Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Dàn dựng và dạy các bài hát trong chương trình mẫu giáo lớn (5 6 tuổi) trường mầm non bế văn đàn, TP sơn la, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 63 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

DÀN DỰNG VÀ DẠY CÁC BÀI HÁT TRONG
CHƢƠNG TRÌNH MẪU GIÁO LỚN (5 - 6 TUỔI)
TRƢỜNG MẦM NON BẾ VĂN ĐÀN, TP SƠN LA,
TỈNH SƠN LA

Thuộc nhóm ngành khoa học: Giáo dục

Sơn La, tháng 05 năm 2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

DÀN DỰNG VÀ DẠY CÁC BÀI HÁT TRONG
CHƢƠNG TRÌNH MẪU GIÁO LỚN (5 - 6 TUỔI)
TRƢỜNG MẦM NON BẾ VĂN ĐÀN, TP SƠN LA,
TỈNH SƠN LA

Thuộc nhóm ngành khoa học: Giáo dục

Sinh viên thực hiện: Tô Lê Ngọc Duyên
Mè Thị Nhất

Lớp: K56 ĐHGD Mầm non


Năm thứ 2/ Số năm đào tạo: 4

Giới tính: Nữ

Dân tộc: Kinh

Giới tính: Nữ

Dân tộc: Thái

Khoa: Tiểu học – Mầm non

Ngành học: Giáo dục Mầm non
Sinh viên chịu trách nhiệm chính: Tô Lê Ngọc Duyên
Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Trần Anh Đức

Sơn La, tháng 05 năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, Chúng em chân thành cảm ơn thầy Thạc sĩ Trần Anh Đức Giảng viên âm nhạc - Khoa Tiểu học - Mầm non, trường Đại học Tây Bắc đã
tận tâm hướng dẫn chúng em từng bước hoàn thiện đề tài.
Chúng em em xin gửi lời cảm ơn sâu sắn đến Ban chủ nhiệm và các thầy
cô trong Khoa Tiểu học - Mầm non, Phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác
quốc tế, Trung tâm Thư viện - Trường Đại Học Tây Bắc đã giúp đỡ và tạo điều
kiện tốt nhất cho chúng em thực hiện việc nghiên cứu của mình.
Bên cạnh đó, chúng em cũng xin trân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng
các cô giáo trong trường mầm non Bế Văn Đàn, TP Sơn La, tỉnh Sơn La cũng
đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ dạy cho chúng em trong suốt quá trình nhóm nghiên
cứu thực nghiệm tài trường để bài nghiên cứu của chúng em được tốt hơn.

Sau cùng, em xin kính chúc quý thầy cô trong khoa Tiểu học - Mầm non
và các thầy cô trong trường thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện
sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.
Trân trọng.
Sơn La, tháng 5 năm 2017
Nhóm nghiên cứu đề tài
Tô Lê Ngọc Duyên
Mè Thị Nhất


MỤC LỤC
Phần I: PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ..........................................................................................................1
1.1. Cơ sở thực tiễn ...........................................................................................................1
1.1.1. Giáo dục âm nhạc mọi lúc mọi nơi ........................................................................2
1.1.2. Giáo dục âm nhạc thông qua các giờ học khác ......................................................3
1.1.3. Giáo dục âm nhạc trong giờ học âm nhạc ..............................................................3
1.1.4. Giáo dục âm nhạc thông qua giờ hoạt động góc ....................................................5
1.1.5. Giáo dục âm nhạc thông qua các hoạt động biểu diễn ...........................................6
1.2. Cơ sở thực tiễn ...........................................................................................................6
2. Mục tiêu của đề tài:.......................................................................................................7
3. Đối tƣợng nghiên cứu: ..................................................................................................7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:...................................................................................................7
5. Phạm vi nghiên cứu: .....................................................................................................8
6. Phƣơng pháp nghiên cứu: .............................................................................................8
7. Giả thiết khoa học .........................................................................................................8
8. Cấu trúc đề tài: ..............................................................................................................9
Phần II: NỘI DUNG .....................................................................................................10
Chƣơng I: Giáo dục âm nhạc đối với trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) ........................10
1.1 Đặc điểm tâm, sinh lý và khả năng cảm nhận của trẻ mẫu giáo lớn với hoạt động

âm nhạc ...........................................................................................................................10
1.1.1. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo lớn đối với hoạt động âm nhạc .............10
1.1.2. Khả năng cảm nhận âm nhạc của trẻ mẫu giáo lớn .............................................11
1.2. Ý nghĩa của việc dàn dựng các bài hát dạy cho trẻ các lớp mầm non ....................13
1.2.1 Lịch sử phát triển của giáo dục âm nhạc và ý nghĩa của giáo dục âm nhạc đối với
trẻ mầm non ....................................................................................................................13
1.2.1.1. Lịch sử phát triển của giáo dục âm nhạc ...........................................................13
1.2.1.2. Vai trò của giáo dục âm nhạc đối với trẻ mầm non ..........................................14
1.2.2. Dàn dựng theo cách mới bài hát ở các chủ đề âm nhạc vào chƣơng trình giáo
dục mầm non cho trẻ mẫu giáo lớn. ...............................................................................15
1.2.2.1. Hát ru: ................................................................................................................15


1.2.2.2. Giáo dục cho trẻ về tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc, con ngƣời .........................16
1.2.2.3. Tình yêu gia đình và nhà trƣờng .......................................................................17
Chƣơng II: Một số phƣơng pháp dàn dựng và dạy các bài hát cho trẻ mẫu giáo
lớn (5-6 tuổi) ..................................................................................................................18
2.1. Dàn dựng và dạy hát bài - Chiếc đèn ông sao – Phạm Tuyên ................................18
2.1.1. Phân tích nội dung bài hát ....................................................................................18
2.1.2. Dàn dựng và dạy hát .............................................................................................19
2.2. Dàn dựng và dạy hát bài - Ngày đầu tiên đi học – Nguyễn Ngọc Thiện & Viễn
Phƣơng ............................................................................................................................21
2.2.1. Phân tích nội dung bài hát ....................................................................................21
2.2.2. Dàn dựng và dạy hát .............................................................................................21
2.3. Dàn dựng và dạy hát bài - Bài ca đi học – Phan Trần Bảng ...................................23
2.3.1. Phân tích nội dung bài hát ....................................................................................23
2.3.2. Dàn dựng và dạy hát .............................................................................................23
2.4. Dàn dựng và dạy hát bài - Vì sao con mèo rửa mặt – Hoàng Lang........................24
2.4. Dàn dựng và dạy hát bài - Vì sao con mèo rửa mặt – Hoàng Lang........................25
2.4.1. Phân tích nội dung bài hát ....................................................................................25

2.4.2. Dàn dựng và dạy hát .............................................................................................25
2.5. Dàn dựng và dạy hát bài - Xòe hoa – Dân ca Thái .................................................27
2.5.1. Phân tích nội dung bài hát ....................................................................................27
2.5.2. Dàn dựng và dạy bài hát .......................................................................................27
2.6. Dàn dựng và dạy hát bài - Em đi chơi thuyền – Trần Kiết Tƣờng .........................27
2.6. Dàn dựng và dạy hát bài - Em đi chơi thuyền – Trần Kiết Tƣờng .........................28
2.6.1. Phân tích nội dung ................................................................................................28
2.7. Dàn dựng và dạy hát bài - Chỉ có một trên đời – Trƣơng Quang Lục....................29
2.7.1. Phân tích nội dung bài hát ....................................................................................29
2.7.2. Dàn dựng và dạy hát .............................................................................................30
2.8. Dàn dựng và dạy hát bài - Nhớ ơn bác – Phan Huỳnh Điểu ...................................32
2.8.1. Phân tích nội dung ................................................................................................32
2.8.2. Dàn dựng và dạy hát .............................................................................................34
2.9. Dàn dựng và dạy hát bài - Trƣờng của cháu đây là trƣờng mầm non – Phạm Tuyên ... 36
2.9.1. Phân tích nội dung bài hát ................................................................................................... 36


2.9.2. Dàn dựng và dạy các bài hát .................................................................................36
2.10. Dàn dựng và dạy hát bài - Chiếc khăn tay – Văn Tấn ..........................................38
2.10.1. Phân tích nội dung ..............................................................................................38
2.10.2. Dàn dựng và dạy bài hát: ....................................................................................38
2.11. Dàn dựng và dạy bài hát - Đội kèn tí hon – Phan Huỳnh Điểu ............................39
2.11.1. Phân tích nội dung bài hát ..................................................................................39
2.11.2. Dàn dựng và dạy bài hát .....................................................................................39
Chƣơng III: Thể nghiệm ..............................................................................................41
1. Mục đích thể nghiệm ..................................................................................................41
1.1. Đối tƣợng, thời gian và địa bàn thể nghiệm ............................................................41
1.1.1. Đối tƣợng thể nghiệm ...........................................................................................41
1.1.2. Thời gian và địa bàn thể nghiệm ..........................................................................41
1.2. Nội dung thể nghiệm ...............................................................................................41

1.3. Tiêu chí đánh giá......................................................................................................42
1.3.1. Tiêu chuẩn đánh giá ..............................................................................................42
1.3.2. Thang đánh giá......................................................................................................42
2. Tiến hành thể nghiệm .................................................................................................42
2.1. Giai đoạn 1: Thể nghiệm khảo sát ...........................................................................42
2.2. Giai đoạn 2: Thể nghiệm kiểm chứng .....................................................................43
2.3. Kết quả thể nghiệm ..................................................................................................52
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƢ PHẠM .....................................................54
I. KẾT LUẬN .................................................................................................................54
II. KIẾN NGHỊ SƢ PHẠM ............................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................57


Phần I: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Cơ sở thực tiễn
Nhƣ chúng ta đã biết, âm nhạc là một loại hình nghệ thuật gắn bó mật
thiết với cuộc sống và đã trở thành nhu cầu lớn không thể thiếu trong đời sống
xã hội, nó có sức hấp dẫn với mọi lứa tuổi. Đối với lứa tuổi mầm non, âm nhạc
là nguồn sữa nuôi dƣỡng thế giới tinh thần và có vai trò quan trọng trong việc
hình thành và phát triển cho trẻ về mọi mặt.
Khi trẻ đƣợc học tập và làm quen với âm nhạc sẽ giúp kích thích quá
trình hoạt động của não, trẻ sẽ năng động, quá trình tƣ duy trong não bộ trẻ
đƣợc phát triển. Khi đƣợc làm quen, học tập và tiếp xúc với âm nhạc, trẻ sẽ có
đƣợc sự hình thành về tình cảm thẩm mỹ, về cái đẹp của nghệ thuật âm nhạc.
Nhiều nhà hoạt động xã hội đã đánh giá cao vai trò âm nhạc đối với cuộc sống
của trẻ, bởi âm nhạc tạo ra cảm xúc, khơi dậy cho trẻ tất cả những cảm xúc đẹp
đẽ, tốt lành và có sức thuyết phục mạnh mẽ. Nghệ thuật âm nhạc đã đem đến
cho trẻ cái đẹp, đồng thời phê phán một cách tinh tế những cái xấu, do đó tạo
nên trạng thái tâm hồn thanh thản, khoan khoái.

Đặc điểm ở lứa tuổi mầm non là sự ham thích vui chơi, hoạt động, ham
tìm hiểu về thế giới xung quanh, âm nhạc là yếu tố giúp cho trẻ gần gũi và gắn
bó một cách hết sức tự nhiên. Đây chính là phƣơng tiện để giúp trẻ phát triển
cảm xúc, phát triển tình cảm: biết yêu, ghét, vui, buồn, biết yêu thƣơng, quan
tâm, chia sẻ, cảm thông với thế giới xung quanh; do đó trẻ có sự phát triển trí
tuệ, mở rộng nhận thức: đặc biệt là phát triển ngôn ngữ, phát triển tƣ duy hình
tƣợng và khả năng thẩm mĩ của mình.
Hiện nay, vấn đề “Giáo dục âm nhạc” với đối tƣợng trẻ mầm non, đã
thực sự trở thành một nội dung quan trọng trong quá trình chăm sóc giáo dục
cho trẻ không chỉ ở lứa tuổi mầm non mà còn ở cả lứa tuổi tiểu học và trung học
cơ sở. Đặc biệt trong chƣơng trình giáo dục mầm non, môn giáo dục âm nhạc là
một môn nghệ thuật hết sức phù hợp với trẻ, hoạt động âm nhạc đƣợc trẻ yêu
thích, là nguồn cảm hứng mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật, âm nhạc là một
1


phƣơng tiện hữu hiệu cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục khác ở trƣờng
mầm non.
Thực tế cho thấy, trẻ em ở tuổi mầm non rất nhạy cảm với âm nhạc. Trẻ
thích nghe nhạc và hứng thú tham gia vào các hoạt động âm nhạc. Mục đích của
giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ. Giáo dục âm
nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thƣơng con
ngƣời; hình thành và phát triển ở trẻ những thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể
nhƣ: Tính tổ chức kỷ luật, tự chủ, mạnh dạn trƣớc mọi ngƣời. Giáo dục âm nhạc
còn là phƣơng tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển
trí tƣởng tƣợng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi. Quá trình trẻ tiếp xúc
và hoạt động âm nhạc nhƣ học hát, nghe hát, vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm
nhạc... sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài
hoà, là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực. Chính vì vậy, giáo dục
âm nhạc cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.

Âm nhạc ảnh hƣởng đến quá trình hoàn thiện cơ thể trẻ. Trƣớc hết, âm
nhạc đƣợc coi là phƣơng tiện hữu hiệu để phát triển tai nghe cho trẻ. Tính chất
đa dạng của âm nhạc gợi ra những phản ứng gắn với sự thay đổi nhịp tim mạch,
sự trao đổi máu. Vì vậy, giáo dục âm nhạc đối với trẻ mầm non là vô cùng cần
thiết, đòi hỏi ngƣời giáo viên phải có trình độ chuyên môn, yêu nghề. Trong quá
trình dạy và học cần cho trẻ làm quen với âm nhạc trong tất cả các hoạt động.
1.1.1. Giáo dục âm nhạc mọi lúc mọi nơi
Thực tế giáo dục âm nhạc ở độ tuổi mầm non cho thấy, khả năng cảm thụ
âm nhạc của trẻ không thể tự phát triển, mà cần phải trải phải qua một quá
trình: Học - chơi - tiếp xúc thường xuyên, liên tục. Giáo viên cần cho trẻ làm
quen với âm nhạc mọi lúc mọi nơi. Ví dụ, vào buổi sáng giờ đón trẻ, cho trẻ
nghe nhạc, nghe những bài hát trong và ngoài chƣơng trình phù hợp với lứa tuổi.
Trẻ nghe nhiều lần sẽ cảm nhận đƣợc giai điệu của bài hát, thích nghe hát và hát
đƣợc nhƣ bạn. Hoạt động ngoài trời cũng cần cho trẻ làm quen với âm nhạc, hát
những bài có nội dung theo chủ đề, chủ điểm qua đó giáo dục cho trẻ thông qua
nội dung của các bài hát đó. Ví dụ, giờ hoạt động ngoài trời: Quan sát cây
2


bàng Sau khi trẻ quan sát xong, giáo viên cho trẻ hát bài Em yêu cây xanh. Qua
đó trẻ đƣợc củng cố lại bài hát đã học. Giáo dục cho trẻ biết thế nào là trồng cây,
có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây xanh, hình thành ở trẻ tình yêu thiên nhiên,
môi trƣờng xung quanh...
1.1.2. Giáo dục âm nhạc thông qua các giờ học khác
Trong mọi hoạt động, giáo viên đều có thể tích hợp với giáo dục âm nhạc,
căn cứ vào những bài đã học, những bài chƣa học theo từng chủ đề, chủ điểm
của bài dạy để có hƣớng tích hợp phù hợp nhất.
Ví dụ, dạy trẻ đọc thơ “Làm anh”, phần tích hợp cho trẻ hát bài: “Cả nhà
thương nhau”, cô hát cho trẻ nghe bài: “Ba ngọn nến lung linh” . Qua đó giúp trẻ
làm quen một số bài hát mới hoặc củng cố những bài hát đã học, không những giúp

trẻ làm quen âm nhạc mà còn làm cho trẻ hứng thú hơn trong giờ học.
Hoặc dạy trẻ giờ Khám phá khoa học, tìm hiểu “Vật nuôi trong gia đình”
giáo viên có thể tích hợp hát bài “Gà trống, mèo con và cún con, ai cũng yêu
chú mèo, con gà trống...”. Qua đó hình thành cho trẻ tình cảm đối với các con
vật, giáo dục trẻ biết ích lợi của vật nuôi đối với đời sống con ngƣời, cách chăm
sóc và bảo vệ các con vật nuôi...
Mọi tiết học đều có thể tích hợp giáo dục âm nhạc, ngoài việc ôn lại kiến
thức cũ, làm quen kiến thức mới còn giúp cho giờ học nhẹ nhàng, hấp dẫn giúp
trẻ thoải mái ham thích học hơn.
1.1.3. Giáo dục âm nhạc trong giờ học âm nhạc
Do đặc điểm của lứa tuổi mầm non nên khi giáo dục, dạy học cho trẻ, giáo
viên cần tiến hành theo phƣơng châm “Học mà chơi - chơi mà học” theo chƣơng
trình giáo dục mầm non mới. Một giờ học âm nhạc cô xây dựng theo các cách
khác nhau, mỗi giờ học chọn một phần trọng tâm chủ yếu trong một hoạt động.
Nếu trọng tâm là học hát, giáo viên cần tập trung vào nội dung chính là tập
cho trẻ hát thuộc bài hát, hát rõ lời, đúng nhạc. Nếu trọng tâm là nghe hát, giáo
viên cần chú ý phần nghe hát phải kéo dài hơn, chủ yếu là trẻ đƣợc nghe cô hát,
trẻ cảm nhận đƣợc tính chất, tình cảm của âm nhạc nên hƣởng ứng với những
trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm.
3


Nếu trọng tâm là vận động theo nhạc, cô hƣớng dẫn trẻ cách vận động theo
bài hát để tạo cho bài hát hay hơn, trẻ hứng thú hơn. Việc dạy trẻ vận động nhịp
nhàng theo nhịp điệu âm nhạc không chỉ giúp trẻ tập phối hợp các động tác đi lại
vững vàng mà nhờ đó, tất cả những vận động của tay chân, thân mình nhờ có sự
phụ hoạ âm nhạc trở nên chính xác, nhịp nhàng hơn. Vận động theo nhạc tạo
cho trẻ sự hoạt bát, nhanh nhẹn, có tƣ thế đẹp, duyên dáng.
Nếu trọng tâm là trò chơi âm nhạc, giáo viên xác định mục tiêu phát triển
khả năng âm nhạc, ôn luyện kiến thức, kỹ năng cho trẻ. Tạo sự phản ứng âm

thanh khác nhau để phát triển khả năng nghe nhạc của trẻ. Cô cần hƣớng dẫn trẻ
cách chơi rõ ràng, cụ thể, dần dần nâng cao yêu cầu của trò chơi, nên cho tất cả
trẻ đƣợc tham gia chơi. Trò chơi âm nhạc giúp trẻ thoải mái, vận động chạy
nhảy... trẻ sẽ hoạt bát nhanh nhẹn và hứng thú trong giờ học.
Vì sự cảm thụ âm nhạc gắn bó chặt chẽ với sự phát triển nhận thức, nên
giáo viên phải định hƣớng cho trẻ chú ý, quan sát, tập trung nghe nhạc, so sánh
âm thanh làm quen với ý nghĩa biểu cảm của âm thanh đó, ghi nhớ những đặc
điểm, tính chất của hình tƣợng âm nhạc. Để thu hút trẻ vào giờ học, giúp trẻ làm
quen với hoạt động âm nhạc tốt hơn, giáo viên cần đầu tƣ, nghiên cứu, sáng tạo
trong nội dung, phƣơng pháp dạy học để dẫn dắt trẻ tới tác phẩm, bài học một
cách nhẹ nhàng, tự tin không gò bó trẻ.
Các giờ học, hoạt động làm quen âm nhạc nên có phần nghe hát và trò chơi
âm nhạc. Muốn một giờ hoạt động âm nhạc đạt kết quả cao, đòi hỏi giáo viên
phải hát đúng nhạc, có sử dụng đàn, nhạc cụ để trẻ đƣợc làm quen với nhạc, cô
hát càng hay càng thu hút trẻ vào giờ học. Cô hát phải thể hiện tình cảm sắc thái
bài hát, cô giới thiệu dẫn dắt hay có nội dung, khuyến khích trẻ hát cùng cô cả
bài. Cô chuẩn bị nhạc cụ cho trẻ: Phách tre, trống lắc, các loại nhạc cụ gõ.... Trẻ
hát đúng, hát hay chƣa đủ, cần dạy trẻ vận động theo nhạc, biết phối hợp âm
nhạc với nhịp điệu. Trẻ vừa hát vừa vận động theo nhạc giúp trẻ biết cảm nhận
về âm nhạc. Hầu hết các bài hát đều có thể cho trẻ vận động múa. Vì múa là
hoạt động nghệ thuật, dùng hình thể để biểu hiện tƣ tƣởng, tình cảm của một tác
phẩm. Múa và âm nhạc có tƣơng quan mật thiết với nhau. Với mỗi bài hát nên
4


cho trẻ làm quen 2, 3 cách vận động khác nhau để thay đổi hình thức, giúp trẻ
làm quen với nhiều loại hình tiết tấu và không nhàm chán. Có thể cho trẻ mặc
trang phục theo bài hát, giúp trẻ biết trang phục của một số vùng miền theo nội
dung bài hát. Khi chọn bài hát giáo viên cần lựa chọn những tác phẩm có nội
dung phù hợp, thể hiện đƣợc nội dung chính của bài dạy hát.

Theo chƣơng trình giáo dục mầm non mới, hoạt động âm nhạc cho trẻ cần
đảm bảo các nội dung: Ca hát, vận động theo nhạc, nghe nhạc và trò chơi âm
nhạc. Cách thức tổ chức các hoạt động âm nhạc phải thể hiện sự mềm dẻo, linh
hoạt dựa trên thực tế nhóm lớp, và đặc điểm tâm lý trẻ, để trẻ đƣợc thoải mái
vận động, nhanh nhẹn, tự tin hơn. Trong giờ hoạt động âm nhạc cần cho trẻ làm
quen với một số bài hát khác, phù hợp với nội dung bài dạy và lứa tuổi, bài hát
có thể do cô sáng tác hoặc sƣu tầm.
Trong giờ học, giáo viên chú ý khen những trẻ hát đúng, hát hay, vận động
thành thạo theo lời ca nhằm khuyến khích trẻ học tốt hơn. Tuyệt đối không chê
trẻ mà phải tôn trọng trẻ, nhẹ nhàng sửa sai đối với những trẻ thực hiện chƣa
đúng. Hoạt động dạy học là một bộ phận của quá trình giáo dục. Do đó, nội
dung các bài dạy không chỉ đơn thuần là hoàn thiện nội dung cần dạy cho trẻ mà
còn là phƣơng tiện giáo dục. Vì vậy giáo viên phải chú ý quan sát, nhận xét xem
trong quá trình học tập trẻ có hoạt động không? Có thích thú không? Tìm hiểu
nguyên nhân vì sao trẻ không hoà đồng cùng bạn để có hƣớng giải quyết tình
huống, tìm cách đƣa trẻ hoà nhập với bạn bè, dần cho trẻ quan tâm, thích thú
với các hoạt động âm nhạc.
1.1.4. Giáo dục âm nhạc thông qua giờ hoạt động góc
Trong một giờ hoạt động chung, trẻ không thể hát thuộc và vận động thành
thạo bài hát, vì ở lứa tuổi này trẻ rất dễ nhớ nhƣng mau quên. Cần cho trẻ làm
quen âm nhạc mọi lúc, mọi nơi đặc biệt là hoạt động ở góc. Trong giờ hoạt động
góc, trẻ chơi rất hồn nhiên, mạnh dạn, thích hát múa lại những bài đã học và
thích phản ảnh lại những việc làm của ngƣời lớn.
Ví dụ: Sau giờ âm nhạc. Học hát Cô giáo miền xuôi là hoạt động góc - ở
góc phân vai cho trẻ chơi trò chơi: Tập làm cô giáo, cô dạy hát bài: Cô giáo
5


miền xuôi, Cô và mẹ... Trẻ rất thích thú chơi và đóng vai cô giáo, học sinh, dạy
hát và làm theo các cử chỉ của cô nhƣ thể trẻ là cô giáo thật.

1.1.5. Giáo dục âm nhạc thông qua các hoạt động biểu diễn
Giáo viên nên tổ chức các cuộc thi âm nhạc tại lớp. Có đàn, dụng cụ âm
nhạc cho các cháu biểu diễn giống nhƣ một chƣơng trình văn nghệ, cho trẻ đóng
các vai: Ban nhạc, nhạc công, ca sĩ… giáo viên chuẩn bị phần quà cho những trẻ
đạt giải. Trẻ sẽ rất hào hứng, mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt động âm
nhạc, thích biểu diễn và say mê với âm nhạc.
Sự cảm thụ tích cực của trẻ với âm nhạc không chỉ ở việc cho trẻ hát lại
những bài hát đƣợc cô giáo truyền thụ. Những tri thức, kỹ năng âm nhạc ở trẻ sẽ
đƣợc hình thành và tồn tại lâu bền hơn khi trẻ đƣợc rèn luyện thƣờng xuyên và
đƣợc tham gia biểu diễn.... Tất cả các hình thức biểu diễn tác phẩm âm nhạc
nhƣ: Đồng ca, đơn ca, hát kết hợp múa, hát kết hợp trò chơi, vận động theo
nhạc… đều tạo cho trẻ những hứng thú nhất định và nếu biểu diễn thành công sẽ
có giá trị giáo dục sâu sắc. Đặc biệt, hoạt động biểu diễn âm nhạc giúp trẻ mạnh
dạn, tự tin trƣớc mọi ngƣời, trẻ sẽ thích tham gia biểu diễn trong những ngày lễ
hội, thích đƣợc nghe nhạc… giúp trẻ từng bƣớc cảm nhận và biết đánh giá âm
nhạc cũng nhƣ số lƣợng tác phẩm mà trẻ đƣợc nghe, đƣợc học. Hình thành
những cơ sở đầu tiên cho thị hiếu âm nhạc ở trẻ.
Tóm lại, giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non đóng vai trò quan trọng trong
quá trình hình thành nhân cách, âm nhạc gắn liền với con ngƣời từ lúc chào đời
cho đến khi giã từ cuộc sống. Những tác phẩm âm nhạc đƣợc nghe từ thuở bé
thƣờng để lại những dấu ấn rất sâu sắc và khá lâu dài trong tình cảm, nhận thức
của con ngƣời. Âm nhạc có sức mạnh vô cùng to lớn, thể hiện một cách tinh tế
thế giới nội tâm của con ngƣờI
1.2. Cơ sở thực tiễn
Qua quá trình tìm hiểu thực tế ở trƣờng mầm non cũng nhƣ việc trực tiếp
áp dụng một số phƣơng pháp dạy hát cho trẻ trong thời gian học tập ở ngành sƣ
phạm mầm non tại Khoa: Tiểu học – Mầm non, trƣờng Đại học Tây Bắc, cùng
với tìm hiểu thực tiễn về việc dạy các bài hát trong chƣơng trình cho trẻ mẫu
6



giáo lớn (5 – 6 tuổi) ở trƣờng mầm non Bế Văn Đàn, chúng tôi nhận thấy việc
dàn dựng và dạy các bài hát trong chƣơng trình ở các trƣờng mầm non còn rất
đơn giản, hầu nhƣ chỉ dạy hát theo tai nghe qua cảm nhận từ băng hình, đĩa
tiếng… do vậy nên ít thấy sự đổi mới. Hơn nữa ở TP Sơn La, tỉnh Sơn La chƣa
có đề tài nào nghiên cứu về lĩnh vực này, xuất phát từ khoảng trống đó, chúng
tôi quyết định đi vào tìm hiểu và nghiên cứu về những phƣơng pháp và cách
thức để dàn dựng và dạy các bài hát trong chƣơng trình có sự đổi mới và đƣợc
nâng cao về chất lƣợng nghệ thuật, giúp cho hoạt động âm nhạc của trẻ lớp mẫu
giáo lớn thêm phần phong phú, hấp dẫn và hiệu quả hơn. Bên cạnh việc nâng
cao chất lƣợng về giáo dục âm nhạc, còn góp một phần vào việc phát triển đầy
đủ, có đƣợc sự hài hòa giữa thể chất và tâm hồn trẻ thơ. Với những lý do trên,
nhóm nghiên cứu chúng tôi đã lựa chọn đề tài: DÀN DỰNG VÀ DẠY CÁC
BÀI HÁT TRONG CHƢƠNG TRÌNH CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN
TRƢỜNG MẦM NON BẾ VĂN ĐÀN; TPSL; TỈNH SƠN LA.
2. Mục tiêu của đề tài:
Đề tài này rất hy vọng sẽ giúp ích cho chúng tôi và sinh viên các lớp mầm
non khoa: Tiểu học – Mầm non; trƣờng ĐH Tây Bắc, có đƣợc kiến thức về việc
dàn dựng và dạy các bài hát cho trẻ mẫu giáo lớn với chất lƣợng ngày càng đƣợc
nâng cao.
3. Đối tƣợng nghiên cứu:
a. Các lớp mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) trƣờng mầm non Bế Văn Đàn; TP Sơn La;
tỉnh Sơn La.
b. Nghiên cứu về sách giáo dục âm nhạc mầm non dùng cho đối tƣợng lớp mẫu
giáo lớn.
c. Nghiên cứu giáo án và tổ chức dạy các hoạt động âm nhạc của giáo viên mầm
non cho lớp mẫu giáo lớn trƣờng mầm non Bế văn Đàn; TPSL; tỉnh Sơn la.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
a. Tìm hiểu lịch sử của việc giáo dục âm nhạc và phƣơng pháp đƣa các bài hát
vào trong chƣơng trình dạy học, đồng thời chỉ rõ tính cấp thiết của việc dàn

dựng và dạy các bài hát cho trẻ mẫu giáo lớn.
7


b. Những giải pháp cụ thể trên phƣơng diện lý thuyết và các bài thực hành ứng
dụng lý thuyết vào thực tiễn.
c. Nghiên cứu về sách giáo dục âm nhạc mầm non dùng cho đối tƣợng lớp mẫu
giáo lớn.
d. Nghiên cứu giáo án và tổ chức dạy các hoạt động âm nhạc của giáo viên mầm
non cho lớp mẫu giáo lớn trƣờng mầm non Bế văn Đàn; TPSL; tỉnh Sơn La.
5. Phạm vi nghiên cứu:
- Mục đích chính là nghiên cứu về việc dàn dựng theo một số bài hát với cách
thức mới, dạy hát dạy cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi), trƣờng mầm non Bế Văn
Đàn. Do đó chúng tôi chỉ đi sâu vào nghiên cứu trong phạm vi mà đề tài đã
hƣớng đến.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu:
a. Thu thập tài liệu.
b. Đối chiếu so sánh.
c. Phân tích tổng hợp.
d. Thống kê, phân tích số liệu.
e. Thể nghiệm thực tế ở trƣờng mầm non, đánh giá chất lƣợng.
7. Giả thiết khoa học
Hiện nay, việc dàn dựng và dạy các bài hát theo phƣơng pháp mới cho trẻ
mẫu giáo lớn ở trƣờng mầm non còn đang rất hạn chế, thƣờng đƣợc các cô giáo
mầm non nghe, bắt trƣớc băng tiếng, đĩa hình, động tác minh họa… rồi dạy cho
trẻ do vậy dẫn đến sự thụ động đáng kể ở lĩnh vực này. Sinh viên chuyên ngành
mầm non chƣa thực sự hiểu rõ đƣợc tầm quan trọng của việc dàn dựng các bài
hát cho trẻ để có đƣợc những bài giảng hay và thu hút trẻ. Đề tài này rất hy vọng
sẽ đóng góp đƣợc những phƣơng pháp mới và thực hành đạt hiệu quả, sẽ là một
nguồn tài liệu bổ ích, thiết thực đối với việc dạy – học các hoạt động âm nhạc

cho trẻ mẫu giáo (5 – 6 tuổi) ở Nhà trƣờng mầm non.

8


8. Cấu trúc đề tài:
Phần I: Mở đầu
a. Lý do chọn đề tài
b. Mục tiêu của đề tài
c. Đối tƣợng nghiên cứu
d. Nhiệm vụ nghiên cứu
e. Phạm vi nghiên cứu
g. Phƣơng pháp nghiên cứu
h. Giả thiết khoa học
Phần II: Nội dung
Chƣơng I: Giáo dục âm nhạc đối với trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi)
Chƣơng II: Một số phƣơng pháp dàn dựng các bài hát cho trẻ mẫu giáo lớn (5
– 6 tuổi)
Phần III: Thực nghiệm và kết luận

9


Phần II: NỘI DUNG
Chƣơng I: Giáo dục âm nhạc đối với trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi)
1.1 Đặc điểm tâm, sinh lý và khả năng cảm nhận của trẻ mẫu giáo lớn với
hoạt động âm nhạc
1.1.1. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo lớn đối với hoạt động âm nhạc
Âm nhạc gắn liền với đời sống hằng ngày của trẻ, làm cho trẻ thêm linh
hoạt, vui tƣơi, hồn nhiên. Âm nhạc là môn nghệ thuật góp phần vào việc phát

triển toàn diện nhân cách của trẻ.
Trẻ mẫu giáo lớn đã hình thành thói quen ca hát và nghe nhạc, ở độ tuổi
này trẻ đã biết lựa chọn bài hát, bản nhạc mà mình yêu thích. Khả năng chú ý
của trẻ đã lâu hơn, trẻ cảm nhận trạng thái chung của âm nhạc, phân biệt đƣợc
âm thanh cao – thấp, giai điệu đi lên – xuống, độ to – nhỏ của âm nhạc, thậm
chí cả sự thay đổi cƣờng độ âm nhạc mạnh dần hay nhẹ dần, phân biệt âm sắc
của một số nhạc cụ nhƣ tiếng kèn, tiếng trống, tiếng sáo…và âm sắc giọng hát.
Để giúp trẻ phát triển trí nhớ âm nhạc, mở rộng nhận thức và tăng cƣờng
khả năng hoạt động tƣ duy, chúng ta có thể tổ chức trò chơi gắn với âm nhạc để
tạo nên sự cuốn hút mạnh mẽ đối với trẻ. Trí tƣởng tƣợng phong phú giúp trẻ
có sự liên tƣởng, sáng tạo, đồng thời, trẻ đƣợc thả hồn mình trong các nhân vật
gần gũi thông qua lời ca. Đó là hình thức thể hiện sống động phù hợp với đặc
điểm tâm lý của trẻ, là sự phát triển mạnh mẽ của tính hình tƣợng tƣ duy trực
quan hành động và nhu cầu ham hoạt động của trẻ.
Hiếu động là nét đặc trƣng của trẻ, hầu nhƣ không lúc nào trẻ ngồi yên.
Các bé thích chạy nhảy, nô đùa hoặc tìm tòi khám phá thứ xung quanh. Giữa
âm nhạc và vận động có mối liên hệ trực tiếp xuất phát từ cơ sở sinh lý, đó là
cơ quan thính giác và cơ quan cảm giác về chuyển động thăng bằng. Trẻ mẫu
giáo lớn có thể vận động mạnh mẽ - êm dịu, nhanh - chậm theo tính chất âm
nhạc.
Nghiên cứu về sinh lý trẻ cho thấy, ở độ tuổi mẫu giáo (5-6 tuổi), các cơ
lớn nhƣ cơ đùi, cơ vai, cơ cánh tay phát triển trƣớc, còn các cơ lòng bàn tay,
bàn chân phát triển chậm hơn. Bƣớc đầu, các vận động bằng tay thuận hơn
10


chân và sự khéo léo trong các động tác vận động âm nhạc của trẻ mẫu giáo
đƣợc tăng dần theo độ tuổi cụ thể là: Đa số trẻ mẫu giáo bé chƣa gõ đƣợc các dạng
tiết tấu có nhịp độ hơi nhanh, còn trẻ mẫu giáo lớn có khả năng vừa hát vừa gõ theo
nhịp, phách, gõ âm hình tiết tấu kếu hợp nốt đen, lặng đen với móc đơn

Ngoài khả năng gõ đệm, trẻ mẫu giáo lớn còn thực hiện đƣợc những động
tác minh họa theo lời ca hoặc múa. Khi nhảy múa, trẻ đã thể hiện sự mềm dẻo,
nhanh nhẹn, biết di chuyển trong đội hình hàng ngang, hàng dọc, vòng tròn và
định hƣớng trong không gian. Trẻ biểu diễn múa hát không chỉ đúng giai điệu,
nhịp điệu mà còn thể hiện diễn cảm và đã có yếu tố sáng tạo. Nhịp 2/4 khá
thuận với lứa tuổi này.
1.1.2. Khả năng cảm nhận âm nhạc của trẻ mẫu giáo lớn
Trẻ thơ rất nhạy cảm với âm nhạc. Đối với trẻ, âm nhạc là một thế giới kì
diệu đầy cảm xúc vui sƣớng. Thông qua các hoạt động âm nhạc, trẻ phát triển
nhạc cảm, mở rộng nhận thức thế giới xung quanh, phát triển các kĩ năng hoạt
động. Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo đã biết cảm thụ và thích thú với những hoạt động
mang tính nghệ thuật, đặc biệt là âm nhạc.
- Nghe nhạc:
Những yếu tố của âm nhạc nhƣ cao độ, âm sắc, cƣờng độ và nhịp điệu
cũng chính là những yếu tố đƣợc dùng khi nói. Chính vì thế, âm nhạc sẽ giúp
cho sự phát triển của cơ quan thính giác, cho cơ thể và bộ não khả năng nghe,
tổng hợp và phát âm. Có thể coi âm nhạc nhƣ một thứ tiền ngôn ngữ nuôi
dƣỡng và kích thích đến toàn bộ đời sống của trẻ mầm, đồng thời có ảnh hƣởng
đến cơ thể, cảm xúc, trí tuệ và phát triển khả năng thƣởng thức vẻ đẹp từ bên
trong, xác nhận và đánh thức phẩm chất không thể diễn tả bằng lời đƣợc của
chúng ta.
Trẻ mẫu giáo lớn nếu đƣợc nghe nhạc có quá trình với nội dung phù hợp
có thể hình thành thói quen tập trung lắng nghe, theo dõi sự phát triển của âm
nhạc, hiểu đƣợc tính chất chung và một số đặc điểm của bài hát đƣợc nghe, so
sánh một số đặc điểm của bài đƣợc nghe với các hiện tƣợng gần gũi của cuộc

11


sống. Đa số các trẻ mẫu giáo lớn thích nghe những bài nhạc có giai điệu súc

tích, dễ nhớ, tiết tấu nhịp nhàng, nhịp độ linh hoạt.
Trẻ mẫu giáo lớn đã hình thành thói quen nghe nhạc và đã biết lựa chọn
bài hát mà mình yêu thích. Nếu nhƣ ở mẫu giáo bé, sự tập trung chú ý chỉ là
tạm thời không chủ định thì đến mẫu giáo lớn, khả năng chú ý của trẻ đã lâu
hơn, trẻ cảm nhận trạng thái chung của âm nhạc, thậm chí cả sự thay đổi cƣờng
độ âm nhạc mạnh dần hay nhẹ dần, phân biệt âm sắc của một số loại nhạc cụ
nhƣ tiếng kèn, tiếng trống, tiếng sáo,... và âm sắc giọng hát. Trẻ hiểu đƣợc nội
dung tác phẩm âm nhạc thông qua lời ca, nhận xét đƣợc giọng hát đúng, giọng
hát sai của bạn mình. Trẻ cảm thụ âm nhạc có định hƣớng hơn, hứng thú tham
gia các hoạt động âm nhạc và biết sáng tạo.
- Sự phát triển của hoạt động ca hát:
Âm thanh trẻ phát ra yếu do các dây thanh đới còn mảnh và ngắn, hơi thở
ngắn, nông. Giọng hát của trẻ phát ra yếu do các dây thanh đới còn mảnh và
ngắn, hơi thở ngắn, nông. Giọng trẻ cao và yếu hơn ngƣời lớn, đồng thời sự
phối hợp giữa tai nghe và giọng hát chƣa thật chủ động, khoang chứa hơi thở
trong phổi chƣa phát triển do đó trẻ không thể hát đƣợc những câu hát dài.
Trong quá trình học hát sẽ tạo ra sự phối hợp giữa tai nghe và giọng hát: Tai
nghe âm thanh, giọng bắt chƣớc. Bắt chƣớc có chuẩn xác hay không là do tai
nghe kiểm tra. Sự phối hợp của ngƣời lớn giúp trẻ tái hiện chính xác những gì
nghe đƣợc trong phạm vi khả năng của trẻ. Tuổi mẫu giáo lớn học hát theo lối
“truyền khẩu” (nghe rồi bắt chƣớc) vì các bé chƣa biết chữ. Thông qua các bài
hát mà trẻ hiểu về ý nghĩa của lời ca, ngôn từ. Tuy nhiên, trẻ hát một cách tình
cảm mà không phải gắng sức, biết điều chỉnh tốc độ vừa phải – hơi nhanh hoặc
từ vừa phải – chậm lại. Âm thanh mềm mại, nhẹ nhàng, biết lấy hơi giữa các
câunhạc, hát rõ lời, mạch lạc. Trẻ biết bắt đầu và kết thúc cùng nhau khi hát tập
thể, hát có nhạc đệm hoặc không có nhạc đệm, hát đơn ca, hát nhóm... Tầm cữ
giọng ổn định hơn, thƣờng hát trong khoảng từ nốt Đô của quãng tám thứ nhất
đến nốt Đô của quãng tám thứ hai cùng với sự phối hợp giữa nghe và hát của
trẻ cũng tốt hơn.
12



1.2. Ý nghĩa của việc dàn dựng các bài hát dạy cho trẻ các lớp mầm non
Chúng ta đã biết, ở mọi thời đại, giáo dục chiếm một vị trí rất quan trọng.
Cùng với một số ngành khác, giáo dục góp phần nâng cao nhận thức và đời sống
xã hội của con ngƣời. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn, giáo dục lại đƣợc tổ chức theo
những cách thức khác nhau. Do đặc điểm lứa tuổi, việc giáo dục cho trẻ mầm non
đƣợc triển khai theo phƣơng châm “Chơi mà học”. Và giáo dục âm nhạc cho lứa
tuổi này góp phần không nhỏ vào việc giáo dục toàn diện cho trẻ.
1.2.1 Lịch sử phát triển của giáo dục âm nhạc và ý nghĩa của giáo dục âm
nhạc đối với trẻ mầm non
1.2.1.1. Lịch sử phát triển của giáo dục âm nhạc
Trƣớc đây trong các trƣờng lớp mẫu giáo ở nƣớc ta, chƣơng trình “Hát múa
mẫu giáo” có nội dung đơn giản, chủ yếu là cho trẻ hát và múa minh họa một
số bài hát để giải trí, gây hứng thú, hấp dẫn trẻ đến lớp mẫu giáo.
Năm 1978, Vụ Mẫu giáo Bộ Giáo dục (nay là Vụ Giáo dục Mầm non Bộ
Giáo dục và Đào tạo) đã chính thức biên soạn chƣơng trình “Giáo dục âm nhạc
cho trẻ mầm non” dựa trên cơ sở khoa học mẫu giáo tiên tiến, cấu trúc bằng
các hoạt động: Ca hát – Nghe nhạc – Vận động theo nhạc và Trò chơi âm nhạc.
Tuy nhiên do còn nhiều hạn chế về khả năng âm nhạc của giáo viên dạy mầm
non, bởi trình độ âm nhạc nói chung, về thiết bị vật chất do đó mới chỉ tiến
hành đƣợc ở hình thức ca hát là chủ yếu, lấy ca hát làm trung tâm, cho trẻ vừa
hát vừa thực hiện các động tác vận động theo bài hát kết hợp với nghe nhạc tạo
cho trẻ yêu thích âm nhạc, cảm thụ âm nhạc. Nhƣ vậy vấn đề đặt ra là phải có
nhiều bài hát thích hợp, có nhiều nội dung phong phú cho các cháu.
Năm 1979, Vụ Mẫu giáo của Bộ Giáo dục đã sƣu tầm, tuyển chọn nhiều bài
hát mẫu giáo dạy các cháu vừa hát vừa thực hiện động tác múa minh họa theo
nhịp điệu bài hát, đồng thời cũng tuyển chọn những ca khúc có nội dung phù
hợp để cô hát cho cháu nghe; Cô dạy cho cháu hát. Từ đó phong trào ca hát đã
đi vào nề nếp và phát triển mạnh trong các trƣờng lớp mẫu giáo. Giáo dục âm

nhạc đã bƣớc đầu góp phần tích cực trong việc đào tạo, giáo dục trẻ toàn diện.

13


Năm 1983, Vụ Mẫu giáo Bộ Giáo dục đã biên soạn và chỉnh lý chƣơng
trình “Giáo dục âm nhạc” cho phù hợp với đặc điểm trẻ mẫu giáo Việt Nam.
Chƣơng trình này đã chú trọng đến việc các cháu đƣợc làm quen với dân ca. Vụ
Mẫu giáo đã tổ chức tuyển chọn những bài hát dân ca tiêu biểu các vùng miền,
hƣớng dẫn các giáo viên tổ chức cho các cháu nghe và tập hát.
Năm 1992, Bộ Giáo dục đã xuất bản một số tập bài hát dành riêng cho các
cháu ở lứa tuổi mầm non nhƣ: “Tập bài hát mẫu giáo”; “Chúng cháu vui hát”;
đặc biệt là “Tập bài hát mẫu giáo” gồm trên 100 bài hát phục vụ cho chƣơng
trình “Giáo dục âm nhạc” trong trƣờng cho các lớp mẫu giáo.
Nhƣ vậy, chƣơng trình giáo dục âm nhạc trong các trƣờng, lớp mẫu giáo đã
không chỉ còn là hát múa đơn thuần nữa mà nó đã thực sự trở thành một bộ
môn giáo dục nghệ thuật thông qua ca hát.
Chuyên đề “Giáo dục âm nhạc” đƣợc tiến hành trong ba năm từ 1993 đến
1996. Để chuẩn bị cho chuyên đề này; Vụ Giáo dục Mầm non đã tổ chức tuyển
chọn, bổ sung bài hát mới vào chƣơng trình, phối hợp với Nhà xuất bản Âm
nhạc đã xuất bản tập bài hát “Trẻ thơ hát” và tiến hành thu thanh toàn bộ các
bài hát trong cuốn sách, hoàn thành bộ băng cát-sét, đƣợc phát hành rộng rãi
đến các trƣờng mầm non.
Sau ba năm triển khai chuyên đề “Giáo dục âm nhạc”; Vụ Giáo dục Mầm
non đã hƣớng dẫn, chỉ đạo các trƣờng mầm non xây dựng phòng hoạt động âm
nhạc. Đến nay các phòng hoạt động âm nhạc đã đƣợc hình thành và ở một số
nơi đã hoạt động có hiệu quả.
Nhƣ vậy, việc các tổ chức sáng tác và tuyển chọn trong thời gian qua đã thu
lƣợm đƣợc rất nhiều bài hát tốt, những bài hát có tính nghệ thuật cao, nội dung
lời ca có ý nghĩa giáo dục phù hợp với trẻ thơ, đƣợc các cháu yêu thích.

“Hoàng Văn Yến; Nghệ thuật âm nhạc với trẻ mầm non; Nxb GD năm 2002”
1.2.1.2. Vai trò của giáo dục âm nhạc đối với trẻ mầm non
Giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ. Giáo
dục âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, tổ quốc, tình yêu thƣơng
con ngƣời. Giáo dục âm nhạc còn là phƣơng tiện nâng cao khảnăng trí tuệ, phát
14


triển thể chất, giúp trẻ phát triển trí tƣởng tƣợng, củng cố kiến thức cho trẻ qua
học tập, vui chơi. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc nhƣ học hát, nghe
hát, vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc... sẽ hình thành ở trẻ những yếu
tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hòa, là sự phát triển về thẩm mỹ,
đạo đức, trí tuệ và thể lực. Chính vì vậy, giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non là
một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Âm nhạc ảnh hƣởng đến quá trình hoàn thiện
cơ thể trẻ. Trƣớc hết, âm nhạc đƣợc coi là phƣơng tiện hữu hiệu để phát triển tai
nghe cho trẻ. Tính chất đa dạng của âm nhạc gợi ra những phản ứng gắn với sự
thay đổi của nhịp tim mạch, sự trao đổi ô xi trong máu. Vì vậy, giáo dục âm
nhạc đối với trẻ mầm non là vô cùng cần thiết, đòi hỏi ngƣời giáo viên phải có
trình độ chuyên môn, yêu nghề. Trong quá trình dạy và học cần cho trẻ làm
quen với âm nhạc trong tất cả các hoạt động.
1.2.2. Dàn dựng theo cách mới bài hát ở các chủ đề âm nhạc vào chương
trình giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo lớn.
Giáo dục âm nhạc là sân chơi bổ ích, lý thú, có sức lôi cuốn, hấp dẫn trẻ.
Hoạt động giáo dục âm nhạc không những mang đến cho trẻ những hiểu biết,
kiến thức về âm nhạc, về cuộc sống mà con tạo cho trẻ sự tự tin, chủ động, linh
hoạt, sáng tạo. Vậy làm thế nào để hoạt động dạy – học âm nhạc tạo đƣợc
những tác động tích cực, mang lại những lợi ích sâu sắc và lâu dài đối với trẻ.
Để làm đƣợc điều này, trƣớc tiên chúng ta phải hiểu và biết cách dàn dựng các
bài hát ở các chủ đề âm nhạc vào chƣơng trình giáo dục mầm non ở trẻ mẫu
giáo lớn. Và dƣới đây là một số chủ đề âm nhạc thƣờng gặp trong các bài hát

của trẻ mầm non:
1.2.2.1. Hát ru:
Đất nƣớc Việt Nam với nền văn minh dân cƣ lúa nƣớc và nhà sàn, hát ru
có một ý nghĩa và giá trị to lớn trong đời sống của mỗi dân tộc.
Với tƣ duy và ngôn ngữ riêng của mình các dân tộc trên đất nƣớc ta đều
có những làn điệu hát ru, đã phảnánh đƣợc những tình cảm, tâm hồn của chính
dân tộc mình.

15


Hát ru là một phƣơng tiện nghệ thuật giúp trẻ phát triển giá trị thẩm mĩ
truyền thống. Các nhà nghiên cứu về tâm sinh lý trẻ em cho biết: “Âm thanh
đến với con người rất sớm, trẻ em đã nghe được âm nhạc ngay từ lúc nó còn
đang nằm trong bụng mẹ...”. Lời ru đã đƣợc bắt đầu từ tâm hồn ngƣời mẹ, rồi
cùng hòa vào tình cảm quê hƣơng, cái đến với con ngƣời đầu tiên ấy lại là tiếng
ru ngọt ngào của mẹ. Tiếng hát ru của mẹ đã đem đến cho trẻ sự cảm thụ nghệ
thuật trong sáng góp phần to lớn vào việc hình thành và phát triển thẩm mĩ
truyền thống của dân tộc cho trẻ.
Hát ru còn góp phần hình thành nhân cách của trẻ thơ. Trong bản tổng kết
về hội thảo hát ru toàn quốc tại TP Huế của Bộ Văn hóa Thông tin vào năm
1992 đã viết: “Hát ru có nội dung giáo dục đối với con người về ứng xử trong
gia đình, ngoài xã hội và về nhân tình thế thái. Nội dung giáo dục ấy đã không
đến với ta bằng những giáo lý áp đặt, những luận thuyết khô cứng, mà hòa tan
vào những câu hát dịu ngọt, êm ái và chân thật của tấm lòng mẹ với con...”.
Khi hƣớng dẫn trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) hát những bài hát ru sẽ hình thành
nhân cách cho trẻ và đặc biệt giữ gìn bản sắc âm nhạc cổ truyền Việt Nam.
Dù chỉ là những tiếng à ơi, ngâm ngợi hay những bài hát ru có nội dung
đậm đà, sâu sắc thì chúng ta cũng đã đem đến cho con trẻ một sự bình yên, một
tình cảm ban đầu đẹp đẽ nhất trong tiếng ru của mẹ.

“Nghệ thuật âm nhạc với trẻ mầm non; Hoàng Văn Yến; Nxb GD 2002;
1.2.2.2. Giáo dục cho trẻ về tình yêu quê hương, đất nước, con người
Nói về tình yêu quê hƣơng đất nƣớc, một nhà văn Nga có câu nói nổi
tiếng: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Von-ga, con sông
Von-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu
Tổ quốc”. Tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc đã bắt đầu nhƣ thế. Đó là những tình
cảm vốn có, qua thời gian, tình yêu đó đƣợc bồi đắp và càng trở nên mãnh liệt.
Một đứa trẻ biết tự hào về dân tộc, nguồn gốc của mình sẽ là một đứa trẻ ít làm
điều sai trái. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào không phải ở những gì lớn lao mà
chính từ những điều giản đơn, bình dị và phù hợp với lứa tuổi các bé. Tập cho
trẻ những thói quen giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trƣờng, không ngừng thi đua
16


học tập tốt. Giúp trẻ yêu quê hƣơng từ việc tìm hiểu các di tích thắng cảnh,
những làn điệu dân ca ví dặm... để nuôi dƣỡng tâm hồn, hun đúc tình yêu quê
hƣơng trong con trẻ. Bên cạnh đó, chúng ta nên khuyến khích trẻ biết quan tâm,
yêu thƣơng mọi ngƣời theo cách riêng mà trẻ muốn, lắng nghe những chia sẻ
của trẻ, dạy trẻ biết kính trên, nhƣờng dƣới, lễ phép, thật thà, biết chia sẻ, đồng
cảm với mọi ngƣời. Dù có đi đâu làm gì, quê hƣơng chính là tất cả những gì
tƣơi đẹp, yêu lấy quê hƣơng cũng nhƣ cây có cội sông có nguồn; tình yêu
thƣơng con ngƣời của trẻ là sự đoàn kết nhƣ lá lành đùm lá rách,... Qua những
bài hát về quê hƣơng, đất nƣớc, con ngƣời chúng ta có trách nhiệm phải đem
tình yêu đó truyền đến trái tim của những đứa trẻ.
1.2.2.3. Tình yêu gia đình và nhà trường
Khi nói đến tình yêu giữa những ngƣời trong gia đình, trẻ sinh ra và đón
nhận tình yêu vô bờ bến từ ông bà, cha mẹ, anh chị,... lớn lên đi học, trẻ nhận
đƣợc những sẻ chia từ thầy cô và bè bạn, cũng chính bằng tình yêu ấy, trẻ sẽ lớn
lên, trƣởng thành và biết yêu thƣơng, giúp trẻ phát triển nhân cách một cách
toàn diện hơn. Giáo dục trong nhà trƣờng chỉ là một phần, còn cần có sự giáo

dục trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trƣờng đƣợc tốt hơn.
Ngay khi trẻ đang nằm trong nôi cho đến khi bƣớc những bƣớc chân đầu tiên
đến trƣờng, bố mẹ và thầy cô đã phải dạy cho trẻ biết yêu thƣơng, vui cƣời, biết
chia sẻ thông qua việc chơi và trò chuyện với bé, và qua những câu chuyện mà
mẹ và cô giáo kể hàng ngày để từ tình yêu thƣơng nhận đƣợc từ ngƣời lớn sẽ
hình thành trong các bé biết yêu thƣơng gia đình và nhà trƣờng.

17


Chƣơng II: Một số phƣơng pháp dàn dựng và dạy các bài hát cho trẻ mẫu
giáo lớn (5-6 tuổi)
2.1. Dàn dựng và dạy hát bài - Chiếc đèn ông sao – Phạm Tuyên
2.1.1. Phân tích nội dung bài hát
Tết trung thu là tết cổ truyền đã có từ bao đời nay của văn hóa Việt Nam
ta. Những đứa trẻ lớn lên nghiễm nhiên mặc định rằng đó là một ngày hội dành
riêng cho chúng. Bởi lẽ, trong ngày hội này ngƣời lớn, bố mẹ, ông bà sẽ dành
hết mọi sự quan tâm nhƣ tặng quà, chuẩn bị các trò chơi nhằm mang lại niềm
vui cho con trẻ.
Đây là dịp để các bé có cơ hội đƣợc vui chơi, đƣợc thỏa thuê bay nhảy
với thế giới tuổi thơ thần tiên mơ mộng của mình. Các bé sẽ đƣợc ngƣời lớn
tặng quà, sẽ đƣợc dẫn đi rƣớc đèn đêm trăng sáng, xem múa lân và đặc biệt là
tiết mục trông trăng, mơ màng đến thế giới thần tiên của chú Cuội, chị Hằng rồi
cùng nhau phá cỗ.
Sự tích về chị Hằng và chú Cuội bay lên cung trăng là hình ảnh thơ mộng
tuyệt vời kích thích trí tƣởng tƣởng cũng nhƣ khơi gợi đƣợc tâm hồn trong sáng
của các bé hƣớng đến những ƣớc mơ bay bổng và cao đẹp. Với ý nghĩa này tết
trung thu trở nên lung linh, huyền bí và có tầm ảnh hƣởng lớn đến tiềm thức và
cả ý niệm của các bé về sau.
Tết trung thu chính là ngày tết của các em thiếu nhi. Ngày mà các em háo

hức, chờ đợi. Ngày hội trung thu, các em đƣợc quây quần bến gia đình cũng
nhƣ là đƣợc đi chơi rất nhiều trò chơi vui, một trong số đó chính là trò chơi rƣớc
đèn. Cầm trên tay chiếc đèn ông sao vừa đi vừa hát bài hát “Chiếc đèn ông sao”
rất vui tƣơi và hồn nhiên.
Nhạc sĩ Phạm Tuyên đã sáng tác (bỏ nên) bài hát “Chiếc đèn ông sao” để
dành riêng cho các em nhỏ nhân ngày trung thu để các em hào hứng, có hứng
thú đi rƣớc đèn. Hình ảnh “ông sao” chiếu sáng muôn màu trong ngày trung thu
đã đƣợc tác giả gói gọn vào bài hát, để trẻ có trí tƣởng tƣợng phong phú về hình
ảnh ngôi sao trong ngày tết vui này.

18


2.1.2. Dàn dựng và dạy hát
- Hát lần 1: (Sau nhạc dạo đầu) Hát từ đầu đến “đêm rằm liên hoan”.
- Hát lần 2: (Sau nhạc dạo giữa) Quay lại hát từ đầu đến “đêm rằm liên
hoan” một lần nữa, rồi hát tiến vào điệp khúc một lần kết trƣớc khi vào dạo
nhạc giữa bài.
- Hát lần 3: (Sau khi dạo nhạc giữa) Hát lại điệp khúc một lần và hát lại
câu cuối một lần kết “ánh sao Bác Hồ tỏa sáng nơi nơi”

19


×