Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Một số biện pháp chỉ đạo cán bộ, giáo viên, học sinh trường tiểu học hồi xuân nâng cao kiến thức và thực hiện tốt trật tự ATGT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (660.87 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUAN HOÁ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, HỌC
SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒI XUÂN NÂNG CAO KIẾN
THỨC VÀ THỰC HIỆN TỐT TRẬT TỰ AN TOÀN
GIAO THÔNG

Người thực hiện: Nguyễn Văn Nghi
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Hồi Xuân
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lí

THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC


Nội dung
Mục lục
Phần I: Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
Phần II: Nội dung
I. Cơ sở lý luận
1. Vai trò của giáo dục bậc tiểu học
2. Vị trí, tầm quan trọng của việc nâng cao văn hóa giao thông



Trang
1
3
3
4
4
4
4
4
4
5

trong trường tiểu học
3. Cơ sở để xác định nội dung nghiên cứu Sáng kiến kinh

5

nghiệm.
II. Thực trạng của vấn đề nhiên cứu
1. Thực trạng
a. Tình hình chung về công tác An toàn giao thông
b. Vài nét về đặc điểm tình hình địa phương
c. Vài nét về tình hình nhà trường
2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên
III. Giải pháp và tổ chức thực hiện
1. Các giải pháp
Giải pháp 1
Giải pháp 2
Giải pháp 3

2. Các biện pháp tổ chức thực hiện
Biện pháp 1
Biện pháp 2
Biện pháp 3
Biện pháp 4
Biện pháp 5
IV. Kết quả đạt được
Phần III: Kết luận và đề xuất
I. Kết luận
II. Đề xuất
Tài liệu tham khảo
Danh sách SKKN đã được xếp loại

6
6
6
7
7
8
10
10
10
10
11
11
12
13
14
17
18

18
19
19
20
21
22

2


Phần I: Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục Pháp luật nói chung và giáo dục Pháp luật về trật tự an toàn giao
thông trong trường học nói riêng là nhiệm vụ thường xuyên và được coi là cấp
bách trong thời điểm hiện tại. Mục đích của giáo dục trật tự an toàn giao thông
là cung cấp cho học sinh những hiểu biết ban đầu, những quy tắc ứng xử đơn
giản thường gặp khi tham gia giao thông hàng ngày, điều quan trọng là giúp các
em nhận thức, có thái độ ứng xử văn minh trong văn hóa giao thông, chấp hành
Pháp luật trật tự về an toàn giao thông chung và tránh được những tai nạn giao
thông cho chính mình.
Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo cùng với các cơ quan chức năng đã đưa nội dung giáo dục Pháp
luật về trật tự an toàn giao thông vào các nhà trường từ năm 2001 đến nay.
Nhưng trong thực tế sách giáo khoa, tài liệu, kinh phí còn hạn chế do đó mà chất
lượng và hiệu quả của việc dạy học Pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho
học sinh trong trường học chưa đảm bảo. Trong khi đó, giáo dục trật tự an toàn
giao thông là yêu cầu rất quan trọng nhưng để thực hiện được là không dễ dàng,
vì vậy trong nhà trường người cán bộ quản lý và các thầy giáo, cô giáo phải
quan tâm và kiên trì tổ chức các hoạt động giáo dục, phải biết cách phối hợp với
các đoàn thể trong và ngoài nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy nói

chung và chất lượng giáo dục Pháp luật nói riêng.
Sau gần 3 năm với chức vụ Hiệu trưởng có nhiệm vụ tham gia trực tiếp
quản lí trường học, tôi đã nhận thấy rằng muốn thực hiện tốt công tác quản lí của
mình tôi cần quản lí tốt các hoạt động giáo dục. Đặc biệt trong tình hình hiện
3


nay, ngành giáo dục đang là đội quân tiên phong trong việc giáo dục Pháp luật
trong trường học. Để làm tốt vấn đề này, bản thân tôi luôn trăn trở làm thế nào
để góp một phần nhỏ bé của mình trong việc đào tạo ra những con người có ý
thức chấp hành nghiêm túc Luật giao thông, nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông
của địa phương cũng như của đất nước. Chắc rằng các người làm công tác quản
lí Giáo dục đã và đang quan tâm nghiên cứu để tìm ra biện pháp tích cực nhất.
Qua thực tế công tác quản lý trường học và căn cứ vào tình hình thực tiễn của
đơn vị cũng như của ngành giáo dục trong giai đoạn hiện nay, bản thân tôi đã
thực hiện công tác này qua các tiết dạy học chính khóa, qua các buổi sinh hoạt
tập thể, qua Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bằng nhiều hình thức phong
phú và đa dạng. Trong thời gian trực tiếp chỉ đạo việc nâng cao kiến thức về an
toàn giao thông cho cán bộ giáo viên và học sinh chưa nhiều, song bản thân
cũng đã rút ra được một số kinh nghiệm xin mạnh dạn đưa ra để đồng nghiệp
cùng tham khảo. Đó là “Một số biện pháp chỉ đạo cán bộ, giáo viên, học sinh
trường Tiểu học Hồi Xuân nâng cao kiến thức và thực hiện tốt trật tự an toàn
giao thông” nhằm góp phần nhỏ vào việc giải quyết những vấn đề bức xúc của
xã hội trong giai đoạn hiện nay về tình hình trật tự an toàn giao thông. Đây
chính là những kinh nghiệm thực tiễn được rút ra trong quá trình quản lí của
mình tại trường Tiểu học Hồi Xuân mà tôi đang công tác.
2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, SKKN nhằm mục đích nghiên cứu thực
trạng việc chấp hành và ý thức tham gia giao thông của cán bộ, giáo viên và học
sinh trường Tiểu học Hồi Xuân, từ đó đề ra các giải pháp nhằm thực hiện mục

đích nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông và giảm thiểu các tai nạn giao
thông đáng tiếc xảy ra với CBGV, HS và cộng đồng.
3. Đối tượng nghiên cứu
Cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường (30 đồng chí); học sinh toàn
trường ( 365 em) và các bậc cha mẹ học sinh.
4. Phương phát nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
Phần II: Nội dung
I. Cơ sở lý luận
1. Vai trò của giáo dục bậc tiểu học:
4


Giáo dục tiểu học là một bậc học trong hệ thống giáo dục Quốc dân với
mục tiêu nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển
đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản
để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở (Điều 27- Luật giáo dục năm 2005). Để
đạt được mục tiêu giáo dục của bậc học, mỗi nhà trường phải bước đầu nâng cao
chất lượng dạy và học, bổ sung nhiều kiến thức về giáo dục đạo đức Pháp luật,
rèn kỹ năng sống cho học sinh,... Do vậy, người thầy cần hướng dẫn học sinh
tiếp thu kiến thức qua các môn học, qua các buổi hoạt động ngoại khóa, qua
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp...bằng nhiều hình thức và phương pháp
khác nhau. Điều quan trọng là sau khi học xong bậc tiểu học, các em có được
những gì để có thể học được lên các lớp trên và vận dụng như thế nào vào thực
tế cuộc sống. Để trả lời cho câu hỏi này người thầy phải xác định được mục tiêu
của mình, phải biết căn cứ vào tình hình thực tế của học sinh, của nhà trường
cũng như của đất nước mà từ đó có biện pháp đạt được mục tiêu đó.
2. Vị trí, tầm quan trọng của việc nâng cao văn hóa giao thông trong

trường tiểu học:
Như chúng ta đã biết, trong chương trình giáo dục bậc tiểu học đã được
Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định có các nội dung của 9 môn học và các hoạt
động giáo dục khác, tuy nhiên trong quá trình thực hiện các nhà trường phải căn
cứ vào đặc điểm, tình hình thực tế để xây dựng kế hoạch thực hiện một cách có
hiệu quả cao nhất. Trong tình hình hiện nay, các chủ đề, chủ điểm để tổ chức
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm giáo dục học sinh một cách toàn diện
và rèn kỹ năng sống cho các em đang được quan tâm đặc biệt, đó cũng là mục
tiêu của Phong trào “xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” mà tất
cả các trường học trong cả nước đang hưởng ứng một cách sôi nổi. Tuy nhiên,
bên cạnh việc cung cấp những kiến thức cơ bản trong chương trình của bậc học
thì việc giúp học sinh nâng cao kiến thức về an toàn giao thông cũng là một vấn
đề được các nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân đang coi trọng. Đối
với bậc tiểu học nói riêng và các bậc học trong hệ thống giáo dục Quốc dân nói
chung người thầy luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, do đó để giúp
học sinh có kiến thức về an toàn giao thông thì trước tiên người thầy phải có
kiến thức và chấp hành tốt trật tự an toàn giao thông. Do vậy tôi đã thực hiện bổ
sung kiến thức về an toàn giao thông cho 2 đối tượng trong nhà trường đó là
người dạy và người học.
5


Thật vậy, nâng cao văn hóa giao thông là đào tạo nên những con người có
ý thức chấp hành Luật giao thông tạo nên một xã hội văn minh và an toàn. Muốn
cho học sinh nắm được kiến thức nói chung, kiến thức an toàn giao thông nói
riêng thì người giáo viên cũng cần phải được trang bị kiến thức và hiểu biết nhất
định, hơn thế nữa trong quá trình thực hiện Luật an toàn giao thông là dành cho
tất cả mọi tầng lớp nhân dân, dành cho mọi phương tiện giao thông nên người
thầy càng phải là người cần phải nắm vững và gương mẫu thực hiện. Trên thực
tế, công tác đảm bảo an toàn giao thông là thực hiện an toàn cho chính mình,

cho mọi người và thực hiện liên tục trong suốt cuộc đời.
3. Cơ sở để xác định nội dung nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm:
Thực tế hiện nay, Giáo dục pháp luật nói chung giáo dục Pháp luật về an
toàn giao thông trong trường học nói riêng là nhiệm vụ thường xuyên và cấp
bách đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm đặc biệt. Cùng với sự phát triển
của đất nước đó là sự tăng trưởng kinh tế và những mục tiêu phát triển xã hội
khác, như nhu cầu nhà ở, học hành, khám chữa bệnh và nhu cầu về giao thông
cũng gia tăng đột biến. Do đó, các loại phương tiện giao thông đường sắt, đường
thủy, đường không và đặc biệt là đường bộ phát triển không ngừng nhằm đáp
ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. Cũng chính vì vậy mà trong thời điểm hiện tại
tai nạn giao thông và những bức xúc về giao thông đang là sức ép nặng nề lên xã
hội. Để phần nào giải quyết những bức xúc đó, trong nhà trường đã được ban
hành các tài liệu về an toàn giao thông: Như Luật giao thông, nhà trường đã có
bộ sách pokemon mà TOYOTA tài trợ, đặt báo Học đường...Từ đó đã cung cấp
cho giáo viên và học sinh những kiến thức về an toàn giao thông là nhu cầu và
việc làm cần thiết giúp cho các em cũng như thầy cô có những hiểu biết ban đầu,
những quy tắc ứng xử thường gặp khi tham gia giao thông hàng ngày. Từ đó
hình thành thái độ hành vi tự giác, chấp hành Pháp luật trật tự an toàn giao thông
tránh được tai nạn cho bản thân và mọi người xung quanh.
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
1. Thực trạng:
a. Tình hình chung về công tác an toàn giao thông:
Trên thế giới, có 11 nước tai nạn giao thông xảy ra nhiều nhất trong đó có
Việt nam. Trước vấn đề đó, Đảng và Nhà nước ta coi vấn đề đảm bảo trật tự an
toàn giao thông là một vấn đề mang tính cấp bách. Chính vì vậy mà năm 2012,
nước ta đã gọi là năm “An toàn giao thông”. Kể từ đó cho đến nay vào đầu
tháng 1 hàng năm nước ta đều phát động năm ATGT Quốc gia mỗi năm với một
6



chủ đề hành động, hàng năm số vụ tai nạn giao thông, số người chết và bị
thương có giảm song theo thống kê, năm 2016 cả nước vẫn có 21.589 vụ tai nạn
giao thông, trong đó có 8.685 người bị chết và 19.280 người bị thương. Những
con số thương tâm này đã làm cho bao nhiều gia đình đau khổ, làm gánh nặng
cho xã hội và làm cho nền kinh tế cũng như các hoạt động xã hội gặp không ít
khó khăn. Tính đến thời điểm trung tuần tháng 3 năm 2017 số vụ tai nạn giao
thông trong cả nước là 4.812 vụ, làm chết 2114 người và 3835 người bị thương.
Tại Thanh Hóa công tác thực hiện an toàn giao thông đã được các cấp các ngành
chú trọng song tình hình tai nạn giao thông vẫn xảy ra. Tại địa phương Quan
Hóa và địa bàn xã Hồi Xuân cũng là một nơi mà có nhiều vụ tai nạn xảy ra
thường xuyên.
b. Vài nét về đặc điểm địa phương:
Xã Hồi Xuân là một xã đặc biệt khó khăn của huyện Quan Hóa có tổng
diện tích toàn xã là 6888,8ha ha với tổng số 3965 nhân khẩu. Dân cư sống thưa
thớt, có 4 dân tộc chủ yếu sinh sống đó là dân tộc Kinh, Thái, Mường, Hoa. dân
tộc Thái chiếm 82,3% dân số của địa phương. Địa phương có quốc lộ 15A đi qua
dọc theo phố Hồi Xuân, Bảm Khằm, bản Mướp. Địa bàn rộng, đồi núi nhiều nên
đường giao thông nhiều đoạn dốc, đường gấp khúc quanh co, nhiều đoạn chưa
được nâng cấp. Tuy nhiên, hệ thống đường liên thôn được bê tông hóa tương đối
đảm bảo tại Bản Khằm, Bản Ban và phố Hồi Xuân, mặc dù vậy cả ba trường học
(MN, TH, THCS) đều nằm dọc theo đường 15A, do vậy việc tham gia giao
thông của người dân cũng như của học sinh trên địa bàn xã gặp không ít khó
khăn.
c. Vài nét về tình hình nhà trường:
Trường tiểu học Hồi Xuân có 4 điểm trường, 1 điểm chính, một điểm ở
khu Cốc, 1 điểm ở khu Mướp và 1 điểm trường ở khu Khó. Nhiều năm liền
trường luôn có số học sinh đông nhất huyện. Năm học 2016 - 2017 trường có 19
lớp với tổng số 365 học sinh, thu hút 100% trẻ trong độ tuổi trên địa bàn đến
trường, ngoài ra trường còn thu hút được 93 học sinh từ thị trấn Quan Hóa và
các xã lân cận đến học tại trường. Nhà trường đã tổ chức cho 100% học sinh

được học 8 - 9 buổi/ tuần.
* Đối với Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: Nhà trường có tất cả 30 đồng
chí. Trình độ đào tạo của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường cụ thể như
sau: Đại học: 20 đ/c, Cao đẳng: 6 đ/c, THSP: 4 đ/c. Tuổi đời trung bình: 38.
7


Giáo viên trực tiếp giảng dạy là 25 đồng chí, trong đó có 1 GV Mĩ thuật dạy liên
trường, 1 GV Thể dục, 1 GV dạy Hát nhạc, 1 GV NN, 22 GV văn hóa.
Ban giám hiệu nhà trường có 3 đồng chí trẻ, khoẻ, nhiệt tình, làm việc có
trách nhiệm và có tinh thần đoàn kết cao. Tuy nhiên về kinh nghiệm quản lý còn
chưa nhiều. Đội ngũ giáo viên trong trường luôn tận tình với nghề, có ý thức tự
học tự bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, song vẫn còn một số giáo
viên việc đổi mới phương pháp dạy học còn chậm, trình độ sử dụng công nghệ
thông tin vào trong giảng dạy còn chưa cao.
* Đối với học sinh: Năm học 2016-2017 nhà trường có 365 học sinh được học
ở 4 khu, với tổng số 19 lớp, trong đó Khối 1: 92 em, Khối 2: 64 em, Khối 3: 79
em, Khối 4: 67 em, Khối 5: 63 em. Toàn trường có 285 học sinh dân tộc. Học
sinh đi đến trường có những em phải đi đoạn đường tương đối xa và đi qua con
đường Quốc lộ 15A (HS bản Mướp và học sinh thị trấn Quan Hóa, bản Khằm,
bản Ban, phố Hồi Xuân) số phương tiện giao thông đi lại nhiều. Nhìn chung các
em đều ngoan, có ý thức trong học tập. Tuy nhiên đa số học sinh con nhà thuần
nông, điều kiện kinh tế gia đình còn quá khó khăn nên việc quan tâm đến việc
học cũng như đưa đón hoặc mua sắm phương tiện đến trường của một số em
chưa được tốt, đa số học sinh lớp 4, 5 phải tự đi học không có bố mẹ lai đến
trường.
* Tình hình cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất của nhà trường cũng đã phần nào
đảm bảo cho việc dạy và học. Trường có 4 khu. Khu chính có 10 phòng học kiên
cố, khu Cốc có 3 phòng học kiên cố, Khu Mướp có 1 phòng học kiên cố, khu
Khó có 2 phòng học kiên cố và 3 phòng học cấp 4 Vậy tổng số phòng học của

trường là 19 phòng, trong đó có 16 phòng học kiên cố, 3 phòng cấp 4. Thiết bị
dạy và học đang được bổ sung để phục vụ tốt cho việc đổi mới phương pháp
giảng dạy. Hiện tại nhà trường đang duy trì trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1
và đề nghị Tỉnh về kiểm tra công nhận lại sau 5 năm vào năm 2018. Khu chính
được xây dựng cạnh đường 15A mới con đường vào cổng trường có độ dốc cao,
quanh co gấp rất dễ gây tai nạn giao thông.
2.2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên:
Trong những năm qua, chất lượng giáo dục cuối năm học có chuyển biến.
Việc duy trì sĩ số hàng năm đạt 100%. Học sinh tự đến trường bằng xe đạp
chiếm khoảng 15%, số còn lại là các em đi bộ và một số được bố mẹ đưa đến
trường. Giáo viên 30/30 đồng chí đến trường bằng xe máy. Khoảng cách từ nhà
đến trường của một số giáo viên cũng như của một số học sinh tương đối xa và
8


phải đi qua tuyến quốc lộ nhiều phương tiện giao thông qua lại, đường nhiều
dốc, ngoằn ngoèo. Hơn thế nữa khu vực gần trường học đang có công trình xây
dựng, đường 15A mới đi qua cổng trường là tuyến đường giao thông huyết mạch
của 15 xã vùng cao trong huyện, đi Mường Lát, đi Mai Châu tỉnh Hòa Bình. Đặc
biệt dọc trên tuyến đường còn có 2 công trình thủy điện đang trong giai đoạn thi
công (thủy điện Hồi Xuân, thủy điện Trung Sơn) do vậy xe tải trọng lượng lớn
chở vật liệu, chở thiết bị qua lại quá nhiều.
Một số hình ảnh phương tiện giao thông trước cổng trường.

9


Chính quyền địa phương chưa thực hiện một cách gắt gao về đội mũ bảo
hiểm khi tham gia giao thông bằng xe mô tô hoặc xe chở 3 chở 4 người. Một số
ít cán bộ địa phương cũng chưa chấp hành đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao

thông bằng xe mô tô. Một bộ phận người dân tham gia giao thông có đội mũ
bảo hiểm nhưng mũ chưa đảm bảo chất lượng và đội chưa đúng quy cách, mà
đội mũ chỉ để đối phó là chủ yếu, một số chủ xe chưa tham gia bảo hiểm. Theo
thống kê của Ban công an xã, trong năm 2016 trên địa bàn xã xảy ra 10 vụ tai
nạn giao thông trong đó chết 1 người, bị thương 18 người. 3 tháng đầu năm
2017 cũng đã xảy ra 4 vụ TNGT làm bị thương 6 người.
3. Giải pháp tổ chức thực hiện
3.1. Các giải pháp:

Để nâng cao kiến thức và thực hiện tốt về trật tự an toàn giao thông cho đội
ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường, bản thân tôi đã luôn
luôn học hỏi đồng nghiệp và rút kinh nghiệm trong quá trình quản lí của mình từ
đó xin hệ thống hoá và đề xuất một số giải pháp trong công tác nâng cao kiến
thức và tổ chức thực hiện tốt trật tự an toàn giao thông trong trường tiểu học
nhằm nâng cao ý thức chấp hành Luật an toàn giao thông để góp phần vào việc
giảm thiểu tai nạn giao thông của địa phương cũng như của đất nước trong tình
hình hiện nay.
10


* Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học
sinh trong toàn trường về việc chấp hành Luật an toàn giao thông.
Đây là khâu quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của học sinh và
giáo viên, phải làm thế nào để mọi thành viên trong nhà trường hiểu rằng thực
hiện tốt Luật an toàn giao thông vừa là trách nhiệm vừa là nghĩa vụ của mình và
khi tham gia giao thông phải thể hiện là người có văn hóa giao thông. Muốn làm
được điều này người Hiệu trưởng phải nhận thức đầy đủ nội dung, tầm quan
trọng của việc thực hiện Luật giao thông, từ đó vận dụng vào thực tế cuộc sống
hàng ngày. Ngoài ra còn tuyên truyền cho mọi người nắm được để từ đó họ thấy
rõ nhiệm vụ và quyền hạn của mình trong phong trào giữ cho tình hình trật tự an

toàn giao thông trên địa bàn dân cư được tốt. Hơn thế nữa bản thân họ phải thực
hiện tốt vấn đề này.
* Giải pháp 2: Giúp giáo viên và học sinh nắm vững được một số quy định khi
tham gia giao thông.
Trong giải pháp này có một số việc làm cụ thể như sau:
- Thành lập Ban thực hiện trật tự an toàn giao thông trong nhà trường: Ngay từ
đầu năm học Hiệu trưởng cần ra Quyết định thành lập Ban thực hiện trật tự an
toàn giao thông của trường và thông báo cho tất cả cán bộ, giáo viên và học sinh
được biết để cùng thực hiện. Ban thực hiện trật tự an toàn giao thông trong nhà
trường do Hiệu trưởng làm Trưởng ban, Chủ tịch công đoàn làm Phó ban, ban
viên là trưởng các đoàn thể trong trường và một số học sinh khối 4-5. Ban gồm
có từ 11 đến 15 thành viên. Trưởng ban có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cụ
thể cho từng thành viên. Các thành viên thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ
được giao.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện theo các chủ điểm trong các tháng.
Để có được một kế hoạch thực hiện trật tự an toàn giao thông mang tính khả thi,
cần xây dựng qua các chủ điểm. Thông báo và công khai kế hoạch cho tất cả cán
bộ giáo viên cùng nắm bắt được.
- Tham gia mua tài liệu về Luật an toàn giao thông cho giáo viên và học sinh
tìm hiểu.
- Tổ chức các buổi Hoạt động tập thể xoay quanh chủ đề về an toàn giao thông
để giáo viên và học sinh cùng tham gia.
- Tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông vào các môn học.
- Tổ chức sinh hoạt Ngoại khóa cho học sinh, để giúp học sinh thực hành và vận
dụng tốt những kiến thức vừa nắm được vào thực tiễn cuộc sống.
11


- Phát động phong trào đội mũ bảo hiểm đúng chất lượng, đúng quy cách khi đi
xe máy trong đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh trong toàn trường.

- Đưa việc thực hiện tốt Luật an toàn giao thông vào tiêu chí đánh giá thi đua các
lớp trong nhà trường.
* Giải pháp 3: Đánh giá, rút kinh nghiệm và xây dựng kế hoạch thực hiện
trong thời gian tiếp theo.
Đây là một yếu tố cần thiết để Ban thực hiện Luật an toàn giao thông của
nhà trường cũng như giáo viên và học sinh nắm được kết quả thực hiện trong
một năm. Yêu cầu phải đánh giá sát thực tế và khách quan, chỉ ra được những
việc đã làm được đặc biệt là chỉ ra những điểm còn tồn tại cần khắc phục trong
thời gian tiếp theo. Tuy nhiên, cần xác định rõ để hiểu về thay đổi cách chỉ đạo
là gì, phương pháp và hình thức thực hiện như thế nào để đạt hiệu quả cao hơn.
Từ đó xây dựng kế hoạch thực hiện trong thời gian tiếp theo một cách có khả thi
và có những biện pháp hữu hiệu trong việc nâng cao kiến thức và thực hiện đảm
bảo an toàn giao thông cho cán bộ, giáo viên và học sinh toàn trường.
3.2. Các biện pháp tổ chức thực hiện:
Với những giải pháp ở trên, tôi đã thực hiện các biện pháp để tổ chức thực
hiện chỉ đạo cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường nâng cao kiến thức và
thực hiện tốt trật tự an toàn giao thông trong năm học 2016-2017 như sau:
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học
sinh trong toàn trường về vị trí và tầm quan trọng của việc chấp hành Luật
an toàn giao thông.
Ngay từ đầu năm học, qua các buổi hội họp, sinh hoạt chuyên môn, chúng
tôi đã dành một khoảng thời gian cho việc triển khai đến cán bộ, giáo viên nắm
được các văn bản của các cấp về lĩnh vực an toàn giao thông. Các văn bản như:
Luật an toàn giao thông, các thông tin an toàn giao thông trên cả nước, trên địa
bàn xã nhà. Nhưng chúng ta cũng lưu ý rằng không phải chỉ có một cuộc họp
đầu năm mới triển khai công việc này mà có thể triển khai trong cả năm học và
bất cứ hình thức nào, thời gian nào nếu thấy cần thiết. Ngoài ra, những văn bản
hướng dẫn, những công văn của các cấp hướng dẫn hoặc phát động tháng cao
điểm thực hiện vấn đề này, nhà trường chúng tôi đều photo cho các tổ, các khối
để cho mọi giáo viên nắm được và cùng thực hiện.

- Tổ chức mít tinh và đi cổ động trong các đợt cao điểm về An toàn giao thông
để tuyên truyền cho mọi người cùng thực hiện tốt Luật an toàn giao thông. Đây
cũng là một trong những hình thức tuyên truyền rộng rãi nhất, có số lượng người
12


tham gia đông nhất và có tính tuyên truyền cao. Ngoài ra nhà trường còn chỉ đạo
các đoàn thể treo băng zôn, biểu ngữ, khẩu hiệu ở cổng trường, trước bảng các
lớp học.
- Giao nhiệm vụ cho một thành viên trong Ban chỉ đạo luôn nắm bắt thông tin về
tình hình an toàn giao thông trong cả nước qua các phương tiện thông tin đại
chúng để cung cấp cho giáo viên và học sinh toàn trường vào sáng thứ hai hàng
tuần qua buổi sinh hoạt tập thể. Đây là một hình thức tuyên truyền mà tôi thấy
có hiệu quả rõ rệt nhất, học sinh đón nhận một cách tự giác nắm vững các thông
tin vừa được cung cấp, có lẽ đây là món ăn tinh thần không thể thiếu được của
cán bộ, giáo viên và học sinh toàn trường. Tuy nhiên để biện pháp tuyên truyền
này có hiệu quả thì người thuyết trình phải có năng lực thật sự, tuyên truyền
bằng nhiều cách, số liệu rõ ràng, chính xác, hình thức triển khai phong phú, hấp
dẫn. Nếu trong thời điểm đó tại địa phương có thông tin về tai nạn giao thông thì
cung cấp trước và điều quan trọng là rút ra được nguyên nhân của vụ tai nạn để
giáo viên và học sinh hiểu và rút kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình tham
gia giao thông.
- Xây dựng chương trình hoạt động ngoại khóa cho nhà trường và triển khai thực
hiện. Khi xây dựng kế hoạch phải căn cứ vào các đợt cao điểm và phải phối hợp
với chuyên môn để thực hiện một cách đồng bộ và có hiệu quả. Các hoạt động như
tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ, đường thủy,… hoặc một số lưu ý khi tham gia
giao thông trên các con đường có nhiều ngõ ngách, dốc, đường đất...
- Phát động phong trào đội mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng và đúng quy cách
khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe mô tô 2 bánh: Bằng hình thức
tuyên truyền qua đóng tiểu phẩm hoặc giới thiệu những chiếc mũ đảm bảo quy

chuẩn, cách cài quai mũ để giáo viên và học sinh nắm được, với phương châm
không có mũ bảo hiểm không đi xe máy. Do đó mà khi phụ huynh đưa các em
đến trường thì đã cho các cháu đội mũ bảo hiểm, giáo viên khi tham gia giao
thông bằng xe máy đã đội mũ bảo hiểm. Tuy nhiên trong thực tế tại trường hiện
nay, khoảng 40% mũ bảo hiểm của giáo viên và học sinh không đảm bảo chất
lượng, không đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông khi bị tai nạn, số
mũ này chỉ là hình thức thời trang hoặc để đối phó nên nhà trường đang thực
hiện công tác tuyên truyền để giáo viên và học sinh thay mũ bảo hiểm đảm bảo
chất lượng mà hiện nay Bộ giao thông đang phát động, đến tháng 4 năm 2017,
100% giáo viên và học sinh sẽ đội mũ bảo hiểm đúng chất lượng.
13


- Tổ chức cho giáo viên và học sinh viết cam kết không vi phạm Luật an toàn
giao thông trong suốt năm học. Tổ chức cho đội cờ đỏ phối hợp với lớp trực ban
kiểm tra việc đội ngũ của học sinh hàng ngày, tổng hợp số lượt học sinh vi phạm
và xếp loại các lớp vào buổi giao ban. Cuối mỗi đợt có đánh giá, tổng kết và rút
kinh nghiệm.
Sau khi thực hiện biện pháp này, chúng tôi thấy hiệu quả rõ rệt. Đó là cán
bộ giáo viên, học sinh hiểu rõ được trách nhiệm của mình trong việc đảm bảo
trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, bản thân họ hưởng ứng một cách nhiệt
tình và trở thành một phong trào rầm rộ trong nhà trường. Công tác này được
thực hiện một cách thường xuyên liên tục và coi như một hoạt động không thể
thiếu trong nhà trường.
Biện pháp 2: Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện trật tự an toàn giao thông cấp
trường.
- Ban chỉ đạo thực hiện an toàn giao thông được Hiệu trưởng ra Quyết định và
công khai cho các thành viên trong trường cùng biết. Ngoài ra, Trưởng ban phân
công cụ thể cho từng thành viên và định hướng những việc làm cụ thể trong quá
trình thực hiện trật tự an toàn giao thông cho bản thân cũng như các thành viên

trong gia đình. Ban chỉ đạo thực hiện trật tự an toàn giao thông có trách nhiệm giúp
Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch, ngoài ra còn làm công tác
tuyên truyền đến cán bộ giáo viên, học sinh và các thành viên trong gia đình thực
hiện và chấp hành tốt Luật an toàn giao thông. Những thành viên của Ban thực hiện
an toàn giao thông là những cá nhân có uy tín trong trường, gương mẫu, có tinh
thần trách nhiệm cao và làm tốt công tác động viên, tuyên truyền.
- Bồi dưỡng kiến thức về an toàn giao thông cho các thành viên ban chỉ đạo
cấp trường: Các thành viên ban chỉ đạo là kiêm nhiệm, bản thân họ là những cán
bộ, giáo viên, học sinh đôi khi cũng chưa nắm vững được những kiến thức về an
toàn giao thông. Vì vậy mà hàng năm nhà trường chúng tôi đã tổ chức bồi
dưỡng cho các thành viên ban thực hiện an toàn giao thông ít nhất 2 lần, mời
trưởng công an xã tham gia tập huấn, giúp cho họ tiếp thu những văn bản hướng
dẫn của các cấp, những điều trong văn bản Luật. Tổ chức cho họ tham gia tập
huấn công tác thực hiện Luật an toàn giao thông...Trong phần này chúng tôi
cũng đã giúp các thành viên trong Ban thực hiện an toàn giao thông hiểu rõ được
đặc điểm tình hình giao thông trên địa bàn xã, địa bàn huyện để từ đó có những
đề xuất biện pháp ngăn ngừa tai nạn giao thông. Qua đó, các thành viên còn hiểu
14


rằng việc thực hiện an toàn giao thông là nghĩa vụ của tất cả mọi người chứ
không riêng một cá nhân hay một tổ chức nào.
Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch và thực hiện hoạt động ngoại khóa và tích
hợp nội dung trật tự an toàn giao thông vào các môn học.
Đây có lẽ đây là một biện pháp góp phần lớn nhất trong việc thực hiện
nâng cao kiến thức về an toàn giao thông cho cán bộ giáo viên và học sinh, bởi
lẽ muốn thực hiện được cần phải có kế hoạch cụ thể và các biện pháp thực hiện.
Ngoài ra giúp cho Ban thực hiện an toàn giao thông cũng như cán bộ, giáo viên
và học sinh toàn trường định hướng được những việc cần thực hiện để nâng cao
kiến thức về an toàn giao thông. Muốn thực hiện được một công việc gì thì trước

hết chúng ta cần xây dựng cho được kế hoạch hoạt động của Ban theo kế hoạch
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và theo những tháng cao điểm trong năm
học. Để kế hoạch nâng cao kiến thức về an toàn giao thông cho giáo viên và học
sinh mang tính khả thi, chúng tôi đã tiến hành thực hiện theo nhiều hình thức
như tổ chức trò chơi, tham gia đóng tiểu phẩm, đố vui, kể chuyện sắm vai, hái
hoa dân chủ, tổ chức thi tìm hiểu Luật giao thông cấp trường... Muốn tổ chức
thành công các buổi hoạt động ngoại khóa về trật tự an toàn giao thông có hiệu
quả cần: Xây dựng kế hoạch cụ thể, chuẩn bị trang thiết bị cho buổi hoạt động
tập thể, có kinh phí khen thưởng cho cá nhân hoặc tập thể có thành tích.
Trong thời gian qua chúng tôi đã tổ chức nhiều buổi hoạt động tập thể dành
riêng cho Chủ đề “An toàn giao thông”, Sau đây tôi xin đưa ra tóm tắt kế hoạch
đề cương tổ chức hoạt động tập thể trong thời gian trước khi nghỉ Tết Nguyên
Đán Bính Thân của nhà trường. Với chủ đề: “An toàn giao thông trên quê em
vào dịp Tết”
1. Thời gian: Tổ chức vào sáng ngày 18 tháng 01 năm 2017.
2. Địa điểm: Tại trường tiểu học Hồi Xuân.
3. Phân công công việc:
- Trang trí lễ đài, biểu ngữ treo trước lễ đài, treo cổng trường: Đ/c Trần Duy
Toàn, Hoàng Đình Trí, Hà Lệ Quyên, Lưu Hà Chi, Cao Thị Hằng.
- Chuẩn bị đạo cụ: Trống, còi, trang phục công an, đèn xanh, đèn đỏ, cây hoa, hệ
thống câu hỏi: Đ/c Nguyễn Thị Lệ Thu, Trịnh Thị Gấm, Nguyễn Thị Hương
Sen, Lê Thị Nguyệt
- Dẫn chương trình (chủ hoa): Đ/c Nguyễn Thị Thu Hiền (Tổng phụ trách Đội)
- Giám khảo: 1 đại diện địa phương, 1 đại diện chi đoàn thanh niên, 1 đại diện BGH.
- Kẻ sân: Mô hình đường giao thông trên địa bàn xã thường xảy ra tai nạn.
15


- Kinh phí: Chi trang trí, chi mua đạo cụ, chi phần thưởng - Đ/c Lê Thị Ban (kế toán).
* Thành phần tham gia:

- Khách mời: Đại diện công an xã, Bí thư xã đoàn, Ban chấp hành Hội cha mẹ
học sinh.
- Nhà trường: Bí thư chi bộ, Ban giám hiệu, CB giáo viên và học sinh toàn trường.
- Đội tham gia thi: 4 đội (Mỗi đội 3 đ/c giáo viên, 5 học sinh - mỗi khối 1 em).
* Hình thức thi:
- Màn chào hỏi (2 phút)
- Phần thi văn nghệ: Hát, múa hoặc đóng tiểu phẩm về chủ đề an toàn giao thông.
- Bắt thăm trả lời câu hỏi: Tìm hiểu Luật giao thông đường bộ, đường thủy (Mỗi
đội trả lời 3 câu).
- Thực hành tham gia giao thông bằng mô hình tại sân trường.
- Thông điệp của đội gửi đến mọi người là gì.
* Chương trình:
+ Khai mạc
+ Các đội ra mắt khán giả
+ Công bố Luật thi.
+ Các đội tham gia thi từng phần theo thứ tự đã bắt thăm.
+ Tổng hợp điểm, công bố kết quả, trao thưởng.
+ Bế mạc, đánh giá rút kinh nghiệm.
Sau buổi hoạt động tập thể, chúng tôi thấy giáo viên và học sinh nắm vững
được một số qui định về an toàn giao thông, điều cơ bản là chúng tôi đã khuấy
động được phong trào thực hiện trật tự an toàn giao thông trong dịp tết đối với
đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh trong toàn trường cũng như nhân dân trên
địa bàn xã. Phải nói rằng các buổi sinh hoạt tập thể này có hiệu quả rõ rệt nhằm
nâng cao kiến thức về an toàn giao thông cho giáo viên và học sinh trong toàn
trường bên cạnh đó còn có tính tuyên truyền sâu rộng trên địa bàn. Vì vậy các
hoạt động này cần được duy trì thường xuyên liên tục các đợt sinh hoạt tập thể
tại các nhà trường tiểu học.
Sau đây là một số hình ảnh của các buổi sinh hoạt tập thể:

16



Trong chương trình bậc tiểu học có nhiều môn song nội dung kiến thức
của các môn học có sự liên quan mật thiết với nhau, có thể hỗ trợ cho nhau.
Chính vì vậy mà trong quá trình triển khai nhiệm vụ chuyên môn tại trường, tôi
đã chỉ đạo cán bộ giáo viên nhà trường tích hợp nội dung vào các môn học trong
đó có nội dung về trật tự an toàn giao thông. Trước tiên, tôi đã yêu cầu giáo viên
nghiên cứu chương trình dạy học trong năm và chọn nội giáo dục an toàn giao
thông tích hợp vào các môn học, tiết học cụ thể trong chương trình mà phù hợp
nhất. Các đồng chí chỉ đạo chuyên môn đã xét duyệt và cho phép giáo viên thực
hiện nội dung này nếu cảm thầy phù hợp và có hiệu quả. Phần này chủ yếu và rõ
nét nhất là trong các bài dạy trong môn Tự nhiên xã hội khối 1-2-3, các bài trong
môn Đạo đức, môn Tiếng Việt. Tuy nhiên nếu giáo viên có đầu tư thì có thể tích
hợp bất kỳ ở môn học nào, chẳng hạn ra đề toán cũng có thể đưa nội dung này
vào, nhất là dạng toán chuyển động...100% giáo viên đã chọn đúng tiết, đúng bài
để tích hợp, thể hiện rõ qua dự giờ, kiểm tra kế hoạch dạy học.
17


Biện pháp 4: Phối hợp với chính quyền địa phương và phụ huynh học sinh
trong việc thực hiện trật tự an toàn giao thông.
- Với địa phương: Khi có chiến dịch cao điểm, địa phương bố trí lực lượng cùng
nhà trường tham gia tuyên truyền hoặc bổ sung cơ sở vật chất để hạn chế việc
xảy ra tai nạn giao thông trong nhà trường cũng như trên địa bàn xã.
Phối hợp với nhà trường tăng cường công tác chấn chỉnh mọi người trên địa bàn
xã thực hiện Luật an toàn giao thông, cán bộ địa phương phải thực sự gương
mẫu chấp hành tốt Luật an toàn giao thông.
- Với phụ huynh: Thường xuyên quan tâm đến phương tiện đến trường của học
sinh, trước khi các cháu đến trường phải kiểm tra xem xe đạp của các cháu có
đảm bảo về săm, lốp mà đặc biệt là phanh vì phần lớn học sinh trường tiểu học

Hồi Xuân đến trường phải đi qua nhiều dốc, nhiều đoạn đường có nhiều phương
tiện tham gia giao thông. Dặn dò các em đi đúng phần đường quy định, không
lạng lách, đánh võng, đèo nhiều người...Nếu phụ huynh đưa con đến trường
bằng xe máy thì cả phụ huynh và học sinh phải đội mũ bảo hiểm đảm bảo chất
lượng và đúng quy cách. Việc phối hợp này có hiệu quả đã giúp cho nhà trường
một phần trong việc đảm bảo an toàn cho học sinh khi đến trường, qua đó còn
giáo dục các em bước đầu có ý thức chấp hành đúng Luật an toàn giao thông.
Biện pháp 5: Đánh giá tổng kết, tuyên dương khen thưởng và tổ chức rút
kinh nghiệm.
Sau 1 năm triển khai và thực hiện, Ban chỉ đạo an toàn giao thông của
trường báo cáo kết quả thực hiện trong nhà trường và tuyên dương, khen thưởng
những cá nhân và tập thể chấp hành tốt vào thời điểm tháng 5 hàng năm. Là biện
pháp cuối cùng song nó có vai trò quan trọng trong việc thực hiện tốt phong trào
này vì có đánh giá thì mới xây dựng được sát thực kế hoạch thực hiện trong thời
gian tiếp theo bởi vì thực hiện trật tự an toàn giao thông là thực hiện cả đời,
nâng cao văn hóa giao thông là giữ an toàn cho bản thân và cho mọi người.
Đây cũng chính là một biện pháp tạo động lực thi đua cho giáo viên và học sinh.
Sau mỗi tháng, mỗi đợt thi đua chúng tôi luôn luôn có nhận xét, đánh giá rút
kinh nghiệm nhằm đưa ra những biện pháp khắc phục tồn tại. Tuy nhiên muốn
cho có hiệu quả thì Hiệu trưởng phải thực hiện nghiêm túc, thường xuyên theo
dõi có đánh giá nhận xét, tạo thói quen cho cán bộ, giáo viên và học sinh và phải
duy trì được việc làm này trong suốt năm học và các năm học tiếp theo.
4.Kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm
18


Với những biện pháp trong quá trình chỉ đạo thực hiện tại trường tiểu học
Hồi Xuân từ đầu năm học cho đến nay bước đầu đã thu được kết quả đáng khích
lệ. Cụ thể:
- 100% giáo viên và học sinh hưởng ứng một cách nhiệt tình, hầu hết các

thầy cô và học sinh đều hiểu và tự giác chấp hành nghiêm chỉnh Luật an toàn
giao thông, tính đến nay chỉ xảy ra 01 vụ tai nạn do phụ huynh say rượu gây ra
(tháng 12/2016) có nghĩa là cán bộ giáo viên và học sinh toàn trường đã thực
hiện đúng với bản cam kết từ đầu năm. Khi tham gia giao thông các thầy - cô
đều đội mũ bảo hiểm đúng quy cách, học sinh đã đi đúng lề đường bên phải. Tuy
nhiên cho đến bây giờ một số ít giáo viên và học sinh đội mũ bảo hiểm chất
lượng chưa tốt, trong tháng 4 năm 2017 chúng tôi đã có kế hoạch xóa bỏ mũ bảo
hiểm không đảm bảo chất lượng.
- Phong trào này đã được lan tỏa sâu rộng đến một bộ phận nhân dân
trong địa bàn xã và phụ huynh học sinh trong trường. Thể hiện rõ trong công tác
tuyên truyền của nhà trường, trong việc phối hợp thực hiện của Ban chỉ
đạo và các đoàn thể cũng như Chính quyền địa phương.
- Trong mấy tháng cuối năm 2016 và 3 tháng đầu năm 2017, trên địa bàn
xã số vụ tai nạn giao thông đã giảm hẳn, đặc biệt là cán bộ địa phương cũng đã
nghiêm chỉnh thực hiện tốt các quy định của Luật giao thông.
Đây cũng là dấu hiệu đáng mừng song không phải vì thế mà lơ đãng việc
thực hiện trật tự an toàn giao thông cần đưa phong trào này được nhân rộng và
phát triển hơn nữa.
Phần 3: Kết luận và đề xuất
I. Kết luận:
Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới của đất nước, trong sự nghiệp công
nghiệp hóa hiện đại hóa, đòi hỏi phải có những con người năng động, tự chủ, sáng
tạo và thể hiện là người có văn hóa giao thông. Vì vậy việc đào tạo thế hệ trẻ
thành những con người theo mục tiêu giáo dục đề ra là trách nhiệm của toàn
Đảng, toàn dân, nhưng trước hết là của ngành giáo dục. Phải tạo ra bước chuyển
biến căn bản từ mục tiêu, nội dung đến phương pháp giáo dục để đưa chất lượng
giáo dục ngày một nâng cao. Muốn vậy các nhà quản lí cần phải năng động, sáng
tạo trong công việc của mình.
Sau một thời gian thực hiện những biện pháp trên trong việc nâng cao kiến
thức về an toàn giao thông cho giáo viên và học sinh trường tiểu học Hồi Xuân,

thực tế cho thấy việc chấp hành trật tự an toàn giao thông của nhà trường được
nâng lên rõ rệt và cũng từ đó mà chất lượng giáo dục của trường ngày càng được
19


khẳng định, nó đã trở thành một việc làm không thể thiếu và đã trở thành thói
quen của thầy và trò nhà trường. Các hoạt động của nhà trường đi vào ổn định,
không có giáo viên vi phạm trật tự an toàn giao thông bị các lực lượng chức năng
phạt hoặc bị tai nạn. Học sinh được bố mẹ đưa đến trường đã tham gia đội mũ bảo
hiểm. Số học sinh tự đi xe đạp đến trường đã hiểu rõ Luật và thực hiện đúng phần
đường bên phải, không đi hàng đôi, hàng ba, lạng lách, đánh võng...
Tuy nhiên kết quả đạt được về đảm bảo an toàn giao thông của nhà trường
trong năm học vừa qua đã tốt song không phải vì thế mà chúng tôi bằng lòng với
thực tại vì thực hiện an toàn giao thông là thực hiện liên tục, thực hiện trong suốt
thời gian và địa điểm khi tham gia giao thông, do đó trong thời gian tiếp theo
chúng tôi tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lí của mình đặc biệt là không ngừng
chỉ đạo nâng cao kiến thức về an toàn giao thông cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và
học sinh để góp phần nhỏ bé vào công tác đảm bảo an toàn giao thông của địa
phương cũng như của đất nước trong tình hình hiện nay.
II. Đề xuất:
+ Để cho công tác thực hiện trật tự an toàn giao thông có hiệu quả và có tính
bền vững thì các cấp chính quyền, các ban ngành chuyên môn cùng bắt tay thực
hiện một cách đồng bộ về công tác tuyên truyền, giáo dục, ngăn ngừa tai nạn giao
thông cho các cá nhân và tập thể. Muốn vậy cần lưu ý một số vấn đề sau:
+ Để đào tạo ra một thế hệ trẻ có kiến thức và thực hiện tốt Luật an toàn giao
thông thì ngay từ bậc học phổ thông phải có những tài liệu, phương tiện thiết bị
dạy học và phải phân bố thời gian cho nội dung chương trình về trật tự an toàn
giao thông. Hàng năm Nhà trường được cấp một số kinh phí nhất định để tổ chức
các hoạt động tập thể và sinh hoạt ngoại khóa về an toàn giao thông cho giáo viên
và học sinh.

+ Muốn cho học sinh có kiến thức về giao thông thì trước tiên các nhà quản lý
phải tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên nắm vững Luật an toàn giao thông và
thực hiện tốt, bởi lẽ giáo viên là người trực tiếp giáo dục và tuyên truyền đến học
sinh, hơn thế nữa giáo viên luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
+ Hiệu trưởng phải theo dõi và đôn đốc việc thực hiện các hoạt động về an
toàn giao thông, cương quyết coi đây là một tiêu chí đánh giá thi đua của tập thể,
cá nhân trong nhà trường. Có như vậy mới có duy trì được công tác này và là cơ
sở, tiền đề để giúp học sinh có được nền tảng cho thái độ tham gia giao thông an
toàn, văn minh của một người công dân tương lai.
+ Chính quyền và các đoàn thể địa phương nơi trường đóng phải là cơ quan
hỗ trợ một cách đắc lực cho nhà trường trong việc triển khai công tác đảm bảo
trật tự an toàn giao thông. Hơn thế nữa, cán bộ địa phương cũng phải là những
người đi đầu trong công tác thực hiện tốt Luật an toàn giao thông.
20


+ Các ban ngành có liên quan cần chú trọng chất lượng đường giao thông,
cắm biển báo nơi trường học để các phương tiện tham gia giao thông giảm tốc
độ khi đến gần trường học.
Tóm lại: Để đạt được mục tiêu giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
và giúp giáo viên, học sinh trong trường có kiến thức về trật tự an toàn giao
thông, người Hiệu trưởng phải chỉ đạo tốt các hoạt động giáo dục, trong đó cần
chú ý đến thực hiện tốt công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Trên đây là
một số kinh nghiệm của bản thân được rút ra sau một năm thực hiện trong quá
trình quản lý tại trường tiểu học Hồi Xuân, tôi đã mạnh dạn đưa ra để các đồng
nghiệp tham khảo và vận dụng với mục đích góp phần nhỏ bé của mình vào
công cuộc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ra những chủ
nhân tương lai của đất nước có văn hóa giao thông. Tuy nhiên thời gian và kinh
nghiệm còn ít xin được tiếp thu những ý kiến đóng góp của các cấp quản lí giáo
dục cũng như của đồng nghiệp để cho công tác quản lí trường Tiểu học Hồi

Xuân ngày càng hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Quan Hóa, ngày 10 tháng 4 năm
2017
NGƯỜI VIẾT

Nguyễn Văn Nghi
Tài liệu tham khảo
-

Luật giao thông thông đường bộ - NXB GTVT - năm 2008
Luật giao thông đường thủy sửa đổi – QH khóa 13/2014
Băng đĩa, tài liệu Pokemon do TOYOTA tài trợ năm 2013
Em thực hành ATGT – NXBGD năm 2015.(từ lớp 1-5)
Các văn bản hướng dẫn chỉ đạo về thực hiện ATGT của Phòng GDĐT các năm.
Kế hoạch đảm bảo ATGT các năm của nhà trường.
Các thông tin trên Mạng Internet

21


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG

ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PGD ĐT, CẤP SỞ GD ĐT VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Văn Nghi
Chức vụ: Hiệu trưởng – trường Tiểu học Hồi Xuân.
TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá
xếp loại

Kết quả
xếp loại

Năm học
đánh giá
22


1

2

3

4

Hướng dẫn học sinh giải các
bài toán chuyển động đều ở
lớp 5

“Rèn kỹ năng giải bài toán
liên quan đến rút về đơn vị
cho học sinh khá, giỏi lớp Ba”
Huy dộng cộng đồng xây
dựng CSVC trường học ở
vùng khó khăn
Một số biện pháp chỉ đạo cán
bộ, giáo viên, học sinh trường
Tiểu học Hồi Xuân nâng cao
kiến thức và thực hiện tốt trật
tự an toàn giao thông

Sở GD& ĐT
Thanh Hóa

C

xếp loại
2009-2010

PGD&ĐT
Quan Hóa

A

2012-2013

PGD& ĐT
Quan Hóa


C

2014-2015

PGD& ĐT
Quan Hóa

A

2016-2017

23



×