Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

Đồ án tốt nghiệp: Cải tiến quy trình sản xuất nước sạch cho huyện Ứng Hòa với công suất 1500m3ngày.đêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 84 trang )

Đồ án tốt nghiệp: Cải tiến quy trình sản xuất nước sạch cho huyện Ứng Hòa với
công suất 1500m3/ngày.đêm
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đồ án với sự nỗ lực của bản thân, cùng với sự giúp đỡ
của gia đình, thầy cô và bạn bè tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Trước hết,
với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới: TH.S
Trần Thị Ngọc đã trực tiếp hướng dẫn tôi rất tận tình, cho tôi những kiến thức và kinh
nghiệm quý báu, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện, hoàn thành luận
văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ quý báu của lãnh đạo Trạm cấp
nức Liên Bạt huyện Ứng Hòa đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập, nghiên cứu,
dạy cho tôi những kiến thức thực tiễn vô cùng bổ ích và hoàn thiện luận văn đúng thời
hạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình đã luôn đồng hành cùng tôi. Cảm ơn bạn bè
của tôi, những cán bộ của trạm Liên Bạt, Phòng Chất lượng nước Công ty nước sạch
MTV Hà Đông đã giúp tôi trong quá trình học và làm đồ án.
Mặt khác do lần đầu tiếp xúc với vấn đề này, thời gian nghiên cứu chưa nhiều nên
kết quả luận văn đạt ở mức độ nhất định và không tránh khỏi những thiếu sót. Trong thời
gian tới nếu có điều kiện nghiên cứu tìm hiểu sâu them, tác giả sẽ rút ra những kinh
nghiệm qua lần làm luận văn này để hoàn thiện tốt hơn, rất mong được sự đóng góp ý
kiến của quý thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Hòa

SVTH: NGUYỄN THỊ HÒA 1JJJJJJJJJJJJJGVHD: ThS.TRẦN THỊ NGỌC


Đồ án tốt nghiệp: Cải tiến quy trình sản xuất nước sạch cho huyện Ứng Hòa với
công suất 1500m3/ngày.đêm
MỤC LỤC



SVTH: NGUYỄN THỊ HÒA 2JJJJJJJJJJJJJGVHD: ThS.TRẦN THỊ NGỌC


Đồ án tốt nghiệp: Cải tiến quy trình sản xuất nước sạch cho huyện Ứng Hòa với
công suất 1500m3/ngày.đêm
DANH MỤC HÌNH
Hình 1-1: Vị trí địa lý huyện Ứng Hòa...............................................................................10
Hình 1-2: Sơ đồ công nghệ nhà máy sản xuất nước trạm Liên Bạt....................................17
Hình 1-3: Công nghệ sản xuất nước trạm Liên Bạt............................................................17
Hình 1-4:Công nghệ sản xuất nước trạm Liên Bạt.............................................................17
Hình 1-5:Rác thải được tập kết ..........................................................................................18
Hình

SVTH: NGUYỄN THỊ HÒA 3JJJJJJJJJJJJJGVHD: ThS.TRẦN THỊ NGỌC


Đồ án tốt nghiệp: Cải tiến quy trình sản xuất nước sạch cho huyện Ứng Hòa với
công suất 1500m3/ngày.đêm
DANH MỤC BẢNG

SVTH: NGUYỄN THỊ HÒA 4JJJJJJJJJJJJJGVHD: ThS.TRẦN THỊ NGỌC


Đồ án tốt nghiệp: Cải tiến quy trình sản xuất nước sạch cho huyện Ứng Hòa với
công suất 1500m3/ngày.đêm

MỞ ĐẦU
Nước là nhu cầu tất yếu của mọi sinh vật. Không có nước cuộc sống trên Trái Đất
không thể tồn tại được. Hàng ngày trung bình mỗi người cần từ 3-10 lít đáp ứng cho nhu

cầu ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Trong sinh hoạt nước cấp dùng đáp ứng nhu cầu sinh
hoạt ăn uống, vệ sinh, cac họat động giải trí, và các họat động công cộng như cứu hỏa,
phun nước, tưới đường…còn trong công nghiệp, nước cấp được dùng cho quá trình làm
lạnh, sản xuất thực phẩm như đồ hộp, nước giải khát, rượu… Hầu như mọi ngành công
nghiệp đều sử dụng nước cấp như là một nguồn nguyên liệu không gì thay thế được trong
sản xuất.
Tùy thuộc vào mức độ phát triền công nghiệp và mức sinh hoạt cao thấp của mọi
cộng đồng mà nhu cầu về nước cấp với số lượng và chất lượng khác nhau.
Ngày nay với sự phát triển của công nghiệp, đô thị và sự bùng nổ dân số nguồn
nước càng ngày bị ô nhiễm và cạn kiệt. …
Vì thế con người cần phải biết cách xử lý các nguồn nước cấp đề đáp ứng cả về
chất lượng lẫn số lượng cho sinh hoạt hằng ngày và sản xuất công nghiệp.
Cùng với sự đổi mới và phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay, nền kinh
tế của nước ta đang ngày càng phát triển. Đảng và chính phủ rất quan tâm đến mọi mặt
của xã hội, trong đó vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường nhận được sự quan tâm đặc
biệt của nhà nước.
Nằm ở trung tâm các huyện,có đường quốc lộ đi qua, huyện Ứng Hòa là có vị trí
địa lý đặc biệt thuận lợi cho phát triển kinh tế. Thêm vào đó, lại là huyện có nhiều di tích
lịch sử và các đặc sản nổi tiếng nên nhu cầu phát triển ở đây ngày càng tăng lên đòi hỏi
đáp ứng nguồn nước sạch phục vụ mục đích ăn uống, sinh hoạt của người dân trên địa bàn
ngày càng tăng lên. Nước ở đây được dùng chủ yếu là nguồn nước ngầm chưa được xử lý
đúng cách. Nguồn nước ngầm ở khu vực phần lớn có độ tổng khoáng hóa lớn, có dấu hiệu
ô nhiễm sắt và mangan nhẹ về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.
Chính vì thế mà Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông – Chi nhánh xí nghiệp
nước sạch Ứng Hòa đã được xây dựng và đi vào hoạt động để phục vụ nhu cầu nước sạch
cho người dân.

SVTH: NGUYỄN THỊ HÒA 5JJJJJJJJJJJJJGVHD: ThS.TRẦN THỊ NGỌC



Đồ án tốt nghiệp: Cải tiến quy trình sản xuất nước sạch cho huyện Ứng Hòa với
công suất 1500m3/ngày.đêm

CHƯƠNG 1: THÔNG TIN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
1.1 Vị trí địa lý
Thông tin về doanh nghiệp : Là xí nghiệp chi nhánh trực thuộc Công ty TNHH
MTV nước sạch Hà Đông, với diện tích 800m2 .Doanh nghiệp tiền thân là ba trạm cấp
nước: Liên Bạt, Quảng Nguyên, Phú Lương Thượng trong dự án cấp nước liên xã của Ủy
ban nhân dân thành phố Hà Nội. Nay được Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông tiếp
quản . Có trụ sợ chính tại thôn Lưu Khê -xã Liên Bạt -H.Ứng Hòa -Hà Nội.
Các thành phố lân cận: Hải Phòng, Thị xã Đông Triều, Thị xã Phổ Yên
Toạ độ: 20°44'45"N 105°46'10"E

Vị trí
trạm
nước
nuunước

Hình 1-1:Vị trí địa lý huyện Ứng Hòa
1.2 Điều kiện môi trường tự nhiên
1.2.1 Điều kiện địa chất, địa hình
Nhìn chung, địa hình của Ứng Hòa tương đối bằng phẳng. Sông Đáy là phân giới
tự nhiên phía tây của huyện, đồng thời cũng là giao tuyến phân chia địa hình núi đá vôi

SVTH: NGUYỄN THỊ HÒA 6JJJJJJJJJJJJJGVHD: ThS.TRẦN THỊ NGỌC


Đồ án tốt nghiệp: Cải tiến quy trình sản xuất nước sạch cho huyện Ứng Hòa với
công suất 1500m3/ngày.đêm
với đồng bằng chiêm trũng. Riêng 2 xã Đội Bình và Hồng Quang thì mỗi xã có một thôn

nằm trong vùng địa hình núi đá vôi.
Ứng Hòa có hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh tưới tiêu cho hầu hết diện tích
sản xuất nông nghiệp của huyện. Nguồn nước được lấy từ 2 con sông chảy qua huyện là
sông Đáy và sông Nhuệ. Tuy nhiên, mấy năm gần đây 2 sông này đã bị ô nhiễm nguồn
nước do các công trình công nghiệp thải trực tiếp ra sông, đặc biệt là sông Nhuệ.
Giao thông - Du lịch và Tượng Đài lịch sử là tới cầu rục KTXH Bắc Nam từ Phúc
Thọ nghề khảm trai Cao Xá Khu Cháy anh hùng vẫn còn lưu giữ những hiện vật của giai
đoạn gian khổ đó.
1.2.2 Điều kiện khí tượng, thủy văn
Khí hậu của huyện Ứng Hòa mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt, mùa
hạ mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10, mùa đông mưa ít từ tháng 11 đến tháng 4, khí hậu
thời tiết được coi là thuận lợi cho nhiều loại cây phát triển.
1.2.2.1Chế đô nhiệt
Nhiệt độ trung bình năm đạt khảng 23,3 °C, có sự chênh lệch khá cao giữa các
mùa. Mùa khô, lạnh bắt đầu từ tháng 11, kết thức vào tháng 4 năm sau, nhiệt độ có khi
xuống đến 9-10 °C. Mùa mưa- nóng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ có khi lên
đến 36-37 °C.
1.2.2.2 Nắng
Số giờ nắng trung bình các tháng / năm là 116,7 giờ, số giờ nắng thấp nhất 46,9 giờ
( tháng 2), tháng có số giờ nắng cao nhất là 202,8 giờ ( tháng 7). Tổng số giờ nắng trong
năm 1400 giờ.
1.2.2.3 Độ ẩm
Huyện Ứng Hòa là một huyện có nhiệt độ chênh lệch khá lớn, giờ nắng lại tương
đối trung bình nên độ ẩm ở khu vực này cũng khá cao. Trung bình năm nhiệt độ khảng từ
70 – 85%.
1.2.2.4 Lượng mưa
Mùa mưa ở huyện Ứng Hòa bắt đầu vào tháng V và kết thúc vào tháng X. Mùa khô
bắt đầu từ tháng XI và kết thức vào tháng IV năm sau. Lượng mưa trong các tháng mùa
mưa chiếm 82,4% tổng lượng mưa năm còn lại các tháng mùa khô chỉ còn 17,6% tổng
lượng mưa năm.


SVTH: NGUYỄN THỊ HÒA 7JJJJJJJJJJJJJGVHD: ThS.TRẦN THỊ NGỌC


Đồ án tốt nghiệp: Cải tiến quy trình sản xuất nước sạch cho huyện Ứng Hòa với
công suất 1500m3/ngày.đêm
Hai tháng mưa nhiều nhất đó là tháng VII và tháng VIII , tổng lượng mưa hai tháng
này chiếm từ 37-40% tổng lượng mưa năm. Hai tháng ít mưa nhất đó là tháng XII và
tháng I , tổng lượng mưa hai tháng này chiếm khoảng 2-3% tổng mưa năm.
Nhiều tháng không mưa gây ra tình trạng hạn hán nghiêm trọng.
Bảng 0-1:Phân phối lượng mưa trung bình năm (Đơn vị: mm

Tháng
Ứng
Hòa

I

II

III

IV

V

12,5 7,4 5,3 90,7 57,8

VI


VII

VIII

IX

X

XI

XII

211,
5

241,6

300,8

195,9

118,
9

39,4

16,2

(Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc Gia)


1.2.2.5 Thủy văn
Mực nước ngầm phong phú ổn định, có trữ lượng lớn phân bố ở độ sâu khoảng
-14m. Chịu ảnh hưởng trực tiếp từ Sông Đáy và Sông Nhuệ.
1.2.3 Hiện trạng tài nguyên nước
1.2.3.1 Tài nguyên nước mặt
Trên địa bàn huyện có ba con sông lớn chảy qua đó là : Sông Đáy chảy qua phía
Tây Nam dài 31 km, Sông Nhuệ chả qua phía Đông Nam dài 11km, Sông đào Vân Đình
chảy từ Ứng Hòa xuống trung tâm huyện dài khoảng 6km. Mặt khác, Ứng Hòa thuộc
vùng trũng nên có nhiều ao hồ. Tổng diện tích nước mặt lên đến 752,91 ha. Nước của
sông Nhuệ và sông Đáy có hàm lượng phù xa cao, chất lượng nước tốt phù hợp cho việc
cải tạo tính chất đất. Ngoài ra, do đặc điểm là vùng trũng nên các sông và ao hồ trong
huyện có nhiệm vụ quan trọng trong yêu cầu tiêu nước vào mùa mưa.
1.2.3.2 Tài nguyên nước ngầm
Hiện tài chưa có tài liệu đầy đủ về trữ lượng nước ngầm của huyện nhưng theo
khảo sát sơ bộ thì nước ngầm có trữ lượng lớn, mực thủy tĩnh cao, chỉ cần khoan sâu
khảng 15- 20m là đã có nước dung cho sinh hoạt, khoan sâu khảng 100m là có nguồn
nước sản xuất công nghiệp. Chất lượng giếng khoan không được tốt do hàm lượng Fe 2O3
cao.

SVTH: NGUYỄN THỊ HÒA 8JJJJJJJJJJJJJGVHD: ThS.TRẦN THỊ NGỌC


Đồ án tốt nghiệp: Cải tiến quy trình sản xuất nước sạch cho huyện Ứng Hòa với
công suất 1500m3/ngày.đêm
1.3 Điều kiện kinh tế xã hội
1.3.1 Điều kiện kinh tế
Là huyện thuần nông, điểm xuất phát thấp, thời gian gần đây, huyện Ứng Hòa đã
tập trung chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp kết hợp với
khôi phục ngành nghề truyền thống và phát triển nghề mới, nên năm 2009 tổng giá trị sản
xuất của huyện đạt 905,6 tỷ đồng, vượt 2,7% so với kế hoạch. Tốc độ tăng trưởng đạt

11,2%. Số hộ đói nghèo đã giảm được 1.152 hộ (giảm 2,63% so với năm 2008).
1.3.1.1 Về nông nghiệp
Ứng Hòa đã tập trung chỉ đạo nhân rộng các mô hình nông nghiệp giá trị kinh tế
cao nhằm phát huy tối đa hiệu quả giá trị sử dụng đất ở địa phương. Đẩy mạnh chương
trình chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng, theo các mô hình chuyên canh, đa canh, nuôi
thủy sản (lúa + cá + vịt). Hiện tại, tổng đàn gia súc, gia cầm của huyện duy trì khoảng gần
900.000 con.
Đặc biệt, để thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp
hàng hóa, huyện đã quy hoạch 12 điểm với 635ha diện tích trồng rau an toàn tập trung tại
các xã ven sông Đáy.
Cùng với chăn nuôi gia súc, gia cầm, một mũi nhọn khác của Ứng Hòa là nuôi
trồng thủy sản. Năng suất thủy sản trung bình đạt từ 6,2-6,5 tấn cá/ha/năm; cho thu nhập
từ 75-85 triệu đồng/ha/năm; cao gấp 2,5 đến 3 lần so với cấy lúa. Nhiều hộ đầu tư vốn lớn
cho thu nhập lên tới 100-120 triệu đồng/ha/năm.
1.3.1.2 Về công nghiệp
Năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp tăng 12,9% so với
cùng kỳ năm 2008.
Giá trị sản xuất nông nghiệp xây dựng năm 2013 đạt 2.832 tỷ đồng, tăng 4,81% so
với năm 2012.
Về xây dựng cơ bản: vốn xây dựng cơ bản năm 2013 đạt 1.805 tỷ so với năm 2012
tăng 6,1%. Tổng số 201 dự án đang triển khai, thực hiện trên địa bàn huyện. Trong đó đã
xây dựng xong 17 dự án, đang thi công xây dựng 86 dự án, 95 dự án đã và đang lựa chọn
nhà thầu và đã lập xong 3 dự án.

SVTH: NGUYỄN THỊ HÒA 9JJJJJJJJJJJJJGVHD: ThS.TRẦN THỊ NGỌC


Đồ án tốt nghiệp: Cải tiến quy trình sản xuất nước sạch cho huyện Ứng Hòa với
công suất 1500m3/ngày.đêm
Một số ngành có mức tăng trưởng khá như: ngành sản xuất các sản phẩm từ giấy,

sản xuất kim loại đúc sẵn, sản xuất trang phục. Trong năm đã tổ chức 8 lớp học nghề,
nhân cấy nghề.
Về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: Huyện đã triển khai 87 dự án đầu tư xây dựng
cơ bản với tổng vốn trên 550 tỷ đồng. Đến nay đã có năm dự án hoàn thành. Hiện nay,
100% số thôn trong huyện đã có điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt. 837,8 km đường giao
thông khu vực huyện lỵ đã được trải nhựa, tạo điều kiện cho nhân dân giao lưu kinh tế,
phát triển sản xuất và phục vụ đời sống. Dự án đường trục phía nam Hà Nội đi xuyên qua
huyện tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế
1.3.1.3 Về thương mại-dịch vụ
Năm 2009, giá trị thương mại dịch vụ tăng 17,4% so với cùng kỳ năm 2008.
Huyện đã huy động mọi nguồn vốn đầu tư để xây dựng và nâng cấp một số chợ xã. Phấn
đấu năm 2010, đưa chợ đầu mối nông sản thuộc trung tâm thương mại thị trấn Vân Đình
vào khai thác hoạt động kinh doanh đồng thời đa dạng hóa các loại hình dịch vụ.
Về làng nghề: Ứng Hòa có một số các làng nghề truyền thống như làng may Trạch
Xá thuộc xã Hòa Lâm, làng bún Bặt thuộc xã Liên Bạt, làng đàn Đào Xá thuộc xã Đông
Lỗ, làng nghề khảm trai Cao Xá thuộc xã Trung Tú.
1.3.2 Điều kiện xã hội
Các hoạt động văn hoá xã hội của huyện cũng được quan tâm đúng mức và có
những bước tiến bộ vượt bậc. Toàn huyện có 15/29 trường THCS đạt chuẩn quốc gia,
13/29 trạm y tế xã đạt chuẩn và có bác sĩ phục vụ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Về các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở, huyện đã triển khai 87 dự án đầu tư xây
dựng cơ bản với tổng vốn trên 550 tỷ đồng. Đến nay đã có 5 dự án hoàn thành. Hiện nay,
100% số thôn trong huyện đã có điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt. 837,8km đường giao
thông khu vực huyện lị đã được trải nhựa, tạo điều kiện cho nhân dân giao lưu kinh tế,
phát triển sản xuất và phục vụ đời sống.
Về giao thông. huyện Ứng Hoà có 2 trục đường chính là quốc lộ 21B và tỉnh lộ 75.
Các đường liên tỉnh, liên huyện, liên xã, thôn đan chéo nhau tạo điều kiện thuận lợi cho
việc giao lưu hàng hoá trong huyện và đến các vùng miền lân cận.
1.3.3 . Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Theo số liệu thống kê năm 2013, huyện có 190.679 người, trong đó dân số thành thị

là 13.442 người chiếm khoảng 7,05%, dân số nông thôn là 177.237 người chiếm 92,95%.
Dân số phân bố tương đối đồng đều tại các xã, mật độ dân số bình quân là 1.042người/km 2.
SVTH: NGUYỄN THỊ HÒA 10JJJJJJJJJJJJJGVHD: ThS.TRẦN THỊ NGỌC


Đồ án tốt nghiệp: Cải tiến quy trình sản xuất nước sạch cho huyện Ứng Hòa với
công suất 1500m3/ngày.đêm
Trong thời gian qua, do làm tốt công tác kế hoạch hóa gia đình nên tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên được đảm bảo ở mức 1,4%, chất lượng dân số và tuổi thọ trung bình ngày càng cao.
Bảng 1-2:Dân số và biến động dân số
2005

2010

2013

195.941

182.865

190.679

Nam

93.516

87.917

91.979


Nữ

102.425

94.948

98.700

Thành thị

13.568

12.897

13.442

Nông thôn

182.373

169.968

177.237

0,79

0,8

1,4


Dân số trung bình hàng năm (người)
Phân theo giới tính

Phân theo khu vực

Tỷ lệ tăng tự nhiên (%)

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2013 huyện Ứng Hòa
Số lao động trên địa bàn huyện chiếm khoảng 57% dân số, trong đó lao động nông
nghiệp chiếm 53%, còn 47% là lao động phi nông nghiệp (chủ yếu là giáo viên, cán bộ
quản lý hành chính và buôn bán nhỏ lẻ).
Những năm gần đây, nhờ có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên số hộ có thu nhập
cao ngày càng nhiều. Đời sống người dân được cải thiện cả về vật chất và tinh thần.
1.4. Tình hình hoạt động sản xuất , kinh doanh của doanh nghiệp
1.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy
Thông tin về doanh nghiệp : Là xí nghiệp chi nhánh trực thuộc Công ty TNHH
MTV nước sạch Hà Đông
Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp gồm có: 41 cán bộ nhân viên
*, 1 giám đốc
*, 1 phó giám đốc
*, Phòng kinh doanh
*, Phòng kế toán
SVTH: NGUYỄN THỊ HÒA 11JJJJJJJJJJJJJGVHD: ThS.TRẦN THỊ NGỌC


Đồ án tốt nghiệp: Cải tiến quy trình sản xuất nước sạch cho huyện Ứng Hòa với
công suất 1500m3/ngày.đêm
*, Phòng cán bộ kỹ thuật
Và một số nhân viên khác như : nhân viên kho, bảo vệ, văn thư…..
1.4.2 Công suất, tuổi thọ và sản phẩm của doanh nghiệp

Xí nghiệp nước sạch Ứng Hòa quản lý khai thác 05 trạm cấp nước (hiện đang khai
thác 03 trạm) cung cấp nước sạch cho các xã Liên Bạt; Quảng Nguyên; Quảng Phú Cầu;
thị trấn Vân Đình và các vùng lân cận... Với lượng khách hàng gần 4.400 hộ gia đình, cơ
quan, đơn vị. Do đó công tác duy tu, bảo dưỡng máy móc thiết bị luôn được coi trọng
nhằm đảm bảo cho máy móc luôn được vận hành ổn định liên tục. Trong năm 2016, hàng
tháng Xí nghiệp đều lên kế hoạch và thực hiện bảo dưỡng duy tu định kỳ hệ thống bơm
giếng; hệ thống bơm cung cấp; hệ thống van điều tiết... Các ca sản xuất thực hiện đúng
quy trình xử lý nước đảm bảo nước sản xuất ra đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ y tế.
Nhằm nâng cao chất lượng nước năm 2016, Xí nghiệp nước sạch Ứng Hòa đã phối
hợp tốt với Xí nghiệp Sửa chữa - Cơ điện cải tạo hệ thống xử lý nước trạm Liên Bạt; đánh
giá duy tu bảo trì bảo dưỡng các động cơ, máy móc thiết bị...
Tổng sản lượng sản xuất đạt: 566.057 m 3/năm 2106 tăng 357.052 m3 so với năm
2016.
(Số liệu tính đến hết ngày 30 tháng 11 năm 2016)
1.5 Quy trình sản xuất và sơ đồ công nghệ
1.5.1 Quy trình sản xuất
Huyện Ứng Hòa có ba trạm cấp nước đang hoạt động, đó là : trạm Liên Bạt, trạm
Tân Phương, Trạm Quảng Nguyên. Quy trình sản xuất nước sạch của ba trạm là như
nhau, chỉ có một số điểm khác nhau
-

Giống nhau : Nước ngầm được bơm lên từ các giếng theo đường ống được đưa qua
giàn mưa. Sau đó nước được đưa qua bể lắng cát, nước khi đi qua các bể lắng cát
sẽ giữ lại các thành phần cặn lớn. Tiếp đến nước được đưa qua bể lọc thêm một lần
nữa để lọc tiếp các cặn lơ lửng và li ti. Cuối cùng, nước được khử trùng bằng clo
để loại bỏ vi khuẩn có trong nước và đưa vào bể chưa nước sạch và được bơm
phân phối đi đến các hộ dân trong huyện.
- Khác nhau:
• Trạm Liên Bạt: Nước được đưa lên từ 3 giếng, qua bể lắng, qua 3 bể lọc cát 1, qua tiếp 3
bể lọc cát 2 đến nhà bơm clo và được đưa đến bể chứa.

• Trạm Tân Phương: Chỉ có 2 giếng, không có phần bể lọc cát thay vào đó là 3 bể lắng sau
đó mới đến 3 bể lọc cát.
• Trạm Quảng Yên: Có 3 giếng như trạm Liên Bạt, nước sẽ đi qua 2 bể lắng sau đó mới đến
3 bể lọc cát.
SVTH: NGUYỄN THỊ HÒA 12JJJJJJJJJJJJJGVHD: ThS.TRẦN THỊ NGỌC


Đồ án tốt nghiệp: Cải tiến quy trình sản xuất nước sạch cho huyện Ứng Hòa với
công suất 1500m3/ngày.đêm
1.5.2 Sơ đồ công nghệ

Hình 1-2:Sơ đồ công nghệ nhà máy sản xuất nước trạm Liên Bạt
1.6 Công tác bảo vệ môi trường của doanh nghiệp
1.6.1 Các công trình bảo vệ môi trường nước
Xí nghiệp sản xuất nước Ứng Hòa đã xây dựng hệ thống xử lý nước cấp phục vụ
cho người dân của huyện và các vùng xung quanh khi có nhu cầu, cấp nước đầy đủ cho
sinh hoạt, ăn uống và sản xuất.

SVTH: NGUYỄN THỊ HÒA 13JJJJJJJJJJJJJGVHD: ThS.TRẦN THỊ NGỌC


Đồ án tốt nghiệp: Cải tiến quy trình sản xuất nước sạch cho huyện Ứng Hòa với
công suất 1500m3/ngày.đêm

Hình 1-3:Công trình xử lý nước trạm Liên Bạt
1.6.2 Các công trình bảo vệ môi trường không khí
• Bụi
Bụi có thể được tạo ra trong quá trình vận chuyển, đi lại của công nhân,. Tuy nhiên,
do hầu như các thiết bị đều hoạt động bằng máy móc và công nghệ kín, khu sản xuất
thoáng nên lượng bụi không đáng kể

• Khí thải từ máy móc thiết bị
Khí thải được tại ra trong quá trình hoạt động của máy móc tại trạm, tuy nhiên,
lượng khí thải này là con số rất nhỏ và không ảnh hưởng gì đến môi trường.
1.6.3 Các công trình xử lý chất thải rắn
Chất thải rắn được sinh ra trong quá trình sinh hoạt của công nhân, tuy nhiên vì
lượng công nhân làm việc ở đây ít, nên lượng rác thải hằng ngày không lớn, và đã có vệ
sinh môi trường đến thu gom hằng ngày.

SVTH: NGUYỄN THỊ HÒA 14JJJJJJJJJJJJJGVHD: ThS.TRẦN THỊ NGỌC


Đồ án tốt nghiệp: Cải tiến quy trình sản xuất nước sạch cho huyện Ứng Hòa với
công suất 1500m3/ngày.đêm

Hình 1-4: Rác thải được tập kết

1.7 Lựa chọn đề tài thiết kế
Huyện Ứng Hòa là một huyện đang phát triển, dân số đông, tuy nhiên bà con nơi
đây vẫn quen lối tập tính xưa sử dụng nước giếng khoan, giếng đào, nước mưa cho sinh
hoạt. Điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người dân.
Thực tế, xí nghiệp nước sạch Ứng Hòa đi vào hoạt động cũng đã lâu, máy móc
chưa được cải tiến, hệ thống công suất các trạm nhỏ, trong khi như cầu dùng nước sạch
của người dân càng tăng cao. Theo báo cáo kết quả năm 2016 của xí nghiệp nước sach
Ứng Hòa đã có thêm 400 hộ tham gia dùng nước sạch, tiếp đến năm 2017, phần đấu hộ
dân tham gia dùng nước sạch sẽ tăng thêm 1.500 hộ.
Với mong muốn được tìm hiểu, nghiên cứu tìm ra giải pháp tối ưu nhất về đảm bảo
chất lượng nước phục vụ người dân lại có tính phù hợp cao đối với khu vực nên em định
hướng đề tài “ Cải tiến quy trình sản xuất nước sạch cho huyện Ứng Hòa với công
suất 1.500m3/ ngày.đêm“.


SVTH: NGUYỄN THỊ HÒA 15JJJJJJJJJJJJJGVHD: ThS.TRẦN THỊ NGỌC


Đồ án tốt nghiệp: Cải tiến quy trình sản xuất nước sạch cho huyện Ứng Hòa với
công suất 1500m3/ngày.đêm

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC
2.1 Mục đích xử lý nước cấp
Mục đích xử lý các nguồn nước cấp để đảm bảo đạt chất lượng cho nhu cầu sinh
hoạt và sản xuất công nghiệp. Hầu hết các ngành công nghiệp đều sử dụng nước cấp như
là nguồn nguyên liệu không thể thay thế, tùy thuộc vào tính chất và nhu cầu công nghiệp
mà chất lượng và số lượng nước cấp cũng khác nhau cho từng đối tượng .
Đối với cây trồng, nước là nhu cầu thiết yếu đồng thời còn có vai trò điều tiết các
chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí trong đất, đó là những
nhân tố quan trọng cho sự phát triển của thực vật.
Mỗi quốc gia đều có những tiêu chuẩn riêng về tiêu chuẩn nước cấp. Trong đó, các
chỉ tiêu cao thấp khác nhau nhưng nhìn chung các chỉ tiêu phải đảm bảo an toàn vệ sinh
về số lượng vi sinh có trong nước, không có các chất độc hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe
con người, các chỉ tiêu về pH, độ cứng, độ đục, độ màu, hàm lượng kim loại hòa tan, mùi
vị...
Các nguồn nước trong tự nhiên ít khi đảm bảo được hết các tiêu chuẩn chung về
nước cấp. Do đó, tính chất có sẵn của nguồn nước hay bị ô nhiễm nên tùy thuộc vào từng
chất lượng nước và yêu cầu về chất lượng nước cấp mà cần phải có quá trình xử lí cho
thích hợp, đảm bảo cung cấp nước có chất lượng nước tốt và ổn định chất lượng nước cho
từng nhu cầu sử dụng.
2.2 Các loại nguồn nước dùng để cấp nước
Để cung cấp nước sạch, có thể khai thác các nguồn nước thiên nhiên từ nước mặt,
nước ngầm, nước mưa.
Theo địa hình và các điều kiện môi trường xung quanh mà các nguồn nước tự
nhiên có chất lượng nước khác nhau. Như ở những vùng núi đá vôi, điều kiện phong hóa

mạnh, nguồn nước sẽ chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+, nước có độ cứng cao, hàm lượng hòa tan
lớn…
2.2.1 Nước mặt
Bao gồm các nguồn nước trong các ao hồ, đầm, hồ chứa, sông suối. Do kết hợp từ
các dòng chảy trên bề mặt và thường xuyên tiếp xúc với không khí nên các đặc trưng
củanước mặt là :
+ Chứa khí hòa tan đặc biệt là oxy

SVTH: NGUYỄN THỊ HÒA 16JJJJJJJJJJJJJGVHD: ThS.TRẦN THỊ NGỌC


Đồ án tốt nghiệp: Cải tiến quy trình sản xuất nước sạch cho huyện Ứng Hòa với
công suất 1500m3/ngày.đêm
+ Chứa nhiều chất rắn lơ lửng, riêng trường hợp nước chứa trong các ao đầm, hồ
do xảy ra quá trình lắng cặn nên chất rắn lơ lửng còn lại trong nước có nồng độ tương đối
thấp và chủ yếu ở dạng keo.
+ Có hàm lượng chất hữu cơ cao.
+ Có sự hiện diện của nhiều loại tảo
+ Chứa nhiều vi sinh vật.
Nguồn nước mặt tiếp nhận nước thải sinh hoạt thường bị ô nhiễm bởi các chất hữu
cơ và vi khuẩn gây bệnh. Nguồn nước tiếp nhận các dòng thải công nghiệp thường bị ô
nhiễm bởi các chất độc hại như kim loại nặng, các chất hữu cơ và các chất phóng xạ.
Thành phần và chất lượng của nguồn nước mặt chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự
nhiên, nguồn gốc xuất xứ và tác động của con người trong quá trình khai thác và sử dụng.
Nước mặt là nguồn nước tự nhiên mà con người thường sử dụng nhất nhưng cũng
là nguồn nước rất dễ bị ô nhiễm. Do đó nguồn nước mặt tự nhiên khó đạt yêu cầu để đưa
vào trực tiếp sử dụng trong sinh hoạt hay phục vụ sản xuất mà không qua xử lý.
Hàm lượng các chất có hại cao và nhiều vi sinh vật gây bệnh cho con người trong
nguồn nước mặt nên nhất thiết phải có sự quản lý nguồn nước, giám định chất lượng
nước, kiểm tra các thành phần hóa học, lý học, mức độ nhiễm phóng xạ thường xuyên.

Tóm lại, các yếu tố địa hình, thời tiết là yếu tố khách quan gây ảnh hưởng đến chất
lượng nước mặt; còn xét đến một yếu tố khác chủ quan hơn là các tác động của con người
trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình gây ô nhiễm môi trường nước mặt.
2.2.2 Nước ngầm
Được khai thác từ các tầng chứa nước dưới đất, chất lượng nước ngầm phụ thuộc
vào thành phần khoáng hoá và cấu trúc địa tầng mà nước thấm qua. Do vậy nước chảy
qua các địa tầng chứa cát và granit thường có tính axit và chứa ít chất khoáng. Khi nước
ngầmchảy qua địa tầng chứa đá vôi thì nước thường có độ cứng và độ kiềm
hydrocacbonat khá cao. Ngoài ra đặc trưng chung của nước ngầm là :
+ Độ đục thấp.
+ Nhiệt độ và thành phần hoá học tương đối ổn định.
+ Không có oxy nhưng có thể chứa nhiều khí như: CO2, H2S, …
+ Chứa nhiều khoáng chất hoà tan chủ yếu là sắt, mangan, canxi, magie, flo…
+ Không có hiện diện của vi sinh vật.
Nước ngầm ít chịu tác động của con người hơn so với nước mặt do đó nước ngầm
thường có chất lượng tốt hơn. Thành phần đáng quan tâm của nước ngầm là sự có mặt của
SVTH: NGUYỄN THỊ HÒA 17JJJJJJJJJJJJJGVHD: ThS.TRẦN THỊ NGỌC


Đồ án tốt nghiệp: Cải tiến quy trình sản xuất nước sạch cho huyện Ứng Hòa với
công suất 1500m3/ngày.đêm
các chất hòa tan do ảnh hưởng của điều kiện địa tầng, các quá trình phong hóa và sinh hóa
trong khu vực. Những vùng có nhiều chất bẩn, điều kiện phong hóa tốt và lượng mưa lớn
thì nước ngầm dễ bị ô nhiễm bởi các khoáng chất hòa tan và các chất hữu cơ.
Trong nước ngầm hầu như không có các hạt keo hay các hạt lơ lửng, các chỉ tiêu vi
sinh cũng tốt hơn so với nước mặt. Ngoài ra nước ngầm không chứa rong tảo là những
nguồn rất dễ gây ô nhiễm nước.
Bảng 2-3:Các đặc tính của nước mặt và nước ngầm
Đặc tính


Nước mặt

Nước ngầm

Nhiệt độ

Thay đổi theo mùa

Tương đối ổn định

Chất khoáng
hòa tan

Thay đổi theo chất
lượng đất, lượng mưa

Ít thay đổi, cao hơn so
với nước mặt ở cùng một
vùng

Fe2+ và Mn2+

Rất thấp (trừ dưới đáy
hồ)

Thường xuyên có

Khí CO2 hòa
tan


Thường rất thấp hoặc
không có

Nồng độ cao

NH4+

Xuất hiện ở những
vùng nước nhiễm bẩn

SiO2

Thường có ở nồng độ
trung bình

Nitrat

Thường thấp

Vi sinh vật

Vi trùng (nhiều loại gây
bệnh), virus các loại và tảo

Thường xuyên có mặt
Thường có ở nồng độ
cao
Thường có ở nồng độ
cao do sự phân hủy hóa học
Các vi khuẩn do sắt

gây ra thường xuất hiện

(Nguồn: Xử lý nước thiên nhiên cấp cho sinh họat và công nghiệp-Trịnh Xuân Lai)
Cấu trúc địa chất có ảnh hưởng lớn đến thành phần hóa học của nước ngầm, nước
luôn tiếp xúc với đất trong trạng thái bị giữ lại hay lưu thông trong đất, nó tạo nên sự cân
bằng giữa thành phần của nước và đất.

SVTH: NGUYỄN THỊ HÒA 18JJJJJJJJJJJJJGVHD: ThS.TRẦN THỊ NGỌC


Đồ án tốt nghiệp: Cải tiến quy trình sản xuất nước sạch cho huyện Ứng Hòa với
công suất 1500m3/ngày.đêm
Tại những khu vực được bảo vệ tốt, ít có nguồn thải nhiễm bẩn, nước ngầm nói
chung được đảm bảo về mặt vệ sinh và có chất lượng khá ổn định. Người ta chia nước
ngầm ra hai loại khác nhau:
+ Nước ngầm hiếu khí (có oxy): thông thường loại này có chất lượng tốt, có trường
hợp loại này không cần xử lý mà có thể cấp trực tiếp cho người tiêu dùng. Trong nước có
oxy sẽ không có các chất khử như H2S, CH4, NH4…
+ Nước ngầm yếm khí (không có oxy): trong quá trình nước thấm qua đất đá oxy
bị tiêu thụ, lượng oxy hòa tan tiêu thụ hết, các chất hòa tan như Fe 2+, Mn2+ sẽ được tạo
thành.
Nước ngầm có thể chứa Ca2+ với nồng độ cao cùng với sự có mặt của ion Mg 2+ sẽ
tạo nên độ cứng cho nước. Ngoài ra trong nước còn chứa các ion như Na +, Fe2+, Mn2+,
NH4+, HCO3-, SO42-, Cl-,…
Đặc tính chung về thành phần, tính chất nước ngầm là nước có độ đục thấp, nhiệt
độ, tính chất ít thay đổi và không có oxy hòa tan. Các lớp nước trong môi trường khép kín
là chủ yếu, thành phần nước có thể thay đổi đột ngột với sự thay đổi độ đục và ô nhiễm
khác nhau. Những thay đổi này liên quan đến sự thay đổi của lưu lượng của lớp nước sinh
ra do nước mưa. Ngoài ra một tính chất của nước ngầm là thường không có mặt của vi
sinh vật, vi khuẩn gây bệnh.

2.2.3 Nước mưa
Nước mưa có thể xem như nước cất tự nhiên nhưng không hoàn toàn tinh khiết bởi
vì nước mưa có thể bị ô nhiễm bởi khí, bụi, và thậm chí cả vi khuẩn có trong không khí.
Khi rơi xuống, nước mưa tiếp tục bị ô nhiễm do tiếp xúc với các vật thể khác nhau. Hơi
nước gặp không khí chứa nhiều khí oxit nitơ hay oxit lưu huỳnh sẽ tạo nên các trận mưa
axit. Hệ thống thu gom nước mưa dùng cho mục đích sinh hoạt gồm hệ thống mái, máng
thu gom dẫn về bể chứa. Nước mưa có thể dự trữ trong các bể chứa có mái che để dùng
quanh năm.
Nước mưa nhìn chung là tốt nhưng có đặc điểm hạn chế của việc dùng nước mưa
là không đều: mưa theo mùa nên dễ thiếu nước vào mùa khô và do yêu cầu phải có bể
chứa nên tốn kém và mất diện tích.

SVTH: NGUYỄN THỊ HÒA 19JJJJJJJJJJJJJGVHD: ThS.TRẦN THỊ NGỌC


Đồ án tốt nghiệp: Cải tiến quy trình sản xuất nước sạch cho huyện Ứng Hòa với
công suất 1500m3/ngày.đêm
2.2 Các phương pháp xử lý nước cấp (nước ngầm)
2.2.1 Phương pháp xử lý cơ học
2.2.1.1 Bể lắng

Hình 2-5 :Cấu tạo bể lắng ngang
Bể lắng có nhiệm vụ làm sạch sơ bộ trước khi đưa nước vào bể lọc để hoàn thành
quá trình làm trong nước. Theo chiều dòng chảy, bể lắng được phân thành: bể lắng ngang,
bể lắng đứng, bể lắng lớp mỏng và bể lắng trong có lớp cặn lơ lửng. Trong bể lắng ngang,
dòng nước thải chảy theo phương ngang qua bể với vận tốc không lớn hơn 16,3 mm/s.
Các bể lắng ngang thường được sử dụng khi lưu lượng nước lớn hơn 3.000 m3/ngày. Đối
với bể lắng đứng, nước chuyển động theo phương thẳng đứng từ dưới lên đến vách tràn
với vận tốc 0,3 - 0,5 mm/s. Hiệu suất lắng của bể lắng đứng thường thấp hơn bể lắng
ngang từ 10 đến 20%. Bể lắng lớp mỏng có cấu tạo giống như bể lắng ngang thông

thường, nhưng khác với bể lắng ngang là trong vùng lắng của bể lắng lớp mỏng được đặt
thêm các bản vách ngăn bằng thép không gỉ hoặc bằng nhựa. Các bản vách ngăn này
nghiêng một góc 450 ÷ 600 so với mặt phẳng nằm ngang và song song với nhau. Do có
cấu tạo thêm các bản vách ngăn nghiêng, nên bể lắng lớp mỏng có hiệu suất cao hơn so
với bể lắng ngang.
Diện tích bể lắng lớp mỏng giảm 5,26 lần so với bể lắng ngang thuần túy. Bể lắng
trong có lớp cặn lơ lửng có ưu điểm là không cần xây dựng bể phản ứng, bởi vì quá trình
phản ứng và tạo bông kết tủa xảy ra trong điều kiện keo tụ tiếp xúc, ngay trong lớp cặn lơ
lửng của bể lắng. Hiệu quả xử lý cao hơn các bể lắng khác và tốn ít diện tích xây dựng
hơn. Tuy nhiên, bể lắng trong có cấu tạo phức tạp, kỹ thuật vận hành cao. Vận tốc nước đi
từ dưới lên ở vùng lắng nhỏ hơn hoặc bằng 0,85 mm/s và thời gian lưu nước khoảng 1,5 –
2 giờ.
SVTH: NGUYỄN THỊ HÒA 20JJJJJJJJJJJJJGVHD: ThS.TRẦN THỊ NGỌC


Đồ án tốt nghiệp: Cải tiến quy trình sản xuất nước sạch cho huyện Ứng Hòa với
công suất 1500m3/ngày.đêm
2.2.1.2 Bể lọc
Bể lọc được dùng để lọc một phần
hay toàn bộ cặn bẩn có trong nước tùy
thuộc vào yêu cầu đối với chất lượng nước
của các đối tượng dùng nước. Quá trình lọc
nước là cho nước đi qua lớp vật liệu lọc với
một chiều dày nhất định đủ để giữ lại trên
bề mặt hoặc giữa các khe hở của lớp vật
liệu lọc các hạt cặn và vi trùng có trong
nước. Sau một thời gian làm việc, lớp vật
liệu lọc bị chít lại, làm tăng tổn thất áp lực,
tốc độ lọc giảm dần. Để khôi phục lại khả
năng làm việc của bể lọc, phải thổi rửa bể

lọc bằng nước hoặc gió, nước kết hợp để
loại bỏ cặn bẩn ra khỏi lớp vật liệu lọc. Tốc
độ lọc là lượng nước được lọc qua một đơn
vị diện tích bề mặt của bể lọc trong một đơn
vị thời gian (m/h). Chu kỳ lọc là khoảng
thời gian giữa hai lần rửa bể lọc T (h). Để
thực hiện quá trình lọc nước có thể sử

Hình 2-6: Cấu tạo bể lọc

Hình 2-7: Cấu tạo bể lọc

dụng một số loại bể lọc có nguyên tắc làm việc, cấu tạo lớp vật liệu lọc và thông số vận
hành khác nhau.
Thiết bị lọc có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau: theo đặc tính như lọc
gián đoạn và lọc liên tục; theo dạng của quá trình như làm đặc và lọc trong; theo áp suất
trong quá trình lọc như lọc chân không (áp suất 0,085 MPa), lọc áp lực (từ 0,3 đến 1,5
MPa) hay lọc dưới áp suất thủy tĩnh của cột chất lỏng… Trong các hệ thống xử lý nước
công suất lớn không cần sử dụng các thiết bị lọc áp suất cao mà dùng các bể lọc với vật
liệu lọc dạng hạt. Vật liệu lọc có thể sử dụng là cát thạch anh, than cốc, hoặc sỏi nghiền,
thậm chí cả than nâu hoặc than gỗ. Việc lựa chọn vật liệu lọc tùy thuộc vào loại nước thải
và điều kiện địa phương. Quá trình lọc xảy ra theo những cơ chế sau:
- Sàng lọc để tách các hạt rắn hoàn toàn bằng nguyên lý cơ học.
- Lắng trọng lực.
- Giữ hạt rắn theo quán tính.
- Hấp phụ hóa học – hấp phụ vật lý.
- Quá trình dính bám.
SVTH: NGUYỄN THỊ HÒA 21JJJJJJJJJJJJJGVHD: ThS.TRẦN THỊ NGỌC



Đồ án tốt nghiệp: Cải tiến quy trình sản xuất nước sạch cho huyện Ứng Hòa với
công suất 1500m3/ngày.đêm
- Quá trình lắng tạo bông.
• Dùng than hoạt tính để hấp phụ chất gây mùi, màu của nước
Các hạt bột than hoạt tính có bề mặt hoạt tính rất lớn, có khả năng hấp phụ các
phân tử khí và phân tử các chất ở dạng lỏng hòa tan trong nước làm cho nươc có mùi vị
và màu, lên bề mặt của hạt than, sau khi loại các hạt than này ra khỏi nước, nước được
khử mùi vị và màu. Để khử mùi vị, màu của nước bằng than hoạt tính có thể dùng 2
phương pháp:
- Đưa nước sau xử lí theo dây chuyền công nghệ truyền thống vào lọc trực tiếp qua
bể lọc than hoạt tính.
- Pha bột than hoạt tính đã tán nhỏ đến kích thước vài chục micro mét (μm) vào bể
trộn nước nguồn cùng với phèn với liều lượng từ 3÷15mg/l để hấp thụ các chất hữu cơ
gây ra mùi, màu của nước. Phương pháp này làm tăng hiệu quả của quá trình keo tụ, lắng,
lọc và cặn lắng ở bể lắng sẽ dễ xử lí hơn.
2.2.2 Phương pháp vật lý
Keo tụ
- Mục đích: mục đích của quá trình này là lắng và loại bỏ các hạt cặn có trong
thành phần nước nhưng do kích thước quá nhỏ (< mm) nên chúng không thể tự lắng được.
- Nguyên tắc: để thực hiện quá trình keo tụ, ta phải két hợp biện pháp xử lý cơ học
và dung những chất phản ứng tạo các hạt keo có khả năng kết dính các hạt cặn lơ lửng có
trong nước và chúng còn có thể dính lại với nhua, từ đó tạo ra những bông cặn lớn, có
trọng lượng đáng kể và lắng xuống dễ dàng.
Những chất phản ứng được sử dụng phổ biến gồm: phèn nhôm và phèn sắt.
- Phèn nhôm: trong các công nghệ xử lý nước người ta thường hay sử dụng phèn
nhôm sạch, loại chúa 45% Al2(SO4)3, khi cho phèn nhôm vào nước chúng phân li thành
các ion Al3+, sau đó cúng thuỷ phân thành Al(OH)3. Phản ứng:
Qua phản ứng trên, Al(OH)3 có vai trò quyết định đối với hiệu quả của quá trình
keo tụ, ngoài ra tự do giải phóng sẽ được khử bởi độ kiềm tự nhiên của nước, trong một
số trường hợp có thể phải bổ sung độ kiềm bằng cách dung chất kiềm hoá là vôi, soda,

xút…
Đặc điểm của phản ứng phèn nhòm:
SVTH: NGUYỄN THỊ HÒA 22JJJJJJJJJJJJJGVHD: ThS.TRẦN THỊ NGỌC


Đồ án tốt nghiệp: Cải tiến quy trình sản xuất nước sạch cho huyện Ứng Hòa với
công suất 1500m3/ngày.đêm
+ pH < 4.5: phản ứng không xảy ra
+ pH > 7.5: hiệu quả keo tụ kém
+ 4.5 < pH < 7.5 xảy ra quá trình keo tụ và hiệu quả cao nhất với pH = 5.5 ÷ 7.5
Nhiệt độ của nước cao tốc độ keo tụ xảy ra nhanh ên đạt hiệu quả cao và ngược lại
nhiệt độ thích hợp khi dùng phèn nhôm là 20 ÷ 400C, tốt nhất là 35 ÷ 400C.
Ngoài ra còn có yếu tố là độ đục, các thành phần ion có trong nước, các hợp chất
hữu cơ, liều lượng phèn… gây ảnh hưởng đến quá trình keo tụ.
- Phèn sắt: gồm phèn sắt (II) và phèn sắt (III).
Phản ứng

Quá trình oxy hoá chỉ diễn ra tốt ở pH = 8 – 9 và nước có độ kiềm cao. Do đó, khi
dùng phèn sắt phải kết hợp với vôi, phèn sắt không đạt hiệu quả keo tụ đối với nước có
nhiều hữu cơ.
Riêng đối với phèn sắt (III):
Sử dụng phèn sắt (III) không cần nâng pH cử nước, pH = 3.5 phản ứng keo tụ đã
xảy ra và tốt nhất ở pH=5.5÷ 6.5. Phén sắt (III) không bị ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá
trình thuỷ phân.
2.2.3 Phương pháp hóa lý
Bể hoà trộn phèn
Mục đích:
- Hoà tan phèn cục và lắng cặn bẩn, nồng độ dung dịch phèn trong bể hoà trộn
phèn thường cao (10 – 17%).
- Đối với trạm xử lý công suất nhỏ (5003/ngđ) có thể hoà trộn phèn bằng phương

pháp thủ công.
- Đối với trạm xử lý có công suất 5000 – 20000 m3/ngđ có thể hoà trộn phèn trong
bể bằng máy khuấy hoặc bằng bơm tuần hoàn.
- Đối với trạm có công suất >20000 m3/ngđ thường sử dụng bể hoà trộn phèn bằng
cách sụt khí nén.
- Thông thường phải thiết kế hai bể trộn phèn trở lên để đảm bảo quá trình liên tục
khi có sự cố, trường hợp cần tăng công suất đột xuất.
SVTH: NGUYỄN THỊ HÒA 23JJJJJJJJJJJJJGVHD: ThS.TRẦN THỊ NGỌC


Đồ án tốt nghiệp: Cải tiến quy trình sản xuất nước sạch cho huyện Ứng Hòa với
công suất 1500m3/ngày.đêm
2.2.4 Phương pháp và thiết bị hoà trộn phản ứng
Mục đích:
- Hoà trộn đều, nhanh chóng phản ứng với nước trước khi tạo bông, thời gian hào
trộn 1 – 2 phút. Tuỳ theo phương pháp trộn, ta có trộn cơ học và trộn thuỷ lực.
* Phương pháp trộn cơ học:
- Biện pháp cơ học có thể thực hiện nhờ cánh hay bản lá của máy bơm trong trạm
bơm cấp 1.
- Biện pháp chủ yếu trong trộn cơ học là dùng máy khuấy, thời gian trộn 30 – 60
giây.
Việc khuấy trộn được thực hiện trong bể trộn hình vuông hoặc hình tròn. Nước và
hoá chất đi vào ở phẩn đáy bể sau khi hoà trộn được thu lại ở phía trên bề mặt bể, sau đó
đưa qua bể phản ứng.
Ưu điểm: thời gian trộn ngắn, có thể điều chỉnh cường độ khuấy trộn.
Nhược điểm: cần có máy khuấy và các thiết bị cơ khí khac nên đòi hỏi trình độ quản
lý, vận hành cao. Thường áp dụng cho các nhà máy có mức độ cơ giới hoá, tự động hoá
cao và công suất lớn.
* Phương pháp trộn thuỷ lực
Được sử dụng phổ biến ở Việt Nam.

Nguyên tắc: trộn thuỷ lực là phương pháp[Type a quote from the document or the
summary of an interesting point. You can position the text box anywhere in the document.
Use the Text Box Tools tab to change the formatting of the pull quote text box.]
dùng các vật cản để tạo ra sự xáo trộn trong dòng chảy hỗn hợp của nước và hoá
chất để hoà trộn chúng với nhau. Phương pháp này thực hiện trên ống đẩy của máy bơm
cấp 1 hoặc trong bể trộn.
Đơn giản nhất là đưa chất phản ứng vào ống đẩy của máy bơm cấp 1, nếu chiều dài
ống không đủ để tạo ra tổn thất áp lực thì gắn thêm thiết bị vành chắn (vòng đệm) đẻ tạo
ra tổn thất áp lực h và vận tốc cục bộ V = 1.2 – 1.5 m/s. Lúc này sẽ tạo ra dòng chảy rối
đảm bảo trộn đều phèn với nước.
Ngoài ra, còn sử dụng các bể trộn: bể trộn có khoan lỗ, bể trộn đứng, bể trộn có
chắn ngang, bể trộn cơ giới…
2.2.5 Phương pháp lý học
2.2.5.1 Bình điện di (electrodyalyzer)
SVTH: NGUYỄN THỊ HÒA 24JJJJJJJJJJJJJGVHD: ThS.TRẦN THỊ NGỌC


Đồ án tốt nghiệp: Cải tiến quy trình sản xuất nước sạch cho huyện Ứng Hòa với
công suất 1500m3/ngày.đêm
Điện di (điện thẩm tách) là phương pháp xử lý nước có khả năng thu hồi các muối
và ion kim loại, khử độ cứng. Nguyên tắc của quá trình điện thẩm tách là tách các ion ra
khỏi nước bằng cách đẩy các ion qua lớp màng thấm ion chọn lọc(màng trao đổi) nhờ
lực hút tĩnh điện. Một hệ thống điện di bao gồm tập hợp các màng đặt giữa đường đi của
dòng điện một chiều phát ra từ 2 điện cực ở hai đầu.
Nước cần xử lý đi qua giữa các màng đặt vuông góc với hướng dòng điện.
Về cấu tạo, các màng cation và màng anion được đặt xen kẽ nhau giữa hai điện
cực anot và catot hình thành những cụm màng. Dòng một chiều khi qua nước cần xử lý
sẽ kéo các anion về phía cực dương từ môt ngăn qua ngăn kế bên. Màng trao đổi anion
(màng A) chỉ cho phép các anion thấm qua (Cl-, SO42-), tuy nhiên các anion sẽ bị giữ lại do
màng cation (màng C). Tương tự với các cation theo hướng ngược lại. Màng trao đổi

cation chỉ cho phép các cation thấm qua (Na+, Ca2+), tuy nhiên các cation sẽ bị giữ lại do
màng anion (màng A).
2.2.5.2 Trao đổi ion
Trao đổi ion là một phương pháp làm mềm, khử khoáng vẫn đang được sử dụng
rộng rãi. Nguyên lý hoạt dộng của các loại vật liệu hầu như giống nhau. Sự khác biệt chỉ
thể hiện rõ ở cấu tạo và quy trình công nghệ sản xuất vật liệu trao đổi ion.
Là quá trình trao đổi ion dựa trên sự tương tác hoá học giữa ion trong pha lỏng và
ion trong pha rắn .Trao đổi ion là một quá trình gồm các phản ứng hoá học đổi chỗ (phản
ứng thế) giữa các ion trong pha lỏng và
các ion trong pha rắn (là nhựa trao đổi).
Sự ưu tiên hấp thu của nhựa trao đổi
dành cho các ion trong pha lỏng nhờ đó
các ion trong pha lỏng dễ dàng thế chổ
các ion có trên khung mang của nhựa
trao đổi. Quá trình này phụ thuộc vào
từng loại nhựa trao đổi và các loại ion
khác nhau. Có hai phương pháp sử dụng
trao đổi ion là trao đổi ion với lớp nhựa
chuyển động , vận hành và tái sinh liên
tục ; và trao đổi ion với lớp nhựa trao
đổi đứng yên ,vận hành và tái sinh gián
đoạn. Trong đó trao đổi ion với lớp nhựa
Hình 2-3: Trao đổi ion
tĩnh là phổ biến.
Hình 2-3: Chu trình vận hành bộ trao đổi ion

SVTH: NGUYỄN THỊ HÒA 25JJJJJJJJJJJJJGVHD: ThS.TRẦN THỊ NGỌC



×