Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

skkn một số biện pháp giúp giáo viên giáo dục học sinh khuyết tật lớp 5 hòa nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.42 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
TT

NỘI DUNG

TRANG

1

MỞ ĐẦU

1

1.1

Lí do chọn đề tài

1

1.2

Mục đích nghiên cứu

2

1.3

Đối tượng nghiên cứu

2


1.4

Phương pháp nghiên cứu

2

2

NỘI DUNG

2.1

Cơ sở lí luận

4

2.2

Thực trạng của vấn đề

5

2.3

Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề

6

2.4


Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

14

3

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

16

1. MỞ ĐẦU
1


1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong xu thế phát triển của thời đại, đất nước ta đang trong thời kỳ đổi
mới, với trọng tâm là phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Đất nước ta đang
cần những nguồn năng lực dồi dào về thể chất, đạo đức và trí tuệ…
Để thực hiện được điều đó chúng ta cần phải đầu tư đến yếu tố con người
và vai trò của giáo dục. Trong đó giáo dục học sinh khuyết tật hòa nhập đang
được xã hội quan tâm vì nó đáp ứng được mục tiêu giáo dục, đánh giá mức độ
phát triển của toàn xã hội. Vì giáo dục học sinh khuyết tật không những dựa
trên quan điểm xã hội trong việc nhìn nhận, đánh giá đúng trẻ khuyết tật mà
còn dựa trên quan điểm tích cực về phát triển của trẻ khuyết tật. Chính vì vậy,
để đáp ứng nhu cầu giáo dục trẻ khuyết tật, giáo dục học sinh hòa nhập là sự
lựa chọn tối ưu nhất. Mô hình này đã mở ra cho trẻ khuyết tật cơ hội được đi
học, được giao lưu, tiếp xúc với mọi người, được phát huy hết khả năng của
mình và hòa nhập với xã hội.
Trẻ em có quyền được học tập, được vui chơi, được chăm sóc. Trẻ em là
mối quan tâm hàng đầu của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội; trẻ em là mầm

non tương lai của đất nước, trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. Do đó trẻ cần
được giáo dục, dạy dỗ chu đáo của mọi người, được yêu thương quý trọng từ
gia đình, nhà trường và toàn xã hội, đặc biệt là trẻ khuyết tật. Vì vậy giáo dục
trẻ khuyết tật là nhiệm vụ quan trọng cao cả và đầy tính nhân văn của ngành
giáo dục nói riêng và toàn thể nhân loại nói chung. Đất nước ta đã trải qua bao
đau thương mất mát, bom đạn của Đế quốc Mỹ đã gieo rắc trên quê hương
Việt Nam rất nhiều chất độc hại mà hậu quả nặng nề nhất là bị ảnh hưởng chất
độc màu da cam, nhiều em bé sinh ra không còn nhìn thấy ánh sáng. Đau đớn
hơn thế có những đứa trẻ sinh ra bị những di chứng suốt đời và mãi mãi không
bao giờ khỏi.
Chỉ riêng
năm học 2016 - 2017 trên địa bàn xã Bắc Lương nơi tôi công tác đã có đến ba
học sinh khuyết tật. Để giúp giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện,
trong đó tôi đặc biệt quan tâm đến việc giúp giáo viên giáo dục giúp đỡ trẻ
khuyết tật hòa nhập. Khối lớp 5, sĩ số có 69 học sinh, trong đó có tới ba em học
sinh khuyết tật. Đặc biệt có em Lê Hữu Dũng là học sinh khuyết tật nặng
(khuyết tật trí tuệ) thuộc học sinh lớp 5A.
Bước vào
năm học mới, tôi rất băn khoăn và trăn trở: Làm thế nào để giúp học sinh
khuyết tật hoà nhập được với lớp, với trường; làm thế nào để các em đạt được
các kĩ năng tối thiểu?. Việc làm đó không thể ngày một ngày hai mà thực hiện
2


được đó là cả một quá trình kiên trì và khổ luyện. Nhưng bằng tất cả lương tâm
của một người thầy, của người quản lí nhà trường tôi đã giúp giáo viên dạy lớp
5A vạch ra kế hoạch cụ thể để vừa đảm bảo được công việc giảng dạy, vừa giúp
được các em học sinh khuyết tật và nhất là em Dũng hiểu biết về kĩ năng xã
hội, sống và học tập hoà nhập với lớp, với trường và cộng đồng. Vì vậy tôi đã
đưa ra “Một số biện pháp giúp giáo viên giáo dục học sinh khuyết tật hoà

nhập lớp 5 ở trường Tiểu học Bắc Lương - Thọ Xuân - Thanh Hóa".
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng học sinh khuyết tật lớp 5 học hòa nhập tại trường
Tiểu học Bắc Lương huyện Thọ xuân tỉnh Thanh Hóa, trên cơ sở đó rút ra các
kinh nghiệm giúp giáo viên giáo dục học sinh khuyết tật hòa nhập.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp giúp giáo viên giáo dục học sinh khuyết tật hoà nhập
lớp 5 ở trường Tiểu học Bắc Lương - Thọ Xuân - Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Nghiên cứu những quan điểm chỉ đạo, các văn bản của Đảng và nhà nước
về giáo dục Người khuyết tật.
Nghiên cứu các Quyết định, các Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo và
các hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về giáo dục và đánh giá học sinh
khuyết tật hòa nhập.
Nghiên cứu cách giúp đỡ giáo viên trực tiếp giáo dục học sinh khuyết tật
hòa nhập và cách giúp đỡ học sinh khuyết tật để các em hòa nhập, phát triển.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp phỏng vấn, trò chuyện
Nhằm thu thập thêm các thông tin về học sinh, phương pháp hình thành và
rèn luyện hành vi thích ứng cho học sinh, hoàn cảnh của học sinh, ...
Nội dung: Chuẩn bị các nội dung cần trao đổi về: khả năng nhu cầu học
sinh khuyết tật, mức độ kĩ năng thích ứng của học sinh ...
Đối tượng: Giáo viên, phụ huynh học sinh ...
+ Phương pháp quan sát

3


Thu thập thêm các thông tin nhằm chính xác hoá về mức độ hòa nhập của

học sinh khuyết tật.
Nội dung: ghi chép tiến trình lên lớp, quan sát cách giáo viên hỗ trợ giúp
đỡ học sinh khuyết tật, theo dõi sự tham gia các hoạt động của học sinh khuyết
tật trong lớp 5A trường Tiểu học Bắc Lương hoà nhập.
Đối tượng: Giáo viên dạy lớp 5A, học sinh khuyết tật.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thông qua các hoạt động giáo dục, giúp đỡ của bản thân cùng với giáo viên
dạy lớp 5A đối với học sinh khuyết tật hòa nhập; bằng những việc làm cụ thể thông
qua nghiệp vụ sư phạm để kiểm chứng kết quả, hiệu quả các biện pháp đã giúp đỡ
học sinh khuyết tật hòa nhập ở lớp 5A trường Tiểu học Bắc Lương.

4


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
Thực hiện Luật người khuyết tật; Nghị định 28/2012/NĐ-CP hướng dẫn
thực hiện Luật người khuyết tật. Quyết định 23/2006/QĐ-BGD&ĐT, ngày
22/5/2006 Ban hành Quy định về giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật,
tàn tật. Thực hiện Thông tư liên tịch 42/2013/TTLT- BGDĐT-BLĐTBXH-BTC,
ngày 31/12/2013 Quy định chính sách đối với người khuyết tật; Công văn số
3386/BGDĐT-KHTC, ngày 08/7/2016 về việc triển khai thực hiện khoản 1, điều
7 Nghị định só 28/2012/ NĐ-CP. Với mục đích hầu hết trẻ khuyết tật Việt Nam
có cơ hội bình đẳng trong tiếp cận một nền giáo dục có chất lượng và được trợ
giúp để phát triển tối đa tiềm năng, tham gia và đóng góp tích cực cho xã hội. Để
thực hiện được điều đó chỉ có giáo dục hòa nhập mới là mô hình hoàn thiện nhất
trong các mô hình giáo dục trẻ khuyết tật. Giáo dục học sinh khuyết tật hòa nhập
có cơ sở lí luận vững chắc về đánh giá con người, về mối quan hệ giữa cá nhân
với cộng đồng. Giáo dục trẻ khuyết tật được áp dụng những lý luận dạy học hiện
đại lấy người học làm trung tâm. Chương trình luôn được điều chỉnh, phương

pháp luôn được đổi mới thích hợp với mọi học sinh. Có thể nói giáo dục trẻ
khuyết tật ở tiểu học hòa nhập là mô hình giáo dục tốt nhất, mang tính nhân văn
làm cho mọi học sinh cắp sách tới trường đều vui, đều thấy rõ trách nhiệm của
mình. Nó cũng làm cho giáo viên gần gũi nhau hơn, có cơ hội hợp tác với nhau
vì sự nghiệp giáo dục nói chung trẻ khuyết tật nói riêng.
Như chúng ta đã biết trẻ khuyết tật là đối tượng thiệt thòi nhất trong số
những trẻ em thiệt thòi. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của đất
nước, giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập ở trường tiểu học trên địa bàn huyện Thọ
Xuân nói chung và tại trường Tiểu học Bắc Lương nói riêng đã có những thành
quả quan trọng về nhiều mặt. Được sự quan tâm giúp đỡ của Ngành giáo dục
huyện Thọ Xuân số trẻ khuyết tật đi học ngày một tăng. Tuy nhiên thực trạng
giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập ở trường tiểu học vẫn còn không ít những hạn
chế. Điều này có cả trong suy nghĩ của giáo viên và chính cha mẹ học sinh chưa
thực sự tin tưởng vào khả năng phát triển của trẻ khuyết tật. Thực tế đã cho thấy
rất nhiều học sinh khuyết tật của chúng ta đã và đang có những đóng góp thành
công vang dội cho nước nhà. Hãy thắp sáng vì một tương lai của trẻ em khuyết
tật. Đây là chính sách hợp ý Đảng lòng dân và người bắt tay vào thực hiện thực
tế không ai khác đó là những kỹ sư tầm hồn, những chiến sĩ trên mặt trận văn
hóa, người reo mầm cho những tương lai của đất nước.
5


2.2. Thực trạng của vấn đề
Thuận lợi
Trường Tiểu học Bắc Lương đóng trên Làng Mỹ Hạ thuộc xã Bắc Lương
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Phòng Giáo dục và các Ban
ngành Đoàn thể nhất là chính quyền địa phương nhà trường đã và đang có
những bước chuyển biến tích cực về chất lượng dạy và học. Địa phương đạt xã
chuẩn Nông thôn mới, trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I nên được đầu tư về
cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho quá trình dạy và học. Các em học sinh

ở đây chăm ngoan, chịu khó học tập. Cha, mẹ học sinh quan tâm đến công tác
phối kết hợp giáo dục học sinh. Đây là điều kiện thuận lợi cho nhà trường và
các thây cô giáo làm tốt công tác giảng dạy.
Khó khăn
Ngoài những thuận lợi, trường Tiểu học Bắc Lương vẫn còn gặp những
khó khăn. Là địa phương thuần nông, kinh tế của nhân dân còn khó khăn, một số
học sinh đi học chưa được sự quan tâm của gia đình, vẫn còn phó mặc cho nhà
trường và các thầy, cô giáo. Các em đi học còn thiếu sách vở, đồ dùng học tập…
Hằng năm, nhà trường có ba đến bốn học sinh là khuyết tật khác nhau.
Qua điều tra thực tế và giúp giáo viên giảng dạy và giáo dục học sinh khuyết tật
nhiều năm ở trường, tôi thấy có nhiều vấn đề bất cập trong phương pháp, hình
thức dẫn đến kết quả học tập của các học sinh này chưa đạt. Cuộc sống, sự am
hiểu xã hội cũng như kỹ năng sống của các em còn hạn chế mà ngoài những
nguyên nhân do bệnh tật ra còn bởi một phần do giáo viên chưa thực sự quan
tâm và dành tình thương giáo dục thật sự cho các em.
Bảng thống kê học sinh khuyết tật khối lớp 5 trường Tiểu học Bắc Lương
năm học 2016 - 2017
Kết quả GD
TT
Họ và tên
Lớp
Dạng khuyết tật
Toán
Tiếng Việt
1 Lê Hữu Dũng
5A Khuyết tật trí tuệ
Chưa đạt Chưa đạt
2 Lê Thị Hà Ngân
5B Khuyết tật nặng
Chưa đạt Chưa đạt

3 Lê Thị Vân Anh
5C Khuyết tật vận động
Đạt
Chưa đạt
Nhìn bảng khảo sát học sinh khối lớp 5 có ba em học sinh khuyết tật thì
em Lê Hữu Dũng là nặng nhất, em bị khuyết tật trí tuệ nên kết quả học tập hạn
chế hơn so với các bạn.
Chính vì vậy ngay từ đầu năm học, tôi đã lên kế hoạch cùng với giáo viên
dạy lớp 5 kiểm tra thực trạng của ba em học sinh khuyết tật. Nhìn chung các em
đều có khả năng (tương đối) về học tập cũng như kỹ năng sống. Tuy nhiên
6


trường hợp em Dũng là đặc biệt làm tôi suy nghĩ, tư duy và quan tâm rất nhiều.
Vì thế tôi đã dành nhiều thời gian và cùng với giáo viên dạy lớp 5A, đi sâu tìm
hiểu riêng em Dũng và thu được kết quả như sau:
* Về kiến thức
- Môn Toán: Em chỉ biết viết các số từ 1 đến 100, biết tính toán nhưng làm
tính chưa thành thạo.
- Môn Tiếng Việt: Em chỉ các chữ cái, biết ghép vần và đọc được một số
tiếng đơn giản; về chính tả em biết nhìn sách chép mà chép vẫn còn sai, chữ viết
chưa đúng, tẩy xóa nhiều, trình bày rất xấu.
- Các môn học khác: Em không tập trung học tập.
* Về kĩ năng xã hội
- Đi học chưa thường xuyên và hay đi học muộn
- Giờ ra chơi chỉ ngồi trong lớp, không cùng chơi với các bạn
- Nói tự do trong giờ học
- Cách xưng hô với bạn bè và thầy cô, giáo không chính xác
- Rụt rè trước đám đông
- Chưa ý thức được lời nói và hành động của mình

* Về chăm sóc sức khoẻ và phục hồi chức năng
- Gia đình em thuộc hộ nghèo kinh tế rất khó khăn, không có bố nên gia
đình không có điều kiện quan tâm đến sức khoẻ của em. Vì điều kiện hoàn cảnh
rất khó khăn nên chưa đưa em đi khám sức khoẻ định kì (Nhìn em gầy gò ốm
yếu, sắc mặt không khoẻ, suy dinh dưỡng…).
- Việc ăn uống của em không được đảm bảo, em ăn uống thất thường. (Ăn,
uống không đủ chất).
- Vệ sinh cá nhân chưa sạch sẽ (Em đi học quần áo không sạch, đầu tóc
chưa gọn gàng).
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Ngay sau khi gặp em Dũng, với trách nhiệm, lương tâm của một người
thầy, người quản lí. Tôi trằn trọc, băn khoăn suy nghĩ, tìm tòi học hỏi những
đồng nghiệp đã từng làm công tác quản lí và giảng dạy học sinh khuyết tật,
nghiên cứu tài liệu ở thư viện nhà trường, trên mạng Internet và cùng với giáo
viên dạy lớp 5A mạnh dạn đưa ra một số giải pháp, biện pháp thực hiện như sau
Biện pháp 1: Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh
Ngay sau khi phân công nhiệm vụ cho giáo viên phụ trách lớp, tôi cùng
với giáo viên dạy lớp 5A và lớp trưởng tìm đến nhà em Dũng. Khi đến gia đình
em trước mắt tôi là một căn nhà tranh nhỏ, lụp xụp, đồ dùng trong nhà thì tuềnh
toàng không có giá trị. Tiếp tôi là chị Lê Thị Gái - mẹ của em Dũng. Trông chị
7


già nua, khắc khổ. Bố của em bỏ mẹ con em từ lúc em còn nhỏ, gánh nặng gia
đình chất hết lên đôi vai của chị. Suốt ngày phải làm lụng vất vả mà không đủ
ăn. Nhà chỉ có hai mẹ con, nhìn người mẹ già trước tuổi vì phải hi sinh cho con
và công việc lòng tôi ngậm ngùi, thương xót. Chị không nói gì hai hàng nước
mắt chảy dài trên đôi má già nua. Tôi lặng đi vì thương cho một số phận gia đình
không được may mắn. Tôi và giáo viên dạy lớp 5A hứa sẽ dành nhiều thời gian
quan tâm giúp đỡ gia đình chị và dạy dỗ em Dũng. Tôi mong gia đình phải luôn

luôn kết hợp cùng với nhà trường và cô giáo chủ nhiệm cộng tác chia sẻ và giúp
đỡ trong quá trình chăm sóc em Dũng. Đồng thời để dành khoản tiền chi phí học
tập do nhà nước hỗ trợ và chịu khó lao động, chăn nuôi để phát triển kinh tế gia
đình và nâng cao đời sống vật chất.
* Việc tìm hiểu gia đình em Dũng đối với tôi và giáo viên dạy lớp 5A rất
quan trọng. Nó giúp cho người cán bộ quản lí nhà trường và giáo viên nắm
được hoàn cảnh, mức độ khuyết tật, tâm tư nguyện vọng của gia đình. Chính vì
vậy, rời nhà em Dũng về lòng tôi ngỗn ngang đầy băn khoăn, trăn trở, làm sao
để giúp được em Dũng đây. Hôm ấy tôi đã trằn trọc không ngủ, hình ảnh em
học sinh khuyết tật cứ hiện lên trong tôi khiến tôi rất buồn lòng. Ngay hôm sau
tôi và giáo viên dạy lớp 5A đã lập ngay một kế hoạch cụ thể chi tiết để giúp đỡ
riêng em Dũng.
Biện pháp 2. Lập kế hoạch giáo dục
Chuẩn bị cho học sinh khuyết tật hoà nhập với lớp, với trường
- Để em tạo điều kiện học tập thuận lợi, tôi đã chủ động tặng em một bộ
sách giáo khoa lớp 5 và tặng em áo, vở, bút, cặp và các đồ dùng học tập khác.
- Tôi cùng với giáo viên dạy lớp 5A dành một số buổi sinh hoạt để nói
chuyện với các em học sinh trong lớp để các em cảm thông, chia sẻ và tận tình
giúp đỡ bạn.
- Về sắp xếp chỗ ngồi: Tôi chỉ đạo giáo viên dạy lớp 5A xếp em ngồi dãy
bàn thứ hai của lớp để em được thân thiện với bạn bàn dưới và học hỏi bạn bàn
trên. Tôi chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm xếp em ngồi cạnh bạn lớp phó học tập Lê
Thị Khánh Huyền để bạn kèm cặp và giúp đỡ em thêm.
Biện pháp 3. Giáo dục, giúp đỡ trẻ khuyết tật
+ Về kiến thức:
*Giúp em học Tiếng Việt
- Giúp em luyện đọc: Vì khả năng đọc của em rất hạn chế, em chỉ mới
thuộc hết mặt các con chữ, biết ghép vần đơn giản nên tôi đã mua tặng em một
bộ chữ học Tiếng Việt lớp 1. Hầu hết các giờ ra chơi và những lúc rãnh rỗi là tôi
chỉ đạo giáo viên dạy lớp 5A ngồi bên em, ghép vần và hướng dẫn em đọc. Tôi

8


đã trực tiếp vừa động viên, vừa tâm tình với em và nhắc giáo viên dạy lớp 5A
khen ngợi mỗi khi em đọc đúng rồi cả lớp vỗ tay hoan hô, em rất thích, càng say
sưa học.
Nhưng khả năng ghép vần của em còn rất hạn chế, tôi hướng dẫn giáo viên
dạy lớp 5A mượn cuốn Tiếng Việt lớp 1- Tập 1 để dạy em ghép vần và luyện đọc.
Biết em thích kênh hình hơn kênh chữ, tôi và giáo viên dạy lớp 5A đã giúp
em thông qua bộ tranh mẫu để em tập ghép chữ.
Ví dụ:
- Tôi đưa tranh vẽ quả bưởi (hỏi: đây là quả gì - em trả lời: quả bưởi), sau
đó hướng dẫn em ghép vần (âm b với vần ươi) được tiếng bưởi và hướng dẫn em
luyện đọc (đánh vần, đọc trơn).
- Với tranh vẽ con gà, giúp em tìm âm g ghép với âm a và thanh huyền đặt
ở trên âm a, sau đó em sẽ đánh vần tiếng gà và đọc trơn tiếng gà.
Cứ lần lượt như vậy, các giờ ra chơi, tôi chỉ đạo giáo viên dạy lớp 5A phân
công 3 - 4 em học sinh ở lại trong lớp giúp em Dũng ghép vần và đọc trơn (chỉ
sử dụng một nửa thời gian ra chơi để giúp em luyện đọc, nửa thời gian còn lại để
em chơi với các bạn).
- Để thay đổi hình thức dạy học, thỉnh thoảng tôi và giáo viên dạy lớp 5A
mang vật mẫu thật: Khi thì quả táo, quả ổi; khi thì vài cái kẹo. Tôi yêu cầu em
đánh vần và đọc trơn tiếng đúng theo vật mẫu, khi em ghép và đọc đúng, giáo
viên thưởng luôn cho em quả táo hay cái kẹo đó. Em rất thích.
- Trong các giờ ra chơi tôi hướng dẫn giáo viên dạy lớp 5A cùng em Dũng
và các bạn học sinh khuyết tật vào thư viện thân thiện của nhà trường đọc báo,
đọc truyện, xem tranh, nghe nhạc, tìm hiểu về cuộc sống xã hội các nước trên thế
giới. Mới đầu em Dũng còn rụt dè nhưng sau em đã thay đổi hẳn thích cùng cô
và các bạn đến thư viện nhiều hơn và say sưa đọc. Tôi thường nói với giáo viên
và học sinh lớp 5A: Chỉ có sách và người thầy cùng các em mới làm nên trường

học, "Không có sách thì không có tri thức". Muốn viết được một bài văn, bài thơ
hay về quê hương đất nước về con người Việt Nam thì phải có ba vạn cuốn sách,
trong mắt phải có núi sông kì lạ.
Có lẽ những việc làm, những cử chỉ tràn đầy yêu thương của tôi và giáo
viên dạy lớp 5A đã dần dần giúp em Dũng hiểu ra điều mà người thầy mong
muốn nên mỗi ngày em càng thích học hơn. Lòng tôi rất vui vì em đã đọc được
mặc dù còn rất chậm.
- Giúp em luyện viết:
Khi em đã đọc được thì việc luyện viết có phần dễ dàng hơn. Tôi chỉ
đạo và cùng với giáo viên dạy lớp 5A dùng mẫu chữ (chữ viết thường) cho em
9


quan sát và hướng dẫn em cách viết các con chữ. Ban đầu viết mẫu để em viết
theo, đầu tiên là các con chữ cao 1 li, rồi đến 2 li rưỡi, 2li và 1 li rưỡi, tiếp sau đó
tôi giao cho giáo viên hướng dẫn. Việc luyện viết của em nhanh và dễ hơn việc
luyện đọc. Chỉ sau một tháng em đã viết được thứ, ngày, họ tên và lớp của mình.
Về phân môn chính tả: Đọc dạy đã khó rồi, viết chính tả còn khó hơn. Biết
em hay sai lỗi chính tả khi viết nhất là phân biệt r/d/gi; b/v. Ngoài những kiến
thức cơ bản ở chương trình, trong quá trình đọc tôi hướng dẫn giáo viên luôn
phải gắn những từ dễ nhớ nhất cho em khắc sâu vào trí nhớ.
Ví dụ: r là r: rau; b là b: bóng; v là v: vườn.
Tôi rất vui khi nhận được món quà.
Tôi thường xuyên nhắc giáo viên đến gần và nói nhỏ với em là r rau, em
sẽ biết viết đúng chính tả. Đơn giản vậy mà rất hiệu quả.
Sau đó tôi lại hướng dẫn giáo viên giúp em cách trình bày một bài văn,
một bài thơ sao cho đúng, cho khoa học.
Và tôi đã giúp giáo viên thành công trong việc luyện viết cho em Dũng.
Em đã viết được các bài chính tả, viết được các chữ số nhưng chỉ ở mức độ nhìn
chép, còn nếu nghe viết thì em viết rất chậm.

* Giúp em học Toán :
- Để giúp em học Toán, tôi tặng em một bộ đồ dùng học Toán lớp 1. Tôi
và giáo viên dạy lớp 5A vạch ra kế hoạch: Đầu tiên là dạy em thực hiện phép
cộng trong phạm vi 10. Lúc đầu em đếm bằng các ngón tay, sau đó tôi hướng
dẫn giáo viên giúp em đếm bằng que tính rồi ghép thành phép tính.
Ví dụ : Lúc đầu em có 2 que tính, sau đó em có thêm 2 que tính nữa. Hỏi
em có tất cả bao nhiêu que tính ?
Em tìm được có tất cả 4 que tính. Tôi hướng dẫn giáo viên giúp em cách
ghép thành phép tính :
2+2=4
- Dần dần, tôi hướng dẫn và cùng với giáo viên đưa ra các bài toán có
thuật ngữ khác nhau
Ví dụ 1 : Em có 5 quả táo, mẹ cho em thêm 4 quả táo nữa. Hỏi em có tất
cả bao nhiêu quả táo ?
Em dùng que tính ghép lại và ghi được phép tính :
5+4=9
Ví dụ 2 : Trên cành cây có 4 con chim đang đậu, có thêm 4 con chim từ
nơi khác bay đến. Hỏi lúc này trên cành cây có tất cả mấy con chim ?
Và em cũng ghi được phép tính :
4+4=8
10


- Thấy việc thực hiện phép cộng trong phạm vi 10 của em đã thành thạo, tôi
hướng dẫn giáo viên chuyển sang dạy em thực hiện phép trừ trong phạm vi 10.
Bước đầu tôi chỉ đạo giáo viên cho em làm quen với các thuật ngữ : “trừ
đi”, “bớt đi”, “cho đi”, “ăn đi”, “bay đi”... bằng các ví dụ cụ thể
Ví dụ 1 :
Em có 9 cái kẹo, em cho bạn Hoa 4 cái kẹo. Hỏi em còn mấy cái kẹo ?
Em viết được : 9 – 4 = 5 ( cái kẹo)

Đáp số: 5 cái kẹo
Ví dụ 2 :
Trên cành cây ổi có 5 quả ổi, em hái đi 2 quả ổi. Hỏi trên cành cây còn lại
mấy quả ổi?
Em viết :
5 – 2 = 3 (quả ổi)
Đáp số: 3 quả ổi
Sau khi em đã cộng trừ thành thạo, tôi tiếp tục chỉ đạo giáo viên bắt đầu
chuyển sang dạy phép tính nhân và phép tính chia.
Trước tiên tôi cùng giáo viên dạy lớp 5A hướng dẫn em học thuộc bảng
nhân, đây là vấn đề khó vì em đọc trước quên sau. Nhưng do có kinh nghiệm
trong công tác quản lí và dạy học nhiều năm đối với nhiều đối tượng học sinh
nên tôi chỉ đạo giáo viên thay đổi rất nhiều hình thức khi dạy, cụ thể: khi học
bảng nhân bốn.
Ví dụ: 4 nhân 6 nếu Dũng quên tôi chỉ đạo giáo viên cho em đọc lại 4
nhân 5. Đây là mốc rất dễ nhớ.
Sau khi em thuộc bảng nhân rồi tôi mới cho giáo viên tiến hành dạy nhân
và chia. Ngoài ra tôi còn chỉ đạo giáo viên dạy lớp 5A kết hợp với một số giáo
viên trong khối cùng quan tâm giúp đỡ em Dũng học vào các buổi chiều (buổi
2/ngày). Đồng thời cử một bạn thân gần nhà em Dũng phụ trách việc giúp đỡ em
học toán. Buổi học nào tôi cũng hướng dẫn giáo viên dành thời gian kiểm tra em
về bảng nhân và bảng chia; gọi em lên bảng làm những phép tính đơn giản và bài
toán giải cơ bản. Về dạy tìm thành phần chưa biết của phép tính đầu tiên phải
khắc sâu kiến thức toán học và để hỗ trợ thêm giáo viên cho em đọc thuộc quy
tắc mà tôi đã tự chế ra treo ở cuối lớp. Đây là kinh nghiệm của bản thân khi còn
làm giáo viên giảng dạy và làm công tác quản lí.
Cụ thể như:
Tìm x biết: x + 7 = 9 Em sẽ nhớ câu: Nếu bạn cộng thì mình trừ
Em sẽ biết: x = 9 - 7 và dễ dàng tìm ra x = 2
Hay: x × 3 = 15 em sẽ nhớ câu: Còn nhân thì nhớ chia phần cho

nhanh
11


Em sẽ biết : x = 15 : 3 và có kết quả x = 5
Tôi cùng với giáo viên dạy lớp 5A đã dạy em biết đọc, biết viết và làm
toán như vậy. Đó là cả một quá trình gian nan đòi hỏi ở người giáo viên có tính
kiên trì khoa học trong phương pháp và linh hoạt trong hình thức tổ chức dạy
học. Khó khăn là thế nhưng tôi thực sự rất vui vì sự tiến bộ có thể trông thấy
của em Dũng mặc dù em chỉ tiếp thu được ở dạng cơ bản, nhưng đây là những
dấu mốc rất quan trọng đặt nền móng cho quá trình học tập và phát triển sau
này của em Dũng.
Về kĩ năng xã hội
- Việc đầu tiên tôi nghĩ là phải giúp em đi học đầy đủ và đúng giờ. Để làm
tốt được việc đó, tôi cùng với giáo viên phụ trách lớp thống nhất giao cho em Lê
Thị Khánh Huyền là lớp phó học tập (ở cạnh nhà em Dũng) ngày hai buổi đến
gọi bạn Dũng đi học, tối đến sang cùng học giúp đỡ em Dũng những việc cần
thiết. Nhờ có sự động viên, khuyến khích kịp thời cộng với lòng nhiệt tình của
bạn Khánh Huyền, mà Dũng đi học đầy đủ và đúng giờ.
- Trong các giờ ra chơi, tôi cùng giáo viên luôn tranh thủ tổ chức các trò
chơi vui mà dễ để em Dũng và các em học sinh khuyết tật có cơ hội tham gia hòa
nhập. Tôi cùng giáo viên hướng dẫn và dặn dò các bạn trong lớp rủ em Dũng
cùng chơi và thỉnh thoảng giao cho Dũng làm quản trò hay trọng tài để em bạo
dạn trước chỗ đông người. Trong các tiết học tôi chỉ đạo giáo viên tổ chức học
nhóm và khéo léo xếp em Dũng vào các nhóm có nhiều em có năng lực và phẩm
chất tốt để khích lệ động viên em Dũng trả lời những câu hỏi dễ. Từ đó, em
không còn ngồi lì trong lớp học nữa mà tham gia vui chơi cùng bạn bè .
- Trong các giờ lao động hay hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tôi cùng
giáo viên hướng dẫn em làm cùng các bạn tham gia các trò chơi dân gian, văn
nghệ. Không quên khen em làm việc rất tốt, hát rất hay, đọc thơ rất giỏi và đề nghị

cả lớp tuyên dương. Dĩ nhiên là Dũng rất thích làm việc và tham gia rất hăng say.
- Nhằm khích lệ tinh thần của lớp giúp đỡ em Dũng tôi và giáo viên đọc
các vần thơ.
Thầy (cô) dạy điều này cả lớp khắc ghi
Dũng bé nhỏ nên xem là em út
Trong học tập nhớ nhường nhịn đôi chút
Các em lớn cả rồi phải biết sống cho nhau.
- Để việc xưng hô của em được chính xác, tôi cùng giáo viên đã giúp em
xác định: Đối với những người hơn tuổi như ông, bà,cô, dì, chú, bác...phải
xưng mình là cháu; đối với mẹ phải xưng là con; đối với thầy cô giáo phải xưng
12


là con hoặc em; đối với bạn bè phải xưng tôi gọi bạn. Đối với người hơn tuổi
gọi phải dạ, bảo vâng....
- Một việc nữa là tôi giúp em bạo dạn trước đám đông, người lớn tuổi:
Đây là một việc làm khó và cần rất nhiều thời gian.
Trước hết là trong các giờ học, tôi chỉ đạo giáo viên gọi em phát biểu về ý
kiến riêng của mình.
Ví dụ 1:
Trong giờ Tập làm văn tả con vật, giáo viên phải hỏi các câu hỏi gợi mở:
- Nhà bạn Dũng nuôi những con vật gì ? (lợn, gà, chó, mèo...)
- Em thích con vật nào nhất ? (con chó)
- Con chó có mấy chân ? (4 chân)
- Con chó nhà em có lông màu gì? (màu đen...)
- Nhà em nuôi chó để làm gì ? (để trông nhà)
- Em có thích nuôi chó không ? (em rất thích)
- Vậy em chăm sóc chó như thế nào ? (cho chó ăn...)
Ví dụ 2:
Trong giờ Tập làm văn tả cây cối, giáo viên hỏi :

- Bạn Dũng trả lời cho cô và cả lớp biết: Trong sân trường ta trồng các loại cây
gì ? (cây bàng, cây phượng, cây hoa...)
- Em thích nhất cây gì ? (cây phượng)
- Lá phượng có màu gì ? (màu xanh) Thân cây phượng trông thế nào? (to, màu
nâu, sần sùi...)
- Cây phượng có ích lợi như thế nào? (che mát, làm đẹp cho trường)
- Thích cây phượng thì em phải làm gì? (bảo vệ cây, chăm sóc cây, trồng thêm
nhiều cây xanh)
Ngoài ra, trong các giờ sinh hoạt lớp hay trong trò chơi học tập, tôi hướng
dẫn giáo viên để em nhận xét, đánh giá các bạn bằng ý kiến riêng của mình. Từ
những việc làm đó, em Dũng đã bạo dạn trước đám đông.
Về chăm sóc sức khoẻ và phục hồi chức năng
- Để giúp cho việc chăm sóc sức khoẻ của em được tốt, tôi cùng giáo
viên phụ trách lớp 5A đến gia đình em mỗi tháng một lần. Đầu tiên là tôi tư vấn
cho gia đình về cách ăn uống của em sao cho đủ chất và động viên gia đình nên
đưa em đi khám sức khoẻ định kì vì em thuộc gia đình hộ nghèo được hưởng
chế độ khám chữa bệnh.
- Về việc vệ sinh cá nhân:
Để em biết vệ sinh cá nhân sạch sẽ, hàng ngày, trước mỗi buổi học tôi
nhắc giáo viên thường khen ngợi Dũng.
13


Ví dụ: “Hôm nay Ngọc Dũng mặc cái áo này rất đẹp, em hãy cố gắng giữ gìn để
áo không bị bẩn nhé ”.
Có hôm đầu tóc em không được gọn gàng, tôi đã chải lại tóc cho em và
nhắc giáo viên thường xuyên quan tâm em nhiều hơn về công tác vệ sinh cá
nhân. Tôi động viên và nhắc nhở em phải ăn mặc gọn gàng, tắm rửa hàng ngày,
đánh răng thường xuyên hàng ngày hai lần vào buổi sáng và tối.
Bằng những cử chỉ ân cần, bằng những lời động viên và có cả nghiêm

khắc, em Dũng đã thay đổi hoàn toàn: Em mạnh dạn khi đến trường, vui vẻ lúc ở
nhà, chan hoà với bè bạn, lễ phép với người hơn tuổi...
Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện
Ngoài những biện pháp trên tôi cùng với giáo viên dạy lớp 5A còn chú
trọng xây dựng môi trường giáo dục thân thiện như sau:
- Chỉ đạo xây dựng tập thể lớp có ý thức trách nhiệm, thái độ đoàn kết
thương yêu giúp đỡ bạn Dũng không may mắn. Động viên mọi thành viên trong
lớp phải có tinh thần trách nhiệm giúp đỡ lôi cuốn, tạo điều kiện cho em Dũng
tham gia vui chơi. Giáo viên cùng các bạn trong lớp luôn động viên khuyến
khích kịp thời khi em Dũng hoàn thành được một nhiệm vụ, công việc đơn giản
so với các em học sinh khác.
- Xây dựng vòng tay bạn bè ngay từ đầu năm học để tạo ra bầu không khí
thân mật, thương yêu giúp đỡ em Dũng như: nhóm bạn cùng học ở nhà; nhóm
bạn cùng đi học; nhóm bạn học trên lớp; nhóm bạn cùng vui chơi.
- Quan tâm tìm hiểu đặc điểm bệnh tật của em để có hướng giúp đỡ kịp
thời khi em đau. Yêu thương quan tâm chăm sóc em thường xuyên để em có
cảm giác là không bị bỏ rơi để em luôn tin tưởng rằng được sống và học tập
trong vòng tay yêu thương của thầy, cô giáo và bạn bè là niềm sung sướng
hạnh phúc nhất.
- Không những thế tôi còn chỉ đạo làm tốt công tác phối kết hợp với các
thầy, cô giáo trong nhà trường nhất là các thầy cô giáo có học sinh khuyết tật về
những giải pháp, biện pháp, kinh nghiệm giáo dục học sinh khuyết tật, tạo nên
một mặt trận giáo dục thân thiện gần gũi cởi mở ở trong trường. Bằng việc làm
xuất phát từ lòng yêu trẻ khuyết tật của tôi, đã làm cho các thầy cô giáo trong
trường có những cách nhìn nhận về giáo dục trẻ khuyết tật khác trước rất nhiều.
Trong nhà trường dấy lên một phong trào dành tình thương cho trẻ khuyết tật.
* Như vậy với việc tôi tiến hành đồng bộ các giải pháp, biện pháp giáo
dục và mang lại những dấu hiệu khả thi như vậy, cho thấy vấn đề giáo dục học
sinh khuyết tật chưa phải là vấn đề khó. Việc khó làm ở đây là mỗi người giáo
14



viên chúng ta có quyết tâm và tâm huyết, nhiệt tình hay không. Hãy trao món
quà đó cho trẻ khuyết tật, bằng cả trái tim của người thầy.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Trong năm học 2016 - 2017 tôi đã áp dụng “Một số biện pháp giúp giáo
viên giáo dục học sinh khuyết tật hoà nhập lớp 5 ở trường Tiểu học Bắc
Lương - Thọ Xuân - Thanh Hóa" như đã nêu ở trên để giáo dục, giúp đỡ em
Dũng nói riêng và các em học sinh khuyết tật ở khối lớp 5 trường Tiểu học Bắc
Lương nơi tôi làm công tác quản lí nói chung và thu được kết quả sau.
Đây là kết quả đối chiếu của em Dũng
*Trước khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Về kiến thức :
- Môn Toán : Em chỉ biết viết các số từ 1 đến 100, chưa biết tính toán thành
thạo bốn phép tính.
- Môn Tiếng Việt : Em chỉ nhớ các chữ cái, biết ghép vần và đọc được một
số tiếng đơn giản về chính tả biết nhìn sách chép mà chép vẫn còn sai, chữ viết
chưa đúng, tẩy xóa nhiều
- Các môn học khác : Em học không tập trung, chỉ ngồi chơi không chú ý học.
Về kĩ năng xã hội :
- Đi học không đều và thường đi học muộn
- Giờ ra chơi chỉ ngồi trong lớp, không cùng chơi với các bạn
- Nói tự do trong giờ học (Nói rất to)
- Cách xưng hô chưa chính xác
- Rụt rè trước đám đông
- Chưa ý thức được lời nói và hành động của mình
Về chăm sóc sức khoẻ và phục hồi chức năng :
- Vì điều kiện hoàn cảnh, gia đình chưa thực sự quan tâm đến sức khoẻ của
em, chưa đưa em đi khám sức khoẻ định kì (Nhìn em gầy gò, sắc mặt không
khoẻ, suy dinh dưỡng…)

- Việc ăn uống của em chưa được đảm bảo. (Ăn uống không đủ chất)
- Vệ sinh cá nhân chưa sạch sẽ (Em đi học quần áo không sạch, đầu tóc
chưa gọn gàng).
* Sau khi đã áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Về kiến thức
- Môn Toán
Em đã biết thực hiện phép cộng, trừ, nhân và chia ở dạng cơ bản.
15


+

Ví dụ: Đặt tính rồi tính
3254 + 1336
5647 - 2318
346 x 2
Em Dũng đã biết đặt tính và thực hiện làm tính
254
x 346
+ 5647
1336
2318
2
4950
3329
692

4564 : 4
4564 4
05

1141
16
04
0

- Môn Tiếng Việt
+ Em đã biết đọc, biết viết.
Em đã đọc được bài tập đọc trong sách giáo khoa, em đã viết chính tả nghe
đọc và chữ viết rõ ràng.
+ Trả lời được các câu hỏi dễ, gắn với thực tế cuộc sống đời thường.
- Các môn học khác :
Em thích học các môn như : Hát nhạc, Mĩ thuật, Thể dục, Thủ công.
Về kĩ năng xã hội
- Em đi học đều, đầy đủ và đúng giờ
- Biết xưng hô chính xác, chan hoà với bạn bè, lễ phép với người hơn tuổi.
- Tham gia đầy đủ và nhiệt tình các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Biết giúp mẹ những công việc ở nhà theo đúng khả năng.
- Ý thức được lời nói và hành động của mình.
- Mạnh dạn trước đám đông.
Về chăm sóc sức khoẻ và phục hồi chức năng
- Sức khoẻ của em tiến triển tốt.
- Tập luyện thể dục thường xuyên.
- Em biết giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Được gia đình quan tâm đưa đi khám sức khoẻ định kì
* Đặc biệt là trong đợt kiểm tra chuyên ngành của Phòng Giáo dục và Đào
tạo, sau khi dự giờ thăm lớp, khảo sát chất lượng, các đồng chí trong đoàn kểm
tra đã phát biểu khen ngợi lớp ngoan, ý thức học tập tốt, trang trí lớp đẹp và
động viên em Dũng đã luôn cố gắng và phát huy tinh thần vượt khó vươn lên
trong học tập. Đây là sự cổ vũ động viên khích lệ bản thân tôi và giáo viên phụ
trách lớp 5A vững tâm trên con đường giáo dục vì học sinh thân yêu, vì học sinh

khuyết tật của xã nhà.
Không những tôi thu được kết quả chỉ đạo công tác giáo dục học sinh
khuyết tật hòa nhập mà các thầy cô giáo trong trường cũng rất vui khi chất lượng
16


học sinh nói chung đạt chỉ tiêu mà học sinh khuyết tật đã phần nào nắm được
kiến thức cơ bản của từng lớp học.
Đây là bảng đối chiếu mà tôi chỉ đạo giáo viên khảo sát đối với các em
học sinh khuyết tật trong khối lớp 5
Giữa học kỳ I
Kết quả GD
TT
Họ và tên
Lớp Mức độ khuyết tật
Toán
Tiếng Việt
Khuyết tật trí tuệ
1 Lê Hữu Dũng
5
Chưa HT
Chưa HT
Khuyết tật nặng
2 Lê Thị Hà Ngân
5
Chưa HT
Chưa HT
Khuyết tật vận động Chưa HT
3 Lê Thị Vân Anh
5

Chưa HT
Cuối học kỳ II
TT

Họ và tên

Lớp

Mức độ khuyết tật

1
2
3

Lê Hữu Dũng
Lê Thị Hà Ngân
Lê Thị Vân Anh

5
5
5

Khuyết tật trí tuệ
Khuyết tật nặng
Khuyết tật vận động

Kết quả GD
Toán
Tiếng Việt
HT

HT
HT
HT
HT
HT

Như vậy nhìn bảng đối chiếu chúng ta thấy được chất lượng giáo dục học
sinh khuyết tật đã có bước tiến bộ rõ rệt. Điều này cho ta thấy giáo dục trẻ
khuyết tật cần bằng tình thương và trách nhiệm nhiều hơn. Hãy yêu trẻ như con
của mình có như vậy trẻ mới phát triển và hòa nhập tốt hơn.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Năm học 2016 - 2017 sắp kết thúc. Bản thân tôi rất vui vì đã chỉ đạo,
hướng dẫn giáo viên dạy lớp 5A vừa đảm bảo được chất lượng học sinh của
lớp, vừa thấy các em học sinh khuyết tật thân yêu tiến bộ một cách vượt bậc và
hòa nhập tốt.
- Kết luận
Với kết quả thu được như trên sáng kiến “ Một số biện pháp giáo dục cho
học sinh khuyết tật hoà nhập lớp 5 ở trường Tiểu học Bắc Lương - Thọ Xuân
- Thanh Hóa” có ý nghĩa quan rất trọng trong việc nhìn nhận giáo dục trẻ
khuyết tật hoà nhập hiện nay ở các trường tiểu học.
- Phá tan những nghĩ suy của giáo viên lâu nay về học sinh khuyết tật
không may mắn.
- Trên cơ sở định hướng đúng đắn hơn về các giải pháp, biện pháp giáo dục.
- Tạo niềm tin vào giáo dục trẻ khuyết tật
17


- Phù hợp với xu thế của thời đại và xã hội chủ nghĩa về việc Đảng và
Chính phủ đang có những chủ chương, chính sách chăm lo cho những người
không may mắn và nhất là trẻ em học sinh khuyết tật, thiệt thòi.

* Bài học kinh nghiệm
Trong quá trình giáo dục học sinh khuyết tật hoà nhập, tôi đã có một số
kinh nghiệm muốn chia sẻ và chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ với các thầy cô giáo
như sau.
- Để giáo dục được học sinh khuyết tật, trước hết người giáo viên phải có
kế hoạch cụ thể sao cho phù hợp với khả năng của trẻ.
- Giáo viên phải có sự kiên trì, tính nhẫn nại, mềm dẻo, bên cạnh đó cũng
phải nghiêm khắc khi cần thiết.
- Phải luôn khen thưởng, động viên kịp thời khi trẻ có tiến bộ.
- Cần kết hợp với các cơ quan đoàn thể, các tổ chức xã hội để tạo động
lực giúp các em vươn lên chính bản thân mình.
- Và trên hết, giáo viên phải tâm huyết với nghề nghiệp, tận tuỵ với học
sinh và có tấm lòng yêu thương, cảm thông thực sự với trẻ khuyết tật. Điều quan
trọng phải có chữ "Tâm" của người thầy, phải là người mẹ thứ hai của các em,
coi các em như chính con mình. Người thầy nào thích sự ríu rít trẻ thơ, người
thầy đó có năng khiếu hoạt động sư phạm, còn người thầy nào say mê nó thì sẽ
có niềm hạnh phúc nghề nghiệp của mình. Cần phải yêu mến các em bằng tất cả
trái tim và để có thể thương yêu các em như thế cần phải học tập ở các em cách
biểu lộ tình thương đó như thế nào? Mỗi một ngày đến trường, mỗi một bài học
cần phải được những người thầy thể hiện như là một món quà thương mến tặng
các em và phải làm sao để cho học sinh cả lớp nói chung hay học sinh khuyết tật
nói riêng hiểu rằng: Những việc làm của các em đó là thành công đầu tiên chứ
không phải thất bại cay đắng đầu tiên.
* Phạm vi áp dụng
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp giúp giáo viên giáo dục học
sinh khuyết tật hoà nhập lớp 5 ở trường Tiểu học Bắc Lương - Thọ Xuân Thanh Hóa". Tôi đã áp dụng để giúp giáo viên giáo dục em Dũng nói riêng và
để các thầy cô trong trường áp dụng giáo dục học sinh khuyết tật cả trường nói
chung kết quả là các em đã tiến bộ một cách rõ rệt. Tuy nhiên sáng kiến của tôi
mới chỉ dừng lại ở phạm vi nhỏ, sự thực nghiệm chưa được nhiều. Song tôi tin
chắc rằng với những giải pháp, biện pháp này, bằng sự sáng tạo của mình các

giáo viên sẽ vận dụng có hiệu quả. Tôi rất mong được sự góp ý của các đồng
nghiệp, để trên địa bàn huyện Thọ Xuân có nhiều giáo viên dạy học bằng tất cả
18


tâm huyết của mình trong sự nghiệp giáo dục học sinh nói chung và học sinh
khuyết tật nói riêng thành những người có ích cho xã hội.
- Kiến nghị
- Là một cán bộ quản lí ở trường Tiểu học đầy nhiệt huyết và trách nhiệm
với trẻ, tôi mong rằng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật sẽ mở rộng ra hơn nữa,
sáng tạo hơn nữa để tất cả trẻ khuyết tật của chúng ta được học tập, vui chơi và
trở thành người có ích cho xã hội là chủ nhân tương lai của đất nước. Tôi kiến
nghị các cấp các ngành có liên quan, nhất là ngành Giáo dục và Đào tạo cần có
những cuộc giao lưu mang tính vừa sức dành cho trẻ khuyết tật để các em được
giao lưu, cọ sát và hơn thế nữa đó là các em tự tin, đem hết tài năng và khẳng
định mình đang còn có ích cho xã hội.
Tôi đề nghị mỗi cán bộ, giáo viên các nhà trường, các cơ quan đoàn thể và
tất cả mọi người hãy quan tâm hơn nữa, chia sẻ nhiều hơn nữa để xứng đáng với
truyền thống và nghĩa cử cao đẹp phẩm chất của con người Việt Nam “Lá lành
đùm lá rách” và "Thương người như thể thương thân”.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
Thọ Xuân, ngày 25 tháng 5 năm 2017
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác.
NGƯỜI VIẾT

Lê Thị Oanh


Lê Văn Trường

19


20



×