Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

skkn biện pháp quản lý hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ giáo viên – công nhân viên và học sinh trường PTDTNT điểu xiểng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (712.37 KB, 30 trang )

BM 01-Bia SKKN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG PTDTNT – THCS&THPT ĐIỂU XIỂNG
Mã số: ................................
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC
PHÁP LUẬT CHO CÁN BỘ - GIÁO VIÊN – CÔNG NHÂN
VIÊN VÀ HỌC SINH TRƯỜNG PTDTNT ĐIỂU XIỂNG

Người thực hiện: KIỀU MẠNH HÀ
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn: ............................. 
(Ghi rõ tên bộ môn)

- Lĩnh vực khác: ……………………….
(Ghi rõ tên lĩnh vực)
Có đính kèm: Các sản phẩm khơng thể hiện trong bản in SKKN

 Mơ hình

 Đĩa CD (DVD)

 Phim ảnh


(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)

Năm học: 2016 - 2017

 Hiện vật khác




BM02-LLKHSKKN

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Kiều Mạnh Hà
2. Ngày, tháng, năm sinh: 18/06/1979
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: Ấp Nông Doanh – Xã Xuân Định – Huyện Xuân Lộc – Tỉnh

Đồng Nai.
5. Điện thoại: 0946729119

(CQ): 0613.721.899

6. E-mail:
7. Chức vụ: Hiệu trưởng
8. Nhiệm vụ được giao (quản lý, đoàn thể, cơng việc hành chính, cơng việc chun
mơn, giảng dạy mơn, lớp, chủ nhiệm lớp,…): Hiệu trưởng
9.


Đơn vị công tác: Trường PTDTNT – THCS&THPT Điểu Xiểng

II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chun mơn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sĩ
- Năm nhận bằng: 2016
- Chuyên ngành đào tạo: Quản lý giáo dục
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chun mơn có kinh nghiệm: Quản lý
- Số năm có kinh nghiệm: 14 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ Biện pháp giáo dục đạo đức cho cho học sinh ở trường PTDTNT.
+ Xây dựng những phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở
trường PTDTNT.
+ Biện pháp cải thiện đời sống cho nhân viên bảo vệ, phục vụ và cấp
dưỡng ở trường PTDTNT Điểu Xiểng.

2


BM03-TMSKKN

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC
PHÁP LUẬT CHO CÁN BỘ - GIÁO VIÊN – CÔNG NHÂN VIÊN
VÀ HỌC SINH TRƯỜNG PTDTNT ĐIỂU XIỂNG
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
“Ngủ thì ai cũng như lương thiện
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền
Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”
(Hồ Chí Minh)

Bác Hồ đã dạy: “Có tài mà khơng có đức thì là người vơ dụng, có đức mà
khơng có tài thì làm việc gì cũng khó”. Xét trên mọi phương diện, giáo dục đạo
đức, lối sống, giáo dục pháp luật đóng góp một phần rất quan trọng tạo nên nhân
cách của mỗi con người. Như vậy, phổ biến, giáo dục pháp luật là hoạt động có
định hướng, tổ chức, chủ định, chủ thể giáo dục pháp luật tác động lên các đối
tượng giáo dục nhằm hình thành tri thức, tình cảm và thái độ tôn trọng pháp luật
theo những yêu cầu của pháp luật.
Hiện nay, chúng ta đang phải đối diện với việc ngồi xã hội có gì, trong
nhà trường có đó. Hệ quả là những vụ án giết người dã man, cố ý gây thương tích
mà đối tượng gây án là học sinh và nạn nhân chính là bạn học và thầy cô giáo của
các em. Việc bùng phát hiện tượng học sinh hút thuốc, uống rượu, tiêm chích ma
tuý và vướng vào những tệ nạn xã hội đang là vấn đề nhức nhối đặt ra cho các
nhà quản lý giáo dục. Sở dĩ xảy ra những hiện tượng nêu trên là do các em chưa
được giáo dục hoặc được giáo dục nhưng chưa đầy đủ về việc chấp hành pháp
luật. Vì vậy, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên
của quá trình thi hành pháp luật và có vai trò hết sức quan trọn g trong q trình
giáo dục đạo đức cho học sinh, khơng chỉ riêng đối với học sinh mà cả thầy cô
giáo - những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ này cũng phải được phổ biến,
giáo dục triệt để, để họ có đủ kiến thức truyền tải đến đối tượng được giáo dục.
Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác này. Trong rất
nhiều Văn kiện của Đảng và pháp luật của Nhà nước đã đề cập đến công tác phổ
biến giáo dục pháp luật. Trong đó, Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của
Ban Bí thư Trung ương Đảng đã khẳng định: “Phổ biến, giáo dục pháp luật là
một bộ phận của cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của tồn bộ
hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng….”, và nhiều chương trình,
đề án, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp cũng đã đề cập đến
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

3



Trường dân tộc nội trú là nơi tập trung học tập của con em đồng bào các
dân tộc sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, nơi mà đời sống kinh tế, xã hội còn nhiều
khó khăn, phong tục, tập quán còn lạc hậu. Điều kiện học tập còn nhiều thiếu
thốn, hẫng hụt về kiến thức, …. Từ thực tiễn công tác và hoạt động quản lý giáo
dục tại trường nội trú, cũng như nhận thức được ý nghĩa, vai trò và tầm quan
trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Bản thân tôi nhận thấy việc xây
dựng những phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ - giáo viên –
công nhân viên và học sinh là một việc làm có ý nghĩa vơ cùng to lớn của một
người làm công tác quản lý giáo dục. Với mong muốn nâng cao hiệu quả hoạt
động công tác quản lý ở trường nói chung và cơng tác tun truyền phổ biến, giáo
dục pháp luật cho cán bộ - giáo viên – cơng nhân viên và học sinh nói riêng, tôi
đã chọn vấn đề “Biện pháp quản lý hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật
cho cán bộ - giáo viên – công nhân viên và học sinh trường PTDTNT Điểu
Xiểng” làm đề tài nghiên cứu của mình.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục và đào tạo toàn diện của các nhà trường, từ
yêu cầu tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, ngay từ đầu những năm 80, Đảng
và Nhà nước ta đã chủ trương đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường. Qua quá
trình đổi mới đất nước, xây dựng “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” và
một “xã hội công dân” đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh,
đồng bộ, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, xây dựng một xã hội
trong đó mọi người đều có ý thức tơn trọng pháp luật, tự nguyện tuân thủ và
nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, có tinh thần bảo vệ pháp luật, sống và làm
việc theo pháp luật. Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, coi trọng công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật nhất là từ khi có đường lối đổi mới của Đảng từ đại hội
lần thứ VI đến nay. Trong văn kiện Đại hội VI của Đảng đã xác định rõ: “Đưa
việc dạy pháp luật vào hệ thống các trường học của Đảng của Nhà nước (kể cả

các trường phổ thông, đại học) của các đoàn thể nhân dân”.
Cơ sở pháp lý của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là các văn bản quy
phạm pháp luật quan trọng trong qúa trình xây dựng, hồn thiện hệ thống pháp
luật. Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật thể chế hoá các Nghị
quyết của Đảng, khẳng định vai trò chiến lược của công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật trong nhà trường, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện phổ
biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.
Điều 31- Hiến pháp năm 1992 nêu rõ: “Nhà nước ta tạo điều kiện để cơng
dân phát triển tồn diện, giáo dục ý thức công dân, sống và làm việc theo Hiến
pháp và pháp luật”.

4


Trong quá trình đổi mới, nhận thấy rõ tầm quan trọng của công tác tuyên
truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều biện
pháp nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân. Đặc biệt
là những năm gần đây, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã được thực hiện
theo các chương trình, kế hoạch cụ thể được Chính phủ phê duyệt. Sau khi Thủ
tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 02/1998 về tăng cường phổ biến, giáo dục
pháp luật trong giai đoạn hiện nay và Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg ngày
7/01/1998 về việc ban hành Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật từ năm 1998 đến năm 2002 và thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật, cơng tác phổ biến, giáo dục đã có những chuyển biến
mạnh mẽ. Để tiếp tục đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật lên một tầm cao
mới, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, xây dựng Nhà
nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, ngày 9/12/2003, Ban Bí thư Trung
ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý
thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Để đổi mới và đẩy mạnh công tác

phổ biến, giáo dục pháp luật, nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức tôn trọng pháp
luật đòi hỏi mỗi cán bộ, giáo viên, công nhân viên chúng ta phải xác định rõ việc
học tập, nghiên cứu để hiểu biết pháp luật, thi hành nghiêm chỉnh pháp luật là
trách nhiệm của mình, phải là những người gương mẫu trong việc giữ gìn kỷ
cương phép nước. Ngày 20/6/2012, kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII thơng qua
Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013.
Lần đầu tiên nước ta có một văn bản Quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý
cao dưới hình thức văn bản luật để điều chỉnh các hoạt động về công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật. Tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất, góp phần bảo
đảm mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền và được tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận
thơng tin về pháp luật, qua đó nâng cao hiểu biết pháp luật và ý thức tuân thủ,
chấp hành pháp luật của công dân.
2. Cơ sở thực tiễn
Hàng ngày, trên các phương tiện thông tin đại chúng, ta vẫn nghe thấy các
hiện tượng vi phạm pháp luật từ những việc nhỏ nhặt nhất như: xô xát, đánh
nhau, gây rối …đến việc đau lòng nhất là giết người. Mà đối tượng vi phạm đa số
là những em trong độ tuổi vị thành niên. Hành động thiếu ý thức của các em gây
nỗi đau cho bao gia đình và xã hội. Vì thế, việc phổ biến, giáo dục pháp luật và ý
thức chấp hành pháp luật có nghĩa vơ cùng quan trọng. Công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật luôn luôn giữ vị trí quan trọng trong đời sống xã hội.
Có thể nói rằng, thực tiễn thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay có nhiều
biểu hiện tương đối tốt. Thực hiện Đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam,
chính sách của nhà nước, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, công tác
5


tuyên truyền pháp luật của các cơ quan chức năng; tất cả những nhân tố đó đã tạo
cho người dân một cái nhìn tổng quan và chính xác nhất về pháp luật, từ đó,
người dân chấp hành, tuân thủ và thực hiện pháp luật một cách tự giác, chủ động
và nghiêm chỉnh. Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà

trường ngày càng được đẩy mạnh, phổ biến kịp thời, đầy đủ, tạo chuyển biến tích
cực trong việc nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp
luật của cán bộ, giáo viên, công nhân viên và các em học sinh trong nhà trường.
Từng bước đưa công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật đi vào nề nếp,
hình thành ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật.
Đứng trước thực trạng hiện nay phần lớn các em học sinh, đặc biệt là các
em sống trong môi trường nội trú, ít được giao lưu, tiếp xúc với bên ngồi, ngoài
việc chăm chú vào các kiến thức trong sách giáo khoa, còn lại những kiến thức
bên ngoài các em chưa thực sự nắm vững, đặc biệt là những vấn đề “nóng” của
xã hội. Nếu như các em khơng được tun truyền giáo dục kịp thời thì sẽ khơng
bắt nhịp kịp với những thay đổi đó. Chính vì lẽ đó, với cương vị là một người
làm công tác quản lý, tôi đã thực hiện đề tài này bằng cách đưa ra một số biện
pháp để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động phổ biến, giáo dục pháp
luật cho cán bộ - giáo viên – công nhân viên và học sinh trường.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần nâng cao ý thức pháp luật, văn hoá
pháp lý của mọi thành viên trong xã hội trong đó có học sinh, sinh viên. Trong
giai đoạn hiện nay, vấn đề củng cố, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ở nước
ta đang là một vấn đề cấp thiết. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà
nước, quản lý xã hội, thực hiện Nhà nước quản lý bằng pháp luật, mở rộng dân
chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, Đại hội
Đảng lần thứ VII đã khẳng định: “điều kiện quan trọng để phát huy dân chủ là
xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa, nâng cao dân trí, trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức pháp luật của
nhân dân”. Để củng cố và tăng cường pháp chế đòi hỏi phải áp dụng nhiều biện
pháp đồng bộ trong đó có việc nâng cao trình độ văn hoá pháp lý, xây dựng ý
thức pháp luật ở mỗi người dân. Chỉ khi nào trong xã hội mọi cơng dân đều có ý
thức pháp luật, ln tn thủ pháp luật và có hành vi phù hợp với yêu cầu, đòi
hỏi của hệ thống pháp luật, mới có thể thực hiện quản lý Nhà nước, quản lý xã
hội bằng pháp luật và điều này chỉ có thể hình thành và thực hiện được trên cơ sở

tiến hành giáo dục pháp luật.
Hàng năm, lãnh đạo trường luôn quan tâm, hỗ trợ các tổ chun mơn, Đồn
– Đội xây dựng kế hoạch hoạt động tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật
trong năm học. Nhờ vậy, mà trong những năm qua công tác phổ biến, giáo dục

6


pháp luật tại đơn vị đã dần được chú trọng, trở thành một nhiệm vụ thường xuyên
của nhà trường.
Để thực hiện tốt công tác quản lý hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật
cho cán bộ - giáo viên – công nhân viên và học sinh trường, bản thân tôi đã xây
dựng các kế hoạch triển khai cụ thể, có sự phân công phân nhiệm cho các bộ
phận khác nhau trong nhà trường để cùng thực hiện và có chế độ thông tin báo
cáo kịp thời kết quả triển khai thực hiện của các bộ phận. Trong giới hạn của đề
tài, tôi xin đưa ra một số giải pháp đã được triển khai thực hiện có hiệu quả ở đơn
vị.
1. Phổ biến, giáo dục pháp luật thơng qua chương trình học chính
khóa - bộ mơn Giáo dục cơng dân
Bộ mơn Giáo dục công dân cung cấp những tri thức cơ bản, cần thiết nhất
về lĩnh vực đạo đức và pháp luật để hình thành ý thức về vị trí trách nhiệm của
cơng dân trong xã hội. Hình thành trong học sinh hành vi phù hợp với chuẩn mực
đạo đức. Rèn kỹ năng vận dụng các tri thức, tình cảm vào việc lý giải những vấn
đề chính trị, kinh tế, pháp luật từ đó định hướng đúng đắn cho hành vi của các em
trong các mối quan hệ xã hội. Nhằm đem lại lợi ích cho cá nhân, gia đình và tồn
cộng đồng.
Trong q trình giảng dạy giáo viên bộ mơn Giáo dục công dân nên kết
hợp nhiều phương pháp đặc trưng của bộ môn nhằm giúp học sinh lĩnh hội kiến
thức đạt được hiệu quả nhất định. Đa số nội dung pháp luật được đưa vào chương
trình dạy học chính khóa mơn Giáo dục cơng dân được thực hiện 1 tiết/1 tuần.

Dưới đây là một số bài học tiêu biểu có nội dung về kiến thức pháp luật trong
chương trình chính khóa mơn Giáo dục cơng dân cấp Trung học cơ sở.
Lớp 6: Bài 3: Tiết kiệm; Bài 12: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ
em; Bài 13: Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Bài 14: Thực
hiện trật tự an tồn giao thơng; Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập; Bài 16:
Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân
phẩm; Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; Bài 18: Quyền được bảo đảm
an tồn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín…
Lớp 7: Bài 9: Xây dựng gia đình văn hố; Bài 12: Sống và làm việc có kế
hoạch; Bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam;
Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; Bài 15: Bảo vệ di sản văn
hóa; Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tơn giáo; Bài 17: Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam; Bài 18: Bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị
trấn)…
Lớp 8: Bài 2: Liêm khiết; Bài 5: Pháp luật và kỷ luật; Bài 12: Quyền và
nghĩa vụ của cơng dân trong gia đình; Bài 13: Phòng chống tệ nạn xã hội; Bài 14:
Phòng chống nhiễm HIV/AIDS; Bài 15: Phòng ngừa tai nạn cháy, nổ và các chất
7


độc hại; Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người
khác; Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích cơng cộng;
Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân; Bài 19: Quyền tự do ngôn luận;
Bài 20: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Bài 21: Pháp luật
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…
Lớp 9: Bài 2: Tự chủ; Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn
nhân; Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế; Bài 14: Quyền và
nghĩa vụ lao động của công dân; Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp
lý của công dân; Bài 16: Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của
công dân; Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật…

2. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các buổi sinh hoạt Chi bộ;
họp Hội đồng sư phạm nhà trường; sinh hoạt chào cờ đầu tuần
Chi bộ là nơi sinh hoạt của đảng viên, lực lượng cốt cán nhà trường, là
những người tiên phong, gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động dạy học và các
phong trào của đơn vị. Vì vậy, việc phổ biến giáo dục pháp luật, cũng như cơng
tác giáo dục tư tưởng chính trị trong sinh hoạt chi bộ sẽ góp phần rất lớn trong
việc tuyên truyền, vận động cán bộ - giáo viên – công nhân viên nhà trường cùng
thực hiện đúng các đường lối chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của
Nhà nước. Trong các nội dung sinh hoạt chi bộ định kỳ hàng tháng đều có nội
dung về phổ biến, giáo dục pháp luật cho đảng viên, cụ thể là văn bản của cấp
trên, các thông tư, nghị định liên quan đến giáo dục, nội dung của các luật như:
luật giáo dục Trung học cơ sở và Trung học phổ thông; luật giáo dục nghề
nghiệp; luật dân sự; luật hình sự…
Định kỳ hàng tháng nhà trường đều tổ chức họp Hội đồng sư phạm toàn
trường để nhận xét, đánh giá hoạt động tháng qua, triển khai kế hoạch, phân công
nhiệm vụ hoạt động tháng tới. Thông qua đây, ban giám hiệu có thể lồng ghép
cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ - giáo viên - công nhân viên cụ
thể là những thông tư, những nghị định, những luật liên quan đến công tác giáo
dục, hướng nghiệp cho học sinh... Từ đó, giáo viên hiểu và áp dụng tuyên truyền
phổ biến, giáo dục pháp luật lại cho các em học sinh thông qua các hoạt động
giáo dục và lồng ghép vào nội dung các bài học chính khóa, các hoạt động ngoại
khóa, ngồi giờ lên lớp.
Ví dụ: Thông tư số: 58/2011/TT-BGDĐT (ngày 12/11/2011) của Bộ Giáo
dục và Đào tạo quy định về Quy chế đánh giá, xếp loại học viên Chương trình
giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và Trung học phổ thông; thông tư số:
12/2011/TT-BGDĐT (ngày 28/03/2011) của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành
điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thơng và trường phổ thơng có nhiều
cấp học; thông tư số: 04/2014 TT-BGDĐT (ngày 28/02/2014) của Bộ Giáo dục

8



và Đào tạo Ban hành quy chế quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt
động giáo dục ngồi giờ chính khóa;luật giáo dục nghề nghiệp…
Trong các buổi sinh hoạt chào cờ thứ hai đầu tuần ngoài việc nhận xét,
tổng kết hoạt động trong tuần qua, phổ biến kế hoạch, phương hướng công tác
hoạt động tuần mới, Ban giám hiệu, các tổ chun mơn, y tế, Đồn – Đội còn có
thể lồng ghép tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ - giáo viên –
công nhân viên và học sinh toàn trường. Cụ thể theo kế hoạch:
Thời gian
Nội dung sinh hoạt
Bộ phận thực hiện
Kỷ niệm 71 năm ngày cách mạng tháng
29/08/2016
Đoàn – Đội
8/1945 và Quốc khánh 02/9/1945
12/09/2016 Tìm hiểu về an tồn giao thơng đường bộ
Đồn – Đội
Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
26/09/2016
Cơng đồn
tích cực
03/10/2016 Rèn luyện kỹ năng sống
Tổ Hố-Sinh-Tin-CN
Truyền thơng phòng, chống dịch tay, chân,
10/10/2016
Y tế
miệng, cúm A H5N1...
Kỷ niệm 86 năm ngày Phụ nữ Việt Nam
17/10/2016

Cơng đồn
20/10
07/11/2016 Kỷ niệm ngày Pháp luật Việt Nam 9/11
Cơng đồn
Kỷ niệm 34 năm ngày nhà giáo Việt Nam
14/11/2016
Đồn – Đội
20/11
28/11/2016 Xây dựng tình bạn trong sáng
Đồn – Đội
05/12/2016 Sức khoẻ vị thành niên
Tổ Hố-Sinh-Tin-CN
12/12/2016 Phòng chống HIV/AIDS
Cơng đồn
Kỷ niệm 72 năm ngày thành lập QĐNDVN
19/12/2016
Đoàn – Đội
22/12
Kỷ niệm 67 năm ngày Học sinh – sinh viên
09/01/2017
Đoàn – Đội
VN 9/1
16/01/2017 Ý nghĩa ngày Tết cổ truyền Việt Nam
Tổ Văn-Sử-Địa-GDCD
Kỷ niệm 87 năm ngày thành lập ĐCS Việt
06/02/2017
Chi bộ
Nam 3/2
20/02/2017 Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh
Tổ Văn-Sử-Địa-GDCD

Kỷ niệm 107 năm ngày Quốc tế Phụ Nữ
06/03/2017
Cơng đồn
08/3
Kỷ niệm 86 năm ngày thành lập Đồn
20/03/2017
Đồn – Đội
TNCS Hồ Chí Minh 26/3
Kỷ niệm 42 năm ngày giải phóng Xn Lộc
03/04/2017
Đồn – Đội
09/4
Kỷ niệm 9 năm Ngày Văn hóa các dân tộc
17/04/2017
Cơng đồn
Việt Nam 19/4.
24/04/2017 Kỷ niệm 42 năm ngày giải phóng miền Đồn – Đội
9


Nam, thống nhất đất nước 30/4
Kỷ niệm 76 năm ngày thành lập Đội TNTP
08/05/2017
Đồn – Đội
Hồ Chí Minh
15/05/2017 Kỷ niệm 127 năm ngày sinh Bác Hồ
Đoàn – Đội
3. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động ngoại khóa,
hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp
Ngồi việc lồng ghép, tích hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ giáo viên – công nhân viên và học sinh thơng qua chương trình học chính khóa;

sinh hoạt chi bộ; họp hội đồng sư phạm nhà trường; chào cờ đầu tuần, để tác
động một cách toàn diện và sâu sắc hơn tới nhận thức của đối tượng được phổ
biến, giáo dục pháp luật thì chúng ta phải biết kết hợp nhiều biện pháp khác, đặc
biệt là thông qua các hoạt động bề nổi, hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục
ngồi giờ lên lớp với nhiều hình thức khác nhau như: nói chuyện pháp luật; thi
tìm hiểu pháp luật, viết báo tường, sinh hoạt theo chủ đề pháp luật, tọa đàm,
chuyên đề dạy học... nhằm góp phần củng cố những kiến thức các em được học
trong chương trình chính khóa. Từ đó, bồi dưỡng tình cảm, niềm tin pháp luật,
đồng thời rèn luyện, uốn nắn, hình thành hành vi ứng xử theo chuẩn mực pháp
luật quy định cho các em, giúp các em tiếp cận pháp luật toàn diện hơn, đầy đủ
hơn, sâu sắc hơn. Nội dung pháp luật được chú trọng phổ biến trong chương trình
hoạt động ngoại khóa, ngồi giờ lên lớp như: phòng chống tệ nạn xã hội; phòng
chống HIV/AIDS; tác hại của rượu, bia, thuốc lá; bạo lực gia đình, an tồn giao
thơng, bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, bảo vệ quyền trẻ em… Chính những hoạt
động thiết thực này đã góp phần tích cực đến quá trình hình thành nhân cách, lối
sống lành mạnh, trong sáng cho các em và tạo niềm tin nơi phụ huynh học sinh
đối với công tác Giáo dục và Đào tạo của nhà trường trong những năm qua.
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật luôn giữ một vị trí quan trọng trong
đời sống xã hội, đặc biệt là trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt
Nam xã hội chủ nghĩa. Vì thế, cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật phải được
triển khai một cách thường xuyên, kịp thời, rộng khắp, đặc biệt là đến cán bộ giáo viên - nhân viên và học sinh nhằm góp phần giáo dục pháp luật ra tồn xã
hội, giúp mọi người nắm vững các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước .Qua đó, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn
trọng pháp luật và hành vi chấp hành pháp luật một cách tự giác của mọi người
nhằm phòng ngừa và hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật, thực hiện nếp sống
văn minh, giữ gìn an ninh, trật tự an tồn xã hội góp phần ổn định mơi trường
giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối với thế hệ trẻ, hình thành ý
thức sống - làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
Học sinh là những chủ nhân tương lai của đất nước. Do vậy, ngay từ những
hành vi trong học tập và giao tiếp, nhà trường và gia đình phải cùng nhau phối

10


hợp để giúp các em hình thành thói quen ý thức chấp hành pháp luật từ những
việc cụ thể như: tham gia giao thông đúng luật; xây dựng cho các em có ý thức
trách nhiệm với bản thân, gia đình, trường, lớp… Thông qua công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật trong nhà trường sẽ cung cấp cho các em học sinh những kiến
thức pháp luật, xây dựng, hình thành ở các em nếp lao động, sinh hoạt và học tập
theo pháp luật. Từ đó, các em tự điều chỉnh hành vi của mình trong khn khổ
pháp luật một cách tự giác. Vì thế phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh là
một yêu cầu khách quan nhằm chuẩn bị một cách hệ thống cho thế hệ trẻ biết
sống và làm việc theo pháp luật, góp phần xây dựng một nhà nước pháp luật, một
xã hội có kỷ cương, có nề nếp.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Thiết nghĩ nếu công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở đơn vị có chất
lượng, đạt hiệu quả cao sẽ giúp cho các em có được những hiểu biết cơ bản về
pháp luật từ đó nâng cao ý thức, hành động của các em trước hết về việc chấp
hành nội qui của nhà trường, hình thành nền nếp, kỉ luật trong học tập, lao động,
sinh hoạt với nhau. Từ đó sẽ hình thành ở các em những chuẩn mực đạo đức cơ
bản trong học tập, cuộc sống hàng ngày, biết yêu thương cái đẹp của cuộc sống,
biết tránh những cám dỗ, lôi kéo của đối tượng vi phạm nội qui, quy chế của
pháp luật trong và ngoài nhà trường như hiện nay. Cùng với hiệu quả trên sẽ giúp
công tác giảng dạy của nhà trường ổn định hơn, phụ huynh học sinh an tâm hơn
về hiệu quả giáo dục của nhà trường. Có thể khẳng định cơng tác này là một giải
pháp cơ bản, hữu hiệu nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường hiện nay.
Trong những năm qua công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của nhà trường được
thực hiện khá đầy đủ nên đã tạo được sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức và
hành động của tập thể cán bộ - giáo viên – công nhân viên và học sinh của nhà
trường. Qua đó, nhà trường đã hoàn thành tốt mục tiêu nhiệm vụ của năm học,
chấp hành nghiêm chỉnh nội quy,quy chế của ngành và pháp luật của Nhà nước.

Các văn bản pháp luật mới ban hành được quán triệt đầy đủ, thường xuyên, góp
phần nâng cao trách nhiệm của cán bộ - giáo viên – công nhân viên và các em
học sinh, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần giữ vững
trật tự nền nếp nhà trường.
Sau hơn 05 năm đi vào hoạt động nhà trường đã đạt được một số thành tích
tiêu biểu cụ thể:

Đối với học sinh:
* Về cơng tác duy trì sĩ số: đạt 100%
* Về chất lượng giáo dục hai mặt:
- Năm học 2015 – 2016:
11


Khối
SHS
lớp

Hạnh kiểm
Tốt

Khá

Học lực

TB Yếu

6
99
93

6
0
0
7
103
97
6
0
0
8
99
91
8
0
0
9
97
91
5
1
0
Cộng 398
3726
25
1
0
*Kết quả cụ thể:
- Học sinh giỏi: 72HS = 19.35%
- Học sinh khá: 172HS = 43.22%
- Học sinh Trung bình: 138HS = 37.10%

- Học sinh yếu: 15HS = 4.03 %
- Học sinh kém: 01HS = 0.25 %
- Năm học 2016 – 2017:
Khối
SHS
lớp

Giỏi

Khá

TB

24
16
10
22
72

40
51
41
40
172

30
30
44
34
138


Hạnh kiểm
Tốt

Khá

TB Yếu

Yếu Kém
4
6
4
1
15

1
0
0
0
1

Học lực
Giỏi

Khá

TB

Yếu Kém


6
98
84
14
0
0
12
33
39
14
0
7
96
87
9
0
0
25
33
30
7
1
8
99
92
7
0
0
14
46

33
6
0
9
89
82
7
0
0
17
41
31
0
0
10
69
66
3
0
0
14
39
16
0
0
Cộng 451
411
40
0
0

82
192
149 27
1
*Kết quả cụ thể:
Cấp THCS:
- Học sinh giỏi: 68HS = 17.80 %
- Học sinh khá: 153HS = 40.05 %
- Học sinh Trung bình: 133HS = 43.82 %
- Học sinh yếu: 27HS = 7.07 %
- Học sinh kém: 1HS = 0.26 %
Cấp THPT:
- Học sinh giỏi: 14HS = 20,29 %
- Học sinh khá: 39HS = 56.51 %
- Học sinh Trung bình: 16HS = 23.19 %
- Học sinh yếu, kém: 0HS = 0 %
* Kết quả về một số kỳ thi và phong trào: Học sinh giỏi cấp tỉnh: 07 giải;
học sinh giỏi cấp huyện: 12 giải; tỉ lệ tốt nghiệp THCS là đạt 100%; thi sáng tạo
KHKT: 01 giải ba, 1 giải khuyến khích; hội khỏe Phù đổng cấp tỉnh đạt: 01 Huy
chương vàng, 03 huy chương Bạc và 03 huy chương đồng; hội khỏe Phù đổng
huyện đạt:3 huy chương vàng, 08 huy chương bạc, 02 huy chương đồng; Hội thi
tiếng hát học sinh – sinh viên cấp tỉnh đạt: 01 giải ba; hội thi “Sách – Người bạn
12


thân yêu” cấp tỉnh đạt: 01 giải nhì; ngày hội học sinh và Ngày Đoàn viên cấp huyện
đạt: 01 giải ba; hội thi “Tiếng hát vàng anh” đạt: 01 giải ba cấp huyện, 01 giải KK
cấp tỉnh....
Đối với giáo viên:
Giáo viên dạy giỏi cấp huyện là: 05 GV; Giáo viên đạt danh hiệu lao động

tiên tiến: 42; chiến sĩ thi đua cơ sở: 05; chiến sĩ thi đua tỉnh: 01 GV; thi ứng dụng
CNTT cấp tỉnh đạt 01 giải nhất, 01 giải ba; 03 giáo viên anh văn đạt chứng chỉ FCI;
thi kể chuyện học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM đạt: 02 giải ba, 02 giải
KK; giải nhất tồn đồn giải bóng đá Liên huyện Xn Lộc – Long Khánh – Cẩm
Mỹ; giải nhất giải bóng chuyền Cụm thi đua trực thuộc; thi tìm hiểu văn hóa – lịch
sử Đồng Nai đạt: 01 giải KK.
* Các Danh hiệu thi đua nhà Trường đạt được trong những năm qua:
Tập thể lao động tiên tiến; tập thể lao động xuất sắc; bằng khen của Bộ
trưởng Bộ giáo dục; cờ thi đua của UBND tỉnh Đồng Nai; cờ thi đua của sở giáo
dục và đào tạo Đồng Nai.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Những giải pháp mà tơi trình bày ở trên là được đúc kết từ quá trình triển
khai thực hiện ở đơn vị. Để nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật cho cán bộ - giáo viên – công nhân viên và học sinh cần xác định rõ mục
đích của cơng tác này. Theo đó, việc phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà
trường phải xuất phát từ nhu cầu giáo dục toàn diện, giúp đối tượng được giáo
dục nắm được những kiến thức cơ bản về pháp luật. Cần quan tâm nhiều hơn đến
thái độ và hành vi tự giác thực hiện pháp luật của học sinh. Để thực hiện tốt vấn
đề này, thì cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật phải phù hợp với lứa tuổi và
nhận thức của học sinh từng cấp học, từng thành phấn. Coi trọng việc vận dụng
tổ chức hình thức dạy học linh hoạt theo hướng tích hợp. Bên cạnh đó, có thể
tun truyền, phổ biến pháp luật cho học sinh bằng các hình thức sinh động như:
kể chuyện, xây dựng các tiểu phẩm, sân khấu hóa, xem hình ảnh, phim tư liệu…
vừa gây hứng thú vừa tác động tích cực tới nhận thức của học sinh một cách sâu
sắc hơn. Do đó, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh nhất thiết phải có sự
đồng thuận, thống nhất từ gia đình, nhà trường đến tồn xã hội nhằm xây dựng
mơi trường xã hội lành mạnh, từ đó, ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển và hoàn
thiện nhân cách của các em. Để đề tài hoạt động có hiệu quả hơn nữa, tơi mạnh
dạn có một số kiến nghị sau:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật dài hạn,

hàng năm, theo chuyên đề; bảo đảm các điều kiện vật chất cho công tác phổ biến
giáo dục pháp luật. Biên soạn sách giáo khoa, sách tham khảo, các tài liệu đa
dạng hơn về nội dung, phong phú hơn về hình thức, phù hợp hơn cho từng đối
tượng, vùng, miền nhưng đảm bảo kiến thức chuẩn và tính đồng bộ, thống nhất;
13


- Thực hiện nghiêm chỉnh Luật Giáo dục và Điều lệ trường phổ thông; Tăng
cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động chủ điểm,
các ngày lễ lớn với nhiều hình thức mới, phong phú và đa dạng.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, củng cố đội ngũ giáo viên dạy giáo
dục công dân, các lực lượng giáo dục trong nhà trường, cán bộ Đồn - Đội để có
kiến thức về giáo dục pháp luật, từ đó sẽ làm cơng tác phổ biến, giáo dục pháp
luật trong nhà trường.
- Xây dựng tủ sách pháp luật, các loại sách lý luận về Nhà nước pháp quyền,
hiến pháp, tạp chí các loại, sách hướng dẫn nghiệp vụ giảng dạy để giáo viên, học
sinh tham khảo nghiên cứu.
- Đa dạng hố các hình thức giáo dục pháp luật. Phối hợp giữa nhà trường,
gia đình và xã hội trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật được thực hiện qua
các buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm học, sơ kết, tổng kết; thông qua công
tác giáo viên chủ nhiệm phối hợp với phụ huynh, thông qua các hoạt động ngoại
khoá, các hoạt động xã hội của nhà trường…
Với mong muốn nâng cao hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ
- giáo viên – công nhân viên và học sinh trường PTDTNT Điểu Xiểng, tôi đã đưa
ra một số biện pháp mà đơn vị đã triển khai thực hiện và đạt được một số kết quả
nhất định. Tuy nhiên, đây là tôi mới chỉ đề cập phần nào đến kinh nghiệm của
bản thân tôi đã được chắt lọc qua thực tế hoạt động ở trường trong những năm
học qua, những việc bản thân tôi đã làm được chỉ là bước đầu, chắc hẳn khơng
tránh khỏi sự thiếu sót, mong nhận được những đóng xây dựng của quý ban giám
khảo, đồng nghiệp để tôi thực hiện tốt hơn công tác hoạt động phổ biến, giáo dục

pháp luật cho cán bộ - giáo viên – công nhân viên và học sinh với cương vị là
một nhà quản lý giáo dục.
Xin chân thành cảm ơn./.
VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương Huyền (2016). Các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục
Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.
2. Minh Ngọc (2015). Luật Giáo dục nghề nghiệp, Nhà xuất bản Lao động,
Hà Nội.
3. Minh Ngọc (2015). Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Nhà
xuất bản Lao động, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013). Giáo dục công dân 6, Nhà xuất bản
Giáo dục, Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013). Giáo dục công dân 7, Nhà xuất bản
Giáo dục, Hà Nội.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013). Giáo dục công dân 8, Nhà xuất bản
Giáo dục, Hà Nội.
14


7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014). Giáo dục công dân 9, Nhà xuất bản
Giáo dục, Hà Nội.
8. Văn kiện Đại hội của Đảng qua các thời kỳ.
VII. PHỤ LỤC
(Đính kèm kế hoạch triển khai cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm
2017; Kế hoạch triển khai nhiệm vụ năm học 2016 – 2017 về công tác pháp chế).
NGƯỜI THỰC HIỆN

Kiều Mạnh Hà

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI

TRƯỜNG PTDTNT – THCS & THPT ĐIỂU XIỂNG
Số: 05/KH-NTĐX

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Xuân Lộc, ngày 12 tháng 4 năm 2017

KẾ HOẠCH
Triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2017
Thực hiện kế hoạch số 859/KH-SGDĐT ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Sở
Giáo dục và Đào tạo Tỉnh Đồng Nai về triển khai công tác phổ biến giáo dục
pháp luật ngành Giáo dục và Đào tạo Tỉnh Đồng Nai năm 2017;
15


Trường PTDTNT – THCS & THPT Điểu Xiểng xây dựng kế hoạch phổ
biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) năm 2017, với những nội dung cụ thể sau.
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Nâng cao chất lượng và hiệu quả cơng tác PBGDPL trong nhà trường, góp
phần đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến các
đối tượng một cách thường xuyên, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý
thức tôn trọng pháp luật và hành vi chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức,
viên chức, giáo viên, nhân viên và học sinh - sinh viên; góp phần ổn định mơi
trường giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; hạn chế hành vi vi
phạm pháp luật, thực hiện nếp văn minh, giữ gìn an ninh - trật tự an tồn xã hội
của Tỉnh.
2. Yêu cầu
- Công tác PBGDPL phải đúng chủ trương, đường lối quan điểm chỉ đạo
của Đảng, Nhà nước và của ngành GD&ĐT.

- PBGDPL phải đảm bảo tính đồng bộ, tồn diện, hiệu quả và phù hợp
hình thức, biện pháp PBGDPL phải được đổi mới thường xuyên. Việc lựa chọn
nội dung, hình thức PBGDPL phù hợp với đối tượng theo hướng kết hợp thực
tiễn, học đi đôi với hành. Ngồi việc cung cấp thơng tin pháp luật, cơng tác
PBGDPL còn phải vận động CB,CC,VC và HS chấp hành pháp luật.
- Công tác PBGDPL trong ngành GD&ĐT Tỉnh được thực hiện tốt, phù
hợp với điều kiện thực tế, đáp ứng nhiệm vụ trọng tâm của ngành; từng bước
hồn thiện cơng tác PBGDPL một cách đầy đủ, đầu tư hợp lý các điều kiện phục
vụ cho công tác này.
- PBGDPL phải phù hợp với đặc điểm xã hội, văn hóa truyền thống và các
cuộc vận động, các phong trào lớn của ngành; phối hợp các lực lượng công tác
PBGDPL trong và ngoài ngành GD&ĐT tham gia thực hiện.
- Gắn chặt hơn nữa công tác PBGDPL với giáo dục đạo đức, giáo dục cơng
dân. Kết hợp giáo dục chính khóa với giáo dục ngoại khóa: tích hợp lồng ghép
nội dung pháp luật một cách hợp lý trong các môn học, Giáo dục công dân, Pháp
luật, đảm bảo sự liên thông về kiến thức giữa các cấp học và trình độ đào tạo. Kết
hợp giáo dục pháp luật thông qua các môn học với các hoạt động ngoài giờ lên
lớp, sinh hoạt chủ nhiệm, sinh hoạt dưới cờ.
II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Phổ biến kịp thời, thường xuyên các quy định pháp luật mới về giáo dục
và các quy định pháp luật phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng đối tượng
cán bộ, công chức, viên chức, nhà giáo, người lao động, người học thuộc phạm vi
quản lý của đơn vị. Tiếp tục lồng ghép việc triển khai, tuyên truyền Hiến pháp
2013; Nghị quyết số 29-NQ/TW; Nghị quyết số 44/NQ-CP; Quyết định số 2653/
16


QĐ-BGDĐT; Quyết định số 580/QĐ-BGDĐT ban hành Kế hoạch công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật năm 2015 của ngành giáo dục; Quyết định số 1141/QĐBĐHĐA ngày 29/3/2013 của Trưởng Ban điều hành Đề án “Nâng cao chất lượng
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường”; Nghị quyết số 88/2014/

QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa
giáo dục phổ thơng; Luật phổ biến, giáo dục pháp luật; Chiến lược phát triển giáo
dục giai đoạn 2011- 2020 và các văn bản hướng dẫn.
2. Phát động phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học;
sưu tầm hình ảnh, tư liệu phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong
chương trình chính khóa và ngoại khóa.
3. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tiếp tục thực hiện xã hội
hóa, đa dạng hóa, phát huy các hình thức nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật
trong các chương trình ngoại khóa và các hoạt động ngồi giờ lên lớp. Triển khai
Chương trình phổ biến, giáo dục ngoại khóa do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành. Nâng cao chất lượng giảng dạy kiến thức pháp luật trong chương trình
chính khóa.
4. Phát huy sự phối hợp giữa ngành giáo dục, ngành tư pháp và các cơ
quan, tổ chức liên quan trong việc triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật.
5. Tiếp tục thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ
năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ giáo viên môn giáo dục công dân,
báo cáo viên và cán bộ phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Tổ chức
các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, hội thi học sinh giỏi, giáo viên giỏi môn giáo dục
công dân; báo cáo viên pháp luật giỏi cấp trường.
6. Tổ chức thực hiện “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam - ngày 9 tháng 11” trên địa bàn Tỉnh.
7. Tổ chức lấy ý kiến góp ý Bộ luật Hình sự (sửa đổi) theo Quyết định số
2631/QĐ-BGDĐT ngày 24/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành Kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức lấy ý kiến đối với dự
thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi).
8. Tiếp tục thực hiện, bổ sung, nâng cao chất lượng việc quản lý và khai
thác Tủ sách pháp luật theo Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010
của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật; tổng
hợp, xây dựng Danh mục sách pháp luật để bổ sung sách, tài liệu mới cho Tủ

sách pháp luật và các phương tiện, thiết bị, tài liệu, học liệu hỗ trợ công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật.
9. Tập trung phổ biến những nội dung cơ bản, chủ yếu của các văn bản
Luật được Quốc hội thơng qua. Tích cực phổ biến những chủ trương, chính sách,
văn bản pháp luật do Bộ Giáo dục và Đào tạo, HĐND, UBND Tỉnh ban hành.
17


Kết hợp việc phổ biến văn bản pháp luật với các cuộc vận động lớn, các phong
trào thi đua. Đồng thời, PBGDPL cần gắn với nội dung cuộc vận động “Học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và các phong trào chủ đề, chủ
điểm của ngành giáo dục và đào tạo.
1. Đối tượng PBGDPL
1.1. Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên
- Tập trung phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành, các
chuyên đề pháp luật có liên quan chuyên ngành, lĩnh vực công tác: Hiến pháp
2013, Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13, Luật Bảo vệ mơi trường số
55/2014/QH13, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quốc tịch số 56/2014/
QH13, Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13, Luật Căn cước công dân số
59/2014/QH13, Luật Hộ tịch số 60/2014/QH13, Luật Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Thi hành án dân sự số 64/2014/QH13, Luật Nhà ở số
65/2014/QH13, Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13, Luật Giáo dục nghề
nghiệp số 74/2014/QH13, Luật Tổ chức chính quyền địa phương số
77/2015/QH13, Luật Nghĩa vụ quân sự số 78/2015/QH13, Luật Ban hành văn
bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13, Luật Tài nguyên, môi trường biển và
hải đảo số 82/2015/QH13, Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13, Luật An
toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13, Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại
biểu Hội đồng nhân dân số 85/2015/QH13, Luật Người khuyết tật số
51/2010/QH12, Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13; Luật Tố cáo số
03/2011/QH13; Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật số 14/2012/QH13, Bộ luật Lao

động số 10/2012/QH13, Luật Cơng đồn số 12/2012/QH13, Luật Giáo dục đại
học số 08/2012/QH13, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
số 46/2014/QH13, Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13; Luật Tiếp công dân
số 42/2013/QH13, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen
thưởng số 39/2013/QH13, Luật Việc làm số 38/2013/QH13; Luật Thuế thu nhập
cá nhân năm 2007 được sửa đổi, bổ sung năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Quản lý thuế năm 2012; Luật sửa đổi các Luật về thuế năm 2014;
Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009; Luật Xây dựng năm 2014;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2012;
Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí số 44/2013/QH13; Luật Phòng cháy và
chữa cháy sửa đổi, bổ sung số 40/2013/QH13; Luật phòng, chống nhiễm vi rút
gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) và các văn
bản hướng dẫn thi hành; Tổ chức triển khai lấy ý kiến góp ý dự thảo Bộ luật Hình
sự (sửa đổi).
- Công tác xây dựng, bảo vệ Tổ quốc: Luật Quốc phòng năm 2005, Luật
Biên giới quốc gia 2003, Luật Biển Việt Nam năm 2012. Tăng cường phổ biến

18


Luật Nghĩa vụ quân sự cho thanh niên trong độ tuổi nhập ngũ, đủ điều kiện nhập
ngũ, chuẩn bị nhập ngũ.
- Phổ biến các quy định của Chính phủ, Bộ GD&ĐT, HĐND- UBND
Thành phố liên quan đến hoạt động quản lý, giáo dục tại đơn vị, hợp tác, đầu tư
nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục; Điều lệ nhà trường tương ứng với các bậc
học; Đạo đức nhà giáo; các quy định về dạy thêm, học thêm như: Thông tư số
17/2012/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm, các quy định về chun
mơn nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
1.2. Học sinh
- Tập trung phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành, các

chuyên đề pháp luật có liên quan chun ngành, lĩnh vực cơng tác:
- Luật Giáo dục năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009; Luật Giáo dục
đại học năm 2012; Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều Bộ luật Hình sự năm 2009, Luật Biển Việt Nam năm 2012; Luật
Giao thông đường bộ năm 2008; Luật Phòng, chống ma túy sửa đổi năm 2008;
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007, Luật Bình đẳng giới năm 2006,
Luật Hơn nhân và gia đình số 52/2014/QH13, Luật Bảo vệ môi trường số
55/2014/QH13, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, Luật Người
khuyết tật số 51/2010/QH12; Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng
suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); Luật An toàn thực phẩm năm
2010, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí số 44/2013/QH13, Luật Việc làm
năm 2013, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy
năm 2013; Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13, Luật Nghĩa vụ quân
sự số 78/2015/QH13, Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số
82/2015/QH13, và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Các văn bản quy phạm về công tác quản lý, đánh giá xếp loại người học:
Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu
học; Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học
sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông; Thông tư số 39/2010/TTBGDĐT ban hành Quy định về đánh giá, xếp loại công tác học sinh, sinh viên
của trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp; Thông tư số
27/2011/TT-BGDĐT ban hành Quy chế công tác học sinh, sinh viên nội trú trong
cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; Thông tư số 22/2014/TTBGDĐT ban hành Quy chế đào tạo TCCN; Quyết định số 4458/QĐ-BGDĐT
Quy định về xây dựng trường học an tồn, phòng chống tai nạn, thương tích
trong trường phổ thông; Quyết định số 72/2008/QĐ-BGDĐT ban hành Quy định
tổ chức các hoạt động thể thao ngoại khóa cho HSSV.
- Các văn bản quy định về công tác thi tuyển, tuyển sinh, chế độ cho người
học: Thông tư số 01/2015/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ trường cao đẳng; Thông
19



tư số 02/2015/TT-BGDĐT ban hành quy chế thi THPT quốc gia; Thông tư số
03/2015/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2015 của Bộ GD&ĐT ban hành quy
chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy.
- Vấn đề phòng, chống bạo hành, buôn bán, xâm hại trẻ em, các quy định
xử phạt vi phạm hành chính có liên quan đến trẻ em trong giao thông đường bộ,
trong lĩnh vực an ninh - trật tự an toàn xã hội và một số văn bản khác có liên
quan đến đối tượng này.
1.3. Đối tượng khác có liên quan đến giáo dục
Tập trung phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đầu tư
trong lĩnh vực giáo dục; bảo vệ môi trường; chăm lo sự nghiệp giáo dục, tôn vinh
nhà giáo và nghề dạy học.
2. Nâng cao chất lượng công tác PBGDPL của ngành
- Đội ngũ CBCCVC làm công tác PBGDPL phải thường xuyên trau dồi
kiến thức pháp luật, cập nhật văn bản quy phạm pháp luật mới và tham dự đầy đủ
các lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ PBGDPL do Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tư
pháp và Phòng Tư pháp huyện tổ chức.
- Nâng chuẩn chuyên môn người làm công tác pháp chế, tiếp tục thực hiện
công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng PBGDPL cho đội ngũ
giáo viên môn giáo dục công dân, đặc biệt kỹ năng sử dụng tốt các phương tiện
thông tin nhằm tuyên truyền, PBGDPL hiệu quả.
- Đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa trong cơng tác PBGDPL tại đơn vị, đầu
tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cho công tác PBGDPL đạt hiệu quả cao,
đưa những thông tin pháp luật đến các đối tượng một cách nhẹ nhàng nhưng sâu
sắc, tăng cường đưa nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trong các hoạt động
ngoại khóa, hoạt động ngồi giờ lên lớp, đặc biệt là tổ chức tốt Ngày pháp luật,
đảm bảo nâng cao ý thức pháp luật để từ đó mọi người tuân thủ một cách tự giác.
- Tủ sách pháp luật của các cơ sở giáo dục phải trưng bày các văn bản quy
phạm pháp luật mới, có liên quan trực tiếp đến công tác quản lý, giáo dục tại đơn
vị,… Các văn bản này được thường xuyên cập nhật theo quy định; bố trí Tủ sách
pháp luật đảm bảo CB,CC,VC và HS-SV tiện tham khảo, nghiên cứu.

3. Đổi mới, sáng tạo kết hợp chặt chẽ các hình thức PBGDPL
- Đối với giáo dục phổ thông: Nâng cao chất lượng dạy và học môn đạo
đức, môn giáo dục công dân theo hướng cung cấp các kiến thức, rèn luyện các kỹ
năng thực hiện quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền và nghĩa vụ trong
các lĩnh vực pháp luật gắn với cuộc sống và học tập của học sinh.
- Tuyên truyền miệng, biên soạn phát hành tài liệu tuyên truyền; niêm yết
văn bản trên các bản tin của đơn vị; phổ biến trên các phương tiện thông tin của
ngành. Kết hợp các phương pháp: phổ biến kết hợp tổ chức thực hiện; tuyên
20



×