Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Hiệu ứng lan tỏa thông tin xung quanh việc phát hành cổ phần thêm của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE và HNX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
-----------------------------------------

VÕ THÀNH NAM

HIỆU ỨNG LAN TỎA THÔNG TIN XUNG
QUANH VIỆC PHÁT HÀNH CỔ PHẦN THÊM
CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN
CHỨNG KHOÁN HOSE VÀ HNX

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
-----------------------------------------

VÕ THÀNH NAM

HIỆU ỨNG LAN TỎA THÔNG TIN XUNG
QUANH VIỆC PHÁT HÀNH CỔ PHẦN THÊM
CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN
CHỨNG KHOÁN HOSE VÀ HNX
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ : 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN THỊ HẢI LÝ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài “Hiệu ứng lan tỏa thông tin
xung quanh việc phát hành cổ phần thêm của các công ty niêm yết trên sàn chứng
khoán HOSE và HNX” là công trình nghiên cứu của riêng Tôi dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS.Trần Thị Hải Lý.
Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi sẽ chịu trách nhiệm về nội dung Tôi đã trình bày
trong luận văn này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 11 năm 2016
Người thực hiện luận văn

Võ Thành Nam


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
TÓM TẮT ................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI......................................................................................... 2
1.1


Sự cần thiết vấn đề nghiên cứu:.................................................................................. 2

1.2

Mục tiêu nghiên cứu: ................................................................................................... 3

1.3

Câu hỏi nghiên cứu: ..................................................................................................... 3

1.4

Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................................... 3

1.5

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ............................................................................. 4

1.6

Kết cấu bài nghiên cứu:............................................................................................... 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
ĐÂY ............................................................................................................................................. 6
2.1

Cơ sở lý thuyết.............................................................................................................. 6

2.2 Các nghiên cứu liên quan đến hiệu ứng lan tỏa thông tin và phát hành cổ phần
thêm.......................................................................................................................................... 7

2.2.1 Các nghiên cứu về hiệu ứng lan tỏa thông tin và phát hành cổ phần thêm cho
kết quả tác động tiêu cực lên hiệu quả của công ty phát hành hoặc công ty đối thủ .... 7
2.2.2 Các nghiên cứu về hiệu ứng lan tỏa thông tin và phát hành cổ phần thêm cho
kết quả tác động tích cực lên hiệu quả của công ty phát hành hoặc công ty đối thủ ...14
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................... 24
3.1.

Dữ liệu nghiên cứu ..................................................................................................... 24

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 28

3.2.1 Phương pháp nghiên cứu sự kiện ............................................................................28
3.2.2 Xây dựng các biến trong mô hình nghiên cứu........................................................29
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM...................................................... 41
4.1

Phản ứng của thị trường đối với thông báo SEO .................................................... 44


4.2

Phản ứng của thị trường đến công ty đối thủ đối với thông báo thông tin SEO.. 46

4.3 Hồi quy đa biến kiểm định mức độ tác động của các biến đến TSSL công ty đối
thủ xung quanh ngày thông báo SEO ................................................................................. 48
4.4 Hồi quy Probit kiểm định khả năng thực hiện thông báo SEO của công ty đối thủ
sau khi công ty SEO thông báo phát hành cổ phần thêm. ................................................ 52
4.5


Kiểm định hiệu quả trong dài hạn của của công ty SEO và công ty đối thủ ........ 55

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ........................................................................................................ 58
5.1.

Kết quả nghiên cứu và các hàm ý: ........................................................................... 58

5.2.

Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo: ................................................................. 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Tên tiếng Việt

Tên tiếng Anh

AR

Suất sinh lợi bất thường

Abnormal Returns

CAR


Suất sinh lợi bất thường tích lũy

Commulative Abnormal
Return

CRSP

Trung tâm nghiên cứu giá chứng khoán

Center for Research in
Securities Prices

GICS

Chuẩn phân ngành toàn cầu

Global Industry
Classification Standards

HNX

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

HOSE

Sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Ho Chi Minh Stock

IPO


Hanoi Stock Exchange

Hồ Chí Minh

Exchange

Phát hành cổ phiếu ra công chúng lần

Initial Public Offering

đầu
OLS

Bình phương nhỏ nhất thông thường

Ordinary least squares

SEO

Phát hành cổ phần bổ sung

Seasoned equity offerings

TSSL

Tỷ suất sinh lợi cổ phiếu

Return



DANH MỤC CÁC BẢNG
TÊN BẢNG
Bảng 2.1. Tóm tắt các nghiên cứu trước đây
Bảng 3.1. Tóm tắt phân ngành các doanh nghiệp theo tiêu chuẩn
của GICS
Bảng 3.2. Tóm tắt các thông báo phát hành cổ phần thêm từ năm
2010 đến 2015
Bảng 3.3. Tóm tắt các công ty trong danh mục các công ty SEO
Bảng 3.4. Tóm tắt các công ty trong danh mục các công ty đối thủ
Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến liên quan đến đợt phát hành
SEO
Bảng 4.2. Thống kê mô tả các biến của công ty SEO và công ty đối
thủ tương ứng
Bảng 4.3. Phản ứng của thị trường đối với thông báo SEO
Bảng 4.4. Phản ứng của thị trường đến công ty đối thủ đối với
thông báo thông tin SEO
Bảng 4.5. Phân tích hồi quy về hiệu ứng lan tỏa thông tin đối với
công ty đối thủ
Bảng 4.6. Hồi quy probit xác định các nhân tố tác động đến khả
năng công ty đối thủ thực hiện thông báo SEO.
Bảng 4.7. Hiệu quả trong dài hạn của công ty SEO và công ty đối
thủ sử dụng phương pháp Calendar time portfolio.

TRANG
18
26
27
36
37
41

43
44
46
48
52
55


1

TÓM TẮT
Bài nghiên cứu kiểm tra hiệu ứng lan tỏa thông tin xung quanh việc phát hành cổ
phần thêm của các công ty niêm yết trên hai sàn HOSE và HNX. Bài nghiên cứu
thực hiện dựa trên nghiên cứu “Information spillovers around seasoned equity
offerings” của hai tác giả Daniel Bradley và Xiaojing Yuan năm 2013. Tác giả dùng
mẫu dữ liệu gồm 130 thông báo phát hành cổ phần của công ty SEO và 3589 quan
sát thông báo phát hành cổ phần của công ty đối thủ tương ứng. Tổng số quan sát
trong suốt thời kỳ nghiên cứu từ năm 2010 đến năm 2015 là 3719 quan sát. Bài
nghiên cứu cho thấy việc phát hành cổ phần thêm có tác động tích cực đến các công
ty đối thủ trong ngành (1.6%). TSSL mua và nắm giữ cổ phiếu trong 1 năm và biến
động tỷ suất sinh lợi của công ty đối thủ 1 năm trước ngày công ty SEO nộp hồ sơ
lên Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước xin phát hành cổ phần thêm cũng tác động tích
cực đến TSSL của công ty đối thủ cùng ngành. Tuy nhiên, tỷ số nợ điều chỉnh theo
ngành của công ty đối thủ và công ty SEO lại tác động tiêu cực đến TSSL của công
ty đối thủ cùng ngành. Tác giả thực hiện nghiên cứu trong dài hạn để xem hiệu quả
của việc phát hành cổ phần thêm trong dài hạn. Tuy nhiên kết quả không có ý nghĩa
thống kê trong dài hạn.
Từ khóa: Phát hành cổ phần thêm, hiệu ứng lan tỏa thông tin.



2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1

Sự cần thiết vấn đề nghiên cứu:

Việc nghiên cứu xem ảnh hưởng của lan tỏa thông tin trong thông báo phát hành cổ
phần thêm của một công ty ảnh hưởng như thế nào đến TSSL của các công ty cùng
ngành là rất quan trọng, góp phần giúp các công ty đối thủ có quyết định đúng đắn
trong việc thông báo phát hành cổ phần để huy động vốn. Ngoài việc nghiên cứu về
ảnh hưởng của lan tỏa thông tin của việc thông báo SEO, trên thế giới còn nghiên
cứu về việc lan tỏa thông tin từ thông báo IPO, quyết định mua bán và sáp nhập,
quyết định mua lại cổ phần...Chính các quyết định tài chính này ảnh hưởng rất lớn
đến các quyết định của công ty đối thủ, ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công
ty nên nó đã thúc đẩy rất nhiều các nghiên cứu trên thế giới. Một số nghiên cứu điển
hình trên thế giới về ảnh hưởng của việc lan tỏa thông tin về thông báo SEO, mua
bán sáp nhập, IPO...ảnh hưởng đến TSSL của các công ty cùng ngành như nghiên
cứu về quyết định IPO của Benveniste và cộng sự năm 2002, Hsu và cộng sự năm
2010, mua bán và sáp nhập của Burns và Liebenberg năm 2011, Song và Walking
năm 2000, Funke và cộng sự năm 2008, Shahrur và Venkateswaran năm 2009, mua
lại cổ phần của Erwin và Miller năm 1998. Tuy nhiên vấn đề nghiên cứu ảnh hưởng
của việc lan tỏa thông tin trong việc phát hành cổ phần thêm lên công ty đối thủ tại
thị trường chứng khoán Việt Nam là một vấn đề còn mới và ít được thực hiện
nghiên cứu. Đó là lý do mà tác giả chọn vấn đề “Hiệu ứng lan tỏa thông tin xung
quanh việc phát hành cổ phần thêm của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch
chứng khoán HOSE và HNX” làm đề tài nghiên cứu.
Mẫu dữ liệu gồm 130 thông báo phát hành cổ phần thêm từ năm 2010 đến năm
2015. Tương ứng với 130 thông báo phát hành cổ phần của công ty SEO là 3589
quan sát thông báo phát hành cổ phần của công ty đối thủ. Tổng số quan sát trong

suốt thời kỳ nghiên cứu từ năm 2010 đến năm 2015 là 3719 quan sát. Trong bài tác
giả chỉ thu thập những thông báo phát hành cổ phần thêm có số tiền thu được từ đợt
phát hành từ 50 tỷ trở lên, trong đó tập trung chủ yếu vào năm 2010 (28 thông báo),


3

năm 2014 (28 thông báo), năm 2015 (31 thông báo). Tỷ suất sinh lợi bất thường tích
lũy trung bình trong ba ngày (-1,+1) là -0.6% đối với các công ty thông báo thông
tin SEO và 1.6% đối với các công ty cùng ngành tương ứng. Điều này phù hợp với
các nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Myers và Majluf năm 1984, Masulis
và Korwar năm 1986, Asquith và Mullins năm 1986.
Cuối cùng tác giả nghiên cứu hiệu quả dài hạn của các công ty SEO và các công ty
đối thủ sau thông báo SEO sử dụng phương pháp Calendar time portfolio. Kết quả
nghiên cứu cho thấy rằng các công ty đối thủ chưa từng thực hiện thông báo SEO có
hiệu quả dài hạn tốt hơn các công ty có thực hiện thông báo thông tin SEO. Tuy
nhiên kết quả này không có ý nghĩa thống kê.
1.2

Mục tiêu nghiên cứu:

Bài nghiên cứu kiểm định mức độ tác động của việc thông báo SEO của một công
ty đến thành quả của công ty cùng ngành trong ngắn hạn và dài hạn.
Kiểm định khả năng thực hiện thông báo phát hành cổ phần thêm của công ty đối
thủ sau thông báo của công ty SEO cùng ngành.
1.3

Câu hỏi nghiên cứu:

Để làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu của đề tài, bài nghiên cứu trả lời ba câu hỏi

nghiên cứu sau đây:
-Việc thông báo phát hành cổ phần thêm có ảnh hưởng đến thành quả của công ty
cùng ngành không?
-Các công ty cùng ngành có tiến hành thông báo phát hành cổ phần thêm theo sau
các công ty SEO hay không?
-Trong dài hạn hiệu quả của công ty SEO và các công ty cùng ngành sau thông báo
thông tin SEO có khác nhau không?
1.4

Phương pháp nghiên cứu:

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng.


4

Dữ liệu nghiên cứu của bài là cross-sectional time series, các biến được sắp xếp
theo sự kiện trong mẫu gồm 130 sự kiện thông báo thông tin SEO và 3589 quan sát
thông báo phát hành cổ phần của công ty đối thủ cùng ngành tương ứng. Để kiểm
định sự tác động của thông báo thông tin SEO đến hiệu quả của công ty đối thủ tác
giả sử dụng phương pháp bình phương bé nhất thông thường (OLS). Bài nghiên cứu
sử dụng mô hình hồi quy Probit dùng để kiểm định khả năng thực hiện thông báo
SEO của công ty đối thủ sau 6 tháng kể từ ngày thông báo SEO của công ty SEO
với biến giả là RIVALCARDUM. Biến này được thiết lập bằng 1 khi công ty cùng
ngành có quyết định thông báo SEO sau 6 tháng kể từ ngày công ty SEO có thông
báo thông tin SEO và bằng 0 nếu ngược lại. Ngoài ra bài nghiên cứu còn sử dụng
các kiểm định ttest, phương pháp hồi quy Sureg để hồi quy đồng thời hai mô hình
cùng một lúc để kiểm tra sự khác nhau trong hệ số hồi quy giữa hai mô hình trong
dài hạn. Trong quá trình tính toán tác giả có dùng sự hỗ trợ của phần mềm Excel và
phần mềm Stata 12 để phân tích dữ liệu.

1.5

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng của bài nghiên cứu là sự tác động của yếu tố rò rỉ thông tin khi một công
ty tiến hành thông báo thông tin SEO lên các công ty đối thủ cùng ngành.
Phạm vi nghiên cứu: Bài luận văn nghiên cứu cho những công ty niêm yết trên sàn
giao dịch chứng khoán HOSE và HNX từ năm 2010 đến 2015. Các công ty phải
thỏa mãn các điều kiện là công ty phi tài chính, có ngày giao dịch tối thiểu 150
ngày/ năm để có thể ước tính được tỷ suất sinh lợi bất thường, đồng thời dữ liệu của
các công ty trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu phải liên tục qua các năm để
có đầy đủ dữ liệu phục vụ cho công việc tính toán số liệu hiệu quả nhất.
1.6

Kết cấu bài nghiên cứu:

Chương 1: Giới thiệu đề tài. Chương này trình bày những nét khái quát về lý do
chọn đề tài, mục tiêu, phương pháp thực hiện và ý nghĩa của đề tài.


5

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước đây. Ở chương này
cung cấp những khái niệm cơ bản về SEO, trong đó bao gồm lý thuyết định thời
điểm thị trường để phát hành cổ phiếu. Đồng thời trong chương này cũng điểm qua
những kết quả chính của những bài nghiên cứu trước đây về các vấn đề liên quan
đến hiệu ứng lan tỏa thông tin và phát hành cổ phần thêm.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3 trình bày cách lấy dữ liệu, cách
thức xây dựng các biến để phục vụ cho các kiểm định trên chương trình Sata12.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam. Từ số liệu ở Chương 3, chương này

sẽ đưa ra kết quả trong quá trình phân tích số liệu.
Chương 5: Kết luận. Chương 5 sẽ tóm tắt lại kết quả và những hàm ý, những hạn
chế và hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.


6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC
NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
2.1

Cơ sở lý thuyết

SEO (Seasoned equity offerings):
Là hình thức chào bán cổ phần thêm nhằm mục đích huy động vốn bởi các công ty
đại chúng đang niêm yết. Việc chào bán cổ phần này có thể bán cho các cổ đông
hiện hữu, cổ đông mới hoặc cả hai. Trong phát hành cổ phần thêm gồm hai đợt phát
hành chính là phát hành cổ phiếu sơ cấp và phát hành cổ phiếu thứ cấp.
Sau khi IPO, công ty có thể có nhu cầu cần tài trợ vốn cho hoạt động sản xuất, đầu
tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển hay một số mục đích khác, các đợt phát
hành tiếp theo sau để tài trợ vốn đó được gọi là SEO. Có nhiều bằng chứng chỉ ra
rằng, các nhà quản lý của công ty sẽ phát hành cổ phiếu khi cổ phần bị định giá cao
hơn giá thị trường nhằm tối đa hóa lợi ích công ty. Trong phần này tác giả sẽ trình
bày về lý thuyết định thời điểm thị trường trong việc phát hành cổ phiếu.
Hiệu ứng lan tỏa thông tin: Hiệu ứng lan tỏa thông tin xảy ra khi một công ty công
bố thông tin về một sự kiện, có thể liên quan đến phát hành cổ phần hoặc mua lại cổ
phần…Thông tin này không chỉ tác động lên chính công ty công bố sự kiện mà còn
gây ra tác động tích cực hoặc tiêu cực đến giá trị của các công ty khác.
Lý thuyết định thời điểm thị trường
Lý thuyết định thời điểm thị trường cho rằng các doanh nghiệp có xu hướng phát

hành cổ phiếu mới khi giá cổ phiếu đang cao và mua lại cổ phiếu khi giá thị trường
của cổ phiếu xuống thấp. Những giả định nhận xét về vấn đề này đơn giản chỉ là
những nhà quản trị tin rằng họ có thể gia nhập thị trường đúng lúc để tối đa hóa giá
trị của doanh nghiệp của họ và họ thực sự đang cố gắng làm điều đó.
Phần lớn các nhà quản trị tài chính đang cố gắng để tham gia vào thị trường cổ
phiếu đúng lúc, và họ sẽ mua lại hay phát hành cổ phiếu thường phụ thuộc vào giá


7

trị của cổ phiếu doanh nghiệp bị định dưới giá hoặc định giá quá cao so với giá trị
thị trường của cổ phiếu đó.Và đây là vấn đề quan trọng để xem xét trong quyết định
tài chính.
2.2

Các nghiên cứu liên quan đến hiệu ứng lan tỏa thông tin và phát hành

cổ phần thêm
2.2.1 Các nghiên cứu về hiệu ứng lan tỏa thông tin và phát hành cổ phần thêm
cho kết quả tác động tiêu cực lên hiệu quả của công ty phát hành hoặc công ty
đối thủ
Myers và Majluf (1984) trong nghiên cứu “Corporate financing and investment
decisions when firms have information that investors do not have” nghiên cứu về
tác động của công bố thông tin lên phản ứng giá cổ phiếu. Bài nghiên cứu cho thấy
sự bất cân xứng thông tin giữa nhà quản trị công ty và nhà đầu tư. Nhà quản trị công
ty nắm được những thông tin mà nhà đầu tư trên thị trường không có và cả nhà đầu
tư và nhà quản trị đều biết rõ điều này. Nhà đầu tư nhận ra được khi công ty phát
hành cổ phần cho thấy dấu hiệu công ty đang được định giá cao hơn giá trị thị
trường. Vì vậy các nhà đầu tư có xu hướng bán ra cổ phiếu đang nắm giữ và phản
ứng này gây ra tác động tiêu cực lên TSSL trong thời kỳ công bố thông tin.

Masulis và Korwar (1986) trong nghiên cứu “Seasoned equity offerings: an
empirical investigation” nghiên cứu xem xét tác động của việc thông báo phát hành
cổ phần bổ sung. Tác giả nghiên cứu cả đợt phát hành sơ cấp và thứ cấp, cả cổ
phiếu và trái phiếu.
Tác giả thu thập các thông báo phát hành cổ phần từ các báo cáo được đăng trên
Wall Street Journal Index và the Investment Dealer’s Digest trong giai đoạn từ 1963
đến 1980. Tác giả cũng loại các thông báo của các công ty tài chính và bảo hiểm ra
khỏi mẫu. TSSL của chứng khoán hàng ngày được thu thập từ dữ liệu CRSP.
Qua bài nghiên cứu cho thấy giá cổ phiếu giảm một cách có ý nghĩa khi công ty
thông báo phát hành cổ phần, bao gồm cả phát hành cổ phiếu và trái phiếu. Các


8

bằng chứng cho thấy thông tin chứa đựng trong các thông báo phát hành cổ phần bổ
sung có tác động đến giá cổ phiếu mạnh hơn đối với các công ty trong ngành công
nghiệp hơn là các công ty tiện ích. Lý giải cho điều này có liên quan đến số lần phát
hành thường xuyên của các công ty tiện ích. Ngoài ra tác giả còn cho thấy TSSL
của cổ phiếu xung quanh ngày thông báo phát hành cổ phần thì có tương quan
dương với tỷ lệ đòn bẩy của công ty.
Asquith và Mullins (1986) trong nghiên cứu “Equity issues and offering dilution”
nghiên cứu tác động của thông báo phát hành cổ phần lên giá chứng khoán trong
giai đoạn từ 1963 đến 1981.
Tác giả đã thu thập dữ liệu bao gồm 266 thông báo phát hành cổ phần từ năm 1963
đến năm 1981. Các thông báo được tác giả lấy từ các báo cáo đăng trên tạp chí the
Wall Street Journal. Các dữ liệu TSSL hàng ngày của chứng khoán được lấy từ
CRSP.
Qua bài nghiên cứu cho thấy giá chứng khoán giảm một cách có ý nghĩa thống kê
khoảng 2-3% xung quanh ngày thông báo phát hành cổ phần bổ sung. Đối với vấn
đề ngành, kết quả hồi quy chỉ ra rằng giá chứng khoán xung quanh ngày thông báo

phát hành cổ phần giảm có ý nghĩa thống kê và tương quan ngược chiều với khối
lượng cổ phần phát hành. Kết quả của sự thay đổi giá chứng khoán này không được
giải thích theo sự thay đổi trong cấu trúc vốn mà được giải thích theo lý thuyết cho
rằng khi công ty thông báo phát hành cổ phần đưa đến tín hiệu tiêu cực cho nhà đầu
tư. Nhà đầu tư cho rằng cổ phiếu bị định giá cao và làm giảm nhu cầu mua cổ phiếu
của họ.
Lucas và McDonald (1990) trong nghiên cứu “Equity issues and stock price
dynamics” nghiên cứu về quyết định phát hành cổ phần thêm dựa vào mô hình
“Infinite horizon”. Bài nghiên cứu cũng đưa ra lý thuyết thời điểm thị trường để dẫn
đến phát hành cổ phần. Nội dung chính của lý thuyết thời điểm thị trường cho rằng


9

công ty sẽ phát hành cổ phần khi giá cổ phiếu đang tăng, có thể giá cổ phiếu của
doanh nghiệp bị định giá cao trước khi công ty có thông báo SEO.
Tóm lại bài nghiên cứu này trình bày về lý thuyết thông tin, mô hình Infinite
horizon của việc quyết định phát hành cổ phần. Mô hình này dự báo về hành vi giá
cổ phiếu và giải thích về thời điểm phát hành cổ phiếu liên quan đến sự kiện thông
báo phát hành cổ phần. Nghiên cứu của tác giả đưa đến các kết luận. Thứ nhất, việc
phát hành cổ phần trung bình sẽ gia tăng khi TSSL bất thường cổ phiếu tăng, mặc
dù có sự khác nhau khi xem xét đến các doanh nghiệp khác nhau. Thứ hai, việc phát
hành cổ phần gia tăng khi TSSL bất thường gia tăng trong thị trường. Thứ ba, giá cổ
phiếu sẽ giảm xuống có ý nghĩa thống kê khi có thông báo phát hành cổ phần.
Trong mô hình của tác giả, giá của cổ phiếu giảm xuống tại thời điểm phát hành cổ
phần liên quan đến việc chi phí để đầu tư hiệu quả vì thông tin bất cân xứng, và lợi
ích giảm xuống ít thậm chí giá giảm nhiều.
Slovin và cộng sự (1992) trong nghiên cứu “Informational externalities of seasoned
equity issues” đã thực hiện nghiên cứu xem xét các tác động đến giá cổ phiếu của
ngân hàng thương mại hay ngân hàng đầu tư khi một ngân hàng khác đưa ra thông

báo về việc phát hành cổ phần. Để so sánh kết quả nghiên cứu với các doanh
nghiệp, tác giả cũng thực hiện nghiên cứu tương tự để xem tác động lên giá cổ
phiếu của các doanh nghiệp đối thủ khi một doanh nghiệp thông báo phát hành cổ
phần. Mô hình lý thuyết của tác giả dùng để dự đoán ngoại tác thông tin chứa đựng
trong danh mục nợ của ngân hàng, kết hợp với cấu trúc của các quy định ngân hàng
bao gồm ngoại tác thông tin trong ngành ngân hàng. Qua nghiên cứu của tác giả cho
thấy việc một ngân hàng thông báo phát hành cổ phần đưa ra một tín hiệu về triển
vọng ngành của các ngân hàng đối thủ. Tuy nhiên điều này không đúng với các
doanh nghiệp cùng ngành khi một doanh nghiệp thông báo phát hành cổ phần. Các
kết quả này ngụ ý chính sách về vai trò và tác động của quy định ngân hàng.
Để thực hiện kiểm định về tác động của thông báo phát hành cổ phần trên tác giả
chọn cơ sở dữ liệu về thông báo phát hành cổ phần của ngân hàng từ năm 1975 đến


10

1988, và của doanh nghiệp từ năm 1980 đến 1985. Đối với ngày phát hành chứng
khoán, t=0 là ngày đầu tiên thông báo phát hành cổ phần được đăng trên tạp chí the
Wall Street Journal. Ngày đăng ký phát hành được lấy từ dữ liệu của Registered
Offerings of Securities (ROS). Dữ liệu giá chứng khoán hàng ngày được lấy từ dữ
liệu của trung tâm Center for Research in Securities Prices (CRSP). Danh sách 17
ngân hàng trong mẫu bao gồm BankAmerica, Bank of Boston, Bankers Trust,
Chase Manhattan, Chemical New York, Citicorp, Continental Illinois, Cracker. First
Chicago, First Interstate, Irving, Manufacturers’ Hanover, Marine Midland, Mellon,
Morgan, Security Pacific, and Wells Fargo. Có tất cả 16 thông báo phát hành cổ
phần của các ngân hàng. Đối với các doanh nghiệp bao gồm 240 thông báo phát
hành cổ phần theo nguồn dữ liệu của Slovin, Sushka, và Hudson (1990).
Thông qua bài nghiên cứu cho thấy có phản ứng lên giá cổ phiếu khi một ngân hàng
thông báo phát hành cổ phần và tác giả tìm ra một phản ứng ngược chiều lên giá cổ
phiếu của ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư khác. Để so sánh với phản

ứng lên giá cổ phiếu khi một công ty cũng thông báo phát hành cổ phần thì tác giả
cũng thực hiện nghiên cứu tương tự. Tuy nhiên kết quả cho thấy không có tác động
lên giá cổ phiếu của các công ty cùng ngành khi một công ty tiến hành thông báo
phát hành cổ phần. Kết quả của tác giả cũng ủng hộ cho mô hình lý thuyết về việc
thông tin bất cân xứng liên quan đến nợ của nhóm khách hàng doanh nghiệp của
ngân hàng ảnh hưởng đến các ngân hàng khác khi một ngân hàng ra thông báo về
thông tin của khoản nợ đó. Kết quả nghiên cứu của tác giả cũng đóng góp cho việc
đưa ra chính sách về việc tạo ra một quy định áp dụng cho các ngân hàng tư nhân
làm hạn chế đưa ra các thông tin tạo ra các tác động xấu cho các ngân hàng thương
mại và ngân hàng đầu tư.
Loughran và Ritter (1997) trong nghiên cứu “The operating performance of firms
conducting seasoned equity offerings” xem xét hiệu quả các các doanh nghiệp thực
hiện thông báo phát hành cổ phần thêm trong dài hạn.


11

Để thực hiện nghiên cứu tác giả sử dụng 1338 thông báo phát hành cổ phần thêm từ
năm 1979 đến 1989 của các công ty niêm yết trên sàn NYSE, AMEX, và
NASDAQ. Các dữ liệu của công ty được lấy từ nguồn dữ liệu có sẵn trên
Compustat và CRSP.
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong dài hạn hiệu quả của các doanh nghiệp thực hiện
thông báo phát hành cổ phần thêm giảm đáng kể thông qua đo lường sự thay đổi của
các biến tài chính, sự thay đổi đáng kể là tại thời điểm phát hành. Bài nghiên cứu
cho thấy trung vị của lợi nhuận biên của các doanh nghiệp phát hành giảm từ 5.4%
vào cuối năm tài chính của năm phát hành xuống 2.5% của 4 năm sau đó. Trung vị
của TSSL trên tổng tài sản (ROA) giảm từ 6.3% xuống 3.2%. Trung vị của tỷ số thu
nhập trên tài sản giảm từ 15.8% xuống 12.1%. Việc giảm hiệu quả trong dài hạn
này còn mở rộng ra các công ty trong nền kinh tế và có ý nghĩa thống kê.
Erwin và Miller (1998) trong nghiên cứu “The intra-industry effects of openmarket share repurchases: contagion or competitive?”

Bài nghiên cứu trình bày về vấn đề mức độ của việc thông báo mua lại cổ phần có
tác động như thế nào đến giá cổ phiếu của công ty cạnh tranh cùng ngành. Tác giả
thu thập thông báo mua lại cổ phần từ mục “Reacquired Shares” của tạp chí Wall
Street Journal Index từ năm 1985 đến năm 1990. Từ những thu thập này tác giả có
được 1398 thông báo mua lại cổ phần trong đó có 644 thông báo mua lại cổ phần
vào quý bốn của năm 1987. Còn lại 754 thông báo cho các giai đoạn còn lại trong
đó có có 80 thông báo bị loại bỏ do thiếu dữ liệu từ trung tâm nghiên cứu giá chứng
khoán (CRSV). 317 thông báo bị loại bỏ do kéo dài từ những đợt thông báo trước
đó. 56 thông báo bị loại vì bị trùng khớp với những thông báo trước đó trong bài
báo mà tác giả thu thập. 61 thông báo tác giả loại ra vì là các thông báo của công ty
tài chính, công ty bất động sản và các công ty bảo hiểm. Cuối cùng, mẫu nghiên cứu
của tác giả còn lại 240 thông báo mua lại cổ phần của những công ty giao dịch mua
bán cổ phiếu trên ba sàn NYSE, AMEX, NASDAQ. TSSL hàng ngày được thu thập
từ CRSP và các dữ liệu tài chính kế toán được thu thập từ Compustat.


12

Tóm lại, bài nghiên cứu trình bày về mức độ tác động đến cổ phiếu công ty cùng
ngành khi một công ty tiến hành thông báo mua lại cổ phần. Nhìn chung, mặc dù thị
trường có phản ứng tích cực đối với thông báo mua lại cổ phần của các công ty mà
họ có kinh nghiệm, nhưng danh mục công ty đối thủ trong những ngành tương tự
mà họ có kinh nghiệm lại bị phản ứng giá ngược chiều với thông báo mua lại cổ
phần. Bài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hiệu ứng cạnh tranh có phản ứng mạnh hơn
hiệu ứng lây lan trong thông báo mua lại cổ phần. Nghiên cứu cho thấy rằng việc
thông báo mua lại cổ phần gây ra phản ứng lên giá của công ty mua lại làm tăng
3.35%. Tuy nhiên việc thông báo mua lại cổ phần này cũng làm giảm giá cổ phiếu 0.25% đối với danh mục ngành của các công ty đối thủ. Hơn nữa do TSSL giảm
xuống dẫn đến làm tổn thất một khoản chi phí cho các công ty cùng ngành khi thị
trường có một thông tin tốt từ việc mua lại cổ phần. Nhìn chung, hiệu ứng cạnh
tranh biểu hiện rõ ràng hơn hiệu ứng lây lan khi thị trường thông báo mua lại cổ

phần. Ngoài ra kết quả nghiên cứu còn ủng hộ cho giả thuyết việc thông báo mua lại
cổ phần sẽ cho thấy tín hiệu gia tăng thu nhập kỳ vọng để thay đổi vị trí cạnh tranh
của các công ty và làm tăng chi phí cho các công ty cùng ngành. Tuy nhiên khi tác
giả tiến hành kiểm tra chéo về TSSL của công ty đối thủ trong giai đoạn công ty
thông báo mua lại cổ phần thì cho thấy việc tác động của thông báo mua lại cổ phần
là khác nhau và phụ thuộc vào sự đóng góp của công ty trong ngành. Chẳng hạn
như những ngành mà công ty mua lại có ít kinh nghiệm hoặc có dòng tiền mặt thấp
thì sẽ phản ứng ngược chiều lên TSSL công ty mua lại -0.42%. Ngược lại những
ngành mà công ty mua lại có nhiều kinh nghiệm hoặc có dòng tiền mặt cao thì sẽ
phản ứng cùng chiều lên TSSL công ty mua lại là 0.09%.
Hsu và cộng sự (2010) trong nghiên cứu “The New Game in Town: Competitive
Effects” nghiên cứu về giá cổ phiếu, hiệu quả hoạt động, và khả năng thực hiện IPO
của một công ty sau khi một công ty thông báo tiến hành IPO để trở thành công ty
đại chúng. Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động của việc phát hành IPO lên các
công ty đối thủ và cung cấp các bằng chứng về việc các công ty có kinh nghiệm tiến
hành IPO gây ra các phản ứng tiêu cực lên các công ty đã phát hành IPO, nhưng lại


13

gây ra phản ứng tích cực đối với các công ty rút lui trong việc phát hành IPO. Tác
giả cũng đưa ra bằng chứng về hiệu quả hoạt động của các công ty đối thủ trong
ngành sau khi IPO. Trong nghiên cứu chéo tác giả cho thấy hiệu quả của công ty tốt
hơn nếu công ty có tỷ lệ đòn bẩy thấp thì công ty cần nới lỏng về tài chính hơn.
Tóm lại bài nghiên cứu cho thấy các đợt IPO gây ra tác động cạnh tranh lên các
công ty đối thủ trong cùng ngành. Các bằng chứng này mang đến nhiều lợi ích cho
các nhà đầu tư, đặc biệt là trong việc đánh giá rủi ro và TSSL của công ty có khả
năng IPO cao. Tương tự các công ty cạnh tranh cũng cần biết tác động của các đợt
IPO như thế nào lên vị trí cạnh tranh cũng như cách mà các công ty cạnh tranh phản
hồi lại. Bài nghiên cứu này cũng đưa ra một cách nhìn mới cho các nhà phân tích

xem liệu có quyết định IPO để đưa công ty trở thành công ty đại chúng không.
Trong khi các nghiên cứu trước đó tập trung chủ yếu vào lý thuyết thời điểm thị
trường cũng như là những chi phí trực tiếp hoặc gián tiếp trong việc phát hành IPO
như là chi phí bảo lãnh phát hành, định dưới giá, bài nghiên cứu đưa ra lợi ích của
tác động cạnh tranh từ các đợt phát hành IPO hiện hữu.
Daniel Bradley và Xiaojing Yuan (2013) trong nghiên cứu “Information spillovers
around seasoned equity offerings” nghiên cứu về hiệu ứng lan tỏa thông tin khi một
công ty thông báo phát hành cổ phần thêm lên các công ty đối thủ cùng ngành. Để
thực hiện nghiên cứu, tác giả đã lấy dữ liệu từ Thomson Financial Securities trong
suốt thời gian từ năm 1997 đến năm 2006. Mẫu dữ liệu của tác giả gồm 1777 thông
báo phát hành cổ phần thêm và 87897 quan sát tương ứng của công ty đối thủ ứng
với các thông báo phát hành hành cổ phần thêm của các công ty SEO. Kết quả
nghiên cứu cho thấy khi công ty SEO thông báo phát hành cổ phần làm cho TSSL
của công ty SEO giảm 2.48% và TSSL của công ty đối thủ tăng 0.14% có ý nghĩa
thống kê. Trong dài hạn tác giả đã dùng phương pháp Calendar time portfolio để
kiểm tra hiệu quả của công ty SEO và công ty đối thủ. Kết quả cho thấy công ty đối
thủ trong dài hạn có hiệu quả tốt hơn các công ty SEO 0.47%. Tuy nhiên hệ số
alpha ở cả hai nhóm đều không có ý nghĩa thống kê.


14

2.2.2 Các nghiên cứu về hiệu ứng lan tỏa thông tin và phát hành cổ phần thêm
cho kết quả tác động tích cực lên hiệu quả của công ty phát hành hoặc công ty
đối thủ
Lin và McNichols (1998) thực hiện nghiên cứu “Underwriting relationships,
analyst’ earnings forecasts and investment recommendations”.
Tác giả nghiên cứu về việc phát hành các báo cáo nghiên cứu bởi các nhà phân tích,
bao gồm cả nhân viên công ty, có tác động đến công ty thông qua mối quan hệ của
nhà bảo lãnh phát hành. Bài nghiên cứu nhằm nghiên cứu về việc tác động của bảo

lãnh phát hành dựa trên các dự báo thu nhập và các đề xuất. Các dự báo thu nhập
của các tổ chức bảo lãnh hàng đầu và các đề xuất thì được quan tâm hơn những đề
xuất của các nhà phân tích không liên kết. Mặc dù dự báo thu nhập của họ không tốt
hơn. Bài phân tích cũng kiểm tra xem liệu các nhà đầu tư nhận được các lời khuyên
khác nhau giữa các nhà đầu tư liên kết và không liên kết thì thì tỷ suất sinh lợi theo
sau các lời khuyên này có khác nhau hay không. Tác giả đã đưa ra các giả thuyết
dựa trên 3 vấn đề chủ yếu. Thứ nhất, liệu các lời đề xuất của các nhà bảo lãnh hàng
đầu có được quan tâm hơn các lời đề xuất của các nhà phân tích không liên kết
trước khi phát hành cổ phần không. Thứ hai, tác giả kiểm tra xem các nhà đầu tư
phản hồi như thế nào với các đề xuất của các nhà phân tích liên kết với nhà phân
tích không liên kết. Kiểm tra này cung cấp bằng chứng cho thấy sự phản ứng khác
nhau từ thị trường dưới các lời đề xuất của các nhà phân tích liên kết và không liên
kết. Thứ ba, tác giả kiểm tra TSSL trong dài hạn có sự khác nhau giữa đề xuất của
nhà phân tích liên kết và không liên kết không để cung cấp bằng chứng cho việc đề
xuất của các nhà phân tích liên kết thì cho hiệu quả yếu hơn các nhà phân tích
không liên kết
Để kiểm định các giả thuyết trên tác giả đã thu thập các biến về phát hành cổ phiếu,
dự báo thu nhập và các đề xuất, dự báo thu nhập dài hạn của các nhà phân tích, thu
nhập trên mỗi cổ phần (EPS), giá chứng khoán từ các công ty phát hành chứng
khoán từ Securities Data Company. Dữ liệu dự báo thu nhập trên mỗi cổ phiếu được


15

thu thập từ công ty Research Holdings. Dự báo thu nhập dài hạn được tác giả thu
thập từ I/B/E/S. Dữ liệu về EPS được thu thập từ cơ sở dữ liệu Compustat.
Thông qua bài nghiên cứu, tác giả cho thấy các nhà đầu tư có những phản hồi tương
tự về TSSL khi mua cổ phiếu theo đề xuất của các nhà bảo lãnh hàng đầu hay các
nhà đầu tư không liên kết. Tuy nhiên TSSL của việc nắm giữ cổ phiếu 3 ngày theo
như đề xuất của các nhà bão lãnh hàng đầu thì có ý nghĩa thấp hơn so với TSSL của

việc nắm giữ cổ phiếu theo đề xuất của các nhà phân tích không liên kết. Kết quả
của bài nghiên cứu này đề xuất rằng các nhà đầu tư dường như sẽ theo các lời đề
xuất từ các nhà phân tích chứng khoán hàng đầu khi mua cổ phiếu và theo lời đề
xuất của các nhà bảo lãnh khi bán cổ phiếu. TSSL của cổ phiếu trước khi có lời đề
xuất của các nhà phân tích liên kết và không liên kết thì không có ý nghĩa thống kê
về sự khác biệt.
Massa và cộng sự (2007) trong nghiên cứu “Mimicking repurchases”.
Các nghiên cứu về việc xem phản ứng giá cổ phiếu khi một công ty thông báo mua
lại cổ phần được thực hiện trong nhiều nghiên cứu khác nhau trong đó có nghiên
cứu của Massimo Massa, Zahid Rehman, Theo Vermaelen năm 2007 trong nghiên
cứu “Mimicking repurchases”. Nhìn chung, giá cổ phiếu có xu hướng gia tăng trong
ngắn hạn và dài hạn khi một công ty tiến hành thông báo mua lại cổ phần. Để giải
thích cho TSSL bất thường ngắn hạn là việc thông báo mua lại cổ phần trong ngắn
hạn đưa ra một tín hiệu thông tin tích cực của công ty mua lại hoặc phản ánh việc
giảm chi phí đại diện cho dòng tiền tự do. Do dòng tiền nhàn rỗi của công ty dùng
mua lại cổ phiếu để tạo ra lợi nhuận tương lai, phát ra một tín hiệu thị trường tích
cực về công ty mua lại cổ phần. TSSL vượt trội trong dài hạn phù hợp với lý thuyết
thời điểm thị trường. Các nhà quản lý có thể tạo ra lợi ích dài hạn cho các cổ đông
trong đó có thể có lợi ích của chính các nhà quản lý bằng cách mua lại cổ phần khi
cổ phiếu bị định dưới giá. Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy khác với quan
điểm của các nghiên cứu khác cho rằng việc thông báo mua lại cổ phần không chỉ
cung cấp thông tin của công ty mua lại mà còn của công ty đối thủ. Các công ty


16

cùng ngành để tránh ngoại tác thông tin từ quyết định mua lại cổ phần của các công
ty đối thủ bằng cách cũng ra quyết định mua lại cổ phần.
Để kiểm định tác động trên tác giả thu thập dữ liệu nghiên cứu từ ba nguồn là
Center for Research in Securities Prices (CRSP) đối với giá chứng khoán. Đối với

các biến tài chính kế toán và số tiền chi ra hàng năm để mua lại cổ phần được thu
thập từ dữ liệu Compustat. Các thông báo mua lại cổ phần được thu thập từ
Securities Data Corporation (SDC) và CRSP. Thời gian nghiên cứu của mẫu là từ
1984 đến 2002. Tác giả chọn giai đoạn nghiên cứu này là vì sau năm 1982 có sự gia
tăng của các thông báo mua lại cổ phần và năm 1984 các doanh nghiệp được yêu
cầu phải thông báo việc mua lại cổ phần trong báo cáo về dòng tiền. Do đó có cơ sở
dữ liệu sẵn để nghiên cứu từ CRSP. Mẫu của tác giả gồm 115 thông báo mua lại cổ
phần có sẵn cơ sở dữ liệu ở CRSP. Kết quả nghiên cứu chủ yếu tìm hiểu xu hướng
của các doanh nghiệp cùng ngành có tiến hành mua lại cổ phần khi một doanh
nghiệp thông báo mua lại cổ phần hay không. Bài nghiên cứu cho thấy rằng việc
mua lại cổ phần đưa ra một tín hiệu tích cực về công ty mua lại và tín hiệu tiêu cực
về công ty đối thủ của nó. Điều này cũng đúng đối với công ty đối thủ khi đưa ra
thông báo mua lại cổ phần. Đối với các ngành công nghiệp tập trung, việc thông báo
mua lại cổ phần sẽ làm giảm giá cổ phiếu công ty cùng ngành. Các công ty khác sẽ
phản ứng lại bằng cách cũng thông báo mua lại cổ phần của họ để làm cho giá cổ
phiếu của họ tăng trở lại. Việc mua lại cổ phần là một sự lựa chọn chiến lược của
các công ty trước quyết định mua lại cổ phần của các công ty đối thủ. Đây không
phải là việc mua lại cổ phần theo thời điểm thị trường hay do giá cổ phiếu bị định
dưới giá mà là chiến lược để làm tăng giá cổ phiếu trước quyết định thông báo mua
lại cổ phần của các công ty đối thủ. Việc mua lại cổ phần trong những ngành công
nghiệp tập trung làm cho giá cổ phiếu tăng ít hơn đối với quyết định mua lại cổ
phần trong các ngành công nghiệp ít tập trung hơn. Phương pháp thay thế
(Alternative methodologies) được dùng để ước lượng hiệu quả doanh nghiệp trong
dài hạn khi mua lại cổ phần. Kết quả cho thấy các doanh nghiệp trong các ngành


17

công nghiệp ít tập trung thực hiện mua lại cổ phần có hiệu quả dài hạn tốt hơn có ý
nghĩa thống kê so với các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp tập trung.

Hameed và cộng sự (2010) với nghiên cứu “Information, Analysts, and Stock
Return Comovement”
Tác giả nghiên cứu hiệu ứng lan tỏa thông tin sử dụng những cổ phiếu nổi bật để
định giá cho các cổ phiếu ít được chú ý. Tác giả thấy rằng những cổ phiếu được một
số nhà phân tích quan tâm thì có những thay đổi có ý nghĩa tương tự nhau với
những cổ phiếu của doanh nghiệp ít được quan tâm, nhưng tác giả không kiểm tra
điều ngược lại. Dự báo thu nhập đối với một số cổ phiếu giá cao là nguyên nhân gây
ra thay đổi giá đối với các cổ phiếu ít được quan tâm, tác giả cũng không kiểm tra
ngược lại. Điều này phù hợp với hiệu ứng lan tỏa thông tin chủ yếu theo một chiều,
từ cổ phiếu nổi bật đến cổ phiếu bị bỏ qua, nhưng không kiểm tra ngược lại.
Để kiểm tra hiệu ứng lan tỏa thông tin trên tác giả đã lấy dữ liệu giá và TSSL cổ
phiếu của các cổ phiếu niêm yết trên sàn NYSE, AMEX và NASDAQ lấy từ trung
tâm nghiên cứu giá chứng khoán CRSP. Mẫu nghiên cứu được giới hạn không bao
gồm các cổ phiếu có mã cổ phiếu từ 10 đến 11 trong giai đoạn từ tháng 1/1984 đến
tháng 12/2007. Dữ liệu lấy từ trung tâm CRSP được nhập với 2 nguồn khác nhau.
Thứ nhất là từ nguồn từ Compustat được thu thập dữ liệu hàng quý. Thứ hai là dữ
liệu từ nguồn I/B/E/S.
Thông qua nghiên cứu của tác giả cho thấy thông tin đặc biệt của môt doanh nghiệp
có tác động trực tiếp đến giá của các cổ phiếu liên quan, đặc biệt là các cổ phiếu bị
bỏ qua hay các cổ phiếu ít được chú ý. Vì vậy các nhà đầu tư có thông tin thì có thể
tạo được lợi nhuận nhiều hơn vì họ có được nhiều thông tin về các cổ phiếu khi thực
hiện giao dịch mua bán. Các nhà đầu tư và các nhà đầu tư chênh lệch giá thì sẵn
sàng trả nhiều hơn để họ có được thông tin cổ phiếu từ cá nhân hoặc các tổ chức
trung gian môi giới chứng khoán. Tác giả cho thấy phần lớn các nhà phân tích công


18

ty có xu hướng bị tác động bởi các công ty lớn, có các giao dịch mạnh và có liên
quan đến các công ty khác.

Do TSSL của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi các nhà phân tích chứng khoán
điều này tác động đến nhiều doanh nghiệp được quan tâm bởi các nhà phân tích.
Điều này phù hợp với nhiều nhà đầu tư sử dụng thông tin của các doanh nghiệp
không chỉ để giao dịch cổ phiếu mà còn dùng để định giá và làm cơ sở để giao dịch
cổ phiếu với các công ty khác. Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy các nhà phân
tích công ty đóng vai trò quan trọng trong thị trường tài chính. Kết quả cho thấy
TSSL của nhiều cổ phiếu bị ảnh hưởng bởi các thông tin đặc biệt chứ không phải
suy ra từ thông tin ngành. Quan trọng hơn bài phân tích này cung cấp một sự hiểu
biết thực nghiệm về việc truyền tải thông tin thông qua các nhà phân tích và kinh
doanh chứng khoán trong thị trường chứng khoán.
Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu trước đây
Tác giả

Quốc gia nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu

Các nghiên cứu về hiệu ứng lan tỏa thông tin và phát hành cổ phần thêm cho kết
quả tác động tiêu cực lên hiệu quả của công ty phát hành hoặc công ty đối thủ
Myers và

Các công ty của Mỹ.

Majluf (1984)

Bài nghiên cứu nghiên cứu tác động của
công bố thông tin lên phản ứng giá cổ
phiếu. Trong bài có đưa ra sự bất cân xứng
thông tin giữa nhà quản lý và nhà đầu tư.
Nhà đầu tư nhận ra được khi công ty phát

hành cổ phần cho thấy dấu hiệu công ty
đang được định giá cao hơn giá trị thị
trường. vì vậy các nhà đầu tư có xu hướng
bán ra cổ phiếu đang nắm giữ và phản ứng
này gây ra tác động tiêu cực lên TSSL
trong thời kỳ công bố thông tin.

Masulis và

Các công ty ở Mỹ từ Kết quả nghiên cứu cho thấy giá cổ phiếu

Korwar (1986)

1963-1980.

giảm một cách có ý nghĩa khi công ty


×