Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường đại học kinh tế thành phố hồ chí minh của học sinh trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.11 MB, 181 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ KIM CHI

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH CHỌN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ KIM CHI

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH CHỌN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
(Thạc sĩ Điều hành cao cấp)
Mã số:

60340102

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TS. NGUYỄN TRỌNG HOÀI

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2017



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện luận văn

Nguyễn Thị Kim Chi


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ................................................................................................. 1
1. Đặt vấn đề.............................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 5
3. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................ 5

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 5
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 5
6. Cấu trúc của đề tài ................................................................................................. 6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................ 7
1.1 Các khái niệm ........................................................................................................ 7
1.2 Lý thuyết về hành động hợp lý (TRA) .................................................................. 8
1.3 Lý thuyết về hành vi dự định (TPB) ..................................................................... 9
1.4 Các nghiên cứu liên quan .................................................................................... 11
1.5 Khung phân tích đề xuất cho nghiên cứu ............................................................ 16
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 20
2.1 Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 20
2.2 Giải thích các biến và cách thức đo lường các biến ........................................... 22
2.3 Thiết kế nghiên cứu............................................................................................ 34
2.4 Mô hình nghiên cứu ........................................................................................... 37
2.5 Phương pháp lấy mẫu và thu thập dữ liệu ......................................................... 37
2.6 Mô tả bản câu hỏi khảo sát ................................................................................ 39
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 50
3.1 Tổng quan về trường ĐH Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh ......................................... 50
3.2 Tóm tắt dữ liệu ................................................................................................... 59
3.3 Kiểm định thang đo ............................................................................................. 75
3.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA ....................................................................... 83
3.5 Mô hình hồi quy .................................................................................................. 91
Chương 4. CÁC KIẾN NGHỊ ................................................................................... 96
4.1 Các kiến nghị nhằm thu hút thí sinh đăng ký vào Trường ĐH Kinh Tế Tp. Hồ Chí
Minh .................................................................................................................... 96
4.2 Hạn chế của đề tài ............................................................................................. 101
4.3 Hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................................................. 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Tiếng Việt

Tiếng Anh

TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh

TRA: Theory of Reasoned Actions

CĐ: Cao đẳng

TPB: Theory of Planned Behavior

ĐH: Đại học

UEH: University of Economics Ho Chi
Minh city

THPT: Trung học phổ thông

NSMC: Negeri Sembilan Matriculation
College

TN: Thanh niên

MMC: Malacca Matriculation College

SV: Sinh viên
TS: Tiến sĩ

ThS: Thạc sĩ


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Thông tin cần xác định từ nguồn dữ liệu thứ cấp .................................... 38
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp các phát biểu được sử dụng để khảo sát .......................... 39
Bảng 3.1 Kết quả thống kê yếu tố Động cơ cá nhân ................................................ 61
Bảng 3.2 Kết quả thống kê của yếu tố Tự tin vào bản thân ..................................... 62
Bảng 3.3 Kết quả thống kê của yếu tố Ảnh hưởng của gia đình .............................. 63
Bảng 3.4 Kết quả thống kê của yếu tố Ảnh hưởng của bạn bè ................................ 64
Bảng 3.5 Kết quả thống kê của yếu tố Khả năng tài chính ...................................... 65
Bảng 3.6 Kết quả thống kê của yếu tố Sự ảnh hưởng của giáo viên THPT ............. 66
Bảng 3.7 Kết quả thống kê của yếu tố Uy tín của trường ........................................ 67
Bảng 3.8 Kết quả thống kê của yếu tố Cơ sở vật chất của trường ........................... 68
Bảng 3.9 Kết quả thống kê của yếu tố Vị trí của trường .......................................... 69
Bảng 3.10 Kết quả thống kê của yếu tố Chương trình đào tạo ................................ 70
Bảng 3.11 Kết quả thống kê của yếu tố Thông tin ................................................... 72
Bảng 3.12 Kết quả thống kê của yếu tố Cơ hội nghề nghiệp ................................... 73
Bảng 3.13 Kết quả thống kê ý định chọn trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh74
Bảng 3.14 Kết quả kiểm định thang đo yếu tố Động lực cá nhân ............................ 75
Bảng 3.15 Kết quả kiểm định thang đo yếu tố Tự tin vào bản thân ......................... 76
Bảng 3.16 Kết quả kiểm định thang đo các yếu tố còn lại ....................................... 77
Bảng 3.17 Kết quả tổng hợp các thang đo ............................................................... 80
Bảng 3.18 Kết quả kiểm định thang đo Ý định chọn trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ
Chí Minh.............................................................................................................. 83
Bảng 3.19 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần 1 ..................................... 84
Bảng 3.20 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần cuối ................................ 85
Bảng 3.21 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của 8 yếu tố ................................ 89
Bảng 3.22 Hệ số xác định của phương trình hồi quy ............................................... 91
Bảng 3.23 Bảng phân tích ANOVA ......................................................................... 91

Bảng 3.24 Thông số của các biến trong phương trình hồi quy ................................ 92
Bảng 4.1 Kết quả thống kê về cơ sở vật chất phục vụ cho người học ..................... 97


DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1 Mô hình thuyết hành động hợp lý (TRA) ......................................................... 9
Hình 1.2 Mô hình thuyết hành vi dự định (TPB) ........................................................... 10
Hình 1.3 Yếu tố đóng góp vào sự lựa chọn của sinh viên trong việc chọn trường đại
học ................................................................................................................................... 12
Hình 1.4 Yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn trường đại học công Malaysia của học sinh 13
Hình 1.5 Yếu tố ảnh hưởng quyết định chọn trường đại học ngoài công lập của sinh
viên tại TP.HCM ............................................................................................................. 17
Hình 1.6 Khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chọn UEH của học sinh THPT .. 20
Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu của đề tài ...................................................................... 21
Biểu đồ 3.1: Đối tượng khảo sát phân bổ theo giới tính ................................................ 60
Biểu đồ 4.1 Mức độ đồng ý về việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa tại UEH .......... 99


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục tài liệu tiếng Việt
Nguyễn Văn Chương. 2013. Hành Vi Tổ Chức. Nhà xuất bản Hồ Chí Minh
Nguyễn Thị Hoàng Yến. 2012. Những Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Chọn
Trường Đại Học Công Lập Ở Tp. Hồ Chí Minh. Luận Văn Thạc Sĩ. Đại học Kinh tế Tp.
Hồ Chí Minh
Danh mục tài liệu tiếng Anh
Absher, K. & Crawford, G. 1996. Marketing the community college starts with
understanding students’ perspectives. Community College Review, 23(4), 59-67.
Agrey, L. and Lampadan, N. 2014. Determinant Factors Contributing to Student
Choice in Selecting a University. Journal of Education and Human Development, Vol. 3,
No. 2, pp. 391-404

Ahmad Zamri bin Khairani & Nordin bin Abd. Razak. 2013. Assessing Factors
Influencing Students’ Choice of Malaysian Public University: A Rasch Model Analysis,
International Journal of Applied Psychology, 3(1): 19-24
Ajzen, I. & Fishbein, M. 1980. Understanding the attitudes and predicting social
behavior. Englewood Cliffs, New Jersey: Prentice-Hall Inc.
Ajzen, I. 1985. From intention to actions: A theory of planned behavior. In J.
Kuhland & J. Beckman (Eds), Action – control: From cognotions to behavior, pp. 11 –
39. Heidelberg: Springer.
Ajzen, I. 1991. The Theory of Planned Behaviour. Organization Behaviour and
Human Decision Processes, No. 50, pp. 179-211
Ajzen, I. 1998. Attitudes, Personality and Behavior. Chicago, Illinois: The Dorsey
Press.
Akram, B., & Ghazanfar. L. 2014. Self Efficacy and Academic Performance of the
Students of Gujrat University, Pakistan. Academic Research International, vol. 5 no.1,
283 – 290.


Ancheh, K.S.B., Krishnan, A. and Nurtjahja, O. 2007. Evaluative Criteria for
Selection of Private Universities and Colleges in Malaysia. Journal of International
Management Studies. 2(1), 1-11.
Armstrong, J. J. 1997. Factors influencing freshmen students' college choice at the
University of North Texas: A focus group study. Doctoral dissertation. University of
North Texas, Texas.
Awan, R.U.N., Noureen, G., & Naz. A. 2011. A Study of Relationship between
Achievement Motivation, Self Concept and Achievement in English and Mathematics at
secondary Level. International Education Studies, vol. 4, no. 3, 72 – 79.
Azman Abdul Rahim, M. S., Salihon, J., Yusoff, M. M., Bakar, I. A., & Damanik,
M. R. M. 2010. Effect of temperature and time to the antioxidant activity in Plectranthus
Amboinicus Lour. American Journal of Applied Sciences, 7(9), 1195-1199.
Bailey, A.A. 2012. Improving IS Enrollment Choices: The Role of Social Support.

Journal of Information Systems Education, vol. 23(3), 259 – 270.
Bandura, A. 1977. Self-Efficacy: Toward a Unifying Theory of Behavioral Change.
Psychological Review, vol. 84, no. 2, 191 – 215.
Bandura, A., Barbaranelli, C., Caprara, G.V. & Pastorelli, C. 1996. Multifaceted
Impact of Self-Efficacy Beliefs on Academic Functioning. Child Development, vol. 67,
no. 3, 1206 – 1222.
Beh, Y.S., Nik Ahmad, R.T.S., & Ong, B.S. 2013. International Student‟s
Perception on Malaysia as a Destination for Tertiary Hospitality and Tourism Education.
Interdisciplinary Journal of Contemporary Research in Business, vol. 5, no. 5, 435 – 456.
Bezmen T. & Depken C. A. 1998. School characteristics and demand for college.
Economics of Education Review, 17, 205-210.
Breier, M. 2010. From „financial considerations‟ to „poverty‟: towards a
reconceptualisation of the role of finances in higher education student drop out. Journal
of Higher Education, 60, 657-670.
Campbell, C.L. 2005. Preparing for college: Identifying the learning and study
strategies associated with varying levels of college preparedness in tenth graders.
Doctoral dissertation


Canale, J. R., Dunlap, L., Britt, M., & Donahue, T. 1996. The relative importance of
various college characteristics to students in influencing their choice of college. College
Student Journal, 30(2), 214-216.
Chapman, D.W. 1981. A Model of Student College Choice. The Journal of Higher
Education, 52 (5), 490-505.
Chapman, R. G. 1986. Toward a theory of college selection: A model of college
search and choice behavior. Advances in Consumer Research, 13(1), 246 – 250.
Corley, S. J. 1991. An analysis of factors which influence choice of an academic
program and sources of information used: Implications for recruitment strategies.
Doctoral dissertation. University of the Pacific, California.
Fernandez, J.L. 2010. An Exploratory Study of Factors Influencing the Decision of

Students to Study at Universiti Sains Malaysia. Kajian Malaysia. 28(2): 107-136.
Freeman, K. 1999. The race factor in African Americans’ college choice. Urban
Education, 34(1), 4-25.
Gibbons, S & Vignoles, A. 2009. Access, Choice and Participation in Higher
Education. London, England: Centre for the Economics of Education, London School of
Economics.
Godin, G., Kok, G. 1996. The theory of planned behavior: A review of its
applications to health-related behaviors. American Journal of Health Promotion, 11(2),
87-98.
Grosz, E. A. 1987. Feminist theory and the challenge to knowledges. Women’s
Studies International Forum, 10(5), 475-480.
Hallinan, M. T. & Williams, R. A. 1990. Students’ Characteristics and the PeerInfluence Process. Sociology of Education, vol. 63, no.2, 122 -132.
Hassan, O.R., & Rasiah, R. 2011. Poverty and Student Performance in Malaysia.
International Journal of Institutions and Economies, 3(1), 61-76.
Harris, S.M., & Halpin, G. 2002. Development and Validation of the Factors
Influencing Pursuit of Higher Education Questionnaire. Educational and Psychological
Measurement, 62, 79-96.


Heller, D.E. 2006. Early Commitment of Financial Aid Eligibility. The American
Behavioral Scientist, 49(12), 1719-1738.
Hidi, S. & Harackiemicz, J.M. 2000. Motivating the Academically Unmotivated: A
Critical Issues for the 21st Century. Review of educational Research, vol. 70, no. 2, 151 –
170.
Holland, J. L. 1959. Determinants of college choice. College and University, 35(1),
11-28.
Ivy, J. 2001. Higher education institution image: A corresponden ce analysis
approach. The International Journal of Educational Management, vol. 15, no. 6, pp. 276282.
Jager, J.W.D and Soontiens, W. 2009. The Image and Academic Expectations of
South African and Malaysian University Students. International Journal of Business

Excellence. 2(3-4):285-300.
Johnston, T.C. 2010. Who and What Influences Choice of University? Student and
University Perceptions. American Journal of Business Education. 3(10): 15-23.
Kamol Kitsawad. 2013. An investigation of factors a ecting high school student’s
choice of university in Thailand. Doctoral dissertation, University of Wollongong
Kember, D., Ho, A., & Hong, C. 2010. Initial Motivational Orientation of Students
Enrolling in Undergraduate Degrees. Studies in Higher Education, 35(3), 263-276.
Keskinen E., Tiuraniemi J., & Liimola A. 2008. University selection in Finland:
how the decision is made. International Journal of Educational Management, 22, 638650.
Klauuw, W.V.D. 2002. Estimating the Effect of Financial Aid Offers on College
Enrollment: A Regression-Discontinuity Approach. International Economic Review,
43(4), 1249-1287.
Koe, W.L., & Saring, S.N. 2012. Factors Influencing the Foreign Undergraduates‟
Intention to Study at Graduate School of a Public University. Jurnal Kemanusiaan, 19,
57-68.
Lewis, G. H., & Morrison, S. 1975. A longitudinal study of college selection
technical report# 2. Pittsburgh, PA: Carnegie-Mellon University.


Looker, E. D., & Lowe, G. S. 2001. Post secondary access and student financial aid
in Canada: Current knowledge and research gaps. Paper presented at Canadian Policy
Research Networks Workshop on Post Secondary Access and Student Financial Aid, in
Ottawa.
Lumsden, L. 1997. Tourism marketing. London: Thompson.
Lynne Coy-Ogan. 2009. Perceived Factors Influencing The Pursuit Of Higher
Education Among First – Generation College Students. Doctoral dissertation, Liberty
University.
Majid, F.A. 2009. The Participation Factors of Postgraduate Students in Education.
The International Journal of Learning, vol. 16(5), 357 – 372.
Melguizo, T., Torres, F.S., & Jaime, H. (2011). The association between financial

aid availability and the college dropout rates in Colombia. Higher Education, 62(2), 231247.
Norbahiah Misran, Sarifah Nurhanum Syed Sahuri, Norhana Arsad, Hafizah
Hussain, Wan Mimi Diyana Wan Zaki & Norazreen Abd Aziz. 2012. Malaysian
Matriculation Student’s Factors in Choosing University and Undergraduate Program
Asian Social Science; Vol. 8, No. 16.
O’brien, A., Webb, P., Page, S. and Proctor, T. 2007. A Study into the Factors
Influencing the Choice-Making Process of Indian Students When Selecting an
International University for Graduate Study Using Grounded Theory.
Othman, F. 2006. The relationships between family socioeconomic status and
student achievement of mathematic in two schools at Johor Bahru district. Bachelor
dissertation, Faculty of Education, Universiti Teknologi Malaysia.
Padlee, S.F., Kamaruddin, A.R. and Baharun, R. 2010. International Students’
Choice Behavior for Higher Education at Malaysian Private Universities. International
Journal of Marketing Studies. 2(2): 202-211.
Pimpa, N. 2004. The Relationship between Thai Student‟s Choices of International
Education and their Families. International Education Journal, 5(3), 352-359.
Pintrich, P.R. 2003. A Motivational Science Perspective on the Role of Student
Motivation in Learning and Teaching Contexts. Journal of Educational Psychology, vol.


95, no. 4, 667 – 686.
Price, I., Matzdorf, F., Smith, L and Agahi, H. 2003. The Impact of Facilities on
Student Choice of University. Facilities. 21(10): 212-222.
Rahim, A.H.A., & Azman, N. 2010. Educational Aspirations among FirstGeneration Students and their Parental Influence towards Pursuing Tertiary Education.
Procedia Social and Behavioral Sciences, 7, 414-418.
Ryan, R.M. & Connell, J.P. 1989. Perceived Locus of Causality and Internalization:
Examining Reasons for Acting in Two Domains. Journal of Personality and Social
Psychology, vol. 57, no.5, 749 – 761.
Ryan, R.M. & Deci, E.L. 2000. Self-Determination Theory and the Facilitation of
Intrinsic Motivation, Social Development, and Well- Being. American Psychologist, vol.

55, no.1, 68 – 78.
Salami, S.O. 2010. Emotional Intelligence, Self-efficacy, Psychological Well- being
and Students‟ Attitudes: Implications for Quality. European Journal of Educational
Studies, 2(3), 247 – 257.
Samarge, S.P. 2006. Creating a college culture at the elementary school level.
Doctoral dissertation. University of California Los Angeles.
Sia, J.K.M. 2010. Institutional Factors Influencing Students’ College Choice
Decision in Malaysia: A Conceptual Framework. International Journal of Business and
Social Science. 1(3): 53-58.
Tan-Kuick, C.L.G. & Ng, K.Y.N. 2011. The Mediating Effects of Peer and Parental
Encouragement on Student‟s Choice of a Nursing Education. Journal of Applied
Business and Management Studies, 2(1), 1 – 10.
Teowkul, K., Seributra, N.J., Sangkaworn, C., Jivasantikarn, C., Denvilai, S., &
Mujtaba, B.G. 2009. Motivational Factors of Graduate Thai Students Pursuing Master
and Doctoral Degrees in Business. Ramkhamhaeng University International Journal,
3(1), 25-56.
Terenzini, P.T., Rendon, L.I., Upcraft, M.L, Millar, S.B., Allison, K.W. Gregg, P.L.
& Jalomo, R. 1994. The Transition to College: Diverse Students, Diverse Stories.
Research in Higher Education, vol. 35, no.1, 57 – 73.


Wang, C.H., Shannon, D.M., & Ross, M.E. 2013. Students’ Characteristics, SelfRegulated Learning, Technology Self-efficacy, and Course Outcomes in Online
Learning. Distance Education, vol.34, no. 3, 302 – 323.
Wagner, K. and Fard, P.Y. 2009. Factors Influencing Malaysian Students’ Intention
to Study at a Higher Educational Institution. E-Leader Kuala Lumpur.
Wei-Loon Koe, Siti Noraisah Saring. 2012. Factors Influencing the Foreign
Undergraduates’ Intention to Study at Graduate School of a Public University Jurnal
Kemanusiaan Bil.19 Universiti Teknologi Malaysia.
Yamamoto, G.T. 2006. University Evaluation-Selection: A Turkish Case.
International Journal of Educational Management. 20(7): 559-569.

Yusof, M., Ahmad, S. N. B., Tajudin, M. & Ravindran, R. 2008. A study of Factors
Influencing the Selection of a Higher Education Institution. UNITAR e-journal. 4(2): 2740.
Zajacova, A., Lynch, S.M., & Espenshade, T.J. 2005. Self-Efficacy, Stress, and
Academic Success in College. Research in Higher Education, vol. 46, no. 6, 677 – 706.
Zimmerman, B.J. 1998. Academic Studying and the Development of Personal Skill:
A Self-Regulatory Perspective. Educational Psychologist, 33(2/3), 73 – 86.
Zuekle, E. 2008. College enrollment rate increases, but financial challenges bring
uncertainty. Washington, DC: Population Reference Bureau.

Danh mục tài liệu trên website
D Bình. 2016. Hướng Nghiệp Cần Đặt Đúng Vị Trí. Báo Giáo Dục Tp. Hồ Chí
Minh. Đường dẫn />Đăng Nguyên. 2016. Thị Trường Lao Động Mất Cân Đối. Báo Thanh Niên. Đường
dẫn />Nguyên Nguyễn. 2016. Việc Nhiều Vẫn Không Tìm Được Việc. Cổng Thông Tin
Điện Tử Chính Phủ Tp. Hồ Chí Minh. Đường dẫn />

PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu khảo sát
Phụ lục 2: Thống kê mô tả
Phụ lục 3: Kiểm định thang đo yếu tố Động cơ cá nhân
Phụ lục 4: Kiểm định thang đo yếu tố Tự tin vào bản thân
Phụ lục 5: Kiểm định thang đo yếu tố Ảnh hưởng của gia đình
Phụ lục 6: Kiểm định thang đo yếu tố Ảnh hưởng của bạn bè
Phụ lục 7: Kiểm định thang đo yếu tố Khả năng tài chính
Phụ lục 8: Kiểm định thang đo yếu tố Ảnh hưởng của giáo viên THPT
Phụ lục 9: Kiểm định thang đo yếu tố Uy tín trường đại học
Phụ lục 10: Kiểm định thang đo yếu tố Cơ sở vật chất của trường
Phụ lục 11: Kiểm định thang đo yếu tố Vị trí của trường
Phụ lục 12: Kiểm định thang đo yếu tố Chương trình đào tạo
Phụ lục 13: Kiểm định thang đo yếu tố Thông tin
Phụ lục 14: Kiểm định thang đo yếu tố Cơ hội nghề nghiệp

Phụ lục 15: Kiểm định thang đo Ý định chọn trường
Phụ lục 16: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần 1
Phụ lục 17: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần cuối
Phụ lục 18: Kết quả kiểm định thang đo sau phân tích nhân tố khám phá EFA
Phụ lục 19: Mô hình hồi quy
Phụ lục 20: Bản khảo sát thảo luận nhóm (Chuyên viên)
Phụ lục 21: Biên bản thảo luận nhóm (Chuyên viên)
Phụ lục 22: Bản khảo sát thảo luận nhóm (học sinh)
Phụ lục 23: Biên bản thảo luận nhóm (học sinh)
Phụ lục 24: Phiếu phỏng vấn sâu


1

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1. Đặt vấn đề:
Ngày nay, khi Việt Nam đã và đang hội nhập nền kinh tế thế giới, thị trường
lao động luôn thay đổi, đòi hỏi chất lượng lao động ngày càng cao và có sự cạnh tranh
gay gắt giữa những người sử dụng lao động và giữa những người lao động với nhau.
Chính sự gia tăng cạnh tranh trên thị trường lao động cũng tạo cho người lao động
nhiều cơ hội cũng như thách thức. Nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường
lao động, người lao động cần phải nâng cao các kiến thức và hoàn thiện các kỹ năng
cần thiết cho công việc. Bên cạnh đó, tốt nghiệp từ một chuyên ngành của một trường
đại học cũng là nhân tố quan trọng làm tăng năng lực cạnh tranh. Chính vì vậy, việc
chọn lựa một trường đại học phù hợp với bản thân và ngành học có nhiều cơ hội tìm
được việc làm sau khi tốt nghiệp là một trong những vấn đề lo lắng, băn khoăn và là
ưu tiên hàng đầu của học sinh lớp 12 chuẩn bị bước vào môi trường đại học .
Ngoài ra, theo báo cáo của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin
thị trường lao động TP.HCM, chỉ có khoảng 80% sinh viên sau khi tốt nghiệp tìm

được việc làm, còn 20% tìm việc rất khó khăn hoặc không tìm được việc làm phải
chuyển đổi ngành học hoặc làm những công việc thấp hơn trình độ đào tạo. Bên cạnh
đó, thị trường lao động hiện tại TP.HCM có đến 49,21% người lao động có trình độ
đại học (ĐH) - sau ĐH có nhu cầu tìm việc. Trong khi trình độ cao đẳng (CĐ) chiếm
20,5%, trung cấp chiếm 9,20%, công nhân kỹ thuật - sơ cấp nghề chiếm 9% và lực
lượng lao động chưa qua đào tạo có nhu cầu tìm việc chiếm 12,09%. Điều này cho
thấy tại TP.HCM, lực lượng lao động đang có nhu cầu tìm việc cao chính là cử nhân,
thạc sĩ.
Theo Trung tâm dự báo nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM,
cho biết số lượng lao động ĐH - sau ĐH ra trường mỗi năm tại TP.HCM khoảng
70.000 người, cộng thêm 20.000 tốt nghiệp hệ vừa học vừa làm, người tốt nghiệp các
trường quốc tế, chương trình liên kết, sinh viên mới ra trường từ các tỉnh đến lập
nghiệp. Nhu cầu tìm việc khoảng 100.000 - 120.000 đầu việc/năm trong khi đó nhu


2

cầu tuyển dụng chỉ khoảng 50.000 - 55.000 người/năm. Thị trường lao động thời gian
qua tiếp tục chứng kiến việc lệch cán cân cung - cầu ở các ngành nghề.
Tuy nhiên, trong tổng số sinh viên tìm việc làm thì chỉ có 50% là có việc làm
phù hợp năng lực và phát triển tốt, 50% làm việc trái ngành nghề thu nhập thấp, việc
làm chưa thực sự ổn định và có thể chuyển việc khác. Do đó, việc giúp sinh viên chọn
chuyên ngành đúng và phù hợp là vấn đề cần được quan tâm và chú trọng. Bên cạnh
đó, theo khảo sát của Báo Giáo dục TP.HCM (2016), có gần 30% học sinh chọn ngành
nghề thông qua thông tin từ thầy cô giáo, bạn bè; gần 40% chọn ngành nghề qua
truyền thông, 30% chọn ngành nghề thông qua các thông tin khác.
Vì vậy, việc chọn trường đại học và ngành học phù hợp đối với một học sinh
trung học phổ thông (THPT) có thể nói là rất quan trọng cho con đường nghề nghiệp
tương lai của họ khi tốt nghiệp đại học. Nếu chọn không đúng thì sẽ dẫn đến kết quả
học tập không tốt hay những hậu quả khác trong quá trình học và có thể sẽ không tìm

được việc làm sau khi ra trường. Hiện nay, đa phần học sinh THPT chọn trường dựa
trên những kênh truyền thống: theo lời khuyên của bố mẹ, theo xu hướng bạn bè, theo
gợi ý của người quen sau khi ra trường sẽ có chỗ làm, ngoài ra số ít chọn trường để có
trường đại học mà theo học cho giống bạn bè của họ.
Với những cách chọn trường và ngành mang tính chủ quan như vậy dễ dẫn
đến hiện trạng sinh viên bỏ học giữa chừng vì chọn sai ngành, sai trường, ngành học
không phù hợp với năng lực bản thân, sinh viên ra trường thất nghiệp. Những hậu quả
này đã tạo nên hồi chuông đáng báo động cho nền giáo dục Việt Nam nói riêng và
định hướng chọn trường, chọn ngành của sinh viên trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh
những cách chọn trường nói trên, còn có một nguyên nhân góp phần không nhỏ dẫn
đến tình trạng không tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp đại học là công tác tuyển
sinh hằng năm có nhiều nguyện vọng cho học sinh chọn lựa. Khi học sinh không trúng
tuyển vào trường đại học theo đăng ký nguyện vọng 1 thì có thể đăng ký tiếp nguyện
vọng 2, 3 mặc dù nguyện vọng 2, 3 không phải là ngành học mà thí sinh yêu thích, có
sở trường, phù hợp với năng lực của bản thân, hay những ngành mà nhu cầu xã hội
không nhiều. Chỉ vì muốn vào đại học nên nhiều thí sinh đã chọn trường, cũng như
ngành học mà không cần suy nghĩ, cân nhắc khi lựa chọn.


3

Các chuyên gia tâm lý cũng khẳng định rằng khi chọn sai nghề và làm công
việc mình không yêu thích thì rất khó để đạt được đỉnh cao trong sự nghiệp, dễ rơi vào
khủng hoảng tâm lý. Hơn nữa, khi đã chọn sai nghề thì bản lĩnh làm lại rất khó còn
nếu đã chấp nhận với nghề thì mình phải thay đổi thái độ, cách nhìn tích cực để thay
đổi đam mê. “Không chỉ những bạn chọn sai nghề mà một vấn đề cần nhìn nhận là
nhiều người có đam mê, được đào tạo nhưng vẫn không đủ năng lực để đáp ứng được
yêu cầu thực tế” (Huỳnh Anh Bình, 2016)
Vì vậy, điều gì quyết định đến việc lựa chọn ngành học, trường đào tạo của
học sinh THPT đang trở thành vấn đề xã hội quan tâm và thu hút của nhiều nhà nghiên

cứu. Theo các nghiên cứu đã được công bố, có nhiều yếu tố sẽ ảnh hưởng đến việc
chọn trường, chương trình học của học sinh như vị trí của trường đại học (Sia, 2010;
Keskinen, 2010; Padlee và cộng sự, 2010), danh tiếng của trường (Jager và Soontiens,
2009; Sia, 2010), cơ sở vật chất (Sia, 2010; Fernandez, 2010), ảnh hưởng của gia đình
và bạn bè (Yamamoto, 2006; Johnston, 2010), ... Các nghiên cứu này được thực hiện
trong bối cảnh ở những quốc gia khác nhau.
Mặt khác, trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, học sinh muốn tìm
hiểu rõ hơn về trường và ngành mình muốn theo học là một điều không quá khó. Các
bạn học sinh có thể vào trang website chính thức của các trường đại học để tìm kiếm
thông tin về trường, các chương trình học mà học sinh mong muốn theo học cũng như
các thông tin tuyển sinh của trường. Ngoài ra, học sinh có thể tham khảo ý kiến, lắng
nghe sự tư vấn từ những anh, chị đã và đang theo học tại các trường đại học . Không
những thế, học sinh THPT có thể gửi những câu hỏi liên quan đến ngành học cần theo
học về cổng thông tin tuyển sinh chính thức của các trường hoặc trao đổi thông qua
trang website của Đoàn TN - Hội SV của các trường, nơi tổ chức các hoạt động, phong
trào nhằm hỗ trợ sinh khi tham gia học tập tại trường. Tổ chức Đoàn TN – Hội SV sẽ
luôn nhiệt tình cung cấp cho các thí sinh những lời khuyên hữu ích, những tâm sự trải
lòng giúp các bạn có quyết định chọn lựa đúng.
Hơn nữa, học sinh còn có thể tìm được nhiều thông tin và định hướng cụ thể
chuyên sâu hơn thông qua hàng loạt bài viết về các trường đại học, các đánh giá của
cựu sinh viên cũng như sinh viên hiện tại; những thông tin về nơi họ học: mức học phí,
cơ sở vật chất, chương trình học cũng như cơ hội nghề nghiệp khi tốt nghiệp.


4

Như vậy, có thể thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành, chọn
trường của học sinh THPT và để định hướng cho các thí sinh chọn được một ngành
học và một trường đại học phù hợp hết sức quan trọng.
Trong bối cảnh đó, nhằm giúp học sinh THPT có những định hướng rõ ràng

cũng như quyết định đúng trong việc chọn ngành, chọn trường, các trường ĐH tại Tp.
Hồ Chí Minh cũng đã tham gia các ngày hội tư vấn tuyển sinh, tổ chức những buổi
giới thiệu về trường nhằm cung cấp các thông tin về trường cho học sinh THPT.
Thông qua đó, các trường sẽ thu hút sinh viên vào học tại trường mình. Đối với trường
Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh cũng không ngoại lệ.
Mặc dù, trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh là một trong các trường
đại học trọng điểm quốc gia và có uy tín, đào tạo đa ngành từ cử nhân đến tiến sĩ nhằm
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Mỗi năm, trường cung cấp cho thị trường
hàng nghìn lao động có chất lượng tốt được đào tạo chuyên sâu trong các lĩnh vực
kinh tế và quản trị. Bên cạnh đó, trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh là nơi hằng
năm thu hút những thí sinh có học lực khá giỏi từ trường THPT khắp cả nước. Để đạt
được mục tiêu này thì việc tư vấn tuyển sinh đại học hằng năm cùng với danh tiếng
của trường được gầy dựng 40 năm đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút thí
sinh. Ngoài ra, thông qua chất lượng đào tạo và tỷ lệ sinh viên trường Đại học Kinh tế
Tp. Hồ Chí Minh tốt nghiệp ra trường có việc làm và làm ở những vị trí cao trong các
cơ quan. Theo kết quả khảo sát của phòng Đảm bảo chất lượng – Phát triển chương
trình năm 2015, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp làm đúng chuyên ngành có tăng so với năm
2014. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp làm việc đúng chuyên ngành cao nhất trên 95%. Tuy
nhiên, có chuyên ngành tỷ lệ này vào khoảng 80%.
Hơn nữa, trên thị trường lao động, danh tiếng của trường Đại học Kinh tế Tp.
Hồ Chí Minh tạo được uy tín với các cơ quan, doanh nghiệp lớn: có những nơi chỉ
tuyển sinh viên trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. Để đạt được những thành
tựu này thì ngay từ khâu đầu tiên của trường là công tác tư vấn tuyển sinh đã thực hiện
tốt để thu hút, tuyển chọn được những học sinh thật sự giỏi, thật sự đam mê, năng
động để tham gia học tập tại trường.


5


Tuy nhiên, trong bối cảnh ngày càng có nhiều trường đại học cạnh tranh nhằm
thu hút được sinh viên cả về số lượng và chất lượng đã tạo cho trường Đại học Kinh
Tế Tp. Hồ Chí Minh thêm nhiều thách thức. Vì vậy, làm thế nào để thu hút đủ số
lượng thí sinh có năng lực phù hợp với trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh đã
trở thành vấn đề được nhà trường quan tâm. Chính vì những lý do đó, tác giả thực hiện
nghiên cứu: “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường ĐH Kinh Tế Tp. Hồ Chí
Minh của học sinh trung học phổ thông”.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện nhằm:
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn trường Đại học Kinh tế Tp.
Hồ Chí Minh của học sinh trung học phổ thông.
- Phân tích các nhân tố và đưa ra các kiến nghị nhằm giúp trường Đại học
Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh thu hút được học sinh trung học phổ thông về cả số lượng
lẫn chất lượng.
3. Câu hỏi nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi:
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến việc chọn học tại trường Đại học Kinh tế
Tp. Hồ Chí Minh của học sinh trung học phổ thông?
- Các yếu tố ảnh hưởng như thế nào đến việc chọn trường Đại học Kinh tế
Tp. Hồ Chí Minh của học sinh trung học phổ thông?
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: học sinh lớp 12 đang theo học tại các
trường trung học phổ thông .
Mẫu nghiên cứu: 400 học sinh
Nguồn số liệu sử dụng: dữ liệu thứ cấp và sơ cấp
5. Phương pháp nghiên cứu:
Cả phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng được sử
dụng trong đề tài này:



6

- Nghiên cứu định tính sơ bộ: Phỏng vấn và phỏng vấn nhóm sẽ được sử
dụng để khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn trường Đại học Kinh tế
Tp. Hồ Chí Minh của học sinh, đồng thời hiệu chỉnh bản câu hỏi khảo sát. Bên cạnh
đó, phỏng vấn sâu được sử dụng để phân tích cũng như giải thích thêm cho kết quả
nghiên cứu.
- Nghiên cứu định lượng: Trước tiên, thống kê mô tả được sử dụng để đánh
giá tổng quan về mẫu khảo sát. Sau đó, phân tích nhân tố khám phá (EFA) để xác định
các nhóm nhân tố. Cuối cùng, mô hình hồi quy sẽ được sử dụng để xác định các nhóm
yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu tố này đến việc chọn trường Đại học
Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh của học sinh trung học phổ thông .
6. Cấu trúc của đề tài:
Đề tài gồm có 4 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý thuyết. Chương 1 sẽ trình bày các cơ sở lý thuyết về
hành vi, hành vi dự định, hành động hợp lý. Bên cạnh đó, chương này cũng sẽ trình
bày các nghiên cứu trước đây nhằm làm cơ sở cho việc xây dựng khung phân tích và
xác định mô hình nghiên cứu trong chương 2.
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương này sẽ trình bày phương
pháp thu thập thông tin, xác định và cách thức đo lường các biến cũng như xác định
khung phân tích và mô hình nghiên cứu cụ thể cho đề tài.
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu. Trong chương 3, tổng quan về trường ĐH
Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh sẽ được trình bày. Bên cạnh đó, kết quả từ mô hình hồi quy
và thống kê mô tả cũng sẽ được trình bày.
- Chương 4: Một số kiến nghị. Những kiến nghị nhằm thu hút thí sinh chọn
học tại trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh và hạn chế của đề tài sẽ được trình
bày trong chương này.


7


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Chương này sẽ trình bày các khái niệm cơ bản: thái độ, hành vi và các lý
thuyết: lý thyết hành động hợp lý (TRA – Theory of Reasoned Actions), lý thuyết về
hành vi dự định (TPB – Theory of Planned Behavior). Bên cạnh đó, các nghiên cứu
liên quan về các yếu các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn trường đại học trên thế
giới và tại Việt Nam cũng sẽ được trình bày trong chương này nhằm tìm ra khung
phân tích về các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn trường của học sinh THPT áp dựng
cho nghiên cứu luận văn.

1.1 Các khái niệm
1.1.1 Khái niệm về thái độ
Theo Zimbardo và Leippe, thái độ là một khuynh hướng đánh giá hướng đến
một số đối tượng dựa trên sự nhận thức, phản ứng tình cảm, hành vi dự định, hành vi
quá khứ,... có ảnh hưởng đến nhận thức, phản ứng tình cảm và những hành vi và dự
định tương lai. (Zimbardo và Leippe, 1991)
1.1.2 Khái niệm về hành vi
Hành vi “là một chuỗi các hành động lặp đi lặp lại. Hành động là toàn thể
những hoạt động (phản ứng, cách ứng xử) của cơ thể, có mục đích cụ thể là nhằm đáp
ứng lại kích thích ngoại giới” là hành động hoặc phản ứng của đối tượng (khách thể)
hoặc sinh vật, thường sử dụng trong sự tác động đến môi trường, xã hội. Hành vi có
thể thuộc về ý thức, tiềm thức, công khai hay bí mật, và tự giác hoặc không tự giác.
Hành vi là một giá trị có thể thay đổi qua thời gian (Nguyễn Văn Chương, 2013).
1.1.3 Khái niệm về ý định chọn trường của học sinh THPT
Chọn trường đại học của học sinh THPT đề cập đến quyết định dựa trên sự ưa
thích các trường đại học để có thể học thêm. Quyết định này được giả định phải thực
hiện liên quan đến việc thỏa mãn nhu cầu (Glasser, 1998) và sự cân nhắc các cơ hội và
đánh giá về lợi ích và chi phí có thể cho cuộc sống tương lai (Crossman, 2010). Vì



8

vậy, ý định chọn trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh của học sinh THPT trong
luận văn này được xác định là khi đăng ký xét tuyển chọn trường đại học thì học sinh
THPT chọn nguyện 1 vào UEH và muốn theo đuổi việc học tại trường Đại học Kinh
Tế Tp. Hồ Chí Minh.
1.2 Lý thuyết về hành động hợp lý (TRA – Theory of Reasoned Action)
Thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action) được phát triển
từ năm 1967. Trong những năm 1970, lý thuyết này được hiệu chỉnh và mở rộng bởi
Ajzen và Fishben. Đây được xem là lý thuyết tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu
tâm lý xã hội. Thuyết hành động lợp lý TRA được sử dụng để nghiên cứu hành vi con
người và phát triển những can thiệp phù hợp.
Thuyết hành động hợp lý TRA cung cấp một khung để nghiên cứu thái độ đối
với hành vi. Theo lý thuyết này, yếu tố quyết định quan trọng nhất của hành vi một
con người là hành vi dự định. Ý định của cá nhân để thể hiện hành vi là sự kết hợp thái
độ nhằm thực hiện hành vi và chuẩn chủ quan. Trong đó, thái độ bao gồm niềm tin vào
một hành vi cu ̣ thể và dựa trên sự đánh giá kết quả của các hành vi đó; còn chuẩ n chủ
quan là những nhận xét đánh giá từ xã hội đố i với hành vi, trong khi dự đinh
̣ mang
tính hành vi phu ̣ thuộc vào thái độ và các tiêu chí chủ quan để dẫn đế n hành động thực
sự (Ajzen và Fishbein, 1975). Mối quan hệ giữa ý định và hành vi đã được đưa ra và
kiểm chứng thực nghiệm bởi rất nhiều nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau
(Ajzen và Fishben, 1980; Canary và Seibold, 1984; Ajzen, 1988; Sheppard,
Hartwick, và Warshaw, 1988).
Trong mô hình TRA (Ajzen và Fishbein, 1975), thái độ được đo lường bằng
nhận thức về những thuộc tính của vật được lựa chọn. Người lựa chọn sẽ chú ý đến
thuộc tính mang lại những lợi ích cần thiết với mức độ quan trọng khác nhau khi lựa
chọn. Nếu biết được trọng số của những thuộc tính đó thì có thể dự đoán gần với kết

quả lựa chọn của người sử dụng.
Bên cạnh đó, Ajzen (1991, tr. 188) định nghĩa chuẩn chủ quan (Subjective
Norms) là nhận thức của những người ảnh hưởng sẽ nghĩ rằng cá nhân đó nên thực
hiện hay không thực hiện hành vi. Chuẩn chủ quan được đo lường bằng sự ảnh hưởng
của những người liên quan đến người lựa chọn như người thân, những người bạn hay
đồng nghiệp thông qua việc những người này thích hay không thích sự lựa chọn của


9

họ. Mức độ tác động của chuẩn chủ quan lên xu hướng lựa chọn của một cá nhân phụ
thuộc vào: mức hộ ủng hộ hay phản đối với sự lựa chọn của người lựa chọn và động
cơ của người lựa chọn làm theo mong muốn của những người có ảnh hưởng.
Niềm tin đối với những
thuộc tính của sản phẩm
Thái độ
Đo lường niềm tin đối với
những thuộc tính của sản phẩm

Xu hướng
hành vi

Niềm tin về những người
ảnh hưởng sẽ nghĩ rằng nên
thực hiện hay không thực
hiện hành vi

Hành vi
thực sự


Chuẩn chủ quan
Sự thúc đẩy làm theo ý
muốn của người ảnh hưởng
Nguồn: Ajzen và Fishben, 1975
Hình 1.1 Mô hình Thuyết hành động hợp lý (TRA)
1.3 Lý thuyết về hành vi dự định (TPB – Theory of Planned Behavior)
Thuyết hành vi dự định (Ajzen, 1991) là sự phát triển từ thuyết hành động hợp
lý. Ajzen đã bổ sung thêm yếu tố kiểm soát hành vi vào lý thuyết hành động hợp lý
TRA để xây dựng thuyết hành vi dự định TPB. Thuyết này phát biểu rằng có ba nhân
tố ảnh hưởng đến ý định dẫn đến hành vi của con người: thái độ đối với hành vi, chuẩn
chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi. Các ý định đó và nhận thức kiểm soát hành
vi đã giải thích đáng kể các hành vi khác nhau trong thực tế. Thái độ, chuẩn chủ quan
và nhận thức về kiểm soát hành vi có liên quan chủ yếu đến tập hợp các niềm tin về
hành vi, chuẩn mực và sự kiểm soát đến hành vi. Bên cạnh đó, theo Ajzen, tập hợp này
lại bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố nhân khẩu xã hội học như xã hội, văn hóa, cá tính và
các nhân tố ngoại cảnh.


×