Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Tiểu luận tình huống quản lý nhà nước ngạch chuyên viên quản lý nhà nước đối với hoạt động y tế tư nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.31 KB, 23 trang )

LỜI NÓI ĐẦU

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đang
tạo ra thế và lực mới cho Việt Nam hội nhập sâu rộng nhằm giữ vững ổn định an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội; xây dựng và phát triển ổn định nền kinh tế; đáp ứng
ngày càng tốt hơn các nhu cầu về vật chất và tinh thần của nhân dân; tạo ra cơ hội
cho việc tiếp cận các khoa học công nghệ tiên tiến và hiện đại của các nước phát triển
phục vụ cho các lĩnh vực kinh tế-xã hội; văn hoá; khoa học; giáo dục, y tế;... Song,
cũng có nhiều thách thức tiềm ẩn những nguy cơ đe doạ đến an ninh quốc phòng,
truyền thống văn hoá dân tộc, nền tảng đạo đức xã hội chủ nghĩa,... Chính sự chưa
thích ứng của nền hành chính công truyền thống khi Nhà nước chuyển đổi nền kinh tế
không những không tạo ra động lực phát triển mà còn là thách thức trong hội nhập.

Khi kinh tế thị trường phát triển, điều kiện sống của người dân được nâng lên,
đòi hỏi những nhu cầu cao hơn về vật chất và tinh thần. Trong đó, nhu cầu ăn ngon,
mặc đẹp, làm đẹp,... trở thành xu hướng chung của mọi lứa tuổi, đặc biệt là thanh,
thiếu niên. Trong khi đó, mặt trái của nền kinh tế thị trường làm một bộ phận không
nhỏ chạy theo lợi ích vật chất, coi vật chất lên trên hết,... dùng mọi thủ đoạn để đem
lại lợi ích cho cá nhân và gia đình. Thực trạng, nhiều cơ sở y tế tư nhân lợi dụng
chính sách xã hội hoá y tế của Đảng để thu lợi bất chính đã làm “mờ” đi những định
hướng tốt của Đảng. Mặt khác, tình trạng buông lỏng quản lý, tính thụ động, ỷ lại của
đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là thanh tra y tế địa phương đã làm cho tình hình
hoạt động trong lĩnh vực y tế tư nhân càng trở nên phức tạp. Chẳng hạn như, nhiều
phòng khám không đáp ứng được cơ sở vật chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, y, bác
sỹ,... nhưng vẫn quảng cáo ở trình độ cao, xử lý nhiều vấn đề mà đến ngay các cơ sở
y tế công lập lớn như Bệnh viện vẫn chưa xử lý nổi như: Phẫu thuật thẩm mỹ mặt,
săm môi-mắt, bơm ngực, hút mỡ,... làm ảnh hưởng tới sức khoẻ, tính mạng của người
dân.


Đứng trước thực trạng trên, theo tinh thần Nghị quyết số 17/NQ-TW Hội nghị


lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X, ngày 1/8/2007 về đẩy mạnh
cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước, nhất
là trong lĩnh vực y tế nhằm khắc phục những khuyết tật của bộ máy hành chính nhà
nước trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, cùng với những kiến thức lý luận
quản lý nhà nước được trang bị ở Nhà trường và kinh nghiệm thực tiễn của bản thân,
tiểu luận lựa chọn “Quản lý nhà nước đối với hoạt động y tế tư nhân” làm nội dung
để nghiên cứu.

NỘI DUNG

1. Thực trạng của vấn đề

Trong những năm qua kể từ khi thực hiện đường lối “đổi mới”, nhiều chính
sách mới được ban hành như: cho phép hành nghề y dược tư nhân, kể cả cho phép
cán bộ y dược nhà nước được làm tư ngoài giờ, thu viện phí; tổ chức và phát triển
bảo hiểm y tế; mở rộng quyền chủ động của các xí nghiệp, công ty dược, trang thiết
bị; bỏ độc quyền xuất nhập khẩu thuốc của công ty quốc doanh; bệnh viện công được
mở các khoa “theo yêu cầu”, “khoa bán công”,... đã tạo ra luồng gió mới cho công tác
chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Tuy các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân ngày càng
nhiều lên nhưng chất lượng dịch vụ không đáp ứng được yêu cầu chuyên môn nghề y
và đạo đức nghề nghiệp. Trong khi đó, quản lý nhà nước về y tế, là một lĩnh vực rộng
có nhiều nội dung phức tạp, như: cụ thể hoá chính sách y tế; ban hành văn bản pháp
quy; tiến hành tổ chức và quản lý hoạt động y, dược công; y dược tư nhân; thanh tra,
kiểm tra;... Do vậy, để phù hợp với khả năng và chuyên môn của mình, tiểu luận giới
hạn trong phạm vi: “Quản lý nhà nước đối với các cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ tư nhân
ở địa phương” thông qua tình huống được đăng trên báo ViệtNamnet ngày
02/03/2009 như sau:
2



“... Chị Phạm Thị D, 32 tuổi (ngụ ở Biên Hòa, Đồng Nai) đã đến để phẫu thuật
thẩm mỹ tại cơ sở của bác sĩ Nguyễn Xuân Ái (116A Cao Thắng, Q.3, TPHCM) vào
ngày 26/9. Theo chị D và gia đình, chị chỉ có nhu cầu căng da vùng bụng, và theo tư
vấn tại đây, công việc này mất khoảng 2 giờ đồng hồ, nên chị D bảo xe taxi đợi bên
ngoài. Giá làm thẩm mỹ là gần 21 triệu đồng. Thế nhưng, sau khi vào phòng, không
biết bác sĩ Ái đã làm gì, mà mổ một đường mổ ngang, dài nơi gần xương mu, rồi chị
D phải ở đó luôn cho đến hôm nay. Từ đó đến nay chị chỉ mặc duy nhất một bộ quần
áo mang theo, và tinh thần rất suy sụp. Khi cơ quan chức năng đến đưa chị D ra
ngoài, với vẻ mặt thất thần, chị vừa kể, vừa run: "Bây giờ mà nhìn thấy bóng dáng
ông Ái là tôi run, rất sợ! Khi thấy phòng mổ không có gì hết tôi rất lo, nhưng không
dám nói vì bị ông Ái quát nạt, chửi bới. Sau mổ, tôi rất muốn được chuyển đến bệnh
viện khác để xem mình có bị gì không, nhưng không thể liên lạc được với gia đình.
Tôi xin gọi điện thoại về nhà họ cũng không cho, mãi đến thứ bảy (ngày 07/03) tôi
mới liên lạc được với mẹ mình tại Đồng Nai". Khi nhận được tin, bà Lan mẹ chị D đã
báo ngay cho người nhà ở TPHCM đến để đưa chị về. Thế nhưng, khi người nhà chị
D đến, vẫn không thể đưa chị ra được, đành phải đến trình báo sự việc với công an
địa phương và nhờ luật sư can thiệp. Khi được đưa ra ngoài, một lúc sau thì chị D bị
ngất vì kiệt sức và được xe cấp cứu đưa vào Bệnh viện Chợ Rẫy lúc 19h45. Trước đó
(ngày 04/03), cơ quan chức năng cũng đã kiểm tra đột xuất hai cơ sở thẩm mỹ khác
cũng của ông Ái tại số 350 Trần Phú và 40 Trần Hưng Đạo B (cùng thuộc P.7, Q.5,
TPHCM) và phát hiện tại đây một số loại thuốc tân dược đã hết hạn sử dụng, trong đó
có loại đã hết hạn từ tháng 10/2006. Điều đáng nói là từ rất lâu nay, những cơ sở giải
phẫu thẩm mỹ của bác sĩ Nguyễn Xuân Ái (được mở ra ở rất nhiều nơi), và theo quy
định, những nơi này không được phép làm các đại phẫu như phẫu thuật nâng ngực,
hút mỡ... (chỉ bệnh viện có chuyên môn mới được phép làm), nhưng ông Ái vẫn
ngang nhiên làm các loại phẫu thuật này, ngang nhiên quảng cáo vượt quá chức năng
một cách công khai, rất xem thường cơ quan chức năng”.

3



Tình huống trên phản ánh đúng thực trạng về xu hướng muốn làm đẹp của
những người có “phiếm khuyết” trên cơ thể, sự thiếu hiểu biết của người dân và sự
xuống cấp về đạo đức của một số y, bác sỹ đã làm cho nhiều người dân lâm vào tình
trạng “tiền mất”, sắc đẹp không những không được nâng lên mà tình trạng sức khoẻ
bị giảm sút, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng của con người. Hiện thành phố có
không quá 10 bệnh viện được phép thực hiện giải phẫu thẩm mỹ toàn thân và 40 cơ
sở được phẫu thuật ít phức tạp trên vùng mặt. Nhưng thực tế, hàng trăm trung tâm
thẩm mỹ đang trưng biển sẵn sàng can thiệp dao kéo bất cứ trường hợp nào. Chỉ cần
dạo qua hai con đường Nguyễn Trãi và Trần Hưng Đạo, quận 1, có thể đếm được vài
chục trung tâm tự giới thiệu là có thể thực hiện "giải phẫu thẩm mỹ toàn diện". Có
nơi còn cam đoan sẽ chuyển giao công nghệ và sáng kiến trong lĩnh vực này. Không
ít cơ sở không có cả phương tiện cấp cứu đơn giản nhất như bình ôxy, túi đựng dụng
cụ cấp cứu khi bệnh nhân bị sốc phản vệ (là trường hợp rất dễ gặp trong giải phẫu
thẩm mỹ)... Cả những phòng mạch chỉ đăng ký hoạt động chữa bệnh thông thường
cũng tham gia vào giải phẫu thẩm mỹ. Chánh thanh tra Sở Y tế TP HCM Nguyễn
Đức An cho biết: "Đợt thanh tra cuối năm 2008 cho thấy, tất cả các cơ sở giải phẫu
thẩm mỹ trên địa bàn được thanh, kiểm tra nếu không vi phạm mặt này thì cũng vi
phạm mặt khác, nhất là vi phạm các quy chế chuyên môn". Do đó, theo bác sĩ Lê
Hành, Trưởng khoa Giải phẫu thẩm mỹ Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết: thời gian gần
đây Khoa thường xuyên phải tiếp nhận các ca cấp cứu do bị tai biến do giải phẫu
thẩm mỹ từ bên ngoài chuyển đến. Tương tự, tại một số bệnh viện khác, tình trạng
cấp cứu kiểu như trên cũng khá phổ biến. Các trường hợp thường bị tai biến như sụp
mi do "nhà phẫu thuật" làm đứt dây thần kinh khi cắt mí mắt; bị méo miệng hoặc liệt
mặt khi căng da mặt, tắc mạch máu khi hút mỡ, nâng mũi thì bị sưng lên..., nhiều
trường hợp thậm chí đã tử vong. Gần đây nhất một phụ nữ 41 tuổi, ở quận Tân Bình
đã thiệt mạng sau khi đến phòng mạch tư của bác sĩ Lê Hùng trên đường Nguyễn
Cảnh Chân, quận 1. Giả thiết ban đầu cho thấy, nạn nhân này chết do sốc phản vệ khi
phẫu thuật lấy túi nâng ngực đã đặt trước đó.


4


Sau một số vụ giải phẫu thẩm mỹ gây tử vong cho nạn nhân, cơ quan chức
năng đã đưa ra nhiều biện pháp chấn chỉnh. Trưởng phòng nghiệp vụ y, Phan Văn
Nghiệm, cho biết: "Các cơ sở giải phẫu thẩm mỹ khi hoạt động phải niêm yết công
khai giấy phép, ghi rõ chức năng hoạt động và bảng giá. Nếu nơi nào không thực hiện
đúng như vậy, chắc chắn là đang hoạt động quá chức năng cho phép hoặc không có
giấy phép". Phòng quản lý dịch vụ y tế đang đề xuất với Sở lập ra Hội hành nghề y tế
tư nhân. Hội viên là những chuyên gia y tế đã về hưu hoặc đang hành nghề. Họ sẽ
được mời phối hợp với cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra các cơ sở khác theo
hình thức kiểm tra chéo. Những người này chịu trách nhiệm kiểm tra về chuyên môn,
còn cơ quan chức năng kiểm tra về mặt quản lý nhà nước. Mặc dù Sở y tế Thành phố
đã đưa ra nhiều biện pháp tích cực nhằm làm chuyển biến về nhận thức của người
dân Thành phố về thiết bị, điều kiện cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn, y đức của
các cơ sở làm thẩm mỹ tư nhân trên địa bàn. Đồng thời, chủ động thanh tra, kiểm tra
định kỳ và đột xuất nhiều cơ sở trên địa bàn;... nhưng rất khó để có thể kiểm soát
được các cơ sở mới mọc, tự mọc hay dùng các thủ đoạn để chốn tránh các cơ quan
chức năng khi thanh tra, kiểm tra. Do vậy, khả năng kiểm soát bằng hình thức quản lý
nhà nước đã gặp nhất nhiều khó khăn và hiệu quả còn rất hạn chế. Quả thực, theo lời
của Phó phòng quản lý dịch vụ y tế Đặng Văn Quỳ thùa nhận: “Chúng tôi thật
sự chưa kham nổi việc quản lý hoạt động của các cơ sở giải phẫu thẩm mỹ chui,
ngoại trừ khi có đơn tố cáo của người dân.

Vậy, nguyên nhân của thực trạng người dân vẫn tiếp tục vào các cơ sở y tế tư
nhân để khám, chữa bệnh, trong đó có nhu cầu làm đẹp; tình trạng quản lý không
hiệu quả của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh trước những thủ đoạn lừa bịp của các
chủ cơ sở thẩm mỹ tư nhân;... có thể được đánh giá theo nhiều góc độ khác nhau tuỳ
thuộc vào từng lĩnh vực nghiên cứu cụ thể. Song, dưới góc độ quản lý nhà nước, có
thể lý giải các hiện tượng trên theo những nguyên nhân khách quan và chủ quan như

sau:

5


Thứ nhất, những nguyên nhân khách quan trực tiếp hoặc gián tiếp làm phát
sinh các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động thẩm mỹ tư nhân và quản lý nhà nước ít
hiệu quả. Trước hết, xét về lý luận kinh tế thị trường có những tác động tích cực và
tiêu cực đến xã hội; cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng cả về nội dung lẫn
hình thức thì những yếu tố năng động của nền kinh tế đã tạo ra nhiều tiêu cực khi
kiến trúc thượng tầng không thích ứng, chậm thay đổi. Tình hình đời sống vật chất
của nhân dân được nâng cao thì nhu cầu về tinh thần, nhất là nhu cầu về sức khoẻ và
sắc đẹp là một tất yếu mang tính khách quan. Như vậy, vấn đề đặt ra là cung ứng dịch
vụ có chất lượng cho người dân. Nếu như trong thời kỳ bao cấp, mọi dịch vụ y tế đều
do nhà nước cung cấp và quản lý thì việc quản lý, đảm bảo và trách nhiệm thuộc về
nhà nước. Nhưng, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp, cá nhân
được tự do mở các cơ sở thẩm mỹ theo quy định của pháp luật. Nếu pháp luật phù
hợp với điều kiện khách quan của nền kinh tế thì những hiện tượng tiêu cực được hạn
chế và ngược lại, pháp luật không phù hợp, không đáp ứng được các yêu cầu năng
động của nền kinh tế lại trở thành nguyên nhân tạo ra các hiện tượng “lách luật”,
“không luật”,...có điều kiện phát triển. Nguyên nhân khách quan khác là điều kiện, sự
non trẻ trong quản lý của bộ máy nhà nước, chính quyền địa phương trong điều kiện
hội nhập và nền kinh tế thị trường đã tạo ra những khuyết tật khá cơ bản là tính thụ
động, ỷ lại của cơ chế cũ;... nên tính năng động và quyết đoán, dám làm, dám chịu
không phải là một nguyên tắc cơ bản của hoạt động công vụ ở chính quyền địa
phương. Điều đó càng làm cho hoạt động quản lý mang tính cứng nhắc, máy móc và
thậm chí cả sự thờ ơ, vô cảm trước những hiện tượng tiêu cực của xã hội.

Thứ hai, những nguyên nhân chủ quan. Nếu các nguyên nhân khách quan là
những nhân tố không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người làm phát sinh các

hiện tượng trên thì các yếu tố chủ quan lại là những tác nhân phụ thuộc vào ý chí chủ
quan của con người trực tiếp hoặc gián tiếp tác động lên các hiện tượng trên. Về cơ
bản có thể đánh giá thông qua những nguyên nhân chủ quan sau:

6


Một là, những hạn chế về mặt thể chế pháp luật với điều kiện cơ cấu tổ chức
cơ quan chuyên môn ở địa phương. Theo quy định, cơ quan quản lý (Phòng dịch vụ y
tế) sẽ kiểm tra định kỳ các cơ sở này hai lần/năm và kiểm tra đột xuất các điểm có
dấu hiệu vi phạm. "Nhưng trên thực tế rất khó thực hiện theo đúng quy định", ông
Quỳ nói. "Cả phòng quản lý dịch vụ của Sở chỉ 5 người có chuyên môn y tế mà phải
quản lý 22 bệnh viện và hơn 12.000 cơ sở y tế tư nhân có phép. Mặc dù đã phân công
cơ sở y tế tư nhân của quận huyện nào thì do nơi đó quản lý. Nhưng những người này
cũng chỉ làm công tác kiêm nhiệm chứ không phải là chuyên trách nên khả năng quản
lý chưa tốt lắm. Hơn nữa, các cơ sở khi mới thành lập thì đều đạt tất cả điều kiện theo
quy định. Họ chỉ vi phạm trong quá trình hoạt động nên rất khó kiểm soát". Như vậy,
mối quan hệ giữa cơ cấu tổ chức cán bộ, công chức và số lượng các cơ sở thẩm mỹ tư
nhân hiện có là không tương xứng cả về số lượng và chất lượng. Một lý do đơn giản
là khi thanh tra viên kiểm tra, thanh tra không chỉ cần kiến thức và kỹ năng quản lý
nhà nước mà còn phải có đầy đủ những kiến thức chuyên môn ngành y. Nếu không
đảm bảo các yếu tố này sẽ là điều kiện để cho các cơ sở y tế tư nhân “tự tung, tự tác”
hoành hành; “qua mặt cơ quan chức năng”;...

Hai là, nhận thức người dân về y tế tư nhân. Bản thân người dân cũng chưa
hiểu đúng về chức năng của cơ sở y tế tư nhân. Về thực chất cơ sở giải phẫu thẩm mỹ
cũng giống như phòng mạch cá thể. Vì thế chỉ được phép hoạt động sửa sang nhan
sắc cho khách hàng ở vùng mặt với các giải phẫu không quá phức tạp. Nhiều người
đã quá tin vào các trung tâm thẩm mỹ mà sẵn sàng chấp nhận các ca phẫu thuật nguy
hiểm, dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Các cơ sở thẩm mỹ tư nhân chỉ cần dùng hình thức

quảng cáo “hấp dẫn” là có thể thu hút được lượng khách hàng. Điều này chứng tỏ, sự
hiểu biết của người dân về khám chữa bệnh nói chung và các cơ sở y tế tư nhân nói
riêng vẫn còn quá hạn chế. Bởi lẽ, nếu có sự hiểu biết thì những cơ sở thẩm mỹ dù có
quảng cáo như thế nào cũng không thể qua mắt được người dân.

7


Ba là, đạo đức và năng lực của y, bác sỹ và một bộ phận không nhỏ bộ, công
chức bị xuống cấp. Thực trạng trên cho thấy, sự hám lợi và không có chuyên môn của
các y, bác sỹ như bác sỹ Ái, mặc dù đã bị thu giấy phép hành nghề nhưng vẫn mở
phòng thẩm mỹ ở Thành phố Hồ Chí Minh hay tình trạng cán bộ, công chức, nhất là
thanh tra viên có những biểu hiện tiêu cực bằng cách này hay cách khác để bao che,
tiếp tay cho các hoạt động thẩm mỹ tư nhân không đủ điều kiện thành lập cũng được
thành lập; có vi phạm trong hoạt động không được chấn chỉnh kịp thời;... là những lý
do giải thích tại sao đa số các cơ sở thẩm mỹ tư nhân quảng cáo quá so với năng lực
của họ; hoạt động không đúng theo giấy phép; không đăng ký;...

Ngoài những nguyên nhân khách quan và chủ quan trên, những yếu tố như:
điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, phương tiện, máy móc phục vụ cho hoạt động quản
lý nhà nước; các bệnh viện công về thẩm mỹ còn quá ít; tốc độ đô thị hoá nhanh;....
đã tạo ra những tác động tiêu cực không nhỏ đến các hiện tượng tiêu cực trong hoạt
động thẩm mỹ tư nhân và hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước trong những năm
qua.

2. Cơ sở lý luận, pháp lý

2.1. Cơ sở lý luận

Sức khỏe nói chung, sắc đẹp nói riêng là một hàng hoá đặc biệt, nên trên thế

giới người ta coi chăm sóc sắc đẹp, sức khoẻ là quyền của mỗi người phải được
hưởng cũng giống như quyền sống của mỗi người. Nhà nước phải có trách nhiệm
chính trị đối với quyền và cung cấp dịch vụ cho loại hàng hoá đặc biệt này. Theo lý
luận về vai trò của nhà nước trong cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ nói chung và
các dịch vụ y tế khác nói riêng thì vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường
là: “Chính phủ không làm những cái mà tư nhân đang làm dù làm tốt hơn hay xấu
8


hơn một chút, nhưng phải làm những cái mà không ai làm cả, nhưng cần thiết cho xã
hội”[1]. Trong y tế cũng có dịch vụ chỉ do nhà nước làm, như phòng chống dịch,
tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, vệ sinh môi trường, chống ô nhiễm, vệ sinh và an
toàn thực phẩm, khám chữa bệnh cho người nghèo, vùng nghèo, chăm sóc người tàn
tật, người già cô đơn, .. Những dịch vụ ấy tư nhân không làm vì quy mô và chi phí
lớn hơn nhiều so với lợi nhuận thu được. Trong dịch vụ thẩm mỹ, do điều kiện vật
chất của con người ngày càng được nâng cao, nhu cầu làm đẹp cũng tăng lên về số
lượng và chất lượng nhưng nguồn lực thực tế của Nhà nước chỉ có hạn và giới hạn
trong chính sách chăm sóc xã hội đối với sức khoẻ nên sự tham gia của y tế tư nhân
vào hệ thống y tế quốc gia là cần thiết.

Trên cơ sở Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đề cập
đến vấn đề “xã hội hoá các dịch vụ y tế, giáo dục,..” với chủ trương: “Tách cơ quan
hành chính công quyền với tổ chức sự nghiệp. Khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức
hoạt động không vì lợi nhuận mà vì nhu cầu và lợi ích của nhân dân; tạo điều kiện
thuận lợi cho các tổ chức thực hiện một số dịch vụ công với sự giám sát của cộng
đồng,...”[2] đã đặt vấn đề xã hội một số lĩnh vực trong đó có y tế. Theo đó, các dịch
vụ y tế tư nhân, thẩm mỹ tư nhân được mở ra một mặt đáp ứng các nhu cầu bức thiết
của xã hội, mặt khác, phản ánh đúng quy luật phát triển khách quan của nền kinh tế
thị trường.


Vấn đề đặt ra giữa việc chuyển giao dịch vụ do nhà nước cung cấp trước đây
cho tư nhân thì vai trò điều tiết, quản lý của nhà nước đối với các cơ sở này như thế
nào nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ, giá cả và công bằng trong xã hội. Song, sự
không rành mạch về mặt lý luận giữa: “công và tư” “nửa công, nửa tư” và “lợi nhuận
và kinh doanh”; “tư nhân và xã hội hoá”;.... đã làm cho hoạt động quản lý nhà nước
thiếu đi những cơ sở lý luận căn bản trong việc xác định nội hàm và xây dựng
phương thức tác động, điều chỉnh;... Điều này cũng đồng nghĩa với việc làm cho một
số dịch vụ y tế tư nhân hoạt động không theo đúng nghĩa với điều kiện kinh doanh
9


trong nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường. Do vậy, những quan niệm trên cần
phải được tiếp tục nghiên cứu và làm sáng tỏ trong điều kiện của nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam để có phương pháp điều chỉnh phù hợp hơn.

2.2. Cơ sở pháp lý

Như trên đã phân tích, “xã hội hoá” trong điều kiện nền kinh tế thị trường và
những vấn nạn các cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng gây ảnh hưởng và tác động xấu
đến tâm lý, sức khoẻ, trật tự, an toàn xã hội của cộng đồng dân cư, nhất là ở TP. Hồ
Chí Minh đã phản ảnh sự cụ thể hoá chính sách của Đảng thành các quy định của
pháp luật Nhà nước và quá trình tổ chức hoạt động chấp hành và điều hành của cơ
quan hành chính nhà nước các cấp còn nhiều vướng mắc và hạn chế.

Để điều chỉnh hoạt động y tế tư nhân nói chung, thẩm mỹ nói riêng Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh về hành nghề y, dược tư nhân ngày
13/10/1993 và sau đó được thay thế bằng Pháp lệnh về hành nghề y, dược tư nhân số
07/2003/PL-UBTVQH11 ngày 25/02/2003. Trên cơ sở Pháp lệnh này, nhiều văn bản
quy phạm pháp luật của Chính phủ, Bộ Y tế được ban hành nhằm xác định về cơ cấu
tổ chức cơ quan chuyên môn; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước có

thẩm quyền; thủ tục đăng ký và cấp phép mở các cơ sở giải phẫu thẩm mỹ; hoạt động
thanh tra, kiểm tra; xử phạt vi phạm hành chính;... nhằm đảm bảo cho hoạt động giải
phẫu thẩm mỹ trong phạm vi cả nước nói chung, địa bàn TP. Hồ Chí Minh nói riêng
đi vào nề nếp và hoạt động theo đúng mục tiêu, chính sách mà Đảng và Nhà nước đã
đặt ra. Tuy nhiên, những bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo của các quy định pháp luật
hiện hành được đánh giá thông qua tình huống xảy ra tại cơ sở phẫu thuật chỉnh hình
của bác sĩ Ái như sau:

10


Một là, chính quyền địa phương cơ sở làm ngơ, bỏ mặc,... các cơ sở phẫu
thuật tư nhân hoạt động trái pháp luật trên địa bàn. Tình huống trên nêu lên một
nghịch lý là cơ sở phẫu thuật tư nhân của bác sĩ Ái hoạt động không có thiết bị y tế
cần thiết, không đủ điều kiện kinh doanh; khi chị D bị thiệt hại về sức khoẻ, tinh thần
và vật chất; gia đình nhưng cũng không đưa được chị D ra khỏi phòng phẫu thuật; chỉ
khi gia đình trình báo công an địa phương và luật sư, chị D mới được giải cứu;... đã
cho thấy “sự vô can” của chính quyền cơ sở (phường Cao Thắng) đối với hoạt động
của phòng phẫu thuật bác sỹ Ái là có cơ sở. Bởi lẽ, theo quy định hiện hành tại các
Điều 88; 102 và 109 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày
26/11/2003 và khoản 15 Điều 8 Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 quy
định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương: “Sở Y tế tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về: chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, gồm: y tế dự
phòng; khám, chữa bệnh; phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; thuốc phòng bệnh,
chữa bệnh cho người; mỹ phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm;...”; Khoản 8, Điều 7
Nghị định số 14/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 04/02/2008 quy định tổ chức các
cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh: “Phòng Y tế: tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, gồm: y tế cơ sở; y tế dự

phòng; khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; thuốc phòng bệnh,
chức bệnh cho người; mỹ phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm;...” cho thấy sự phân cấp
chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước giữa cơ quan chuyên môn với Uỷ ban nhân
dân cùng cấp và cơ quan cấp dưới với cơ quan cấp trên mang tính hình thức và chồng
chéo. Ở đây, trong mối quan hệ giữa Uỷ ban nhân dân và cơ quan chuyên môn Sở,
Phòng Y tế thì Uỷ ban nhân dân là cơ quan quản lý nhà nước còn Sở, Phòng Y tế chỉ
là cơ quan chuyên môn tham mưu cho Uỷ ban nhân dân nhằm thực hiện chức năng
quản quản lý nhà nước trên địa bàn. Điều này đã tạo ra sự mập mờ về trách nhiệm
quản lý nhà nước và tính phải chịu trách nhiệm. Mặt khác, sự phân cấp của Uỷ ban
nhân dân Thành phố cho Uỷ ban nhân dân huyện cũng không xác định được “ranh
giới” quản lý đến mức độ nào ? loại hình nào ? hoặc cơ sở y tế ở điều kiện nào ?...
11


Đồng thời, không có sự phân cấp cho chính quyền cơ sở (cấp xã). Nếu xét về lý luận
và thực tiễn thì chính quyền cơ sở là nơi gần dân nhất, trực tiếp với nhân dân, với cơ
sở thẩm mỹ có phòng phẫu thuật,... nhưng lại không phân cấp bất kỳ một chức năng
hay một nhiệm vụ nào trong quá trình quản lý hoạt động. Khi đăng ký mở các cơ sở
phẫu thuật thẩm mỹ thì do các cơ quan ở tận cấp tỉnh (Sở Y tế xét) nên việc xác định
các điều kiện pháp lý đối với một cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ có đủ điều kiện về giấy
tờ và thực tế hay không là một vấn đề đặt ra đối với cách phân cấp này. Mặt khác, quá
trình hoạt động có đúng như đăng ký hay không ? và giữa thanh tra Sở[3]với cán bộ,
công chức phường cơ quan nào quản lý, theo dõi có hiệu quả hoạt động thực tế của
các cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ ?. Tình huống của chị D với phòng phẫu thuật thẩm mỹ
của bác sỹ Ái ở phường Cao Thắng, quận 3, TP. Hồ Chí Minh cho thấy sự phân cấp
của cấp trên cho cấp dưới còn “e dè”; “thiếu thực tế”;... nên dẫn đến tình trạng không
quản lý, hoặc quản lý không nổi các hoạt động của các cơ sở thẩm mỹ viện.

Hai là, điều kiện xem xét thủ tục mở thẩm mỹ viện và các quy định về thanh tra
hiện hành còn mang tính hình thức chưa phù hợp với thực tế. Nếu căn cứ vào Điều 4,

Nghị định số 103/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/09/2003 quy định chi tiết thi
hành một số điều của Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân về điều kiện hành nghề y
dược tư nhân và Thông tư số 01/2004/TT-BYT ngày 06/01/2004 của Bộ Y tế về
hướng dẫn về hành nghề y, dược tư nhân: “Người đứng ra xin cấp phép phải là bác sĩ
có kinh nghiệm 5 năm thực hành, trong đó có 3 năm chuyên ngành về giải phẫu thẩm
mỹ; bác sĩ đó bắt buộc phải có hộ khẩu tại địa phương nơi xin mở phòng phẫu thuật
thẩm mỹ. Về cơ sở vật chất, phòng giải phẫu phải có diện tích tối thiểu là 10 m2,
được trang bị đầy đủ các điều kiện an toàn y khoa như thiết bị cấp cứu, chống nhiễm
khuẩn, đơn thuốc, sổ sách ghi tình trạng bệnh. Xét cấp giấy phép hành nghề cho các
cơ sở này là một hội đồng tư vấn cấp Sở và các nhà chuyên môn. Hội đồng xét duyệt
căn cứ vào quá trình công tác và văn bằng của người đăng ký, nếu không có gì trái
quy định sẽ đồng ý cấp phép. Sau đó, cơ quan quản lý đều đến tận cơ sở kiểm tra các
điều kiện vật chất, các quy chế chuyên môn... Giấy phép chỉ cấp cho cơ sở nào đạt tất
12


cả các quy định của Bộ” là những quy định khá đầy đủ về các điều kiện nhằm đảm
bảo an toàn cho tính mạng và sức khoẻ của người dân. Song, thực tế cho thấy một số
điều kiện pháp lý đặt ra không đảm bảo được yêu cầu thực tế như: “phải có 3 năm
chuyên ngành về giải phẫu thẩm mỹ” là điều kiện không rõ ràng cụ thể như: việc
chứng nhận kinh nghiệm này phải ở đâu, do đâu cấp,... ? Nếu không quy định rõ thì
việc xin giấy chứng nhận này của một số cá nhân tại các cơ sở trong nước và ngoài
nước chỉ mang tính hình thức và không đánh giá được chất lượng. Thực tế, bác sỹ Ái
phải là người có đẩy đủ điều kiện theo quy định trên mới được phép mở phòng phẫu
thuật thẩm mỹ, nhưng vì sao lại có một chút kiến thức nào về thẩm mỹ mà thậm chí
cả kiến thức về y tế ? Điều này cho thấy, việc thành lập hội đồng xem xét cũng chỉ
xem xét các điều kiện trên giấy tờ chứ không phải các điều kiện “thực tiễn năng lực”
của người mở phòng phẫu thuật thẩm mỹ. Nên xảy ra tình trạng “thuê chứng chỉ”;
“thuê bằng”;... để đăng ký là một thực tế phổ biến.


Mặt khác, công tác thanh tra và kiểm tra không được theo dõi, tiến hành
thường xuyên. Như trên đã phân tích do lực lượng thanh tra của Sở Y tế mỏng, số
lượng phòng phẫu thuật nhiều. Điều này cho thấy cơ cấu tổ chức thanh tra Y tế còn
nhiều bất cập. Nếu theo Nghị định số 77/2006/NĐ-CP của Chính phủ thì thanh tra ở
địa phương chỉ được tổ chức ở Sở Y tế Thành phố nên để tiến hành kiểm tra định kỳ
cũng không đủ thời gian, chưa nói đến phải tiến hành các cuộc thanh tra đột xuất. Do
vậy, phòng phẫu thuật thẩm mỹ của bác sỹ Ái mặc dù có một mình nhưng đứng tên
mở ở nhiều nơi trong Thành phố không cũng không biết. Mặt khác, việc tổ chức
thanh tra đột xuất nếu theo thủ tục hiện hành phải được tiến hành qua nhiều khâu,
nhiều thủ tục,... mới tiến hành thanh tra được và chi phí cho thanh tra cũng không
nhỏ,... đã tạo ra nhiều hạn chế trong thanh tra thường xuyên và thanh tra đột xuất.

Ba là, chế tài xử phạt vi phạm còn quá nhẹ chưa đủ sức răn đe. Xét theo quy
định tại Mục 4, Điều 25, 26, 27 Nghị định số 45/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày
06/04/2005 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế, thì mức xử phạt cao nhất
13


đối với vi phạm về chứng chỉ hành nghề từ 1 triệu đến 3 triệu đồng; về điều kiện hành
nghề từ 300 nghìn đến triệu đồng; vi phạm về chuyên môn kỹ thuật phạt từ 500 nghìn
đồng đến 1 triệu đồng;... Như vậy, với một vết rạch không đảm bảo kỹ thuật, chuyên
môn của bác sỹ Ái thu được 21 triệu đồng so với số tiền bị xử phạt nếu bị phát hiện
thì không biết liệu có nên vi phạm hay không vi phạm ? Với mức phạt nêu trên đã
nêu lên câu trả lời cho những cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ tư nhân hiện nay.

3. Một số kiến nghị, đề xuất dưới góc độ quản lý nhà nước

Việc lựa chọn vấn đề thẩm mỹ tư nhân để phân tích, đánh giá trong hoạt động
quản lý nhà nước ở nước ta hiện nay còn quá mới về phương diện lý luận và thực
tiễn. Các báo cáo số liệu thống kê không đầy đủ, bởi vì sự gia tăng của các cửa hàng

“không đăng ký”, “xin phép”, “mở chui”,... là quá lớn so với thực tế báo cáo của Sở
Y tế Thành phố. Để làm sáng tỏ vấn đề về lý luận và thực tiễn đòi hỏi phải có kỹ
năng, kiến thức đầy đủ về khoa học quản lý nhà nước và khả năng nắm bắt, tiếp cận
và thâm nhập thực tế thường xuyên. Như vậy, phần phân tích, đánh giá thực trạng và
các nội dung mà tiểu luận nêu lên sẽ không tránh khỏi những sai sót, phiếm khuyết từ
những hạn chế của bản thân và sự vận động, phát triển không ngừng của các quan hệ
xã hội. Song, về cơ bản tiểu luận cũng đã nêu lên được những vấn đề bức xúc nhất
của xã hội, của vấn đề đạo đức của những người tham gia hoạt động “thẩm mỹ viện
tư nhân” và tình trạng quản lý của nền hành chính công truyền thống của nước ta hiện
nay.

Để tiến hành giải quyết các câu trả lời mà tình huống nêu lên, cũng đồng thời
là thực trạng quản lý hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ ở TP. Hồ Chí Minh hiện nay, tiểu
luận xác định các đề xuất sau:

14


Bước 1, Uỷ ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh cần tiến hành ban hành Chỉ thị
tăng cường công tác quản lý, xử lý các cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ trên địa bàn Thành
phố. Chỉ thị của Uỷ ban nhân dân Thành phố là cơ sở pháp lý để Sở Y tế tiến hành
xây dựng các biện pháp cần thiết nhằm rà soát, đánh giá hiện trạng của các cơ sở y tế
tư nhân nói chung, phẫu thuật thẩm mỹ nói riêng trên địa bàn theo quy định của pháp
luật hiện hành. Nếu, cơ sở nào có dấu hiệu vi phạm, không đảm bảo các điều kiện
được quy định thì tiến hành xử phạt hành chính và kiên quyết thu hồi giấy phép hoạt
động. Điều này sẽ tạo điều kiện chấn chỉnh các hoạt động đã cấp phép, hoạt động
không phép và chưa được cấp phép,... theo trật tự, kỷ cương mà pháp luật quy định.

Bước 2: Uỷ ban nhân dân Thành phố cần tiến hành mạnh dạn phân cấp chức
năng giám sát, quản lý cho chính quyền quận, huyện và đặc biệt là chính quyền

phường, xã, thị trấn. Đây là nội dung quan trọng giải quyết được tình trạng “đầu voi,
đuôi chuột” của các cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ. Để phân cấp tốt, Uỷ ban nhân dân cần
giao cho Sở Y tế tiến hành phân loại nhiệm vụ, chức năng quản lý, thanh tra trong
lĩnh vực này để tiến hành phân cấp một số nhiệm vụ và nguồn lực tài chính cần thiết
tương ứng. Chẳng hạn như, cho phép Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân
phường có quyền kiểm tra và kiểm chứng các thông tin dư luận về các cơ sở phẫu
thuật thẩm mỹ trên địa bàn, theo đó có thể phối hợp với Công an xã lập biên bản, tạm
đình chỉ,... chờ cấp có thẩm quyền giải quyết.

Để hoạt động quản lý nhà nước có hiệu quả cao hơn trong những năm tới, tiểu
luận mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị như:

Một là, Chính phủ cần ban hành mới hoặc sửa đổi các Nghị định quy định về tổ
chức thanh tra; về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y, dược tư nhân cho phù hợp với
điều kiện kinh tế-xã hội ở trong giai đoạn hiện nay và những năm tới.

15


Hai là, Bộ Y tế cần sớm sửa đổi lại Thông tư số 01/2004/TT-BYT, chủ yếu về
xác định lại điều kiện xin phép, thành lập và đăng ký hoạt động phẫu thuật thẩm mỹ
của các cơ sở y tế tư nhân. Tránh tình trạng khó kiểm soát chất lượng về trình độ,
chuyên môn, kỹ thuật và phương tiện cơ sở vật chất,...

Ba là, Uỷ ban nhân dân các cấp, Sở Y tế, Phòng Y tế cần tiến hành các hoạt
động như:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật
của Chính phủ, Bộ Y tế, Uỷ ban nhân dân Thành phố, Sở Y tế một cách sâu rộng trên
địa bàn, các cụm dân cư nhằm nâng cao nhận thức của người dân về chính sách, điều

kiện khám chữa bệnh của Nhà nước, của các cơ sở y tế tư nhân. Đặc biệt, đưa ra những
khuyến cáo chính thức làm cơ sở cho người dân phòng, tránh và cách giải quyết khi đến
các cơ sở thẩm mỹ viện tư nhân.

- Phối hợp có hiệu quả và đồng bộ giữa cơ quan chức năng với các tổ chức
chính trị-xã hội, các hội, đoàn thể nhằm một mặt tuyên truyền kiến thức hiểu biết cho
các hội viên vừa là kênh thông tin ngược giúp cơ quan quản lý nhà nước nắm bắt, tiếp
thu và điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế.

- Tiến hành sắp xếp, đổi mới công tác quản lý theo nền nếp, trật tự, kỷ cương
đối với các cơ sở y tế tư nhân, các cơ sở tham gia phẫu thuật thẩm mỹ buộc họ phải
cam kết trách nhiệm với chính quyền địa phương khi khám, chữa bệnh, phẫu thuật
thẩm mỹ ở cơ sở mình.

Theo yêu cầu về nội dung, tiểu luận lựa chọn văn bản pháp quy do Uỷ ban
nhân dân Thành phố ban hành như sau:
16


U

CỘNG HÒA XÃ

Ỷ BAN NHÂN DÂN

HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


MINH
Số: 3806/KH-UBND

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 03 năm 2009

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỢT CAO ĐIỂM THỰC HIỆN CHỈ THỊ CỦA UBND
THÀNH PHỐ VỀ CHẤN CHỈNH QUẢNG CÁO CỦA CÁC CƠ SỞ PHẪU THUẬT
THẨM MỸ NĂM 2009

Để các cơ sở y tế tư nhân hoạt động đúng với đăng ký kinh doanh về lĩnh vực
khám, chữa bệnh và giải phẫu thẩm; quán triệt nghiêm Chỉ thị của Uỷ ban nhân dân
Thành phố về chấn chỉnh các cơ sở khi quảng cáo, Uỷ ban nhân dân xây dựng kế
hoạch cụ thể sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Tập trung đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục gắn liền với
việc tổ chức học tập quán triệt và triển khai Chỉ thị số 21/2009/CT-UBND về "Chấn
chỉnh các hoạt động quảng cáo của các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn thành phố
trong tình hình mới" đến toàn thể cán bộ Đảng viên, công nhân viên chức và mọi tầng
lớp nhân dân.
17


2. Nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác quản lý, của các cơ quan
chuyên môn, các cơ quan chức năng và sự phối hợp của các tổ chức chính trị-xã hội
trên địa bàn.


II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM:

Nâng cao nhận thức về ý nghĩa tầm quan trọng của các cơ sở y tế tư nhân trong
việc khám, chữa bệnh, phẫu thuật thẩm mỹ cho nhân dân trên địa bàn theo chính sách
của Đảng, Nhà nước và Thành phố. Đồng thời, tiến hành quản lý, kiểm tra các cơ sở y tế
tiến hành quảng cáo không đúng giấy phép đăng ký.

III. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Nội dung tuyên truyền giáo dục:

2. Tập trung kiểm tra, rà soát các cơ sở thẩm mỹ tư nhân trên thuộc địa bàn
quản lý về treo biển quảng cáo, nội dung quảng cáo, giấy phép đăng ký, cơ sở vật
chất, thiết bị phục vụ thẩm mỹ.

Biện pháp thực hiện:

- Xây dựng kế hoạch phối hợp đồng bộ giữa các Sở ban ngành và Đoàn thể xác
định địa bàn trọng điểm, đồng loạt ra quân kiểm tra trên mỗi địa phương (quận huyện, phường - xã, thị trấn) chọn địa bàn trọng điểm có nhiều cơ sở phẫu thuật thẩm
mỹ.
18


- Tiến hành kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các cơ sở vi phạm các điều
kiện đăng ký phẫu thuật thẩm mỹ.

- Tổ chức sơ, tổng kết đánh giá sau đợt cao điểm, ....

IV. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN:


1. Sở Y tế Thành Phố chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành khác; Chỉ đạo
các Phòng Y tế quận, huyện và chính quyền cấp xã để tiến hành bố trí, xác định lực
lượng tiến hành tổ chức kiểm tra.

2. Phối hợp với các tổ chức chính trị-xã hội trên địa bàn thực hiện các vai trò tổ
chức, động viên nhân dân trên địa bàn.

V. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN:

- Từ ngày 18 tháng 03 năm 2009: các Sở ban ngành, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các
đoàn thể thành phố, Uỷ ban nhân dân quận - huyện xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện
"Đợt cao kiểm tra các cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ tư nhân".

- Ngày 25 tháng 03 năm 2009: các Sở ban ngành, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các
đoàn thể, Uỷ ban nhân dân quận - huyện tổ chức sơ kết công tác kiểm tra.

19


- Ngày 30 tháng 03 năm 2009: Sở Y tế báo cáo tình hình, trình Thường trực Uỷ
ban nhân dân Thành phố.

Căn cứ vào nội dung trên Thủ trưởng các Sở ban ngành, Uỷ ban Mặt trận Tổ
quốc, các đoàn thể thành phố, Uỷ ban nhân dân quận - huyện tổ chức triển khai.

Nơi nhận:
-

TV.T


KT. CHỦ TỊCH
ủy,

TT.HĐND,

PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC

TT.UBND TP;
(đã ký)

- Cục Kiểm tra văn bản quy
phạm pháp luật - Bộ Tư pháp;
- Trang web Chính phủ;

Nguyễn Thành Tài

- Bộ Thông tin và Truyền
thông (để b/c);
- Đoàn Đại biểu Quốc hội TP;
- Các ban Đảng, Đoàn thể TP;
- Các sở, ban, ngành cấp TP;
- UBND các quận, huyện, thị;
phường, xã, thị trấn.
- Công báo TP- Báo TP.HCM,
Đài PTvà TH Tp. HCM(đưa
tin);
- Lưu KT, VHXH, VT.

20



KẾT LUẬN

Thành phố Hồ Chí Minh, hiện có hàng trăm cơ sở thẩm mỹ, chăm sóc sắc đẹp
đang hoạt động. Để hút khách, những cơ sở này đã quảng cáo thật đặc biệt. Mặc cho
cơ sở không đảm bảo vệ sinh, nhân viên làm thẩm mỹ không có chuyên môn... đã làm
cho khách hàng bị "xấu đi ...vì làm đẹp". Theo quy định của ngành y tế, các phẫu
thuật thẩm mỹ gây chảy máu như hút mỡ, nâng ngực... phải được sở y tế thẩm định,
cấp phép mới được hành nghề. Hà Nội mới chỉ có 20 cơ sở phẫu thẩm mỹ được
ngành y tế cấp phép và chịu sự quản lý, thanh kiểm tra thường xuyên. Còn các cơ sở
thẩm mỹ, chăm sóc sắc đẹp không gây chảy máu lại do chính quyền địa phương quản
lý và cấp phép hành nghề, người đứng tên cơ sở này không cần có chuyên môn về y.
Trên thực tế, rất nhiều cơ sở thẩm mỹ không có chức năng phẫu thuật vẫn cố tình
thực hiện các kỹ thuật làm đẹp có chảy máu đã dẫn đến tình trạng nguy hiểm cho sức
khoẻ của con người. Trước tình hình này, các cơ quan chức năng, nhất là Sở Y tế
Thành phố cần chủ động xây dựng các biện pháp nhằm quản lý, kiểm tra có hiệu quả
các cơ sở này góp phần nâng cao sức khoẻ cho nhân dân và thúc đẩy phát triển kinh
tế-xã hội trên địa bàn trong những năm tới.

21


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo thông kê-Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Báo ViệtNamnet ngày 02/03/2009.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam-Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.217.
4. Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày

26/11/2003.
5. Nghị quyết số 17/NQ-TW Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành
Trung ương Đảng khoá X, ngày 1/8/2007 về đẩy mạnh cải cách
hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà
nước.
6. Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 quy định tổ chức
các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương.
7. Nghị định số 14/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 04/02/2008
quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
8. Nghị định số 77/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03/8/2006 quy
định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra y tế.
9. Nghị định số 103/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/09/2003
quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh hành nghề y,
dược tư nhân về điều kiện hành nghề y dược tư nhân.
10 Nghị định số 45/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 06/04/2005
. quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế.
22


11. Pháp lệnh về hành nghề y, dược tư nhân số 07/2003/PLUBTVQH11 ngày 25/02/2003.
12 Thông tư số 01/2004/TT-BYT ngày 06/01/2004 của Bộ Y tế về
. hướng dẫn về hành nghề y, dược tư nhân.

23




×