Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề án thi TN-ĐH-CĐ Năm 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.76 KB, 2 trang )

Đề án mới nhất về các kỳ thi từ năm
2009
Chiều 28.3, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức hội nghị công bố đề án mới nhất về
đổi mới thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh vào trường đại học
(ĐH), cao đẳng (CĐ), trung cấp (TC) lấy ý kiến góp ý lần cuối trước khi trình Thường
trực Chính phủ.
Chỉ còn một kỳ thi
TS Nguyễn An Ninh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo
dục, Trưởng ban soạn thảo Đề án cho biết: từ năm 2009, sẽ chỉ tổ chức một
kỳ thi THPT quốc gia. Theo đó, kỳ thi sẽ được tổ chức vào tháng 6 hằng năm
dành cho 3 đối tượng dự thi gồm: chỉ có mục đích được công nhận tốt nghiệp
THPT; có mục đích vừa được công nhận tốt nghiệp THPT, vừa được xét vào
ĐH, CĐ, TC; chỉ có mục đích được xét tuyển vào ĐH, CĐ, TC.
Thí sinh (TS) sẽ được thi nhiều môn để lựa chọn theo mục đích riêng và mở
rộng điều kiện để các trường ĐH, CĐ, TC xét chọn phù hợp với từng ngành
đào tạo. Số môn TS phải thi để được công nhận tốt nghiệp THPT là 6 môn,
bao gồm 3 môn bắt buộc (Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ), 3 môn do mỗi TS
tự quyết định.
Kết quả thi của TS sẽ được sử dụng như sau: Sở GD-ĐT xem xét để công
nhận tốt nghiệp cho TS trên cơ sở kết quả điểm của 6 môn thi; TS đủ điều
kiện dự thi, nhưng không dự thi hoặc không đủ điều kiện công nhận tốt
nghiệp (THPT hoặc bổ túc THPT) sẽ được cấp giấy chứng nhận hoàn thành
chương trình THPT; TS dự thi nhưng không được công nhận tốt nghiệp, được
cấp chứng chỉ từng môn và được bảo lưu những môn có điểm từ 5 trở lên
trong vòng 3 năm. Trong thời gian đó, thí sinh có thể thi những môn còn lại
để được công nhận tốt nghiệp, nếu thi đạt.
Việc xét tuyển vào ĐH, CĐ, TC: về cơ bản vẫn giữ quy trình như hiện nay,
nhưng chuyển việc tuyển sinh theo khối thi (A, B, C, D) sang việc xét tuyển
theo ngành học. Nhà trường xét tuyển theo kết quả điểm thi các môn thí
sinh đã đăng ký và dự thi, kể cả điểm của môn thi tại trường và các yêu cầu
khác, nếu có. TS nộp lệ phí và được đăng ký 3 nguyện vọng vào ĐH, CĐ và 5


nguyện vọng vào TC trong thời gian quy định; thông tin về chỉ tiêu và điều
kiện xét tuyển được thông báo trong cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh
hằng năm.
Đáng lưu ý là kết quả thi của những TS đã được cấp bằng tốt nghiệp THPT
(kể cả thí sinh đang học ĐH, CĐ, TC), được bảo lưu để đăng ký xét tuyển
sinh trong vòng 3 năm đối với ĐH, CĐ và 5 năm đối với TC. Trong thời gian
đó, TS được quyền đăng ký xét tuyển vào ĐH, CĐ, TC mà không phải dự thi
hoặc có quyền dự thi ở kỳ thi THPT quốc gia tiếp theo để nâng cao kết quả.
Những vướng mắc cần giải quyết
Tại hội thảo, đa số các ý kiến đã nhất trí với nội dung đề án. Tuy nhiên, một
số đại biểu đã chỉ ra những vướng mắc khi thực hiện. Ông Nguyễn Đức
Nghĩa, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM cho rằng: nếu thi như vậy thì việc
phân loại học sinh rất khó khăn, vì không biết phải lấy kết quả thi đó như
thế nào để đánh giá. Đối với những TS thi lại để nâng cao kết quả thi vào các
năm sau thì kết quả thi đó có được xem xét lại để công nhận loại tốt nghiệp
hay không. Đặc biệt, ông Nghĩa lưu ý: đề thi của mỗi năm khác nhau, thì kết
quả thi của các năm có giống nhau không? Kết quả thi bảo lưu của TS có
đảm bảo tương đương về chất lượng hay không?
Ông Nguyễn Tất Thắng - Giám đốc Sở GD-ĐT Nam Định lại băn khoăn với
việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT như thế nào. Ông nói:
"Nếu tổ chức 2 kỳ thi chung thì rất khó phù hợp hoàn toàn về kiến thức,
nhưng nếu tổ chức thi riêng thì sẽ rất khó xét tuyển vì hai đề thi có nội dung
khác nhau".
Kết thúc hội nghị, ông Bành Tiến Long - Thứ trưởng thường trực Bộ Giáo dục
và Đào tạo cho biết, sau buổi hội thảo này, Bộ sẽ có tờ trình để Thường trực
Chính phủ xem xét đề án và nếu được chấp thuận thì từ tháng 10 năm nay
sẽ có kế hoạch triển khai và thực hiện từ kỳ thi năm 2009.
(TheoThanhNiên)

×