Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

Quyền sở hữu tài sản của người nước ngoài tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.74 KB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

……….….. ……

QuyÒn së h÷u tµi s¶n cña ngêi níc ngoµi t¹i ViÖt Nam

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật
Mã số : 60380101
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ……………..

HÀ NỘI – NĂM 2017

MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUYỀN SỞ
HỮU CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI ............................................................. 6
1.1. Khái niệm người nước ngoài................................................................... 6
1.2. Nội dung quy chế pháp lý của người nước ngoài trong lĩnh vực sở hữu
tài sản ............................................................................................................. 9
1.2.1. Quyền năng chủ thể của người nước ngoài trong lĩnh vực sở hữu
tài sản ................................. 9
1.2.2. Các biện pháp pháp lý đảm bảo thực hiện quyền sở hữu của người
nước ngoài................................................................................................. 11
1.3. Đặc điểm và vai trò của việc điều chỉnh pháp lý quyền sở hữu của


người nước ngoài ......................................................................................... 13
1.3.1. Đặc điểm của việc điều chỉnh pháp lý quyền sở hữu của người nước
ngoài.......................................................................................................... 13
1.3.2. Vai trò của việc điều chỉnh pháp lý quyền sở hữu của người nước
ngoài.......................................................................................................... 15
1.4. Quá trình hình thành và phát triển hệ thống các quy định pháp luật về
quyền sở hữu tài sản của người nước ngoài ở Việt Nam............................. 17
1.4.1. Trong lĩnh vực sở hữu động sản ..................................................... 17
1.4.2. Trong lĩnh vực sở hữu bất động sản ............................................... 21
1.5. Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực sở hữu tài sản của người
nước ngoài.................................................................................................... 25
1.5.1. Nguyên tắc chung trong việc giải quyết xung đột pháp luật về
quyền sở hữu............................................................................................. 25
1.5.2. Giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu có yếu tố nước
ngoài theo pháp luật Việt Nam................................................................. 27


Tiểu kết......................................................................................................... 28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ
QUYỀN SỞ HỮU CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM............ 30
2.1 Thực trạng các quy định hiện hành trong văn bản pháp luật quốc gia về
quyền sở hữu của người nước ngoài ở Việt Nam........................................ 30
2.1.1. Quy định về quyền sở hữu động sản............................................... 30
2.1.2. Quy định về quyền sở hữu bất động sản của người nước ngoài..... 37
2.2. Thực trạng các quy định hiện hành trong các điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên về quyền sở hữu của người nước ngoài ở Việt Nam..... 59
Tiểu kết......................................................................................................... 69
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THI HÀNH CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN SỞ HỮU CỦA NGƯỜI NƯỚC
NGOÀI Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ.......... 71

3.1. Vấn đề thi hành quy định về quyền sở hữu của người nước ngoài trong
pháp luật Việt Nam hiện nay ....................................................................... 71
3.1.1. Những thành tựu đạt được .............................................................. 71
3.1.2. Những tồn tại hạn chế..................................................................... 73
3.2. Vấn đề thực hiện các cam kết quốc tế về quyền sở hữu của người nước
ngoài ở Việt Nam quy định trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là
thành viên..................................................................................................... 81
3.2.1. Những thành tựu đạt được .............................................................. 81
3.2.2. Những tồn tại hạn chế....................................................................... 83
3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quyền sở hữu của
người nước ngoài ở Việt Nam ..................................................................... 85
3.3.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi quy định về quyền sở hữu của
người nước ngoài trong pháp luật Việt Nam............................................ 85


3.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện các cam kết quốc tế về
quyền sở hữu của người nước ngoài ở Việt Nam quy định trong các Điều
ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên ................................................... 89
Tiểu kết......................................................................................................... 92
KẾT LUẬN.................................................................................................... 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 97


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, hội nhập quốc tế đã trở thành xu thế toàn cầu. Là một quốc
gia trong cộng đồng thế giới, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó,
chúng ta đã và đang tham gia tích cực vào hoạt động này. Trong bối cảnh đó,
các quan hệ dân sự nói chung, quan hệ kinh tế, đầu tư thương mại nói riêng...
phát triển ngày càng mạnh mẽ, phong phú. Hệ quả là là lượng người nước

ngoài vào Việt Nam gia tăng mạnh mẽ. Họ không chỉ sinh sống, học tập, thăm
thân nhân, du lịch..mà còn tiến hành làm ăn, đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Người nước ngoài đưa tài sản của mình vào đầu tư kinh doanh, tiến hành các
hoạt động mua bán tài sản, được thừa kế, tặng cho tài sản ở Việt Nam ngày
càng trở nên phổ biến...Do đó, vấn đề sở hữu tài sản của người nước ngoài ở
Việt Nam phát sinh và cần được quan tâm.
Để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người nước ngoài cũng như thúc
đẩy mối quan hệ hợp tác cùng phát triển với các quốc gia trên thế giới, Việt
Nam đã có nhiều chính sách, cũng như các quy định pháp luật quy định về
vấn đề này. Tuy nhiên, các quy định về vấn đề này nằm rải rác trong nhiều
văn bản khác nhau, gây khó khăn cho việc tìm hiểu.
Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề quyền sở hữu tài sản của người nước
ngoài ở Việt Nam một cách tổng hợp trong một sản phẩm khoa học là cần
thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
Từ những lý do trên, trong luận văn của mình, tôi quyết định chọn đề
tài: “Quyền sở hữu tài sản của người nước ngoài tại Việt Nam” làm đề tài
nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Liên quan đến vấn đề quyền sở hữu của người nước ngoài, hiện nay có


khá nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước. Đó là các bài báo được
đăng trên các Tạp chí, các cuốn giáo trình, sách chuyên khảo, khóa luận tốt
nghiệp, luận văn hay những sản phẩm khoa học khác. Chẳng hạn:
Có một số công trình nghiên cứu trong nước như: các cuốn giáo trình
Tư pháp quốc tế: Giáo trình “Tư pháp quốc tế” của Trường Đại học tổng hợp
Hà Nội (1994); Giáo trình “Tư pháp quốc tế” của Khoa luật Đại học quốc gia
Hà Nội, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội (2001); Giáo trình “Tư pháp quốc tế”
của Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân(2012).... Các cuốn sách
chuyên khảo: PGS.TS Đoàn Năng, “Một số vấn đề lý luận cơ bản về Tư pháp

quốc tế”, Nxb. Chính trị quốc gia (2001); Trần Thị Huệ, “Quyền sở hữu và
quyền năng của chủ sở hữu”, Khoa luật, Trường Đại học Hà Nội (2008);TS.
Doãn Hồng Nhung, “Pháp luật về nhà ở cho người Việt Nam định cư ở nước
ngoài và người nước ngoài tại Việt Nam”, Nxb. Xây dựng (2010),...Các công
trình, sản phẩm khoa học khác: Luận văn Phó tiến sỹ khoa học luật của Đoàn
Năng viết về “Quy chế pháp lý dân sự của công dân nước ngoài ở các nước xã
hội chủ nghĩa và Việt Nam”, Bacu (1986); Luận văn thạc sỹ luật học của
Phạm Thị Phượng viết về “Hoàn thiện pháp luật về quyền sở hữu của người
nước ngoài tại Việt Nam”, Hà Nội (2004); Khóa luận tốt nghiệp của Phạm
Thị Thu Trang, Trường Đại học luật Hà Nội viết về “Quyền sở hữu của người
nước ngoài ở Việt Nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn” (2011); Khóa
luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Thanh Huyền, Trường Đại học luật Hà Nội
viết về “Tìm hiểu các quy định về thí điểm cho người nước ngoài được mua
nhà ở tại Việt Nam” (2010); Khóa luận tốt nghiệp của Vũ Thị Hằng, Trường
Đại học luật Hà Nội viết về “Các biện pháp khuyến khích và bảo đảm đầu tư
theo Luật đầu tư 2005, Lý luận và thực tiễn” (2011)...
Bên cạnh đó, quyền sở hữu của người nước ngoài cũng là vấn đề được


các học giả trên thế giới quan tâm. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu
của các tác giả nước ngoài như: Business in asia (2016), “Foreigners Buying
and Leasing Property in Southeast Asia - Thailand, Cambodia, Vietnam,
Laos, ; Loanstreet (2016), “Buying Property
In Malaysia As A Foreigner”, ; Internationai living
(2016), “To Have Or To Lease: A Global Guide To Property Ownership
Rules And Restrictions”, ...
Các công trình nghiên cứu trên chỉ đề cập đến một, một vài khía cạnh
của quyền sở hữu của người nước ngoài mà không nghiên cứu một cách tổng
thể, có tính khái quát toàn diện hoặc chưa cập nhật được sự biến đổi của tình
hình mới hiện nay. Ngoài ra, cũng có một số công trình nghiên cứu toàn diện

về vấn đề này tuy nhiên lại nghiên cứu dựa trên các văn bản pháp luật đã cũ
và không còn hiệu lực.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài:
Về mặt thực tế cũng như pháp lý, tài sản được phân thành nhiều loại
khác nhau. Trong đó, cách phân loại tài sản bao gồm động sản và bất động
sản là phổ biến và tạo điều kiện thuận lợi đối việc nghiên cứu do động sản và
bất động sản có những đặc điểm rất khác nhau, chúng cần có những quy chế
pháp lý riêng biệt. Vì vậy, khi xem xét quyền sở hữu tài sản của người nước
ngoài, tôi xin được nghiên cứu phân chia tài sản thành động sản và bất động
sản.
Ngoài ra, quyền sở hữu của người nước ngoài là vấn đề có phạm vi và
nội dung rất rộng. Do thời gian cũng như kiến thức còn hạn chế, luận văn chỉ
nghiên cứu quyền sở hữu tài sản của người nước ngoài tại Việt Nam đối với
tài sản hữu hình trong các lĩnh vực dân sự và đầu tư, tập trung vào một số loại
động sản và bất động sản như: tài sản đưa vào đầu tư, kinh doanh; nhà ở và


bất động sản đưa vào đầu tư...
Đồng thời, luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật
Việt Nam và có sự so sánh đối chiếu với một số quy định trong pháp luật
quốc tế, pháp luật của một số nước.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn, trong quá trình nghiên cứu, tôi dựa vào:
phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đồng thời, tôi sử
dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: phương pháp phân
tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê...
5. Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn tập trung nghiên cứu các
vấn đề có liên quan đến quyền sở hữu tài sản của người nước ngoài trong lĩnh
vực dân sự và đầu tư và trả lời cho các câu hỏi sau:

- Thứ nhất, người nước ngoài là gì và người nước ngoài được quyền sở
hữu những loại tài sản nào?
- Thứ hai, quy chế pháp lý của người nước ngoài trong lĩnh vực sở hữu
tài sản ra sao?
- Thứ ba, hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành quy định như thế nào
về quyền sở hữu tài sản của người nước ngoài tại Việt Nam?
- Thứ tư, thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật
về quyền sở hữu tài sản của người nước ngoài tại Việt Nam ra sao?
6. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Bằng việc phân tích và nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt
Nam và pháp luật quốc tế, mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài là
làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản, một số quy định về quyền sở hữu của
người nước ngoài theo pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật quốc tế; phân


tích thực trạng thực thi các quy định về quyền sở hữu của người nước ngoài
trong đó có những vướng mắc còn tồn tại của pháp luật Việt Nam so với các
quy định của pháp luật quốc tế, từ đó đưa ra khuyến nghị cũng như phương
hướng hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực thi các quy định về quyền
sở hữu của người nước ngoài ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn:
Quyền sở hữu tài sản của người nước ngoài đã được nghiên cứu trong
nhiều công trình khoa học. Song, các công trình trước chỉ đề cập đến vấn đề
này một cách không toàn diện hoặc có toàn diện nhưng lại dựa trên những cơ
sở thực tiễn, cơ sở pháp lý đã không còn tính thời sự. Do đó, việc nghiên cứu
đề tài quyền sở hữu tài sản của người nước ngoài vẫn có tính mới.
So với các công trình trước, luận văn dự kiến có một số ý nghĩa khoa
học và thực tiễn sau:
Thứ nhất, luận văn nghiên cứu một cách tổng hợp, có hệ thống về
quyền sở hữu tài sản của người nước ngoài trong lĩnh vực dân sự và đầu tư

bao gồm quyền sở hữu đối với tài sản hữu hình là động sản và bất động sản.
Thứ hai, luận văn nghiên cứu làm rõ vấn đề dựa trên các cơ sở lý luận
và thực tiễn có tính thời sự; đồng thời, có sự so sánh, phân tích làm rõ các quy
định trong một số văn bản pháp luật mới như: Luật đầu tư 2014, Luật đất đai
2013, Luật nhà ở 2015, Bộ luật dân sự 2015...
Thứ ba, luận văn đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực
thi các quy định về quyền sở hữu của người nước ngoài ở Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập quốc tế. Các giải pháp này có tính thực tiễn và khả thi cao.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mục lục, phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo, và một số phụ lục đi kèm; nội dung của luận văn bao gồm ba


chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về quyền sở hữu của người
nước ngoài.
Chương 2: Thực trạng các quy định hiện hành về quyền sở hữu của
người nước ngoài ở Việt Nam.
Chương 3: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành các quy
định về quyền sở hữu của người nước ngoài ở Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập quốc tế.

CHƯƠNG 1


NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ
QUYỀN SỞ HỮU CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
1.1. Khái niệm người nước ngoài
Hiện nay, thuật ngữ “người nước ngoài” được sử dụng rộng rãi ở các
nước cũng như ở Việt Nam và nó được hiểu rất rộng, bao gồm:

- Người mang một quốc tịch nước ngoài;
- Người mang nhiều quốc tịch nước ngoài;
- Người không mang quốc tịch nước nào (gọi tắt là người không quốc
tịch).
Ngoài ra, thuật ngữ “người nước ngoài” còn được hiểu là công dân
nước ngoài. Trong pháp luật của nhiều nước trên thế giới, có một nét đặc
trưng chung nhất là đều lấy dấu hiệu quốc tịch để định nghĩa người nước
ngoài. Người nước ngoài là người không có quốc tịch của nước nơi mà họ
đang cư trú. Bất kỳ một cá nhân nào cư trú trên lãnh thổ một nước nhất định
mà không mang quốc tịch của quốc gia đó đều là người nước ngoài. Quốc tịch
luôn là căn cứ để xác định người đó là công dân nước nào hoặc là người
không thuộc công dân nước nào (người không quốc tịch). Quốc tịch luôn luôn
là một trong những yếu tố chủ yếu xác định quy chế nhân thân của con người.
Khái niệm người nước ngoài hiểu theo nghĩa rộng trong một số văn
bản pháp quy không chỉ dùng để chỉ thể nhân nước ngoài, mà còn dùng để chỉ
pháp nhân nước ngoài, đôi khi còn để chỉ cả quốc gia nước ngoài nữa. Người
nước ngoài theo nghĩa hẹp chỉ dùng để hiểu đó là công dân nước ngoài (hay
thể nhân nước ngoài) hoặc thậm chí cả người không quốc tịch. Có thể nói
cách hiểu như trên chỉ mang tính chất quy ước.
Xét riêng trong phạm vi Việt Nam, khái niệm người nước ngoài đã
được quy định trong nhiều văn bản khác nhau. Chẳng hạn:


Trước đây, theo Quyết định số 122/CP ngày 25/4/1977 của Hội đồng
Chính phủ về chính sách đối với người nước ngoài cư trú và làm ăn sinh sống
ở Việt Nam, khái niệm người nước ngoài được quy định trong Điều 1 như
sau: “Người nước ngoài gọi tắt là ngoại kiều là những người cư trú và làm
ăn sinh sống ở Viêt Nam, có quốc tịch nước khác, hoặc không có quốc tich”.
Quyết định trên chỉ áp dụng đối với những người nước ngoài cư trú và
làm ăn sinh sống ở Việt Nam. Ngoài ra, theo Điều 1, Điều 5 Luật quốc tịch

Việt Nam ngày 28/6/1998 và khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh nhập cảnh và xuất
cảnh cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2000; khoản 2
Điều 3 Nghị định số 138/2006/NĐ-CP ngày 15/11/2006 quy định chi tiết thi
hành các quy định của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài, “Người nước ngoài”được hiểu là người không có quốc tịch Việt Nam.
Phân tích nội dung khái niệm ở các luật và pháp lệnh trên ta thấy:
- Người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam. Vậy, họ có
thể là người có quốc tịch một nước khác, một vài nước khác hoặc không
mang quốc tịch nước nào.
- Người nước ngoài có thể cư trú trên lãnh thổ Việt Nam và cũng có
thể cư trú ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Hiện nay, khái niệm người nước ngoài được quy định trong Luật quốc
tịch năm 2008 và Luật xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước
ngoài tại Việt Nam năm 2014:
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Luật hộ tịch năm 2008 thì “Người
nước ngoài cư trú ở Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc
tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam”. Quy định này chỉ áp dụng với
người nước ngoài cư trú ở Việt Nam.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh,


cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 thì “Người nước
ngoài là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người không
quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam”.Quy định này
chỉ áp dụng đối với người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú
tại Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam, cơ quan, tổ chức, cá nhân
Việt Nam và nước ngoài có liên quan.
Phân tích nội dung khái niệm người nước ngoài ở hai văn bản luật trên
ta thấy:
- Cả 2 khái niệm đều lấy dấu hiệu quốc tịch để định nghĩa người nước

ngoài.
- Khái niệm người nước ngoài trong Luật quốc tịch năm 2008 được tiếp
cận với phạm vi hẹp. Người nước ngoài ở đây được tiếp cận với tư cách là
công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nghĩa là người nước ngoài
chỉ là cá nhân không bao gồm pháp nhân, quốc gia nước ngoài.
- Trong Luật xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước
ngoài tại Việt Nam năm 2014, khi định nghĩa người nước ngoài, luật chỉ nói
chung chung là “người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người
không quốc tịch...”. Như vậy, ta có thể hiểu, người nước ngoài bao gồm:
người có quốc tịch Việt Nam và quốc tịch nước ngoài; người chỉ có quốc tịch
nước ngoài; người không có quốc tịch. Ngoài ra, người nước ngoài ở đây chỉ
có thể là cá nhân.
Từ các khái niệm đã nêu ở trên, tác giả khái quát và đưa ra định nghĩa
về người nước ngoài như sau:
“Người nước ngoài là người không mang quốc tịch của quốc gia sở
tại, bao gồm người có quốc tịch nước khác và người không có quốc tịch”.
Như trên đã phân tích, định nghĩa người nước ngoài có thể được tiếp


cận ở nhiều góc độ, phạm vi khác nhau. Nếu hiểu theo nghĩa rộng, khái niệm
người nước ngoài bao gồm cả pháp nhân nước ngoài. Trong luận văn này, tôi
xin tiếp cận khái niệm người nước ngoài trong phạm vi: người nước ngoài
bao gồm cả cá nhân và pháp nhân nước ngoài, không bao gồm nhà nước nước
ngoài. Sở dĩ như vậy là bởi vì quốc gia nước ngoài có quy chế pháp lý đặc
biệt đó là được quyền miễn trừ về tư pháp. Nếu xếp cá nhân, pháp nhân nước
ngoài ngang hàng với quốc gia nước ngoài thì sẽ dẫn đến những sai lầm
nghiêm trọng về lý luận và những hệ quả tai hại về sự chà đạp chủ quyền
quốc gia.1
1.2. Nội dung quy chế pháp lý của người nước ngoài trong lĩnh vực
sở hữu tài sản

Nội dung quy chế pháp lý của người nước ngoài trong lĩnh vực sở hữu
tài sản là các yếu tố cấu thành nên quy chế pháp lý của người nước ngoài
trong lĩnh vực sở hữu tài sản. Bao gồm: quyền năng chủ thể; quyền và nghĩa
vụ của người nước ngoài trong lĩnh vực sở hữu tài sản và những biện pháp
pháp lý đảm bảo thực hiện quyền sở hữu tài sản của người nước ngoài. Cụ thể
như sau:
1.2.1. Quyền năng chủ thể của người nước ngoài trong lĩnh vực sở
hữu tài sản
Người nước ngoài là một trong những chủ thể cơ bản của Tư pháp quốc
tế. Quyền năng chủ thể của người nước ngoài trong lĩnh vực sở hữu tài sản là
khả năng pháp lý đặc trưng của người nước ngoài được hưởng những quyền
và gánh vác những nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực sở hữu tài
sản.
Quyền năng chủ thể của người nước ngoài trong lĩnh vực sở hữu tài sản
bao gồm hai phương diện: năng lực pháp luật và năng lực hành vi trong lĩnh


vực sở hữu tài sản. Trong thực tế pháp luật của các nước hiện nay, các khái
niệm về năng lực pháp luật và năng lực hành vi được hiểu rất khác nhau và
dẫn đến việc quy định trong pháp luật cũng khác nhau. Theo hệ thống của các
nước châu Âu lục địa mà tiêu biểu có thể kể đến là Pháp chẳng hạn thì cả hai
khái niệm trên được hiểu là “Năng lực pháp luật nói chung” (Capacite
Jouissance) và năng lực thực hiện nghĩa vụ (Capacité d’exercise). Theo hệ
thống pháp luật Anh –Mỹ (Common Law) thì năng lực chủ thể (Capacity)
bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
Hiện nay, trong khoa học pháp lý của Việt Nam cũng như một số nước,
năng lực pháp luật của cá nhân là khả năng người đó được hưởng các quyền
và gánh vác các nghĩa vụ mà pháp luật quy định; còn năng lực hành vi của cá
nhân là khả năng của chính người đó bằng các hành vi của mình thực hiện các
quyền và gánh vác các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.2

Xét riêng trong phạm vi Việt Nam, theo các quy định của pháp luật hiện
hành, người nước ngoài có những quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực sở hữu tài
sản như sau:
Trong bối cảnh đất nước cần thu hút sự đầu tư phát triển của người
nước ngoài, thì các quyền và nghĩa vụ trong nhóm lĩnh vực kinh tế nói chung,
quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực sở hữu tài sản nói riêng là lĩnh vực được
quan tâm chú ý khi người nước ngoài đến Việt Nam. Quyền và nghĩa vụ của
người nước ngoài đã được thể chế hóa trong đạo luật có hiệu lực pháp lý cao
nhất tại Việt Nam đó là Hiến pháp 2013.
Ở Hiến pháp 2013, khi xác định quyền và nghĩa vụ của “người nước
ngoài”, bên cạnh tiếp cận theo thuật ngữ “người nước ngoài” như ở các văn
bản quy phạm pháp luật: Luật hộ tịch; Luật xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh,
cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam đã đề cập ở trên còn phải tiếp cận


thông qua thuật ngữ “mọi người”. Thực chất, nội hàm của khái niệm “mọi
người” trong các quy định của Hiến pháp bao trùm tất cả các nhóm chủ thể
bao gồm cả công dân và người nước ngoài.
Điều 32 Hiến pháp 2013 khẳng định tại Khoản 1 như sau: “1. Mọi
người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu
sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các
tổ chức kinh tế khác”. Như vậy, tương tự như công dân Việt Nam, người
nước ngoài có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư
liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong
các tổ chức kinh tế khác.
Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, Khoản 2 Điều 5 Luật doanh nghiệp
năm 2014 có quy định về bảo đảm của Nhà nước đối với doanh nghiệp và
chủ sở hữu doanh nghiệp như sau: “2. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền
sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của
doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp”.

Luật đầu tư năm 2014 tại Khoản 3 Điều 5 cũng khẳng định: “Nhà nước
công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các
quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư”.
Các quy định trên chính là các quy định mang tính nguyên tắc để điều
chỉnh quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài trong lĩnh vực sở hữu tài sản.
Theo đó, quyền sở hữu tài sản của người nước ngoài tại Việt Nam được công
nhận và bảo hộ.
Song song với việc thụ hưởng quyền được Nhà nước trao cho thì cá
nhân cũng có nghĩa vụ tương xứng, phù hợp. Người nước ngoài cư trú ở Việt
Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam (Điều 48 Hiến pháp
2013). Khi người nước ngoài được hưởng đãi ngộ như công dân về “quyền sở


hữu về thu nhập hợp pháp”, “quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế”, thì
trong phạm vi được trao quyền, người nước ngoài cũng như mọi người có
trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Theo đó, liên quan trực tiếp
đến các hoạt động kinh doanh phát sinh lợi nhuận hay thu nhập hợp pháp, đó
là nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước. Điều này dẫn đến Điều 47 Hiến pháp
năm 2013 quy định: “Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định” để sửa
đổi, bổ sung cho quy định về “Công dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động
công ích theo quy định của pháp luật” ở Điều 80 Hiến pháp năm 1992 (sửa
đổi, bổ sung năm 2001) trước đây.
1.2.2. Các biện pháp pháp lý đảm bảo thực hiện quyền sở hữu của
người nước ngoài
Quyền sở hữu tài sản là một trong những quyền cơ bản của người nước
ngoài. Để đảm bảo quyền sở hữu nói chung; quyền sở hữu của người nước
ngoài nói riêng được thực thi trên thực tế, nhà nước ta đã có nhiều quy định
bảo vệ quyền sở hữu. Cụ thể:
Hiến pháp 2013 khẳng định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 32:
“2. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.

3. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi
ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng
mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị
trường”. Đồng thời, Điều 51 Hiến pháp 2015 quy định:“Nhà nước khuyến
khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác
đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp
phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản
xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa” (Điều 51


Hiến pháp 2013).
Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, Luật đầu tư 2014 quy định về bảo
đảm quyền sở hữu tại Điều 9 như sau: “1. Tài sản hợp pháp của nhà đầu tư
không bị quốc hữu hóa hoặc bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.2. Trường
hợp Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản vì lý do quốc phòng, an ninh
hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai thì nhà
đầu tư được thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp luật về trưng
mua, trưng dụng tài sản và quy định khác của pháp luật có liên quan”. Chiểu
theo hai quy định trên, ta có thể hiểu tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức
nước ngoài đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị
quốc hữu hóa.
Ngoài ra, các ngành luật hành chính, ngành luật dân sự, ngành luật hình
sự....cũng có quy định về việc bảo vệ quyền sở hữu thông qua nhiều biện
pháp khác nhau. Đó là các phương thức bảo vệ quyền sở hữu - các biện pháp
tác động bằng pháp luật đối với các hành vi xử sự của con người, ngăn ngừa
những hành vi xâm hại đến chủ sở hữu khi người này hành xử quyền của
mình. Tuy nhiên, đối với Tư pháp quốc tế, phương thức bảo vệ quyền sở hữu
của người nước ngoài thường là các biện pháp dân sự. Thông qua biện pháp
dân sự, cá nhân, tổ chức bị xâm phạm quyền sở hữu có thể dùng các phương
thức dân sự để tự bảo vệ quyền sở hữu hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có

thẩm quyền bảo vệ quyền sở hữu cho mình.
Điều 255 BLDS 2005 quy định “chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp
pháp có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình, tài sản đang chiếm
hữu hợp pháp bằng các quy định của pháp luật”. Quyền tự bảo vệ quyền của
chủ sở hữu được hiểu là quyền của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có
thể dùng bất kỳ biện pháp mà pháp luật không cấm để bảo vệ tài sản và quyền


sở hữu tài sản của mình như cất giữ, quản lý... Ngoài ra, quyền tự bảo vệ của
chủ sở hữu còn gắn liền với quyền ngăn cản bất kỳ chủ thể nào khác có hành
vi xâm phạm quyền sở hữu của mình; có quyền truy tìm, đòi lại tài sản bị
người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật.
Bên cạnh quyền tự bảo vệ, pháp luật dân sự còn quy định cho chủ sở
hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền “yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu
phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện
quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại”. Những
phương thức này gọi chung là phương thức kiện dân sự - phương thức được
áp dụng khi chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp không thể tự mình bảo vệ
được quyền sở hữu trước hành vi xâm hại của chủ thể khác gây ảnh hưởng tới
việc thực hiện quyền của chủ sở hữu của mình.3
1.3. Đặc điểm và vai trò của việc điều chỉnh pháp lý quyền sở hữu
của người nước ngoài
1.3.1. Đặc điểm của việc điều chỉnh pháp lý quyền sở hữu của người
nước ngoài
Việc điều chỉnh quyền sở hữu tài sản của người nước ngoài có liên
quan đến chủ thể người nước ngoài. Trong phạm vi luận văn, người viết chỉ
nghiên cứu cá nhân và pháp nhân nước ngoài. Cá nhân nước ngoài, như đã
trình bày ở các mục trên, là người mang quốc tịch nước ngoài hoặc người
không có quốc tịch. Tương tự như vậy, pháp nhân nước ngoài là pháp nhân

mang quốc tịch của quốc gia nhất định, được tổ chức và hoạt động theo pháp
luật của quốc gia đó. Nói cách khác, năng lực pháp luật dân sự và một số vấn
đề pháp lý khác của cá nhân, pháp nhân nước ngoài (chẳng hạn: điều kiện và
thủ tục thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể pháp nhân, thanh lý


tài sản khi pháp nhân phá sản...) sẽ do pháp luật của nước cá nhân, pháp
nhân nước ngoài mang quốc tịch quyết định.
Khi cá nhân nước ngoài sang một quốc gia khác thăm quan, du lịch,
thăm thân nhân, học tập, lao động, làm việc, sinh sống...; khi pháp nhân ra
nước ngoài kinh doanh, đầu tư...; họ sẽ đồng thời phải tuân thủ các quy định
của pháp luật quốc gia sở tại. Việc quy định địa vị pháp lý của người nước
ngoài tại quốc gia sở tại bao gồm những quyền và nghĩa vụ gì; người nước
ngoài chỉ được tiến hành những hoạt động gì, trong lĩnh vực nào, ở phạm vi
nào,...là quyền của quốc gia sở tại. Những vấn đề này thường được quy định
trong văn bản pháp luật quốc gia (Bộ luật dân sự, Luật đầu tư, Luật nhà ở...)
và cả trong các điều ước quốc tế mà nước sở tại ký kết hoặc tham gia (ví dụ:
các điều ước quốc tế đa phương trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế; các
hiệp định buôn bán và hàng hải, các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư,
các hiệp định thương mại giữa các nước...)
Như vậy, đặc điểm quy chế pháp lý dân sự của người nước ngoài nói
chung thể hiện trước hết ở chỗ cùng một lúc người nước ngoài phải tuân theo
hai hệ thống pháp luật đó là pháp luật quốc gia nơi người nước ngoài mang
quốc tịch và pháp luật quốc gia sở tại.
Quyền sở hữu của người nước ngoài trong lĩnh vực sở hữu tài sản là
một trong những quyền dân sự của người nước ngoài. Do đó, đặc điểm quy
chế pháp lý của người nước ngoài trong lĩnh vực sở hữu tài sản mang đặc
điểm chung của quy chế pháp lý dân sự của người nước ngoài đó là chịu sự
điều chỉnh của hai hệ thống pháp luật.
Ngoài ra, đặc điểm quy chế pháp lý của người nước ngoài trong lĩnh

vực sở hữu tài sản của người nước ngoài còn thể hiện ở chỗ nếu quyền và lợi
ích hợp pháp của người nước ngoài trong lĩnh vực sở hữu tài sản trên lãnh thổ


quốc gia sở tại bị xâm phạm thì người nước ngoài sẽ được nhà nước của mình
bảo hộ về mặt ngoại giao.
Nội dung quy chế pháp lý của người nước ngoài trong lĩnh vực sở hữu
tài sản ở các nước không giống nhau. Nó tùy thuộc vào thái độ chính trị,
chính sách kinh tế đối ngoại của nước sở tại, vai trò của vốn, công nghệ, kỹ
thuật của nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế xã hội của nước sở tại.
Xu thế chung hiện nay trên thế giới là quá trình quốc tế hóa mọi mặt
đời sống, đặc biệt đời sống kinh tế ngày càng được đẩy mạnh; các nước đều
phải thực hiện chính sách mở cửa (đặc biệt là các nước đang phát triển) nhằm
tranh thủ vốn, khoa học – kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên
tiến của nước ngoài để thúc đầy phát triển kinh tế - xã hội của mình, hòa nhập
với các nền kinh tế thế giới. Vì vậy, hoạt động của người nước ngoài ở các
nước sẽ ngày càng trở nên sôi động. Điều đó sẽ làm cho nội dung quy chế
pháp lý của người nước ngoài trong lĩnh vực sở hữu tài sản ngày càng được
quy định đầy đủ và thoáng hơn.
1.3.2. Vai trò của việc điều chỉnh pháp lý quyền sở hữu của người
nước ngoài
Chế định sở hữu nói chung, chế định sở hữu tài sản nói riêng là một
trong những nội dung quan trọng của luật dân sự bất kỳ một quốc gia nào.
Việc điều chỉnh pháp lý quyền sở hữu của người nước ngoài không chỉ có vai
trò pháp lý mà còn có vai trò thực tiễn sâu sắc.
- Về vai trò pháp lý:
Trong xu thế toàn cầu hóa nói chung, hội nhập kinh tế quốc tế nói
riêng, các giao dịch dân sự; các quan hệ hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu
tư...phát triển mạnh mẽ. Kéo theo đó, số lượng các vụ việc dân sự gia tăng
một cách đáng kể.



Trong điều kiện đó, chế định sở hữu tài sản của người nước ngoài đóng
vai trò chủ chốt và là nền tảng cho việc thực hiện các giao dịch liên quan đến
quyền sở hữu tài sản của người nước ngoài, là cơ sở pháp lý cho việc sở hữu
tài sản của người nước ngoải. Trên cơ sở các quy định của pháp luật, người
nước ngoài sẽ hiểu được mình được sở hữu những loại tài sản gì và phạm vi
sở hữu tài sản của mình ra sao để từ đó tiến hành các giao dịch dân sự; tiến
hành các hoạt động đầu tư kinh doanh vừa đảm bảo quyền sở hữu vừa đem lại
hiệu quả tích cực cho bản thân. Bên cạnh đó, chế định quyền sở hữu tài sản
của người nước ngoài cũng giúp người nước ngoài có thể nắm được quyền và
nghĩa vụ cụ thể của mình trong lĩnh vực sở hữu tài sản; hình dung được hệ
thống pháp luật nào sẽ được áp dụng giải quyết trong trường hợp có tranh
chấp xảy ra.
Ngoài ra, chế định quyền sở hữu tài sản của người nước ngoài cũng có
vai trò đối với hoạt động của tòa án. Chế định này là cơ sở pháp lý để các cơ
quan, cá nhân có thẩm quyền đưa ra các phán quyết, hướng giải quyết cụ thể
đối với các vụ việc liên quan đến quyến sở hữu tài sản của người nước ngoài.
- Vai trò thực tiễn:
Không chỉ có vai trò pháp lý, chế định quyền sở hữu tài sản của người
nước ngoài còn có vai trò thực tiễn sâu sắc. Quyền sở hữu là chế định trung
tâm trong bất kỳ hệ thống pháp luật nào. Nó có vai trò quan trọng trong đời
sống kinh tế - xã hội cũng như trong pháp luật dân sự. Nó là một trong những
tiền đề vật chất cho sự phát triển kinh tế, vì quyền sở hữu phản ánh mức độ xử
sự mà pháp luật cho phép một chủ thể được thực hiện trong quá trình chiếm
hữu, sử dụng và định đoạt tài sản. Mức độ xử sự ấy quy định giới hạn và khả
năng thực hiện của họ trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia
lao động sản xuất, kinh doanh...Điều đó tác động trực tiếp đến nền kinh tế,



thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.
Lý luận và thực tiễn đã cho thấy đối với các tranh chấp có yếu tố nước
ngoài sẽ có nhiều hệ thống pháp luật có thể giải quyết, đặc biệt vấn đề sở hữu
tài sản của người nước ngoài lại là một vấn đề nhạy cảm vì liên quan đến
quyền lợi dân sự của họ. Vì vậy, cần có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh,
quy định rõ về quyền sở hữu của người nước ngoài. Trên cơ sở các quy định
pháp luật quốc tế cũng như các quy định pháp luật của quốc gia, việc thực
hiện các quyền liên quan đến sở hữu tài sản của người nước ngoài sẽ trở nên
quy củ hơn, dễ dàng hơn. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, khi
các hoạt động dân sự, kinh tế, thương mại phát triển vô cùng sôi động, số
lượng người nước ngoài vào Việt Nam gia tăng nhanh chóng, vai trò thực tiễn
của việc điều chỉnh pháp lý quyền sở hữu của người nước ngoài càng thể hiện
rõ nét. Nhờ có hệ thống các quy định bảo hộ quyền sở hữu tài sản của người
nước ngoài, những người nước ngoài ngày càng yên tâm tiến hành các giao
dịch dân sự và lựa chọn Việt Nam là điểm đến để đầu tư, kinh doanh. Do đó,
nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều khởi sắc mới và những bước phát triển đáng
kể.
1.4. Quá trình hình thành và phát triển hệ thống các quy định pháp
luật về quyền sở hữu tài sản của người nước ngoài ở Việt Nam
1.4.1. Trong lĩnh vực sở hữu động sản
1.4.1.1. Điều ước quốc tế
Một trong những nguyên tắc xuyên suốt trong các Điều ước quốc tế mà
Việt Nam tham gia ký kết yêu cầu các quốc gia thành viên phải thực hiện là
nguyên tắc đối xử quốc gia (National Treatment – NT). Nguyên tắc này quy
định nước sở tại dành cho công dân nước ngoài chế độ đối xử như công dân
quốc gia mình về các quyền và lợi ích hợp pháp, trong đó có quyền sở hữu tài


sản. Ví dụ, trong Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về vấn đề dân sự và
hình sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên Bang Nga năm

1999, Điều 38 quy định: “Công dân của bên ký kết này có thể được hưởng tài
sản và các quyền khác trên lãnh thổ của nước bên ký kết kia do thừa kế theo
pháp luật hoặc thừa kế theo di chúc theo cùng những điều kiện như công dân
của bên ký kết đó”.
Bên cạnh nguyên tắc đối xử quốc gia, các nguyên tắc: Tối huệ quốc
(Most the Favoured nation Treatment – MFN), nguyên tắc đãi ngộ đặc biệt,
hay nguyên tắc có đi có lại...cũng được đề cập đến trong hệ thống pháp luật
quốc tế. Việc áp dụng nguyên tắc nào sẽ phụ thuộc vào mối quan hệ giữa các
quốc gia với nhau. Đối với Việt Nam, mặc dù phụ thuộc vào mối quan hệ
giữa các quốc gia mà Việt Nam sẽ được áp dụng các chế độ khác nhau nhưng
nhìn chung, các nguyên tắc này đều yêu cầu pháp luật Việt Nam có những
quy định rõ ràng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nước ngoài,
trong đó có quyền sở hữu tài sản.
Ví dụ: Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự và hình sự
giữa Việt Nam và Liên Bang Nga (Điều 1), Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
(Điều 2)...; Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (Điều 1. Điều 2); Hiệp
định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Cộng hòa Trung Hoa (Điều 3, Điều
4); Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACA); Hiệp định thương mại hàng
hóa GATT 1994 (Điều 1, Phần I; Điều 3 Phần II)...
1.4.1.2. Pháp luật quốc gia
Trước khi Hiến pháp 2013 ra đời, pháp luật Việt Nam chưa có một văn
bản chuyên biệt nào quy định về quyền sở hữu tài sản của người nước ngoài
tại Việt Nam. Đồng thời, những quy định về quyền sở hữu tài sản của người
nước ngoài cũng không có một điều luật cụ thể nào quy định rõ ràng những


loại động sản người nước ngoài được quyền sở hữu. Quyền sở hữu của họ chỉ
được hiểu qua những quy định chung chung mà thôi.
Trước đây, khi BLDS 1995 chưa được ban hành thì pháp luật Việt Nam
chưa có quy định chung và đầy đủ về quyền sở hữu tài sản của người nước

ngoài. Các quy định về vấn đề này nằm rải rác ở rất nhiều văn bản khác nhau.
Chẳng hạn, theo Điều 7 Quyết định số 122/CP ngày 25/4/1977 của Hội đồng
Chính phủ về chính sách đối với đối với người nước ngoài cư trú và làm ăn
sinh sống tại Việt Nam (chúng ta gọi là người nước ngoài định cư tại Việt
Nam) được hưởng quyền sở hữu cá nhân về thu nhập hợp pháp, về tư liệu
sinh hoạt và những công cụ sản xuất nhất định theo pháp luật Việt Nam.
Ngoài ra, để mở rộng hợp tác kinh tế với người nước ngoài, đẩy mạnh
xuất nhập khẩu, phát triển kinh tế trên cơ sở khai thác có hiệu quả tài nguyên
lao động và các tiềm năng khác của đất nước, Điều 25 Hiến pháp năm 1992,
Điều 1 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đã khẳng định việc
thừa nhận và bảo vệ quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với vốn đầu
tư do họ đưa vào Việt Nam, đối với các quyền về tài sản và các quyền lợi
khác của họ khi các quyền đó được hình thành trên cơ sở của pháp luật Việt Nam.
Cũng trong thời gian trước khi ban hành BLDS năm 1995, pháp luật
nước ta chưa có quy định về quyền sở hữu của người nước ngoài không thuộc
diện định cư hoặc đang đầu tư tại Việt Nam. Trên thực tế, những người này
vẫn có quyền sở hữu đối với tư liệu sinh hoạt, thu nhập hợp pháp và các động
sản khác trên lãnh thổ Việt Nam.
Đến khi BLDS 1995 ra đời, nó đã có những quy định chung về quy chế
pháp lý của người nước ngoài trong lĩnh vực sở hữu tài sản. Điều 830 Bộ luật
này quy định “người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam
như công dân Việt Nam”.


×