Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

GIAO AN SINH HOC 10 THEO CHU DE-CHUDE 4- CHVC-NL TRONG TB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.82 KB, 15 trang )

CHỦ ĐỀ 4: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
TRONG TẾ BÀO
------------------------------Số tiết: 5
Tiết chương trình: từ 15 - 19
1. Xác định vấn đề cần giải quyết của chuyên đề:
- Các dạng năng lượng trong tế bào
- Cấu trúc và chức năng của ATP
- Quá trình đồng hóa và dị hóa trong tế bào
- Cấu trúc, cơ chế tác động và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất
- Một số thí nghiệm về enzim
- Hô hấp và các giai đoạn chính của quá trình hô hấp
- Quang hợp và các pha của quang hợp
2. Nội dung kiến thức cần xây dựng trong chuyên đề:
2.1. Nội dung 1: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất
1. Khaí niệm năng lượng:
-NL là đaị lượng có khả năng sinh công
-Có 2 trạng thaí năng lượng:
+Động năng: dạng năng lượng sẵn sàng sinh công
+Thế năng: dạng năng lượng dự trữ, có tiềm tàng sinh công
2. ATP - đồng tiền năng lượng cuả tế bào:
-ATP gồm có 3 thàngh phần: bazơ nitơ ađênin, đường ribozo, 3 nhóm photphát.
-ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm phot phát cuối cùng để
trở thành ADP và ngay lập tức ADP laị gắn thêm nhóm photphat để trở thành ATP.
-ATP là 1 hợp chất học giàu năng lượng. Năng lượng trong ATP dễ bị giải phóng để:
+Tổng hợp các chất hưũ cơ
+Vận chuyển các chất qua màng.
+Sinh công cơ học.
3. Chuyển hóa vật chất:
-Chuyển hoá vật chất: là tập hợp các phản ứng sinh hoá xảy ra bean trong tế baò.
-Chuyển hoá vật chất gồm 2 mặt:
+Đồng hoá: tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản .


+Dị hoá: phân giaỉ các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản.
2.2. Nội dung 2: enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất
1. Enzim:
- là chất xúc tác sinh học tham gia trong các phản ứng sinh hóa
1.1.Cấu trúc:
-Enzim có cấu taọ là prôtêin hoặc prôtêin kết hợp với chất khác không phaỉ là prôtêin
-Chất chịu tác dụng cuả enzim gọi là cơ chất.
-Enzim có trung tâm hoạt động, đó là những vùng cấu trúc không gian đặc biệt chuyên liên kết
với cơ chất
GIÁO ÁN SINH 10 CƠ BẢN

1


-Trung tâm hoạt động có cấu hình trung gian tương thích với cấu hình không gian của cơ chất
-Trung tâm họat động là nơi liên kết cơ chất và enzim
1.2. Cơ chế hoạt động của enzim:
Enzim + cơ chất (tại trung tâm hoạt động) -> phức hợp enzim – cơ chất-> phản ứng xảy ra-> sản
phẩm + enzim.
-Mỗi enzim chỉ xúc tác cho 1 hoặc 1 vài phản ứng.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim.
-Nhiệt độ
-Độ pH.
-Nồng độ enzim.
-Nồng độ cơ chất.
2. Vai trò của enzim trong chuyển hóa vật chất:
-Làm tăng tốc độ cuả các phản ứng sinh hóa
-Điều cỉnh quá trình chuyển hoá vật chất giúp cơ thể thích ứng với môi trường
-Hoạt tính cuả enzim được điều chỉnh nhờ chất ức chế hoặc chất hoạt hoá hoặc các sản phẩm
chuyển hoá (ức chế ngược)

- Ức chế ngược là kiểu điều hoà trong đó sản phẩm cuả quá trình chyển hoá quay ngược trở laị
ức chế enzim xúc tác cho phản ứng trước
2.3. Nội dung 3: thực hành một số thí nghiệm về enzim
1. Thí nghiệm với enzim catalaza:
-Chuẩn bị 3 lát khoai tây (sống, chín, sống ngâm trong nước lạnh)
-Nhỏ giọt dung dịch H2O2 lên 3 lát khoai tây
2. Thí nghiệm sử dụng enzim trong quả dứa tươi để tách chiết ADN
-Dịch gan + nước rửa chén (tỉ lệ 6/1), khuấy nhẹ để khoảng 15 phút
-Đổ dịch vào 1/3 ống nghiệm + 1/6 nước cốt dứa, khuấy nhẹ
-thêm vào ống nghiệm 1/3 cồn êtanol( rót nhẹ để cồn nổi trên mặt nước)
-Sau 10 phút quan sát lớp cồn trên mặt
-dùng que tre vớt ADN ra khỏi ống nghiệm
2.4. Nội dung 4: Hô hấp tế bào
1. Khái niệm hô hấp tế bào:
-Là quá trình ôxi hóa khử các hợp chất hữu cơ thành dạng năng lượng dễ sử dụng (ATP)
-Phương trình tổng quát:
C6H12O6 + O2CO2 +H2O + ATP .
-Xảy ra chủ yếu ở ti thể
-glucôzơ được phân giải dần dần, năng lượng được giải phóng từng phần.
-Tốc độ phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của tế bào và được điều khiển thông qua hệ enzim hô
hấp.
2. Các giai đoạn chính của quá trình hô hấp tế bào:
2.1. Đường phân: xảy ra trong bào tương
-Phương trình tổng quát:
C6H12O6  2axit piruvic + 2ATP + 2NADH
2.2. Chu trình Crep: xảy ra ở chất nền ti thể
-2 axit piruvic2 axetyl-CoA +2CO2 +2 NADH
-2 axetyl-CoA 4 CO2 +2 ATP +6 NADH +2 FADH2
2.3.Chuỗi truyền êlectron hô hấp: xảy ra ở màng trong ti thể
-Sơ đồ tổng quát: 10NADH, 2FADH2

GIÁO ÁN SINH 10 CƠ BẢN

2


+NADH  3 ATP
+FADH2 2 ATP
Đây là giai đoạn thu nhiều ATP nhất (34 ATP)
2.5. Nội dung 5: Quang hợp
1.Khái niệm quang hợp:
-là quá trình sử dụng NLASMT để tổng hợp chất hữu cơ từ các nguyên liệu vô cơ
-Phương trình tổng quát:
CO2 +H2O + NLASMT (CH2O) + O2
2. Các pha của quá trình quang hợp:
2.1. Pha sáng:
-Chuyển NLAS thành NL trong các liên kết hóa học của ATP, NADPH để cung cấp cho pha tối
hoạt động
-Xảy ra trên màng tilacoit cuả lục lạp
-Diễn ra 2 giai đoạn:
2.1.1. Giai đoạn hấp thụ ánh sáng: diệp lục hấp thu năng lượng ánh sáng sẽ trở thành
dạng kích động điện tử
2.1.2. Biến đổi quang hóa:
-DL ở dạng kích động sẽ truyền năng lượng cho chất nhận để thực hiện quá trình quang phân li
nước tạo ra O2 và tổng hợp NADPH, ATP
-H2O --> 2H+ +2e- +1/2O2
-Sơ đồ tổng quát
NLAS +H2O + NADP+ +ADP +Pi  NADPH +ATP+ O2
2.2. Pha tối: diễn ra ở chất nền lục lạp
- CO2 bị khử thành cacbohidrat. Gọi là quá trình cố định CO2. Con đường cố định CO2 phổ biến
là chu trình C3

-Chu trình C3 sử dụng ATP và NADPH từ pha sáng để biến đổi CO 2  Cacbohidrat
-Đầu tiên CO2 + RiDP(C5) C6 không bền
-Sản phẩm đầu tiên cố định là hợp chất 3C, hợp chất này sẽ  AlPG
+Một phần AlPG được sử dụng để taí tạo RiDPgiúp tế bào hấp thu nhiều CO2
+ Một phần AlPG được sử dụng để tạo ra tinh bột và saccarozo
3. Xác định mục tiêu chuyên đề (hoặc bài học)
3.1. Kiến thức:
-Phân biệt được thế năng và động năng. Nêu được vd.
-Mô tả cấu trúc & nêu được chức năng cuả ATP.
-Giải thích được quá trình chyển hóa vật chất.
-Hình thành quan điểm biện chứng: sự vật có mối quan hệ với nhau.
-Trình baỳ được cấu trúc và chức năng của enzim.
-Trình bày được cơ chế hoạt động cuả enzim.
-Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính cuả enzim.
-Nêu được vai trò cuả enzim trong quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng
-Biết cách bố trí thí nghiệm và tự đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường
lên hoạt tính của enizm catalaza
GIÁO ÁN SINH 10 CƠ BẢN

3


-Nêu được khái niệm hô hấp tế bào, vai trò của hô hấp tế bào đối với càc quá trình chuyển hoá
trong tế baò (tạo ATP)
-Nêu được bản chất của hô hấp trong tế bào là 1 chuỗi cá phản ứng ôxi hoá khử
-Nêu được quá trình phân giải từ 1 phân tử glucôzơ đến sản phẩm cuối cùng là H2O, CO2 và 38
ATP (gồm 3 giai đoạn: đường phân chu trình Crêp, chuỗi chuyền electron)
-Nêu được khái niệm quang hợp, vai trò của quang hợp (chuyển hoá NL mặt trời thành NL trong
các hợp chất hữu cơ)
-Trình bày được 2 pha cuả quang hợp (pha sáng, pha tối) và nhiệm vụ của mỗi pha

-Trình baỳ được diễn biến cơ bản của 2 pha, nêu được các sự kiện cơ bản của chu trình C3
3.2. Kĩ năng:
- Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn
- Kỹ năng thực hành, thí nghiệm
- Kỹ năng quan sát, tìm kiếm, xử lí và phân tích thông tin
- Kỹ năng phân tích hình ảnh, sơ đồ.
- Kỹ năng tư duy phân tích tổng hợp để nắm vững kiến thức trong bài
- Kỹ năng đọc - hiểu
- Kỹ năng diễn đạt
- Rèn luyện kỹ năng: thao tác thực hành như đặt thí nghiệm, đong dung dịch, quan sát, so sánh
- Rèn đức tính tỉ mỉ, kiên trì, ngăn nắp khi làm thí nghiệm
3.3. Thái độ:
- Sống hoà hợp với thiên nhiên, thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên; có ý thức tìm hiểu và sẵn
sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên; phê phán những hành
vi phá hoại thiên nhiên, …
- Biết xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập cho bản thân.
- Yêu mến, quan tâm, giúp đỡ các bạn trong lớp.
- Sẵn sàng giúp đỡ bạn bè, hoà nhập, hợp tác với các bạn trong học tập.
- Ý thức được thuận lợi, khó khăn trong học tập và sinh hoạt của bản thân và chủ động khắc
phục khó khăn để vượt qua.
3.4. Năng lực có thể phát triển:
- Năng lực chung:
+ Tự giác, chủ động xác định nhiệm vụ học tập
+ Tích cực, tự lực thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao và lựa chọn các nguồn tài liệu đọc
phù hợp, tìm kiếm, chọn lọc và ghi chép được thông tin cần thiết; ghi được nội dung thảo luận;
nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học
tập; tự đặt ra yêu cầu và vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tích cực, chủ động tìm kiếm thông tin
bổ sung và mở rộng thêm kiến thức.
+ Xác định được trách nhiệm, vai trò của mình trong nhóm; tự đánh giá khả năng của mình và
đánh giá khả năng của các thành viên trong nhóm để phân công công việc phù hợp; chủ động

GIÁO ÁN SINH 10 CƠ BẢN

4


hoàn thành phần việc được giao; nêu mặt được, mặt thiếu sót của cá nhân và của cả nhóm;
khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp, học hỏi các thành viên trong nhóm.
+ Sử dụng đúng cách các thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông; bước đầu biết khai thác,
sử dụng máy vi tính và mạng internet trong học tập.
- Năng lực chuyên biệt:
a. Năng lực tự học:
Mục tiêu học tập chủ đề là:
+ Xác định được các dạng năng lượng trong tế bào
+ Xác định cấu trúc và vai trò của ATP
+ Nắm được khái niệm đồng hóa và dị hóa
+ Xác định được enzim là gì và biết được chức năng của enzim như thế nào
+ Biết thao tác trên các dụng cụ thí nghiệm
+ Biết được hô hấp tế bào là gì và gồm những giai đoạn nào
+ Biết được quang hợp là gì và gồm những giai đoạn nào
b. Năng lực giải quyết vấn đề
+ Giải thích được tại sao khi ta không ăn sáng thì lại rất buồn ngủ và học không tập trung
+ Giải thích được vì sao khi đói lại không muốn làm việc
+ Biết nguyên nhân tại sao lá có màu xanh, các chất dinh dưỡng trong quả, hạt chúng ta ăn có từ
đâu
+ Giải thích được tại sao chúng ta không ăn được cỏ như động vật
+ Thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau: báo, đài, internet, thư viện, thực địa
c. Năng lực tư duy sáng tạo: học sinh đặt ra được nhiều câu hỏi
+Emzim trong cơ thể khi nào sẽ hoạt động và có hoạt động liên tục không
+Thứ tự sử dụng các hợp chất hữu cơ trong cơ thể như thế nào
d. Năng lực tự quản lý

Quản lí bản thân:
+ Thời gian: lập thời gian biểu cá nhân (nhóm) dành cho chủ đề và các nội dung học tập
khác phù hợp
+ Kinh phí: chủ động thu chi trong quá trình thu thập tài liệu, in ấn tài liệu, liên hệ các
phòng thí nghiệm,
+ Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề: chủ động thực hiện nhiệm vụ phân
công, tích cực đóng góp ý kiến xây dựng, nhắc nhở và động viên bạn cùng nhóm cùng hoàn
thành nhiệm vụ.
Quản lí nhóm:
+ Phân công công việc phù hợp với năng lực, điều kiện cá nhân.
e. Năng lực giao tiếp

GIÁO ÁN SINH 10 CƠ BẢN

5


Sử dụng ngôn ngữ nói phù hợp trong các ngữ cảnh giao tiếp giữa HS với HS (thảo luận),
HS với GV (thảo luận, hỗ trợ kiến thức), HS với người dân (khảo sát thông tin), HS với cán bộ
quản lí môi trường (thu thập tài liệu); Sử dụng ngôn ngữ trong phiếu khảo sát, trong báo cáo.
f. NL hợp tác
Hợp tác với bạn cùng nhóm, với GV, với cán bộ phòng thí nghiệm, cán bộ quản lí môi
trường, người dân địa phương. Biết lắng nghe, chia sẻ quan điểm và thống nhất với kết luận.
g. Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông
+ Sử dụng sách, báo, internet tìm kiếm thông tin liên quan
+ Sử dụng các phần mềm: exel, powpoint để trình chiếu sản phẩm, word trình bày báo
cáo.
h. Năng lực sử dụng ngôn ngữ
+ Sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành
+ Trình bày bài báo cáo đúng văn phong khoa học, rõ ràng, logic

k. Năng lực tính toán
- Thành thạo các phép tính cơ bản
* Các kỹ năng chuyên biệt: Quan sát, Đo lường, Phân loại hay sắp xếp theo nhóm, Tìm mối liên
hệ, Tính toán, Xử lí và trình bày các số liệu, Đưa ra các tiên đoán, nhận định, Hình thành giả
thuyết khoa học, Đưa ra các định nghĩa, Xác định được các biến và đối chứng, Thí nghiệm, Xác
định mức độ chính xác của các số liệu
4. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
4.1. Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị day học:
+ Hình 13.1 và 13.2 sách giáo khoa trang 54, 55 phóng to
+ Hình 14.1 và 14.2 sgk trang 57 và 59 phóng to
+ Hình 16.1, 16.2, 16.3 sgk trang 63, 64, 65 phóng to
+ Hình 17.1, 17.2 sgk trang 67, 69 phóng to
- Học liệu (tài liệu học tập):
4.2. Chuẩn bị của học sinh:
- Tài liệu học tập (SGK)
- Tham khảo tài liệu có liên quan
- Chuẩn bị bài ở nhà
5. Tiến trình dạy học
• Ổn định lớp
• Kiểm tra bài cũ
• Giới thiệu bài học (chú ý việc tạo tình huống vào bài):
5.1. Nội dung 1: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất
5.1.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu năng lượng và các dạng năng lượng trong tế bào
STT

Bước

1


Chuyển giao nhiệm vụ

GIÁO ÁN SINH 10 CƠ BẢN

Nội dung
GV yêu cầu HS nêu ví dụ về các dạng NL trong TB.
GV đặt câu hỏi:
6


2

Thực hiện nhiệm vụ

- Năng lượng là gì?
- Có mấy dạng NL?
- Thế nào là động năng và thế năng?
- Dạng NL nào chủ yếu trong TB ?
- Cấu tạo 1 ATP ?
- Tại sao gọi ATP là hợp chất cao năng?
- ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác bằng cách
nào?
- Giải thích tại sao gọi ATP là đồng tiền NL?
GV giải thích thêm: so sánh với hoạt động kinh doanh.
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao

- Cá nhân học sinh trình bày
- Các học sinh khác lắng nghe và nhận xét
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu vấn đề
Đánh giá kết quả thực

4
- Nhận định các kết quả và rút ra kết luận
hiện nhiệm vụ học tập
- Củng cố
5.1.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về chuyển hóa vật chất
3

Báo cáo, thảo luận

STT

Bước

Nội dung
GV hướng dẫn HS giảng giải phân tích hình 13.2 SGK và
đặt câu hỏi:
1
Chuyển giao nhiệm vụ - Chuyển hoá vật chất là gì?
- Bao gồm những loại nào?
- Thế nào là đồng hoá phân biệt với dị hoá?
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao
2
Thực hiện nhiệm vụ
- Cá nhân học sinh trình bày
3
Báo cáo, thảo luận
- Các học sinh khác lắng nghe và nhận xét
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu vấn đề
Đánh giá kết quả thực
4

- Nhận định các kết quả và rút ra kết luận
hiện nhiệm vụ học tập
- Củng cố
5.2. Nội dung 2: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất
5.2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu enzim và cơ chế tác động của enzim

STT

Bước

1

2
3

Nội dung
GV yêu cầu HS trả lời phần lệnh SGK và đặt câu hỏi:
- Enzim là gì?
Yêu cầu HS quan sát hình 14.1 SGK và đặt câu hỏi:
- Enzim được cấu tạo từ thành phần nào?
Chuyển giao nhiệm vụ - Trong cấu trúc cùa enzim có gì đặc biệt?
Yêu cầu HS quan sát hình 14.1 .
- Việc liên kết giữa enzim và cơ chất có tính đặc thù như thế
nào?
GV giải 1 vài ví dụ về cơ chế hoạt động của enzim.
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao
Thực hiện nhiệm vụ
- Cá nhân học sinh trình bày
Báo cáo, thảo luận


GIÁO ÁN SINH 10 CƠ BẢN

7


- Các học sinh khác lắng nghe và nhận xét
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu vấn đề
Đánh giá kết quả thực
4
- Nhận định các kết quả và rút ra kết luận
hiện nhiệm vụ học tập
- Củng cố
5.2.2. Hoạt động 2: Vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất
STT

Bước

Nội dung

GV đặt câu hỏi :
- Nếu không có enzim thì sự sống có tồn tại không ? Tại
sao?
- Cơ thể điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất như thế
1
Chuyển giao nhiệm vụ nào?
- Khi một enzim nào đó được tổng hợp ít hoặc không được
tổng hợp sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào?
- Thế nào là ức chế ngược?
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao
2

Thực hiện nhiệm vụ
- Cá nhân học sinh trình bày
3
Báo cáo, thảo luận
- Các học sinh khác lắng nghe và nhận xét
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu vấn đề
Đánh giá kết quả thực
4
- Nhận định các kết quả và rút ra kết luận
hiện nhiệm vụ học tập
- Củng cố
5.3. Nội dung 3: Thực hành một số thí nghiệm về enzim
5.3.1. Hoạt động 1: Thí nghiệm với enzim catalaza
STT
1

Bước

Nội dung
GV giới thiệu cách tiến hành thí nghiệm như trong SGK và
làm từng thao tác 1 để HS theo dõi
Chuyển giao nhiệm vụ Sau đó yêu cầu các nhóm tự làm theo các bước trên

- HS nghiên cứu SGK và thảo luận nhóm 4 HS
- Ghi nhận kết quả
- GV gọi 2 nhóm bất kì lên bảng trình bày
3
Báo cáo, thảo luận
- GV gọi các nhóm khác nhận xét
Đánh giá kết quả thực - Giáo viên đánh giá kết quả

4
hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh ghi bài
5.3.2. Hoạt động 2: Thí nghiệm sử dụng enzim trong quả dứa để tách chiết ADN
2

STT
1
2
3

Thực hiện nhiệm vụ

Bước

Nội dung
-GV giới thiệu cách tiến hành thí nghiệm như trong SGK và
Chuyển giao nhiệm vụ làm từng thao tác 1 để HS theo dõi
Sau đó yêu cầu các nhóm tự làm theo các bước trên
- HS nghiên cứu SGK và thảo luận nhóm 4 HS
Thực hiện nhiệm vụ
- Ghi nhận kết quả
- GV gọi 2 nhóm bất kì lên bảng trình bày
Báo cáo, thảo luận
- GV gọi các nhóm khác nhận xét

GIÁO ÁN SINH 10 CƠ BẢN

8



Đánh giá kết quả thực - Giáo viên đánh giá kết quả
hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh ghi bài
5.4. Nội dung 4: Hô hấp tế bào
5.4.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm hô hấp

4

STT

1

2

Bước

Nội dung
Gv yêu cầu HS đọc nội dung phần I SGK rồi đặt câu hỏi:
- Thế nào là hô hấp TB?
- Nguyên liệu và sản phẩm của hô hấp là gì?
Chuyển giao nhiệm vụ - Viết phương trình tổng quát của quá trình hô hấp.
Yêu cầu HS trả lời phần lệnh trong SGK.
Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao

- Cá nhân học sinh trình bày
- Các học sinh khác lắng nghe và nhận xét
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu vấn đề
Đánh giá kết quả thực
4

- Nhận định các kết quả và rút ra kết luận
hiện nhiệm vụ học tập
- Củng cố
5.4.2. Hoạt động 2: Các giai đoạn chính của quá trình hô hấp
3

STT

1

2

Báo cáo, thảo luận

Bước

Nội dung
Yêu cầu HS qua sát hình 16.2 SGK rồi trả lời các câu hỏi
sau:
- Giai đoạn đường phân gồm mấy giai đoạn?
- Kết quả quá trình đường phân là gì?
Yêu cầu HS quan sát hình 16.3 rồi trả lời câu hỏi:
Chuyển giao nhiệm vụ - Sản phẩm đầu tiên và cuối cùng của chu trình Crep là gì?
- NL được tích luỹ ở đâu?
- Chuỗi chuyền điện tử xảy ra ở đâu?
- Sản phẩm cuối cùng của giai đoạn này là gì?
Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao


- Cá nhân học sinh trình bày
- Các học sinh khác lắng nghe và nhận xét
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu vấn đề
Đánh giá kết quả thực
4
- Nhận định các kết quả và rút ra kết luận
hiện nhiệm vụ học tập
- Củng cố
5.5. Nội dung 5: Quang hợp
5.5.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm quang hợp
3

STT
1

Báo cáo, thảo luận

Bước

Nội dung

Chuyển giao nhiệm vụ -Thế nào là quang hợp?
- Sinh vật naò có khả năng quang hợp?
-Viết phương trình tổng quát
- Điểm khác biệt của quang hợp giữa sinh vật nhân sơ và

GIÁO ÁN SINH 10 CƠ BẢN

9



2

Thực hiện nhiệm vụ

sinh vật nhân thực?
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao

- Cá nhân học sinh trình bày
- Các học sinh khác lắng nghe và nhận xét
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu vấn đề
Đánh giá kết quả thực
4
- Nhận định các kết quả và rút ra kết luận
hiện nhiệm vụ học tập
- Củng cố
5.4.2. Hoạt động 2: Các giai đoạn chính của quá trình quang hợp
3

STT

Báo cáo, thảo luận

Bước

Nội dung
Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập sau:
Chỉ tiêu SS

PHA SÁNG


PHA TỐI

Khái niệm
Nơi diễn ra
1

Chuyển giao nhiệm
vụ

Nguyên liệu
Điều kiện
Diễn tiến
Sản phẩm
Bản chất

2
3
4

Kết quả
- HS nghiên cứu SGK và thảo luận nhóm 4 HS
Thực hiện nhiệm vụ
- Ghi nhận kết quả
- GV gọi 2 nhóm bất kì lên bảng trình bày
Báo cáo, thảo luận
- GV gọi các nhóm khác nhận xét
Đánh giá kết quả thực - Giáo viên đánh giá kết quả
hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh ghi bài


6. Kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học
6.1. Hình thức kiểm tra, đánh giá
- Kiểm tra miệng
- Bài tập
- Đưa ra các tình huống
6.2. Công cụ kiểm tra, đánh giá (câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá năng lực)

A. Câu hỏi trắc nghiệm:
BÀI 13: KHÁI QUÁT VỀ NĂNG LƯỢNG VÀ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT

1. Có hai dạng năng lượng được phân chia dựa trên trạng thái tồn tại của chúng là :
a. Động năng và thế năng
b. Hoá năng và điện năng
c. Điện năng và thế năng
d. Động năng và hoá năng
2. Thế năng là :
a. Năng lượng giải phòng khi phân giải chất hữu cơ b. Năng lượng ở trạng thái tiềm ẩn
c. Năng lượng mặt trời
d. Năng lượng cơ học
GIÁO ÁN SINH 10 CƠ BẢN

10


3. Năng lượng tích luỹ trong các liên kết hoá học của các chất hữu cơ trong tế bào được gọi
là :
a. Hoá năng c. Nhiệt năng
b. Điện năng d. Động năng
4. Ađênôzin triphotphat là tên đầy đủ của hợp chất nào sau đây ?
a. ADP

c. ATP b. AMP
d. Cả 3 trường hợp trên
5. Yếu tố nào sau đây không có trong thành phần của phân tử ATP?
a. Bazơnitric
c. Đường
b. Nhóm photphat
d. Prôtêin
6. Đường cấu tạo của phân tử ATP là :
a. Đêôxiribôzơ
c.Ribôzơ
b. Xenlulôzơ
d. Saccarôzơ
7. Ngoài ba zơ nitric có trong phân tử còn lại của phân tử ATP là :
a. 3 phân tử đường ribô và 1 nhóm phôtphat b. 1 phân tử đường ribô và 3 nhóm phôtphat
c. 3 phân tử đường đêôxiribô và 1 nhóm phôtphat
d. 1 phân tử đường đêôxiribô và 3nhóm phôtphat
8. Năng lượng của ATP tích luỹ ở :
a. Cả 3 nhóm phôtphat
b. Hai liên kết phôtphat gần phân tử đường
c. Hai liên kết phôtphat ở ngoài cùng d. Chỉ một liên kết phôtphat ngoài cùng
9. Quang năng là :
a. Năng lượng của ánh sáng
b. Năng lượng trong các liên kết phôtphat của ATP
c. Năng lượng được sản sinh từ ô xi hoá của ti thể
d. Năng lượng sản sinh từ phân huỷ ATP
10. Để tiến hành quangtổng hợp, cây xanh đã hấp thụ năng lượng nào sau đây?
a. Hoá năng c. Điện năng
b. Nhiệt năng
d. Quang năng
11. Hoạt động nào sau đây không cần năng lượng cung cấp từ ATP?

a. Sinh trưởng ở cây xanh
b. Sự khuyếch tán vật chất qua màng tế bào
c. Sự co cơ ở động vật
d. Sự vận chuyển ôxi của hồng cầu ở người
13. Qua quang hợp tạo chất đường , cây xanh đã thực hiện quá trình chuyển hoá năng lượng
nào sau đây ?
a. Từ hoá năng sang quang năng
b. Từ hoá năng sang quang năng
c. Từ quang năng sang hoá năng
d. Từ hoá năng sang nhiệt năng
BÀI 14: ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH CHVC
1. Hoạt động nào sau đây là của enzim?
a. Xúc tác các phản ứng trao đổi chất
b. Tham gia vào thành phần của các chất tổng hợp được
c. Điều hoà các hoạt động sống của cơ thế
d. Cả 3 hoạt động trên
2. Chất nào dưới đây là enzim ?
a. Saccaraza c. Prôteaza b. Nuclêôtiđaza
d. Cả a, b, c đều đúng
3. Enzim có bản chất là:
a. Pôlisaccarit
c. Prôtêin
b. Mônôsaccrit
d. Photpholipit
4. Phát biểu sau đây có nội dung đúng là :
a. Enzim là một chất xúc tác sinh học b. Enzim được cấu tạo từ các đisaccrit
c. Enzim sẽ lại biến đổi khi tham gia vào phản ứng
d. Ở động vật, Enzim do các tuyến nội tiết tiết ra
5. Cơ chất là :
a. Chất tham gia cấu tạo Enzim

b. Sản phẩm tạo ra từ các phản ứng cho do Enzim xúc tác
c. Chất tham gia phản ứng do Enzim xúc tác
d. Chất tạo ra do nhiều Enzim liên kết lại
6. Giai đoạn đầu tiên trong cơ chế tác dụng của Enzim lên các phản ứng là
a. Tạo các sản phẩm trung gian b. Tạo ra Enzim - cơ chất
c. Tạo sản phẩm cuối cùng
d. Giải phóng Enzim khỏi cơ chất
GIÁO ÁN SINH 10 CƠ BẢN

11


7. Enzim có đặc tính nào sau đây?
a. Tính đa dạng
b. Tính chuyên hoá
c. Tính bền với nhiệt độ cao
d. Hoạt tính yếu
8. Enzim sau đây hoạt động trong môi trường axít
a. Amilaza c. Pepsin
b. Saccaraza d. Mantaza
9. Khoảng nhiệt độ tối ưu cho hoạt động của Enzim trong cơ thể người là:
a. 15 độ C- 20 độC c. 20 độ C- 35 độ C
b. 20 độ C- 25 độ C
d. 35 độ C- 40 độ C
10. Trong ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt động của Enzim, thì nhiệt độ tối ưu của môi trường
là giá trị nhiệt độ mà ở đó :
a. Enzim bắt đầu hoạt động
b. Enzim ngừng hoạt động
c. Enzim có hoạt tính cao nhất
d. Enzim có hoạt tính thấp nhất

11. Khi môi trường có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ tối ưu của Enzim, thì điều nào sau đây
đúng ?
a. Hoạt tính Enzim tăng theo sự gia tăng nhiệt độ
b. Sự giảm nhiệt độ làm tăng hoạt tính Enzim
c. Hoạt tính Enzim giảm khi nhiệt độ tăng lên
d. Nhiệt độ tăng lên không làm thay đổi hoat tính Enzim
12. Hậu quả sau đây sẽ xảy ra khi nhiệt độ môi trường vượt quá nhiệt độ tối ưu của Enzim là
a. Hoạt tính Enzim tăng lên
b. Hoạt tính Enzim giảm dần và có thể mất hoàn toàn
c. Enzim không thay đổi hoạt tính
d. Phản ứng luôn dừng lại
13.Phần lớn Enzim trong cơ thể có hoạt tính cao nhất ở khoảng giá trị của độ pH nào sau đây ?
a. Từ 2 đến 3
c. Từ 6 đến 8
b. Từ 4 đến 5
d. Trên 8
14. Yếu tố nào sau đây có ảnh hưởng đến hoạt tính của Enzim?
a. Nhiệt độ b. Độ PH của môi trường
c. Nồng độ cơ chất và nồng độ Enzim d. Cả 3 yếu tố trên
15. Enzim xúc tác quá trình phân giải đường saccrôzơ là :
a. Saccaraza
c.Lactaza
b. Urêaza
d.Enterôkinaza
16.Enzim Prôtêaza có tác dụng xúc tác quá trình nào sau đây ?
a. Phân giải lipit thành axit béo và glixêin
b. Phân giải đường đi saccarit thành mônôsaccarit
c. Phân giải đường lactôzơ
d. Phân giải prôtêin
17. Quá trình phân giải axit nuclêic thành nuclêôtit được xúc tác bởi Enzim

a. Nuclêôtiđaza
c. Peptidaza b. Nuclêaza
d. Amilaza
BÀI 16. HÔ HẤP TẾ BÀO
1. Ở những tế bào có nhân chuẩn, hoạt động hô hấp xảy ra chủ yếu ở loại bào quan nào sau đây
a. Ti thể
c. Không bào
b. Bộ máy Gôngi d. Ribôxôm
2. Sản phẩm của sự phân giải chất hữu cơ trong hoạt động hô hấp là :
a. Ôxi, nước và năng lượng
b. Nước, đường và năng lượng
c. Nước, khí cacbônic và đường d. Khí cacbônic, nước và năng lượng
3. Cho một phương trình tổng quát sau đây :
C6H12O6 + 6O2  6CO2 + 6H2O + năng lượng
Phương trình trên biểu thị quá trình phân giải hòan toàn của 1 phân tử chất
a. Disaccarit
c. Prôtêin
b.Glucôzơ
d. Pôlisaccarit
4. Năng lượng chủ yếu được tạo ra từ quá trình hô hấp là
a. ATP c. NADH
b. ADP
d. FADHz
5. Chất nào sau đây có thể được phân giải trong hoạt động hô hấp tế bào ?
a. Mônsaccrit
c. Protêin
b. Lipit
d. Cả 3 chất trên
6. Sơ đồ tóm tắt nào sau đây thể hiện đúng quá trình đường phân
a. Glocôzơ  axit piruvic + năng lượng

b. Glocôzơ  CO2+ năng lượng
GIÁO ÁN SINH 10 CƠ BẢN

12


c. Glocôzơ  Nước + năng lượng
d.Glocôzơ  CO2+ nước
7. Năng lượng giải phóng khi tế bào tiến hành đường phân 1 phân tử glucôzơ là :
a. Hai phân tử ADP
b. Một phân tử ADP
c. Hai phân tử ATP
d. Một phân tử ATP
8 . Quá trình đường phân xảy ra ở :
a. Trên màng của tế bào
b. Trong tế bào chất
c. Trong tất cả các bào quan khác nhau
d. Trong nhân của tế bào
9. Quá trình ô xi hoá tiếp tục axit piruvic xảy ra ở
a. Màng ngoài của ti thể
b. Trong chất nền của ti thể
c. Trong bộ máy Gôn gi
d. Trong các ribôxôm
10. Trong tế bào các a xít piruvic được ôxi hoá để tạo thành chất (A). Chất (A) sau đó đi vào chu
trình Crep. Chất (A) là :
a. axit lactic
c. Axêtyl-CoA
b. axit axêtic
d. Glucôzơ
11. Trong chu trình Crep, mỗi phân tử axeetyl-CoA được oxi hoá hoàn toàn sẽ tạo ra bao nhiêu

phân tử CO2?
a. 4 phân tử c. 2 phân tử
b. 3 phân tử
d. 1 phân tử
12. Trong hoạt động hô hấp tế bào, nước được tạo ra từ giai đoạn nào sau đây?
a. Đường phân
c. Chuyển điện tử b. Chu trình Crep d. a và b đúng
BÀI 17: QUANG HỢP
1. Quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ thông qua sử dụng năng lượng của ánh sáng
được gọi là :
a. Hoá tổng hợp
c. Hoá phân li
b. Quang tổng hợp
d. Quang phân li
2.Ngoài cây xanh dạng sinh vật nào sau đây có khả năng quang hợp ?
a. Vi khuẩn lưu huỳnh
b.Vi khuẩn chứa diệp lục và tảo
c. Nấm
d. Động vật
3.Chất nào sau đây được cây xanh sử dụng làm nguyên liệu của quá trình quang hợp
a. Khí ôxi và đường b.Đường và nước c.Đường và khí cabônic d. Khí cabônic và nước
4. Phát biểu sau đây có nội dung đúng là :
a. Trong quang hợp, cây hấp thụ O2 để tổng hợp chất hữu cơ
b. Quang hợp là sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu cơ
c. Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí O2
d. Nguyên liệu của quang hợp là H2O và O2
5. Loại sắc tố sau đây hấp thụ được ánh sáng là :
a. Clôroophin
c. Phicôbilin
b. Carôtenôit

d. Cả 3 sắc tố trên
6. Chất diệp lục là tên gọi của sắc tố nào sau đây :
a. Sắc tố carôtenôit c. Clôroophin
b. Phicôbilin
d. Carôtenôit
7. Sắc tố carôtenôit có màu nào sau đây ?
a. Xanh lục c. Nâu
b. Da cam
d. Xanh da trời
8. Phát biểu sau đây đúng khi nói về cơ chế của quang hợp là :
a. Pha sáng diễn ra trước , pha tối sau b. Pha tối xảy ra trước, pha sáng sau
c. Pha sáng và pha tối diễn ra đồng thời
d. Chỉ có pha sáng , không có pha tối
9. Pha sáng của quang hợp diễn ra ở
a. Trong các túi dẹp ( tilacôit) của các hạt grana
b. Trong các nền lục lạp
c. Ở màng ngoài của lục lạp
d. Ở màng trong của lục lạp
10. Hoạt động sau đây không xảy ra trong pha sáng của quang hợp là :
a. Diệp lục hấp thụ năng lượng ánh sáng
b. Nước được phân li và giải phóng điện tử
c. Cacbon hidrat được tạo ra
d. Hình thành ATP
GIÁO ÁN SINH 10 CƠ BẢN

13


11. Trong quang hợp , ôxi được tạo ra từ quá trình nào sau đây ?
a. Hấp thụ ánh sáng của diệp lục

b. Quang phân li nước
c. Các phản ứng ô xi hoá khử
d. Truyền điện tử
12. Trong pha sáng của quang hợp, nước được phân li nhờ :
a. Sự gia tăng nhiệt độ trong tê bào
b. Năng lượng của ánh sáng
c. Quá trình truyền điện tử quang hợp d. Sự xúc tác của diệp lục
13. Trong pha sáng của quá trình quang hợp, ATP và NADPH được trực tiếp tạo ra tư fhoạt
động nào sau đây?
a. Quang phân li nước b. Diệp lục hấp thu ánh sáng trở thành trạng thái kích động
c. Hoạt động của chuỗi truyền điện tử d. Hấp thụ năng lượng của nước
14. Kết quả quan trọng nhất của pha sáng quang hợp là :
a. Các điện tử được giải phóng từ phân li nước b. Sắc tố quang hợp hấp thụ năng lượng
c Sự giải phóng ôxid.
d. Sự tạo thành ATP và NADPH
15. Pha tối quang hợp xảy ra ở :
a. Trong chất nền của lục lạp
b. Trong các hạt grana
c. Ở màng của các túi tilacôit
d. Ở trên các lớp màng của lục lạp
16. Nguồn năng lượng cung cấp cho các phản ứng trong pha tối chủ yêu lấy từ:
a. Ánh sáng mặt trời
b. ATP do các ti thể trong tế bào cung cấp
c. ATP và NADPH từ pha sáng đưa sang
d. Tất cả các nguồn năng lượng trên
20. Hoạt động sau đây xảy ra trong pha tối của quang hợp là :
a. Giải phóng ô xi b. Biến đổi khí CO2 hấp thụ từ khí quyển thành cacbonhidrat
c. Giải phóng điện tử từ quang phân li nước d. Tổng hợp nhiều phân tử ATP
21. Chu trình nào sau đây thể hiện cơ chế các phản ứng trong pha tối của quá trình quang hợp?
a. Chu trình Canvin b. Chu trình Crep c. Chu trình Cnôp d. Tất cả các chu trình trên

22. Câu có nội dung đúng trong các câu sau đây là:
a. Cabonhidrat được tạo ra trong pha sáng của quang hợp
b. Khí ô xi được giải phóng từ pha tối của quang hợp
c. ATP và NADPH không được tạo ra từ pha sáng
d. Cả a, b, c đều có nội dung sai

B. Câu hỏi tự luận:
1/ Thế nào là năng lượng? Năng lượng được tích lũy trong tế bào dưới dạng nào? NL trong tế
bào được dự trữ trong các hợp chất nào?
2/ Vẽ sơ đồ cấu tạo của ATP? Vì sao ATP có vai trò quan trọng đối với hoạt động sống của tế
bào? Thế nào là quá trình đồng hóa và quá trình dị hóa?
3/ Tại sao nói ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào?
4/ Nêu cấu trúc và cơ chế tác động của enzim?
5/ Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim?
6/ Hô hấp tế bào được chia thành những giai đoạn nào? Đặc điểm của mỗi giai đoạn: vị trí xảy
ra, nguyên liệu, sản phẩm và hiệu quả năng lượng?
7/ Tại sao tế bào không sử dụng luôn năng lượng của các phân tử glucôzơ mà phải đi vòng qua
hoạt động sản xuất ATP của ti thể? Giải thích hiệu quả năng lượng của quá trình hô hấp tế bào từ
một phân tử Glucoze?
8/ Quá trình hô hấp tế bào của một vận động viên đang tập luyện diễn ra mạnh hay yếu? Vì sao?
9/ Quang hợp là gì? Xảy ra ở những sinh vật nào? Viết PTTQ của quang hợp?
10/ Trình bày pha sang và pha tối của quang hợp ? ( KN, nơi thực hiện, nguyên liệu, diễn biến,
sản
GIÁO ÁN SINH 10 CƠ BẢN

14


GIÁO ÁN SINH 10 CƠ BẢN


15



×