Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Đánh giá tình hình ô nhiễm bụi và biểu hiện bệnh đường hô hấp của người lao động tiếp xúc với bụi tại một số cơ sở sản xuất đá xây dựng tư nhân ở tỉnh hà nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (694.51 KB, 64 trang )

BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CẤP QUẢN LÝ ĐỀ TÀI: CẤP CƠ SỞ

Tên đề tài

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH Ô NHIỄM BỤI VÀ BIỂU HIỆN BỆNH
ĐƯỜNG HÔ HẤP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TIẾP XÚC VỚI BỤI
TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ SẢN XUẤT ĐÁ XÂY DỰNG TƯ NHÂN
Ở TỈNH HÀ NAM

Chủ nhiệm đề tài:

Bs. Đinh Xuân Ngôn

Đơn vị chủ trì:

Khoa Vệ sinh lao động
Viện Y học Lao động và Vệ sinh môi trường

NĂM 2005

1


BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
-----------------------------------Cấp quản lý: Cấp cơ sở
Đơn vị chủ trì: Khoa Vệ sinh lao động
Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường

Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH Ô NHIỄM BỤI VÀ BIỂU HIỆN BỆNH


ĐƯỜNG HÔ HẤP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TIẾP XÚC VỚI BỤI
TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ SẢN XUẤT ĐÁ XÂY DỰNG TƯ NHÂN
Ở TỈNH HÀ NAM

Chủ nhiệm đề tài:
Bs. Đinh Xuân Ngôn
Tham gia đề tài:
Ts. Nguyễn Duy Bảo
Cn. Nguyễn Bích Thuỷ
KTV. Đặng Ngọc Tuấn
Cơ quan phối hợp:
TTYTDP tỉnh Hà Nam

NĂM 2005

2


CHỮ VIẾT TẮT
C:



CT:

Công ty

K:

Không


K. dao động

Khoảng dao động

LĐ:

Lao động

NĐTĐCP:

Nồng độ tối đa cho phép

NLĐ

Người lao động

SD:

Sử dụng

SK:

Sức khoẻ

SL:

Số lượng

SX:


Sản xuất

TCCP:

Tiêu chuẩn cho phép

TH:

Tổng hợp

TL:

Tỷ lệ

TSM:

Tổng số mẫu

VN:

Việt Nam

VS:

Vệ sinh

VSLĐ:

Vệ sinh lao động


3


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ

1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

1.1

Khái niệm chung về bụi

3

1.2

Tình hình nghiên cứu ngoài nước

4


1.3

Tình hình nghiên cứu trong nước

5

1.4

Hoạt động khai thác và chế biến đá XD tại Hà Nam

6

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

8

2.1

Đối tượng nghiên cứu

8

2.2

Địa điểm và thời gian nghiên cứu

8

2.3


Nội dung nghiên cứu

9

2.4

Phương pháp nghiên cứu

9

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

10

Tình hình ô nhiễm bụi

11

CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 3

3.1

1.1.1 Kết quả đo vi khí hậu

11


1.1.2 Kết quả đo nồng độ bụi toàn phần và bụi hô hấp

12

1.1.3 Phân tích hàm lượng silíc tự do trong bụi hô hấp

17

3.2

Tình hình cơ sở vật chất và công tác bảo hộ lao động

18

3.2.1 Tình hình chung

18

3.2.2 Tình hình cung cấp phương tiện bảo hộ lao động

20

3.2.3 Tình hình sử dụng phương tiện bảo hộ lao động

21

3.3

Biểu hiện bệnh đường hô hấp ở người lao động


22

3.3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

22

3.3.2 Biểu hiện bệnh đường hô hấp ở người lao động

27

CHƯƠNG 4

4.1

BÀN LUẬN

32

Tình hình ô nhiễm bụi trong môi trường lao động

32

4.1.1 Ảnh h−ëng cña vi khÝ hËu

4

32


4.1.2 Nồng độ bụi toàn phần và bụi hô hấp


33

4.1.3 Hàm lượng silíc tự do trong bụi hô hấp

35

Điều kiện lao động và bảo hộ lao động

36

4.2.1 Cơ sở nhà xưởng và trang thiết bị máy m

36

4.2

óc
4.2.2 Công tác chăm sóc y tế và bảo hộ lao động
4.3

Biểu hiện bệnh đường hô hấp ở người lao động

36
38

4.3.1 Giới, tuổi đời

38


4.3.2 Tuổi nghề, trình độ văn hoá

39

4.3.3 Biểu hiện các bệnh đường hô hấp ở người lao động

39

KẾT LUẬN

43

KIẾN NGHỊ

44

TÀI LIỆU THAM KHẢO

46

5


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Nội dung

Trang


Bảng 3.1

Đặc điểm vi khí hậu tại các nơi sản xuất đá và bột đá

11

Bảng 3.2

Nồng độ bụi tại các cơ sở sản xuất đá

12

Bảng 3.3

Nồng độ bụi tại các cơ sở sản xuất bột đá

13

Bảng 3.4

Phân loại mức độ ô nhiễm

14

Bảng 3.5

Hàm lượng silíc tự do trong bụi hô hấp

17


Bảng 3.6

Tình hình nhân lực, máy móc, điều kiện lao động

19

Bảng 3.7

Tình hình cung cấp phương tiện bảo hộ lao động

20

Bảng 3.8

Tình hình sử dụng phương tiện bảo hộ lao động

21

Bảng 3.9

Phân bố người lao động theo giới

22

Bảng 3.10 Phân bố người lao động theo tuổi

23

Bảng 3.11 Trình độ văn hoá


24

Bảng 3.12 Phân bố người lao động theo công đoạn sản xuất

25

Bảng 3.13 Phân bố người lao động theo tuổi nghề

26

Bảng 3.14 Các triệu chứng cơ năng

27

Bảng 3.15 Biểu hiện triệu chứng hô hấp theo công đoạn sản xuất

28

Bảng 3.16 Biểu hiện triệu chứng hô hấp theo thâm niên

30

Bảng 3.17 Biểu hiện triệu chứng hô hấp theo thói quen hút thuốc

31

6


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ

Nội dung

Trang

Biểu đồ 3.1

Mức độ ô nhiễm bụi tại khu vực nghiền đá

15

Biểu đồ 3.2

Mức độ ô nhiễm bụi tại khu vực khoan đá

16

Biểu đồ 3.3

Mức độ ô nhiễm bụi tại khu vực máy nghiền bột đá

16

Biểu đồ 3.4

Mức độ ô nhiễm bụi tại khu vực đóng bao bột đá

17


Biểu đồ 3.5

Phân bố người lao động theo giới

23

Biểu đồ 3.6

Phân bố người lao động theo tuổi

23

Biểu đồ 3.7

Trình độ văn hoá của người lao động

24

Biểu đồ 3.8

Phân bố người lao động theo công đoạn sản xuất

25

Biểu đồ 3.9

Phân bố người lao động theo thâm niên nghề nghiệp

26


Biểu đồ 3.10

Các triệu chứng cơ năng

28

Biểu đồ 3.11

Biểu hiện triệu chứng hô hấp theo công đoạn sản
xuất

29

Biểu đồ 3.12

Biểu hiện triệu chứng hô hấp theo thâm niên

31

7


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá hiện nay của đất nước,
trước nhu cầu to lớn về phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình công
nghiệp và dân dụng, ngành sản xuất vật liệu xây dựng trong đó có khai thác
và chế biến đá đã và đang phát triển nhanh chóng. Nước ta, từ Miền Trung trở
ra, hầu hết các tỉnh đều có núi đá, đó là nguồn tài nguyên dồi dào cho khai
thác đá xây dựng. Ở Miền Bắc, các công trường khai thác đá lớn tập trung ở
các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Lạng Sơn, Nghệ An, Thanh Hoá, Thái Nguyên,

Hoà Bình…
Hà Nam là tỉnh nằm ở vùng bán sơn địa, có những dãy núi đá vôi chạy
dài với trữ lượng hàng tỷ mét khối đá. Có thể nói Hà Nam là một trong những
trung tâm khai thác và chế biến đá xây dựng. Sản phẩm của hoạt động khai
thác và chế biến đá là các loại đá dăm có kích thước khác nhau (1x2, 2x3,
3x4cm...) dùng cho việc xây dựng nhà cửa, đường xá, cầu cống và bột đá
(kích thước dưới 100μm) dùng để sản xuất bột bả trát tường.
Các cơ sở tư nhân tham gia hoạt động khai thác và chế biến đá tại tỉnh
Hà Nam là các công ty trách nhiệm hữu hạn, các hợp tác xã, các tổ hợp hoặc
các hộ gia đình. Các cơ sở này không những góp phần tạo ra một khối lượng
không nhỏ đá và bột đá cung cấp cho thị trường mà còn tạo ra được công ăn
việc làm cho một lực lượng lớn lao động tại địa phương cũng như người từ
nơi khác đổ về.
Sản xuất đá và bột bột đá là công việc nặng nhọc. Các công đoạn sản
xuất đều phát sinh ra các các yếu tố độc hại, tác động đến sức khoẻ người lao
động như vi khí hậu xấu, ồn, rung, hơi khí độc và đặc biệt là bụi. Bụi phát
sinh trong tất cả các công đoạn sản xuất với các dải kích cỡ và nồng độ khác
8


nhau. Hàng ngàn lao động trên các công trường khai thác và chế biến đá ở Hà
Nam hàng ngày phải làm việc trong môi trường ô nhiễm bụi, nếu công tác
phòng hộ không tốt người lao động có thể mắc các bệnh về da, bệnh về đường
hô hấp… đặc biệt là bệnh bụi phổi silíc nghề nghiệp.
Các cơ sở sản xuất đá tư nhân tại Hà Nam hiện đang phát triển nhanh
chóng về số lượng và quy mô, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về môi
trường lao động và sức khoẻ người lao động tại các cơ sở này, việc đánh giá
tình hình ô nhiễm bụi, công tác vệ sinh lao động và sức khoẻ người lao động
tiếp xúc với bụi tại các cơ sở này là cần thiết. Chính vì vậy, đề tài này được
thực hiện với các mục tiêu sau:

Mục tiêu của đề tài:
1. Đánh giá thực trạng ô nhiễm bụi tại một số cơ sở sản xuất đá xây dựng tư
nhân tại Hà Nam.
2. Đánh giá biểu hiện bệnh đường hô hấp của người lao động tiếp xúc với
bụi tại các cơ sở trên.

9


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN
1.1.

Khái niệm chung về bụi
Môi trường lao động và sức khoẻ người lao động có mối liên quan mật

thiết với nhau. Các yếu tố bất lợi, độc hại có trong môi trường lao động (bụi,
vi khí hậu xấu, ồn, rung, hơi khí độc, vi sinh vật...) sẽ tác động đến người lao
động làm suy giảm sức khoẻ, gây ra nhiều bệnh tật. Trong một số ngành nghề
như khai thác và chế biến đá, gốm sứ, đúc.... nồng độ bụi và hàm lượng silíc
tự do có trong bụi là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong môi trường lao
động bởi ảnh hưởng nghiêm trọng của chúng tới sức khoẻ người lao động.
Theo Thư viện thuật ngữ hoá học (IUPAC, 1990) “ bụi là các hạt rắn
nhỏ, khô, phát tán vào trong không khí bằng các lực tự nhiên như gió, núi lửa
phun và bằng cơ học hoặc quá trình nhân tạo như đập, nghiền, xay, khoan,
làm bóng, xúc ủi, vận chuyển, sàng, đóng gói và quét dọn... chúng lắng chậm
dưới ảnh hưởng của trọng lực” [1].
Theo tài liệu của WHO, Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế, Tổ chức tiêu chuẩn
Châu Âu, Hiệp hội các nhà vệ sinh công nghiệp Mỹ, dựa vào kích thước hạt,

bụi được chia thành:
• Bụi hít thở phải (bụi toàn phần) là những bụi có thể được hít thở vào
mũi hoặc miệng. Dải kích thước hạt bụi loại này là <50μm.
• Bụi phần ngực là những hạt bụi thâm nhập vào đường hô hấp trên và
đường khí của phổi. Dải kích thước hạt bụi loại này là <11μm.

10


• Bụi hô hấp là các hạt bụi được hít thở vào và thâm nhập qua tiểu phế
quản tận tới vùng trao đổi khí của phổi. Dải kích thước hạt bụi loại này
là <5μm [1].
Khi hít thở phải bụi, những hạt có kích thước nhỏ sẽ thâm nhập sâu trong
đường hô hấp, khi bụi lắng đọng ở đường hô hấp sẽ gây bệnh. Chỉ những hạt
bụi có kích thớc nhỏ hơn 5 μm (bụi hô hấp) mới có thể xâm nhập, lắng đọng
ở các phế nang và có thể gây ra bệnh bụi phổi.
Các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho thấy, trong môi
trường làm việc có nồng độ bụi cao, đặc biệt là bụi có hàm lượng silíc cao
người lao động chủ yếu mắc các bệnh phổi-phế quản và bệnh nghề nghiệp
hay gặp nhất là bệnh bụi phổi silic.
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới, từ thời cổ xưa người ta đã thấy những người làm việc ở
môi trường nhiều bụi thường hay bị các bệnh về đường hô hấp [9].
Trong các công trình của Hipôcrat, đã nhắc đến các chứng khó thở nặng,
đau tức vùng ngực, người xanh sao thiếu máu ở các công nhân khai thác mỏ
[11].
Ở thế kỷ 15, 16, 17 các thầy thuốc người Nga nhận thấy rằng công nhân
mỏ than, công nhân khai thác đá sau vài năm làm việc đã xuất hiện các triệu
chứng ho, đau tức ngực, khó thở nặng, mệt mỏi và tử vong do khó thở ngày
càng nặng [11].

Russel (1986) khi nghiên cứu hồi cứu công nhân làm việc tại các mỏ khai
thác đá granit năm 1925 thấy rằng công nhân có thể bị mắc bệnh bụi phổi silic
sau 2 năm làm việc ở môi trường có nồng độ bụi toàn phần 20 mg/m3 [19].

11


Metadilokul (1988) mô tả tại Thái Lan có những làng làm chày, cối đá còn
được gọi là “Làng của những bà goá” do số lượng lớn nam giới trong làng bị
chết sớm vì mắc bệnh bụi phổi silíc [17].
Nghiên cứu của Durvasula (1990) tại Ấn độ cho thấy công nhân làm việc
ở những mỏ đá phiến sét nham thạch trầm tích, tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silíc
là 31-54% [16].
1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong nước, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về môi trường lao động tại các
mỏ khai thác, chế biến đá và ảnh hưởng của nó tới sức khoẻ người lao động.
Nghiên cứu của Phạm Ngọc Cảnh và cộng sự (1980) tại xí nghiệp khai
thác đá 504 và 505 ở miền Trung cho thấy nồng độ bụi toàn phần từ 592,7 –
850 mg/m3, tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silíc là 22% [4].
Theo Nguyễn Khắc Hải (năm 1998), mô hình bệnh tật chủ yếu của công
nhân ngành vật liệu xây dựng là do bụi gây ra và tỷ lệ bệnh viêm đường hô
hấp trên, bệnh phổi phế quản chiếm 23,61-70,18% [6].
Nghiên cứu của Nguyễn Bình Tuynh (1999) ở mỏ đá Yên Cư và mỏ đá
621 cho thấy nồng độ bụi hô hấp trong môi trường lao động từ 39,5-88,2
mg/m3, hàm lượng silíc trong bụi từ 3,2-17,5% và tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi
silíc của công nhân là 2,9% [14].
Nghiên cứu của Lê Trung, Nguyễn Duy Bảo, Tạ Tuyết Bình, Hà Huy Kỳ,
Từ Hữu Thiêm, Nguyễn Thị Toán, Khúc Xuyền (năm 2000) ở ngành vật liệu
xây dựng cho thấy tại mỏ đá Phủ Lý, Hoá An, nồng độ bụi toàn phần từ 3,3 –
240 mg/m3, hàm lượng silíc tự do từ 4,6-23,2% [10].


12


Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Tặng, Nguyễn Đức Quý, Vũ Kim Tuyến
(năm 2000) tại các mỏ khai thác chế biến đá ở Thái Nguyên, Hà Nam, Quảng
Trị, Ninh Bình... nồng độ bụi tại khu vực bốc xúc đá 1,6 - 50 mg/m3; khu vực
nghiền sàng 1,6 – 31,2 mg/m3. Điều tra ở một doanh nghiệp khai thác đá ở
Kiện khê có tới 25% công nhân bị mắc các bệnh về đường hô hấp và ngoài da
[8].
Theo Trần Quốc Bảo (năm 2000), nồng độ bụi tại xí nghiệp đá Núi Voi là
106,10 mg/m3, tại XN đá Kiện Khê là 493,5 mg/m3. Tỷ lệ bị mắc bệnh phổi
tại xí nghiệp đá Phủ Lý là 31,03% [3].
1.4. Hoạt động khai thác và chế biến đá xây dựng tại tỉnh Hà Nam
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hà Nam, hoạt động trong lĩnh vực khai thác và
sản xuất đá xây dựng, ngoài các cơ sở của nhà nước là hàng trăm cơ sản xuất
tư nhân với các quy mô khác nhau, có thể tham gia vào một phần hoặc toàn
bộ quy trình khai thác và chế biến đá:
Quy trình khai thác và chế biến đá
Mỏ đá

Bóc đất phủ , mở
vỉa
Khoan đá, nổ mìn

Phá đá thủ công,
khoan, vận chuyển
đá
Nghiền, sàng đá


13

Vận chuyển, tiêu
thụ đá


Khai thác và chế biến đá là một nghề lao động nặng nhọc, các hoạt
động diễn ra ngoài trời bao gồm các công đoạn chính như: bóc đất phủ, mở
vỉa, khoan đá, nổ mìn, phá đá thủ công, vận chuyển đá, nghiền, sàng đá tạo ra
các sản phẩm đá với các kích cỡ khác nhau (1x2cm; 2x3cm; 3x4cm...). Các
sản phẩm đá này được sử dụng cho các công trình xây dựng đường xá, nhà
cửa... hoặc cung cấp cho các cơ sở sản xuất bột đá. Một số cơ sở không có
hoạt động khai thác đá mà chỉ mua đá hộc rồi tiến hành chế biến đá.
Quy trình sản xuất bột đá
Đá hộc → Kẹp hàm (tạo ra đá 2x3cm; 3x4cm) → Nghiền bột → Đóng
bao (bột đá) → vận chuyển tới kho sản phẩm → bốc xếp tiêu thụ
Các hoạt động thường diễn ra trong nhà xưởng, trừ bộ phận phá đá hộc thủ
công. Sản phẩm cuối cùng là đá bột (có kích thước dưới 100μm) sử dụng cho
việc sản xuất bột bả trát tường hoặc cho nuôi trồng thuỷ sản.
Trong nền kinh tế thị trường mở cửa hiện nay, tại tỉnh Hà Nam các cơ sở
khai thác và chế biến đá của tư nhân ngày càng phát triển với đội ngũ người
lao động đông đảo. Tuy nhiên, cho đến nay các nghiên cứu tập trung chủ yếu
vào các cơ sở sản xuất và chế biến đá lớn và của các doanh nghiệp nhà nước.
Nếu như tại các cơ sở này tình hình ô nhiễm bụi ở mức đáng lo ngại và công
tác vệ sinh an toàn lao động nhiều nơi vẫn còn bất cập thì tại các cơ sở sản
xuất đá tư nhân, những vấn đề trên cũng sẽ là những vấn đề bức xúc, ảnh
hưởng trực tiếp tới sức khoẻ người lao động cần có những nghiên cứu khảo
sát đánh giá cụ thể.

14



CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

Đối tượng nghiên cứu

- Môi trường lao động tại các cơ sở chế biến đá, bột đá tư nhân.
- Người sử dụng lao động.
- Người lao động tiếp xúc với bụi.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại 10 cơ sở tư nhân sản xuất đá tư nhân tại
tỉnh Hà Nam:
- Công ty TNHH và thương mại Vinh Hoa
- Công ty TNHH Việt – Pháp
- Cơ sở SX đá Ngọc Báu
- Công ty TNHH và thương mại Đức Tài
- Công ty TNHH Nam Thiên Sơn
- Công ty TNHH Đại Hưng
- Tổ hợp nghiền bột đá Tiến Thành
- Tổ hợp khai thác đá Hữu Phước
- Cơ sở khai thác đá Vĩnh Sơn
- Công ty TNHH Thống Nhất
Thời gian nghiên cứu: việc khảo sát, đo đạc được tiến hành 8/ 2004.

15



2.3. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Đánh giá thực trạng ô nhiễm bụi


Đo vi khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió



Đo bụi toàn phần



Đo bụi hô hấp



Phân tích hàm lượng silíc tự do trong bụi hô hấp.

2.2.2. Khảo sát điều kiện lao động và công tác vệ sinh lao động
2.2.3. Khảo sát biểu hiện bệnh đường hô hấp ở người lao động
2.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu dịch tễ học mô tả-cắt ngang, nghiên cứu định
lượng kết hợp với định tính.
2.4.1. Đánh giá ô nhiễm bụi trong môi trường lao động
Đo bụi, vi khí hậu theo thường quy kỹ thuật của Viện Y học lao động và
Vệ sinh môi trường- Sức khoẻ trường học, năm 2002.
• Đo vi khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió bằng các máy:
Thermo/hygrometer Model SK 80 TRH; máy TSI.
• Đo bụi toàn phần: bao gồm những hạt bụi có kích thước dưới 50μm, sử
ụng máy SKC của Mỹ và giấy lọc chuyên dùng GF/A (Mỹ). Kết quả

biểu thị bằng nồng độ bụi toàn phần, mg/m3
• Đo bụi hô hấp tại những vị trí công nhân làm việc: gồm những hạt bụi
có kích thước dưới 5μm, bằng máy lấy mẫu bụi cá nhân SKC của Mỹ,
giấy lọc PVC), cân mẫu bằng cân điện tử có độ chính xác 0,001mg.
Kết quả biểu thị bằng nồng độ bụi hô hấp, mg/m3
16


• Phân tích hàm lượng silíc tự do trong bụi hô hấp bằng máy quang phổ
hấp thụ hồng ngoại M 500 Buck Scientific – Mỹ.
2.4.2. Khảo sát thực trạng điều kiện lao động, công tác VSLĐ


Bằng cách quan sát.

• Phỏng vấn trực tiếp người sử dụng lao động theo phiếu điều tra.
• Phỏng vấn trực tiếp người lao động tiếp xúc với bụi theo phiếu điều tra.
2.4.3. Khảo sát các biểu hiện bệnh đường hô hấp của người lao động
• Bằng phỏng vấn trực tiếp người lao động theo phiếu điều tra. Phỏng
vấn toàn bộ những người lao động tiếp xúc với bụi trong ca lao động
tại các cơ sở trong ngày điều tra.
Các số liệu được xử lý thống kê theo chương trình Epi – Info 6.04 và các
thuật toán y - sinh học.

17


CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. TÌNH HÌNH Ô NHIỄM BỤI
3.1.1. Kết quả đo vi khí hậu
Bảng 3.1. Đặc điểm vi khí hậu tại các nơi sản xuất đá và bột đá
Vị trí đo

Nhiệt độ
(0C)

Độ ẩm
(%)

Tốc độ gió
(m/s)

Số mẫu
Sáng K. dao động
Trung bình
Số mẫu
Chiều K. dao động
Trung bình
Số mẫu
Sáng K. dao động
Trung bình
Số mẫu
Chiều K. dao động
Trung bình
TC sè 3733/2002/Q§-BYT

n=30
29-35,5

29,4+2,2
n=21
32,6-36
34 + 0,8
n=7
32,7-35,5
33,9+0,9
n=11
35,4-37,7
36,5+0,9

n=29
68,8-74,1
71,7+1,6
n=21
56,6-58,9
58,2+ 0,9
n=7
67-68,8
67,9+0,7
n=11
52-62
54+2,8

n=29
0,3-0,7
0,4+0,1
N=22
0,2-0,5
0,4+ 0,1

n=7
0,5-0,7
0,6+0,08
n=11
0,4-0,7
0,6+0,1

30

75-85

1,5

1.
Khu
sản
xuất
bột
đá
2.
Khu
sản
xuất
đá

Việc đo đạc được tiến hành vào tháng 8/2004. Tại khu vực sản xuất bột
đá nơi người lao động làm việc với máy móc đặt trong nhà xưởng, nhiệt độ
không khí 29,4-340C (nhiệt độ ngoài trời 28,5-37,50C), độ ẩm 58,2-74,1%, tốc
độ gió trung bình 0,4m/s. Khu sản xuất đá, nhiệt độ 33,9 - 36,50C, độ ẩm 5467,9%, tốc độ gió trung bình 0,6m/s. Kết quả cho thấy, tại các cơ sở sản xuất
đá và bột đá, nhiệt độ cao hơn TCCP, độ ẩm và tốc độ gió thấp hơn TCCP.


18


3.1.2. Nng bi ton phn v bi hụ hp ti cỏc c s sn xut ỏ v
bt ỏ
3.1.2.1. Nng bi ti c s sn xut ỏ
Bng 3.2. Nng bi ti cỏc c s sn xut ỏ
Vị trí đo

1.

Máy
nghin,
sng

2.

Khoan
tay

3.

Phỏ

th
cụng
Bc
xp



4

Nồng độ bụi Nồng độ Hàm lợng
toàn phần bụi hô hấp
SiO2
3
3
(mg/m )
(mg/m )
(%)

Số mẫu
K. dao ng
Trung bỡnh
% s mu vt TC
S mu
K. dao ng
Trung bỡnh
% s mu vt TC
S mu
K. dao ng
Trung bỡnh
% s mu vt TC
S mu
K. dao ng
Trung bỡnh
% s mu vt TC

TC số 3733/2002/QĐ-BYT


n=8
29,2-51
38,2+7,9
100%
n=4
16,3-19,6
18,9+1,9
100%
n=3
1-1,2
1+0,1
0%
n=3
0,8-0,9
0,8+0,05
0%

n=8
8,6-17,3
12+3
100%
n=4
3,3-5,6
4,7+0,9
75%
n=3
0,3-0,3
0,3+0
0%

n=3
0,3-0,4
0,4+0,05
0%

6

4

n=2
2,9-3,2
3,05
0,2
n=2
3,0-3,7
3,4
0,5

Kt qu bng trờn cho thy, ti ni sn xut ỏ, 2 khu vc phỏt sinh bi
nhiu l nghin sng v khoan ỏ. Ti khu vc nghin sng nng bi ton
phn trung bỡnh l 38,2 mg/m3 gp 6,4 ln NTCP, nng bi hụ hp
trung bỡnh l 12 mg/m3 gp 3 ln NTCP. Ti v trớ khoan ỏ, nng bi
ton phn trung bỡnh l 18,9 mg/m3 gp 3,2 ln NTCP, nng bi hụ
hp trung bỡnh l 4,7 mg/m3 vt NTCP. Ti 2 khu vc phỏ ỏ th cụng
v bc xp ỏ t khu khai thỏc n ni nghin ỏ, nng bi ton phn v
hụ hp u di NTCP.
19


Tại nơi sản xuất đá, khu vực nghiền sàng là nơi ô nhiễm bụi nhiều nhất

nhưng thường đặt cách xa các khu vực khác. Tại khu vực này, 2 vị trí phát
sinh bụi nhiều là sàng đá và rót đá, tuy nhiên vị trí công nhân làm việc là
miệng nghiền hàm chịu ảnh hưởng bụi của các bộ phận này phụ thuộc vào
hướng gió.
3.1.2.2. Nồng độ bụi tại các cơ sở sản xuất bột đá
Bảng 3.3. Nồng độ bụi tại nơi sản xuất bột đá
Vị trí đo
1.

Máy
kẹp
hàm

2.

Máy
Nghiền

3.

Đóng
Bao

4

Kho
sản
phẩm

5.


Đập
đá
thủ
công

Nồng độ bụi Nồng độ Hàm lượng
toàn phần bụi hô hấp
SiO2
3
3
(mg/m )
(mg/m )
(%)

Số mẫu
K. dao động
Trung bình
% số mẫu vượt TC
Số mẫu
K. dao động
Trung bình
% số mẫu vượt TC
Số mẫu
K. dao động
Trung bình
% số mẫu vượt TC
Số mẫu
K. dao động
Trung bình

% số mẫu vượt TC
Số mẫu
K. dao động
Trung bình
% số mẫu vượt TC

TC số 3733/2002/QĐ-BYT

20

n=9
3-25,3
12,9
80%
n=19
28,6-120,5
60,4
100%
n=19
27,5-120,5
57,7
100%
n=7
12-57,6
31
100%
n=3
0,7-1,4
1
0%


n=9
0,8-7,6
4
20%
n=19
12,8-50,4
26,7
100%
n=19
11,8-50,9
25,9
100%
n=7
6,8-29,2
15,5
100%
n=3
0,3-0,5
0,4
0%

6

4

n=3
2,6-3,1
2,8
n=2

2,4-3,4
2,9
n=2
2,7-3,0
2,85


Kết quả bảng trên cho thấy: nồng độ bụi rất cao tại khu vực máy máy
nghiền bột (nồng độ bụi toàn phần trung bình 60,4 mg/m3 gấp 10 lần
NĐTĐCP, một số vị trí gấp 20 lần NĐTĐCP; nồng độ bụi hô hấp trung bình
là 26,7 mg/m3 gấp 6,7 lần NĐTĐCP, (có vị trí gấp 13 lần NĐTĐCP). Tại khu
vực đóng bao sản phẩm, nồng độ bụi toàn phần trung bình là 57,7 mg/m3 gấp
9,6 lần NĐTĐCP, nồng độ bụi hô hấp trung bình là 25,9 mg/m3 gấp 6,5 lần
NĐTĐCP. Khu vực kho sản phẩm, nồng độ bụi toàn phần trung bình gấp 5,2
lần NĐTĐCP, nồng độ bụi hô hấp trung bình gấp 3,8 lần NĐTĐCP. Khu vực
máy nghiền hàm nồng độ bụi môi trường trung bình vượt NĐTĐCP. Tại các
vị trí đập đá thủ công nồng độ bụi môi trường và hô hấp đều dưới tiêu chuẩn
cho phép.
3.1.2.3. Phân tích môi trường theo tiêu chuẩn Bộ Y tế 505 BYT/QĐ ngày
3/4/1992 về phân loại ô nhiễm bụi.
Bảng 3.4. Phân loại mức độ ô nhiễm

Vị trí đo

Khu SX đá
1. Nghiền
hàm
2. Khoan đá
3. Bốc xếp
đá

4. Phá đá
thủ công
Khu SX bột
đá
1.Kẹp hàm
2.Nghiền đá
3. Đóng bao
4. Kho SP

Số mẫu
bụi dưới
NĐTĐCP
(Loại 0 )
Bụi Bụi
toàn hô
phần hấp

Số mẫu bụi
gấp đến 3 lấn
NĐTĐCP
(Loại 1 )
Bụi
Bụi
toàn

phần
hấp

Số mẫu bụi
>3 -5 lấn

NĐTĐCP
(Loại 2)
Bụi
Bụi
toàn

phần
hấp

Số mẫu ụi
>5- 10 lấn
NĐTĐCP
(Loại 3)
Bụi Bụi
toàn hô
phần hấp

Số mẫu bụi
>10-30 lấn
NĐTĐCP
(Loại 4 )
Bụi
Bụi
toàn

phần hấp

Số mẫubụi
> 30 lấn
NĐTĐC

(Loại 5 )
Bụi Bụi
toàn hô
phần hấp

Số
mẫu
vượt
tiêu
chuẩn/
TSM
(%)

0

0

0

5

1

3

7

0

0


0

0

0

100%

0
3

1
3

1
0

3
0

3
0

0
0

0
0


0
0

0
0

0
0

0
0

0
0

88%
0

3

3

0

0

0

0


0

0

0

0

0

0

0

2
0
0
0

6
0
0
0

4
0
0
2

3

1
2
3

3
2
2
1

0
4
4
2

0
10
10
4

0
9
9
2

0
6
6
0

0

4
3
0

0
0
0
0

0
0
0
0

55%
100%
100%
100%

21


5. Phá đá

3

3

0


0

0

0

0

0

0

0

0

0

Ghi chú:
Loại 0: hợp vệ sinh
Loại 1: ô nhiễm bụi ít
Loại 2: ô nhiễm bụi vừa
Loại 3: ô nhiễm bụi nhiều
Loại 4: ô nhiễm bụi rất nhiều
Loại 5: ô nhiễm bụi nghiêm trọng
Kết quả bảng trên cho thấy:
Tại các cơ sở sản xuất đá:
Vị trí máy nghiền hàm, 100% số mẫu bụi vượt NĐTĐCP. Trong đó loại
3 chiếm 43,7%; loại 2 chiếm 25%; loại 1 chiếm 31,3% .


Ô nhiễm bụi nhiều

Ô nhiễm bụi vừa

Ô nhiễm bụi ít

Biểu đồ 3.1. Mức độ ô nhiễm bụi tại khu vực nghiền đá

Vị trí khoan tay, 100% số mẫu bụi vượt NĐTĐCP. Trong đó chủ yếu là
loại 1 (ô nhiễm bụi ít) và loại 2 (ô nhiễm bụi vừa).

22

0


Ô nhiễm bụi vừa

Ô nhiễm bụi ít

Biểu đồ 3.2. Mức độ ô nhiễm bụi tại khu vực khoan đá
Khu vực bốc xếp đá và phá đá thủ công, 100% số mẫu bụi đạt
NĐTĐCP.
Tại các cơ sở nghiền bột đá:
Khu vực máy nghiền bột đá 100% số mẫu bụi vượt NĐTĐCP. Trong
đó loại 4 (ô nhiễm bụi rất nhiều) là 10 mẫu chiếm 27,8%; loại 3 (ô nhiễm bụi
nhiều) là 19 mẫu chiếm 52,8%; loại 2 (ô nhiễm bụi vừa) là 6 mẫu chiếm
16,6%; loại 1 (ô nhiễm bụi ít) là 1 mẫu chiếm 2,8%.
Ô nhiễm bụi rất nhiều
Ô nhiễm bụi nhiều

Ô nhiễm bụi vừa
Ô nhiễm bụi ít
Ô nhiễm bụi ít

Biểu đồ 3.3. Mức độ ô nhiễm bụi tại khu vực máy nghiền bột đá
23


Vị trí đóng bao, 100% số mẫu bụi vượt NĐTĐCP. Trong đó loại 4
chiếm: 25%; loại 3 chiếm 52,8%; loại 2 chiếm 16,6%; loại 1 chiếm: 5,6%

Ô nhiễm bụi rất nhiều

Ô nhiễm bụi nhiều

Ô nhiễm bụi vừa

Ô nhiễm bụi ít

Biểu đồ 3.4. Mức độ ô nhiễm bụi tại khu vực đóng bao bột đá
Tại khu vực kho sản phẩm, 100% số mẫu vượt NĐTĐCP. Trong đó
loại 3 chiếm 42,8%; loại 2 chiếm 21,4%; loại 1 chiếm 35,8%.
Tại khu vực máy kẹp hàm có 55% số mẫu vượt NĐTĐCP. Số mẫu
vượt chủ yếu là loại 1 (ô nhiễm bụi ít).
Tại khu vực đập đá thủ công, 100% số mẫu bụi dưới NĐTĐCP.
3.1.3. Phân tích hàm lượng silíc tự do trong bụi hô hấp
Bảng 3.5. Hàm lượng silíc tự do trong bụi hô hấp
TT

1.

2.

Vị trí

Khu vực sản
xuất bột đá
Khu vực sản

Độ lệch
chuẩn
(%)

2,60-3,10

Hàm
lượng
TB
(%)
2,87

2,90-3,70

3,20

0,35

Số
mẫu
(n)


Khoảng dao
động
(Min-Max)

7
4

24

0,33


xuất đá
Một trong những nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silíc của người lao động
là hàm lượng silíc tự do có trong bụi cao. Hàm lượng silíc tự do trong bụi hô
hấp ở cả khu vực sản xuất bột đá và sản xuất đá tương đối thấp trung bình
2,87% và 3,20%.
3.2.TÌNH HÌNH CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Nghiên cứu được tiến hành tại 3 cơ sở sản xuất đá và 7 cơ sở sản xuất
bột đá, qua khảo sát, phỏng vấn trực tiếp người sử dụng lao động và người lao
động, kết quả cho thấy:
3.2.1. Tình hình chung
Về vị trí: 5/7 cơ sở sản xuất bột đá đặt cạnh khu dân cư và đường lớn,
cách khu dân chỉ vài chục mét, có cơ sở nằm trong khu dân cư; 2/7 cơ sở
cách khu dân cư 100-300m. Các cơ sở sản xuất đá đều nằm gần khu khai thác,
trong khu vực núi đá và cách xa khu dân cư sinh sống.
Về nhà xưởng: các cơ sở sản xuất bột đá, các công đoạn sản xuất đều
tiến hành trong nhà xưởng, nhiều cơ sở có diện tích nhà xưởng chật hẹp nên
các bộ phận và máy móc bố trí gần nhau. Nhà xưởng được che chắn kín 3 mặt
hoặc 4 mặt để bụi không phát tán ra ngoài ảnh hưởng đến khu dân cư nhưng

làm cho nồng độ bụi trong toàn bộ nhà xưởng luôn cao. Toàn bộ dây chuyền
sản xuất đá được thực hiện ngoài trời, mặt bằng sản xuất rộng rãi, thông
thoáng, các bộ phận thường cách xa nhau.
Trang bị máy móc: Các cơ sở sản xuất bột đá trang bị từ 1-9 máy
nghiền công suất từ 0,8 – 1,8 tấn bột đá/h. Các máy này nhập từ Trung quốc,
được sản xuất 10 năm trở lại đây. Các máy nghiền đều có hệ thống thu bụi tay
áo và vẫn hoạt động tốt. Các cơ sở này sản xuất từ 30-140 tấn bột/cơ sở/ngày.
25


×