Tải bản đầy đủ (.doc) (155 trang)

Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo hoạt động đối ngoại (1986 2000),

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (527.82 KB, 155 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo công
cuộc đổi mới, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tiến vào
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong thắng lợi to lớn đó,
đường lối đối ngoại đóng một vai trò quan trọng.
Cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 thế kỷ 20, kinh tế tri thức xuất
hiện, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ trên thế giới, thúc đẩy xã hội hóa
sản xuất vật chất, tạo ra những bước nhảy vọt về chất, đẩy mạnh việc cơ cấu
lại các nền kinh tế, tạo ra nhiều ngành kinh tế mới. Cải cách và mở cửa xuất
hiện như một trào lưu tại nhiều nước trên thế giới. Toàn cầu hóa kinh tế và hội
nhập quốc tế mang lại những cơ hội và xung lực cho quá trình phát triển,
đồng thời cũng đặt ra những thách thức gay gắt đối với tất cả các nước, trước
hết là các nước đang phát triển và chậm phát triển.
Đặc biệt, từ cuối năm 1989 đầu năm 1990, cục diện chính trị thế giới
thay đổi nhanh chóng, phức tạp. Các nước lớn điều chỉnh chiến lược, đẩy
mạnh hòa hoãn và cải thiện quan hệ với nhau. Năm 1989, Liên Xô và Hoa Kỳ
chấm dứt chiến tranh lạnh; Liên Xô và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ.
Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, Liên Xô tan rã, trật tự thế giới hai
cực chấm dứt, dẫn tới yêu cầu khách quan cho sự xuất hiện xu hướng đa dạng
hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế. Kinh tế trở thành nhân tố quyết định sức
mạnh tổng hợp của từng quốc gia và đóng vai trò quan trọng trong quan hệ
quốc tế thời kỳ sau chiến tranh lạnh.
Tình hình châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói
riêng cũng có nhiều biến đổi sâu sắc. Đông Á trở thành khu vực có tốc độ
tăng trưởng cao hàng đầu thế giới. Các nước đều điều chỉnh chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội và chiến lược đối ngoại của mình cho phù hợp các xu thế



2

chung đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới.
Trong bối cảnh chung đó, Đảng Cộng sản Việt Nam bằng nhạy cảm
chính trị và kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng đã tiến hành sự nghiệp đổi mới,
hội nhập kinh tế thế giới, mà trước hết và căn bản là hội nhập khu vực Đông
Nam Á, châu Á - Thái Bình Dương và vươn lên hội nhập quốc tế. Đảng vừa
đổi mới đường lối đối nội, vừa đổi mới đường lối đối ngoại một cách linh
hoạt, kế thừa truyền thống ngoại giao trong lịch sử, năng động, sáng tạo trong
thời kỳ mới, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng bị bao vây, cấm vận, bình
thường hóa quan hệ với Trung Quốc, Mỹ, tạo ra những cơ hội mới để phát
triển kinh tế - xã hội, hội nhập khu vực và quốc tế.
Nghiên cứu sự lãnh đạo thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng từ
1991 đến 2001 chẳng những làm rõ thêm đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản
Việt Nam, mà còn rót ra một số kinh nghiệm cho công tác đối ngoại hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta
trong thời kỳ đổi mới là đề tài hấp dẫn đối với nhiều nhà nghiên cứu trong và
ngoài nước. Tuy vậy, cho đến nay các công trình chuyên khảo, luận văn về đề tài
này chưa nhiều. Hầu hết vẫn là các bài viết, nói của các đồng chí lãnh đạo
Đảng, Nhà nước, Bộ Ngoại giao, gồm những bài sau đây:
"Hãy nhìn quan hệ Mỹ - Việt với đôi mắt mới" bài phát biểu của Lê
Mai, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao trước Hội đồng Đối ngoại Mỹ tại Niu Oóc
tháng 9-1990; "Dân téc và thời đại - Thời cơ và thách thức" của Trần Quang
Cơ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao trả lời phỏng vấn Tạp chí Thông tin lý luận,
tháng 1-1991; "Một số vấn đề quốc tế của Đại hội VII" bài viết của Vũ
Khoan, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đăng trong Tạp chí Quan hệ Quốc tế, tháng
8-1991; "Cục diện thế giới mới và vận nước" của Trần Quang Cơ đăng trong
Tạp chí Quan hệ Quốc tế, 3-1992; "Trên đường triển khai chính sách đối
ngoại theo định hướng mới" của Nguyễn Mạnh Cầm, Bộ trưởng Bộ Ngoại



3

giao, đăng trong Tạp chí Cộng sản, số 4-1993; "Nền ngoại giao đổi mới" của
Thủ tướng Võ Văn Kiệt trả lời phỏng vấn Tuần báo Quốc tế đầu xuân 1994;
v.v…
Các bài viết của các nhà nghiên cứu: "Nhìn lại thế giới năm 1987" và
"Năm 1988, bước ngoặt lớn" của Kiều Nguyễn đăng trong Tạp chí Cộng sản,
sè 1-1989, "Hòa bình thế giới và các vấn đề xung đột khu vực" và "Về vấn đề
hợp tác quốc tế" của Xuân Anh đăng trong Tạp chí Cộng sản, sè 2, sè 10-1989;
"Về chiến lược "diễn biến hòa bình" của đế quốc Mỹ trong tình hình hiện
nay" của Nguyễn Văn Trung đăng trong Tạp chí Cộng sản, số 12-1989;
"Chính sách đa dạng hóa" của Nguyễn Ngọc Trường và "Thử nhìn lại chặng
đường ngoại giao Việt Nam từ 1975" của Thu Nga đăng trong Tuần báo Quốc
tế tháng 5-1994; v.v...
Các sách đã xuất bản của các tác giả trong nước: "Đổi mới hoạt động
kinh tế đối ngoại Việt Nam", Nxb Chính trị quốc gia, 2002 của Nguyễn Thanh
Uẩn; "Chiến lược diễn biến hòa bình của đế quốc Mỹ và các thế lực phản
động", Nxb Chính trị quốc gia, 1993 của Nguyễn Anh Lân; "Hãy cảnh giác
cuộc chiến tranh không có khói súng", Nxb Chính trị quốc gia, 1994 của Lưu
Đình Á; "Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ sau chiến tranh lạnh", Nxb Chính
trị quốc gia, 2002; "Ngoại giao Việt Nam 1945 - 2000", Nxb Chính trị quốc
gia, 2002 của Bộ Ngoại giao; v.v…
Bên cạnh đó, còn có một số luận án, luận văn đã bảo vệ đề cập đến chủ
đề này: Vũ Quang Vinh: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo hoạt động đối ngoại
(1986 - 2000), Luận án tiến sĩ lịch sử, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh, 2001; Vũ Đình Công: Chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam
(1986- 1995), Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử, Đại học Quốc gia Hà Nội,
1997; v.v...

Tất cả các công trình nghiên cứu trên đề cập đến một số khía cạnh
đường lối đối ngoại của Đảng ta từ nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên
chưa có một công trình nào đề cập trực tiếp, đặc tả sự lãnh đạo của Đảng


4

trong thực hiện đường lối đối ngoại từ khi chiến tranh lạnh kết thúc đến nay.
Vì vậy tôi chọn đề tài: "Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện
đường lối đối ngoại trong những năm đổi mới từ 1991 đến 2001" làm luận
văn thạc sĩ khoa học lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
- Từ việc hệ thống, khái quát, phân tích những chủ trương, chính sách,
làm rõ sự độc lập, sáng tạo của Đảng trong việc hoạch định đường lối đối
ngoại đổi mới.
- Làm rõ các phương pháp, cách thức tiến hành thực hiện đường lối
đối ngoại của Đảng từ 1991đến 2001.
- Đánh giá những thành tựu và hạn chế của việc lãnh đạo thực hiện
đường lối đối ngoại đổi mới của Đảng trong những năm 1991 - 2001; bước
đầu nêu ra những kinh nghiệm của công tác đối ngoại nhằm phục vụ công tác
đối ngoại hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
- Phân tích biến động của tình hình thế giới, trong nước từ năm 1991
đến năm 2001.
- Nêu lên chủ trương, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng; làm
rõ sự đúng đắn, sáng tạo của đường lối đó; các phương pháp, cách thức thực
hiện đường lối đối ngoại của Đảng những năm 1991 - 2001.
- Thành tựu và một số kinh nghiệm của Đảng trong lãnh đạo thực hiện
đường lối đối ngoại những năm 1991 - 2001.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Nghiên cứu đường lối, chủ trương và quá trình tổ chức chỉ
đạo thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng. Những thành công, hạn chế
trong công tác đối ngoại của Đảng.


5

- Thời gian luận văn đề cập từ năm 1991 đến năm 2001.
5. Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: dùa vào lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đường lối đối ngoại.
- Nguồn tư liệu:
+ Các Văn kiện của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị,
Ban Bí thư về đường lối đối ngoại.
+ Các tài liệu lưu trữ của Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ Ngoại
giao, Ban Đối ngoại Trung ương.
+ Bài nói, bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ
Ngoại giao.
+ Mét số sách, báo, tạp chí trong và ngoài nước đã xuất bản.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin;
kết hợp chặt chẽ phương pháp lịch sử với các phương pháp được lôgíc, tổng
hợp, phân tích, so sánh.
6. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn
- Tái hiện trên những nét chính yếu quá trình hoạch định và lãnh đạo
thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng từ 1991 - 2001.
- Hệ thống tư liệu bước đầu, góp phần tổng kết đường lối đối ngoại
của Đảng trong 20 năm đổi mới.
- Bước đầu rót ra một số kinh nghiệm cho công tác đối ngoại trong

giai đoạn hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung luận văn gồm 2 chương, 5 tiết.


6

Chương 1
ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN ĐA DẠNG HÓA, ĐA PHƯƠNG HÓA
QUAN HỆ QUỐC TẾ (1991 - 1996)
quan hÖ quèc tÕ (1991 - 1996)

1.1. BỐI CẢNH QUỐC TẾ, TRONG NƯỚC

1.1.1. Quốc tế
Từ giữa những năm 80 của thế kỷ XX, tình hình thế giới và khu vực
diễn biến hết sức nhanh chóng, phức tạp, có những đột biến lớn làm thay đổi
cục diện kinh tế, chính trị thế giới, đặt ra cho các nước, các dân téc nhiều vấn
đề mới bao gồm những cơ hội, điều kiện thuận lợi để phát triển và cả những
khó khăn, thách thức không nhỏ.
Chiến tranh lạnh kết thúc, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ phát
triển mạnh mẽ, tác động toàn diện đến tình hình chính trị và kinh tế thế giới.
Tình hình chính trị thế giới có những biến động to lớn. Kể từ đầu thập
kỷ 90, thế giới bước vào thời kỳ quá độ từ trật tự thế giới cũ sang hình thành
một trật tự thế giới mới. Sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và
Liên Xô (1991), sù tan rã của Đảng Cộng sản Liên Xô đã làm cho cục diện thế
giới có sự thay đổi căn bản. Trật tự thế giới hai cực tồn tại trong suốt nửa thế kỷ
kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai chấm dứt. Lực lượng trên thế giới thay
đổi từ chỗ tương đối cân bằng giữa hai hệ thống chính trị - xã hội chuyển sang

hướng có lợi cho Mỹ và các nước tư bản phát triển, bất lợi cho phong trào cách
mạng tiến bộ trên thế giới.
Nhật Bản và Tây Âu sau chiến tranh lạnh có xu hướng ly tâm Mỹ để
phát triển. Việc Liên Xô sụp đổ là thời cơ thuận lợi để Nhật Bản và Tây Âu
tăng cường vai trò chính trị, quân sự cho tương xứng với thực lực kinh tế
của mình.
Sau chiến tranh lạnh, quan hệ Mỹ - Tây Âu có sự thay đổi. Mỹ tiếp tục


7

khống chế Tây Âu, còn Tây Âu vừa muốn vươn lên độc lập, khẳng định vị thế
của mình, cạnh tranh, đối trọng với Mỹ, vừa muốn tiếp tục hợp tác, liên minh
tư bản. Sự kiện Tây Âu thống nhất theo Hiệp ước Maastricht (7/2/1992) đã
tạo cho liên minh này một khả năng kinh tế khổng lồ.
Sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng tác động không nhỏ đến cán cân so
sánh lực lượng của thế giới thời kỳ sau chiến tranh lạnh, trở thành một thách
thức mới đối với Mỹ. Là một nước lớn với số dân trên một tỷ người, Trung
Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn trong kinh tế bằng cải cách kinh tế
và chính sách mở cửa. Trung Quốc nuôi hy vọng sẽ vượt Mỹ, Nhật Bản về
quy mô kinh tế, trở thành "anh cả" trong nền kinh tế thế giới và thế kỷ XXI sẽ
là thế kỷ của Trung Quốc.
Tình hình kinh tế quốc tế diễn ra những biến động lớn với những xu
hướng cơ bản sau:
Ưu tiên phát triển kinh tế trở thành một trong những xu hướng chung
của mọi quốc gia dân téc.
Trong bối cảnh chiến tranh lạnh, các nước trên thế giới chịu sự chi
phối của cuộc đối đầu Đông - Tây với cuộc chạy đua vũ trang quyết liệt giữa
hai siêu cường Liên Xô và Mỹ. Tuy không phủ nhận vai trò của kinh tế, song
về cơ bản, sức mạnh chính trị quân sự trong thời kỳ này trở thành nhân tố chủ

yếu đảm bảo vị trí siêu cường của một quốc gia. Chiến tranh lạnh kết thúc, xu
thế hòa hoãn trong quan hệ quốc tế trở thành xu thế chủ đạo, cuộc chạy đua
về kinh tế giữa các nước trên thế giới đang thay thế cho cuộc chạy đua vũ
trang. Tất cả các nước trên thế giới đều điều chỉnh đường lối, tập trung sức
phát triển kinh tế - xã hội, cố gắng ổn định chính trị, củng cố sức mạnh quốc
gia, đồng thời mở rộng cửa, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, tăng cường
hợp tác quốc tế nhằm phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Kinh tế trở
thành nhân tố quyết định trong sức mạnh tổng hợp của mỗi quốc gia, đảm bảo
vai trò, vị trí của quốc gia đó trong đời sống quốc tế. Nước Mỹ - cường quốc


8

kinh tế số 1 thế giới những năm sau chiến tranh lạnh cũng buộc phải giảm bớt
những cam kết với bên ngoài để tập trung sức mạnh thực hiện mục tiêu chấn
hưng nền kinh tế ở trong nước.
Xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang diễn ra
mạnh mẽ và trở thành phổ biến.
Điểm nổi bật của nền kinh tế thế giới những năm gần đây là xu hướng
liên kết kinh tế khu vực. Xu hướng này nảy sinh từ cuộc chạy đua và cạnh tranh
kinh tế gay gắt mang tính toàn cầu cũng như từ sự tập hợp lực lượng trong quá
trình hình thành trật tự thế giới thời kỳ sau chiến tranh lạnh. Các nước trên thế
giới đều coi trọng chính sách khu vực, ưu tiên phát triển quan hệ với các nước
láng giềng, đẩy mạnh hợp tác và liên lết khu vực, nhất là trong lĩnh vực kinh tế.
Từ năm 1992, quá trình hợp tác, liên kết và nhất thể hóa nền kinh tế
khu vực diễn ra mạnh mẽ và sôi động. Nhiều tổ chức và diễn đàn kinh tế đa
phương ở từng khu vực đã được hình thành, như ở châu Âu, 12 nước Cộng
đồng châu Âu và các nước Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu ký Hiệp ước
lập không gian kinh tế châu Âu nhằm cạnh tranh với Mỹ và Nhật; Nhật tập
hợp lực lượng ở châu Á - Thái Bình Dương đưa ra khái niệm Khu vực đồng

Yên ở châu Á - Thái Bình Dương; Mỹ hình thành Khu vực tự do thương
mại Bắc Mỹ (NAFTA); các nước ASEAN lập Khu vực mậu dịch tự do
AFTA… Trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang diễn
ra mạnh mẽ và cùng với nó là xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới
mà lợi thế thuộc về các nước công nghiệp phát triển, các trung tâm kinh tế
tư bản chủ nghĩa. Các nước vừa và nhỏ có nhu cầu hợp lực với nhau để đối
phó có hiệu quả trước chính sách bảo hộ mậu dịch, chính sách can thiệp
hoặc gây sức Ðp về kinh tế từ các trung tâm kinh tế thế giới. Đây chính là
động lực quan trọng thúc đẩy quá trình hợp tác, liên kết và nhất thể hóa nền
kinh tế khu vực.
Tuy vậy, nền kinh tế thế giới cũng gặp không Ýt khó khăn, thử thách.


9

Cuộc khủng hoảng vùng Vịnh và việc giá dầu lửa tăng tác động mạnh đến
kinh tế các nước. Năm 1991, kinh tế thế giới vẫn ở trong tình trạng suy thoái:
hoạt động kinh tế chung toàn cầu giảm dẫn đến "tốc độ tăng trưởng ở mức độ
thấp (0,9 - 1%), trong đó các nước công nghiệp phát triển chỉ tăng 1,3% so
với 2,6% của năm 1990, các nước Đông Âu - Liên Xô giảm 12%, các nước
đang phát triển giảm 0,6%. Trao đổi buôn bán quốc tế chỉ tăng 0,6% so với
4,3% năm 1990" [2, tr. 1].
Nguồn vốn đầu tư thiếu nghiêm trọng, tình trạng mắc nợ và thanh toán
nợ chưa được giải quyết về cơ bản, quan hệ kinh tế - thương mại còn nhiều
hạn chế do bế tắc trong vòng thương lượng buôn bán quốc tế.
Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, do sự sụp đổ của các nước
xã hội chủ nghĩa ở châu Âu nhất là ở Liên Xô, bị khủng hoảng sâu sắc về lý
luận, đường lối, tổ chức và phương thức hoạt động.
Ở khu vực tư bản chủ nghĩa, các Đảng Cộng sản và công nhân đang
phải đấu tranh trong những hoàn cảnh hết sức khó khăn. Chủ nghĩa đế quốc

và giai cấp tư sản ra sức tấn công vào Đảng, nhất là trên lĩnh vực tư tưởng.
Một số Đảng xảy ra các hiện tượng hoang mang về tư tưởng, đường lối, tan rã
về tổ chức; một số Đảng tự giải tán hoặc chuyển thành Đảng Dân chủ - Xã
hội, Đảng cánh tả như Đảng Cộng sản Ôxtrâylia, Đảng Cộng sản cánh tả
Thụy Điển, Đảng Cộng sản Italia, Đảng Cộng sản Braxin, Đảng Cộng sản
Phần Lan, Đảng Cộng sản Bôlivia... Một số đảng mâu thuẫn nội bộ hoặc bị
phân liệt như Đảng Cộng sản Anh, Chi lê, Áchentina, Pháp...
Tuy vậy, nhiều Đảng cộng sản và công nhân đã tiến hành đánh giá lại
tình hình, điều chỉnh đường lối, chính sách cho phù hợp với những điều kiện
khách quan đã thay đổi.
Phong trào dân chủ - xã hội cũng đứng trước những khó khăn. Nguyên
nhân chính là mô hình chủ nghĩa dân chủ - xã hội (mô hình thứ ba) đã tỏ ra
kém hiệu quả không đáp ứng được yêu cầu phát triển sức sản xuất của các tập


10

đoàn tư bản lớn, đồng thời không thỏa mãn được các nhu cầu về mặt xã hội
của quần chúng lao động.
Phong trào giải phóng dân téc ở Á, Phi, Mỹ la tinh trước sức Ðp và
tiến công của Mỹ đã tự chủ điều chỉnh chiến lược, chuyển hướng đấu tranh, từ
đấu tranh vò trang là chủ yếu sang đấu tranh chính trị là chủ yếu, tập hợp lực
lượng, tranh thủ dư luận quốc tế đấu tranh cho các giải pháp chính trị công
bằng và hợp lý cho các cuộc xung đột khu vực.
Phong trào hòa bình chống chạy đua vũ trang và chống nguy cơ chiến
tranh hạt nhân từ cuối những năm 70 và trong nửa đầu những năm 80 vẫn
phát triển mạnh mẽ lôi cuốn hàng chục triệu người tham gia, góp phần tích
cực vào việc giảm tình hình căng thẳng ở châu Âu và trên thế giới.
Phong trào đấu tranh của quần chúng vì dân sinh, dân chủ, tiến bộ xã
hội vẫn tiếp tục trong điều kiện khó khăn hơn. Các tổ chức quần chúng dân

chủ quốc tế gặp những trở ngại về mục tiêu, nội dung, phương thức hoạt
động, lãnh đạo, tài chính. Nguyên nhân cơ bản là do các nước xã hội chủ
nghĩa - chỗ dùa chủ yếu của các tổ chức dân chủ quốc tế, bị khủng hoảng, sụp
đổ.
Trước yêu cầu khách quan của cuộc đấu tranh và của các tổ chức
thanh niên ở nhiều nước, buộc các tổ chức dân chủ quốc tế phải tìm cách đổi
mới tổ chức, chuyển hướng hành động gắn bó với lợi Ých của quần chúng.
Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là Đông Nam Á, từ
cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90 là một khu vực phát triển năng động, nơi
tập trung các nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Các nước công nghiệp
mới (NICs) và ASEAN đã luôn giữ được tỷ lệ tăng trưởng từ 6-8%. Đặc biệt
nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh nhất thế giới, với tỷ lệ tăng trưởng
lên tới 9,5% trong suốt thời kỳ từ 1978 đến 1996 [2. tr. 13-14]. Đông Á trở
thành khu vực có tốc độc tăng trưởng cao hàng đầu trên thế giới; một số quốc


11

gia và vùng lãnh thổ vươn lên trở thành những "con rồng", "con hổ mới" về
kinh tế. Đa số các nước trong khu vực đều có nguyện vọng cùng tồn tại hòa
bình, hữu nghị, hợp tác để phát triển, đều đặt ưu tiên hàng đầu cho phát triển
kinh tế và thực hiện chính sách kinh tế và đối ngoại nhằm phục vụ mục tiêu
bao trùm này. Sự cam kết mạnh mẽ của chính phủ các nước trong khu vực đối
với công nghiệp hóa và hiện đại hóa, chính sách mở cửa, hội nhập và hợp tác
khu vực là nét nổi bật của các nền kinh tế ở khu vực, từ những nền kinh tế
phát triển đến những nước đang phát triển đặc biệt là Trung Quốc, các nước
ASEAN trong đó có Việt Nam. Những cơ chế hợp tác khu vực trong lĩnh vực
kinh tế, tài chính tuy còn khiêm tốn, nhưng ngày càng có vai trò tích cực, thúc
đẩy hợp tác kinh tế giữa các nước và góp phần cho sự phát triển kinh tế năng
động trong khu vực. Sự phát triển cả về bề rộng lẫn bề sâu của các chương

trình hợp tác như Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC),
Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), Hiệp hội hợp tác khu vực Nam
Á (SAARC), Diễn đàn hợp tác Đông Á - Mỹ la tinh (FELAC)...
Hầu hết các quốc gia trong khu vực đều muốn mở rộng thị trường,
phối hợp các nguồn nhân lực, tài lực, kết cấu hạ tầng và nguồn tài nguyên sẵn
có để hợp tác cùng phát triển.
Tuy vậy, vào cuối những năm 90 của thế kỷ XX, các nước ở Đông Á
lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, kéo theo khủng hoảng kinh tế - xã
hội nghiêm trọng, gây nhiều bất lợi cho các nước trong khu vực. Môi trường
hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực chưa thật vững chắc, vẫn còn tiềm
Èn một số nhân tố có thể gây mất ổn định. Nội bộ một số nước và giữa các
nước với nhau còn tồn tại mâu thuẫn, xung đột về chính trị, sắc téc, tôn giáo,
kinh tế, xã hội, biên giới trên đất liền, hải đảo và trên biển, đặc biệt là cuộc
tranh chấp liên quan đến nhiều nước ở biển Đông. Những diễn biến trong
quan hệ giữa các nước lớn có liên quan đến khu vực và sự dính líu, can thiệp
dưới những hình thức mới có thể gây nên không Ýt phức tạp cho các quốc gia


12

và quan hệ giữa các nước trong khu vực với nhau.
Nhìn chung bối cảnh thế giới sau chiến tranh lạnh là các quốc gia trên
thế giới, bên cạnh việc tập trung ưu tiên để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã
hội ở trong nước, đang đẩy mạnh đấu tranh để giành lấy những điều kiện
thuận lợi nhất để phát triển. Do đó, xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác để cùng
phát triển, giải quyết mọi tranh chấp bất đồng thông qua đàm phán, thương
lượng chính trị trở thành xu thế chủ đạo trong đời sống quan hệ quốc tế
đương đại.
Xu thế bình thường hóa, đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ đối
ngoại đã trở thành một đòi hỏi khách quan, bức bách của tất cả các nước do

tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trong nền sản xuất được quốc tế hóa
và sự mất đi của trật tự thế giới cò.
Bối cảnh quốc tế có những thay đổi lớn, tác động sâu sắc đến nước ta:
sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô đã gây ra ảnh
hưởng không tốt về chính trị, tư tưởng, làm một số người hoài nghi đối với
chủ nghĩa xã hội, giảm lòng tin đối với Đảng và Nhà nước. Một số cán bộ,
đảng viên tiếp nhận những tư tưởng sai lầm về cải tổ, cải cách của nước ngoài
một cách máy móc, giáo điều; những phần tử cơ hội, bất mãn đẩy mạnh hoạt
động chống lại sự lãnh đạo của Đảng, đòi đa nguyên chính trị, đa đảng, đòi
dân chủ không giới hạn, gây mất ổn định tình hình, cản trở công cuộc đổi
mới; sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác đối
với cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong sự nghiệp bảo vệ độc lập, chủ quyền
và toàn vẹn lãnh thổ có những điều chỉnh mới; sự sụp đổ của Liên Xô và các
nước Đông Âu cũng tác động sâu sắc đến Lào và Campuchia. Chủ nghĩa đế
quốc và các lực lượng phản động quốc tế lợi dụng tình hình để chia rẽ ba
nước Đông Dương, gây sức Ðp hơn nữa đối với nước ta và các nước Đông


13

Dương, hòng giải quyết vấn đề Campuchia có lợi cho chúng. Các thế lực thù
địch ra sức lợi dụng tình hình trên, ráo riết thực hiện âm mưu diễn biến hòa
bình bằng những thủ đoạn về kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa và quân sự
rất thâm độc. Chính quyền Mỹ vẫn duy trì chính sách bao vây, cấm vận, ngăn
cản các nước và các tổ chức quốc tế quan hệ kinh tế với Việt Nam.
1.1.2. Trong nước
Sau 5 năm thực hiện đường lối đổi mới, Việt Nam đã tạo ra những
chuyển biến căn bản về mọi mặt.
Tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân trong các năm 1986 - 1989
đều tăng so với năm 1985: tổng sản phẩm xã hội tăng từ 4,8% năm 1986 lên

19,6% năm 1989; thu nhập quốc dân tương ứng cũng tăng từ 3,3% lên 14,7%.
Trên lĩnh vực kinh tế, đã đạt được những thành tựu rõ rệt trong việc
thực hiện các mục tiêu của ba chương trình kinh tế (lương thực, thực phẩm,
hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu). Từ chỗ thiếu ăn triền miên, năm 1988 phải
nhập hơn 45 vạn tấn gạo, năm 1989 đã xuất khẩu được 1,4 triệu tấn gạo, đứng
hàng thứ ba trên thế giới về xuất khẩu lương thực [99, tr. 211]. Hàng hóa trên
thị trường, nhất là tiêu dùng ngày càng dồi dào, đa dạng, tiến bộ rõ nét về mẫu
mã và chất lượng. Kinh tế đối ngoại phát triển nhanh, mở rộng hơn trước về
quy mô, hình thức và góp phần quan trọng vào thực hiện các mục tiêu kinh tế
- xã hội. Kim ngạch xuất khẩu tăng từ 439 triệu đôla năm 1986 lên 1.019 triệu
rúp và 1.170 triệu đôla năm 1990; đã giảm được phần lớn mức độ nhập siêu
so với trước đây; phần bù lỗ cho xuất khẩu giảm đáng kể. Bước đầu hình
thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước; kiềm chế được một bước đà lạm phát: nếu chỉ số
tăng giá bình quân hàng tháng của thị trường năm 1986 là 20%, năm 1987 là
10%, năm 1988 là 14% thì năm 1989 còn là 2,5% và năm 1990 là 4,4%. Từ
1991- 1995, nhịp độ tăng bình quân hàng năm về tổng sản phẩm trong nước
(GDP) đạt 8,2%; cơ cấu kinh tế có bước chuyển đổi: tỉ trọng công nghiệp và


14

xây dùng trong GDP từ 22,6% năm 1990 lên 29,1% năm 1995. Bắt đầu có
tích lũy từ nội bộ nền kinh tế. Lạm phát từ mức 67,1% năm 1991 giảm xuống
còn 12,7% năm 1995. Quan hệ sản xuất được điều chỉnh phù hợp hơn với yêu
cầu phát triển của lực lượng sản xuất. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng
xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dùng.
Kinh tế phát triển giúp cho giải quyết tốt các vấn đề chính sách xã hội.
Từ năm 1990 đã có thêm 4,2 triệu lao động tìm được việc làm, đời sống của

một bộ phận nhân dân được cải thiện.
Công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội có
những đổi mới quan trọng về đường lối, chủ trương, phương pháp công tác và
xây dựng lực lượng, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tạo môi
trường thuận lợi cho công cuộc đổi mới.
Trên lĩnh vực đối ngoại, thành tựu của công tác đối ngoại tạo môi trường
quốc tế thuận lợi hơn cho công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
đẩy lùi một bước sự bao vây, cô lập của các thế lực thù địch đối với nước ta,
tăng thêm bè bạn, nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Từ sau Đại hội VI, trước những biến đổi của tình hình quốc tế,
trong nước, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn kiên trì đường lối đổi mới, đề ra
và lãnh đạo nhân dân thực hiện có kết quả một số chủ trương, chính sách
lớn về đối nội và đối ngoại; có sự đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế;
kịp thời khẳng định những vấn đề có tính nguyên tắc trong công cuộc đổi
mới, bảo đảm ổn định về chính trị để thực hiện đổi mới đất nước...
Mặc dù đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng đất nước ta vẫn
còn không Ýt khó khăn, trở ngại: các nhân tố chưa ổn định và các vấn đề
nóng bỏng còn nhiều, đất nước chưa ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã
hội. Đáng chú ý là nhiều xí nghiệp quốc doanh và hợp tác tiểu, thủ công
nghiệp chưa vượt qua được thử thách của cơ chế mới; số người không có


15

việc làm hoặc việc làm thất thường rất lớn; đời sống của một bộ phận nhân
dân, cán bộ, công nhân viên chức, sinh viên, bộ đội, công an, những người
về hưu... còn nhiều khó khăn; bất công xã hội có chiều hướng tăng lên; đời
sống văn hóa, tinh thần có biểu hiện suy thoái; chất lượng giáo dục giảm,
nhiều giá trị đạo đức bị xói mòn, trật tự xã hội ở mức đáng lo ngại; các tệ
nạn xã hội phát triển; một bộ phận cán bộ, đảng viên quan liêu, độc đoán,

tham nhòng, tha hóa, biến chất.
Nhưng nước ta cũng có những thuận lợi là Đảng có đường lối đúng đắn;
thành công của sự nghiệp đổi mới và chính sách đối ngoại làm cho nhân dân
tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đảng; xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển ngày
càng tăng trong khu vực và trên thế giới tạo ra thế và lực cho đất nước chuyển
dần sang một thời kỳ phát triển mới.
Những yếu tố mới của bối cảnh quốc tế xuất hiện, đòi hỏi Đảng
phải đổi mới sự lãnh đạo, chủ động đón nhận thời cơ, tranh thủ vốn, khoa
học - công nghệ hiện đại của thế giới để xây dựng đất nước vững mạnh về
mọi mặt, đồng thời chủ động ứng phó với những nguy cơ, thách thức, tạo
thế và lực đưa nước ta thoát khỏi thế bị bao vây, cấm vận.
1.2. PHÁ THẾ BỊ BAO VÂY, CẤM VẬN (1991 - 1996)

Trước tình hình các thế lực thù địch thực hiện chính sách bao vây, cấm
vận Việt Nam, Bộ Chính trị họp và ra Nghị quyết số 32 (tháng 7-1986) Về
tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, Nghị
quyết chỉ rõ, trên mặt trận đối ngoại phải ra sức kết hợp tốt nhất sức mạnh của
dân téc với sức mạnh của thời đại, phấn đấu giữ vững hòa bình ở Đông
Dương và Đông Nam Á, góp phần giữ vững hòa bình thế giới. Tình hình thế
giới và khu vực biến đổi, mở ra những khả năng mới, nên Nghị quyết nhấn
mạnh phải chủ động chuyển sang mét giai đoạn đấu tranh mới dưới hình thức
cùng tồn tại hòa bình giữa ba nước Đông Dương với Trung Quốc, các nước


16

ASEAN, Mỹ, xây dựng thành một khu vực hòa bình, ổn định và hợp tác.
Tháng 12-1986, nắm vững xu thế vận động của thế giới, đòi hỏi của
thực tiễn đất nước, nhằm tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi, Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng quyết định đổi mới sự lãnh đạo của

Đảng về mọi mặt, đặc biệt là đổi mới tư duy kinh tế. Cùng với đổi mới tư duy
kinh tế, Đảng ta từng bước đổi mới về tư duy đối ngoại. Đại hội đề ra đường
lối đối ngoại rộng mở, xác định nhiệm vụ hàng đầu là:
Ra sức kết hợp sức mạnh dân téc với sức mạnh của thời đại,
phấn đấu giữ vững hòa bình ở Đông Dương, góp phần tích cực giữ
vững hòa bình ở Đông Nam Á và trên thế giới, tăng cường quan
hệ đặc biệt giữa ba nước Đông Dương, tăng cường quan hệ hữu nghị
và hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước trong cộng đồng xã
hội chủ nghĩa, tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc... [37, tr. 99].
Đại hội VI chủ trương "thêm bạn, bớt thù", ra sức phấn đấu tạo môi
trường quốc tế hòa bình, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi để đổi mới đất nước.
Đại hội nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm là bình thường hóa quan hệ Việt
-Trung, Việt - Mỹ; coi việc giải quyết vấn đề Campuchia là then chốt mở đường
đi tới những mục tiêu đó.
Bước đi đầu tiên của đổi mới đường lối đối ngoại của Đảng ta là đổi
mới đường lối với Trung Quốc, với nội dung cơ bản: "Việt Nam sẵn sàng đàm
phán với Trung Quốc bất cứ lúc nào, bất cứ cấp nào và bất cứ ở đâu nhằm
bình thường hóa quan hệ giữa hai nước..." [37, tr. 107]. Đối với Mỹ, ta "tiếp
tục bàn bạc với Mỹ giải quyết các vấn đề nhân đạo sau chiến tranh để lại và
sẵn sàng cải thiện quan hệ với Mỹ" [37, tr. 108]. Với Campuchia, Đảng "chủ
trương tiếp tục rút quân tình nguyện Việt Nam khái Campuchia, đồng thời sẵn
sàng hợp tác với tất cả các bên để đi tới một giải pháp chính trị đúng đắn về


17

Campuchia" [37, tr. 108]. Đảng và Nhà nước ta kiên trì thực hiện chính sách
đối ngoại hòa bình hữu nghị, ủng hé chính sách cùng tồn tại hòa bình giữa
các nước có chế độ chính trị và xã hội khác nhau.

Nhằm cụ thể hóa hơn nữa, bàn sâu về chính sách đối ngoại, Bộ Chính
trị ra Nghị quyết 13 (5-1988), Về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình
hình mới. Nghị quyết xác định quan điểm trong quan hệ quốc tế chúng ta phải
"thêm bạn, bớt thù", ra sức tranh thủ các nước anh em bầu bạn và dư luận
rộng rãi trên thế giới, phân hóa hàng ngò đối phương, làm thất bại âm mưu
bao vây và cô lập ta về kinh tế, chính trị, kiên quyết và chủ động chuyển cuộc
đấu tranh từ tình trạng đối đầu hiện nay sang đấu tranh và hợp tác trong cùng
tồn tại hòa bình [16, tr. 56]. Nghị quyết nhấn mạnh nhiệm vụ ngoại giao phục
vụ ổn định chính trị, phát triển kinh tế, bảo vệ Tổ quốc, nêu rõ chủ trương của
Đảng và Nhà nước ta là "giữ vững độc lập tự chủ, giữ vững đoàn kết và hợp
tác toàn diện với Liên Xô, đồng thời kiên trì phấn đấu bình thường hóa quan
hệ với Trung Quốc và khôi phục tình hữu nghị Việt - Trung" [16, tr. 56]. Nghị
quyết nêu lên những chủ trương góp phần giải quyết vấn đề Campuchia; cải
thiện quan hệ với các nước ASEAN, lấy việc lập khuôn khổ cùng tồn tại hòa
bình giữa ba nước và ASEAN để tạo thuận lợi cho việc giữ vững hòa bình và
phát triển kinh tế..., tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với Inđônêxia, phá
vỡ bế tắc trong quan hệ với Thái Lan, mở rộng quan hệ hợp tác về kinh tế,
khoa học kỹ thuật, văn hóa với các nước trong khu vực...; từng bước bình
thường hóa quan hệ với Mỹ, mở rộng quan hệ với các nước phương Tây, có
chính sách tích cực thúc đẩy quan hệ kinh tế, khoa học kỹ thuật với các nước
Tây Bắc Âu, Nhật Bản, Ôxtrâylia; thiết lập quan hệ kinh tế với thị trường
chung châu Âu... Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị tạo một bước ngoặt đổi mới
tư duy đối ngoại của Đảng, đề ra những điều chỉnh có ý nghĩa chiến lược về
đường lối và chính sách cho các hoạt động đối ngoại nhằm đưa đất nước ra
khỏi tình thế bị bao vây, cô lập.


18

Quán triệt chủ trương mở rộng quan hệ quốc tế, tham gia tích cực vào

phân công lao động quốc tế, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương
khóa VI (3-1989) xác định "chuyển mạnh hoạt động ngoại giao từ quan hệ
chính trị là chủ yếu sang quan hệ chính trị - kinh tế" [38, tr. 40].
Tiếp đó, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương (khóa VI)
(3-1990), khẳng định tinh thần độc lập tự chủ, sáng tạo, khắc phục tư tưởng ỷ
lại, đồng thời phải chủ động hơn trong quan hệ quốc tế, mở rộng và đa dạng
hóa quan hệ hợp tác, tham gia tích cực vào sự phân công lao động quốc tế.
Đổi mới tư duy về đối ngoại được khởi xướng từ Đại hội VI, sau đó
được Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị và các nghị quyết khác của Trung ương
phát triển đã thể hiện rõ sự phát triển của đường lối đối ngoại của Đảng trước
tình hình mới. Sự điều chỉnh này mở ra một thời kỳ mới cho đường lối đối
ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế
của Đảng và Nhà nước ta.
1.2.1. Đường lối đối ngoại rộng mở của Đảng
Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986),
đường lối đổi mới của Đảng do Đại hội khởi xướng, sau đó được các Hội
nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương phát triển, cụ thể hóa, đã đi
vào cuộc sống. Khó khăn lớn nhất của nước ta lúc này là đất nước vẫn bị
bao vây, cấm vận, các nước lớn lấy vấn đề rút quân tình nguyện Việt Nam
khái Campuchia làm điều kiện để giải quyết các vấn đề quốc tế. Điều đó đã
đặt Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trước những thử thách.
Trong lúc Việt Nam đang nỗ lực tìm giải pháp cho vấn đề Campuchia
thì cuối năm 1989 đầu năm 1990, chủ nghĩa xã hội lâm vào khủng hoảng trầm
trọng và tan vỡ ở Đông Âu tác động tiêu cực đến tình hình nước ta, tạo ra
những tác động xấu về chính trị, tư tưởng, làm một số người hoài nghi đối với
chủ nghĩa xã hội, giảm lòng tin đối với Đảng và Nhà nước, làm phát triển


19


những khuynh hướng chính trị, tư tưởng sai lầm.
Trước những biến đổi đó, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng
lần thứ sáu (tháng 3-1989) xác định những nguyên tắc cơ bản của công cuộc
đổi mới, khẳng định đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu của nước
ta; chủ nghĩa Mác - Lênin luôn luôn là nền tảng tư tưởng của Đảng và sự lãnh
đạo của Đảng là điều kiện quyết định thắng lợi cho sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6-1991) đề ra nhiệm
vụ đối ngoại là "giữ vững hòa bình, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo
điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo
vệ Tổ quốc" [40, tr. 146]. Từ quan điểm ủng hộ chính sách cùng tồn tại hòa
bình giữa các nước có chế độ chính trị và xã hội khác nhau, Đại hội VII phát
triển chủ trương "thêm bạn, bớt thù" của Đại hội VI thành phương châm "Việt
Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì
hòa bình, độc lập và phát triển" [40, tr. 147]. Nghị quyết Đại hội VII và
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đề ra
chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, hợp tác bình đẳng
và cùng có lợi với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị, xã hội
khác nhau trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình.
Đa dạng hóa các quan hệ quốc tế có nghĩa là chúng ta chủ trương mở
rộng quan hệ quốc tế trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật,
văn hóa, giáo dục, y tế,... phát triển quan hệ đối ngoại cả về mặt nhà nước, về
mặt đảng và các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội và tổ chức phi chính
phủ. Mỗi lĩnh vực lại có nhiều hình thức khác nhau trong hợp tác nhằm khai
thác được nhiều thuận lợi để tăng sức mạnh Việt Nam.
Đa phương hóa có nghĩa là chúng ta mở rộng quan hệ với rất nhiều
đối tượng: các nước xã hội chủ nghĩa, độc lập dân téc, các nước tư bản, các
đảng cộng sản, một số đảng khác và các tổ chức quốc tế.



20

Đại hội nhấn mạnh nhiệm vụ đối ngoại là: "Cần nhạy bén nhận thức
và dự báo được những diễn biến phức tạp và thay đổi sâu sắc trong quan hệ
quốc tế, sự phát triển mạnh của lực lượng sản xuất và xu thế quốc tế hóa của
nền kinh tế thế giới để có những chủ trương đối ngoại phù hợp" [40, tr. 88].
Đây chính là bước phát triển mới của Đảng về nhận thức chính sách đối ngoại
trước những biến đổi của tình hình thế giới.
Sau Đại hội Đảng lần thứ VII, tình hình thế giới chuyển biến nhanh
chóng phức tạp, Liên Xô sụp đổ (tháng 12-1991), tác động mạnh tới Việt Nam;
gây hoang mang dao động cho một bộ phận cán bộ, đảng viên; thị trường
truyền thống của Việt Nam với các nước Liên Xô, Đông Âu bị đảo lộn; các
thế lực thù địch thừa cơ nổi dậy chống phá Đảng và Nhà nước ta... Tình hình
đó đặt Đảng Cộng sản Việt Nam trước những khó khăn, thử thách. Tuy nhiên,
trên thế giới cũng xuất hiện những nhân tố thuận lợi mới, trong đó xu thế hợp
tác, liên kết kinh tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế phát triển
mạnh, tạo điều kiện để phát triển, mở rộng tập hợp lực lượng mới trong đời
sống cộng đồng quốc tế.
Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khóa VII (12-1991)
nhận định: "Chúng ta đang có những khả năng và cơ hội mới" [41, tr. 45]. Cục
diện chính trị, kinh tế giữ được ổn định và có bước phát triển "việc giải quyết
hòa bình vấn đề Campuchia, bình thường hóa quan hệ Việt - Trung, nối lại và
phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á đang mở ra thế mới cả trong
nước và trong quan hệ với bên ngoài" [41, tr. 46]. Tuy vậy, Hội nghị cũng chỉ
rõ những khó khăn của đất nước là nền kinh tế còn nhiều nhân tố không ổn
định, mất cân đối, có phần gay gắt hơn trước; sau khi Liên Xô sụp đổ, nước ta
phải điều chỉnh quan hệ kinh tế đối ngoại, chuyển sang quan hệ trực tiếp với
các nước cộng hòa trong Liên bang Xô viết trước đây cũng như với nước
khác. Cục diện mới ở Campuchia đặt nước ta trước những vấn đề phức tạp
mới trong quan hệ với Campuchia và trong việc bảo vệ an ninh, quốc phòng.



21

Các thế lực phản động ra sức lợi dụng tình hình, khoan sâu các khó khăn và
sơ hở của ta xúc tiến âm mưu và thủ đoạn chống phá đối với nước ta.
Trong bối cảnh quốc tế đó, Nghị quyết Hội nghị chỉ rõ phải "giữ vững
nguyên tắc bảo vệ độc lập chủ quyền, an ninh chính trị, bình đẳng, cùng có lợi
trong quan hệ với bên ngoài, đồng thời có đối sách linh hoạt, triệt để khai thác các
yếu tố tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của những yếu tố bất lợi..." [41, tr. 77].
Đặc biệt về việc mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, Nghị quyết
nhấn mạnh: "Chính sách ngoại giao và kinh tế đối ngoại cần được điều chỉnh
phù hợp với những biến động trong cục diện thế giới, nhằm vượt khỏi bao
vây, cấm vận, không ngừng mở rộng quan hệ với các nước" [41, tr. 77]; phải
khai thác những thuận lợi do việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc
và giải pháp chính trị về Campuchia để mở rộng thị trường; tích cực phát triển
quan hệ kinh tế - thương mại với Trung Quốc, Lào; tăng cường quan hệ hợp
tác với các nước ASEAN; coi trọng phát triển quan hệ với Ên Độ, Ôxtrâylia
và các nước trong khu vực; xúc tiến quan hệ nhiều mặt với Tây Âu, Nhật và
Mỹ...
Tháng 6-1992, xuất phát từ tình hình mới, Hội nghị lần thứ ba Ban
Chấp hành Trung ương (khóa VII) cụ thể hóa nhiệm vụ đối ngoại của Đại
hội VII, xác định mục tiêu, tư tưởng chỉ đạo trong chính sách đối ngoại của
Đảng và Nhà nước ta là giữ vững nguyên tắc vì độc lập, thống nhất và chủ
nghĩa xã hội, đồng thời phải rất sáng tạo, năng động, linh hoạt, phù hợp với
vị trí, điều kiện và hoàn cảnh của nước ta, cũng như diễn biến tình hình thế
giới và khu vực. Hội nghị đề ra bốn phương châm xử lý các mối quan hệ đối
ngoại trên các lĩnh vực và đối với các đối tượng là:
Một là, bảo đảm lợi Ých dân téc chân chính, kết hợp nhuần nhuyễn
chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân.

Hai là, giữ vững độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đẩy mạnh đa dạng


22

húa, a phng húa quan h i ngoi.
Ba l, nm vng hai mt hp tỏc v u tranh trong quan h quc t.
Bn l, tham gia hp tỏc khu vc ng thi m rng quan h vi tt c
cỏc nc.
Thỏng giờng nm 1994, Hi ngh i biu ton quc gia nhim k
(khúa VII) quỏn trit sõu sc thờm v yờu cu vn dng ỳng n bn phng
chõm x lý cỏc quan h quc t do Hi ngh Trung ng ln th ba ra.
Trờn c s phõn tớch nhng khú khn v thun li ca t nc, Hi ngh nhn
mnh 4 nguy c: nguy c tt hu v kinh t, nguy c chch hng xó hi ch
ngha, nguy c v tham nhũng v t quan liờu v nguy c "din bin hũa bỡnh"
ca cỏc th lc thự ch. Hi ngh cho rng: "phi thy rừ khú khn v thỏch thc
cng nh thun li v c hi ca nc ta, theo dừi sỏt din bin phc tp trong
quan h quc t cú ch trng thớch hp, gi vng nguyờn tc nng ng,
linh hot"
4 nguy cơ: nguy cơ tụt hậu về kinh tế, nguy cơ chệch hớng xã hội chủ nghĩa,
nguy cơ về tham nhũng và tệ quan liêu và nguy cơ "diễn biến hòa bình" của
các thế lực thù địch. Hội nghị cho rằng: "phải thấy rõ khó khăn và thách thức
cũng nh thuận lợi và cơ hội của nớc ta, theo dõi sát diễn biến phức tạp trong
quan hệ quốc tế để có chủ trơng thích hợp, giữ vững nguyên tắc năng động,
linh hoạt" [43, tr. 55]. Khng nh kt qu hot ng i ngoi l mt trong ba
thnh tu quan trng trong cụng cuc i mi, ng thi Hi ngh cng xỏc
nh rừ nhim v i ngoi l "tip tc thi hnh ng li i ngoi c lp t
ch, rng m, a dng húa, a phng húa quan h i ngoi... phỏt huy cỏc
im ng v li ích v thu hp cỏc bt ng, tng thờm bn v phỏt trin s
hp tỏc quc t" [43, tr. 56]. ng li i ngoi rng m, a dng húa, a

phng húa trong quan h quc t ca ng, cựng vi nhng thnh tu v
kinh t - xó hi trong 10 nm i mi, ó to nờn th v lc cho t nc; tỏc
ng tớch cc n chớnh sỏch ca cỏc nc ln; cỏc t chc khu vc v quc


23

tế, tạo nên sự chuyển biến từ đối đầu, bao vây, cấm vận sang đối thoại, hợp
tác cạnh tranh.
1.2.2. Tham gia giải quyết vấn đề Campuchia
Năm 1979, Việt Nam đưa quân tình nguyện vào Campuchia để giúp
nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng là cần thiết, phù hợp với lợi
Ých dân téc và quốc tế. Song, quan hệ quốc tế và khu vực cho thấy vấn đề
Campuchia không chỉ liên quan đến Việt Nam, Trung Quốc, mà còn liên quan
đến thái độ chính trị và sự lo ngại, mặc cảm của các nước ASEAN và một sè
nước khác. Từ thực tế đó, Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (khóa VI) xác định
phải "tích cực giải quyết vấn đề Campuchia bằng chính trị, chuẩn bị tốt việc
rút hết quân sớm trong trường hợp chưa có giải pháp về Campuchia" [38, tr. 30].
Đến Đại hội VII, Đảng ta nhấn mạnh phải "phấn đấu góp phần sớm đạt được
một giải pháp chính trị toàn bộ về vấn đề Campuchia, trên cơ sở tôn trọng chủ
quyền của Campuchia và Hiến chương Liên hợp quốc" [40, tr. 89].
Theo chủ trương của Trung ương Đảng ngày 26/5/1988, Bộ Quốc phòng
Việt Nam ra tuyên bố rút 5 vạn quân và rút Bộ Tư lệnh quân tình nguyện Việt
Nam ở Campuchia về nước.
Tháng 9/1989, Việt Nam rút hết quân tình nguyện Việt Nam khái
Campuchia, đã tạo đà thúc đẩy nhanh xu thế đối thoại, tăng sức Ðp đối
phương đi vào giải pháp, vô hiệu hóa con bài "rút quân Việt Nam" của các
nước dùng để chống phá nước ta. Quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia
rút hết về nước đã làm "thay đổi cơ bản tính chất cuộc đấu tranh ở
Campucchia thành cuộc đấu tranh nội bộ giữa các lực lượng liên quan của

Campuchia" [76, tr. 331].
Tình hình quốc tế cũng có những thuận lợi, các nước lớn đi vào hợp
tác giải quyết vấn đề Campuchia. Từ sau khi Việt Nam bắt đầu rút dần quân
tình nguyện khỏi Campuchia, các nước ASEAN chuyển dần thái độ, dần tách


24

khỏi lập trường của những nước hậu thuẫn cho Campuchia dân chủ đi vào đối
thoại với Việt Nam.
Cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Việt Nam và Ngoại trưởng Inđônêxia ở
Thành phố Hồ Chí Minh (7-1987) và cuộc gặp đầu tiên giữa Thủ tướng Hunxen
và Hoàng thân Xihanúc ở Pháp (12-1987) đã tạo thuận lợi cho quá trình đối
thoại giữa hai nhóm nước nhằm giải quyết hòa bình vấn đề Campuchia
Từ ngày 25 đến ngày 28-7-1988, cuộc gặp không chính thức về vấn đề
Campuchia giữa đại diện các nước ASEAN và đại diện các nước Đông Dương JIM-1, được tổ chức ở Bôgo - Inđônêxia. JIM-1 kết thúc với tuyên bố về khuôn
khổ cho một giải pháp chính trị về vấn đề Campuchia với hai vấn đề then chốt
là: quân tình nguyện Việt Nam rút khỏi Campuchia; ngăn chặn sự trở lại của
chế độ diệt chủng ở Campuchia và chấm dứt sự viện trợ quân sự của nước
ngoài cho các bên Campuchia. Cuộc gặp JIM-1 có tác dụng làm giảm dần tình
trạng đối đầu giữa hai nhóm nước ở Đông Nam Á, mở ra giai đoạn bình
thường hóa quan hệ và hợp tác giải quyết các vấn đề khu vực.
Nhằm tiếp tục tìm giải pháp cho vấn đề Campuchia, từ ngày 19 đến 21
tháng 2 năm 1989, cuộc gặp không chính thức về vấn đề Campuchia giữa đại
diện các nước ASEAN và đại diện các nước Đông Dương - JIM-2 họp ở
Jakarta - Inđônêxia. Với sự phối hợp vận động và đấu tranh khôn khéo của
Việt Nam, Campuchia và Lào, các nước ASEAN nhất trí với những nguyên
tắc lớn của giải pháp: Việt Nam rút hết quân; chấm dứt viện trợ quân sự và sự
can thiệp từ bên ngoài vào Campuchia, loại trừ sự quay trở lại của chế độ diệt
chủng. Những nguyên tắc đó về cơ bản phù hợp với lập trường của Cộng hòa

nhân dân Campuchia. JIM-2 đã góp phần củng cố thêm cơ sở cho một giải
pháp về vấn đề Campuchia.
Trong việc tìm giải pháp cho vấn đề Campuchia, hai nước Việt Nam
và Campuchia luôn có thái độ tích cực chấp nhận sử dụng vai trò Liên hợp


25

quốc và xem xét sáng kiến của Ôxtrâylia để giải quyết vấn đề phân chia
quyền lực bị bế tắc tại Hội nghị quốc tế Paris (8-1989), một lần nữa thúc đẩy
mạnh mẽ các diễn đàn để giải quyết vấn đề Campuchia.
Ngày 26-2-1990, một cuộc họp không chính thức về Campuchia (IMC)
ở Jakarta được tiến hành, đưa ra dự thảo khung về một giải pháp chính trị về
vấn đề Campuchia, trong đó đề cập việc ngăn chặn diệt chủng. Nhưng bản dự
thảo lại một lần nữa bị Khơme đỏ phủ quyết, cuộc họp không thành công.
Ngày17-7-1990, cuộc họp vòng năm của năm nước thường trực Hội
đồng Bảo an Liên hợp quốc (P-5) cấp thứ trưởng ngoại giao thỏa thuận việc
tập kết và giải giáp các bên Campuchia và Liên hợp quốc tổ chức tổng tuyển cử,
kiểm soát 5 bộ: Quốc phòng, An ninh, Ngoại giao, Thông tin, Tài chính, thành
lập Hội đồng Dân téc tối cao (SNC) là cơ quan đại diện cho chủ quyền Campuchia,
sẽ trao quyền cho Liên hợp quốc tổ chức tổng tuyển cử ở Campuchia.
Tháng 8-1990, cuộc họp vòng sáu các đại diện 5 nước lớn thỏa thuận
thông qua văn kiện khung về một giải pháp chính trị toàn bộ cho cuộc xung
đột ở Campuchia và lập Hội đồng dân téc tối cao của Campuchia bao gồm các
phái Khơme. Vấn đề Campuchia gồm hai mặt nội bộ và quốc tế đan xen nhau,
liên quan trước hết đến lợi Ých của nhân dân Campuchia, đồng thời cũng
quan hệ đến một giải pháp lâu dài về Campuchia, phù hợp với lợi Ých hòa
bình, ổn định trên bán đảo Đông Dương và Đông Nam Á. Vì vậy, việc giải
quyết, đàm phán vấn đề này hết sức khó khăn, phức tạp.
Mặc dù vậy, do xu thế quốc tế, các nước lớn đều không muốn cuộc

xung đột Campuchia kéo dài, ảnh hưởng đến việc triển khai quan hệ của họ
với nhau và ở khu vực Đông Nam Á. Sau những cuộc đàm phán, thương
lượng kéo dài, từ ngày 21 đến 23 tháng 10 năm 1991, Hội nghị quốc tế về
Campuchia họp vòng hai tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Kléber - Paris để ký
kết các văn kiện về giải pháp chính trị toàn bộ cho vấn đề Campuchia.


×