Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

skkn TÍCH hợp HƯỚNG NGHIỆP NGÀNH cơ KHÍ môn CÔNG NGHỆ 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (807.26 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI: TÍCH HỢP HƯỚNG NGHIỆP NGÀNH CƠ KHÍ
MÔN CÔNG NGHỆ 11.

Người thực hiện: Lê Mạnh Hùng
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục :

1

- Phương pháp dạy học bộ môn: Công nghệ

1

- Lĩnh vực khác:

1

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
1 Mô hình

1 Phần mềm

1 Phim ảnh

1 Hiện vật khác



SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I. THÔNG TIN CHUNG :
1. Họ và tên: Lê Mạnh Hùng
2. Ngày tháng năm sinh : 05/10/1986
3. Nam, nữ :

Nam

4. Địa chỉ : 98E/ 3 Xã Hiệp Hoà . TP. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.
5. Điện thọai : 0985 195 114
6. Fax :
7. Chức vụ :

E-mail :
Giáo viên

8. Đơn vị công tác : Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ : Kĩ sư cơ khí
- Năm nhận bằng: 2013
- Chuyên ngành đào tạo: Công nghệ
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC :
Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : Công nghệ
Số năm kinh nghiệm : 4 năm.


TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: TÍCH HỢP HƯỚNG
NGHIỆP NGÀNH CƠ KHÍ MÔN CÔNG NGHỆ 11.

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Công nghiệp cơ khí là một ngành kinh tế có vị trí đặc biệt quan trọng đối
với sự phát triển của nền kinh tế bởi vì đây là một ngành công nghiệp sản xuất ra
máy móc, thiết bị cung cấp cho toàn bộ cho các ngành kinh tế khác để nâng cao
năng suất lao động. Nhờ có ngành cơ khí mà công việc của con người trở nên
nhẹ nhàng hơn. Ngành cơ khí còn giúp con người mở rộng tầm nhìn, chiếm lĩnh
cả không gian và thời gian.
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với
mục tiêu phần đấu đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Hiện nay, cùng với quá trình mở cửa nền kinh tế và hội nhập với nền kinh tế khu
vực và thế giới là một làn sóng đầu tư ồ ạt chảy vào Việt Nam, các công ty sản
xuất các sản phẩm cơ khí (cơ khí thiết bị, thiết bị đóng tàu, lắp ráp ô tô…) của
Việt Nam đã bắt đầu tìm được những đối tác chiến lược để hình thành nên các
liên doanh sản xuất và lắp ráp thiết bị cơ khí. Cho nên ngành cơ khí là một
ngành nghề dễ kiếm việc làm và mang lại thu nhập cao, ổn định.
Với xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh
mẽ trên tất cả các quốc gia, trên các lĩnh vực kinh tế. Việt Nam với tư cách
là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO) cũng sẽ
phải tìm cách phát triển ngành Công nghiệp cơ khí để tạo động lực cạnh tranh
trên thị trường Quốc tế cho chính ngành công nghiệp cơ khí nói riêng và
các ngành công nghiệp khác nói chung. Đồng thời tạo thêm nhiều công việc
cho người lao động đang trong quá trình chuyển cần giảm tỷ lệ lao động
nông nghiệp chuyển sang lao động công nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng
của ngành cơ khí , tôi muốn giúp các học sinh có cái nhìn tổng quan về ngành
cơ khí để các em lựa chọn, định hướng nghề nghiệp của mình trong tương lai.
Nên tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “tích hợp hướng nghiệp ngành cơ khí
trong công nghệ 11.” làm đề tài nghiên cứu. Nhằm lồng ghép giới thiệu về
ngành cơ khí cũng như các nghề của ngành cơ khí trong môn công nghệ 11 để
các em có nhận thức đúng đắn hơn.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1. Về cơ sở lý luận:
Câu hỏi chọn nghề gì luôn là vấn đề trăn trở đối với các em khi bước vào
ngưỡng cửa của cuộc đời, đặc biệt là đối với HS THPT. Vì có nghề nghiệp con
người mới có cuộc sống ổn định, mới làm cho cuộc sống trở nên có ý nghĩa.
Nên GDHN hiện nay có vai trò rất lớn giúp cho HS nhận thức đúng đắn về
nghề nghiệp, chọn được nghề phù hợp với bản thân đồng thời đáp ứng được nhu
cầu của xã hội, góp phần vào việc phân luồng và sử dụng hợp lí nguồn lao động
thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội bền vững.

3


Giáo dục hướng nghiệp cho HS là một trong những vấn đề quan trọng được
Đảng ta và Nhà nước ta quan tâm. Ngày 19 tháng 3 năm 1981, Hội đồng Chính
phủ đã ban hành quyết định 126/CP về công tác hướng nghiệp trong trường phổ
thông và việc sử dụng HS các cấp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học tốt
nghiệp ra trường.
Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã nêu rõ:
“Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng HS trung học, chuẩn bị cho
thanh niên, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương” .
Trên thế giới, tham vấn nghề đã xuất hiện từ thế kỉ thứ 19 nhưng ở Việt Nam
tham vấn nói chung và tham vấn nghề còn rất mới mẻ. Ở các trường THPT tham
vấn nghề dường như chưa được tiến hành, nếu có chỉ là sự thực hiện mang tính
cá lẻ, chưa đồng bộ, thiếu hệ thống. Đặc biệt hiện nay chưa có những cơ sở lí
luận cụ thể để chỉ dẫn hoạt động này.
Bản chất của tham vấn nghề là trợ giúp HS giải tỏa được khó khăn gặp phải
trong quá trình chọn nghề đồng thời phát huy tiềm năng của bản thân HS, nâng
cao năng lực tự giải quyết vấn đề của bản thân để chọn được nghề phù hợp nhất.
Như vậy, xuất hiện mâu thuẫn: giữa một bên là vai trò quan trọng của công

tác GDHN trong nhà trường để giúp HS lựa chọn được nghề phù hợp và một
bên là sự yếu kém, hạn chế của công tác GDHN, trong đó việc vận dụng nghèo
nàn, kém hiệu quả của các hình thức GDHN, đặc biệt là việc sử dụng những
hình thức hiện đại phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi HS THPT còn hạn
chế và vì lí do đó đề tài này nghiên cứu để giải quyết mâu thuẫn trên. Nên tôi đã
lựa chọn: “tích hợp hướng nghiệp vào bộ môn công nghệ 11 cho HS THPT” để
nghiên cứu. Nhằm trợ giúp HS giải quyết những khó khăn trong quá trình chọn
nghề góp phần nâng cao hiệu quả GDHN trong nhà trường THPT hiện nay.
2. Về cơ sở thực tiễn:
Thực tế những năm gần đây, nhiều sinh viên khi ra trường không có việc
làm hoặc phải đào tạo lại, tình trạng ngồi nhầm ĐH xảy ra nhiều năm với nhiều
sinh viên. Những cử nhân, kĩ sư thất nghiệp quay lại học trung cấp với quyết
tâm làm lại cuộc đời ngày càng phổ biến và trở thành vấn đề nhức nhối.
Theo điều tra của Bộ GD&ĐT năm 2006 cho thấy, cả nước có tới 63% số
sinh viên ra trường không có việc làm, 37% số còn lại có việc làm thì hầu hết
phải đào tạo lại và nhiều người không làm đúng nghề mình đã học .
Theo công bố của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, quý IV/2013, cả
nước có thêm 72.000 lao động trình độ ĐH, CĐ thất nghiệp. Nguyên nhân của
thực trạng trên là do sự chọn nghề của HS chưa phù hợp. Công tác GDHN thời
gian qua trong nhà trường THPT chưa tốt.
Việc GDHN cho HS chưa đồng bộ và hệ thống. Đội ngũ GV đảm nhiệm
công việc này không được đào tạo bài bản, chính quy mà là GV môn khác
chuyển sang hoặc kiêm nhiệm.
4


Phân bố thời gian, số tiết học cho môn Hoạt động GDHN còn ít. Nội dung
GDHN trong nhà trường hiện nay còn hạn chế: phiến diện, chưa nói rõ được bản
chất của các nghề, chưa xác lập được những yêu cầu về phẩm chất, năng lực của
cá nhân phù hợp với nghề đó.

Trong quá trình hướng nghiệp chỉ hướng tới cung cấp thông tin, đưa ra
những lời khuyên mang tính chủ quan đôi khi áp đặt của nhà giáo dục, của GV.
HS không có cơ hội đi tham quan các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Như
vậy chưa đủ cơ sở để giúp HS có những quyết định đúng đắn trong việc lựa
chọn nghề nghiệp tương lai. Sự hiểu biết về nghề nghiệp cũng như những yêu
cầu của nghề nghiệp mà các em lựa chọn và sự đáp ứng những yêu cầu của bản
thân đối với nghề nghiệp còn hạn chế.
Điều này dẫn đến các em có những sai lệch về sự lựa chọn nghề nghiệp
trong tương lai. Đa số HS không thể hình dung ra nghề nghiệp sau này của mình
như thế nào. Vì thế, việc lựa chọn trường và nghề nghiệp của các em theo cảm
tính, HS chạy theo ngành “hot”, ngành dễ học chứ không chọn theo năng lực và
nhu cầu của xã hội. Tình trạng này một mặt sẽ gây khó khăn cho các trường ĐH
có nhiều HS lựa chọn không có đủ điều kiện cơ sở vật chất cũng như đội ngũ
giảng viên đáp ứng nhu cầu của người học.
Mặt khác, những ngành nghề cơ khí đang cần lại thiếu sinh viên theo học.
Số liệu trên cho thấy tình trạng mất cân đối trong việc HS lựa chọn các ngành
nghề làm cản trở sự phát triển về kinh tế xã hội, ảnh hưởng đến tiềm lực quốc
gia, sức mạnh dân tộc.
Trong quá trình chọn nghề, HS gặp rất nhiều khó khăn trong việc nhận thức
và đánh giá được bản thân, trong việc tìm thông tin về ngành nghề, trường thi,
mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái trong sự lựa chọn nghề. Những khó khăn này
không được giải quyết kịp thời sẽ gây nên sự lo lắng cho các em và dẫn đến việc
các em đưa ra những quyết định không đúng đắn trong chọn nghề.
Hiện nay, chúng ta đều đặt ra vấn đề là phải học, học để có nghề nghiệp, có
thu nhập để ổn định cuộc sống. Nhưng khi đặt vấn đề trên lớp. Các em sẽ chọn
ngành nghề nào cho tương lai? Đa số học sinh trả lời chưa biết.
Nhận thức về việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh còn quá mơ hồ.
Nhận thức của phụ huynh và học sinh về việc chọn nghề còn rất phiếm diện, tâm
lý chọn nghề của học sinh mang tính may rủi, thiếu thông tin, chọn nghề theo sự
áp đặt của người lớn, theo thời thượng; chọn nghề ở bậc đại học, chọn nghề theo

“nhãn” theo “mác”, chọn nghề nổi tiếng, nghề dễ kiếm tiền,… mà quên mất một
điều: không biết có phù hợp với năng lực, sở thích và điều kiện bản thân hay
không.
Một vấn đề không kém phần quan trọng trọng việc hướng nghiệp cho học
sinh là giáo viên phụ trách môn Công Nghệ và học sinh chưa khai thác hết ý
nghĩa và tầm quan trọng của bộ môn Công Nghệ hiện nay. Đây là một khó khăn
chung, một thực tế mà giáo viên và học sinh đều nhận thấy.

5


Thái độ của học sinh đối với môn học: học sinh luôn xem môn Công
Nghệ là một trong số các môn phụ, các em chỉ đầu tư vào các môn mà các em sẽ
đăng ký vào các trường đại học, cao đẳng mà thôi. Để thay đổi nhận thức của
các em về môn Công Nghệ, cần cung cấp cho học sinh những thông tin về nghề
có liên quan đến các kiến thức đã được học để các em có thêm hiểu biết về nghề
nghiệp và thị trường lao động. Điều đó giúp học sinh định hướng tốt hơn trong
việc lựa chọn ngành học, chọn trường và chuẩn bị hành trang kiến thức để đáp
ứng được sự lựa chọn đó. Từ thực trạng của việc dạy học môn công nghệ và
định hướng nghề nghiệp như trên, để việc dạy học môn Công Nghệ có hiệu quả
cao hơn và mang nhiều ý nghĩa hơn, tôi đã tích hợp hướng nghiệp ngành cơ khí
cho học sinh 11 qua các tiết học kì II.
III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Giải pháp 1: Tích hợp giới thiệu ngành, nghề cơ khí qua các tiết dạy công
nghệ 11.
Trong phân phối chương trình của môn Công nghệ. Để học sinh ôn tập
kiến thức một có hệ thống theo nội dung của học kì II. Mặt khác giúp học sinh
có cái nhìn khái quát về các ngành nghề cơ khí trên cơ sở đó dễ dàng so sánh
các chuyên ngành đào tạo khác nhau, tôi đã phân chia các nội dung ôn tập và
tích hợp hướng nghiệp như sau:

* Tiết 52: Ôn tập phần chế tạo cơ khí và động cơ đốt trong
- Giáo viên cần chuẩn bị nội dung ôn tập và dùng phương pháp lập biểu đồ tư
duy hệ thống hóa kiến thức, nhấn mạnh những nội dung quan trọng.
- Giáo viên cung cấp cho học sinh nội dung khái quát về chế tạo cơ khí và động
cơ đốt trong qua nội dung chính của bài học là các sơ đồ hệ thống hóa kiến thức.
- Giải đáp thắc mắc của học sinh trong phần III và IV các câu hỏi ôn tập.
- Giáo viên dặn dò học sinh về nhà học và nhớ nội dung ôn tập và xem bản thân
thích nội dung nào, tìm hiểu công việc liên quan đến nội dung đó qua các nguồn
thông tin khác nhau.
*Tiết 53 và tiết 54 : Tích hợp hướng nghiệp cho học sinh về các
ngành cơ khí đào tạo bậc đại học, cao đẳng.
Giáo viên cần chuẩn bị các nội dung lồng ghép như sau:
- Giới thiệu chung về ngành cơ khí :
Công nghệ cơ khí hay kỹ thuật cơ khí là ngành ứng dụng các nguyên lý
vật lý để tạo ra các loại máy móc và thiết bị hoặc các vật dụng hữu ích. Cơ
khí áp dụng các nguyên lý nhiệt động lực học, định luật bảo toàn khối lượng và
năng lượng để phân tích các hệ vật lý tĩnh và động, phục vụ cho công tác thiết
kế trong các lĩnh vực như ô tô, máy bay và các phương tiện giao thông khác, các
hệ thống gia nhiệt và làm lạnh, đồ dùng gia đình, máy móc và thiết bị sản xuất,
vũ khí …….
6


Công nghiệp cơ khí tạo ra hàng loạt sản phẩm đa dạng, nhưng lại có đặc
điểm chung về quy trình công nghệ. Đó là từ kim loại (và các vật liệu khác) chế
tạo ra các bộ phận (chi tiết) riêng, sau đó được lắp ráp lại thành sản phẩm hoàn
chỉnh (máy thành phẩm, ôtô, máy bay...) . Ngành công nghiệp cơ khí đóng vai
trò có tính nền tảng và có sự hiện diện hầu như trong tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội của mỗi quốc gia cũng như cộng đồng quốc tế.
- Giới thiệu khái quát về khả năng, vị trí làm việc sau khi ra trường
trong kết hợp cho học sinh quan sát các hình ảnh và video khi giới thiệu về

mỗi ngành học.
a. Ngành Cơ khí chế tạo
Ngành cơ khí đang là ngành nóng, đã lọt vào nhóm 5 ngành có nhu cầu
tuyển dụng cao. Đồng Nai là địa phương có nhu cầu tuyển tăng mạnh nhất. Đối
với lĩnh vực Cơ điện tử sinh viên trường có việc làm ngay với mức thu nhập
khá. Khi nhắc tới công việc của ngành cơ khí thì thường có liên tưởng ngay tới
sắt thép, liên quan tới các công việc như tiện, phay, bào, hàn…Có thể coi cơ khí
là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các loại máy móc, thiết bị hoặc
vật dụng hữu ích. Như vậy cơ khí chính là một ngành chủ yếu tạo ra tư liệu lao
động của con người trong thế giới hiện đại.
Cơ khí chế tạo máy được hiểu đơn giản như chính cái tên của nó – là
ngành chế tạo ra các loại máy móc và thiết bị sản xuất. Khi nhắc tới trình độ
phát triển công nghiệp của một quốc gia thì chế tạo máy chiếm một vị trí vô
cùng quan trọng.
Hiện tại ngành này được đào tạo trong các trường Đại học, Cao đẳng,
trung cấp, trường nghề. Các khoa, viện được phân chia theo ngành: Cơ khí, cơ
khí chế tạo, cơ khí động lực, máy tàu, đóng tàu, với các chuyên ngành: Cơ khí
chế tạo, cơ điện tử, công nghệ tự động, kỹ thuật công nghiệp, động cơ diesel và
máy phụ, khung gầm, điện ôtô, cơ khí hóa, cơ khí ô tô, kỹ thuật nhiệt lạnh, máy
xây dựng, máy xếp dỡ, khai thác máy tàu biển, cơ học…

7


Công nghệ CAD/CAM/CNC, tạo thành một quy trình khép kín từ khâu
thiết kế đến khâu chế tạo sản phẩm bằng các máy móc gia công hiện đại.(video)
- Nghề cắt gọt kim loại

Vận hành máy cắt kim loại


Dụng cụ cắt gọt kim loại

Giới thiệu công việc, vị trí làm việc và cơ sở đào tạo ngành cơ khí.
Khả năng công việc

Vị trí làm việc

Cơ sở

(sau khi ra trường)

(sau khi ra trường)

đào tạo

- Thiết kế và lên bản vẽ các loại - Thường xuyên tiếp xúc với
máy móc, thiết bị cho sản xuất . các thiết bị máy móc nếu bạn
- Thi công hoặc giám sát việc thi làm ở vị trí sản xuất, bảo dưỡng
công và hoàn tất các máy và thiết bị.
thiết bị sản xuất đã thiết kế.
- Tham gia lắp đặt các thiết bị
máy móc cơ khí cho các nhà
máy, công trình: Nhà máy thủy
điện, nhiệt điện, xi măng, đóng
tàu...
- Tham gia công việc khai thác
hệ thống sản xuất công nghiệp:
vận hành, bảo trì, xử lý sự cố các
thiết bị công nghiệp
- Tham gia thiết kế các sản phẩm

cơ khí, giám sát quá trình sản
xuất ra các thiết bị cơ khí đó

Các
trường
ĐH Bách
khoa,
- Nếu chuyên về thiết kế, bạn sẽ ĐH
làm việc trong môi trường sạch SPKT
sẽ, đầy đủ tiện nghi: Phòng kỹ TPHCM,
thuật, phòng dự án...
nhóm
- Nếu bạn làm trong môi trường các
sản xuất, thì thường phải tiếp trường
xúc với các máy móc, sắt thép, ĐH kỹ
thuật
dầu nhớt,… và kể cả tiếng ồn.
công
- Với tính chất của công việc thì nghiệp,
bạn thường phải làm việc theo Công
nhóm và theo tổ, cakíp.
nghiệp.

- Tham gia gia công sản phẩm:
tiện, phay, hàn, gia công vật
liệu….

8



b. Ngành cơ khí động lực
Sử dụng các hình ảnh giúp học sinh hiểu rõ hơn về ngành, nghề học.

Giới thiệu công việc, vị trí làm việc và cơ sở đào tạo ngành cơ khí động lực
Khả năng công việc

Vị trí làm việc

Cơ sở

(sau khi ra trường)

(sau khi ra
trường)

đào tạo

Công việc của một kỹ sư ô tô thường được
Thích ứng
chia làm 3 nhóm chính: kỹ thuật sản phẩm, nhanh,
đảm
kỹ thuật phát triển và kỹ thuật chế tạo.
nhiệm công tác
- Kỹ sư sản phẩm (hay còn gọi là kỹ sư thiết quản lý và điều
kế) thiết kế các thành phần, các hệ thống
hành các công
- Kỹ sư phát triển cung cấp các thuộc tính việc tại:
của ô tô. Họ có thể cung cấp cho kỹ sư thiết
- Các nhà máy
kế về độ cứng của lò xo để cho xe hoạt động

như mong muốn trong các điều kiện đường sản xuất phụ
tùng, phụ kiện,
xá.
- Kỹ sư chế tạo xác định nó tạo ra bằng cách lắp ráp ô tô và
động
nào thông qua các khâu của quá trình sản máy
lực.Các cơ sở
xuất các chi tiết từ bản vẽ kỹ thuật.
- Có khả năng thiết kế các chi tiết, các cụm sửa chữa ô tô,
chi tiết của động cơ đốt trong, hệ thống máy động lực.
doanh
truyền lực, hệ thống chuyển động, hệ thống Các
nghiệp
kinh
điều khiển trên ôtô;
doanh ô tô, máy
- Có khả năng quản lý và kinh doanh dịch vụ
động lực, phụ
liên quan ngành Cơ khí Động lực như bảo
tùng, ...
dưỡng sửa chữa ô tô và máy động lực, lắp ráp
ô tô, lắp ráp máy động lực, đăng kiểm, mua - Các trạm đăng

Các
trường
ĐH Bách
khoa, ĐH
SPKT
TP.HCM,
nhóm các

trường
ĐH
kỹ
thuật công
nghiệp,
Công
nghiệp,
Nhóm các
trường
ĐH
GTVT,
một
số
trường
dân lập...

9


bán xe và phụ tùng… ; hiểu biết các kỹ năng kiểm ô tô, máy
lái xe cơ bản;
động lực.Viện
- Có khả năng thử nghiệm, chẩn đoán, vận nghiên cứu và
giao
hành, bảo dưỡng, sửa chữa cũng như có thể chuyển
nghiên cứu, cải tiến các hệ thống của ô tô và công nghệ thuộc
máy động lực để nâng cao hiệu quả sử dụng. lĩnh vực ô tô,
máy động lực;
- Có khả năng đánh giá và xây dựng các quy
trình công nghệ trong bảo dưỡng, sửa chữa ô - Các đơn vị

hành chính quản
tô, máy động lực;
lý về kỹ thuật ô
- Biết lập trình và điều khiển điện động cơ, tô, máy động lực
điện thân xe, điều khiển tự động trên ô tô,
máy động lực;
- Có khả năng sửa chữa, bảo dưỡng thân vỏ
xe, sử dụng thiết bị phun sơn, pha màu sơn
đúng qui cách và đạt chuẩn.
c. Ngành công nghệ vật liệu
Ngày nay, cùng với sự phát triển của tất cả các ngành kỹ thuật như công
nghệ cơ khí, công nghệ hóa học, xây dựng, điện tử, giao thông vận tải, kỹ thuật
hàng không… đòi hỏi ngành công nghệ vật liệu phải phát triển nhằm đáp ứng,
phù hợp với sự phát triển của các ngành công nghiệp trên.
Với đặc thù là ngành nghiên cứu về mối quan hệ, ảnh hưởng của thành
phần và cấu trúc và công nghệ chế tạo đến tính chất của vật liệu, chúng ta đã
được chứng kiến sự lớn mạnh của ngành công nghệ vật liệu qua từng giai đoạn:
từ việc chế tạo, ứng dụng các vật liệu sơ khai như đồng, gang, thép…phục vụ
chủ yếu cho chế tạo công cụ lao động thô sơ đến việc tách, tinh luyện nâng cao
độ tinh khiết và chất lượng của các hệ vật liệu từ các dạng quặng của chúng
phục vụ sản xuất máy móc, thiết bị, cho đến việc chế tạo được các hệ vật liệu có
khối lượng riêng nhỏ hơn nhưng lại có độ bền tổng hợp lớn hơn, tuổi thọ cao
hơn như hợp kim Al-Ti, Al-Mg, vật liệu composite để đáp ứng nhu cầu phát
triển của ngành hàng không, vật liệu chịu mài mòn, vật liệu ma sát cho ngành
giao thông vận tải, xây dựng, vật liệu bán dẫn, quang điện có cấu trúc nano cho
ngành điện, điện tử cho đến vật liệu nhớ hình cho ngành Y sinh…
Vật liệu là đối tượng của ngành khoa học vật liệu gồm rất nhiều loại khác
nhau về bản chất vật liệu, về cấu trúc vật liệu, về các tính chất,... Thông thường,
nếu phân chia theo bản chất vật liệu thì chúng ta có các loại sau:
- Vật liệu kim loại

- Vật liệu gốm
- Vật liệu cao phân tử
10


- Vật liệu composite
- Vật liệu xi măng
- Vật liệu vô định hình
Nếu chia Vật liệu ra theo các ngành ứng dụng thì có:
- Vật liệu điện
- Vật liệu điện tử
- Vật liệu xây dựng
- Vật liệu Cơ khí

Giới thiệu công việc, vị trí làm việc và cơ sở đào tạo ngành công nghệ vật
liệu
Khả năng công việc

Vị trí làm việc

Cơ sở

(sau khi ra trường)

(sau khi ra trường)

đào tạo

- Có khả năng kiểm tra, đánh
giá chất lượng của các loại vật

liệu:vật liệu gỗ, bột giấy và giấy,
polyme và compozit, vật liệu xây
dựng.

Vị trí trong các Công ty chế tạo
vật tư và thiết bị dân dụng, thiết
bị công nghiệp như các công ty
cơ khí, gốm sứ, nhựa …

Các
trường
ĐH
Bách
– Vị trí công việc tại các công ty khoa,
- Thiết lập và tổ chức thực
Cơ khí sản xuất phụ tùng thay thế ĐH
hiện các loại hình công nghệ, chế cho các thiết bị công nông ngư
khoa
tạo, gia công các loại vật liệu: vật nghiệp.
liệu gỗ, polyme và compozit, vật – Vị trí công việc trong các công học tự
liệu xây dựng, sản xuất bột giấy, ty sản xuất các cấu kiện, vật liệu nhiên...
giấy.
xây dựng, VL trang trí nội thất .
- Lựa chọn các loại vật liệu
– Vị trí công việc trong các công
gỗ, polyme và compozit, vật liệu ty bảo dưỡng sửa chữa các loại
xây dựng phự hợp với lĩnh vực sử thiết bị phục vụ sản xuất .
dụng;
11



- Tổ chức thực hiện các quá
trình gia công vật liệu để sản xuất
các sản phẩm.

– Vị trí công việc trong các công
ty xuất nhập khẩu nguyên vật
liệu : thép, gốm, nhựa …

- Sử dụng hiệu quả, cải tiến
các máy, thiết bị gia công sản
xuất vật liệu.

– Trong các cơ quan đào tạo và
nghiên cứu khoa học như trường,
viện về lãnh vực khoa học và
công
nghệ
vật
liệu.
– Vị trí công việc trong các cơ
quan, Viện nghiên cứu thiết kế
thiết bị, cải tiến công nghệ. Kỹ sư
cử nhân ngành Vật liệu có thể
làm việc tại các cơ sở sản xuất
vật liệu kim loại , vật liệu silicate
và vật liệu polymer hoặc có thể
làm tại các công ty liên doanh
với nước ngoài, tham gia nghiên
cứu cải tiến công nghệ và chuyển

giao công nghệ.

- Tổ chức, chỉ đạo, quản lý
các hoạt động sản xuất tại các cơ
sở sản xuất vật liệu.
- Tổ chức hoạt động nghiên
cứu và chuyển giao công nghệ về
vật liệu.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và
phẩm chất cá nhân cần thiết để
thành công trong nghề nghiệp:
+ Lập luận phân tích và giải
quyết vấn đề kỹ thuật, tư duy hệ
thống và tư duy phê bình;
+ Khả năng thử nghiệm,
nghiên cứu và khám phá tri thức;
+ Năng động, sáng tạo và
nghiêm túc có đạo đức và trách
nhiệm nghề nghiệp.
d. Ngành Kỹ thuật luyện kim

Luyện kim là ngành công nghiệp điều chế các kim loại từ quặng hoặc từ
các nguyên liệu khác, chế biến các hợp kim, gia công phôi kim loại bằng áp lực,
bằng cách thay đổi các thành phần hoá học và cấu trúc để tạo ra những tính chất
phù hợp với yêu cầu sử dụng.
Có bao nhiêu loại quặng thì ít nhất có bấy nhiêu phương pháp giải phóng
các kim loại ấy ra khỏi các quặng chứa chúng. Tiếp đó phải tinh luyện để các
kim loại đạt được độ sạch cao, pha trộn giữa các kim loại đó để có các hợp kim
đáp ứng được những yêu cầu mong muốn và tạo hình dáng cho chúng phù hợp
với các nhu cầu sử dụng. Đó chính là công nghệ luyện kim, công nghệ tinh

luyện, công nghệ hợp kim hóa, công nghệ đúc và công nghệ cán… Đây chính là
ngành luyện kim mà các bạn đang tìm hiểu.
Sau khi có được kim loại và hợp kim, các nhà luyện kim còn làm thay đổi
được cấu trúc và tính chất của chúng để các sản phẩm được chế tạo ra đáp ứng
được những yêu cầu ngày càng đa dạng của cuộc sống, của nền kinh tế và quốc
12


phòng.

Giới thiệu công việc, vị trí làm việc và cơ sở đào tạo ngành kỹ thuật luyện
kim
Khả năng công việc

Vị trí làm việc

Cơ sở

(sau khi ra trường)

(sau khi ra trường)

đào tạo

Công việc của người làm trong ngành luyện
kim rất đa dạng và chuyên môn hóa vào các
lĩnh vực khác nhau. Bạn có thể là nhà
nghiên cứu, kỹ sư luyện kim, kỹ thuật viên
hay nhà quản lý, nhà tư vấn và chuyển giao
công nghệ v.v… Tuy nhiên, tựu trung lại,

người làm trong ngành luyện kim sẽ tham
gia vào một hoặc một vài trong những công
việc sau:
- Thiết kế nhà máy và các thiết bị luyện kim

Sinh viên tốt nghiệp
ngành Công nghệ
luyện kim sẽ đảm
trách công tác tại
các nhà máy, xí
nghiệp, làm việc tại
các Viện, trường,
các trung tâm ứng
dụng và triển khai
công nghệ;

- Lập các quy trình công nghệ và điều hành
các quy trình đó để sản xuất ra các kim loại
và hợp kim như: gang, thép, đồng, nhôm,
vàng, bạc, các ferrô hợp kim…
- Nghiên cứu công nghệ luyện kim phi cốc
và các công nghệ mới cho tương lại.
- Tạo hình các vật liệu kim loại: thép tấm,
thép hình, thanh, chi tiết máy, tượng đài, các
chi tiết lớn liền khối trong chế tạo tàu thủy,
máy bay…

Các
trường
ĐH

Bách
khoa,
Trường
ĐH Kỹ
thuật
công
Sinh viên tốt nghiệp nghiệp
ngành Công nghệ
Thái
luyện kim có khả
năng chỉ đạo, tổ nguyên,
chức sản xuất và áp cao
dụng các quy trình đẳng cơ
công nghệ vào điều khí
kiện sản xuất thực tế luyện
tại các cơ sở sản kim thái
xuất thuộc lĩnh vực
nguyên,
Luyện kim;
ĐH
13


- Làm thay đổi cấu trúc, tính chất theo yêu Sinh viên tốt nghiệp
cầu.
ngành Công nghệ
- Nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ và luyện kim có khả
năng tiếp cận, triển
thiết bị luyện kim tiên tiến, hiện đại.
khai các công nghệ

- Nghiên cứu mô hình hóa các quá trình mới nhằm nâng cao
luyện kim
năng suất và chất
- Điều khiển các quá trình luyện kim bằng lượng sản phẩm.
máy tính theo chương trình.
Làm việc tại các nhà
- Nghiên cứu tính chất luyện kim và sử máy luyện lim, các
dụng tối ưu nguồn tài nguyên thiên nhiên.
viện, trường, trung
- Nghiên cứu tinh luyện, hợp kim hóa và xử tâm ứng dụng và
lý nhiệt để sản xuất kim loại siêu sạch, siêu khai thác CN.
mịn và siêu bền.

Hoa
Tiên,
ĐH
công
nghiệp
HN...

- Nghiên cứu chế tạo các hợp kim đặc biệt
và hợp kim chuyên dụng: Bền nóng, bền ăn
mòn, chịu mài mòn, chịu va đập, chịu tải
lớn, từ tính cao và phi từ, dẫn nhiệt, dẫn đện
tốt và các nhiệt, cách điện, lành tính cho y
tế, chống rung trước dao động, ghi nhớ hình
cho kỹ thuật cao…
- Nghiên cứu các công nghệ xử lý chất thải
và bảo vệ môi trường.
- Thiết kế nhà máy và các thiết bị luyện

kim.
- Lập quy trình công nghệ và điều hành các
quy trình đó để sản xuất ra các kim loại và
hợp kim như: gang, thép, đồng, vàng, bạc...
- Tạo hình các vật liệu kim loại: thép tấm,
thép hình, chi tiết máy, các chi tiết liền khối
trong chế tạo tàu thủy, máy bay.
- Nghiên cứu chế tạo vật liệu mới, và các
vật liệu có đặc tính đặc biệt...
e. Ngành kỹ thuật máy xây dựng
Theo thống kê của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị
trường lao động thành phố Hồ Chí Minh, kiến trúc - xây dựng hiện là ngành thu
hút nhiều nhân lực, chiếm 4% (khoảng 11.000 người/năm) tổng nhu cầu nhân
14


lực mỗi năm của riêng TP.HCM. Đến cuối năm 2015, khi Việt Nam gia nhập
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ mở ra nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam
với dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ việc làm trong các lĩnh vực xây dựng, giao
thông vận tải, dệt may, chế biến thực phẩm,... Do đó, cơ hội việc làm đối với
ngành Kỹ thuật công trình xây dựng không bao giờ thiếu.
Hiện nay, công việc của một kỹ sư công trình xây dựng có thể chia thành ba
nhóm sau: ngoài công trường, trong công xưởng và trong văn phòng. Cụ thể,
ngoài công trường là những công việc liên quan đến triển khai, thi công sản
phẩm xây dựng bao gồm: kỹ sư phụ trách thiết kế, thi công, giám sát, thẩm định,
nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp tại các doanh
nghiệp, công ty tư vấn xây dựng hay các cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng
như: Sở Xây dựng, Phòng công thương quận, huyện, Ban quản lý dự án xây
dựng,... Trong công xưởng là những vị trí như: kỹ sư giám sát nội bộ, kỹ sư quản
lý chất lượng. Đối với công việc trong văn phòng, sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ

thuật công trình xây dựng có thể làm Chuyên viên tư vấn, lập dự toán, thiết kế
kỹ thuật, thẩm tra thiết kế tại các công ty, tập đoàn xây dựng hoặc Giảng dạy,
nghiên cứu tại các cơ quan nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành xây dựng.

Giới thiệu công việc, vị trí làm việc và cơ sở đào tạo ngành kỹ thuật máy
xây dựng
Khả năng công việc

Vị trí làm việc

Cơ sở

(sau khi ra trường)

(sau khi ra trường)

đào tạo

Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, lắp Kỹ sư máy xây dựng làm việc tại ĐH thủy
đặt, quản lí kinh doanh, tổ chức các cơ sở sản xuất, công ty tư lợi, ĐH
khai thác kỹ thuật các loại máy vấn, cơ quan quản lý, nghiên cứu Xây
15


và thiết bị xây dựng.
- Xây dựng dân dụng và công
nghiệp: sinh viên ngành này sẽ
được đào tạo về vẽ kỹ thuật cơ
bản, vẽ kỹ thuật xây dựng, cơ
học, cơ lưu chất, thí nghiệm cơ

lưu chất, trắc địa đại cương, vật
liệu xây dựng, sức bền vật liệu,
cơ kết cấu, địa chất công trình,
cơ học đất, cấp thoát nước, kết
cấu bê tông, nền móng, kết cấu
thép, quản lý dự án xây dựng,
kiến trúc, kỹ thuật thi công, tổ
chức thi công, công trình trên đất
yếu….

khoa học và đào tạo máy xây dựng
dựng và công trình. - Xây dựng TP.HCM
dân dụng và công nghiệp: Sau
khi tốt nghiệp, các kỹ sư của
ngành này có môi trường làm
việc rất rộng, đó là các công ty tư
vấn, thiết kế và xây dựng (nhà
nước cũng như tư nhân), các cơ
quan quản lý các cấp, các cơ
quan nghiên cứu khoa học –
công nghệ và đào tạo trong lĩnh
vực xây dựng dân dụng – công
nghiệp. Cụ thể sinh viên có đủ
năng lực để làm việc với các vị
trí, chức danh sau:

- Xây dựng cầu đường:

· Kỹ sư thiết kế kết cấu;


chương trình đào tạo gồm ba
phần chính: Khoa học cơ bản;
Kỹ thuật cơ sở: sức bền vật liệu,
cơ học đất, cơ học kết cấu, vật
liệu xây dựng, kết cấu bêtông,
kết cấu thép, gỗ…; Chuyên
ngành: kiến trúc nhà dân dụng,
kết cấu cầu, kỹ thuật thiết kế
đường, nền móng công trình, kỹ
thuật thi công, cấp và thoát
nước…

· Kỹ sư giám sát và thi công;
· Chuyên viên tư vấn dự án;
· Chuyên viên quản lý dự án.
- Xây dựng cầu đường: Sau khi
tốt nghiệp, người học sẽ được
cấp bằng kỹ sư ngành xây dựng
cầu đường, có thể đảm nhiệm
công tác nghiên cứu, thiết kế, tư
vấn giám sát, quản lý dự án, thi
công xây dựng các công trình
cầu, đường, hầm trong thành phố
nói riêng và các công trình giao
thông đường bộ nói chung…

f. Ngành Kỹ thuật tàu thủy
Ngành Kỹ thuật tàu thủy đòi hỏi nguời kỹ sư kỹ thuật tàu thuỷ phải nắm
vững các nguyên lý toán học, hoá học, vật lý học... và các kiến thức về cơ khí;
kiến thức chuyên môn như: kết cấu tàu thủy - Máy động lực tàu thuỷ - thiết bị

tàu thuỷ - Thiết kế tàu thuỷ - Kỹ thuật hàn tàu thuỷ - Vật liệu mới - Kỹ thuật chế
tạo; quản lý dự án đóng mới phương tiện vận tải, tổ chức quản lý sản xuất công
nghệ đóng tàu, trang bị điện và điều khiển tự động tàu thuỷ, Thiết bị năng lượng
tàu thuỷ mới, Kỹ thuật tàu cao tốc, tin học ứng dụng trong thiết kế và đóng tàu,
cơ học kết cấu tàu thuỷ, Động lực học công trình ngoài khơi...

16


Giới thiệu công việc, vị trí làm việc và cơ sở đào tạo ngành kỹ thuật tàu
thủy
Khả năng công việc

Vị trí làm việc

Cơ sở

(sau khi ra trường)

(sau khi ra trường)

đào tạo

Thiết kế đóng mới tàu và công
trình nổi. - Kỹ năng lập dự án,
thiết kế, thực hiện và triển khai
các dự án thuộc lĩnh vực công
nghiệp tàu thủy phù hợp bối
cảnh kinh tế, xã hội và môi
trường.


Làm việc tại các cơ sở nghiên
cứu đào tạo sản xuất và quản lý
liên quan đến tàu thủy. Kinh tế
biển là một trong những hướng
trọng điểm phát triển kinh tế,
nước ta lại có bờ biển dài, lượng
vận tải biển lớn; do vậy, nhu cầu
- Kỹ năng thiết kế tàu thủy và
nhân lực về kỹ thuật tàu biển là
các hệ thống, thiết bị trên tàu
không nhỏ, và không thiếu cơ
- Nhận thức về mối liên hệ mật
thiết giữa giải pháp kỹ thuật hội việc làm chuyên ngành.
công nghiệp tàu thủy các yếu tố
kinh tế, xã hội và môi trường Kỹ sư Kỹ thuật tàu biển có thể
trong thế giới toàn cầu hóa.
đảm nhận các vị trí như nghiên
- Kỹ năng nhận biết vấn đề và cứu, phát triển, tư vấn, quản lý
hình thành ý tưởng giải pháp, đề và sản xuất trong các đơn vị

ĐH hàng
hải, ĐH
Bách
khoa,
ĐH giao
thông
vận tải...

17



xuất và xây dựng các dự án công ty
trong lĩnh vực công nghiệp tàu
thủy
- Kỹ năng triển khai các dự án
trong lĩnh vực công nghiệp đóng
tàu
g. Ngành cơ – điện tử
Mỗi ngành như cơ khí, điện tử, tin học đều có nền tảng khoa học vững chắc
và tạo ra các sản phẩm đặc trưng riêng. Tuy nhiên, yêu cầu của thời đại đặt ra
yêu cầu cao hơn về cách hoạt động của máy móc, yêu cầu máy móc cần phải
gọn nhẹ hơn, linh động hơn, uyển chuyển hơn và thông minh hơn. Các kỹ sư cơ
khí không thể làm máy móc thông minh hơn, trong khi những kỹ sư tin học có
thể tạo ra trí thông minh nhân tạo nhưng họ không biết về cơ khí, những kỹ sư
điện tử có thể kết nối và điều khiển tín hiệu, nhưng họ không thể kết nối giữa trí
thông minh nhân tạo để điều khiển thiết bị cơ khí. Chính yêu cầu này đã hình
thành nên ngành Cơ điện tử để tạo ra sản phẩm mới đáp ứng các yêu cầu đặt ra
trên cơ sở phối hợp nền tảng sẵn có của các ngành với nhau.
Với khả năng am hiểu về cơ khí, điện tử, tin học, và các công nghệ hiện
đại... người kỹ sư cơ điện tử đưa vào các sản phẩm cơ khí hệ thống điều khiển
linh hoạt bằng điện tử, và thông qua hệ thống điện tử, kết nối với hệ thống xử lý
thông tin - trí thông minh nhân tạo để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh.

18


Giới thiệu công việc, vị trí làm việc và cơ sở đào tạo ngành cơ – điện tử
Khả năng công việc


Vị trí làm việc

Cơ sở

(sau khi ra trường)

(sau khi ra trường)

đào tạo

Kỹ sư cơ điện tử có thể thiết kế
và xây dựng quy trình sản xuất
tạo ta các sản phẩm tự động
thông minh như: Các robot
thông minh, máy giặt thông
minh, xe hơi thông minh.

Có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp
trong các nhà máy sản xuất công
nghiệp, do cơ điện tử đang được
đầu tư phát triển, khả năng ứng
dụng cơ điện tử vào sản xuất là
rất rộng.

ĐH bách
khoa,
ĐH
Công
nghiệp
TPHCM,

ĐH công
nghệ.

- Xây dựng thuật toán sản xuất
trong các nhà máy và chuyển các
thuật toán này sang các lệnh lập
trình qua các ngôn ngữ lập trình.
- Xác định và lắp đặt các thiết bị
kỹ thuật phù hợp trên hệ thống
xản xuất tự động.
- Kỹ sư CĐT còn có thể tham
gia điều hành, tổ chức quản lý
hoạt động sản xuất, xây dựng
quy trình sản xuất sản phẩm, vận
hành và điều hành hoạt động của
các thiết bị tự động.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN

Nhận định ban đầu: qua các tiết học ôn tập, học sinh đã biết thêm về một số
ngành, nghề cơ khí và các yêu cầu, vị trí công việc sau khi ra trường. Giúp các
em hiểu thêm về các ngành nghề liên quan đến kiến thức đã được học trong
chương trình Công nghệ 11. Để có được thành công trong tương lai thì học xong
lớp 11 các em cần định hướng ngành học, trường sẽ theo học và chuẩn bị kiến
thức để vượt qua các kì thi. Thực hiện tích hợp hướng nghiệp ngành cơ khí giúp
học sinh có thêm lựa chọn nghề, kết quả cụ thể sau khi dạy bài Ôn tập tại lớp 11
như sau:

19



Đặt câu hỏi: Em có chọn ngành, nghề cơ khí là nghề nghiệp trong tương
lai?
-Theo số liệu thống kê, trong năm học 2015-2016 khi tôi chưa lồng ghép
hướng nghiệp ngành cơ khí trong công nghệ 11 thì kết quả khảo sát như sau:
Lớp

Chọn ngành khác

Chọn ngành cơ khí

Tổng số

Tỉ lệ

Tổng số

Tỉ lệ

Lớp 11A1

25

71,5%

10

28,5%

Lớp 11A2


30

81%

7

19%

-Theo số liệu thống kê, trong năm học 2016-2017 khi tôi chưa lồng ghép hướng
nghiệp ngành cơ khí trong công nghệ 11 thì kết quả khảo sát như sau:
Lớp

Chọn ngành khác

Chọn ngành cơ khí

Tổng số

Tỉ lệ

Tổng số

Tỉ lệ

Lớp 11A4

20

55,5%


16

44,5%

Lớp 11A6

18

47 %

20

53%

Qua kết quả thu được như trên, so sánh với khảo sát ban đầu ta thấy.
Khi dạy hướng nghiệp ở các lớp 11 một số học sinh đã có sự chuyển biến, có
một số học sinh chưa lựa chọn hoặc đang phân vân đã lựa chọn ngành cơ khí,
cũng có thể những em đã lựa chọn sau lại không chọn. Điều đó cho thấy các em
đã hiểu biết thêm về ngành, nghề cơ khí và đưa ra các quyết định cho mình.
Từ số liệu điều tra của các lớp 11 cho thấy rằng, các em đã nắm bắt được
thông tin ngành Cơ khí hiện nay là một trong những ngành đang thiếu nhân lực,
có nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường ở một số ngành như: cơ khí chế tạo,
Cơ điện tử và công nhân kĩ thuật cao ở nghề hàn và cắt gọt kim loại...
Việc tìm hiểu thị trường lao động là một trong các yếu tố quan trọng để xác
định nghề đáp ứng được nhu cầu thị trường. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng
chọn nghề hiện tại đang "nóng", mà cần phải lưu ý hai vấn đề sau: Hiểu rõ năng
lực và sở thích của bản thân. Hiểu rõ thị trường: Học sinh phải hình dung sau
này mình sẽ làm ở đâu. Sau khi định hướng thì ngay lập tức vạch ra những kế
hoạch và chiến lược để thực hiện theo mục tiêu đã định hướng. Đó là kinh
nghiệm của tôi về chọn nghề sau khi thực hiện đề tài này.

V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Qua tìm hiểu thực tế dạy - học hiện nay thì việc tích hợp hướng nghiệp vào
các môn học là thật sự cần thiết để giúp học sinh có nhận thức đúng đắn về nghề
nghiệp là vấn đề mà người giáo viên cần phải quan tâm. Nhất là đối với môn
20


Công Nghệ. Để các em thấy được cái hay từ những kiến thức, những kĩ năng
cần thiết có thể áp dụng vào cuộc sống thực tiễn từ bộ môn Công Nghệ thì các
em biết yêu thích bộ môn công nghệ hơn. Có thái độ hứng thú, say mê học môn
công nghệ hơn. Muốn học sinh có thể định hướng được nghề nghiệp đúng đắn
thì GV phải bỏ nhiều công sức nghiên cứu, tìm tòi, thời gian chuẩn bị, lựa
chọn PPDH phù hợp và phải được tiến hành lồng ghép định hướng nghề cho các
em, đồng thời phải được thực hiện đồng bộ với các môn học khác. Hiệu quả dạy
học định hướng nghề nghiệp cho các em theo tiến trình này phụ thuộc rất nhiều
vào tâm huyết nghề nghiệp , trình độ chuyên môn và nghệ thuật sư phạm của
người GV để tiết học công nghệ trở nên sinh động, học sinh không nhàm chán.
Tranh ảnh đẹp, đồ dùng dạy học thu hút nhiều sự chú ý của học sinh. Nội dung
chương trình định hướng nghề phong phú, đa dạng ở hình thức, học sinh chủ
động để tìm ra kiến thức nghề nghiệp để có quyết định lựa chọn đúng đắn về
tương lai và sự nghiệp của mình sau này.
Qua đây ta thấy rằng việc hướng nghiệp cho các em học sinh ở các trường
phổ thông cần được quan tâm nhiều hơn và giáo viên các bộ môn cần phải
nghiên cứu, tìm hiểu để phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình. Để các em
sau khi học xong THPT ngoài việc có những kiến thức cơ bản các em cũng sẽ có
một định hướng nghề nghiệp vững chắc, phù hợp với điều kiện bản thân, sở
thích, năng khiếu của các em cũng như phù hợp với nhu cầu xã hội và hoàn cảnh
của gia đình.
NGƯỜI THỰC HIỆN


Lê Mạnh Hùng
VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách tra cứu hướng nghiệp do VCCI cung cấp.
2. Sách giáo khoa Công nghệ 11.
3. Tài liệu giáo dục hướng nghiệp lớp 10, 11,12.
4. Tìm hiểu thông tin từ các trang web:
-
-
-
-
VII. PHỤ LỤC
21



×