Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Sử dụng câu hỏi trong những tiết học, buổi học lí thuyết giáo dục quốc phòng an ninh lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.97 KB, 12 trang )

1. Mở đầu:
- Lí do chọn đề tài.
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nhất là trong giai đoạn
hiện nay. Môn GDQP-AN (Giáo dục quốc phòng- An ninh ) là một
trong những môn không thể thiếu ở các trường học, từ bậc
THPT,THCN&DN, Cao Đẳng, Đại học. Vì vậy đòi hỏi người giáo
viên và học sinh phải phát huy hết khả năng của mình. Giáo viên phải
biết phát huy tính tự giác, tích cực chủ động của học sinh trong việc
tiếp thu kiến thức, biết giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách sâu
sắc nhất. Sử dụng câu hỏi trong giảng dạy là một trong những yếu tố
làm nên sự thành công đó. Ta có thể khái quát tác dụng của câu hỏi
trong tiết học, buổi học lí thuyết như sau:
+ Khi giảng bài làm tăng thêm sự hứng thú cho học sinh, tăng ý thức
tự giác của học sinh, buộc học sinh phải tập trung theo dõi để sẵn sàng
trả lời.
+ Khi thảo luận giúp giáo viên nhận biết được mức độ tiếp thu kiến
thức của học sinh, biết được kết quả giảng dạy của mình để phát huy
những mặt tích cực và khắc phục những mặt còn hạn chế.
- Mục đích nghiên cứu.
Căn cứ vào nội dung chương trình giảng daỵ GDQP-AN lớp 12 các bài
lí thuyết như: Bài “ Một số hiểu biết về nền quốc phòng toàn dân” , bài
“ Tổ chức quân đội và công an nhân dân Việt nam” …… Bằng những
dẫn chứng, hình ảnh,với những câu hỏi phù hợp với nội dung của bài
học, giúp học sinh hứng thú học tập và phát huy khả năng của các em
một cách tốt nhất. Các em có sự am hiểu nhất định về lĩnh vực quốc
phòng.
- Đối tượng nghiên cứu.
+ Sách Giáo Khoa GDQP-AN lớp 12
+ Sách tham khảo
+ Học sinh khối 12 Trường THPT Yên Đinh I
- Phương pháp nghiên cứu.


1


+ Thông qua Sách Giáo Khoa GDQP-AN lớp 12, những tư liệu,tài liệu
liên quan đến lĩnh vực quốc phòng qua các giai đoạn lịch sử.
+ Học hỏi những người đã từng trực tiếp tham gia chiến tranh, với
những câu chuyện có thật mà người chiến sĩ cách mạng đã trải qua.
+ Ở mỗi nội dung của tiết học, bài học phải có những câu hỏi phù hợp.
Để học sinh phát huy được tính chủ động,tự giác, từ đó học sinh hiểu
bài kĩ hơn và sâu sắc hơn.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm .
2.1.

Cơ sở lí luận sáng kiến kinh nghiệm.
Sử dụng câu hỏi trong tiết học, buổi học lí thuyết GDQP-AN nói
chung, lớp12 nói riêng là rất quan trọng. nó phát huy tính tự giác
tích cực của học sinh dẫn đến sự tiếp thu bài tốt hơn. Hoạt động
giảng dạy của giáo viên giữ vai trò chủ đạo,học sinh vừa là đối
tượng khách thể của hoạt động dạy,vừa là chủ thể của nhận thức.
Tính tự giác ở học sinh là tiền đề để hình thành tính tích cực nhận
thức, đặc biệt là chức năng tư duy. Tính tích cực nhận thức cao hình
thành ở học sinh tính độc lập nhận thức.
Sử dụng câu hỏi trong giảng dạy lí thuyết GDQP-AN sẽ góp phần
tạo nên sự thành công trong việc lĩnh hội kiến thức của học sinh,
giúp học sinh nhớ bài sâu hơn, kĩ hơn.

2.2.

Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Đa số học sinh lĩnh hội kiến thức còn mang tính thụ động, chưa

nghiên cứu các vấn đề được học, chưa có tinh thần ham muốn vươn
lên nắm bắt các tri thức quốc phòng, quân sư, an ninh. Khả năng
nhớ sâu, nhớ kĩ chưa có.

2.3.
-

Giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề: (Sử dụng câu hỏi trong
những tiết học, buổi học lí thuyết GDQP-AN lớp 12)
Chuẩn bị.

Các tư liệu tham khảo có liên quan đến lĩnh vực quốc phòng, an ninh,
như “ Cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân Việt nam” . Sách
giáo khoa GDQP-AN lớp 12

2


-

Hình thành câu hỏi cho những tiết học bài học lí thuyết GDQP-AN
lớp 12.
( Bài: Một số hiểu biết về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân)
* Tư tưởng chỉ đạo của Đảng về thực hiện nhiệm vụ quốc phòng ,an
ninh trong thời kì mới.
- Hãy nêu khái niệm cơ bản về quốc phòng? Quốc phòng toàn
dân? An ninh quốc gia? An ninh nhân dân?
- Hãy nêu những tư tưởng chỉ đạo của Đảng?

* Nhiệm vụ, nội dung, biện pháp xây dựng nền quốc phòng toàn dân,

an ninh nhân dân trong thời kì mới.
- Hãy nêu đặc điểm xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh
nhân dân?
- Nêu mục đích xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân
dân?
- Hãy nêu nội dung xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh
nhân dân ?
- Nêu những biện pháp chủ yếu xây dựng nền quốc phòng toàn
dân, an ninh nhân dân vững mạnh hiện nay?
- Trách nhiệm của học sinh trong xây dựng nền quốc phòng toàn
dân, an ninh nhân dân là gì?
( Bài: Tổ chức quân đội và công an nhân dân Việt nam )
* Tổ chức và hệ thống tổ chức của quân đội nhân dân Việt nam .
- Hãy nêu tổ chức quân đội nhân dân Việt nam?
- Hãy nêu hệ thống tổ chức quân đội nhân dân Việt nam?
* Chức năng nhiệm vụ chinh của một số cơ quan, đơn vị trong quân
đội nhân dân Việt nam?
- Hãy nêu chức năng nhiệm vụ chinh của Bộ quốc phòng?
- Hãy nêu chức năng nhiệm vụ chinh của Bộ tổng tham mưu và cơ
quan tham mưu các cấp trong quân đội nhân dân Viêt nam?

3


- Hãy nêu chức năng nhiệm vụ chinh của Tổng cục chính tri và cơ
quan chính trị các cấp trong quân đội nhân dân Viêt nam?
- Hãy nêu chức năng nhiệm vụ chinh của Tổng cục Hậu cần và cơ
quan hậu cần các cấp trong quân đội nhân dân Viêt nam?
- Hãy nêu chức năng nhiệm vụ chinh của Tổng cục Kĩ thuật và cơ
quan kĩ thuật các cấp trong quân đội nhân dân Viêt nam?

- Hãy nêu chức năng nhiệm vụ chinh của Tổng cục Công nghiệp
quốc phòng ,cơ quan đơn vị sản xuất quốc phòng trong quân đội
nhân dân Viêt nam?
- Hãy nêu chức năng nhiệm vụ chinh của Quân khu, quân đoàn,
quân chủng, binh chủng trong quân đội nhân dân Viêt nam?
- Hãy nêu chức năng nhiệm vụ chinh của Bộ đội Biên phòng
trong quân đội nhân dân Viêt nam?
* Quân hiệu, cấp hiệu và phù hiệu của Quân đội nhân dân Việt nam.
- Hãy nêu Quân hiệu, cấp hiệu và phù hiệu của Quân đội nhân
dân Việt nam.?
* Tổ chức và hệ thống tổ chức của Công an nhân dân Việt nam.
- Hãy nêu tổ chức của Công an nhân dân Việt nam?
- Hãy nêu hệ thống tổ chức của Công an nhân dân Việt nam?
* Chức năng nhiệm vụ chinh của một số cơ quan, đơn vị trong Công an
nhân dân Việt nam?
- Hãy nêu chức năng nhiệm vụ chinh của Bộ Công an trong
Công an nhân dân Việt nam?
- Hãy nêu chức năng nhiệm vụ chinh của Tổng cục An ninh
trong Công an nhân dân Việt nam?
4


- Hãy nêu chức năng nhiệm vụ chinh của Tổng cục Cảnh sát
trong Công an nhân dân Việt nam?
- Hãy nêu chức năng nhiệm vụ chinh của Tổng cục Xây dựng lực
lượng trong Công an nhân dân Việt nam?
- Hãy nêu chức năng nhiệm vụ chinh của Tổng cục Hậu cần
trong Công an nhân dân Việt nam?
- Hãy nêu chức năng nhiệm vụ chinh của Tổng cục Tình báo
trong Công an nhân dân Việt nam?

- Hãy nêu chức năng nhiệm vụ chinh của Tổng cục Kĩ thuật
trong Công an nhân dân Việt nam?
- Hãy nêu chức năng nhiệm vụ chinh của Bộ Tư lệnh cảnh vệ
trong Công an nhân dân Việt nam?
- Hãy nêu chức năng nhiệm vụ chinh của Văn phòng trong Công
an nhân dân Việt nam?
- Hãy nêu chức năng nhiệm vụ chinh của Thanh tra trong Công
an nhân dân Việt nam?
- Hãy nêu chức năng nhiệm vụ chinh của Cục quản lí trại giam
trong Công an nhân dân Việt nam?
- Hãy nêu chức năng nhiệm vụ chinh của Vụ tài chính trong
Công an nhân dân Việt nam?
- Hãy nêu chức năng nhiệm vụ chinh của Vụ pháp chế trong
Công an nhân dân Việt nam?
- Hãy nêu chức năng nhiệm vụ chinh của Vụ Hợp tác quốc tế
trong Công an nhân dân Việt nam?
- Hãy nêu chức năng nhiệm vụ chinh của Công an xã trong Công
an nhân dân Việt nam?
* Quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu của Công an nhân dân Việt nam.
- Hãy nêu hệ thống cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ
công an nhân dân?
( Bài: Nhà trường Quân đội, Công an và tuyển sinh đại học)
5


* Hệ thống nhà trường quân đội.
- Hãy kể tên các học viện trong Quân đội nhân dân Việt nam?
- Hãy kể tên các Trường sĩ quan, trường đại học, cao đẳng trong
Quân đội nhân dân Việt nam?
* Tuyển sinh đào tạo sĩ quan bậc đại học trong các trường quân đội.

- Hãy nêu đối tượng tuyển sinh đào tạo sĩ quan bậc đại học
trong các trường quân đội?
- Hãy nêu tiêu chuẩn tuyển sinh đào tạo sĩ quan bậc đại học
trong các trường quân đội?
- Hãy nêu cách tổ chức tuyển sinh đào tạo sĩ quan bậc đại học
trong các trường quân đội?
* Hệ thống nhà trường Công an nhân dân.
- Hãy nêu hệ thống nhà trường Công an nhân dân?
* Tuyển sinh đào tạo đại học trong các trường Công an nhân dân.
- Hãy nêu mục tiêu, nguyên tắc tuyển chọn vào các trường
Công an nhân dân?
- Hãy nêu tiêu chuẩn và điều kiện tuyển chọn vào các trường
Công an nhân dân
- Hãy nêu ưu tiên tuyển chọn sinh viên, học viên vào các
trường Công an nhân dân?
- Việc tuyển chọn ,đào tạo công dân ở miền núi, vùng cao,
vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo vào Công an nhân dân như thế nào?
- Việc chọn cử học sinh, sinh viên, cán bộ Công an nhân dân
đào tạo tại các cơ sở giáo dục ngoài Công an nhân dân như thế nào?
( Bài: Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt nam và luật Công an nhân
dân.
* Vị trí, chức năng của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt nam.
- Hãy nêu khái niệm về sĩ quan, nghạch sĩ quan của Quân đội
nhân dân Việt nam?

6


- Hãy nêu vị trí chức năng của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt
nam?

* Tiêu chuẩn của sĩ quan; lãnh đạo, chỉ huy, quản lí sĩ quan; điều kiện
tuyển chọn đào tạo sĩ quan; nguồn bổ sung sĩ quan tại ngũ.
- Nêu tiêu chuẩn chung của sĩ quan?
- Việc lãnh đạo, chỉ huy, quản lí đội ngũ sĩ quan như thế nào?
- Hãy nêu điều kiện tuyển chọn đào tạo sĩ quan?
- Hãy nêu nguồn bổ sung sĩ quan tại ngũ?
* Nhóm nghành, cấp bậc, chức vụ của sĩ quan.
- Hãy nêu nhóm nghành của sĩ quan?
- Hãy nêu hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan?
- Hãy nêu hệ thống chức vụ cơ bản của sĩ quan?
* Nghĩa vụ , trách nhiệm và quyền lợi của sĩ quan quân đội nhân dân Việt
nam.
- Hãy nêu nghĩa vụ của sĩ quan?
- Hãy nêu trách nhiệm của sĩ quan?
- Hãy nêu quyền lợi của sĩ quan?
* Vị trí chức năng, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Công an nhân
dân.
- Hãy nêu khái niệm về sĩ quan, hạ sĩ quan và công nhân viên
chức?
- Hãy nêu vị trí , chức năng của Công an nhân dân?
- Hãy nêu nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Công an nhân
dân?
* Tổ chức của Công an nhân dân.
- Nêu hệ thống tổ chức của Công an nhân dân Việt nam?
- Nêu chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn cụ thể và cơ cấu tổ chức
của Công an nhân dân Việt nam?
- Việc chỉ huy trong Công an nhân dân như thế nào?
- Việc tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân như thế nào?
7



* Cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ và chức vụ cơ bản trong
Công an nhân dân.
- Hãy phân loại sĩ quan,hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân?
- Hãy hệ thống cấp bậc hàm sĩ quan ,hạ sĩ quan, chiến sĩ công
an nhân dân?
- Hãy nêu đối tượng, điều kiện, thời hạn xét phong, thăng cấp
bậc hàm sĩ quan ,hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân?
- Hãy hệ thống chức vụ cơ bản và cấp hàm sĩ quan Công an
nhân dân?
- Hãy hệ thống cấp bậc hàm của sĩ quan Công an nhân dân?
* Nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của sĩ quan, hạ sĩ quan,chiến sĩ
Công an nhân dân.
- Hãy nêu nghĩa vụ, trách nhiệm và những việc sĩ quan, hạ sĩ
quan,chiến sĩ Công an nhân dân không được làm?
- Hãy nêu quyền lợi của sĩ quan, hạ sĩ quan,chiến sĩ Công an
nhân dân.?
* Trách nhiệm của học sinh Trung học phổ thông tham gia xây dựng đội
ngũ sĩ quan quân đội, Công an.
- Hãy nêu trách nhiệm công dân đối với nghĩa vụ bảo vệ tổ
quốc?
- Hãy nêu trách nhiệm của học sinh Trung học phổ thông đối
với nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc?
( Bài: Công tác phòng không nhân dân)
* Sự hình thành và phát triển công tác phòng không nhân dân.
- Nêu khái niệm chung về công tác phòng không nhân dân?
- Nêu sự hình thành và phát triển của công tác phòng không
nhân dân?
* Một số vấn đề cơ bản về công tác phòng không nhân dân trong tình
hình mới.

- Hãy nêu xu hướng phát triển của tiến công hỏa lực?
8


- Hãy nêu phương thức phổ biến tiến hành tiến công hỏa lực củ
địch?
- Hãy nêu đặc điểm, yêu cầu công tác phòng không nhân dân?
- Hãy nêu nội dung công tác phòng không nhân dân?
- Việc tổ chức, chỉ đạo công tác phòng không nhân dân ở các
cấp như thế nào?
( Bài: Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc.)
* Những vấn đề chung về an ninh quốc gia.
- Bảo vệ an ninh quốc gia là gì?
- Hãy nêu nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia?
- Hãy nêu nội dung bảo vệ an ninh quốc gia?
* Học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ quốc.
- Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ
quốc?
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,với
bản thân,đồng nghiệp và nhà trường.
Trong quá trình giảng dạy, việc sử dụng câu hỏi phù hợp với nội
dung, yêu cầu bài học đòi hỏi bản thân phải nỗ lực phấn đấu, tự học, tự
rèn luyện, tìm tòi, đọc nhiều tài liệu, có những câu hỏi hay , đáp án đúng
sinh động, được đồng nghiệp hưởng ứng và công nhận. Phong trào học
tập của học sinh đối với môn GDQP-AN được đi lên, để biết được hiệu
quả của sử dụng câu hỏi trong những tiết học, buổi học lí thuyết, tôi lấy 4
lớp kiểm tra thí điểm:
Nhóm A gồm 2 lớp12A7 và 12A8. Có sử dụng câu hỏi trong quá trình
giảng bài.
Nhóm B gồm 2 lớp 12A5 và 12A6. Không sử dụng câu hỏi trong quá

trình giảng bài.
( Nhóm A và nhóm B có trình độ tương đương nhau)
Kết quả kiểm tra như sau:

9


Bài KT

Bài KT1

Bài KT2

Bài KT3

Bài KT4

Chất lượng
% Điểm 910

A

16

17

15

20


B

11

8

9

12

% Điểm7-8

A

42

40

43

45

B

38

39

40


37

% Điểm 5-6 A

38

40

39

34

B

40

43

42

44

A

4

3

3


1

B

11

10

9

7

% Điểm< 5

Ghi chú: A ( Hai lớp 12A7 và 12A8 )
B ( Hai lớp 12A5 và 12A6 )
KT ( Kiểm tra )
Căn cứ vào kết quả thống kê ở bảng trên ta thấy ở tất cả các bài kiểm tra, tỉ lệ
điểm 7-8 và 9-10 ở nhóm A luôn cao hơn ở nhóm B, điểm 5-6 và dưới 5 ở nhóm
A nhỏ hơn nhóm B. Điều đó cho chúng ta thấy sử dụng câu hỏi hợp lí trong quá
trình giảng dạy vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu, lĩnh
hội kiến thức của các em học sinh. Chính vì thế mà sự thành công của tiết học,
buổi học không thể thiếu các câu hỏi trong quá trình truyền đạt kiến thức cho
các em học sinh. Trong năm học 2016-2017 tôi có 4 em học sinh được công
nhận là học sinh giỏi cấp tỉnh, trong đó có một em đạt giải nhất cấp quốc gia nội
dung nhận thức. 4 em học sinh này đều học ở các lớp 12A7 và 12A8.
3. Kết luận, kiến nghị.
- Kết luận.
Qua nghiên cứu đề tài, tôi rút ra một số kết quả sau:
+ Việc sử dụng câu hỏi hợp lí trong quá trình giảng dạy là cần thiết và

không thể thiếu được.
+ Phát huy được tính tự giác, tích cực của học sinh. Học sinh sẽ hiểu
kiến thức sâu hơn.
- Kiến nghị.

10


Nhà trường liên tục trang bị những tài liệu có nội dung về lĩnh vực
quốc phòng, an ninh, những băng đĩa tư liệu có hình ảnh liên quan đến
quốc phòng, an ninh để cho giáo viên và học sinh học tập, tham khảo.
Tài liệu tham khảo.
+ Sách giáo khoa GDQP-AN lớp 12
+ Sách giáo viên GDQP-AN lớp12
+ Cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân Việt nam( Những bài viết
trong thời kì kháng chiến trên các báo Đảng)
+ Công tác Đảng công tác chính trị trong quân đội nhân dân Việt nam.
( Trương Xuân Dũng )
+ Băng đĩa “ Sốc và kinh hoàng” ( Trung tâm thông tin – Bộ quốc
phòng)
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh hóa ngày 20/05/2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.

Nguyễn Đình Đạt


11


12



×