Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Nâng cao chất lượng dạy học các loại tứ giác trong trường THCS thông qua phương pháp thảo luận nhóm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN ĐỊNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY CÁC LOẠI TỨ GIÁC
TRONG MÔN HÌNH HỌC 8 THÔNG QUA PHƯƠNG
PHÁP THẢO LUẬN NHÓM

Người thực hiện: Lê Xuân Thường
Chức vụ:
Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường TH và THCS Yên Phú
SKKN thuộc lĩnh vực:
Toán học

YÊN ĐỊNH, NĂM 2017


Mục
I.
1.
2.
3.
4.
5.
II.
1.
2.
2.1.
2.2.


3.
3.1
3.1.1
3.1.2
3.1.3
3.2
3.2.1.
3.2.2.
3.2.3.
3.2.4.
4.
4.1.
4.2.
III.
1.
1.1.
1.2.
1.3.
2.

MỤC LỤC
Nội dung
Mục lục
MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài.
Mục đích nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu.
Những điểm mới của SKKN
NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Thuận lợi
Khó khăn
Những kinh nghiệm và các giải pháp đã sử dụng để giải quyết
vấn đề.
Phương pháp dạy học thảo luận nhóm
Vai trò của giáo viên, nhóm trưởng, các thành viên
Những chuẩn bị cần thiết
Quá trình thực hiện
Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm vào dạy học các loại tứ
giác
Dạy học định nghĩa, tính chất.
Dạy học dấu hiệu nhận biết.
Dạy học cũng cố, vận dụng
Dạy học hệ thống bài tập, khai thác, lấp lổ hổng kiến thức
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với các hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Đối với các hoạt động giáo dục; với đồng nghiệp và nhà trường
Số liệu thống kê thực tế
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Kết luận.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Giải pháp để kích thích quá trình tham gia thảo luận
Kiến nghị và đề xuất.
Tài liệu tham khảo.

Trang
1

2
2
2
2
3
3
4
4
4
4
5
5
5
5
6
6
10
10
12
13
14
15
15
16
17
17
17
17
17
17

20

2


I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Sự phát triển xã hội và đổi mới đất nước đòi hỏi cấp bách phải nâng cao
chất lượng giáo dục và đào tạo. Do đó cần có sự đổi mới về nội dung và đổi mới
về phương pháp từ đó nâng cao được chất lượng giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu
cầu của phát triển xã hội.
Trong các bộ môn ở THCS môn toán có vai trò rất quan trọng trong giáo
dục phổ thông nó góp phần phát triển các năng lực trí tuệ như: óc quan sát, khả
năng so sánh, tương tự, khái quát hóa..., ngoài ra nó còn rèn luyện tính cẩn thận,
tính khoa học tính kỷ luật và còn là công cụ góp phần dạy học các môn học
khác. Tuy nhiên do tính trừu tượng, tính logic nên trong thực tế nhiều học sinh
rất ngại học toán và đặc biệt là ngại học môn hình học từ đó dẫn đến tình trạng
học sinh học yếu hình học và ngại học môn hình học. Nhiều học sinh có tư
tưởng “sợ hình” nên không có hứng thú với bộ môn. Do tính trừu tượng cao kiến
thức nhiều cùng với các phương pháp dạy học truyền thống không làm cho học
sinh có hứng thú, cũng như nhiều giáo viên chỉ chú trọng đến lí thuyết trừu
tượng, chỉ chú trọng khả năng suy luận logic, khả năng chứng minh các bài toán,
mà chưa chú tâm đến các vấn đề khác như khả năng quan sát, dự đoán, so sánh...
và các liên hệ thực tế của bộ môn hình học nên làm học sinh chán nản không
thích hình học.
Để góp phần giải quyết phần nào những khó khăn nói trên, tôi xin trình
bày những nghiên cứu về “Nâng cao chất lượng dạy học các loại tứ giác trong
môn hình học 8 thông qua phương pháp thảo luận nhóm” của tôi và xin đề
xuất một số biện pháp bước đầu nhằm mục tiêu là góp phần nhỏ bé của mình với
đồng nghiệp còn đang trăn trở để tìm ra cho bản thân mình những phương pháp

phù hợp trong giờ lên lớp. Chắc chắn những trình bày của tôi không tránh khỏi
những thiếu sót do khả năng có hạn của mình. Do đó, tôi xin quý đồng nghiệp
góp ý, sửa chữa, bổ sung để cho việc vận dụng phương pháp giảng dạy được tốt
hơn.
2. Mục đích nghiên cứu.
Trường THCS mà tôi đang công tác là một trong những trường chưa đạt
chuẩn quốc gia, cơ sở vật chất còn thiếu thốn nhiều, việc học của học sinh ít
được quan tâm và đầu tư nên chất lượng còn thấp chưa đáp ứng với yêu cầu phát
triển nhân tài chung của xã hội. Mỗi giáo viên lại có cách dạy riêng, có nhiều
biện pháp khác nhau trong dạy học bộ môn Toán để nâng cao chất lượng bộ
môn. Vì thế, trong quá trình dạy học và qua dự giờ đồng nghiệp bản thân đã áp
dụng một số phương pháp dạy học trong đó có phương pháp thảo luận nhóm của
học sinh nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Toán của nhà trường.
3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh khối 8 bậc THCS- GV, các loại tứ giác trong hình học 8.

3


4. Phương pháp nghiên cứu.
- Để thực hiện đề tài này, tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu về
“mô hình trường học mới VNEN”. Ở những trường đang áp dụng mô hình này
thì học sinh sẽ không học thụ động mà bắt buộc phải có sự trao đổi, tư duy với
giáo viên và các bạn cùng lớp theo từng nhóm nhỏ; từ đó nâng cao hiệu quả tiếp
nhận đối với học sinh.
- Ngoài ra, tôi đã trực tiếp dự giờ và phỏng vấn giáo viên cũng như học
sinh về phương pháp thảo luận nhóm mà các trường này đang áp dụng.
5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
Từ năm học 2010-2011 trước tình trạng học sinh học sinh học yếu hình
và “sợ hình” tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra đề tài “một số kinh nghiệm

dạy chương tứ giác” vào giảng dạy ở trường THCS, từ đó đã góp phần nâng
cao được chất lượng bộ môn. Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy tôi thấy một số
học sinh còn chưa nhiệt tình, chưa hào hứng tham gia học tập, một số học sinh
yếu còn ỷ lại chưa chịu học, một số học sinh khá giỏi chưa được tạo điều kiện
để phát triển các năng lực tư duy, học sinh chưa giúp đỡ được nhau trong học
tập, không khí học tập còn chưa sôi nổi, để khắc phục các nhược điểm trên
những năm gần đây tôi đã nghiên cứu thêm và đưa ra ý tưởng đưa phương pháp
“thảo luận nhóm” vào dạy học các loại tứ giác. Do đó những nhược điểm trên
đã được khắc phục phần nào, các em hào hứng tham gia học tập, không khí lớp
học sôi nổi, các em được tạo điều kiện để phát triển, và giúp đỡ nhau từ đó tình
bạn được gắn kết.

4


II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
- Phương pháp thảo luận nhóm được hình thành từ môi trường đại học của
nhiều nước tiên tiến trong đầu thập niên 70 của thế kỉ trước. Dần dần, phương
pháp làm việc theo nhóm nhỏ được áp dụng rộng rãi như ngày nay.
- Khi thay sách giáo khoa lớp 6 (năm 2001) phương pháp thảo luận nhóm
được giới thiệu và bồi dưỡng cho giáo viên THCS.
- Trong số các phương pháp dạy học đang sử dụng, phương pháp thảo
luận nhóm có nhiều ưu thế trong thực hiện mục tiêu giáo dục hiện nay, tránh
được lối học thụ động trên lớp, giáo viên thường đưa ra nhiều biện pháp để kích
thích khả năng tư duy và sáng tạo của học sinh.
- Có thể nói, mô hình thảo luận nhóm sẽ giúp cho học sinh cố gắng tìm
hiểu và phát biểu trong nhóm của mình để trình bày cho cả lớp, đồng thời tinh
thần hợp tác trong nhóm sẽ được phát huy và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành
viên trong nhóm.

- Trong khi thảo luận nhóm, việc giao lưu giữa các học sinh đương nhiên
diễn ra. Thông thường thì trong một nhóm trình độ học sinh đồng đều, đây cũng
chính là cơ hội để cho học sinh học tập lẫn nhau (học thầy không tày học bạn)
và khi được thầy cô tổng kết, giải đáp học sinh sẽ hiểu bài hơn, nhớ lâu hơn và
việc học mang lại kết quả học tập tốt hơn.
Như vậy, phương pháp thảo luận nhóm một mặt vừa phát triển tư duy tích
cực cao, tính chủ động của học sinh; mặt khác lại chú trọng sự phối hợp, hợp tác
cao giữa các học sinh trong quá trình học tập, cần kết hợp năng lực cạnh tranh
và năng lực hợp tác ở học sinh. Để sử dụng có hiệu quả phương pháp thảo luận
nhóm, giáo viên cần phải chú trọng xây dựng trách nhiệm cá nhân và trách
nhiệm nhóm, xây dựng vị thế của mỗi thành viên trong một nhóm, mỗi nhóm
trong một lớp, hình thành kĩ năng làm việc nhóm cho học sinh.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Thuận lợi
- Hiện nay, ở nước ta đang áp dụng “mô hình trường học mới VNEN” –
mô hình mà phương pháp thảo luận nhóm đóng vai trò chủ đạo. Do đó việc áp
dụng đề tài này là rất phù hợp với việc đổi mới phương pháp giáo dục.
- Chương trình môn toán bậc trung học cơ sở (THCS) có nhiều nội dung
không những phù hợp với phương pháp thảo luận nhóm mà còn phát huy hiệu
quả cao khi giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm.
- Về cơ sở vật chất đã có một số đổi mới tạo điều kiện cho hoạt động thảo
luận: Bảng phụ, chổ ngồi cho học sinh, …
- Xã hội hiện nay tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh có điều kiện
thuận lợi tiếp cận nhiều nguồn thông tin từ nhiều phương tiện khác nhau một
cách dễ dàng và hiệu quả.
- Phương pháp thảo luận nhóm phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh,
khắc phục được sự nhàm chán của phương pháp dạy học truyền thống. Vì vậy,
gây hứng thú cho người học, kích thích học sinh tư duy tích cực.
5



2.2. Khó khăn
- Đây là phương pháp dạy mới áp dụng gần đây nên học sinh không tránh
khỏi lúng túng trong một số kĩ năng, nội dung kiến thức, …
- Nội dung kiến thức môn Toán bậc THCS khó, khô khan, đặc biệt là
nhiều khái niệm mới ở môn hình học lớp 8, nên giáo viên còn gặp nhiều khó
khăn bởi vì học sinh còn lúng túng chưa quen với phương pháp này.
- Là phương pháp đòi hỏi giáo viên phải có nhiều kĩ năng khác ngoài kĩ
năng sư phạm.
- Giáo viên khó khăn trong việc đánh giá cụ thể hiệu quả làm việc của
từng học sinh.
- Năng lực học sinh không đồng đều nên đôi khi việc thảo luận nhóm
mang tính máy móc và có hiệu quả chưa cao.
3. Những kinh nghiệm và các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
3.1 Phương pháp dạy học thảo luận nhóm
Phương pháp dạy học thảo luận nhóm hay còn gọi là hợp tác nhóm hay
PPDH hợp tác là một PPDH mà "học sinh được phân chia thành từng nhóm nhỏ
riêng biệt, chịu trách nghiệm về một mục tiêu duy nhất, được thực hiện thông
qua nhiệm vụ riêng biệt của từng người. Các hoạt động cá nhân riêng biệt được
tổ chức lại, liên kết hữu cơ với nhau nhằm thực hiện một mục tiêu chung".
Ưu điểm: Giúp cho mọi học sinh tham gia một cách chủ động vào quá
trình học tập, tạo cơ hội cho các em có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý
kiến để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học; tạo cơ hội cho
các em được giao lưu, học hỏi lẫn nhau; cùng nhau hợp tác giải quyết những
nhiệm vụ chung
Nhược điểm: Nếu sử dụng không khéo thì thảo luận nhóm cũng có rất
nhiều nhược điểm như: mất nhiều thời gian vào một vấn đề, một số thành viên ỷ
lại không hoạt động, hay lợi dụng thảo luận nhóm để làm việc riêng.
Đê thảo luận nhóm có hiệu quả trước hết chúng ta phải xác định được vai
trò của giáo viên, nhóm trưởng, các thành viên trong nhóm.

3.1.1 Vai trò của giáo viên, nhóm trưởng và các thành viên:
+Vai trò của giáo viên
- Khi học sinh tiến hành thảo luận, giáo viên chuẩn bị từ vị trí người
hướng dẫn sang vị trí người giám sát.
- Quan sát để xem có những học sinh nào “đứng bên lề” hoạt động hay
không? nếu có giáo viên phải đưa các em vào không khí chung của nhóm.
- Khen ngợi, khuyến khích và gợi ý nếu thật sự cần thiết.
- Nhắc thời gian để các nhóm hoàn thành phần hoạt động của mình đúng
thời gian quy định.
+ Vai trò của nhóm trưởng
- Phải có khả năng tổ chức, phân công nhiệm vụ cho các nhóm viên, bố trí
chỗ ngồi cho phù hợp, hướng dẫn nhóm thảo luận đúng với nội dung đã giao.
- Phải biết linh hoạt, nhạy bén, có khả năng điều động tất cả các thành
viên trong nhóm tham gia tích cực vào thảo luận; theo dõi, quan sát từng ngưòi
6


để có biện pháp điều chỉnh kíp thời; lắng nghe ý kiến đóng góp thảo luận của
các nhóm viên, động viên khuyến khích những bạn ít nói, rụt rè phát huy tính
năng động, sáng tạo của các bạn trong nhóm.
- Tổ chức nhóm hoạt động có hiệu quả khi giáo viên không có mặt.
- Như vậy, vai trò của nhóm trưởng là rất quan trọng vì vậy trong quá
trình giảng dạy giáo viên cần phải quan sát thái độ và cách làm việc của từng
học sinh để lựa chọn các nhóm trưởng cho thích hợp. Tuy nhiên, nhóm trưởng
không phải là ngưòi quyết định hết tất cả cho buổi thảo luận.
Vai trò của các thành viên còn lại.
- Tiến hành hoạt động theo sự hướng dẫn của giáo viên, phân công của
nhóm trưởng.
- Đưa ra các ý kiến của mình để thảo luận nhóm.
3.1.2 . Những chuẩn bị cần thiết

Phương pháp thảo luận nhóm thành công hay không còn tuỳ thuộc vào sự
chuẩn bị của giáo viên và học sinh. Nếu giáo viên chuẩn bị tốt, dự kiến được
tình huống xảy ra và có những biện pháp xứ lí kịp thời cũng như có sự hợp tác
từ học sinh thì phương pháp thảo luận nhóm sẽ mang lại kết quả cao.
Dựa vào mục tiêu nội dung bài học giáo viên có thể xem xét xem có thể
hoạt động nhóm được không? Chia theo cách nào? Cần chuẩn bị những gì để
nhóm hoạt động có hiệu quả? Dự đoán những tình huống có thể xãy ra, và quan
trọng hơn là "học sinh thu được lợi ích gì từ hoạt động này"
Về phí học sinh cần chuẩn bị tốt những gì mà giáo viên yêu cầu: như
chuân bị bài củ, kiến thức thực tế liên quan và đồ dùng cần thiết nếu
3.1.3 Quá trình thực hiện
Khi sử dụng PPDH này, lớp học được chia thành những nhóm từ 4 đến 6
người. Tùy mục đích sư phạm và yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được
phân chia ngẫu nhiên hoặc có chủ định, được duy trì ổn định trong cả tiết học
hoặc thay đổi theo từng hoạt động, từng phần của tiết học, các nhóm được giao
nhiệm vụ giống nhau hoặc mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ khác nhau, là các phần
trong một chủ đề chung.
Để thực hiện việc dạy học thảo luận nhóm ta có thể tiến hành qua 3 bước:
Bước 1: Làm việc chung, chia nhóm
Bước 2. Làm việc theo nhóm
Bước 3. Đánh giá kết quả nhóm thảo luận và tổng kết trước toàn lớp.
Căn cứ vào mục tiêu bài học, đặc điểm lớp học, và các điều kiện cụ thể
mà ta có thể chia nhóm cho hợp lí, với mổi cách chia ta hướng dẫn học sinh hoạt
động cho phù hợp, và có cách đánh giá phù hợp nhằm phát huy được ưu điểm và
hạn chế các nhược điểm của thảo luận nhóm.
Có rất nhiều cách chia nhóm, do khuôn khổ của đề tài tôi xin trình bày
một số cách chia mà tôi đã áp dụng tại trường THCS mà tôi đang dạy.

7



Dựa vào năng lực học sinh, ta có thể chia nhóm thành hai cách:
Cách 1: Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ sao cho mổi nhóm có đầy đủ các
mức năng lực tư duy.
Đây là cách chia nhóm mà tôi sử dụng nhiều nhất nó ổn định trong suốt
buổi dạy, mổi nhóm từ 4 đến 6 học sinh dựa trên nguyên tắc "hỗ trợ nhau" nên
trong nhóm phải có cả học sinh học tốt và học sinh học trung bình, yếu. Nó phù
hợp khi dạy những nội dung cơ bản theo yêu cầu của chuẩn kiến thức kỷ năng,
phù hợp với việc “thảo luận cùng một nội dung”.
Ưu điểm :
Là cách chia nhóm dễ làm phù hợp cho việc giảng dạy nhiều nội dung cơ
bản, hoạt đông trên nguyên tắc "hỗ trợ nhau" nên nó tạo điều kiện cho học sinh
giúp đở lẫn nhau trong học tập, từ đó giúp học sinh dễ hiểu bài, tăng cường tình
bạn, tình đoàn kết.
- Với cách chia nhóm này và với việc cùng thảo luận một nội dung tôi
thấy tất cả các học sinh đều tập trung vào một vấn đề nên khi đánh giá nhóm nó
thu hút được tất cả cả học sinh tập trung cao độ và tạo sự công bằng trong thi
đua giữa các nhóm.
Nhược điểm:
- Theo cách này thì một số thành viên học chưa tốt thường ỷ lại không
mạnh dạn đưa ra các ý kiến, và khi trình bày kết quả trong nhóm thường cử
thành viên học tốt trình bày kết quả thảo luận nhóm.
Những điểm lưu ý
Là cách chia nhóm có rất nhiều ưu điểm nên ta cần phát huy tất cả các
ưu điểm này và khắc phục các hạn chế của nó.
- Với bản tôi để khắc phục những hạn chế này khi chia nhóm dựa trên
năng lực học sinh tôi đánh số thứ tự các thành viên trong nhóm theo năng lực: số
1 học sinh có năng lực tốt nhất theo theo số 2… cho đến hết.
-Sau đó trong bước hoạt động nhóm, khi hướng dẫn học sinh thảo luận
tôi yêu cầu những thành viên có năng lực yếu hơn đưa ra ý kiến trước sau đó các

thành viên có năng lực tốt bổ sung góp ý và hướng dẫn những vấn đề mà còn sai
hoặc còn thiếu.
- Khi trình bày kết quả thảo luận: Tùy theo nội dung bài học và mục đích
của hoạt động nhóm tôi chó thể cho học sinh trình bày kết quả thảo luận bằng
hai cách:
Cách 1: Tổ cử một đại diện trình bày lại kết quả thảo luận dưới dạng
ngôn ngữ nói hoặc viết lại. Để khắc phục sự ỷ lại của học sinh yếu và khuyến
khích học sinh khá giỏi hướng dẫn học sinh yếu trong nhóm tôi sẽ yêu cầu một
thành viên trong nhóm trình bày dựa trên nguyên tắc "lấy ngẫu nhiên một thành
viên bất kì trong nhóm” (dựa vào số ngẫu nhiên trong máy tính). Với cách làm
này học sinh yếu kém bắt buộc phải hoạt động mới tiếp thu được bài, từ đó mới
trình bày được kết quả, học sinh khá giỏi phải tích cực hướng dẫn cho bạn để
đảm bảo lợi ích nhóm, đồng thời từ đó cũng cố kiến thức cho mình. Tuy nhiên
theo cách làm này khi đánh giá cho điểm nếu chọn theo nguyên tắc ngẫu nhiên
8


mà rơi vào những bạn có năng lực yếu thì thường không trình bày hết được kiến
thức và kết quả không thể cao bằng những học sinh khá giỏi trình bày bày từ đó
tạo nên tính tự ti đối với học sinh học yếu và sự không hài lòng đối với học sinh
học tốt. Để khác phục tôi đưa ra giải pháp cộng điểm theo số thứ tự cho những
học sinh học yếu nếu điểm dưới 10. Ví dụ : thành viên số 1 cộng 0,5; số 2 cộng
1 điêm; số 3 cộng 1,5 ... Trong thực tế khi tiến hành theo cách này có nhiều học
sinh yếu đã đem lại điểm cao cho toàn nhóm và từ đó các em thấy mình có giá
trị trong nhóm, không còn tự ti từ đó mạnh dạn và cố gắng học tập. Các thành
viên khá giỏi không xem thường học sinh yếu nữa mà ra sức giúp đở để đem lại
lợi ích cao cho nhóm.
Sau khi đánh giá song một nhóm giáo viên có thể cho các nhóm khác
nhận xét, cuối cùng chốt lại nội dung quan trọng của hoạt động.
+ Cách 2: Trình bày dưới dạng hoàn thành phiếu hoặc viết ra giấy. Với

cách làm này sau khi các nhóm thảo luận song tôi sẽ chọn bài của một nhóm ra
để hướng dẫn lại và làm bài mẫu, hoặc dùng máy chiếu, bảng phụ đưa ra bài
mẫu, đồng thời yêu cầu các nhóm đổi chéo bài cho nhau hướng dẫn các nhóm tự
đánh giá lẫn nhau dựa trên bài trình bày mẫu. Với cách làm này kết quả hoạt
động của các em được đánh giá ngay tại lớp nên nó giúp giáo viên đánh giá
được hoạt động của tất cả các nhóm từ đó có điều chỉnh cho phù hợp. Cũng
trong cách làm này học sinh được, đánh giá lẫn nhau do đó nó giúp học sinh
vững kiến thức hơn và rèn luyện khả năng đánh giá bài.
Trong cách làm này giáo viên lưu ý trợ giúp các nhóm (nếu cần) trong
việc đánh giá các cách làm khác so với bài mẫu. và giải đáp thắc mắc của các
nhóm.
- Sau khi đánh giá song giáo viên chốt lại nội dung cần nhớ.
Chú ý: Với cách chia này, trong thực tế giảng dạy tôi thấy do kiến thức
còn nặng, một số giáo viên còn “tham kiến thức” nên thường áp dụng cách chia
này sau đó “giao cho mổi nhóm thảo luận mổi nội dung khác nhau, hoặc mổi
nhóm thảo luận một khâu trong nội dung”. Với cách làm này tuy tiết kiệm được
thời gian giảng dạy nhưng do các nhóm thảo luận các nội dung khác nhau nên
khi kết luận thường không tập trung được học sinh, học sinh bị phân tán không
thể hiểu sâu được những vấn đề mà nhóm mình không nghiên cứu thảo luận,
hoặc đôi khi chỉ hiểu được một khâu trong nôi dung bài học mà toàn bộ các
khâu các kiến thức này theo mục tiêu mình cần phải nắm được. Đồng thời trong
cáh làm này cũng không tạo được sự thi đua công bằng giữa các nhóm (vì nhóm
làm yêu cầu dễ nhóm lại phải làm yêu cầu khó).
Cách 2: Chia nhóm theo năng lực học sinh riêng biệt. Cách chia này phù
hợp với khi muốn “khai thác” thêm kiến thức, hay “lấp lổ hổng” kiến thức cho
học sinh yếu, và phù hợp với phần cũng cố, phần khai thác và luyện tập.
Ưu điểm
Cùng một lúc đưa ra được nhiều kiến thức cho nhiều đối tượng khác
nhau, đặc biệt nó giúp giáo viên “khai thác” kiến thức nâng cao hay “lấp lỗ”


9


những kiến thức còn hổng cho học sinh yếu, mà vẫn có thời gian đảm bảo kiến
thức cho học sinh khác theo chuẩn kiến thức kỷ năng.
Nhược điểm
Học sinh không cùng tập trung vào một vấn đề nên đánh giá mất nhiều
thời gian và khó khăn hơn.
Một số nhóm yếu kém chỉ làm những bài tập để lấp lỗ hổng kiến thức nên
các em có phần nào tự ái, tự ti so với bạn bè.
Những điểm cần lưu ý:
- Số lượng học sinh có học lực trung bình và khá vẫn chiếm phần lớn nên
số học này sẽ chia đều theo các nhóm (nhóm cơ bản) và giao nhiệm vụ cho các
em thảo luận theo kiến thức cơ bản, một bộ phận khác năng lực yếu hơn thì chia
thành một nhóm (nhóm lấp lỗ hổng) và giao nhiệm vụ cho các em thảo luận
nhằm mục đích lấp lổ hổng kiến thức, bộ phận còn lại có năng lực tốt hơn chia
vào một nhóm (nhóm khai thác) và giao nhiệm vụ cơ bản các em ngoài ra các
em còn được giao thêm phần khai thác nâng cao.
- Do thảo luận các nội dung khác nhau nên học sinh chỉ tập trung tư tưởng
vào phần kiến thức mà mình được thảo luận, nên khi đánh giá giáo viên chỉ tập
trung đánh giá những phần trọng tâm cơ bản của kiến thức, phần khai thác nâng
cao hay lấp lỗ hổng kiến thức nên đánh giá riêng cho từng nhóm riêng biệt này.
- Phần bài tập cho nhóm khá giỏi cũng phải có những bài cơ bản song cơ
bản mới đến những bài khó và khai thác. Tương tự phần bài tập cho nhóm yếu
kém ngoài việc lấp lổ cũng phải từng bước một đưa những bài tập theo yêu cầu
cơ bản. Đồng thời trong quá trình dạy học phải động viên các nhóm có năng lực
yếu hơn, đưa dần những thành viên tiến bộ ra khỏi nhóm “lấp lỗ hổng”, vào
“nhóm cơ bản” và “nhóm khai thác”.
- Đây là cách chia nhóm cũng có khá nhiều ưu điểm, đặc biệt là khai thác
được kiến thức cho học sinh khá giỏi, lấp lỗ hổng được kiến thức. Các bài tập

đưa ra phù hợp với khả năng của học sinh nên học sinh nhiệt tình tham ra và
phát huy cao độ khả năng của mình.
Dựa trên điều kiện sinh sống của các em giáo viên có thể chia nhóm
theo khu vực địa lí.
Việc chia nhóm này có tác dụng tạo điều kiện cho học sinh giúp nhau ôn
tập bài củ chuẩn bị bài mới, tìm hiểu được mối liên quan giữa thực tế và toán
học.
Để tạo điều kiện cho hoạt động nhóm theo cách này tôi thường chia học
sinh sao cho mổi nhóm có cùng khu vực địa lí, hoặc nhóm các học sinh thân
thiết với nhau
+ Ưu điểm.
- Tạo điệu kiện cho học sinh học ở nhà, từ đó giúp các em ôn tập kiến
thức củ, chuẩn bị bài mới, đồng thời các em có dịp tìm hiểu được những bài tập
cho thấy sự liên hệ giữa thực tế quanh ta với toán học như: đo đạc tính toán
xung quanh ta, tìm hiểu những thứ xung quanh ta.
+ Nhược điểm:
10


- Do không có giáo viên quản lí, giám sát nên việc hoạt động nhóm có thể
bị sai lệch, không đúng mục tiêu, đôi khi các em lợi dung để đi chơi.
+ Những điểm cần lưu ý:
Là phương pháp có nhiều ưu điểm, sử dụng nhiều nên ta cần phát huy các
ưu điểm khắc phục nhược điểm. Để khắc phục nhược điểm giáo viên cần phải
tìm ra nhóm trưởng có đủ năng lực để quản lí nhóm khi không có giáo viên,
đồng thời phối hợp tốt với phụ huynh học sinh giám sát các em trong quá trình
hoạt động nhóm từ đó giúp nhóm hoạt động tích cực có ý nghĩa, tránh việc lạm
dụng hoạt động nhóm để đi chơi.
Trên đây là một số ý tưởng của tôi khi tiến hành dạy học theo phương
pháp hợp tác theo nhóm.

Là giáo viên thường xuyên dạy các khối 8 và 9 tôi nhận thấy các em rất
yếu môn hình học và “sợ hình”. Để giúp các em có tự tin khi học sinh từ đó có
niềm đam mê vào bộ môn, và học tốt môn hình tôi mạnh dạn áp dụng toàn bộ
những ý tưởng trên vào dạy phần đầu tiên của hình học 8 “dạy học các loại tứ
giác”
3.2 Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm vào dạy học các loại tứ
giác.
3.2.1 Dạy định nghĩa, tính chất các loại tứ giác.
+ Mục tiêu:
Học sinh đã biết về các loại tứ giác từ khi còn học tiểu học do đó cần giúp
các em nhận biết nó trong thực tế và định nghĩa nó. Đồng thời phải biết quan sát
đặc điểm của loại tứ giác này, dự đoán những tính chất về cạnh, về góc, về
đường chéo, tìm ra những tính chất chung và riêng của các loại tứ giác này.
+ Giải pháp:
Nhằm giảm áp lực suy luận cho học sinh, gây hứng thú và sự tự tin cho
học sinh tôi mạnh dạn đưa phương pháp thảo luận nhóm vào phần này.
Đầu tiên tôi sử dụng kết quả của việc chia nhóm theo khu vực địa lí giao
cho các em tìm hiểu về các loại tứ giác ở nhà trong tiết trước. với nội dung yêu
cầu các em tìm ví dụ về loại tứ giác này. Từ đó quan sát dự đoán các tính chất.
Sau đó, tại lớp cho nhóm trình bày kết quả thảo luận rút ra định nghĩa, và
tính chất.
Tiếp theo chia nhóm theo cách 1, yêu cầu học sinh thảo luận trực tiếp rồi
trình bày kết quả về những tính chất riêng biệt của loại tứ giác mới và những
tính chất chung với các tứ giác trước đó.
VD: Khi dạy bài hình chữ nhật.
Ở tiết trước, tôi chia lớp 8A thành các nhóm dựa trên khu vực địa lí. Sau
đó dùng máy chiếu hoặc bảng phụ đưa ra yêu cầu thảo luận ở nhà cho các nhóm:
+ Tìm các ví dụ trong thực tế hình có dạng hình chữ nhật?
+ Hình chữ nhật có những đặc điểm gì? Mô tả các đặc điểm đó?
+ Em hãy định nghĩa hình chữ nhật theo cách hiểu của em?

+ Quan sát và nêu các tính chất của hình chữ nhật theo thứ tự: về cạnh,
góc, đường chéo?
11


Đến tiết hình chữ nhật tôi cho một nhóm cử đại diện trình bày các nội
dung trong nhóm, các nhóm khác nhận xét.
Sau đó tôi chia lớp thành các nhóm theo cách chia có đầy đủ các mức
năng lực tư duy rồi sắp xếp các thành viên trong cùng một nhóm lại gần nhau
như hình 1.
Hình 1

Sau đó dùng máy chiếu hoặc bảng phụ đưa ra sơ đồ tứ giác, rồi hướng dẫn
học sinh hoạt động trên sơ đồ tứ giác. (hình 2)

12


Dựa trên sơ đồ tứ giác giáo viên cho các nhóm quan sát thảo luận rồi trả
lời trực tiếp các câu hỏi sau:
?1 Hình chữ nhật có phải là hình thang vuông không? Vì sao? Hình thang
cân không? Vì sao? Hình bình hành không? vì sao?
?2 Hình chữ nhật có những tính chất nào giống, và khác so với hình thang
vuông, hình thang cân, hình bình hành?
Chú ý gọi các nhóm trả lời theo nguyên tắc ngẫu nhiên (trình bày phần
trên) rồi nhóm khác nhận xét cuối cùng kết luận bài học.
+ Một số chú ý:
- Do các loại tứ giác học sinh đã biết từ tiểu học nên phần lớn các em lấy
ví dụ chính xác. Bằng khả năng quan sát các em liệt kê chính xác các tính chất
trong thời gian rất ngắn. Do đó giáo viên cần biểu dương các em và cũng từ đó

các em thấy được hình học không khó như mình nghĩ và không còn sợ hình,
thấy được các khái niệm hình học, tính chất các hình đều xuất phát từ thực tế, từ
quá trình quan sát, và dự đoán, suy luận.
- Khái niệm các loại tứ giác có thể được trình bày nhiều cách khác nhau
dựa trên sự quan sát của học sinh do đó học sinh có thể định nghĩa các hình này
từ tứ giác hay từ các hình có từ trước mà các em đã học.
- Về tính chất học sinh chỉ cần quan sát vào tứ giác sau đó dự đoán các
tính chất về cạnh, về góc, về đường chéo theo cách liệt kê.
- Học sinh được quan sát sơ đồ tứ giác ở hoạt động 2 nên dễ dàng phát
triển các thao tác tư duy như so sánh, đặc biệt hóa, khái quát hóa… từ đó rút ra
được các tính chất đặc trưng riêng của hình đang học và tính chất chung của
những hình đã học trước, cũng dựa trên sơ đồ tứ giác và việc trả lời các câu hỏi
phần này học sinh dễ dàng suy ra dấu hiệu nhận biết các hình.
3.2.2 Dạy dấu hiệu nhận biết tứ giác.
+ Mục tiêu:
Qua phần này học sinh cần nhận biết được các loại từ giác, cách chứng
minh các loại tứ giác. Đây cũng là phần đầu tiên hay xuất hiện trong các bài tập,
các đề thi nên giáo viên cần hướng dẫn tốt cho học sinh học tốt phần này.
+ Giải pháp:
Dựa trên mục tiêu và những gợi ý ở hoạt động trước tôi tiếp tục sử dụng
phương pháp thảo luận nhóm chia nhóm theo cách 1(có đầy đủ các mức năng
lực tư duy), Sau đó cho học sinh quan sát sơ đồ rồi thảo luận để trả lời các câu
hỏi về dấu hiệu nhận biết của tứ giác ngay tại lớp.
VD: Khi dạy dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật tôi giáo viên dùng bảng
phụ hoặc máy chiếu đưa ra câu hỏi và nội dung thảo luận, cụ thể:
Dựa vào sơ đồ tứ giác, nhận xét về tính chất của các tứ giác em hãy đưa ra
dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật xuất phát từ :
- Tứ giác? Hình bình hành?Hình thang cân?Hình thang vuông?
Sau đó gọi một nhóm ngẫu nhiên, yêu cầu 1 học (theo số ngẫu nhiên trình
bày lại kết quả), cho các nhóm khác nhận xét rồi kết luận phần học.

+ Những điểm cần lưu ý:
13


- Dựa trên các hoạt động ở phần trước học sinh dễ dàng phát biểu ra các
dấu hiệu nhận biết. Tuy nhiên học sinh sẽ đưa ra rất nhiều dấu hiệu khác nhau đó
là các dấu hiệu xuất phát trực tiếp từ tứ giác, hay các dấu hiệu xuất phát từ các
hình có trước đó nhưng giáo viên phải chỉ ra đâu là những dấu hiệu hay sử dụng,
đâu là những dấu hiệu được dùng, và chỉ ra những dấu hiệu mà học sinh ngộ
nhận, lấy ra được các phản ví dụ.
Sau đó dùng bảng phụ cho học sinh nhận biết nhanh hình nào thỏa mãn là
tứ giác đang học vì sao?.
3.2.3 Dạy học cũng cố, vận dụng.
Mục tiêu:
Qua phần này học sinh phải hệ thống lại được các kiến thức đã học, về
định nghĩa, tính chất, cũng như dấu hiệu nhận biết. Đồng thời học sinh cũng
phải biết vận dụng được các kiến thức đã học làm được các bài toán liên quan.
Giải pháp.
Giáo viên tiếp tục chia nhóm theo cách 1, dùng máy chiếu hoặc bảng phụ
đưa ra bản đố tư duy, và cho các nhóm thảo luận hoàn thành phiếu học tập theo
nhóm với hai nội dung: hoàn thành bản đồ tư duy và làm 1 bài tập vận dụng.
như hình 3
hình 3

14


Những điểm cần lưu ý :
- Việc hoàn thiện sơ đồ tư duy không khó phần lớn hơn sinh làm được và
nó có tác dụng ôn tập và hệ thống lại toàn bộ bài học đồng thời nó cũng giúp học

sinh tự tin hơn với bộ môn hình học.
- Bài tập vận dụng đưa ra phải nhằm giúp học sinh cũng cố được kiến
thức từ sơ đồ tư duy và phải đủ 3 cấp độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng. Ví
dụ như bài trên học sinh phải nhận biết được hình chữ nhật, hiểu tính chất hình
chữ nhật để chứng minh đoạn thẳng bằng nhau và vận dụng suy luận cao hơn.
- Giáo viên dùng máy chiếu, hoặc lấy một phiếu nhóm làm cơ sở cũng cố
lại toàn bài nội dung bài học đồng thời hướng dẫn chấm kết quả nhóm cho cả
lớp và yêu cầu các nhóm đổi chéo bài cho nhau để chấm chéo. Sau đó nhận xét
bài.
3.2.4 Dạy học hệ thống bài tập, khai thác, lấp lỗ hổng kiến thức.
Mục tiêu
Qua phần này học sinh cần sử dụng được các kiến thức về lí thuyết đã học
từ đó vận dụng làm được các bài tập liên quan
Giải pháp.
Tùy từng loại bài tập giáo viên có thể chia nhóm theo cách 1 (có đầy đủ
các mức năng lực tư duy) hay cách 2 (nhóm có mức năng lực tư duy riêng biệt)
để hoặt động sao cho đạt được mục tiêu đề ra.
VD: Sau khi dạy song bài hình chữ nhật trong các giờ luyện tập, giờ học
bồi dưỡng giáo viên chia nhóm theo cách 1 và cho học sinh hoàn thiện phiếu học
tập với việc giải bài tập sau:
BT1: Cho hình thang vuông ABCD có góc A = góc D = 90 0 và CD =2AB.
Vẽ BI vuông góc với CD (I thuộc CD).
a) chứng minh ABID là hình chữ nhật.
b) c/m ABCI là hình bình hành.
c) Biết AD = 6cm, CD =10cm tính diện tích hình chữ nhật ABCD.
Sau đó giáo viên lấy bài của một nhóm làm mẫu hướng dẫn lại bài tập và
hướng dẫn cho các nhóm chấm bài của nhóm bạn.
Kế tiếp giáo viên có thể chia nhóm theo cách 2 giao thêm bài tập cho
nhóm khá giỏi, giảm bớt bài tập cho nhóm yếu kém thay vào đó là những câu
hỏi đơn giản nhằm lấp lỗ hổng kiến thức. Giáo viên tranh thủ nhận xét hai nhóm

riêng biệt này.
Một số chú ý
Hệ thống bài tập trong SGK thường rất đơn điệu, mổi bài tập thường
không có đủ 3 cấp độ của kiến thức (hoặc là những bài quá dễ - nhận biết, hoặc
là những bài khó - vận dụng) do đó không gây hứng thú cho học sinh. Những
bài chỉ mang tính chất nhận biết không giúp được học sinh rèn luyện kỷ năng
vận dụng, học sinh khá giỏi cảm thấy nhàm chán, những bài khó thì học sinh
trung bình và yếu không làm được nên cảm thấy “sợ hình”. Chính vì vậy khi dạy
học phần này giáo viên nên đưa ra hệ thống bài tập sao cho mổi bài tập có đầy
15


đủ 3 cấp độ nhận biết, vận dụng thấp, vận dụng cao… từ đó học sinh yếu kém
cũng có thể làm được bài tập, học sinh khá giỏi không cảm thấy nhàm chán. Các
bài tập được xây dựng tương tự các đề thi học kì của các năm. Ví dụ sau khi
dạy song hình vuông giáo viên cho học sinh vận dụng giải bài tập hình trong đề
thi học kì 1 năm 2012-2013:
Câu 4 (đề thi học kì 1 năm 2012-2013- Yên Định) Cho hình thang ABCD
có góc C= góc D = 900; CB =2AD=2CD. Gọi K là chân đường vuông góc vẽ từ
A đến BC.
a) Chứng minh DAKC là hình vuông.
b) Tính diện tích tam giác ABC biết AD =2cm.
c) Gọi H là hình chiếu của C trên BD; M là trung điểm của HB tính góc
AMC
Sau khi dạy học song các bài tập này giáo viên nên cho học sinh so sánh
những bài này gần giống với bài nào đã từng học, xem bài này có gì khác với bài
tương tự đó.
Ngoài ra giáo viên cần xây dựng riêng cho học sinh hệ thống bài tập riêng
giúp học sinh dễ nhớ, dễ liên hệ giữa các bài tập, dễ khai thác và đặt tên các bài
tập này cho dễ nhớ. Ví dụ: sau khi dạy song hình bình hành giáo viên đưa ra các

nhóm bài tập sau: Trong tam giác tạo thêm hình bình hành, trong tứ giác tạo
thêm hình bình hành, trong hình thang tạo thêm hình bình hành, … mổi bài có từ
3 đến 4 câu hỏi với mục tiêu: nhận biết ra hình bình hành, vận dụng được tính
chất hình bình hành để chứng minh các quan hệ khác, khai thác được bài toán….
Tương tự sau khi dạy song hình thoi, hình chữ nhật, hình vuông tôi cũng làm
như vậy.
VD: Cho tam giác ABC vuông tại A. Gọi M là điểm tùy ý thuộc BC, I và K là
hình chiếu của M trên AB và AC.
a) Chứng minh AIMK là hình chữ nhật. (nhận biết ra hình chữ nhật)
b) Chứng minh IK = AM. (vận dụng tính chất để c/m quan hệ bằng nhau)
c) Vẽ đường cao AH. Tính góc IHK (Khai thác tính chất đường trung
tuyến trong tam giác vuông, kết hợp với hình chữ nhật)
Do trong khuôn khổ đề tài có hạn và năng lực bản thân còn nhiều hạn chế
nên tôi chỉ trình bày được một số giải pháp, và một số ví dụ mà tôi đã tiến hành
áp dụng trong việc giảng dạy ở trường THCS. Rất mong được sự góp ý của các
quý thầy cô, và đồng nghiệm để tôi nâng cao được chất lượng dạy học hơn nữa.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với các hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
4.1. Đối với các hoạt động giáo dục, đồng nghiệp và nhà trường.
Phương pháp thảo luận nhóm là một trong những phương pháp giảng dạy
có hiệu quả nhằm khơi dậy sự nhiệt tình, tính năng động sáng tạo của học sinh,
khuyến khích học sinh tham gia thảo luận nhóm và học sinh đó có cơ hội trao
đổi, học tập lẫn nhau. Đồng thời, học sinh cũng dần dần làm quen với những
tình huống phức tạp và có thật sẽ gặp trong cuộc sống sau này. Cụ thể:
16


+ Xây dựng cho học sinh có lối sống hoà nhập với cộng đồng, tinh thần
hợp tác, kĩ năng giao tiếp, tinh thần đoàn kết, sự phối hợp, hiểu biết về tinh thần
trách nhiệm và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên từ đó tạo ra những giải pháp

mới cho mọi vấn đề khó khăn.
+ Kiến thức học sinh sẽ giảm bớt tính chủ quan, phiến diện, làm tăng tính
thực tế, tính khách quan khoa học.
+ Kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững dễ nhớ, nhớ nhanh và lâu hơn do
được trao đổi học hỏi giữa các thành viên trong nhóm.
+ Nhờ không khí thảo luận nhóm cởi mở giúp học sinh thoải mái, tự tin
hơn trong việc trình bày ý kiến của mình và biết lắng nghe có phê phán của
những thành viên khác.
+ Nhờ đánh giá các nhóm hợp lý từ đó kích thích học sinh tự tin hơn vào
bản thân, học sinh nhiệt tình tham gia học tập. Từ đó học sinh có kết quả học tập
cao hơn.
4.2. Số liệu thống kê thực tế
Trong những năm học qua tôi đã trực tiếp giảng dạy môn toán ở khối lớp,
8, 9 và kết quả thực tế cuối năm như sau:
Những lớp thường xuyên áp dụng phương pháp thảo luận nhóm.

Năm học
2015 – 2016
Học kỳ I

Giỏi
Số
Lớp HS SL %
8

28

6

8A 25


5

21.4

Khá
SL %
15

53.6

20.0 12 48.0

TB
SL %
7
8

25.0
32.0

Yếu
SL %

Kém
SL %

0

0


0

0

0

0

0

0,0

2016 – 2017
Những lớp không thường xuyên áp dụng phương pháp thảo luận nhóm.

Năm học
Học kỳ I
2016 – 2017

Giỏi
Số
Lớp HS SL %
8B

24

2

8.3


Khá
SL %
8

TB
SL %

33.4 12 50.0

Yếu
SL %
2

8.3

Kém
SL %
0

0,0

Như vậy lớp được áp dụng luôn có tỉ lệ học sinh khá giỏi cao, tỉ lệ học
sinh yếu kém giảm hẳn.

III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
17


1. Kết luận.

1.1. Ưu điểm:
- Tránh được lối học thụ động chỉ biết ngồi nghe; kích thích được khả
năng tư duy và tính năng động, sáng tạo của học sinh.
- Những vấn đề đặt ra học sinh đều cố gắng tìm hiểu. tích cực tham gia
đóng góp ý kiến trong nhóm để trình bày cho cả lớp.
- Phát triển khả năng trao đổi suy nghĩ và quan điểm một cách rõ ràng.
- Trong quá trình quan sát các nhóm làm việc giáo viên có thể thay đổi
cấu trúc của nhóm tạo cơ hội cho các thành viên có dịp trao đổi với nhau, xây
dựng ý thức làm việc theo nhóm.
1.2. Nhược điểm:
- Cách bố trí bàn ghế như hiện nay trong lớp làm cho việc thảo luận nhóm
của học sinh thiếu đi sự tập trung cần thiết, việc ngồi trong lớp có không gian
hẹp là trở ngại lớn nhất của việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm hiện
nay, không phù hợp với các lớp có nhiều học sinh.
- Trong quá trình thảo luận nhóm có thể có một vài thành viên trong nhóm
nổi trội hơn, nhưng cũng có một vài thành viên khác trong nhóm cũng có thể bị
co lại vì ít tham gia vào hoạt động nhóm hơn, tâm lí ỉ lại…
- Đối với phương pháp này tốn nhiều thời gian để có thể cho tất cả các
thành viên đều tham gia.
1.3. Giải pháp để kích thích quá trình tham gia thảo luận
- Đối với môn toán nội dung của một bài rất khó, trừu tượng và khô khan,
vì vậy để giờ thảo luận đạt kết quả cao giáo viên cần phải sử dụng các phương
tiện dạy học để kích thích học sinh tham gia thảo luận. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào
điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, đối tượng học sinh, yêu cầu mục tiêu
bài học mà giáo viên có thể lựa chọn các phương tiện dạy học cho phù hợp. Bên
cạnh đó, để tránh sự nhàm chán đối với học sinh giáo viên cần phải kết hợp với
nhiều phương pháp khác nhau.
- Đặc biệt chú ý đến việc đổi mới đánh giá kết quả hoạt động nhóm phải
phù hợp với từng cách chia, từng nội dung (như đã trình bày trên) sẽ kích thích
quá trình thảo luận của học sinh, nhiệt tình hơn sôi nổi hơn.

- Sau đây là một số gợi ý về phương tiện dạy học kích thích hoạt động
thảo luận của học sinh mà giáo viên có thể sử dụng:bài kiểm tra trắc nghiệm
ngắn, các tài liệu trực quan như hình ảnh, mô hình, các bản tóm tắt về nội dung
theo trọng tâm bài học. Bên cạnh đó có thể sử dụng máy ảnh máy chiếu để trình
chiếu kết quả nhóm cho sinh động.
2. Kiến nghị.
- Việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm đã được giáo viên thực hiện
rộng rãi trong các trường và cũng tạo ra được những chuyển biến tích cực trong
nhà trường đồng thời cũng góp phần việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng
dạy; phát huy được tính tích cực, chủ động, gây hứng thú trong học tập của học
sinh đồng thời nó mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy. Tuy nhiên, khi vận
dụng phương pháp này giáo viên và học sinh cũng gặp không ít khó khăn nhất
18


định và để dung hoà giáo viên có thể thảo luận với nhóm để tìm ra cách làm tốt
nhất.
- Đối với bản thân tôi sẽ tự nhân rộng sáng kiến kinh nghiệm này cho các
lớp mình đang giảng dạy
- Đối với nhà trường có thể phổ biến nhân rộng sáng kiến này cho các
giáo viên khác cùng bộ môn ở các khối lớp khác.
- Tiếp tục kiến nghị với nhà trường tạo điều kiện thuận lợi hơn về cơ sở
vật chất, cách bố trí bàn ghế, trang thiết bị dạy học phù hợp hơn, thuận lợi hơn
cho việc thảo luận nhóm.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi được rút ra từ thực tế
giảng dạy, nhằm mục đích “Nâng cao chất lượng dạy học các loại tứ giác
trong môn hình học 8 thông qua phương pháp thảo luận nhóm”.
Vì kinh nghiệm của bản thân còn nhiều hạn chế. Quá trình tích lũy kinh
nghiệm chưa nhiều và còn chưa được sâu sắc. Do đó, tôi kính mong được sự góp
ý kiến của các đồng nghiệp, của những thầy cô đi trước với kinh nghiệm phong

phú hơn hãy giúp đỡ tôi, nhằm nâng cao chất lượng trong quá trình dạy học môn
toán.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Yên Định, ngày 10 tháng 4 năm 2017.
Xác nhận của
thủ trưởng đơn vị

Tôi xin cam đoan đây là SKKN do tôi viết
không sao chép của người khác. Nếu sai tôi
xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Tác giả

Lê Xuân Thường

TÀI LIỆU THAM KHẢO
19


TT

1

Tên sách

Tác giả

Một số biện pháp nâng
TS. Trương Thị Bích
cao hiệu quả dạy học theo
Viện Nghiên cứu Sư phạm - Đại học Sư

mô hình trường học mới
phạm Hà Nội
Việt Nam (VNEN)
VưGôtxKi
Người dịch: Phạm Minh Hạc
- NXB giáo dục, Hà Nội 1997

2

Tâm Lý Học

3

ROBERTJ.
MARZANO
DEBRAJ.
Các phương pháp dạy học PICKERING và JANE E. POLLOCK
hiệu quả
- Người dịch: Nguyễn Hồng Vân
- NXB giáo dục, Hà Nội 2011.
Đa trí tuệ trong lớp học

THO MAS ARMSTRONG”
- Người dịch: Lê Quang Long
- NXB giáo dục, Hà Nội 2011.

5

Quản lí hiệu quả lớp học


ROBERTJ. MARZANO
- Người dịch: Phạm Trần Long
- NXB giáo dục, Hà Nội 2011.

6

ROBERTJ. MARZANO
Nghệ thuật và khoa học
- Người dịch: GS. TS Nguyễn Hữu Châu
dạy học
- NXBGD Hà Nội 2011.

4

20



×