BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
---------------------------
NGUYỄN THỊ MINH LỆ
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
TUYẾN ĐƯỜNG TỐ HỮU
(ĐOẠN TỪ ĐƯỜNG KHUẤT DUY TIẾN
ĐẾN SÔNG NHUỆ) - THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ
Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. Nguy
Hà Nội - 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
------------------------------------
NGUYỄN THỊ MINH LỆ
KHÓA: 2014 - 2016
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
TUYẾN ĐƯỜNG TỐ HỮU
(ĐOẠN TỪ ĐƯỜNG KHUẤT DUY TIẾN
ĐẾN SÔNG NHUỆ) - THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quy hoạch vùng và đô thị
Mã số: 60.58.01.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN TUẤN ANH
Hà Nội – 2016
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện được luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn:
- TS.KTS. Nguyễn Tuấn Anh – Giáo viên Khoa Quy hoạch trường Đại
học Kiến trúc Hà Nội đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian nghiên
cứu và hoàn thành bản Luận văn.
Lãnh đạo và chuyên viên thuộc Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội,
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã hỗ trợ, tạo điều kiện, giúp đỡ và đóng
góp những ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Sau cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến người thân đã ủng hộ và tạo điều
kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2016
Học viên
NGUYỄN THỊ MINH LỆ
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi.
Các số liệu, trích dẫn, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực, khách quan,
chính xác và chưa công bố trong bất cứ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
NGUYỄN THỊ MINH LỆ
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu
Danh mục hình vẽ, sơ đồ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Lý do lựa chọn đề tài ................................................................................... 1
Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 1
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 1
Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 2
Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 2
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài........................................................ 2
Các khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong luận văn ..................................... 3
Cấu trúc luận văn ......................................................................................... 4
NỘI DUNG ................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG TỐ HỮU ................................................ 5
1.1.
Khái quát về tuyến đường Tố Hữu trong phạm vi thành phố HN ..... 5
1.1.1. Vị trí, phạm vi và giới hạn nghiên cứu ............................................ 5
1.1.2. Điều kiện tự nhiên trong khu vực nghiên cứu .................................. 7
1.1.3. Vai trò và chức năng của tuyến đường Tố Hữu ............................... 9
1.1.4. Các quy hoạch đã được phê duyệt và các dự án liên quan đến tuyến
đường Tố Hữu ................................................................................10
1.2.
Thực trạng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường .. 11
1.2.1. Thực trạng hình ảnh đặc trưng của tuyến đường .............................11
1.2.2. Thực trạng các công trình kiến trúc trên tuyến đường.....................16
1.2.3. Mật độ xây dựng và tầng cao công trình trên tuyến đường .............20
1.2.4. Thực trạng không gian công cộng trên tuyến đường .......................23
1.2.5. Thực trạng không gian cây xanh, mặt nước ....................................23
1.2.6. Thực trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật .............................................25
1.3.
Những vấn đề cần nghiên cứu ............................................................... 27
1.3.1. Đánh giá tổng hợp ..........................................................................27
1.3.2. Các vấn đề cần nghiên cứu .............................................................30
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN
TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG TỐ HỮU ...................................33
2.1.
Cơ sở pháp lý........................................................................................... 33
2.1.1. Các văn bản quy phạm pháp luật ....................................................33
2.1.2. Các đồ án quy hoạch liên quan đã phê duyệt ..................................34
2.2.
Cơ sở lý luận ............................................................................................ 37
2.2.1. Các lý luận về Kiến trúc cảnh quan ................................................37
2.2.2. Các lý luận về Thiết kế đô thị .........................................................39
2.3.
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh
quan tuyến đường Tố Hữu .................................................................... 48
2.3.1. Yếu tố tự nhiên ...............................................................................48
2.3.2. Yếu tố Kinh tế - Xã hội, Giao thông ...............................................49
2.4.
Bài học kinh nghiệm trên Thế giới và tại Việt Nam............................ 51
2.4.1. Kinh nghiệm trên Thế giới .............................................................51
2.4.2. Kinh nghiệm tại Việt Nam .............................................................55
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG TỐ HỮU ...............................................56
3.1.
Quan điểm và mục tiêu .......................................................................... 56
3.1.1. Quan điểm ......................................................................................56
3.1.2. Mục tiêu .........................................................................................57
3.2.
Nguyên tắc ............................................................................................... 58
3.3.
Giải pháp tổng thể tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến
đường Tố Hữu ........................................................................................ 58
3.3.1. Phân vùng cảnh quan......................................................................58
3.3.2. Giải pháp tổng thể ..........................................................................60
3.4.
Các nhóm giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến
đường Tố Hữu ........................................................................................ 63
3.4.1. Giải pháp tổ chức tầng cao .............................................................63
3.4.2. Giải pháp các trường học hiện có và cải tạo nhà dân tự xây ...........64
3.4.3. Giải pháp tổ chức cây xanh, mặt nước ............................................65
3.4.4. Giải pháp hệ thống hạ tầng kỹ thuật ...............................................70
3.4.5. Giải pháp trang thiết bị tiện ích đô thị ............................................72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................84
Kết luận................................................................................................................ 84
Kiến nghị ............................................................................................................. 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
Cụm từ viết tắt
BXD
Bộ xây dựng
CTCC
Công trình công cộng
NQ-CP
Nghị quyết - Chính phủ
NQ-TƯ
Nghị quyết – Trung ương
QCXDVN
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam
QĐ-TTg
Quyết định - Thủ tướng
QĐ-UBND
Quyết định - Ủy ban nhân dân
QL
Quốc lộ
QH
Quy hoạch
QHXD
Quy hoạch xây dựng
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Số hiệu
Tên bảng
bảng, biểu
Trang
Bảng 1.1.
Bảng tổng hợp sử dụng đất
12
Bảng 1.2.
Hiện trạng chiều cao các công trình trong khu vực
21
thiết kế
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Số hiệu hình
Tên hình
Trang
Hình 1.1.
Vị trí nghiên cứu
5
Hình 1.2.
Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
6
Hình 1.3.
Tuyến đường Tố Hữu trong Quy hoạch chung Thủ đô
10
Hình 1.4.
Tuyến đường Tố Hữu trong Quy hoạch phân khu
đô thị H2-2
11
Hình 1.5.
Tuyến BRT đang thi công trên tuyến đường Tố Hữu
13
Hình 1.6.
Sơ đồ phân bố công trình theo chức năng sử dụng đất
14
Hình 1.7.
Sơ đồ phân tích lưu lượng tại các nút giao thông trên
tuyến đường Tố Hữu và các tuyến đường lân cận
15
Hình 1.8.
Thực trạng các công trình xây dựng
17
Hình 1.9.
Hiện trạng kiến trúc trên tuyến đường Tố Hữu
17
Hình 1.10.
Sơ đồ phân tích mảng đặc rỗng trên đường Tố Hữu
19
Hình 1.11.
Hình ảnh trường Trung học phổ thông Trung Văn
21
Hình 1.12.
Hình ảnh đường Tố Hữu nhìn từ trên cao xuống
21
Hình 1.13.
Mặt đứng hiện trạng tuyến đường Tố Hữu
22
Hình 1.14.
Hình ảnh khu Nghĩa trang Trung Văn
24
Hình 1.15.
Hình ảnh khu mở rộng phục vụ di chuyển mộ
24
Hình 1.16.
Hàng cây xanh trên tuyến đường Tố Hữu
25
Hình 1.17.
Thực trạng hạ tầng kỹ thuật trên tuyến đường
26
Hình 1.18.
Thực trạng hệ thống biển quảng cáo trên tuyến đường
27
Hình 2.1.
Tuyến đường Tố Hữu trong Quy hoạch chung xây
34
dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn
đến năm 2050
Hình 2.2.
Hình 2.3.
Tuyến đường Tố Hữu trong Quy hoạch phân khu
đô thị H2-2
Phối cảnh minh họa đường Tố Hữu trong Quy hoạch
phân khu đô thị H2-2
36
36
Hình 2.4.
Năm nhân tố hình ảnh đô thị của Kenvin Lynch
40
Hình 2.5.
Tuyến cảm nhận
42
Hình 2.6.
Cảm nhận về không gian
43
Hình 2.7.
Yếu tố cạnh biên
44
Hình 2.8.
Ví dụ về khu
45
Hình 2.9.
Ví dụ về cột mốc
47
Hình 2.10.
Hình ảnh đô thị thành phố Curitiba – Brasil
57
Hình 2.11.
Một góc đường phố của thành phố Curitiba – Brasil
54
Hình 3.1.
Sơ đồ phân vùng cảnh quan
59
Hình 3.2.
Tổ chức không gian tổng thể tuyến đường
60
Hình 3.3.
Nút giao giữa đường Tố Hữu và
đường Lương Thế Vinh
61
Hình 3.4.
Đề xuất công trình cao tầng tại khu vực nút giao
đường Tố Hữu và đường Lương Thế Vinh
62
Hình 3.5.
Tổ chức không gian tại khu vực nút giao đường Tố
Hữu và đường Lương Thế Vinh
62
Hình 3.6.
Mặt đứng tuyến đường Tố Hữu
64
Hình 3.7.
Tổ chức cây xanh công trình và trên vỉa hè
đường Tố Hữu
66
Hình 3.8.
Một số hình thức bố cục, phối kết cây xanh
68
Hình 3.9.
Minh họa đề xuất bồn hoa trang trí vỉa hè
73
Hình 3.10.
Bố trí các lớp cây xanh
74
Hình 3.11
Một số hình thức chòi nghỉ (mặt đứng và mái)
75
Hình 3.12.
Hình 3.13.
Kết hợp bồn cây, gốc cây bóng mát với hình thức
trang trí vỉa hè
Minh họa hình thức kết hợp bồn cây, gốc cây bóng
mát với hình thức trang trí vỉa hè
76
76
Hình 3.14.
Kết hợp các chất liệu trên vỉa hè
77
Hình 3.15.
Minh họa hình thức bố trí gạch lát vỉa hè
77
Hình 3.16.
Minh họa màu sắc gạch lát vỉa hè
78
Hình 3.17.
Minh họa giá để xe đạp
78
Hình 3.18
Minh họa điểm chờ xe buýt công cộng
79
Hình 3.19.
Bố trí chiếu sáng công trình và vỉa hè
82
Hình 3.20.
Đề xuất bố trí đèn tạo ánh sáng cho tuyến theo
nhiều lớp
83
1
MỞ ĐẦU
Lý do lựa chọn đề tài
Theo quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm
nhìn đến năm 2050, tuyến đường Tố Hữu được xác định là một trong các trục
đường hướng tâm song song với Quốc lộ 6, nhằm liên kết và góp phần đẩy
mạnh việc phát triển đô thị khu vực phía Tây và Tây - Nam Thủ đô, đồng thời
tham gia chia sẻ lưu lượng giao thông cho Quốc lộ 6.
Trên tuyến đường Tố Hữu hiện có nhiều công trình chức năng khác
nhau như: các khu nhà ở cao tầng và thấp tầng, công trình hỗn hợp, dịch vụ
thương mại từ các dự án mới đã được phê duyệt với mật độ xây dựng khá cao,
thiếu không gian xanh, không gian trống. Hình thức, ngôn ngữ kiến trúc của
các công trình trên tuyến chưa có sự thống nhất, đặc biệt là các công trình mới
dày đặc làm giảm giá trị thẩm mỹ, cảnh quan của toàn tuyến đường cũng như
khu vực xung quanh.
Nhìn chung, tổng thể không gian và kiến trúc cảnh quan toàn tuyến
đường chưa phát huy được hết thế mạnh về vị trí và tính chất tuyến đường,
cũng như chưa đóng góp tốt vào diện mạo kiến trúc chung của Thủ đô.
Chính vì vậy, luận văn chọn đề tài “Tổ chức không gian kiến trúc cảnh
quan tuyến đường Tố Hữu” nhằm giải quyết những bất cập nêu trên.
Mục đích nghiên cứu
Đề xuất giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hai bên tuyến
đường để tạo dựng tuyến đường có kiến trúc cảnh quan đẹp, hiện đại xứng
đáng với sự phát triển của thành phố, góp phần xây dựng hình ảnh đô thị
trong tổng thể hình ảnh thủ đô Hà Nội.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2
- Đối tượng nghiên cứu: Không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường
Tố Hữu (đoạn từ đường Khuất Duy Tiến đến sông Nhuệ).
- Phạm vi nghiên cứu: Trục đường giao thông và các công trình trên
tuyến đường Tố Hữu trong phạm vi đến hết ranh giới ô đất so với chỉ giới
đường đỏ đường Tố Hữu. Khu vực nghiên cứu thuộc địa giới hành chính các
phường Nhân Chính, Thanh Xuân Bắc - quận Thanh Xuân và các phường
Mễ Trì, Trung Văn - quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp khảo sát thực địa
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp phân tích tổng hợp
Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của tuyến được qua
các thời kì phát triển của Thủ đô.
- Khảo sát các công trình trên tuyến đường (loại hình kiến trúc, vật
liệu công trình, khoảng lùi xây dựng…), các không gian trống.
- Thu thập thông tin về các dự án đầu tư đã triển khai trong khu vực và
các tài liệu, các kết quả công bố liên quan đến nội dung đề tài luận văn.
- Phân tích và đánh giá tổng hợp, đối chiếu so sánh trên cơ sở các kết
quả khảo sát, điều tra trong khu vực tuyến đường Tố Hữu và khu vực lân cận.
- Đề xuất giải pháp chỉnh trang không gian kiến trúc cảnh quan tuyến
đường.
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận:
3
+ Nghiên cứu của luận văn góp phần hoàn thiện lý thuyết thiết kế
không gian kiến trúc cảnh quan mặt nước tuyến đường trong đô thị.
+ Là tài liệu tham khảo để nghiên cứu và giảng dạy về thiết kế cảnh
quan đô thị.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Đưa ra được giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến
đường có tính khả thi, có thể áp dụng cho toàn bộ tuyến đường Tố Hữu.
+ Các giải pháp đề xuất của đề tài là phương án tham khảo để cải tạo
không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường Tố Hữu cũng như các tuyến
đường khác trên địa bàn Hà Nội.
Các khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong luận văn
- Thiết kế đô thị: là thiết kế tổng thể môi trường hình thể trên các tầng
lớp khác nhau đối với đô thị, đó là một loại thiết kế có tính tổng hợp rất mạnh,
là xử lý tốt và hợp lý các loại không gian chủ yếu, không gian tượng trưng và
không gian mục đích, khiến cho chúng phát triển hài hòa và đạt được tính
nghệ thuật [5]
- Cảnh quan đô thị: là hình ảnh con người thu nhận được qua không
gian cảnh quan của toàn đô thị. Được xác lập bởi 3 yếu tố: Cảnh quan thiên
nhiên, công trình xây dựng và hoạt động của con người trong đô thị [3]
- Kiến trúc cảnh quan: là không gian vật thể bao gồm: nhà, công
trình kỹ thuật, nghệ thuật, không gian công cộng, cây xanh, biển báo và tiện
nghi đô thị…[3].
- Kiến trúc đô thị: là hình ảnh con người cảm nhận được không gian
vật thể của các đô thị: kiến trúc công trình, cây xanh, tổ chức giao thông, biển
báo và tiện nghi đô thị…[3]
- Tuyến (Path): Trong đô thị, thành phần được gọi là lưu tuyến bao
gồm đường liên hệ giao thông và hành lang liên hệ thị giác. Con người nhận
4
biết lưu tuyến qua hình ảnh con đường giao thông hàng ngày. Những lưu
tuyến đó cấu thành mạng không gian đô thị. Trong hình ảnh đô thị, lưu tuyến
chiếm vai trò chủ đạo, các nhân tố khác đều phát triển men theo nó [5].
- Mảng (District): Trong đô thị, mỗi mảng tương đương với một khu
vực có hình thái và công năng sử dụng đồng nhất, cách biệt và không lặp lại ở
những khu vực khác. Mỗi khu vực có những đặc trưng riêng về văn hóa – xã
hội hoặc chức năng như khu hạt nhân lịch sử, khung công nghiệp khu
ở….[5].
- Nút (Node): Là một giao điểm hoặc tập hợp các giao điểm của các
lưu tuyến. Nút thường dùng để chỉ những tiêu điểm quan trọng để con người
nhận bị đô thị. Tầm quan trọng của nút thể hiện ở chỗ: nút là nơi tập trung
một số công năng hoặc đặc trưng nhất định. Nút được gọi là các hạt nhân của
hình ảnh không gian đô thị [5].
- Cột mốc: (Land mark): Là một điểm xác định, quy ước để nhận
thức khung cảnh xung quanh. Nó là hình ảnh đột xuất gây ấn tượng mạnh cho
con người trong đô thị [5].
Cấu trúc luận văn
- Luận văn bao gồm: Phần mở đầu; phần nội dung; phần kết luận, kiến
nghị và tài liệu tham khảo.
- Phần nội dung của luận văn gồm có 3 chương:
+ Chương 1: Thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường
Tố Hữu;
+ Chương 2: Cơ sở khoa học tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan
tuyến đường Tố Hữu;
+ Chương 3: Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến
đường Tố Hữu
THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
84
PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
Kết luận
Trong thời gian qua, quá trình đô thị hóa diễn ra khá nhanh trên địa bàn
thành phố Hà Nội nói chung, và khu vực phía Tây – Tây nam Hà nội, thuộc
quận Nam Từ Liêm và quận Thanh Xuân nói riêng. Các khu dân cư được mở
rộng, nhiều khu đô thị mới hiện đại đang từng bước được hình thành. Trong
đó có các tuyến giao thông chính thành phố và khu vực được mở rộng theo
quy hoạch với yêu cầu thiết kế đồng bộ cả về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, quy
hoạch sử dụng đất và không gian kiến trúc cảnh quan 2 bên đường. Thực hiện
công tác thiết kế đô thị nhằm tôn vinh, gìn giữ các giá trị văn hóa, lịch sử, xã
hội, quy hoạch, kiến trúc, cảnh quan Hà Nội là việc làm cấp thiết.
Đối với mỗi khu vực trong thành phố việc phát triển hình ảnh đô thị đặc
trưng của khu vực đó càng cần thiết thực hiện hơn, vì mỗi khu vực sẽ góp
phần quan trọng vào hình ảnh đặc trưng và quá trình phát triển bền vững của
Hà Nội.
Tuyến đường Tố Hữu là một trong những tuyến đường hướng tâm của
Thủ đô, có đặc trưng nổi bật, kết nối các quận, huyện phía Tây của Hà Nội
với trung tâm Thủ đô, góp phần quan trọng vào hình ảnh đô thị đặc trưng
chung của khu vực và của Thủ đô Hà Nội.
Tuyến đường Tố Hữu với rất nhiều các công trình nhà chung cư cao
tầng, các tổ hợp dịch vụ hỗn hợp lớn có nét đặc trưng khá riêng biệt so với
các khu vực khác của Thủ đô. Các công trình quy mô, diện tích lớn như tổ
hợp các công trình chung cư cao tầng kết hợp thương mại, dịch vụ, văn phòng
với các điều kiện khí hậu, phong tục, nếp sống của người dân Hà Nội trong
thời kì đổi mới.
85
Các thông tin, các điều kiện và các đánh giá hiện trạng tuyến đường Tố
Hữu cho thấy tuyến đang chịu tác động chung của phát triển, sức ép dân số,
kinh tế thị trường, tác động nhiều chiều của hội nhập quốc tế; đặc trưng tuyến
chịu những biến đổi tùy theo các mức độ khác nhau nhưng việc tổ chức không
gian kiến trúc cảnh quan của tuyến đường trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Các vấn đề cần giải quyết trong quá trình khẳng định hình ảnh đặc
trưng của tuyến đường Tố Hữu là kết nối các không gian đô thị, các công
trình kiến trúc, các không gian trống mang trong mình các giá trị vốn có kết
hợp với việc cải tạo, bổ sung các không gian trống tạo nên tổng thể tuyến
đúng theo phong cách và bản sắc của tuyến. Nhằm đạt tới hiệu quả cao nhất
trong việc phát triển lâu dài và bền vững hình ảnh đô thị đặc trưng của tuyến.
Những định hướng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan của tuyến
đường Tố Hữu.
+ Các yếu tố tạo thành mang đặc trưng của tuyến đường có giá trị về
văn hóa, giáo dục, quy hoạch cảnh quan, là những hình ảnh đô thị đặc trưng
của tuyến.
+ Cải tạo chỉnh trang khu vực nhà dân tự xây, có giải pháp gắn kết hài
hòa giữa các công trình trên tuyến đường bằng hệ thống cây xanh, tiểu cảnh,
đài phun nước… bổ sung các tiện ích đô thị.
+ Kết hợp hài hòa mọi không gian đô thị, mọi công trình và các thành
tố tuyến trong một tổng thể thống nhất mang đặc trưng vốn có của tuyến, tạo
nên hình ảnh đô thị đặc trưng nhất hấp dẫn nhất, phát triển bền vững nhất của
tuyến đường.
Từ những kết quả nghiên cứu đối với tuyến đường Tố Hữu, có thể rút
ra những vấn đề áp dụng đối với tuyến đường hướn tâm khác của Thủ đô.
+ Mỗi chi tiết, mỗi yếu tố, hay mỗi một công trình, một không gian đô
thị trên tuyến đều là thành phần quan trọng trong việc cùng kết hợp cải tạo
86
nên hình ảnh đô thị đặc trưng cho tuyến phố, cho khu vực. Mỗi công trình lại
thuộc sở hữu của những thành phần khác nhau, của những tập thể và cá nhân
cụ thể với thành phần và nhận thức khác nhau nên tác động của cộng đồng
vào toàn bộ quá trình bảo tồn và phát triển hình ảnh đô thị đặc trưng của
tuyến, của khu vực là rất lớn. Cần chia sẻ trách nhiệm, khuyến khích tham gia
thực hiện và tôn trọng ý kiến của người dân, quyết định của cộng đồng, của
mỗi người dân trong toàn bộ quá trình của công tác thiết kế đô thị.
Kiến nghị
Tuyến đường Tố Hữu là một tuyến đường mới được hình thành sau
thời kỳ đổi mới đồng thời đóng vai trò là một thành tố quan trọng của tuyến
đường hướng tâm nói riêng và của Thủ đô Hà Nội nói chung, góp phần tạo
nên bộ khung cho đô thị. Do đó, để phát huy vai trò, vị thế của tuyến đường
nói riêng và cải thiện diện mạo cảnh quan đô thị cho khu vực phía Tây thủ đô
Hà Nội nói chung cần có các chính sách phát triển đồng bộ và kết hợp, hỗ trợ
lẫn nhau cho tuyến đường, cụ thể:
- Đối với các cấp chính quyền:
+ Cần xây dựng Quy chế duy tu, bảo dưỡng đồng bộ các yếu tố tạo nên
các kiến trúc đô thị, bao gồm cả cây xanh, các hạ tầng kỹ thuật khác như giao
thông, điện, nước.
+ Cần tổ chức giao thông hợp lý để khai thác giao thông công cộng, đặc
biệt là khu vực gần nút giao Tố Hữu – Khuất Duy Tiến (Vành đai 3), là nơi
tập trung đông người, gắn với các tổ hợp công trình cao tầng.
+ Xây dựng các chính sách quản lý phát triển tổng thể, chi tiết, khuyết
khích, hỗ trợ đầu tư, phát triển kinh tế cho tuyến nghiên cứu và khu vực lân
cận.
87
+ Các quy định cụ thể trong việc quản lý xây dựng, quy hoạch, kiến
trúc, thiết kế đô thị trong khu vực, trên tuyến phố đảm bảo gìn giữ đặc trưng
và bản sắc của toàn tuyến, hài hòa với bản sắc chung trong cả khu vực.
+ Các chính sách thu hút sự tham gia và quyết định của cộng đồng
trong toàn bộ quá trình thực hiện các công tác phát triển tuyến đường nhất là
công tác thiết kế đô thị và quản lý tuyến phố cần được thực hiện với sự phối
hợp của người dân.
+ Chính quyển cơ sở cấp phường là cơ quan quản lý thực hiện theo sự
hướng dẫn của cấp Quận và các quy định chung của thành phố. Thực hiện quy
hoạch theo đúng quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm
nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011, Quy hoạch phân khu đô thị H2-2 đã được
UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 6631/QĐ-UB ngày
02/12/2015 và các văn bản pháp lý khác có liên quan.
+ Đẩy mạnh hơn nữa sự tham gia và sự giám sát của cộng đồng dân cư.
Công khai công tác thiết kế đô thị trên cơ sở lấy ý kiến của cộng đồng dân cư.
- Đối với cộng đồng dân cư:
+ Nâng cao ý thức cộng đồng trong quá trình sử dụng các khu vực công
cộng, tạo nếp sống văn minh đô thị.
+ Tích cực tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng chất lượng thiết kế
đô thị, các quy định, quy chế liên quan đến tuyến đường để công tác vận hành
được hiệu quả, phục vụ tốt hơn nữa cho chính các cư dân tại khu vực.
+ Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, các quy định,
quy chế được cấp có thẩm quyền ban hành có liên quan đến khu vực tuyến
đường Tố Hữu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Nguyễn Thế Bá (2009), Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị, Nhà xuất
bản xây dựng, Hà Nội.
2. Nguyễn Tố Lăng (2003), Thiết kế đô thị, Bài giảng cao học Kiến trúc và
Quy hoạch, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
3. Hàn Tất Ngạn (1996), Kiến trúc cảnh quan đô thị, NXB Xây dựng,
Hà Nội.
4. Đào Ngọc Nghiêm (2010), Quá trình phát triển của Hà Nội qua các thời
kỳ trong “Hà Nội thiên niên kỷ - Bài học quá từ quá trình đô thị hóa”.
5. Kim Quảng Quân (2000), Thiết kế đô thị có minh họa, (Đặng Thái Hoàng
dịch), Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
6. Đỗ Xuân Sơn, Điểm nhấn đô thị Hà Nội, Bản tin hoạt động KHCN và
Đào tạo trường ĐHKT Hà Nội, số 14, tháng 3/2006.
7. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Luật xây dựng số
16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003.
8. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Bảo vệ môi trường số
52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005.
9. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26 tháng
7 năm 2011 của thủ tướng chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng
thủ đô hà nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 ;
10.Thủ tướng Chính Phủ (2011), Quyết định số:1081/QĐ-TTg ngày 06 tháng
7 năm 2011 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội
của thành phố Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
11.Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2009), Quyết định số 47/2009/QĐUBND ngày 20 tháng 01 năm 2009 về việc Phê duyệt Quy hoạch chung xây
dựng huyện Gia Lâm, Hà Nội, tỷ lệ 1/5000.
12.Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2015), Quyết định số 6631/ QĐUBND ngày 2 tháng 12 năm 2015 về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch phân
khu đô thị H2-2 tỉ lệ 1/2000.
Tiếng anh:
13.Haruto Kobayashi, Landscapes in the World, Process Architecture Co.Ltd,
Tokyo, Japan.
14.Kurokawa (1994), The Philosophy of Symbiosis, Publisher:
Academy
Pr.
15.Ronald Inglehart, Wayne E. Baker (2000), Modernization, cultural change,
and the persistence of traditional values, Princeton University.
Cổng thông tin điện tử:
16..
17..
18..
19. />20. />21.
22.
23. />