Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Nợ xấu và giải pháp xử lý nợ xấu tại công ty cho thuê tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam giai đoạn 2017 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
*********************

TRẦN VIỆT TIẾN

NỢ XẤU VÀ GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CÔNG TY
CHO THUÊ TÀI CHÍNH TNHH MTV - NGÂN HÀNG TMCP
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2017-2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh-Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*********************

TRẦN VIỆT TIẾN
NỢ XẤU VÀ GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CÔNG TY
CHO THUÊ TÀI CHÍNH TNHH MTV - NGÂN HÀNG TMCP
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2017-2020

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
(Thạc sĩ Điều hành cao cấp)
Mã số : 60340102

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS HỒ VIẾT TIẾN

TP.Hồ Chí Minh-Năm 2017
TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013


MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG ..........................................................................................
DANH MỤC CÁC HÌNH ...........................................................................................
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .................................................................... 1
1) Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1
2) Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 1
3) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3
4) Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 3
5) Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .................................................................................... 3
6) Bố cục của đề tài ..................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH ....... 5
1.1. Cho thuê tài chính ................................................................................................ 5
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của hoạt động cho thuê tài chính .......................... 5
1.1.2. Định nghĩa cho thuê tài chính ........................................................................... 7
1.1.3. Đặc trưng của cho thuê tài chính....................................................................... 7

1.1.4. Các phương thức cho thuê tài chính.................................................................. 8
1.1.4.1. Phương thức cho thuê tài chính cơ bản .......................................................... 8
1.1.4.2. Phương thức cho thuê tài chính đặc biệt ...................................................... 10
1.1.4.3. Cho thuê tài chính giáp lưng ........................................................................ 11
1.1.5. Các yếu tố cấu thành thị trường cho thuê tài chính......................................... 11
1.1.5.1. Các chủ thể tham gia thị trường ................................................................... 11
1.1.5.2. Hàng hóa trên thị trường cho thuê tài chính ................................................ 13
1.1.6. Lợi ích và hạn chế của cho thuê tài chính ....................................................... 14


1.1.6.1. Lợi ích của cho thuê tài chính ...................................................................... 14
1.1.6.2. Hạn chế của cho thuê tài chính .................................................................... 18
1.1.7. Phân biệt cho thuê tài chính và các hình thức khác ........................................ 20
1.1.7.1. Phân biệt giữa cho thuê tài chính và cho thuê vận hành .............................. 20
1.1.7.2. Phân biệt giữa cho thuê tài chính và tín dụng ngân hàng ............................ 21
1.1.7.3. Phân biệt giữa cho thuê tài chính và mua trả góp ........................................ 23
1.2. Phân loại nợ thuê tài chính ................................................................................. 23
1.2.1. Phân loại nợ theo phương pháp định lượng .................................................... 24
1.2.2. Phân loại nợ theo phương pháp định tính ....................................................... 25
1.2.3. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu ........................................................................ 26
1.2.3.1. Nguyên nhân bên trong ................................................................................ 26
1.2.3.2. Nguyên nhân bên ngoài ................................................................................ 27
1.2.4. Hậu quả của nợ xấu ......................................................................................... 28
1.2.4.1. Đối với Bên thuê .......................................................................................... 28
1.2.4.2. Đối với Công ty Cho thuê tài chính ............................................................. 28
1.2.4.3. Đối với Hệ thống tài chính – ngân hàng ...................................................... 28
1.3. Công tác xử lý nợ xấu tại các Tổ chức tín dụng nói chung ............................... 29
1.3.1. Mục đích xử lý nợ xấu .................................................................................... 29
1.3.2. Các giải pháp xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng ....................................... 29
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 34

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG NỢ XẤU VÀ CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ XẤUTẠI
CÔNG TY CTTC TNHH MTV-NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM ................................................................................................. 35
2.1. Giới thiệu chung về Công ty .............................................................................. 35
2.1.1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển ...................................................... 35
2.1.2. Hoạt động ........................................................................................................ 36
2.1.3. Cơ cấu tổ chức................................................................................................. 37
2.1.3.1. Nguyên tắc tổ chức quản lý và điều hành .................................................... 37
2.1.3.2. Mô hình tổ chức ........................................................................................... 37


2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh ........................................................................ 38
2.1.4.1. Đánh giá chung ............................................................................................ 38
2.1.4.2. Đánh giá chi tiết tình hình kinh doanh ......................................................... 41
2.1.5. Tình hình nguồn vốn ....................................................................................... 44
2.2 Thực trạng nợ xấu và công tác xử lý nợ xấu tại BLC ......................................... 45
2.2.1 Thực trạng nợ xấu tại BLC .............................................................................. 45
2.2.1.1. Tổng quan ..................................................................................................... 45
2.2.1.2 Nợ xấu theo chủng loại thiết bị ..................................................................... 45
2.2.2. Kết quả xử lý nợ xấu ....................................................................................... 46
2.3. Công tác xử lý nợ xấu ........................................................................................ 48
2.3.1. Các biện pháp xử lý nợ xấu tại Công ty cho thuê tài chính ............................ 48
2.3.1.1. Các biện pháp xử lý nợ xấu đang áp dụng ................................................... 48
2.3.1.2. Những biện pháp xử lý nợ xấu chưa áp dụng .............................................. 50
2.3.2. Đánh giá những mặt đạt được và chưa đạt được trong công tác XLNX ........ 51
2.3.2.1. Những mặt đạt được ..................................................................................... 51
2.3.2.2. Những mặt còn tồn tại .................................................................................. 52
2.3.3. Nguyên nhân những tồn tại ............................................................................. 54
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 55
CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÔNG TY CTTC TNHH

MTV-NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAMGIAI
ĐOẠN 2017-2020 ..................................................................................................... 57
3.1. Đối với công tác xử lý nợ xấu ............................................................................ 57
3.1.1. Chuyên môn hóa xử lý nợ xấu ........................................................................ 57
3.1.2. Hoàn thiện quy trình xử lý nợ xấu .................................................................. 58
3.1.2.1. Quy trình cơ cấu nợ ...................................................................................... 58
3.1.2.2. Quy trình xử lý nợ ........................................................................................ 59
3.1.2.3. Quy chế xử lý rủi ro ..................................................................................... 59
3.1.3. Đa dạng hóa các giải pháp xử lý nợ xấu ......................................................... 59
3.1.4. Tăng cường kiểm tra giám sát đối với công tác xử lý nợ xấu ......................... 60


3.1.5. Ngăn ngừa nợ xấu phát sinh tại BLC .............................................................. 60
3.2. Tái cơ cấu hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017-2020 ..................................... 60
3.2.1. Đa dạng hóa hoạt động và sản phẩm cho thuê tài chính ................................. 61
3.2.2. Đa dạng hóa nguồn huy động vốn .................................................................. 62
3.2.3. Chuyển đổi hình thức sở hữu .......................................................................... 62
3.2.3.1. Mục tiêu tăng trưởng .................................................................................... 64
3.2.3.2. Sản phẩm/khách hàng mục tiêu ................................................................... 64
3.2.3.3. Cơ chế triển khai .......................................................................................... 64
3.2.3.4. Cải thiện chất lượng dịch vụ cho thuê tài chính........................................... 65
3.2.3.5. Xây dựng chiến lược khách hàng ................................................................. 66
3.2.3.6. Thiết lập chủng loại tài sản cho thuê thích hợp ........................................... 67
3.2.3.7. Tận thu nợ ngoại bảng .................................................................................. 68
3.2.3.8 Nâng cao chất lượng hoạt động cho thuê tài chính ....................................... 68
3.2.3.9. Công tác nhân sự và cơ chế tiền lương ........................................................ 72
3.3. Một số đề xuất, kiến nghị ................................................................................... 73
3.3.1. Đề xuất với nội bộ BLC .................................................................................. 73
3.3.1.1. Đối với HĐTV ............................................................................................. 73
3.3.1.2. Đối với Ban điều hành ................................................................................. 73

3.3.2. Đề xuất với cơ quan chủ quản BIDV .............................................................. 74
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ............................................................... 75
3.3.4. Kiến nghị với Hiệp hội cho thuê tài chính Việt Nam ..................................... 76
3.3.5. Kiến nghị với Bộ Tài chính ............................................................................. 76
3.3.6. Kiến nghị với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công An, Bộ Tư pháp ................... 77
3.3.7. Kiến nghị với Chính phủ ................................................................................. 77
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 78
KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................................. 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu của luận văn là do tôi độc lập thực hiện
trên cơ sở tham khảo các tài liệu liên quan. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về
kết quả nghiên cứu của mình.
HỌC VIÊN

TRẦN VIỆT TIẾN


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLC

Công ty CTTC trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

BIDV

Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam


CTTC

Cho thuê tài chính

DPRR

Dự phòng rủi ro

HĐTV

Hội đồng thành viên

MTV

Một thành viên

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

RRTD

Rủi ro tín dụng

TCTD


Tổ chức tín dụng

TMCP

Thương mại cổ phần

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

XLNX

Xử lý nợ xấu


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 :

Phân biệt CTTC và cho thuê vận hành

20

Bảng 1.2 :

Phân biệt CTTC và tín dụng ngân hàng

22


Bảng 1.3 :

Phân biệt CTTC và mua trả góp

23

Bảng 2.1 :

Kết quả kinh doanh

38

Bảng 2.2 :

Cho thuê tài chính nội ngành và ngoại ngành

40

Bảng 2.3 :

Cho thuê tài chính theo loại tài sản

41

Bảng 2.4 :

Cho thuê tài chính theo loại tiền tệ

42


Bảng 2.5 :

Cho thuê tài chính theo nhóm nợ

42

Bảng 2.6 :

Nguồn vốn huy động

43

Bảng 2.7 :

Tổng quan tỷ lệ nợ xấu qua các năm

44

Bảng 2.8 :

Phân loại nợ xấu theo chủng loại thiết bị

44

Bảng 2.9:

Tỷ lệ nợ xấu theo ngành nghề

45


Bảng 2.10:

Tình hình XLNX

45

Bảng 2.11:

Các biện pháp XLNX

46


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1

: Quy trình CTTC hai bên

9

Hình 1.2

: Quy trình CTTC ba bên

9

Hình 2.1

: Mô hình tổ chức BLC


37


1

LỜI MỞ ĐẦU
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1) Lý do chọn đề tài
Hoạt động cho thuê tài chính đã có những phát triển đáng kể từ khi chính thức
xuất hiện năm 1996, với việc thành lập Công ty CTTC đầu tiên là Công ty CTTC
Quốc Tế (VILC), sau đó là hàng loạt các Công ty CTTC của các NHTM như Công
ty CTTC I, II- Agribank, Công ty CTTC TNHH MTV –BIDV(BLC), Công ty
CTTC-Vietcombank, Công ty CTTC-Viettinbank........ Hoạt động CTTC đã đem lại
những lợi ích nhất định, là một giải pháp tối ưu của các doanh nghiệp mới thành
lập, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp đang ở trong giai đoạn tái cấu
trúc, cơ cấu lại dây chuyền sản xuất, đổi mới máy móc thiết bị nâng cao hiệu quả
hoạt động sản xuất khi doanh nghiệp không có lịch sử tín dụng lâu dài hoặc khả
năng đáp ứng yêu cầu về tài sản đảm bảo.
Tuy nhiên, sau một thời gian phát triển nhanh, hoạt động CTTC bắt đầu bộc lộ
yếu kém, bất cập, tỷ lệ nợ xấu tăng cao đột biến vượt xa so với tiêu chuẩn an toàn,
có thời điểm lên đến 40-50%. Một số công ty CTTC gần như ngừng hoạt động như
Công ty CTTCANZ/V-TRAC, Công ty CTTCKexim... Nhiều Công ty CTTC khác
cũng rơi vào tình trạng thua lỗ, như Công ty CTTC I- Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam (ALC1), Công ty TNHH MTV CTTC Công nghiệp
Tàu thủy (Vinashin Leasing), Công ty CTTC TNHH MTV – Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam (sau đây viết tắt là BLC)… Đặc biệt đáng chú ý là trường
hợp của Công ty CTTC II – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam (ALC II). Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình hình hoạt động CTTC gặp khó
khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro trong khi nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến

mạnh mẽ về bản chất, tự do hoá thương mại được mở rộng dưới sự tác động của quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng của những cam kết theo Hiệp định thương
mại Việt – Mỹ, các quy định của AFTA, của Tổ chức thương mại thế giới (WTO),
Hiệp định thương mại Việt Nam-EU, gia nhập Cộng đồng các nước ASIAN mà
trong thời gian qua Việt Nam tham gia.


2

Ở đây có một vấn đề thực tế cần thừa nhận là ngoài những khó khăn, thách
thức do khách quan gây ra thì tình hình nợ xấu tại các Công ty CTTC nói chung vẫn
còn chưa được đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện và đúng thực chất. Đặc biệt là
công tác kiểm soát, ngăn ngừa, và xử lý các khoản nợ xấu nhằm đảm bảo mục tiêu
tăng trưởng và phát triển bền vững vẫn còn là thách thức đang đặt ra cho các Công
ty CTTC tại Việt Nam hiện nay
Mặc dù, Ngân hàng Nhà nước từng bước ban hành các quy định hỗ trợ cho
quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng; tiếp tục triển khai các giải pháp lành mạnh
hóa tài chính của các tổ chức tín dụng, bao gồm xử lý nợ xấu và tăng vốn điều lệ;
triển khai cơ cấu lại hoạt động và quản trị; tiếp tục triển khai các giải pháp xử lý các
tổ chức tín dụng yếu kém; cơ cấu lại các Công ty tài chính và Công ty cho thuê tài
chính; tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng sáp nhập, hợp nhất trên nguyên tắc tự
nguyện và quy định của pháp luật để xử lý tổ chức tín dụng yếu kém và tăng cường
khả năng cạnh tranh của tổ chức tín dụng. Đến thời điểm này có thể nói các tổ chức
tín dụng nói chung và các Công ty CTTC nói riêng đã có nhiều sự thay đổi về mặt
số lượng, quy mô cũng như chất lượng, cơ cấu phù hợp với định hướng của Chính
phủ hướng tới một thị trường tài chính lành mạnh, an toàn hơn.
Các chính sách, giải pháp đồng bộ của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đề
ra sẽ tạo điều kiện giúp cho các Tổ chức tín dụng trong đó có hoạt động CTTC sẽ
ngày càng an toàn và hiệu quả hơn. Xuất phát từ thực trạng đó, cũng như qua những
trải nghiệm thực tế sau một thời gian công tác tại đơn vị tác giả quyết định chọn vấn

đề “Nợ xấu và giải pháp xử lý nợ xấu tại Công ty CTTC TNHH MTV
NHTMCP ĐT&PT Việt Nam giai đoạn 2017-2020” làm đề tài nghiên cứu.
2) Mục đích nghiên cứu
- Thực trạng hoạt động kinh doanh của các Công ty CTTC tại VN (nói chung)
và tại BLC (nói riêng)
- Phân tích, đánh giá thực trạng nợ xấu và các biện pháp xử lý nợ xấu đang
triển khai thực hiện tại BLC.


3

- Xây dựng giải pháp giải quyết nợ xấu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
kinh doanh tại BLC giai đoạn 2017-2020.
3) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Nợ xấu” tại Công ty CTTC TNHH MTVBIDV (viết tắt là BLC), được giới hạn trong phạm vi các vấn đề tồn tại, phát sinh
liên quan đến nợ xấu trong thời gian qua để từ đó tìm ra được những giải pháp thiết
thực trong công tác xử lý nợ xấu đảm bảo phù hợp, an toàn cho hoạt động của BLC
trong thời gian 2017-2020.
Các số liệu sử dụng trong luận văn là những số liệu thực tế được thu thập,
thống kê, phân tích tại BLC trong giai đoạn từ 2014 đến 2016.
4) Phương pháp nghiên cứu
Luận văn này, sử dụng theo hướng định tính. Trong đó, phương pháp nghiên
cứu tại bàn được sử dụng để thu thập và phân tích những số liệu thứ cấp nhằm đánh
giá thực trạng nợ xấu từ đó đưa ra các giải pháp mang tính khoa học, hợp lý và khả
thi.
5) Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Mục tiêu chung là tìm ra nguyên nhân, đánh giá những mặt tồn tại, những lợi
thế từ hoạt động CTTC và tìm ra giải pháp để phát triển hoạt động CTTC ngày càng
tốt hơn dựa trên khuôn khổ pháp lý của Việt Nam và thông lệ quốc tế, nhưng khác
với các đề tài trước đây là tập trung nghiên cứu theo hướng Hàn lâm, đề tài này chỉ

tập trung đi sâu vào vấn đề thực trạng hiện nay của các Công ty CTTC nói chung và
cụ thể là tại Công ty CTTC TNHH MTV-Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam nói riêng trong đó vấn đề đang nổi cộm là “nợ xấu” để từ đó đưa ra
những giải pháp đồng bộ nhằm giải quyết và ngăn ngừa, hạn chế nợ xấu ngay từ
ban đầu góp phần xây dựng kế hoạch kinh doanh cho nhưng năm tiếp theomột cách
hiệu quả nhất.
6) Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, bố cục đề tài như sau:
Chương 1: Tổng quan về hoạt động cho thuê tài chính


4

Chương 2: Thực trạng nợ xấu và xử lý nợ xấu tại Công ty CTTCTNHH MTV
- Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2014-2016.
Chương 3: Giải pháp xử lý nợ xấu của Công ty CTTCTNHH MTV - Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2017-2020.


5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH
1.1. Cho thuê tài chính
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của hoạt động cho thuê tài chính
Thế kỷ thứ XX, với những bước tiến nhảy vọt của khoa học kỹ thuật, nền kinh
tế hàng hóa đã tạo ra rất nhiều sản phẩm đa dạng, hoạt động cho thuê tài sản truyền
thống đã không thỏa mãn được một số đòi hỏi, yêu cầu mới của các chủ thể tham
gia giao dịch. Từ đó, CTTC đã ra đời bên cạnh hình thức cho thuê tài sản truyền
thống.
Khởi xướng và sáng tạo ra hình thức CTTC là Công ty CTTC Hoa Kỳ (United

States Leasing Corporation) do Henry Shoeld sáng lập vào tháng 05/1952để phục
vụ cho ngành công nghiệp vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt. Chính Công ty này
đã làm cho hoạt động cho thuê tài sản có sự phát triển và thay đổi về chất bằng việc
cho ra đời một hình thức cho thuê tài sản mới gọi là CTTC (finance leases), hay còn
gọi là cho thuê vốn (capital leases). Hình thức cho thuê này không còn mang tính
chất của giao dịch cho thuê tài sản thông thường nữa mà đã mang tính chất của một
hoạt động tín dụng.
Sau đó, hình thức CTTC lan sang Châu Âu, được ghi vào luật thuê mua của
Pháp năm 1960 với tên gọi “Credit Bail”.
Tại Châu Á, Nhật Bản là quốc gia có ngành kinh doanh cho thuê ra đời sớm
nhất. Công ty cho thuê đầu tiên của Nhật được thành lập vào năm 1963, đó là Công
ty cho thuê Orient (Orient Leasing Corporation). Đầu những năm 70, hoạt động
CTTC cũng bắt đầu xuất hiện ở Hàn Quốc, Ấn Độ, Indonesia. Đến cuối những năm
70 đầu 80, hoạt động CTTC đã phát triển hầu hết ở các nước Châu Á và Châu Phi.
So với các nước Châu Á khác, hoạt động CTTC thâm nhập vào Việt Nam có
phần muộn hơn. CTTC là hình thức cấp tín dụng được pháp luật lần đầu tiên ghi
nhận tại Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính năm 1990
với tên gọi là hoạt động thuê mua tài chính.
Ngày 27/05/1995, Thống đốc NHNN ra Quyết định số 149/QĐ-NH5 về ban
hành thể lệ tín dụng thuê mua. Theo Quyết định này, các tổ chức tín dụng được


6

thành lập Công ty trực thuộc hoặc văn phòng tín dụng thuê mua để quản lý và giám
sát hoạt động tín dụng thuê mua.
Tiếp theo đó, ngày 09/10/1995, Chính phủ ban hành Nghị định 64/CP về Qui
chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của Công ty CTTC tại Việt Nam. Nghị định
này đã là cơ sở hướng dẫn và là quyết định cho hàng loạt các Công ty CTTC ra đời.
Sau khi Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 (đã được sửa đổi, bổ sung năm

2004) và mới đây nhất là luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được ban hành
vào ngày 16/06/2010 có hiệu lực từ ngày 01/01/2011, hoạt động CTTC ngày càng
được điều chỉnh, quy định một cách chi tiết và hệ thống.
Mặc dù hoạt động CTTC cũng đã manh nha ở các ngân hàng thương mại và
Công ty CTTC đầu tiên chính thức được thành lập ở Việt Nam là vào năm 1996
(Công ty CTTC Quốc Tế VILC, là liên doanh giữa Ngân hàng Công Thương Việt
Nam, Công ty Tài chính Quốc tế, Ngân hàng Ngoại thương Pháp, Công ty cho thuê
công nghiệp Hàn Quốc, Ngân hàng tín dụng Nhật Bản), nhưng mãi đến khi Nghị
định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/05/2001, nghị định 65/2005 ngày 19/05/2005(sửa
đổi, bổ sung nghị định 16/2001/NĐ-CP) của Chính Phủ về tổ chức và hoạt động của
Công ty CTTC được ban hành để cụ thể hoá Luật các TCTD thì hoạt động CTTC ở
Việt Nam mới thực sự được hình thành.
Mới đây nhất, chính phủ đã ban hành Nghị định số 39/2014/NĐ-CP ngày
07/05/2014 về hoạt động của Công ty tài chính và Công ty Cho thuê tài chính,việc
hoàn thiện hệ thống pháp luật này đã tạo cơ sở và điều kiện thuận lợi cho hoạt động
CTTC ở Việt Nam.
Hiện nay, ở Việt Nam chỉ còn 8 Công ty CTTC còn hoạt động(ban đầu là 12
công ty) và 01 Hiệp hội CTTC Việt Nam (một tổ chức phi chính phủ được các Công
ty CTTC tự nguyện tham gia) được thành lập năm 2007, đến nay có 8 thành viên.
Hiệp hội CTTC Việt Nam đã cùng với các Công ty CTTC đánh giá tổng kết hoạt động
thực tiễn, đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, NHNN những vấn đề để hoàn thiện các cơ
chế, tạo điều kiện cho các công ty CTTC hoạt động tốt hơn.
Lượng vốn cấp theo hình thức CTTC chiếm tỷ lệ khá nhỏ so với hình thức cấp


7

vốn của ngân hàng, chỉ 3-4% tổng dư nợ. Trong khi đó, với lợi thế của mình, đáng lẽ
loại hình CTTC phải được phát triển mạnh ở Việt Nam, nơi các doanh nghiệp vừa và
nhỏ chiếm 95% tổng số Doanh nghiệp và cần một lượng vốn lớn cho đầu tư, mở rộng.

Dù vậy, cũng phải nhìn nhận hoạt động CTTC đã phần nào giảm sức ép và gánh nặng
cho hệ thống NHTM trong việc cung ứng vốn, đặc biệt nguồn vốn trung và dài hạn.
1.1.2. Định nghĩa cho thuê tài chính
Tại Việt Nam, định nghĩa chi tiết và đầy đủ về CTTC tại Nghị định số
39/2014/NĐ-CP ngày 07/05/2014 như sau:
“Cho thuê tài chính là hoạt động cấp tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở
hợp đồng cho thuê tài chính giữa bên Cho thuê tài chính với bên thuê tài chính. Bên
cho thuê tài chính cam kết mua tài sản cho thuê tài chính theo yêu cầu của bên thuê
tài chính và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê tài chính trong suốt thời
hạn cho thuê. Bên thuê tài chính sử dụng tài sản thuê tài chính và thanh toán tiền
thuê trong suốt thời hạn thuê quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính”.
1.1.3. Đặc trưng của cho thuê tài chính
Thứ nhất, CTTC là phương thức cấp tín dụng mà đối tượng là một tài sản cụ
thể. Khác với các hình thức cấp tín dụng khác mà theo đó, TCTD chuyển giao một
khoản tiền, trong hình thức cấp tín dụng CTTC, bên cho thuê tiến hành cấp tín dụng
bằng cách chuyển giao cho khách hàng (bên thuê) một tài sản cụ thể (máy móc, dây
chuyền sản xuất, phương tiện vận tải hoặc động sản khác) để bên thuê sử dụng trong
một thời gian nhất định. Bên thuê có nghĩa vụ trả toàn bộ tiền thuê theo thỏa thuận.
Tính chất thanh toán trọn vẹn của giao dịch CTTC cho thấy bản chất tín dụng của
hoạt động này. Cũng tương tự như pháp luật một số quốc gia trên thế giới, pháp luật
Việt Nam ghi nhận CTTC là hình thức cấp tín dụng trung và dài hạn, nhằm phù hợp
với đặc điểm của đối tượng cho thuê là những động sản có giá trị, thời gian cần thiết
để khấu hao thường từ một năm trở lên.
Thứ hai, CTTC là hình thức cho thuê mà hầu hết các quyền năng của chủ sở
hữu (bên cho thuê) được chuyển giao cho bên thuê. Khác với các hình thức thuê tài
sản thông thường theo quy định của pháp luật dân sự, trong hoạt động CTTC bên


8


cho thuê thường chỉ giữ quyền sở hữu “danh nghĩa” đối với tài sản cho thuê (quyền
này cho phép bên cho thuê có thể thu hồi tài sản cho thuê nếu bên thuê vi phạm hợp
đồng), còn những quyền năng cụ thể đối với tài sản cho thuê được chuyển giao hầu
như hoàn toàn cho bên thuê. Điều này được lý giải bởi bản chất tín dụng của hoạt
động CTTC: Bên cho thuê chỉ quan tâm đến khả năng thu hồi cả gốc và lãi của
khoản tín dụng, còn việc sử dụng khoản tín dụng được cấp là quyền của bên nhận
tín dụng (bên thuê). Cụ thể hoá những đặc trưng của nghiệp vụ CTTC, quy định
pháp luật Việt Nam hiện hành ghi nhận CTTC phải có một trong những điều kiện
sau đây:
- Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được chuyển quyền
sở hữu tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo sự thoả thuận của hai bên;
- Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được quyền ưu tiên
mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời
điểm mua lại;
- Thời hạn cho thuê một loại tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết
để khấu hao tài sản thuê;
- Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại Hợp đồng CTTC, ít nhất phải
tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.
1.1.4. Các phương thức cho thuê tài chính
1.1.4.1. Phương thức cho thuê tài chính cơ bản
a) Cho thuê tài chính hai bên
Bên cho thuê sử dụng tài sản sẵn có của mình để thực hiện nghiệp vụ CTTC.
Các định chế tài chính rất ít sử dụng phương thức tài trợnày, trừ trường hợp đối với
tài sản đã cho thuê thu hồi về không đem phát mại, mà thường do các công ty kinh
doanh bất động sản và các công ty sản xuất máy móc thiết bị thực hiện để đẩy mạnh
việc tiêu thụ sản phẩm của họ.


9


Chuyển giao quyền sử dụng(2)

Ký hợp đồng thuê(1)

BÊN ĐI THUÊ

BÊN CHO THUÊ
Giao tài sản(3)

Thanh toán tiền thuê(4)

Hình 1.1: Quy trình CTTC hai bên
(1) Bên cho thuê và bên đi thuê ký hợp đồng CTTC
(2) Bên cho thuê lập thủ tục bàn giao tài sản cho bên thuê sử dụng
(3) Bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê
(4) Theo định kỳ bên thuê thanh toán tiền thuê cho bên cho thuê
b) Cho thuê tài chính ba bên
Phương thức tài trợ ba bên là phương thức CTTC phổ biến nhất, được áp dụng
nhiều nhất để tài trợ cho các doanh nghiệp, đặc biệt là CTTC đối với máy móc thiết
bị. Trên thế giới, 80% hợp đồng CTTC áp dụng theo phương thức này.
BÊN CHO THUÊ
(5)

(3)

(2)

(1)
(4)


BÊN CUNG CẤP

(6)

BÊN ĐI THUÊ

Hình 1.2: Quy trình CTTC ba bên
1-Bên cho thuê và bên đi thuê ký Hợp đồng thuê tài sản.
2- Bên cho thuê và bên cung cấp ký Hợp đồng mua tài sản.
3- Bên cung cấp lập thủ tục chuyển giao quyền sở hữu cho bên thuê.
4- Bên cung cấp chuyển giao tài sản cho bên đi thuê
5- Bên cho thuê thanh toán tiền mua tài sản.

(7)


10

6- Bên cho thuê lập thủ tục chuyển giao quyền sở hữu cho bên đi thuê
7- Theo định kỳ bên đi thuê thanh toán tiền thuê cho bên cho thuê
Từ hai phương thức CTTC cơ bản, CTTC còn có một số phương thức đặc biệt như
sau:
1.1.4.2. Phương thức cho thuê tài chính đặc biệt
a) Bán và thuê lại (tái cho thuê)
Bán và thuê lại (hoặc mua và cho thuê lại) là một phương thức đặc biệt của
CTTC có sự tham gia của hai bên là bên cho thuê và bên thuê, trong đó bên thuê
cũng đồng thời là bên cung cấp. Phương thức này áp dụng trong hai trường hợp chủ
yếu như sau:
- Một là khi doanh nghiệp có nhu cầu về vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh
doanh nhưng không thể đi vay được tại các ngân hàng. Trong trường hợp đó, họ có

thể bán lại một phần tài sản cố định nào đó cho công ty CTTC và ký hợp đồng thuê
tài chính lại chính tài sản đó. Và như vậy, tiền bán tài sản nhận được từ công ty
CTTC doanh nghiệp có thể sử dụng để bổ sung vốn lưu động, đồng thời doanh
nghiệp vẫn duy trì năng lực sản xuất hiện có.
- Hai là khi Bên cho thuê áp dụng như một biện pháp để xử lý nợ quá hạn.
b) Cho thuê tài chính hợp vốn và Cho thuê tài chính hợp tác
- Cho thuê tài chính hợp vốn: CTTC hợp vốn là phương thức CTTC trong đó
có từ hai bên cho thuê trở lên cùng tham gia trong một giao dịch CTTC. Trong số
các bên cho thuê sẽ có một bên cho thuê đứng ra làm đầu mối trong mọi giao dịch.
Quyền lợi và rủi ro của từng bên cho thuê tham gia trong giao dịch CTTC hợp vốn
được phân chia tương ứng với tỷ lệ vốn tham gia.
- Cho thuê tài chính hợp tác : đây cũng là một hình thức CTTC khá phổ biến,
đặc biệt ở các thị trường phát triển. Trong hình thức này có sự tham gia của 3 bên:
bên đi thuê, công ty CTTC và Bên cho vay (Ngân hàng, các định chế tài chính). Ở
đây, nghĩa vụ của doanh nghiệp đi thuê không có gì thay đổi, chỉ khác là công ty
CTTC đã sử dụng hợp đồng cho thuê để thế chấp cho Bên cho vay nhằm đảm bảo
cho một khoản vay nào đó.


11

Cả hai phương thức CTTC hợp vốn và CTTC hợp tác thường được áp dụng
trong trường hợp tài sản cho thuê có giá trị lớn mà một công ty CTTC không đủ khả
năng về vốn để cho thuê, hoặc không được cho thuê vượt hạn mức (Ở Việt Nam,
tổng dư nợ CTTC của một công ty CTTC đối với một khách hàng không được vượt
quá 25% vốn tự có và đối với một nhóm khách hàng liên quan không được vượt quá
50%, điều 128 Luật các TCTD) hoặc không muốn chấp nhận rủi ro vì tập trung
lượng vốn quá lớn vào một khách hàng.
1.1.4.3. Cho thuê tài chính giáp lưng
Là hình thức CTTC mà bên đi thuê thứ 1 cho bên đi thuê thứ 2 thuê lại tài sản

mà bên thuê thứ 1 đã đi thuê tài chính, thông qua sự đồng ý của bên cho thuê bằng
văn bản. Hình thức này giúp bên đi thuê tận dụng được khoảng thời gian nhàn rổi
của máy móc, thiết bị trong quá trình hoạt động, kinh doanh của mình để cho thuê
lại tài sản nhằm tận dụng tối đa công suất sử dụng của máy móc, thiết bị để làm
giảm chi phí thuê tài chính.
Trong nhiều trường hợp, người có nhu cầu sử dụng tài sản thực sự muốn đi
thuê nhưng không thể giao dịch trực tiếp với các Công ty CTTC vì nhiều lý do khác
nhau, thì có thể sử dụng phương thức cho thuê giáp lưng. Về thực chất, bên thuê thứ
nhất chỉ là bên trung gian giữa bên cho thuê và bên thuê thứ hai và chịu trách nhiệm
liên đới về nghĩa vụ nợ của bên thuê thứ hai đối với bên cho thuê.
1.1.5. Các yếu tố cấu thành thị trường cho thuê tài chính
1.1.5.1. Các chủ thể tham gia thị trường
Một giao dịch CTTC thông thường có các chủ thể sau tham gia: Bên cho thuê,
bên thuê, nhà cung cấp.
a) Bên cho thuê (Leasor)
Là nhà tài trợ vốn cho bên thuê, là chủ sở hữu tài sản trong một giao dịch
CTTC. Bên cho thuê có trách nhiệm thực hiện các thủ tục mua tài sản, thanh toán
toàn bộ giá trị của tài sản thuê và chuyển giao tài sản cho bên thuê theo đúng các
điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng CTTC. Đồng thời, bên cho thuê thông
thường cũng là người thực hiện các thủ tục mua bảo hiểm và tiến hành các thủ tục


12

liên quan đến quy định của Pháp luật (như đăng ký Giao dịch đảm bảo).
Trên các thị trường phát triển, bên cho thuê có thể là các định chế tài chính,
các nhà sản xuất máy móc thiết bị… Có thể phân chia ra bốn loại hình công ty
CTTC cơ bản sau:
- NHTM và các Công ty liên kết với NHTM: theo luật, các NHTM được thực
hiện nghiệp vụ CTTC.

- Công ty CTTC độc lập: hoạt động độc lập với nhà cung ứng. Đa phần hợp
đồng CTTC nào đều diễn ra dưới dạng thuê tài chính 3 bên.
- Công ty thuê mua phụ thuộc: do các nhà cung cấp lập ra để tài trợ cho sản
phẩm của họ. Ở những giao dịch này chỉ có 2 bên tham gia. Ta có thể xem đây là
một phương thức xúc tiến bán hàng thông qua việc cung cấp cho khách hàng một
hình thức tài trợ đặc biệt.
- Công ty thuê mua môi giới: Công ty thuê mua môi giới không sở hữu tài sản
trong giao dịch thuê tài chính mà chỉ giới hạn trong việc kết nối các chủ thể của một
giao dịch CTTClại với nhau.
Riêng đối với Việt Nam, theo quy định “Luật các tổ chức tín dụng”, chỉ những
công ty CTTC mới được thực hiện hoạt động CTTC. Theo Nghị định số
39/2014/NĐ-CP: “Công ty CTTC là một TCTD phi ngân hàng,được thành lập và
hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức sau: Công ty CTTC TNHH hai thành
viên trở lên, Công ty CTTC TNHH một thành viên, Công ty CTTC cổ phần”. Như
vậy, tại Việt Nam, các công ty con trực thuộc nhà sản xuất không phải công ty
CTTC thì không được phép thực hiện nghiệp vụ này.
b) Bên thuê (Leasee)
Bên thuê là các tổ chức, các nhân có năng lực pháp lý, dân sự và kinh tế. Theo
quy định tại điều 3-mục 10, Nghị định số 39/2014/NĐ-CP thì:“Bên thuê là các tổ
chức và cá nhân hoạt động tại Việt Nam, trực tiếp sử dụng tài sản thuê cho mục
đích hoạt động của mình”. Chịu sự quản lý của Luật các TCTD, do đó bên thuê tài
chính cũng sẽ bị hạn chế khi rơi vào các trường hợp chủ thể muốn sử dụng dịch vụ
CTTC là các đối tượng thuộc điều 126, điều 127 của Luật các TCTD năm 2010.


13

c) Nhà cung cấp (Supplier)
Nhà cung cấp có vai trò cung ứng thiết bị, tài sản theo Hợp đồng mua bán đã
ký với bên cho thuê (hoặc trong một số trường hợp là Hợp đồng mua bán ba bên).

Nhận tiền thanh toán từ bên cho thuê, chuyển giao tài sản và có thể nhận thực hiện
các dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng tài sản cho bên thuê.
Nhà cung cấp có thể chính là các đơn vị trực tiếp sản xuất ra thiết bị, tài sản
hoặc là các trung gian thương mại thực hiện việc bán các tài sản này.
Trong trường hợp bán và thuê lại thì nhà cung cấp tài sản cũng chính là bên
thuê. Như vậy, trong trường hợp này, một giao dịch CTTC sẽ chỉ bao gồm hai chủ
thể: (1): Bên thuê đồng thời là nhà cung cấp và (2): Bên cho thuê.
1.1.5.2. Hàng hóa trên thị trường cho thuê tài chính
Tại phần lớn các nước, hàng hóa CTTC là tất cả các loại động sản và bất động
sản phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu dùng đều có thể tham gia trên thị
trường CTTC. Trong đó phổ biến nhất có thể kể đến các nhóm hàng hóa sau:
- Nhóm hàng hóa là phương tiện vận tải: xe ôtô, gắn máy, đầu kéo, rơmooc, xe
đông lạnh, xe bồn...;
- Nhóm hàng hóa là phương tiện phục vụ khai thác: khai thác cảng biển như xe
nâng hạ container, Forkfift, cần cẩu, container,...; Khai thác tài nguyên khoáng sản
tại các công trường như: xe cẩu, xe đào, xe xúc, xe lu...;
- Các loại máy móc, dây chuyền công nghệ, thiết bị phục vụ sản xuất kinh
doanh trong các ngành dịch vụ và sản xuất…;
- Nhóm hàng hóa là thiết bị văn phòng: máy fax, máy in, máy vi tính...;
- Nhóm hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày: tivi, tủ lạnh và các
phương tiện sinh hoạt gia đình khác…;
- Nhóm hàng hóa bất động sản: đất đai, nhà cửa, nhà xưởng, văn phòng...;
Tuy nhiên, tùy quy định của từng quốc gia khác nhau mà các loại hàng hóa
trên thị trường CTTC của các quốc gia khác nhau có thể khác nhau. Hiện tại, trên
thị trường CTTC Việt Nam, bất động sản không được xem là hàng hóa trên thị
trường CTTC và do đó, các Công ty CTTC không được phép thực hiện CTTC đối


14


với các tài sản là bất động sản. Ngoài ra, tỷ lệ cho thuê nhóm hàng hóa phục vụ nhu
cầu tiêu dùng hàng ngày và thiết bị văn phòng rất ít, thậm chí không có. Như vậy,
so với các quốc gia khác, chủng loại hàng hóa trên thị trường CTTC của Việt Nam
có phạm vi nhỏ hơn.
1.1.6. Lợi ích và hạn chế của cho thuê tài chính
1.1.6.1. Lợi ích của cho thuê tài chính
a) Đối với bên đi thuê
- Không cần tài sản đảm bảo
Thường thì Bên đi thuê dễ dàng tiếp cận nguồn tài trợ từ CTTC mà không cần
phải có tài sản đảm bảo hoặc sự bảo lãnh của bên thứ 3.
Điều này xuất phát từ việc công ty CTTC nắm quyền sở hữu tài sản trong suốt
thời gian cho thuê, trong trường hợp xảy ra rủi ro, công ty CTTC có thể thu hồi tài
sản ngay lập tức. Nói cách khác, tài sản CTTC có vai trò như là tài sản đảm bảo
trong giao dịch CTTC. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, công ty CTTC có
quyền yêu cầu bên thuê đặt tiền ký cược hoặc có người bảo lãnh thực hiện hợp đồng
CTTC nếu thấy cần thiết.
Như vậy, việc các doanh nghiệp có thể thuê tài chính mà không cần có tài
sản đảm bảo thực sự là một lợi thế của CTTC. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với
các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập, không đủ tài sản đảm
bảo và cũng chưa có sự tín nhiệm của ngân hàng.
Việc không đòi hỏi tài sản đảm bảo còn giúp thủ tục CTTC được thực hiện
nhanh chóng, đơn giản.
- Tỷ lệ tài trợ cao
Bên cạnh việc cho vay không cần tài sản đảm bảo thì tỷ lệ tài trợ cao là một
lợi thế cơ bản nhất của nghiệp vụ CTTC. Trong một giao dịch tài trợ tín dụng thông
thường đối với máy móc thiết bị, mức độ tài trợ của các NHTM thông thường chỉ
dừng lại ở 60-70%/ giá trị máy móc thiết bị. Riêng CTTC, mức độ tài trợ luôn cao
hơn, thậm chí đối với một số dự án tốt, tỷ lệ tài trợ có thể lên đến 95%. Như vậy, sử
dụng CTTC, cơ hội để đưa dự án vào thực hiện của doanh nghiệp sẽ cao hơn.



15

Trong thực tế, việc quyết định tỷ lệ tài trợ ở mức độ nào cho một dự án sẽ
phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên, đặc trưng của nghiệp vụ CTTC là tính
chất sở hữu thuộc về bên cho vay, do đó công ty CTTC luôn mạnh dạn hơn trong
việc quyết định tỷ lệ tài trợ. Vì vậy, ưu thế này thường được các Công ty CTTC sử
dụng trong các biểu mẫu, tờ rơi quảng cáo cho nghiệp vụ của mình.
- Giúp doanh nghiệp thực hiện việc tái cơ cấu lại nguồn vốn và bổ sung vốn lưu
động (trong trường hợp mua và cho thuê lại tài sản)
Với phương thức mua và cho thuê lại (hoặc bán và thuê lại), CTTC đem lại
cho doanh nghiệp một giải pháp hết sức hiệu quả trong việc giải quyết nhu cầu vốn
lưu động trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Về thực
chất, với việc thực hiện bán và thuê lại, doanh nghiệp chỉ tạm thời chuyển quyền sở
hữu tài sản sang cho công ty CTTC mà vẫn giữ được quyền sử dụng tài sản.
- Cho thuê tài chính giúp các doanh nghiệp sử dụng linh hoạt đồng vốn hơn
thay vì mua tài sản cố định
Thuê tài chính giúp cho doanh nghiệp tiếp cận được với rất nhiều loại thiết bị,
từ những thiết bị văn phòng đơn giản như máy photocopy, máy tính, xe tải, xe ô tô
cho tới các dây chuyền sản xuất hiện đại. Mặc dù thuê tài chính không trực tiếp
chuyển vốn cho doanh nghiệp, tuy nhiên hình thức này hoàn toàn có thể giúp doanh
nghiệp giảm bớt lượng tiền cần để khởi sự hoặc mở rộng kinh doanh.
Hơn nữa, do không phải bỏ ngay ra một khoản tiền để lớn để mua tài sản nên
doanh nghiệp không bị đọng vốn, có thể sử dụng số tiền đó để phục vụ cho những
hoạt động khác nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Đội ngũ nhân viên tư vấn về tài sản, công nghệ và mối quan hệ tốt giữa công
ty Cho thuê tài chính với các nhà cung cấp
Để thực hiện nghiệp vụ CTTC cũng như góp phần gia tăng lợi thế cạnh tranh,
các công ty CTTC thường phát triển một đội ngũ chuyên viên chuyên làm nhiệm vụ
tư vấn về tài sản, công nghệ.

Đây là một lợi thế rất lớn trong điều kiện khách hàng ngày càng quan tâm
nhiều đến chất lượng dịch vụ. Do trực tiếp mua tài sản nên công ty CTTC thường có


×