VCCCNS của tỉnh Hưng Yên [2].
Trịnh Thị Thanh Thủy (2008), “Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu
thụ hoa cây cảnh ở huyện Văn Lâm, Hưng Yên”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại
học Nông nghiệp Hà Nội. Công trình này được nghiên cứu dưới góc độ kinh

tế ngành nông nghiệp, trong đó tập trung làm rõ những yếu tố sản xuất và tiêu
thụ hoa cây cảnh của huyện Văn Lâm, Hưng Yên, một huyện có nhiều lợi thế
về phát triển hoa cây cảnh. Đồng thời, tác giả đã đề xuất được một số giải
pháp để thúc đẩy sản xuất và tiêu thu hoa cây cảnh của huyện Văn Lâm. Đây
là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu phát triển các VCCCNS của tỉnh Hưng
Yên hiện nay [61].
Bùi Hồng Nam (2010), “Nghiên cứu phát triển vùng nguyên liệu rau
quả trên địa bàn tỉnh Hưng Yên phục vụ công ty cổ phần chế biến thực phẩm
chất lượng cao Hải Hưng - Hưng Yên”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học
Nông nghiệp Hà Nội. Công trình này tập trung nghiên cứu những vấn đề
chung về vùng nguyên liệu nói chung trên phạm vi cả nước, vùng nguyên liệu
rau quả địa bàn tỉnh Hưng Yên, những yếu tố và năng lực sản xuất của công
ty chế biến thực phẩm Hải Hưng - Hưng Yên; đề xuất một số giải pháp phát

8


triển vùng nguyên liệu rau quả và nâng cao năng lực sản xuất của công ty.
Tuy nhiên, công trình chưa nghiên cứu sâu và toàn diện về các vùng chuyên
canh của tỉnh Hưng Yên [35].
Trần Thị Mai Hương (2010), Nghiên cứu mô hình sản xuất nhãn muộn trên
địa bàn Hưng Yên, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Công
trình đi sâu nghiên cứu các mô hình sản xuất Nhãn muộn trên địa bàn tỉnh Hưng
Yên, trong đó tập trung vào các mô hình của hai địa phương là thành phố Hưng
Yên và huyện Khoái Châu; chỉ ra những yếu tố kỹ thuật trong xây dựng và phát
triển mô hình Nhãn muộn hiệu quả; đồng thời đề xuất một số giải pháp để phát
triển mô hình này. Đây là góc độ tham khảo quan trọng trong nghiên cứu các
VCCCNS của tỉnh Hưng Yên hiện nay [27].
Ngô Mỹ Lệ (2012), “Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ hoa cây
cảnh ở huyện Văn Giang, Hưng Yên”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Nông

nghiệp Hà Nội. Công trình đề cập nghiên cứu các yếu tố sản xuất và những
kênh thị trường tiêu thụ hoa cây cảnh của huyện Văn Giang. Đây là Huyện có
thế mạnh nhất tỉnh Hưng Yên trong phát triển các loại hoa, cây cảnh. Công
trình đã phân tích đánh giá những điểm mạnh và hạn chế của phát triển sản
xuất và tiêu thụ hoa cây cảnh; đề xuất một số giải pháp phát triển sản xuất và
tiêu thụ hoa cây cảnh ở huyện Văn Giang, Hưng Yên [31].
Các công trình nghiên cứu nêu trên, dù ít hay nhiều cũng đã đề cập đến vấn
đề các VCC và những vấn đề liên quan đến VCCCNS dưới các góc độ khác nhau
theo chuyên ngành kinh tế nông nghiệp cụ thể hoặc bàn về vấn đề kênh tiêu thụ,
những yếu tố tác động đến các loại cây nông sản cụ thể. Những công trình trên là
nguồn tài liệu tham khảo tốt phục vụ cho quá trình nghiên cứu phát triển VCCCNS
của tác giả. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một
cách đầy đủ, khoa học và hệ thống về phát triển VCCCNS dưới góc độ kinh tế
chính. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Phát triển vùng chuyên canh cây nông sản
ở tỉnh Hưng Yên” làm luận văn tốt nghiệp của mình không trùng lặp với bất cứ
công trình nào đã công bố ở trên.
9


3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển VCCCNS ở Hưng Yên,
đề xuất những quan điểm và giải pháp phát triển VCCCNS của tỉnh Hưng Yên.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận giải cơ sở lý luận phát triển VCCCNS ở tỉnh Hưng Yên. Trong
đó làm rõ những vấn đề lý luận chung về VCCCNS; quan niệm, nội dung và
những nhân tố tác động đến phát triển VCCCNS ở tỉnh Hưng Yên.
- Đánh giá thực trạng phát triển VCCCNS ở tỉnh Hưng Yên. Trong đó
đánh giá những thành tựu, hạn chế, chỉ ra những nguyên nhân của thành tựu,
hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết từ thực trạng phát triển

VCCCNS ở tỉnh Hưng Yên.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển VCCCNS tỉnh Hưng Yên.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Phát triển VCCCNS dưới góc nhìn của Kinh tế chính trị
* Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu về nội dung phát triển
VCCCNS trên địa bàn tỉnh Hưng Yên như về: số lượng, chất lượng, cơ cấu,
của các VCCCNS.
- Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu phát triển VCCCNS ở
tỉnh Hưng Yên, tập trung khảo sát ở các VCC chính ở các huyện như: Văn
Giang, Khoái Châu, thành phố Hưng Yên, Kim Động và Ân Thi.
- Về thời gian: Khảo sát từ năm 2011 đến nay
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên quan điểm của các nhà kinh điểm chủ
nghĩa Mác - Lênin, đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, quan điểm
của Đảng bộ, UBND tỉnh Hưng Yên về phát triển kinh tế vùng, VCCCNS.
10


* Cơ sở thực tiễn
Đề tài nghiên cứu trên cở sở khảo sát thực tiễn phát triển VCCCNS của
Tỉnh trên các địa bàn Kim Động, Ân Thi, Khoái Châu, Văn Giang, thành phố
Hưng Yên về các loại CNS chính như: cây lúa, rau màu, cây nhãn, cây chuối,
hoa cây cảnh,...
* Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu đặc thù của kinh tế chính trị
là trừu tượng hóa khoa học; và một số phương pháp khác như: phương pháp
kết hợp lôgic và lịch sử, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh,... Trong đó

chú trọng phương pháp trừu tượng hóa khoa học. Đề tài cũng tập trung nghiên
cứu, phân tích các tư liệu, dữ liệu, thông tin từ các nguồn khác nhau của các
cơ quan chức năng, các đề tài, tạp chí mà tác giả có điều kiện tiếp cận.
6. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài góp phần làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về phát
triển VCCCNS ở tỉnh Hưng Yên. Đề xuất một số giải pháp góp phần phát
triển VCCCNS ở tỉnh Hưng Yên hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên
cứu giảng dạy môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin, làm tài liệu tham khảo để các
địa phương xây dựng chủ trương, biện pháp phát triển VCCCNS.
7. Kết cấu của đề tài
Gồm có: phần mở đầu, 3 chương (6 tiết), kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục.

11


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN VÙNG CHUYÊN CANH
CÂY NÔNG SẢN Ở TỈNH HƯNG YÊN

1.1. Vùng chuyên canh cây nông sản và vai trò của vùng chuyên
canh cây nông sản
1.1.1. Vùng chuyên canh cây nông sản
* Chuyên canh
Theo từ điển tiếng Việt định nghĩa: chuyên canh là chuyên trồng một cây
nông nghiệp nào đó [56, tr.180].
Như vậy, chuyên canh là một trạng thái phát triển chuyên môn hóa trong
lĩnh vực trồng trọt trên cơ sở một trình độ phát triển cao của PCLĐ xã hội theo
ngành trong lĩnh vực nông nghiệp. Phân công lao động xã hội đã phân chia nền

sản xuất xã hội thành nhiều ngành nghề khác nhau, thúc đẩy sản xuất hàng hóa
phát triển. Sản xuất hàng hóa càng phát triển, PCLĐ xã hội càng sâu sắc, nó diễn
ra ngay trong nội bộ từng ngành sản xuất, hình thành những ngành kinh tế độc
lập. C.Mác đã dự báo: “Lao động nông nghiệp là cái cơ sở tự nhiên không phải
chỉ riêng cho lao động thặng dư trong lĩnh vực của bản thân ngành nông
nghiệp, mà nó còn là cơ sở tự nhiên để biến tất cả các ngành lao động khác
thành những ngành độc lập” [34, tr.33].
Như vậy, chính sự phát triển của PCLĐ xã hội và nền kinh tế hàng hoá
dưới tác động trực tiếp của sự phát triển lực lượng sản xuất làm cho tính chuyên
môn hóa sản xuất ngày càng cao. Đối với lĩnh vực nông nghiệp cũng vậy, việc
hình thành các VCC được diễn ra như một tất yếu khách quan và là sản phẩm của
PCLĐ dưới sự tác động của sự phát triển lực lượng sản xuất.
Cây nông sản có thể hiểu là một bộ phận của ngành nông nghiệp thuộc
về lĩnh vực trồng trọt. Nó tạo ra các sản phẩm nông nghiệp thuộc lĩnh vực
trồng trọt, thông qua gây trồng và sự phát triển của cây trồng. Chuyên canh
CNS là một phần của lĩnh vực trồng trọt trong nông nghiệp. Dưới sự phát triển
12


của lực lượng sản xuất, sự PCLĐ trong lĩnh vực nông nghiệp, chuyên canh CNS
được hình thành và phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể phân theo
ngành, hoặc phân theo sản phẩm của cây trồng. Đối với các loại CNS có thể phân
chia theo ngành sản xuất như: chuyên canh cây lương thực, chuyên canh cây ăn quả,
chuyên canh rau mầu,... Nếu phân chia theo thời gian và tính chất sinh trưởng của cây
trồng có thể chia ra như sau: chuyên canh cây ngắn ngày và chuyên canh cây dài
ngày, ...
Tóm lại, khi KHKT ngày càng phát triển thì tính chất chuyên môn hóa
trong các VCC cũng ngày càng được phân chia một cách chi tiết, cụ thể, tùy
theo vào điều kiện phát triển của từng vùng.
* Vùng chuyên canh

Hiểu theo cách chung nhất, vùng (Region) là một bộ phận của lãnh thổ
quốc gia có các thuộc tính về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, mạng
lưới giao thông, cơ sở vật chất kỹ thuật và cộng đồng dân cư sinh sống.
Tùy vào mục đích nghiên cứu, người ta có thể chia vùng theo địa lý
kinh tế, theo kinh tế, theo hành chính và theo xã hội của cộng đồng dân cư.
Vùng có ranh giới theo pháp lý hoặc ước lệ, có quy mô khác nhau do con
người đặt ra. Sự tồn tại của vùng là khách quan và mang tính lịch sử. Vùng là
cơ sở để hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển theo lãnh thổ
trong quá trình phát triển KT-XH của đất nước.
Vùng chuyên canh là vùng mà thổ nhưỡng ở đó thích hợp với một loại
cây sau khi đã trồng thí nghiệm thí điểm nên quyết định quy hoạch ở vùng đó
chỉ trồng loại cây đó để có kết quả kinh tế cao. Ví dụ: vùng chuyên canh lúa,
vùng chuyên canh ngô, hướng tập trung chuyên canh theo quy mô lớn.
Đối với các VCC, được xác định là những vùng đất, có những điều kiện
khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp trồng một hoặc một số loại cây trồng, nào đó đem
lại hiệu quả kinh tế cao. Vùng chuyên canh được xác định là những vùng, hay
tiểu vùng trong phạm vi đơn vị hành chính nào đó, phạm vi của nó (thường ở
13


cấp xã hoặc huyện) trong một tỉnh, hay trong một quốc gia. Vùng chuyên canh
được quy hoạch và tạo điều kiện phát triển, phát huy được những tiềm năng thế
mạnh của mình đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần vào thúc đẩy sự phát triển
KT-XH của địa phương đó.
Dưới góc độ kinh tế chính trị tác giả quan niệm: Vùng chuyên canh là
khu vực có thổ nhưỡng, khí hậu thích hợp với một hoặc một số loại cây trồng,
được quy hoạch mang tính chuyên môn hóa, đem lại hiệu quả kinh tế cao,
góp phần thúc đẩy sự phát triển KT-XH của địa phương.
Từ quan niệm trên có thể hiểu về VCC như sau:
Vùng chuyên canh là những vùng đất có điều kiện thuận lợi về mặt tự

nhiên như đất đai, khí hậu, nguồn nước, khoáng sản,... cho sự phát triển của cây
trồng nào đó, mà các vùng khác không có hoặc có nhưng không thuận lợi bằng.
Vùng chuyên canh là những vùng được quy hoạch, có chiến lược phát
triển, sản phẩm nông sản mang tính chất chuyên môn hóa cao, có hiệu quả
kinh tế cao, sản phẩm tạo ra không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mà còn
phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
Cơ cấu VCC bao gồm: VCC cây công nghiệp, VCC cây dược liệu,
VCCCNS.
Vùng chuyên canh cây công nghiệp là vùng chuyên trồng một hoặc một
vài loại cây công nghiệp chuyên phục vụ cho các ngành công nghiệp chế biến
như: VCC cây cao su, vùng chuyên trồng cây thông lấy nhựa, vùng chuyên
trồng các loại cây sơn....
Vùng chuyên canh cây dược liệu là vùng chuyên trồng các loại cây
dùng để làm thuốc, phục vụ sản ngành sản xuất thuốc chữa bệnh: như
vùng trồng cây Đinh Lăng, các loại thuốc Nam, thuốc Bắc, vùng trồng
Sâm Ngọc Linh....

14


Vùng chuyên canh cây nông sản là vùng chuyên trồng các loại cây
nông nghiệp như: cây lương thực, cây thực phẩm, cây ăn quả, hoa, cây
cảnh, ... đáp ứng nhu cầu ăn, sinh hoạt trực tiếp của con người.
* Vùng chuyên canh cây nông sản
Từ những phân tích trên, tác giả quan niệm: VCCCNS là khu vực tập
trung trồng một hoặc một số cây nông sản nhất định phù hợp với điều kiện tự
nhiên (khí hậu, thổ nhưỡng) và năng lực nguồn lao động của vùng, mang tính
chất chuyên môn hóa cao, tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, chất lượng tốt, hiệu
quả kinh tế cao, góp phần thúc đẩy sự phát triển KT-XH của địa phương đó.
Theo đó, VCCCNS là một khái niệm tổng quát về vùng mà người ta có

thể xác định được những phần diện tích thích hợp với mục đích sản xuất hàng
hóa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, chế biến và xuất khẩu. Ranh giới
VCCCNS được hoạch định theo địa giới hành chính huyện, xã. Ranh giới này
chỉ mang tính định hướng sản xuất. Xác định phạm vi VCCCNS dựa trên yếu
tố địa lý, cự ly, mức độ tập trung sản xuất, năng lực về giao thông vận tải và
bố trí cơ cấu cây trồng đảm bảo cung ứng sản xuất hàng hóa đều cho các
tháng trong năm có đủ nguyên liệu hoạt động từ 10 – 12 tháng.
Như vậy, VCCCNS có những đặc điểm cơ bản đó là:
Về không gian: VCCCNS là vùng sản xuất nông nghiệp theo lĩnh vực
trồng trọt có ranh giới phụ thuộc vào vị trí địa lý, địa giới hành chính của địa
phương thường (cấp xã, huyện). Đây là những vùng hay tiểu vùng của địa
phương có các yếu tố điều kiện tự nhiên thuận lợi về đất đai, khí hậu cho một
hoặc một số ít cây trồng so với các tiểu vùng khác trong một tỉnh, hay trong
phạm vi một quốc gia, rộng lớn hơn là so sánh với quốc gia khác.
Về quy mô sản xuất: VCCCNS là vùng có diện tích lớn, được quy
hoạch đầu tư phát triển một hoặc một số ít cây trồng chủ lực, phù hợp với
điều kiện tự nhiên và KT - XH của vùng.
Về kỹ thuật và công nghệ sản xuất: VCCCNS là vùng có trình độ sản
xuất cao, theo hướng chuyên môn hóa với các loại giống cây trồng tốt, được
15


tuyển chọn và phù hợp với yêu cầu của thị trường về số lượng, chất lượng, thời
gian cung cấp; là vùng được ứng dụng những tiến bộ về KHKT, công nghệ
mới, đầu tư với mức độ thâm canh cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Về hiệu quả kinh tế: VCCCNS là vùng có tính chuyên môn hóa cao
trong sản xuất nên năng suất, chất lượng sản phẩm cao đáp ứng yêu cầu của
thị trường trong và ngoài nước hoặc phục vụ ngành công nghiệp chế biến, giá
thành sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao, góp phần thúc đẩy KT - XH
trong vùng phát triển.

Về mặt xã hội: VCCCNS phát triển sẽ góp phần giải quyết việc làm,
xây dựng địa bàn ổn định, an ninh được giữ vững và từng bước thực hiện các
mục tiêu xã hội của vùng, địa phương.
Về lực lượng lao động: ở các VCCCNS là lực lượng lao động có kỹ
thuật, kinh nghiệm, trong sản xuất, trồng một số loại CNS nhất định theo
truyền thống của địa phương, vùng.
1.1.2. Vai trò của vùng chuyên canh cây nông sản
Vùng chuyên canh cây nông sản có vai trò quan trọng trong phát triển
KT - XH đối với cả nước nói chung và đối với từng địa phương nói riêng, nó
thể hiện tính chất chuyên môn hóa, phát triển cao của nền nông nghiệp hàng
hóa trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và quá trình hội nhập sâu
rộng vào quốc tế ở nước ta hiện nay. Vai trò của các VCCCNS được thể hiện
trên một số nội dung sau:
* Khai thác, phát huy tốt tiềm năng, lợi thế của các vùng, góp phần
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và PCLĐ xã hội phát triển.
Trong điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN và hội nhập quốc tế sâu rộng ở nước ta hiện nay, đang tạo ra những
điều kiện, cơ hội cho nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ, trong đó có
ngành nông nghiệp. Khi ngành nông nghiệp phát triển, sự hình thành và phát
triển các VCC đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác, phát huy các tiềm
16


năng, thế mạnh, lợi thế so sánh của từng vùng, từng địa phương, nhất là về
tiềm năng đất đai, khí hậu, nguồn nước... để tạo ra các sản phẩm hàng hóa có
chất lượng cao, đem lại thế mạnh cho từng vùng.
Vùng chuyên canh cây nông sản phát triển sẽ cho phép khai thác và sử
dụng tối đa hóa các diện tích đất đai của các địa phương, các vùng, tiểu
vùng vào sản xuất các cây trồng chủ lực đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng
thời, đây là điều kiện thúc đẩy chuyển dịch các diện tích đất nông nghiệp

sản xuất theo hướng truyền thống không hiệu quả sang trồng những loại
cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn; khai thác tốt hơn những diện tích đất
kém hiệu quả, đất hoang hóa,... vào phục vụ phát triển các loại CNS có giá
trị cao. Đặc biệt là thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế tự cấp,
tự túc sang nền nông nghiệp hàng hóa với quy mô, trình độ, hiệu quả ngày
càng lớn. Các vùng sản xuất nông nghiệp trong lĩnh vực trồng trọt có điều
kiện tập trung sản xuất lớn, nhất là chuyển dịch các vùng sản xuất lúa nước
không hiệu quả sang các VCC cây ăn quả, rau màu, hoa cây cảnh... có giá
trị cao hơn gấp nhiều lần, không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của thị
trường mà còn phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
Hình thành và phát triển VCCCNS là động lực cho các ngành khác phát
triển như: ngành dịch vụ nông nghiệp, các ngành công nghiệp chế biến, công
nghiệp phục vụ nông nghiệp phát triển, đồng thời góp phần phát triển các làng
nghề ở các địa phương,... qua đó đây là một trong những động lực để kích
thích phát triển các ngành khác. Do đó, hình thành và phát triển các VCCCNS
có tính chuyên môn hóa cao là điều kiện thúc đẩy sự chuyển dịch CCKT trong
lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn của địa phương đó theo hướng tích cực;
góp phần đẩy mạnh sự PCLĐ xã hội của từng vùng, tiểu vùng phát triển.
Đồng thời, VCCCNS phát triển còn đặt ra yêu cầu ngày càng hoàn thiện, hiện
đại hơn nữa kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật như đường giao thông, hệ thống

17


bưu chính viễn thông, thông tin liên lạc, điện, internet, giáo dục - đào tạo và
các yếu tố văn hóa của vùng.
* Nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản trên thị trường
Vùng chuyên canh cây nông sản là những vùng sản xuất mang tính chất
chuyên môn hóa cao, được quy hoạch, phát triển phù hợp với những điều
kiện, thế mạnh của từng địa phương. Đồng thời, những vùng này được áp

dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật mới, giống cây trồng có chất
lượng cao, sẽ tạo ra những sản phẩm hàng nông sản có chất lượng, đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bởi thực tế cho thấy, quá trình phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng
hóa ở nước ta hiện nay vẫn còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên, trình độ kỹ
thuật của người nông dân vẫn còn hạn chế, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chưa
đúng, chưa phù hợp nên hàng nông sản Việt Nam thường gặp những khó khăn
nhất định trong cung cấp hàng nông sản sạch trên thị trường trong nước cũng
như tham gia vào chuỗi sản phẩm quốc tế, vì bị chịu tác động của những quy
định về hàng rào kỹ thuật an toàn thực phẩm của các nước.
Do đó, việc phát triển các VCCCNS sẽ tạo ra các điều kiện thực hiện áp
dụng những phương pháp kỹ thuật sản xuất an toàn theo các tiêu chuẩn
Vietgap, Aseangap (Tiêu chuẩn các nước ASean) , Eurepgap (tiêu chuẩn Châu
Âu), Globalgap (tiêu chuẩn toàn cầu). Từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm,
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; vượt qua được những rào cản về kỹ thuật
và an toàn thực phẩm của các nước; góp phần cung cấp sản phẩn nông sản
sạch đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước. Đồng thời, làm tăng sức
cạnh tranh với các mặt hàng nông sản khác trên thị trường trong nước cũng
như của các nước trong khu vực và quốc tế khi tham gia vào sân chơi quốc tế
như APEC, WTO, tiến tới là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình dương (TPP).
Phát triển các VCCCSN theo hướng chuyên môn hóa, thông qua áp
dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại làm cho chi phí sản
xuất của hàng nông sản thấp, chất lượng sản phẩm cao, đây là cơ sở quan
18


trọng trong nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản với các sản phẩm các
nước khác. Đồng thời, quá trình phát triển các VCCCSN còn tạo ra các
thương hiệu sản phẩm có uy tín, nâng cao giá trị hàng hóa hàng nông sản
không chỉ cho các vùng nói riêng mà mang cả thương hiệu quốc gia trong quá

trình cạnh tranh, hội nhập quốc tế.
* Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần
hoàn thiện quan hệ sản xuất.
Vùng chuyên canh cây nông sản được hình thành và phát triển sẽ góp
phần giải quyết việc làm ngay tại chỗ cho các địa phương, tận dụng tối đa các
nguồn lực lao động tại chỗ đang dôi dư, giải quyết được vấn đề “ly nông bất
ly hương”. Từ đó nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần ổn định cuộc
sống, giúp người nông dân gắn bó với đồng ruộng và có thể làm giàu trên
chính mảnh đất của mình.
Bên cạnh đó, việc phát triển các VCCCNS còn góp phần phát huy được
những giá trị bản sắc văn hóa, phong tục tập quán sản xuất của nhiều vùng địa
phương trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tạo nên những nét độc đáo, những
giá trị và thương hiệu riêng cho sản phẩm nông sản của Việt Nam trong quá
trình cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Quá trình phát triển tốt các VCCCNS
này sẽ góp phần ổn định địa bàn, an ninh trật tự được giữ vững, tăng cường
khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần củng cố quốc phòng an ninh trên địa bàn
của từng địa phương nói riêng và đối với cả nước nói chung.
1.2. Quan niệm, nội dung và những nhân tố tác động đến phát triển
vùng chuyên canh cây nông sản ở Hưng Yên
1.2.1. Quan niệm về phát triển vùng chuyên canh cây nông
sản ở Hưng Yên
Theo quan niệm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, phát triển là một phạm trù
triết học dùng để khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn
giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện.

19


Phát triển VCCCNS là một quá trình chuyên môn hóa trong sản xuất
nông nghiệp dưới sự tác động của tiến bộ KHKT và sự phát triển của PCLĐ

xã hội, khai thác sử dụng có hiệu quả các điều kiện tự nhiên, điều kiện KT XH hiện có của vùng, tiểu vùng làm cho VCCCNS được gia tăng cả về quy
mô, cơ cấu và chất lượng. Từ đó tạo ra sản phẩm nông sản đảm bảo chất
lượng về an toàn thực phẩm, đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong vùng,
ngoài vùng, phục vụ chế biến và xuất khẩu. Theo đó, tác giả quan niệm: Phát
triển VCCCNS là quá trình làm cho VCCCNS lớn lên về quy mô, tăng về chất
lượng, năng suất, hiệu quả từ hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng
chuyên môn hóa, tiến bộ, bền vững đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản
xuất nông nghiệp hàng hóa và đời sống xã hội nông thôn.
Hưng Yên là tỉnh có nhiều điều kiện, tiềm năng phát triển KT - XH nói
chung và nông nghiệp nói riêng. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát
triển chung của cả nước, Hưng Yên đã đẩy mạnh chuyển dịch CCKT trong nông
nghiệp. Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 25/10/2011 của Tỉnh ủy Hưng
Yên “về chương trình phát triển nông nghiệp hàng hóa hiệu quả cao tỉnh Hưng
Yên giai đoan 2011-2015, định hướng đến năm 2020”; Quyết định 2009/QĐUBND ngày 01/12/2011 của UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt “Đề án thực hiện
Nghị quyết Trung ương 7 khóa X và chương chình số 18-CT/TƯ của Tỉnh ủy
Hưng Yên về nông nghiệp, nông dân và nông thôn giai đoạn 2011-2020, định
hướng đến năm 2030”; và Quyết định 1854/QĐ-UBND ngày 12/11/2014 của
UBND tỉnh Hưng Yên về “Phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh
Hưng Yên theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Tỉnh
Hưng Yên đã đẩy mạnh phát triển các VCCCNS theo hướng sản xuất hàng hóa
lớn như: VCC cây lương thực có VCC lúa ở Phù Cừ, Văn Lâm, Tiên Lữ; VCC
rau màu ở Kim Động, Khoái Châu, Phù Cừ, Tiên Lữ, Thành phố Hưng yên;
VCC cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao: nhãn, vải, cam, quýt, chuối,... ở thành
phố Hưng Yên, Khoái Châu, Kim Động, Yên Mỹ, Văn Giang; VCC hoa cây
20


cảnh ở Văn Giang, Văn Lâm,... quá trình phát triển các VCC đó đã và đang tạo
ra sự phát triển bền vững cho tỉnh Hưng Yên nói chung và ngành nông nghiệp
nói riêng, đây là hướng đi đúng cho sự phát triển KT - XH của Tỉnh. Tuy nhiên,

quá trình phát triển VCCCNS cũng còn gặp những hạn chế nhất định như: các
VCC hình thành và phát triển nhưng vẫn chưa phát huy hết tiềm năng thế mạnh
của từng địa phương, chất lượng sản phẩm vẫn còn có những hạn chế nhất
định,... Do đó, làm ảnh hưởng đến việc phát triển một nền nông nghiệp bền vững
của Tỉnh trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và
hội nhập quốc tế hiện nay.
Từ những vấn đề nêu trên tác giả quan niệm: Phát triển VCCCNS của
tỉnh Hưng Yên là làm cho VCCCNS tăng lên về quy mô, cơ cấu, chất lượng
các loại CNS theo hướng chuyên môn hóa, nâng cao năng lực sản xuất đáp
ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất nông nghiệp hàng hóa và đời sống
xã hội nông thôn trên địa bàn Tỉnh dưới sự tác động của Đảng bộ, chính
quyền các cấp và nhân dân trong địa phương.
Từ quan niệm trên, phát triển VCCCNS của tỉnh Hưng Yên được hiểu trên
một số khía cạnh sau:
Mục đích phát triển VCCCNS ở tỉnh Hưng Yên: Đẩy mạnh chuyên môn
hóa sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, khai thác, phát huy tốt, hiệu quả
tiềm năng, thế mạnh và lợi thế so sánh của Tỉnh về phát triển CNS. Nâng cao
hiệu quả kinh tế, thúc đẩy quá trình chuyển dịch CCKT, CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN và hội nhập quốc tế; đẩy mạnh sự phát triển KT - XH gắn
với đảm bảo an ninh, quốc phòng trên địa bàn Tỉnh.
Chủ thể phát triển VCCCNS ở tỉnh Hưng Yên
Chủ thể là cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh và các cơ quan chức
năng trong tỉnh, huyện và các cấp chính quyền địa phương. Đây là chủ thể tổ
chức quản lý phát triển VCCCNS, có nhiệm vụ xây dựng quy hoạch, kế
hoạch, chiến lược phát triển KT - XH, đề án cho phát triển VCCCNS; ban
21


hành các cơ chế, chính sách, triển khai tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá

kết quả theo chức năng nhiệm vụ trong quá trình phát triển VCCCNS.
Các chủ thể là các tổ chức, cá nhân (doanh nghiệp, hợp tác xã, các hộ kinh
tế... ) tham gia phát triển VCCCNS. Đây là những chủ thể trực tiếp tổ chức, điều
hành, thực hiện phát triển sản xuất CNS, được cấp ủy, chính quyền, ban ngành địa
phương ủng hộ góp phần nâng cao hiệu quả phát triển các loại CNS.
Phương thức phát triển VCCCNS ở tỉnh Hưng Yên: Đây là hoạt động có
sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau, vì vậy phương thức phát triển
VCCCNS của tỉnh Hưng Yên của mỗi chủ thể cũng khác nhau.
Phương thức chung: Dựa trên quan điểm chỉ đạo của Đảng bộ, Hội đồng
nhân dân, UBND tỉnh và các địa phương quy hoạch và phát triển VCCCNS theo
hướng chuyên môn hóa cao, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại, mở
rộng thị trường trong và ngoài nước, gắn với công nghiệp chế biến.
Phương thức cụ thể:
Đối với Đảng bộ, chính quyền, các cơ quan ban ngành chức năng của
Tỉnh đề ra chủ trương, định hướng, quy hoạch, sử dụng các công cụ, chính sách
tác động hình thành các VCC, các khâu của quá trình sản xuất và lưu thông hàng
nông sản, đặc biệt là khâu sản xuất nhằm đảm bảo cho VCCCNS có điều kiện
thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, giải quyết hài hòa lợi ích của các
chủ thể trong tham gia phát triển VCCCNS.
Đối với người sản xuất của VCCCNS thuộc các thành phần kinh tế
khác nhau, nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của Tỉnh
và chính quyền các cấp; tổ chức thực hiện sản xuất theo đúng quy hoạch, tăng
cường áp dụng KHKT tiên tiến hiện đại, nhằm nâng cao năng suất, chất
lượng, thực hiện đúng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn Vietgap và tính cạnh
tranh của hàng nông sản trên thị trường.
Đối với hoạt động dịch vụ cho phát triển sản xuất ở các VCCCNS, cần
phát triển đầy đủ, đồng bộ các loại hình hoạt động dịch vụ từ đầu vào của quá
trình sản xuất như: tín dụng, cung ứng vật tư, giống cây trồng, phân bón,

22



thuốc bảo vệ thực vật,... đến hoạt động dịch vụ đầu ra của sản phẩm như thu
mua hàng nông sản, các ngành chế biến hàng nông sản,... tạo điều kiện thuận
lợi cho sản xuất ở các VCCCNS.
Đối với nhà khoa học, viện nghiên cứu, tăng cường nghiên cứu tạo ra
các giống cây trồng có chất lượng, biện pháp kỹ thuật chăm sóc, bảo quản sản
phẩm sau thu hoạch,... đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm
bảo nâng cao giá trị sản phẩm hàng nông sản của các VCC.
1.2.2. Nội dung phát triển vùng chuyên canh cây nông sản ở tỉnh
Hưng Yên
Một là, phát triển quy mô, số lượng VCCCNS theo hướng hiện đại.
Thực hiện phát triển VCCCNS cần phải có diện tích lớn, sử dụng triệt
để các diện tích hiện có, cũng như thâm canh tăng vụ, theo chủ trương, quy
hoạch của Tỉnh. Trong điều kiện hiện nay, khi diện tích đất nông nghiệp ngày
càng bị thu hẹp do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, để đảm bảo diện
tích phát triển các VCCCNS ở Tỉnh cần thực hiện tốt các vấn đề cụ thể sau:
Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất đai của Tỉnh, cần có chính sách quy
hoạch, phát triển các VCCCNS một cách cụ thể. Trong đó tiếp tục củng cố và
hoàn thiện, nâng cao năng lực sản xuất của các VCCCNS hiện có trên địa bàn
Tỉnh. Tiếp tục đầu tư xây dựng các VCC mới theo hướng phát huy thế mạnh
của từng địa phương theo hướng chuyên môn hóa, mang tính chất hiện đại.
Chuyển đổi mục đích sử dụng những vùng đất sản xuất đất trồng lúa,
đất bãi... sang trồng các loại cây trồng khác mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo
ra các VCCCNS theo hướng chuyên môn hóa, có quy mô lớn.
Nâng cao trình độ thâm canh, tăng vụ, tăng số vòng quay của đất của
các VCC thông qua ứng dụng KHKT, công nghệ trong sản xuất. Tập trung
vào một số VCCCNS là thế mạnh của Tỉnh.
Tăng cường phát triển đa dạng hóa các VCCCNS trên địa bàn tỉnh
theo Nghị quyết 06-NQ/TU ngày 27/6/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh

23


khóa XVIII “về chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, giá trị gia tăng cao, bền vững gắn với xây dựng
nông thôn mới tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm
2030”. Trong đó tập trung mở rộng phát triển các VCC chính như: VCC lúa,
ngô; VCC cây ăn quả: vùng trồng nhãn, cam, chuối,...; VCC rau màu; VCC
hoa, cây cảnh một cách hợp lý theo điều kiện tự nhiên, cũng như thế mạnh
của từng địa phương trên địa bàn Tỉnh.
Hai là, xây dựng cơ cấu VCCCNS một cách hợp lý
Cơ cấu là cách thức tổ chức, sắp xếp các thành phần, các bộ phận trong
nội bộ theo tỷ lệ nhất định nhằm thực hiện một chức năng chung. Đối với xây
dựng cơ cấu VCCCNS ở tỉnh Hưng Yên phải đảm bảo được các yếu tố như:
phát huy được lợi thế về thổ nhưỡng, về kỹ năng và kinh nghiệm của lực
lượng lao động, phải đảm bảo được tính hỗ trợ cho nhau khi có sản phẩm tiêu
thụ gặp khó khăn, ... Vì vậy, xây dựng cơ cấu VCCCNS ở tỉnh Hưng Yên một
cách hợp lý cần phải đảm bảo được các cơ cấu sau: sản phẩm chuyên canh,
vùng chuyên canh, thành phần kinh tế và thị trường.
Cơ cấu sản phẩm chuyên canh: Phát triển đa dạng hóa các loại hình
CNS phù hợp với điều kiện phát triển sản xuất của từng địa phương. Trong đó
chú ý chuyển dịch cơ cấu sản phẩm các VCC theo hướng, giảm cả về số
lượng và tỷ trọng các vùng trồng cây lương thực, tăng tỷ trọng và số lượng
các vùng trồng cây rau màu, cây ăn quả và hoa, cây cảnh.
Cơ cấu VCC tập trung xây dựng và phát triển các VCCCNS của Tỉnh như:
Tập trung phát triển các VCC cây lương thực: trồng lúa cao sản ở Tiên
Lữ, Phù Cừ, Kim Động, Văn Lâm; Phát triển cac VCC Ngô ở Kim động,
Thành phố Hưng Yên..
Phát triển VCC rau màu: các vùng trồng rau sạch, dưa leo sạch, bí đỏ...
ở các Huyện Tiên Lữ, Kim Động, Văn Giang, Khoái Châu.

Phát triển vùng trồng cây ăn quả: Nhãn, vải, chuối, táo, bưởi, ổi, cam
đường... ở các vùng như: Thành phố Hưng Yên, Tiên Lữ, Phù Cừ, Khoái
Châu, Văn Giang
24


Phát triển vùng trồng hoa cây cảnh: Vùng trồng hoa, trồng quất cảnh ở
Khoái Châu, Văn Giang và Văn Lâm
Cơ cấu thành phần kinh tế: Trên cơ sở đa dạng hóa các hình thức sở
hữu, quá trình phát triển VCCCNS trên địa bàn Tỉnh cần phát triển đa dạng
hóa các thành phần kinh tế tham gia. Trong đó phát huy vai trò năng lực sản
xuất và tham gia phát triển hỗ trợ VCC của các thành phần kinh tế nhà nước;
khuyến khích, phát huy vai trò của các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh trên
lĩnh vực nông nghiệp. Phát triển các hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trong
sản xuất giống cây trồng, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Phát huy vai trò của
kinh tế hộ và các thành phần khác; Khuyến khích các thành phần kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài tham gia vào phát triển các VCC có chất lượng cao. Tạo
ra cơ chế liên kết giữa “năm nhà” trong phát triển VCCCNS. Giải quyết hài hòa
lợi ích kinh tế giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân trong quá trình phát
triển VCCCNS gắn với bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế bền vững.
Cơ cấu thị trường: Phát triển đa dạng các loại hình thị trường, trong đó
tập trung vào các loại thị trường đầu ra cho các mặt hàng nông sản, mở rộng
thị trường trong và ngoài Tỉnh, tiến tới các thị trường các nước trong khu vực
và trên thế giới. Chú trọng xây dựng và phát triển thương hiệu những sản
phẩm là đặc trưng của Tỉnh trên thị trường trong và ngoài nước.
Ba là, nâng cao chất lượng VCCCNS :Chất lượng VCCCNS phải được
thể hiện trên chất lượng của sản phẩm CNS, năng suất lao động và nguồn lao
động, hiệu quả KT-XH của các loại CNS đem lại cho từng vùng, địa phương.
Chất lượng sản phẩm: ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong phát
triển các VCCCNS, cây trồng phải đảm bảo chất lượng sản phẩm nông sản

như: bảo tồn và phát triển các loại giống cây trồng quý, có nguồn gen tốt, tạo
ra lợi thế so sánh so với các vùng khác; cải thiện mẫu mã, hạ giá thành sản
phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu gieo trồng, chăm sóc, thu
hoạch, bảo quản và vận chuyển theo các tiêu chuẩn của Vietgap, tiến tới các
25


×