Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

ĐÁP án môn AN TOÀN LAO ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.6 KB, 10 trang )

ĐÁP ÁN MÔN AN TOÀN LAO ĐỘNG
HỆ ĐẠI HỌC- NGÀNH XDCĐ

Đề thi số 3
Câu 1 (2,5 điểm)
Anh (chị) hãy trình bày các nguyên nhân chính gây tai nạn lao động trên công trường xây
dựng?
Trả lời:
* Nguyên nhân chính gây tai nạn lao động trên công trường xây dựng
a. Nguyên nhân về kỹ thuật
Là nguyên nhân liên quan đến những thiếu sót về mặt kỹ thuật, có thể chia ra một số nhóm như
sau:
- Dụng cụ, phương tiện, thiết bị máy móc sử dụng không hoàn chỉnh, gồm:
• Máy và thiết bị bị hư hỏng, gây ra sự cố và tai nạn (đứt cáp, đứt dây curoa, tuột phanh, vỡ
đá mài, gãy thang, sập dàn giáo,...v.v.).
• Thiếu các thiết bị an toàn (thiết bị khống chế quá tải, khống chế chiều cao nâng tải, khống
chế góc nâng của cần trục, van an toàn trong thiết bị chịu áp lực; rơle tự ngắt trong thiết bị
điện, thiết bị che chắn các bộ phận truyền động như đai truyền, cưa đĩa, đá mài,...v.v.).


Thiếu các thiết bị cảnh báo nguy hiểm (đồng hồ đo, áp kế, hệ thống tín hiệu,...v.v.).

- Vi phạm quy trình, quy phạm kỹ thuật:
• Vi phạm qui trình tháo dỡ cột chống, ván khuôn các kết cấu bê tông cốt thép.
• Đào hố hào sâu theo kiểu hàm ếch.
• Làm việc trên cao ở nơi chênh vênh, nguy hiểm mà không đeo dây an toàn.
• Sử dụng phương tiện vận chuyển vật liệu để chở người.
• Sử dụng thiết bị điện không đúng điện áp trong môi trường có nguy hiểm về điện,... v.v.
• Do thiết kế công trình như chọn sai sơ đồ tính toán kết cấu, tính toán kết cấu không đúng do
xác định tải trọng hoặc tính toán nội lực sai,...v.v



• Do thiết kế biện pháp thi công không hợp lý như tính toán, bố trí sai hệ thống dàn giáo, cột
chống cho việc thi công bê tông toàn khối nhà cao tầng, thiết kế góc mái dốc của các hố
đào có chiều sâu lớn không đảm bảo,...v.v.
- Thao tác làm việc không đúng (vi phạm quy tắc an toàn):
• Hãm phanh đột ngột khi nâng, hạ vật cẩu; vừa quay tay cần vừa nâng hạ vật cẩu khi vận
hành cần trục.
• Điều chỉnh kết cấu lắp ghép khi đã tháo móc cẩu.
• Dùng que sắt để cậy nắp thùng xăng hoặc nhồi thuốc nổ trong lỗ khoan khi thi công nổ mìn.
• Lấy tay làm cữ khi cưa, cắt.
b. Nguyên nhân về tổ chức
Đây là nguyên nhân liên quan đến những thiếu sót về mặt tổ chức thực hiện, gồm các nhóm sau:
- Bố trí mặt bằng, không gian sản xuất không hợp lý:
• Diện tích làm việc chật hẹp, cản trở các thao tác, hoạt động và đi lại của người làm việc.
• Bố trí máy, thiết bị, dụng cụ hoặc nguyên vật liệu sai nguyên tắc.
• Bố trí đường đi lại, giao thông vận chuyển không hợp lý, ví dụ có nhiều vị trí giao cắt nhau.
- Tuyển dụng và sử dụng công nhân:
• Không đảm bảo yêu cầu về tuổi, sức khỏe, ngành nghề và trình độ chuyên môn.
• Chưa được huấn luyện và kiểm tra về an toàn lao động.
- Thiếu kiểm tra, giám sát thường xuyên để phát hiện và xử lý những vi phạm về an toàn lao động.
- Thực hiện không nghiêm chỉnh các chế độ về bảo hộ lao động như:
• Chế độ về thời gian làm việc và nghỉ ngơi.
• Chế độ trang bị các phương tiện bảo hộ cá nhân.
• Chế độ bồi dưỡng độc hại.
• Chế độ đối với lao động nữ,...v.v.
c. Nguyên nhân về vệ sinh môi trường


Bao gồm các nhóm sau:
- Làm việc trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt: nắng nóng, mưa, bão, gió rét, mưa dông

hoặc sương mù.
- Làm việc trong môi trường vi khí hậu không tiện nghi: quá nóng, quá lạnh, không khí trong
nhà xưởng kém thông thoáng, ngột ngạt, độ ẩm cao,...v.v.
- Môi trường làm việc bị ô nhiễm bởi các yếu tố độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép: bụi,
hơi khí độc, tiếng ồn, rung động, cường độ bức xạ (nhiệt, quang, ion, phóng xạ, điện
từ,...v.v.).
- Làm việc trong điều kiện áp suất không khí cao hoặc thấp hơn áp suất khí quyển bình
thường: trên cao, dưới sâu, trong đường hầm, dưới nước,...v.v.
- Không phù hợp với các tiêu chuẩn ecgônômi:
• Tư thế làm việc gò bó.
• Công việc đơn điệu, buồn tẻ.
• Nhịp điệu lao động quá khẩn trương.
• Máy móc, dụng cụ, vị trí làm việc không phù hợp với các chỉ tiêu nhân trắc.
-

Thiếu các phương tiện bảo hộ cá nhân hoặc có nhưng chất lượng không bảo đảm các

yêu cầu kỹ thuật.
Không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh cá nhân trong sản xuất:
• Không cung cấp đủ nước uống về số lượng và chất lượng.
• Không có nơi tắm rửa hoặc nhà vệ sinh,...v.v.
d. Nguyên nhân do bản thân người lao động
Bao gồm các nhóm sau:
- Tuổi, sức khỏe, giới tính hoặc tâm lý không phù hợp với công việc.
- Trạng thái thần kinh, tâm lý không bình thường, có những đột biến về cảm xúc: vui, buồn,
lo sợ, hoảng hốt,...v.v.
- Vi phạm kỷ luật lao động hoặc nội quy an toàn như:
• Đùa nghịch trong khi làm việc.
• Xâm phạm các vùng cấm.



• Vi phạm qui định đối với những công việc, máy và thiết bị ngoài nhiệm vụ của mình.
• Không sử dụng hoặc sử dụng không đúng các phương tiện bảo hộ cá nhân.
Câu 2 (4 điểm)
Anh (chị) hãy nêu ảnh hưởng của yếu tố vi khí hậu đến sức khỏe người lao đông và các
giải pháp phòng ngừa?
Trả lời:
• Ảnh hưởng của yếu tố vi khí hậu đến sức khỏe người lao đông
• Tác hại của vi khí hậu nóng:
Ở nhiệt độ cao, cơ thể người tăng tiết mồ hôi để duy trì cân bằng nhiệt, từ đó gây sụt cân do
mất nước và mất cân bằng điện giải do mất các ion K+, Na+, Ca++, I- và vitamin các nhóm C, B,
PP. Do mất nước làm khối lượng, tỷ trọng và độ nhớt của máu thay đổi, tim phải làm việc nhiều
hơn để thải nhiệt. Chức phận hoạt động của hệ thần kinh trung ương cũng bị ảnh hưởng, dẫn tới
giảm sự chú ý khi phối hợp các động tác cũng như tốc độ phản xạ.
Rối loạn bệnh lý thường là chứng say nóng và chứng co giật với các triệu chứng mất cân
bằng nhiệt như: chóng mặt, nhức đầu, đau thắt ngực, buồn nôn, thân nhiệt tăng nhanh, nhịp thở
nhanh và cơ thể rơi vào trạng thái suy nhược. Mức nặng hơn là choáng nhiệt: thân nhiệt tăng cao
từ 40 ÷ 41oC, mạch nhanh nhỏ, thở nhanh mà nông, cơ thể tím tái, mất tri giác và hôn mê. Chứng
co giật gây nên do mất cân bằng nước và điện giải.
• Tác hại của vi khí hậu lạnh:
Do ảnh hưởng của nhiệt độ thấp, da trở nên xanh, nhiệt độ da dưới 330C. Nhịp tim và nhịp
thở giảm nhưng mức tiêu thụ oxi lại tăng nhiều do cơ và gan phải làm việc nhiều. Khi bị lạnh,
nhiều cơ vân, cơ trơn đều co lại (khiến cơ thể bị rét run) và xuất hiện hiện tượng “nổi da gà” nhằm
hạn chế thải nhiệt qua đường bay hơi mồ hôi.
Lạnh cục bộ làm co thắt mạch, gây cảm giác tê cóng, lâm râm ngứa ở các đầu chi, làm giảm
khả năng vận động, mất cảm giác, sau đó sinh chứng đau cơ, viêm cơ, viêm thần kinh ngoại
biên,...v.v. Lạnh còn gây dị ứng kiểu hen phế quản, giảm sức đề kháng, giảm miễn dịch, gây viêm
đường hô hấp trên hoặc bệnh thấp khớp,…v.v.
Một số hậu quả có thể xảy ra khi làm việc trên công trường vào mùa lạnh là như sau:
- Rất dễ xảy ra tai nạn khi nhiệt độ bàn tay xuống dưới 15 0 C do xảy ra tình trạng mất tập

trung và khó điều khiển;
- NLĐ sử dụng các thiết bị rung cầm tay liên tục như máy khoan đá dễ bị mắc phải hội chứng
“ngón tay trắng” - mất cảm giác ở tay do hậu quả của việc chịu lạnh kéo dài;
- Kéo dài thời gian tiếp xúc với thời tiết băng giá có thể khiến cho cơ thể bị lạnh cóng hoặc
mất thân nhiệt;


- Tốc độ gió cũng ảnh hưởng tới nhiệt độ. Khi nhiệt độ không khí là 10 0 C, tốc độ gió là 32
km/h thì nhiệt độ cơ thể tụt xuống điểm đóng băng.
- Ngay cả ở nơi có nhiệt độ cao hơn điểm đóng băng vẫn có thể xảy ra tình trạng “cóng
chân” trong điều kiện ẩm ướt nếu chân không được giữ khô ráo.
• Tác hại của bức xạ nhiệt:
Làm việc dưới ánh nắng trực tiếp của mặt trời, NLĐ trên công trường xây dựng bị ảnh
hưởng bởi các tia bức xạ nhiệt hồng ngoại. Tia hồng ngoại có khả năng gây bỏng và phồng rộp da,
nó có thể xuyên quả hộp sọ, hun nóng tổ chức não, màng não và gây các biến đổi làm con người bị
say nắng. Tia hồng ngoại còn có thể gây bệnh đục nhân mắt sau nhiều năm tiếp xúc và làm giảm
dần thị lực và có thể dẫn tới mù lòa.
* Biện pháp phòng ngừa cho người lao động
NLĐ xây dựng công trình chủ yếu là làm việc ngoài trời. Do đó, họ phải chịu sự khắc nghiệt của
thời tiết như nắng nóng về mùa hè và gió lạnh về mùa đông.
Về mùa hè, các giải pháp phòng ngừa những tác động có hại của thời tiết nóng đến sức khỏe NLĐ
làm việc trên công trường xây dựng bao gồm việc chăm sóc y tế và tự làm dịu mát cơ thể.
* Chăm sóc y tế trong điều kiện khí hậu nóng bức là yếu tố thiết yếu cho sức khỏe, trong đó việc
sắp xếp thời gian biểu làm việc rất quan trọng. Nên có:
- Những khoảng thời gian giải lao thích hợp: Đối với những công việc tương đối nặng nhọc,
nhất thiết phải có tối thiểu 50 % thời gian giải lao và nghỉ ngơi;
- Khu vực giải lao nên cách xa nơi làm việc và có gió mát. Cung cấp đầy đủ nước uống sạch
và mát: uống nước thường xuyên và mỗi lần chỉ nên uống một ít;
- Có thiết bị giặt giũ để luôn giữ quần áo sạch sẽ.
* NLĐ cũng nên học cách làm dịu mát cơ thể như:

-

Tránh ánh mặt trời chiếu trực tiếp lên cơ thể đến mức tối đa;
Tránh những vận động nhanh không cần thiết;
Đảm bảo có thiết bị lưu thông không khí trong cabin điều khiển máy;
Tránh mặc những quần áo chật, những quần áo làm bí hơi hoặc bí mồ hôi như được làm từ

-

vật liệu plastic;
Đội mũ bảo hộ lao động;
Uống nước mát thường xuyên để bù đắp sự thất thoát mồ hôi;
Thêm muối vào thực phẩm hoặc ăn những thực phẩm có muối tự nhiên;
Nên nghỉ giải lao tại những nơi râm mát.

Về mùa đông, nhiệt độ không khí ngoài trời có khi xuống dưới 100 C, do thời gian làm việc
ngoài trời kéo dài, nếu không có các phương tiện bảo vệ cá nhân chống rét phù hợp thì NLĐ ban
đầu sẽ cảm thấy lạnh, sau đó họ sẽ bị “nhiễm lạnh” và kèm theo các hậu quả như viêm da, cước


lạnh và viêm nhiễm đường hô hấp. Khi làm việc trong điều kiện thời tiết lạnh NLĐ cần lưu ý
những điểm sau:
- Chọn loại quần áo có thể cho phép các chất bài tiết bay hơi nhưng không để gió hay mưa
có thể thấm vào (lưu ý: quần áo đi mưa ngăn cản sự bay hơi các chất bài tiết). Tránh mặc
quần áo dày làm vướng víu cử động khi làm việc và nên mặc nhiều quần áo.
- Có các trang thiết bị để có thể nấu ăn nóng, cất giữ hoặc sấy khô quần áo.
Chân và tay đặc biệt nhạy cảm với cái lạnh nên lưu ý bảo vệ
Câu 3 (3,5 điểm)
Câu hỏi phân tích tình huống
1. phân tích các nguy cơ gây tai nạn trong quá trình thi công cho tình huống trên?

Trả lời: Nguy cơ gây tai nạn trong quá trình thi công cho tình huống trên
- Thiết kế quá trình công nghệ thi công, chuẩn bị nơi làm việc không hoàn toàn đảm bảo an
toàn tiềm ẩn các đe dọa nguy hiểm từ các phần di động của máy, của vật liệu và từ phía
máy khác cùng tham gia làm việc.
- Cụ thể như tình huống trên
+ ô tô có thể lùi vào người công nhân đang làm việc ở phía sau xe
2. Nêu các biện pháp đề phòng nguy cơ xảy ra tai nạn?
(1). Khi thiết kế quá trình công nghệ thi công, phải chuẩn bị nơi làm việc sao cho hoàn toàn
đảm bảo an toàn khi làm việc và phải có biển báo khi cần thiết. Mọi nơi làm việc phải
được chuẩn bị sao cho công nhân không bị đe dọa nguy hiểm từ các phần di động của
máy, của vật liệu và từ phía máy khác cùng tham gia làm việc. Chỗ ngồi của thợ lái hoặc
chỗ làm việc phải thuận tiện, ổn định, dễ quan sát, không bị mưa nắng, đủ sáng và có hệ
thống gạt nước. Nơi làm việc phải được che chắn và sạch sẽ. Lối đi của công nhân phải
chắc chắn, đủ rộng và có lan can an toàn.
(2). Trước khi đưa máy vào làm việc, cần xác định sơ đồ di chuyển, nơi đỗ, vị trí đứng,
phương pháp nối đất với máy có sử dụng điện và quy định phương pháp trông báo bằng
tín hiệu giữa thợ lái và người xi nhan. Ý nghĩa của các tín hiệu trong khi làm việc hay khi
xe chuyển bánh phải được thông báo cho tất cả mọi người có liên quan biết rõ.

Đề thi số 4
Câu 1 (3,5 điểm)
Nguy cơ gây tai nạn khi thi công phần công trình ngầm và biện pháp đề phòng?
Trả lời


* Các nguy cơ gây tai nạn lao động khi thi công tường chắn đất tâng hầm công trình
- Tường vây tầng hầm bị sập đổ một phần hay hoàn toàn và đè vào những người công nhân
đang làm việc ở dưới.
- Tai nạn lao động xảy ra trong lúc thi công hệ thống chống đỡ tạm của tường vây. Ví dụ như
trong lúc cẩu các thanh thép hình của hệ văng chống thì dây cáp bị đứt hay tuột, hoặc các

thanh thép hình va đập vào công nhân,…v.v.
- Hệ văng chống tạm không đủ khả năng chịu lực và bị biến hình hoặc mất ổn định, dẫn tới cả
hệ văng chống và tường vây bị sụp đổ, gây tai nạn lao động. Khi đó, có thể đất xung quanh
công trình sẽ sụp lở vào bên trong tầng hầm, làm cho các công trình bên cạnh bị lún, nghiêng
hoặc đổ, gây tai nạn cho cả những người và công trình khác.
- Công nhân làm việc hoặc leo trèo trên các thanh chống ngang của tường vây tầng hầm mà
không đeo dây an toàn hoặc không có dàn giáo nên có thể bị trượt ngã.
- Đáy tầng hầm bị nước ngầm đẩy và bị vỡ (cốt nước ngầm cao hơn cao trình đáy tầng hầm),
gây tai nạn lao động.
- Ngoài ra còn có các nguy cơ gây tai nạn do thiết bi máy móc như:
+Máy không hoàn chỉnh:
 Thiếu thiết bị an toàn hoặc có những đã bị hỏng, hoạt động thiếu chính xác, mất tác dụng
tự động bảo vệ khi làm việc quá giới hạn tính năng cho phép.
 Thiếu các thiết bị tín hiệu âm thanh, ánh sáng (đèn, còi, chuông).
 Thiếu các thiết bị áp kế, vôn kế, ampe kế, thiết bị chỉ sức nâng của cần trục ở độ vươn
tương ứng...
+ Máy đã hư hỏng:
 Các bộ phận, chi tiết cấu tạo của máy đã bị biến dạng lớn, cong vênh, rạn nứt, đứt gãy.
 Hộp số bị trục trặc làm cho vận tốc chuyển động theo phương ngang, phương đứng, xoay
không chính xác theo điều khiển của người vận hành.
 Hệ thống phanh điều khiển bị gỉ mòn không đủ tác dụng hãm.
+ Máy bị mất cân bằng ổn định
- Do máy đặt hoặc di chuyển trên nền không vững chắc.
- Cẩu nâng quá trọng tải.
- Tốc độ di chuyển, nâng hạ vật với tốc độ nhanh gây ra mômen quán tính, mômen ly tâm
lớn. Đặc biệt hãm phanh đột ngột gây ra lật đổ máy.
+. Sự cố tai nạn điện:
- Dòng điện rò rỉ ra vỏ và các bộ phận kim loại của máy do phần cách điện bị hỏng.
+ Ánh sáng không hợp lý:
- Chiếu sáng không đầy đủ làm cho người đIều khiển máy móc dễ mệt mỏi, phản xạ thần kinh

chậm, lâu ngày giảm thị lực là nguyên nhân gián tiếp gây chấn thương, đồng thời làm giảm
năng suất lao động và hạ chất lượng sản phẩm.
- Hoặc có thể bị rơi ngã trong khi thi công
Câu 2: (3 điểm)


Nêu ý nghĩa, mục đích, tính chất của công tác an toàn vệ sinh lao động? Đánh giá công tác
này trên công trường xây dựng Việt nam nói chung
Trả lời:
a. Mục đích
Mục tiêu của sản xuất là tạo ra của cải vật chất. Tuy nhiên, trong sản xuất lại có thể nảy sinh
các yếu tố nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng con người. Từ phương thức sản xuất
giản đơn (săn bắt và hái lượm) cho tới phương thức sản xuất hiện đại (tự động hóa), các yếu tố
nguy hiểm vẫn luôn tiềm ẩn và có thể gây tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp bất kỳ lúc nào
đối với người làm việc.
Vì vậy, mục đích của công tác an toàn và vệ sinh lao động là: thông qua các biện pháp về
khoa học, kỹ thuật, tổ chức, kinh tế và xã hội nhằm loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát
sinh trong sản xuất; Tạo ra điều kiện lao động thuận lợi và ngày càng được cải thiện tốt hơn để
ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm đau hoặc sự suy giảm sức khỏe của
người lao động; Đảm bảo an toàn, bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động; Trực tiếp góp
phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất và tăng năng suất lao động.
b. Ý nghĩa
- An toàn và vệ sinh lao động có thể phản ánh một phần nào đó bản chất của chế độ xã hội
thông qua hệ thống pháp luật, chế độ chính sách, tiêu chuẩn, quy phạm,...v.v. Kết quả của việc
thực hiện các văn bản pháp lý đó đánh giá sự quản lý của nhà nước đối với người lao động. Đối
với một doanh nghiệp, công tác an toàn và vệ sinh lao động có thể làm ảnh hưởng sâu sắc đến kết
quả lựa chọn nhà thầu khi doanh nghiệp đó tham gia dự thầu.
- Làm tốt công tác an toàn và vệ sinh lao động góp phần tích cực vào việc củng cố và hoàn
thiện quan hệ sản xuất. Mặt khác, nhờ chăm lo bảo đảm an toàn và bảo vệ sức khỏe, an toàn và vệ
sinh lao động không những mang lại hạnh phúc cho bản thân và gia đình người lao động mà còn

mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc.
- Khi an toàn và vệ sinh lao động được thực sự quan tâm, người lao động được bảo vệ tốt,
không bị ốm đau, bệnh tật. Khi đó, họ sẽ an tâm, phấn khởi, nâng cao năng suất lao động để hoàn
thành kế hoạch sản xuất. Chính vì vậy, thu nhập cá nhân và phúc lợi tập thể được tăng lên, điều
kiện vật chất và tinh thần ngày càng được cải thiện. Ngược lại, nếu để xảy ra tai nạn lao động,
người làm việc ốm đau, bệnh tật xảy ra nhiều thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lực lượng sản xuất.
Đồng thời, chi phí khắc phục hậu quả do tai nạn, ốm đau cũng rất lớn.
Vì vậy, quan tâm thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh lao động là thể hiện quan điểm
sản xuất một cách đầy đủ, là điều kiện bảo đảm sản xuất phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
c. Tính chất
* Tính luật pháp
Tất cả những chế độ, chính sách, quy phạm, tiêu chuẩn về an toàn và vệ sinh lao động đều được
thể hiện bằng các văn bản pháp luật của Nhà nước như: luật, nghị định, thông tư, chỉ thị,...v.v. Các
văn bản kể trên là cơ sở pháp lý buộc các tổ chức nhà nước, xã hội, kinh tế và mọi người tham gia
lao động phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh.
* Tính quần chúng
Tính quần chúng thể hiện trên hai phương diện:


- An toàn và vệ sinh lao động có liên quan đến tất cả mọi người tham gia lao động. Chính họ là
người tiếp cận trực tiếp và thường xuyên với máy và công nghệ, nguyên, nhiên vật liệu sản xuất và
sản phẩm làm ra nên họ có thể phát hiện những thiếu sót trong công tác an toàn và vệ sinh lao
động, từ đó họ có thể có nhiều đóng góp để xây dựng các biện pháp phòng ngừa tai nạn và bệnh
nghề nghiệp. Ngoài ra, họ còn có thể góp ý để xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy phạm
về an toàn và vệ sinh lao động;
- Dù hệ thống luật pháp, tiêu chuẩn và quy phạm có đầy đủ và hoàn chỉnh đến đâu nhưng nếu mọi
người trong hệ thống sản xuất chưa thấy rõ lợi ích thiết thực, chưa tự giác chấp hành thì công tác
an toàn và vệ sinh lao động không thể đạt được kết quả mong muốn.
* Tính khoa học kỹ thuật
Tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng làm cho năng suất lao động được nâng cao, sức lao động của

con người càng được giảm nhẹ và cũng chính vì thế, nói chung, tai nạn lao động và bệnh nghề
nghiệp cũng giảm đi rất nhiều. Nhưng mỗi sự cố của sản xuất với công nghệ cao nào đó đều có thể
gây ra hiểm họa rất lớn. Vì vậy, muốn làm tốt công tác an toàn và vệ sinh lao động, cần phải hiểu
bản chất khoa học của công việc, phải phân tích, đánh giá được các yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra
và đưa ra các giải pháp phòng ngừa, xử lý và khắc phục. Nắm rõ tính chất khoa học kỹ thuật là rất
quan trọng đối với cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật trong ngành xây dựng.
• Đánh giá công tác này trên công trường xây dựng Việt nam nói chung
- Trên các công trường xây dựng hiện nay, đặc biệt ở công trình trọng điểm, mặc dù công tác đảm
bảo an toàn lao động được triển khai rộng khắp, tuy nhiên, vẫn còn nhiều vụ tai nạn lao động diễn
ra. Điều này đòi hỏi các công trình có quy mô ngày càng lớn, yêu cầu kỹ thuật cao và sử dụng
nhiều máy móc thiết bị thi công mới, các công trình có chiều cao và nhịp lớn, công trình ngầm đô
thị… đòi hỏi công tác an toàn vệ sinh lao động cần được củng cố và coi trọng đúng mức. Qua kiểm
tra tại các dự án xây dựng lớn, Cục Quản lý hoạt động xây dựng cho biết các đơn vị ý thức được
tầm quan trọng của công tác AT-VSLĐ cho nên chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, tại một số công trường thi công xây dựng vẫn còn tiềm ẩn các nguy cơ mất an toàn. Đó
là các vi phạm khi thi công trên cao; vi phạm trong việc sử dụng cần trục tháp, vận thăng; vi phạm
sử dụng điện; sạt lở đất trong thi công móng và tầng hầm nhà cao tầng; trong thi công công trình
thủy điện. Bên cạnh đó, nhiều người lao động chưa tự giác sử dụng các phương tiện bảo vệ cá
nhân đã được cấp phát, ý thức chấp hành nội quy an toàn lao động, biện pháp đảm bảo an toàn
chưa tốt, đặc biệt lực lượng lao động thời vụ, lao động phổ thông.
Để công tác đảm bảo AT-VSLĐ tại các công trường đạt hiệu quả cao, ngoài việc Nhà nước cần
sớm ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật an toàn trong xây dựng thì bộ máy làm
công tác quản lý nhà nước và các đơn vị xây dựng chú trọng hơn đến an toàn công trình – công
trường và đời sống công nhân.
Câu 3 (3,5 điểm)
1. Nguy cơ gây tai nạn trong quá trình thi công cho tình huống


- Thiết kế quá trình công nghệ thi công, chuẩn bị nơi làm việc không hoàn toàn đảm bảo an
toàn tiềm ẩn các đe dọa nguy hiểm từ các phần di động của máy. Cụ thể như tình huống

trên
+ Máy lu có thể lùi vào người công nhân đang làm việc ở phía sau máy
2. Nêu các biện pháp đề phòng nguy cơ xảy ra tai nạn?
- Khi thiết kế quá trình công nghệ thi công, phải chuẩn bị nơi làm việc sao cho hoàn toàn
đảm bảo an toàn khi làm việc và phải có biển báo khi cần thiết. Mọi nơi làm việc phải được
chuẩn bị sao cho công nhân không bị đe dọa nguy hiểm từ các phần di động của máy, của
vật liệu và từ phía máy khác cùng tham gia làm việc. Chỗ ngồi của thợ lái hoặc chỗ làm việc
phải thuận tiện, ổn định, dễ quan sát, không bị mưa nắng, đủ sáng và có hệ thống gạt nước.
Nơi làm việc phải được che chắn và sạch sẽ. Lối đi của công nhân phải chắc chắn, đủ rộng và
có lan can an toàn.
- Trước khi đưa máy vào làm việc, cần xác định sơ đồ di chuyển, nơi đỗ, vị trí đứng,
phương pháp nối đất với máy có sử dụng điện và quy định phương pháp trông báo bằng tín hiệu
giữa thợ lái và người xi nhan. Ý nghĩa của các tín hiệu trong khi làm việc hay khi xe chuyển bánh
phải được thông báo cho tất cả mọi người có liên quan biết rõ.
Phòng Đào Tạo

Nguyễn Văn Tuấn

Tổ môn

Vũ Thành Hưng

Người làm

Phạm Thị Phương Loan



×