Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Một số nét đặc sắc nội dung và nghệ thuật thơ điền viên đời đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (749.49 KB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

NGUYỄN THỊ HƢƠNG MAI

MỘT SỐ NÉT ĐẶC SẮC NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT
THƠ ĐIỀN VIÊN ĐỜI ĐƢỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SƠN LA, NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

NGUYỄN THỊ HƢƠNG MAI

MỘT SỐ NÉT ĐẶC SẮC NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT
THƠ ĐIỀN VIÊN ĐỜI ĐƢỜNG

Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn: Ths. Hà Thị Hải

SƠN LA, NĂM 2017


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngữ Văn (đặc biệt là các


thầy cô trong tổ Lí luận - Văn học nước ngoài) đã tạo điều kiện ủng hộ và giúp
đỡ em trong quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo, ThS. Hà Thị Hải đã tận
tình giúp đỡ, chỉ bảo và động viên, tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực
hiện khóa luận tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể lớp K54 Đại học Sư phạm
Ngữ Văn, các cán bộ ở bộ phận thư viện Trường Đại học Tây Bắc đã giúp đỡ em
trong quá trình sưu tầm tài liệu để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, nghiên cứu
khoa học.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 5 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Thị Hƣơng Mai


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
2.1. Ở Trung Quốc ......................................................................................... 2
2.2. Ở Việt Nam ............................................................................................. 4
3. Đối tượng, phạm vi, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................. 6
3.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 6
3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 6
3.3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 7
3.4. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 7
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 7
4.1. Phương pháp khảo sát thống kê ............................................................... 7
4.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp ............................................................ 7

4.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu .............................................................. 7
5. Đóng góp của khóa luận ................................................................................ 8
6. Cấu trúc của khóa luận .................................................................................. 8
CHƢƠNG 1. ĐẶC SẮC NỘI DUNG THƠ ĐIỀN VIÊN ĐỜI ĐƢỜNG ......... 9
1.1. Một số khái niệm ........................................................................................ 9
1.1.1. Nội dung tác phẩm văn học .................................................................. 9
1.1.2. Hình tượng nghệ thuật ........................................................................ 10
1.1.3. Thơ điền viên ..................................................................................... 11
1.2. Những hình tượng tiêu biểu trong thơ điền viên đời Đường ..................... 12
1.2.1. Cánh đồng .......................................................................................... 13
1.2.1.1. Cánh đồng lúa ....................................................................... 14
1.2.1.2. Cánh đồng cỏ ......................................................................... 16
1.2.2. Vườn .................................................................................................. 18
1.2.2.1. Vườn hoa ............................................................................... 18
1.3.2.2. Vườn cây ăn quả .................................................................... 20
1.3.3. Ao ...................................................................................................... 22


1.2.4. Con vật ............................................................................................... 24
1.2.5. Con người .......................................................................................... 26
Tiểu kết ........................................................................................................ 28
CHƢƠNG 2. ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT THƠ ĐIỀN VIÊN ĐỜI ĐƢỜNG . 29
2.1. Khái niệm hình thức tác phẩm văn học ..................................................... 29
2.2. Những phương diện nghệ thuật cơ bản của thơ điền viên đời Đường ....... 30
2.2.1. Điểm nhìn........................................................................................... 30
2.2.2. Ngôn ngữ ........................................................................................... 32
2.2.2.1. Hàm súc ................................................................................. 33
2.2.2.2. Hệ thống từ vựng phong phú .................................................. 34
2.2.2.3. Giàu tính nhạc, họa ............................................................... 37
2.2.2.4. Một số biện pháp nghệ thuật khác.......................................... 41

2.2.3. Thể loại .............................................................................................. 45
2.2.3.1. Thể bát cú ............................................................................. 45
2.2.3.2. Thể tuyệt cú............................................................................ 48
2.2.3.3. Thể cổ thi ............................................................................... 50
Tiểu kết ........................................................................................................ 51
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 56


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Gần 3000 năm trước đây, ở đất nước tươi đẹp nơi phù sa hai con sông vĩ
đại Hoàng Hà và Dương Tử bồi đắp nên, người ta đã nghe văng vẳng những lời
ca nồng đượm mà thanh tao, ngọt ngào mà trang nhã, tình tứ mà phiêu du: “Quan
quan thư cưu, tại hà chi châu, yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu” (Quan thư Kinh thi). Phải chăng vì thế mà nhân loại gọi đất nước ấy là xứ sở của thi ca.
Nói đến thơ cổ điển Trung Quốc, người ta chỉ hay nói đến thơ Đường. Thơ
ca đời Đường như một vườn hoa trăm sắc nở rộ với nội dung phong phú, đa
dạng, hoàn mỹ và nghệ thuật thơ trác việt. Trong thế giới Đường thi ấy, thơ điền
viên là mảng thơ khá nổi bật với tên tuổi của những thi nhân kiệt xuất như
Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên, Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị… Mảng thơ này
cùng với thơ biên tái, thơ sơn thủy, thơ du tiên, du hiệp, thơ vịnh vật, vịnh sử…
đã tạo nên diện mạo kính vạn hoa thống nhất, đa dạng và sức sống mãnh liệt,
sinh khí tràn trề của thi ca đời Đường. Tìm hiểu về thơ điền viên đời Đường
không những giúp mỗi chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về nội dung và nghệ
thuật của mảng thơ này nói riêng mà còn mở rộng được kiến thức đối với thơ ca
đời Đường nói chung, từ đó phần nào hiểu được tại sao thơ ca thời Đường lại có
vai trò quan trọng trong việc “làm nên thời đại hoàng kim” của thơ ca cổ điển
Trung Quốc.
1.2. Lí do thứ hai thôi thúc khiến tôi lựa chọn đề tài này xuất phát từ sự yêu
thích của tôi đối với thơ điền viên đời Đường. Thơ điền viên đời Đường hay và

trong sáng, hình ảnh được miêu tả cũng như không gian trong thơ vô cùng gần
gũi, thân thuộc nên khi đọc ta dễ dàng hình dung, tưởng tượng và cảm nhận
được những vẻ đẹp của thiên nhiên, của cảnh vật hay đơn giản là vẻ đẹp của bức
tranh cuộc sống sinh hoạt hằng ngày từ đó thấy được thông điệp tư tưởng, tình
cảm trong sáng mà tác giả muốn gửi gắm vào trong đó. Càng đọc ta lại càng
thấy yêu thích nó hơn, càng muốn chìm đắm thêm chút nữa trong không gian
điền viên lãng mạn tươi đẹp ấy. Chiêm ngưỡng, cảm nhận cái đẹp cũng là một
cách để ta thư giãn, hưởng thụ cuộc sống.
1


1.3. Thơ Đường chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình văn học ở
trường Phổ thông, Cao đẳng, Đại học và ngày càng trở nên hấp dẫn đối với các
thế hệ độc giả. Đó chính là động lực khiến người viết tiếp tục tiếp bước cuộc
hành trình văn học đến với thơ ca đời Đường qua đề tài “Thơ điền viên đời
Đường”. Đặc biệt là đã có một số bài thơ điền viên đời Đường được tìm hiểu
trong chương trình Đại học và Trung học phổ thông, đồng thời cũng có nhiều
bài thơ trong văn học Việt Nam có liên quan đến đề tài điền viên cho nên việc
tìm hiểu đề tài này sẽ giúp ta có thêm kiến thức bổ sung vào sự am hiểu về thơ
ca Trung Quốc, liên hệ và bổ sung thêm kiến thức mở rộng cho văn học trung
đại Việt Nam, lấy đó làm tư liệu để tham khảo giảng dạy trong nhà trường phổ
thông sau này.
2. Lịch sử vấn đề
Với nội dung phong phú và nghệ thuật đặc sắc, thơ điền viên đời Đường đã
trở thành đối tượng tìm hiểu của nhiều nhà nghiên cứu ở Trung Quốc cũng như
Việt Nam:
2.1. Ở Trung Quốc
Trong cuốn Lịch sử văn học Trung Quốc của Sở nghiên cứu văn học thuộc
Viện khoa học xã hội Trung Quốc (Dư Quan Anh - Tiền Chung Thư - Phạm
Ninh chủ biên) các tác giả chỉ mới dừng lại ở việc khái quát về sự phân chia

trường phái và tính kế thừa của phái sơn thủy điền viên: “Sự phân chia các
trường phái theo đề tài… như Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên là nhà thơ sơn thủy
điền viên” và nhận định: “Các nhà thơ sơn thủy điền viên kế thừa truyền thống
nghệ thuật của Tạ Linh Vận và Đào Uyên Minh. Trong việc phản ánh vẻ đẹp
thiên nhiên cũng như trong kỹ xảo miêu tả họ có phát triển thêm và làm cho
phong phú hơn” [1, 415]. Ở đây các tác giả cho rằng sự phân biệt giữa hai đề tài
sơn thủy (sông núi) và điền viên (ruộng vườn) là không rõ nét vì chúng đều nói
về thiên nhiên, về cảnh vật tự nhiên của thế giới khách quan.
Đại cương lịch sử văn hóa Trung Quốc (Ngô Vinh Chính - Vương Miện
Quý chủ biên) xác định thời Thịnh Đường thơ Trung Quốc có hai phái thơ chính
trong đó một phái là “phái điền viên do Mạnh Hạo Nhiên, Vương Duy làm chủ
2


chốt, chuyên miêu tả cảnh ruộng vườn nhàn tản…” [4, 205]. Như vậy, ở đây tác
giả đã đề cập tới đối tượng chính mà thơ điền viên đời Đường hướng tới.
Chuyên luận Đường thi học dẫn luận của Trần Bá Hải khẳng định: “Trên
thi đàn Thịnh Đường quần tinh lấp lánh, có hai trào lưu đặc biệt thu hút sự chú
ý của mọi người, một là trào lưu thơ biên tái… hai là trào lưu thơ sơn thủy điền
viên do Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên, Trừ Quang Hy làm đại diện. Thơ sơn
thủy điền viên tổng hợp truyền thống vịnh tả điền viên của Đào Uyên Minh và tả
cảnh sơn thủy của Tạ Linh Vận nhưng biến đổi thêm, lấy tình thú điền viên
thưởng thức sơn thủy, lại lấy nhãn quan sơn thủy để thưởng thức điền viên” [11,
141]. Như vậy ở đây tác giả vừa nói lên được vị trí của thơ điền viên trong dòng
chảy thơ Đường vừa đề cập đến cảm hứng khi miêu tả và cảm nhận thiên nhiên
của các thi nhân đời Đường.
Các tác giả của sách Tinh hoa tri thức văn hóa Trung Quốc nhận xét về các
nhà thơ điền viên: “Về mặt nghệ thuật, thơ họ ngày càng tinh tế. Thông qua việc
miêu tả cảnh sắc điền viên, họ bộc lộ tấm lòng tha thiết đối với cuộc sống yên
tĩnh và lòng mến yêu phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Qua đó họ cũng nói lên

nỗi buồn khi có tài mà không gặp vận và sự oán ghét đối với bọn quan trường
hủ bại” [17, 1177].
Tác giả cuốn Khái yếu văn học lịch sử Trung Quốc cho rằng tác phẩm của
các thi nhân điền viên “phần lớn phản ánh tâm tư tình cảm nhàn tản, ẩn dật,
màu sắc thanh đạm, tình ý sâu xa, sử dụng nhiều hình thức cổ thể năm chữ và
thơ luật năm chữ” [16, 242].
Lâm Ngữ Đường trong Nhân sinh quan và thơ văn Trung Hoa còn đặc biệt đề
cao nghệ thuật ấn tượng của thi phái điền viên đến mức cho rằng riêng kỹ thuật tả
cảnh của thi phái này đã thâu gọn cả đặc trưng nghệ thuật của thơ Trung Hoa.
Khi nhận xét về đặc điểm nội dung, nghệ thuật của thơ điền viên, các nhà
nghiên cứu Trung Quốc đều có ý kiến tương đối thống nhất, họ đánh giá rất cao
về dòng thơ này trong việc biểu hiện đời sống tinh thần con người thông qua
những phương tiện nghệ thuật độc đáo.

3


2.2. Ở Việt Nam
Về mảng thơ điền viên đặc sắc đời Đường mà Vương Duy, Mạnh Hạo
Nhiên là đại diện, các nhà nghiên cứu Việt Nam phần nhiều đều dựa theo quan
niệm của các tác giả Trung Quốc:
Nhận xét về thơ điền viên đời Đường, Lê Nguyễn Lưu trong cuốn Đường
thi tuyển dịch đã viết: “Một số nhà thơ có khuynh hướng thoát ly nhìn nông thôn
bằng con mắt Lão - Trang, vẽ ra khung cảnh ruộng vườn phù hợp với tâm trạng
nhàn dật của họ. Thiên nhiên ở đó chưa chan khí vị đạo học, trong sáng êm
đềm… Những cảnh sinh hoạt nông thôn cũng được họ miêu tả đầy đủ, nhưng
công việc điền gia không có gì lam lũ, vất vả mà xem ra lại nhẹ nhàng, hấp
dẫn” [22, 126 -127].
Trong cuốn giáo trình Lịch sử văn học Trung Quốc các tác giả Trương
Chính, Trần Xuân Đề, Nguyễn Khắc Phi cũng nhận xét thơ tả cảnh của Vương

Duy, Mạnh Hạo Nhiên là “thứ thơ sơn thủy điền viên của những người siêu
thoát, nhàn nhã, tách rời cuộc sống xã hội” [3, 11].
Trần Trung Hỷ trong chuyên luận Thơ sơn thủy cổ trung đại Trung Quốc
cho rằng: “Thơ điền viên là thơ lấy cảnh nông thôn, loại cảnh quan nhân vi (tức
cảnh vật do bàn tay con người tái tạo sắp xếp) làm đối tượng thẩm mỹ chính, về
tâm lý tỏ ra an nhiên, tự tại, ổn định” [18, 11]. Và theo tác giả, đối tượng chủ
yếu của thơ điền viên là cảnh nông thôn mang tính nhân tạo, thể hiện ý thức quy
ẩn theo mô hình xã hội nông nghiệp cổ truyền, bình lặng và ổn định.
Trong cuốn Lịch sử văn học Trung Quốc (tập 1), Lê Huy Tiêu có nhắc tới
thơ điền viên đời Đường nhưng vẫn chỉ là ở vấn đề phân chia trường phái thơ
này theo phương diện về đề tài và phương pháp sáng tác. Trong đó theo đề tài,
ông nhận thấy thơ điền viên đời Đường được chia làm hai nhánh, một nhánh
tiến bộ, tích cực gần với thơ xã hội miêu tả đúng thực trạng nghèo nàn, khốn
khổ của hiện thực nông thôn, một nhánh bao gồm một số tác giả có tư tưởng
tiêu cực có khuynh hướng thoát ly, ông viết: “Các nhà thơ của thời kỳ này
như Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên… là nhà thơ sơn thủy điền viên…tư tưởng
của họ lại mang nhân tố tiêu cực trốn tránh hiện thực…” [28, 415]. Còn dựa
4


trên phương pháp sáng tác thì ông lại chia thành hai nhánh: trường phái thơ
lãng mạn với đại diện tiêu biểu là Lí Bạch và trường phái thơ hiện thực mà đại
diện tiêu biểu là Đỗ Phủ.
Chuyên luận đầu tiên ở nước ta nghiên cứu có chiều sâu về riêng mảng thơ
điền viên đời Đường đó là luận án Thơ điền viên đời Đường của tác giả Đỗ Thị
Hà Giang. Luận án này đã đưa ra khái niệm “thơ điền viên đời Đường”, nhấn
mạnh những đặc điểm riêng biệt của nó, khác với thơ điền viên Trung Hoa nói
chung, cũng khác với thơ điền viên đời Tấn và thơ điền viên đời Tống của
những tên tuổi trứ danh như Đào Uyên Minh, Phạm Thành Đại trong lịch sử thơ
điền viên Trung Quốc: “Thơ điền viên đời Đường là thơ miêu tả cảnh sắc tự

nhiên và không gian sinh hoạt của chủ thể trữ tình chủ yếu ở nơi ruộng vườn
thôn dã nhằm biểu đạt tâm thức ẩn dật, an nhiên, thanh thản, thoát tục” [9, 49].
Từ hướng tiếp cận văn hóa, luận án này cho thấy cội nguồn sâu xa làm nảy
sinh một hiện tượng có thể xem là “đặc sản” của nền văn hóa và văn học Trung
Hoa - thơ điền viên - từ lúc phôi thai đến thời kỳ phát triển thành một dòng thơ
nổi tiếng đời Đường. Những quan niệm về thiên nhiên và chốn điền viên từ triết
học, tôn giáo, phong tục tập quán và tâm linh của người Trung Hoa đã có ảnh
hưởng khá sâu đậm tới đặc trưng thơ điền viên và tâm thức của thi nhân.
Ở nước ta nhìn chung cho tới nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu
mang tính chuyên biệt đề cập đến thơ điền viên đời Đường với tư cách một loại
hình độc đáo dù người ta đã bàn rất nhiều đến thơ điền viên như một trường lưu
không thể thiếu trong nguồn chảy bất tận của Đường thi. Đa số các nhà nghiên
cứu ghép thơ điền viên với thơ sơn thủy thành một dòng gọi là thơ sơn thủy điền viên và đánh giá nó là một dòng thơ nổi bật đời Đường với nhiều thành tựu
xuất sắc.
Luận án của tác giả này đặc biệt quan tâm tới sự kết hợp hài hòa của nội
dung và nghệ thuật thơ điền viên để tạo nên những cảnh giới nghệ thuật độc đáo,
đi sâu khám phá đặc trưng cơ bản, cốt lõi của thơ điền viên trên ba phương diện:
miêu tả cảnh sắc điền viên, phác họa cuộc sống ẩn dật và tâm thức của thi nhân.
Cảnh sắc tự nhiên và không gian sinh hoạt trong thơ điền viên đời Đường không
5


đơn thuần chỉ giới hạn ở phạm vi nông thôn mà bao hàm cả cảnh sắc điền viên
như ruộng, vườn, đồng, bãi… và cảnh sắc sơn thủy như sông, núi, suối, khe…
Hầu hết các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc và Việt Nam đều ghi nhận sự
xuất hiện nổi bật của phái thơ điền viên đời Đường. Các ý kiến đều đánh giá cao
đặc trưng nội dung, nghệ thuật của thơ điền viên, khẳng định đóng góp quan
trọng của thi phái này trong sự phát triển rực rỡ của thơ Đường. Song những
khẳng định đó mới chỉ dừng ở mức độ khái quát về trường phái thơ điền viên
đời Đường, nếu có tìm hiểu cụ thể hơn về thơ điền viên đời Đường thì cũng chỉ

theo đúng bút pháp thủy mặc trứ danh trong hội họa Trung Hoa, nghĩa là chỉ
chấm phá vài nét. Mặc dù đã có công trình nghiên cứu chuyên sâu ở Việt Nam
về thơ điền viên đời Đường, đó là luận án của tác giả Đỗ Thị Hà Giang, song
luận án này lại không đi sâu phân tích những đặc điểm nội dung và nghệ thuật
cơ bản của thơ điền viên đời Đường. Chính vì vậy, với quy mô của một khóa
luận, chúng tôi xin được khảo sát, tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này để người
đọc có thể nắm bắt được chi tiết hơn về nội dung đặc sắc và nghệ thuật thơ trác
việt của thơ điền viên đời Đường.
3. Đối tƣợng, phạm vi, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là nội dung và nghệ thuật thơ điền viên
đời Đường qua các bài thơ đã được dịch ra tiếng Việt.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài đi sâu nghiên cứu một số nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật thơ
điền viên đời Đường. Phạm vi khảo sát là cuốn Đường Thi tuyển dịch, tập I, II
của Lê Nguyễn Lưu (NXB Thuận Hóa, 1997). Dòng thơ điền viên đời Đường có
nhiều đại diện xuất sắc nhưng ở khóa luận này người viết chỉ chọn thơ của
Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên, Lí Bạch làm đối tượng nghiên cứu chính bởi vì
đây là những đại diện xuất sắc nhất của dòng thơ này, ngoài ra chúng tôi còn
nghiên cứu và khảo sát thêm một số tác giả khác: Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Vi Ứng
Vật, Lí Thân…

6


3.3. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu thơ điền viên đời Đường nhằm khám phá
con đường tạo ra sức hấp dẫn bền bỉ không phai nhạt trong tâm thức độc giả.
Qua việc tìm ra nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của thơ điền viên đời
Đường, người viết hi vọng giúp các bạn có cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn về

mảng thơ nổi tiếng này.
3.4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khóa luận có nhiệm vụ làm sáng rõ những đặc sắc về nội dung và nghệ
thuật trong thơ điền viên đời Đường. Trong quá trình thực hiện khóa luận chúng
tôi sẽ đi vào phân tích những bài thơ tiêu biểu về đề tài điền viên và mang giá trị
nghệ thuật cao trong thơ điền viên đời Đường.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu theo các phương pháp sau:
4.1. Phƣơng pháp khảo sát thống kê
Đây là phương pháp quan trọng, cần thiết được người viết tiến hành trong
quá trình thực hiện đề tài dựa vào những khảo sát cụ thể để chứng minh cho
những nhận định đánh giá về thơ điền viên đời Đường. Phương pháp này cho
phép chúng ta tập hợp, phân loại được hệ thống dẫn chứng, những chi tiết có giá
trị nghệ thuật cao, các hình ảnh qua đó làm sáng tỏ, tăng sức thuyết phục cho
luận điểm.
4.2. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp
Đây là phương pháp được sử dụng thường xuyên trong quá trình triển khai
khóa luận. Phương pháp này được xem là chủ đạo giúp phân biệt một cách rạch
ròi và làm sáng tỏ các luận điểm lớn, nhỏ rồi từ đó đi sâu và từng chi tiết cụ thể.
4.3. Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu
So sánh sự tương đồng, khác biệt, so sánh đồng đại - lịch đại, đặt đối tượng
nghiên cứu trong mối quan hệ đối chiếu nhau để bổ sung, hỗ trợ làm nổi bật đặc
sắc nội dung và nghệ thuật trong thơ điền viên đời Đường.

7


5. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận góp phần chỉ ra cụ thể hơn, đầy đủ hơn một số đặc sắc nội dung
và nghệ thuật thơ điền viên đời Đường. Khóa luận sẽ là một trong những tài liệu

học tập và nghiên cứu về thơ ca điền viên đời Đường cho các bạn quan tâm và
yêu mến thơ ca Trung Quốc.
6. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận bao gồm 2 chương:
Chương 1: Đặc sắc nội dung thơ điền viên đời Đường
Chương 2: Đặc sắc nghệ thuật thơ điền viên đời Đường

8


CHƢƠNG 1. ĐẶC SẮC NỘI DUNG THƠ ĐIỀN VIÊN ĐỜI ĐƢỜNG
Trong thơ điền viên đời Đường, các thi nhân khi miêu tả cảnh sắc thiên
nhiên và không gian sinh hoạt của chủ thể trữ tình chủ yếu ở nơi ruộng vườn
thôn dã nhằm biểu đạt tâm thức ẩn dật, an nhiên, thanh thản, thoát tục đã triển
khai thông qua rất nhiều hình tượng tiêu biểu của vùng quê nông thôn, những
hình ảnh mà ta chỉ có thể bắt gặp, chỉ tìm thấy nơi làng quê. Trong chương này,
sau khi trình bày một số khái niệm và khái quát chung về thơ điền viên đời
Đường, chúng tôi tiến hành tìm hiểu một số hình tượng tiêu biểu trong thơ điền
viên đời Đường.
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Nội dung tác phẩm văn học
Theo Lê Bá Hán - Trần Đình Sử: “Tác phẩm văn học là một hệ thống
phức tạp bao gồm nhiều yếu tố như chủ đề, tư tưởng, kết cấu, ngôn ngữ, hình
tượng, ngoài ra còn có thể kể thêm các yếu tố: nhân vật, cốt truyện… đối với tác
phẩm tự sự và kịch. Ở những tác phẩm văn học có giá trị có sự kết hợp hài hòa
và tác động qua lại giữa các yếu tố ấy khiến tác phẩm trở thành một chỉnh thể
nghệ thuật mang tính thống nhất hữu cơ, biện chứng giữa nội dung thẩm mĩ và
hình thức nghệ thuật” [14, 290].
Nội dung tác phẩm văn học là sự giải thích cuộc sống, làm sao cho nó tốt
hơn bằng cách chỉ ra cái đúng, cái sai của cuộc sống đó, song song với việc tái

hiện lại hiện thực đó để đạt tới mục đích tiến bộ, cải tạo hiện thực. Truyện Kiều
của Nguyễn Du giải thích bi kịch của nàng Kiều là vì xã hội. Đó là xã hội phong
kiến thối nát, quan lại bóc lột, đồng tiền lũng đoạn, lấn át mọi giá trị đạo đức.
Chỉ khi nào xã hội bất công đó bị xóa bỏ thì con người mới có được cuộc sống
hạnh phúc.
Nội dung tác phẩm là hiện thực cuộc sống được phản ánh trong sự cảm
nhận, suy ngẫm và đánh giá của nhà văn. Đó là một hệ thống bao gồm nhiều yếu
tố khách quan và chủ quan xuyên thấm vào nhau, trong đó có phần nhà văn khái
quát, tái hiện đời sống khách quan vừa có phần bắt nguồn từ cảm xúc huyết
mạch, lý tưởng của tác giả. Ví dụ: những tác phẩm về đề tài người nông dân của
9


Nam Cao phản ánh chân thực, sâu sắc tình trạng khốn cùng của người nông dân
Việt Nam trên con đường phá sản, bần cùng hóa, không lối thoát vào những năm
1930 - 1945. Những gia đình nông dân không nhà nào yên ấm, nhà nào cũng tan
tác, chia lìa, bất hạnh gõ cửa từng nhà… với những cái chết trong sự ngột ngạt
của cuộc sống nghẹt thở đã đến mức tận cùng của sự bế tắc.
Nội dung tác phẩm văn học không phải là phép cộng giản đơn của hai
phương diện khách quan và chủ quan mà là một quan hệ biện chứng xuyên thấm
lẫn nhau của chúng. Người sáng tác “phải làm sao cho người đọc không phải
phát phiền với các tư tưởng trên sân khấu, mà là mang theo được những tư
tưởng khi rời khỏi nhà hát” [23, 251]. Người đọc khi đọc xong vở kịch Rômêô
và Juliet của Sêcxpia, cái dư vị của tình yêu cao đẹp vượt lên trên thù hận giữa
Rômêô và Juliet, dư vị của tình người, tình đời theo lý tưởng của chủ nghĩa nhân
văn của tác giả sẽ lắng mãi trong tâm hồn độc giả.
Như vậy nội dung của tác phẩm văn học là sự nhuần nhuyễn giữa nhận
thức và tình cảm với tư tưởng. Đó là mối quan hệ thống nhất, biện chứng giữa
khách quan và chủ quan.
1.1.2. Hình tƣợng nghệ thuật

Theo cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, hình tượng nghệ thuật là “các khách
thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện bằng tưởng tượng sáng tạo trong những tác
phẩm nghệ thuật”, nghĩa là việc người nghệ sĩ “làm sống lại một cách cụ thể và
gợi cảm những sự việc, những hiện tượng đáng làm ta suy nghĩ về tính cách và số
phận, về tình đời, tình người qua một chất liệu cụ thể” [14, 147].
Hình tượng là một dạng kí hiệu đặc biệt, siêu ngôn ngữ ẩn chứa những
tầng ý nghĩa phong phú, muôn màu về cuộc sống xung quanh. Con người không
thể tách mình ra khỏi thế giới ấy, vì thế hình tượng luôn tồn tại trong tiềm thức
mỗi cá nhân, cộng đồng dân tộc. Sự hình thành, tồn tại và phát triển của thế giới
hình tượng trong đời sống văn học nghệ thuật từ lâu đã cắm sâu vào gốc rễ nhận
thức của con người. Do đó để khám phá ra thế giới tâm hồn của mỗi quốc gia,
dân tộc đòi hỏi chúng ta phải tìm hiểu về thế giới hình tượng, ví dụ như hình
tượng cánh đồng Nga gợi lên hình ảnh của nước Nga, vẻ đẹp Nga, tâm hồn
10


Nga... Để qua từng tác phẩm ta lại cảm nhận được nét văn hóa độc đáo lẫn tâm
sự kìm nén của người viết. Có thể nói những hình ảnh biểu tượng trong thơ điền
viên đời Đường đã góp thêm vào vẻ đẹp văn hóa rất riêng của đất nước Trung
Hoa. Tất cả được tái hiện một cách chân thực, sinh động qua cách xây dựng biểu
tượng từ phương diện nội dung đến hình thức. Hình tượng không chỉ tồn tại
trong quan điểm, suy nghĩ, nhận thức của con người, mà dường như qua các
trang viết của nhà thơ nó trở thành một sinh vật sống động, đa chiều trước thế
giới muôn màu, đa dạng.
1.1.3. Thơ điền viên
Trước kia người ta dùng thuật ngữ thơ điền viên để chỉ tác phẩm nói về
cuộc sống nhàn dật, đó là theo nghĩa hẹp, ngày nay có rất nhiều ý kiến, quan
điểm của các nhà nghiên cứu văn học về thơ điền viên nhưng theo nghĩa rộng
hơn. Hai từ “điền viên” nếu triết tự thì điền là ruộng, viên là vườn, suy ra thơ
điền viên theo nghĩa đen được hiểu là thơ viết về đồng ruộng và vườn tược, song

thơ điền viên có đơn giản là thơ viết về đề tài ruộng vườn? Về nội hàm khái
niệm thơ điền viên, có nhiều ý kiến chưa thống nhất.
Lê Nguyễn Lưu cho rằng thơ điền viên là thơ “miêu tả sinh hoạt nông
thôn hay cảnh ngộ nông dân”, ông chia ra thơ điền viên có hai loại, loại tiến bộ
gần với thơ xã hội, miêu tả đúng thực trạng nghèo nàn, khốn khổ của hiện thực
nông thôn, loại tiêu cực của các thi nhân “có khuynh hướng thoát ly nhìn nông
thôn bằng đôi mắt Lão - Trang, vẽ ra khung cảnh ruộng vườn phù hợp với tâm
trạng nhàn hạ của họ” [22, 116].
Tác giả cuốn Trung Quốc phân thể văn học sử thì không cho rằng thơ
điền viên đơn giản chỉ nói về sinh hoạt nông thôn hay cảnh ngộ nông dân. Họ
khẳng định điền viên thi khác với nông sự thi ở chỗ có nhiều hứng thú thẩm mỹ
hơn, nó từ phong cảnh ruộng vườn và sinh hoạt nông thôn mà hấp thu tư liệu
cuộc sống và linh cảm vào trong sáng tác, biểu hiện vẻ đẹp của cảnh quan ruộng
vườn, sông núi, ngợi ca mối quan hệ hài hòa giữa con người và tự nhiên…
Các tác giả bộ Lịch sử văn học Trung Quốc của Viện Khoa học xã hội
Trung Quốc cũng cho rằng thơ điền viên là loại thơ “ca vịnh cảnh sắc và cuộc
11


sống nông thôn” [1, 290]. Ở đây các tác giả khẳng định thơ điền viên cũng miêu
tả cảnh vật tự nhiên nhưng là cảnh vật gắn liền với không gian nông thôn và sinh
hoạt lao động của người nông dân.
Trần Trung Hỷ thì cho rằng thơ điền viên lấy cảnh quan nông thôn (loại
cảnh quan nhân vi, có bàn tay tạo dựng của con người) làm đối tượng thẩm mỹ
chính, biểu hiện tâm lý an nhiên, tự tại. Tác giả nói rõ hơn đó là những cảnh
“ruộng vườn”, “nhà cỏ”, “chó sủa”, “gà gáy”… [18, 12].
Trên đây là những ý kiến, quan niệm của một số nhà nghiên cứu về thơ
điền viên trong thơ Đường. Trên cơ sở tiếp thu và chọn lọc những quan niệm đó,
người viết cũng mạnh dạn đưa ra quan điểm của mình về thơ điền viên đời
Đường, đó là thơ miêu tả cảnh sắc tự nhiên và không gian sinh hoạt của chủ thể

trữ tình, chủ yếu ở nơi ruộng vườn thôn dã nhằm biểu đạt tâm thức ẩn dật, an
nhiên, thanh nhàn, thoát tục của các thi nhân đời Đường.
1.2. Những hình tƣợng tiêu biểu trong thơ điền viên đời Đƣờng
Thơ điền viên là một mảng thơ lớn trong dòng chảy thi ca đời Đường, nó
không chỉ được biết đến với số lượng tác giả đông đảo, thành tựu gắn liền với
những tên tuổi thi nhân kiệt xuất mà nó còn để lại ấn tượng đối với độc giả trong
nước và trên thế giới về hệ thống hình tượng vô cùng đa dạng, phong phú và
sinh động. Những hình tượng tiêu biểu trong thơ điền viên đời Đường chính là
những hình tượng tiêu biểu ở nông thôn mà ta thường hay bắt gặp, đó là: những
cánh đồng, những mảnh vườn, ao, những con vật quen thuộc, những người nông
dân.
Chúng tôi khảo sát 1049 bài thơ trong cuốn Đường thi tuyển dịch của Lê
Nguyễn Lưu, NXB Thuận Hóa (1997) tập 1, 2 và thu được kết quả như sau:
Hình tƣợng
Tổng số
thơ điền viên

159 bài

Cánh
đồng

53 bài

Vƣờn

Ao

Con vật


Con ngƣời

84 bài

22 bài

42 bài

30 bài

12


Trong đó:
Tổng số lƣợng
Nhà thơ điền viên tiêu

thơ điền viên/

Cánh

biểu

tổng số bài khảo

đồng

Vƣờn

Ao


Con vật

Con
Ngƣời

sát

Mạnh Hạo Nhiên

8/23 bài

2

4

2

3

4

Vương Duy

11/51 bài

3

6


2

4

8

Lý Bạch

20/116 bài

5

11

4

8

5

Đỗ Phủ

35/167 bài

16

18

1


7

8

Bạch Cư Dị

19/84 bài

7

9

3

9

7

Vi Ứng Vật

6/18 bài

2

4

2

1


1.2.1. Cánh đồng
Trong thơ điền viên đời Đường, hình tượng cánh đồng trở đi trở lại trong
nhiều trang thơ của các thi nhân, nhất là trong các sáng tác của phái điền viên
mà đỉnh cao là hai nhà thơ Mạnh Hạo Nhiên và Vương Duy. Trong 159 bài thơ
điền viên có 53 bài viết về cánh đồng.
Vẻ đẹp thôn quê là đặc trưng văn hóa của mỗi dân tộc và hình tượng cánh
đồng là một biểu hiện của vẻ đẹp thôn quê đó. Cánh đồng trong thơ điền viên
đời Đường thường hiện lên với vẻ đẹp mênh mông, bát ngát, xanh tươi và tràn
trề sức sống:
Sống trong sự che chở của sông Kỳ,
Cánh đồng phía đông rộng mênh mông không có núi
Mặt trời ẩn ngoài vùng trồng dâu
Sông phân rõ khoảng giữa những xóm thôn
Mục đồng hướng về làng mà đi,
Chó săn theo sát bên người trở về.
Người nhàn cũng nào có việc gì,
Cửa tre theo đó mà đóng cả ban ngày.
(Kỳ thượng điền viên tức sự - Vương Duy)

13


Cảnh vật ở đây mang vẻ đẹp tự nhiên, hòa điệu cùng với những sinh hoạt
bình dị của con người. Sông bao bọc lấy xóm làng, quấn quýt với cánh đồng, hài
hòa êm ả, dịu dàng cùng nhịp sống nhàn hạ thong dong của con người.
Chúng tôi khảo sát cánh đồng trong thơ điền viên đời Đường thấy hình
tượng cánh đồng chủ yếu gắn với cánh đồng lúa bên cạnh đó còn có cánh đồng
cỏ, cánh đồng rau, cánh đồng ngô… Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn này,
chúng tôi chỉ tập trung vào hai loại cánh đồng: cánh đồng lúa và cánh đồng cỏ
xuất hiện với tần số lớn trong thơ điền viên đời Đường.

1.2.1.1. Cánh đồng lúa
Trong 53 bài thơ điền viên đời Đường viết về cánh đồng mà người viết
khảo sát được có 15 bài thơ nhắc trực tiếp đến hình ảnh cây lúa, chưa kể những
bài thơ khác viết về cánh đồng lúa một cách chung chung. Cây lúa được các thi
nhân đời Đường đưa vào trong trang thơ của họ một cách tự nhiên, được nhắc
đến trong nhiều hình ảnh khác nhau như: lúa mạ, mạ, lúa chín vàng, lúa mùa, lúa
mạch, lúa nếp, hạt thóc, hạt lúa, gốc lúa…
Cánh đồng lúa trong thơ Vương Duy là cánh đồng lúa mạch tươi tốt, cây
lúa đang thì con gái, mơn mởn, tràn trề nhựa sống:
Chim trĩ kêu, lúa mạch tươi tốt,
Tằm đã ngủ lá dâu lưa thưa.
Người làm ruộng vác cuốc tới,
Gặp nhau trò chuyện như mọi khi.
(Vị xuyên điền gia - Vương Duy)
Đó là một bức tranh điền viên êm đềm mang đậm chất dân dã nông thôn.
Bốn câu thơ trên đưa ta tới một không gian thoáng đãng, khoáng đạt, thanh bình
của một cánh đồng lúa mạch. Cảnh vật, âm thanh ở đây toát lên vẻ ấm no, yên
bình, hạnh phúc từ tiếng chim kêu quen thuộc cho đến hình ảnh những con tằm
đã no lá và đặc biệt hơn là xuất hiện hình ảnh những người nông dân với phong
thái ung dung, nhàn nhã. Những sinh hoạt ở nông thôn cũng được miêu tả đầy
đủ, nhưng công việc điền gia không có gì lam lũ, vất vả mà xem ra lại nhẹ

14


nhàng, hấp dẫn. Bốn câu thơ miêu tả nông thôn mang nét đẹp bình dị, trong sáng
và thật tươi đẹp.
Bạch Cư Dị cũng nhắc đến hình ảnh cây lúa trong sáng tác thơ điền viên
của mình:
Lúa nếp sớm như những sợi lụa trên những tấm thảm biếc,

Lớp cỏ bồ mới nảy lộc như dải quần lụa xanh.
(Xuân đề hồ thượng - Bạch Cư Dị)
Ở hai câu thơ này, tác giả viết về một giống lúa: lúa nếp, hình ảnh này được
thi nhân đưa vào trang thơ của mình cùng với biện pháp so sánh, liên tưởng độc
đáo, tài tình. Bạch Cư Dị đã so sánh những bông lúa nếp như “những sợi lụa”
khiến cho hình ảnh những bông lúa sớm còn chưa mẩy hạt hiện lên thật mềm
mại, mỏng manh, những bông lúa luôn chủ động nghiêng mình theo gió một
cách nhịp nhàng, uyển chuyển. Với hình ảnh so sánh này, hình ảnh cây lúa hiện
lên thật lãng mạn và nên thơ hơn bao giờ hết, mang đến cho ta cảm nhận về một
cánh đồng lúa tràn trề sức sống.
Vẫn miêu tả cánh đồng lúa gắn với mùa, nhưng nhiều khi cánh đồng lúa
trong thơ Bạch Cư Dị lại mang vẻ tiêu điều, buồn bã:
Lúa mạch hỏng vì xuân không mưa,
Lúa mùa kém vì thu sương sớm.
Cuối năm không có gì bỏ vào miệng,
Ra ngoài đồng đào kiếm củ địa hoàng.
(Thái địa hoàng giả - Bạch Cư Dị)
Trong bài Cổ phong hình ảnh cánh đồng hiện lên chân thực:
Cày xới lúa đang lúc giữa trưa
Mồ hôi giọt xuống đất dưới cây lúa
(Cổ phong - Lí Thân)
Vẻn vẹn chỉ có mấy câu nhưng Lí Thân đã miêu tả sinh động nỗi cực nhọc,
vất vả của người nông dân quanh năm một nắng hai sương làm ra hạt gạo nuôi
đời.

15


Hình tượng cánh đồng không chỉ xuất hiện trong thơ điền viên đời Đường,
mà ta còn bắt gặp và biết đến nó với vai trò là biểu tượng quen thuộc trong thơ

của Exenhin - nhà thơ lớn của đồng quê nước Nga. Hình tượng cánh đồng trong
thơ Exenhin mang giá trị biểu trưng cho vẻ đẹp Nga:
Ôi nước Nga, đồng bát ngát đùm hương,
Và màu xanh trong dòng sông soi bóng.
Trong sáng tác của mặt trời thi ca Nga - Puskin, hình ảnh cánh đồng cũng
xuất hiện không ít, trong đó bài thơ Làng là một trong những bài thơ miêu tả
giản dị nhưng vô cùng hấp dẫn về cảnh thôn quê trên đất nước Nga:
Yêu biết mấy những thửa vườn xanh thẳm
Với muôn hoa và bóng mát dịu dàng
Đồng cỏ xanh với đụn rạ ngát hương
Lạch suối trong giữa bụi bờ róc rách.
Nhà thơ Nguyễn Đình Thi - con người lịch lãm, hào hoa khi ca hát về quê
hương đất nước thì tiếng hát ấy cũng cất lên từ đồng lúa:
Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
Tuy ở những miền đất khác nhau, đất nước khác nhau nhưng các nhà thơ
bằng trái tim nhạy cảm, tràn trề tình yêu cuộc sống vẫn đồng điệu trong cảm
nhận về vẻ đẹp của những cánh đồng quê hương riêng của mình.
1.2.1.2. Cánh đồng cỏ
Cỏ vốn gần gũi với đời sống nông thôn, với cánh đồng, ruộng vườn, đó là
lý do vì sao trong thơ điền viên đời Đường cánh đồng cỏ xuất hiện tới 11 lần, cỏ
cây cũng mang vẻ đẹp, ý nghĩa riêng của nó:
Hoa đồng nội nở khắp nơi,
Liễu tơ mềm buông rũ từng hàng.
(Thê Thành tây nguyên tống Lý Phán Quan
huynh Vũ Phán đệ thành đô phủ - Đỗ Phủ)
Đôi khi cỏ không đơn thuần chỉ mang ý nghĩa cho sức sống mãnh liệt, mà
thi nhân lại sử dụng hình ảnh cây cỏ với một ý nghĩa ẩn dụ khác:
16



Cỏ trên cánh đồng bời bời,
Mỗi năm một lần úa một lần tươi.
(Thảo - Bạch Cư Dị)
Bạch Cư Dị đã nhìn thấy cỏ cũng phải trải qua quy luật của tự nhiên, có
sinh ra và cũng có mất đi, theo sự tuần hoàn của tạo hóa mỗi năm một lần úa,
một lần tươi, cũng giống như cuộc đời mỗi con người: chỉ có một lần sinh ra và
một lần mất đi. Cho nên khi còn tồn tại thì phải sống thật tốt thật xứng đáng với
sự sống mà tạo hóa đã ban cho, giống như đám cỏ kia, sinh ra vô danh giữa cuộc
đời, giữa ruộng đồng bờ bãi song nó vẫn luôn tốt tươi, vẫn mãnh liệt như thế qua
nhiều thế hệ.
Trong một bài thơ khác, Bạch Cư Dị cũng nhắc đến cỏ:
Lúa nếp sớm như những sợi lụa trên những tấm thảm biếc,
Lớp cỏ bồ mới nảy lộc như dải quần lụa xanh.
(Xuân đề hồ thượng - Bạch Cư Dị)
Cây cỏ trong thơ điền viên cũng có lúc được mang ra để ví von so sánh, ví
dụ như trong câu thơ trên, với hình ảnh so sánh đó cây cỏ trở nên đẹp đẽ, sinh
động hơn, và xứng đáng trở thành một trong những dấu hiệu nhận biết của chốn
ruộng đồng nông thôn.
Việc xây dựng hình tượng cánh đồng với nhiều sắc thái khác nhau như vậy
suy cho cùng ngoài việc thể hiện tâm hồn thi sĩ, tài năng của tác giả còn toát lên
tình yêu thiên nhiên, tình cảm sâu nặng với quê hương đất nước của các thi nhân
đời Đường, bởi có yêu, có gắn, có da diết với quê hương với ruộng đồng thì họ
mới đau đáu một niềm xót xa khi chứng kiến cảnh nông thôn tiêu điều, xơ xác.
Nhìn chung ta thấy trong thơ điền viên đời Đường nổi bật lên hình ảnh
cánh đồng với hai sắc thái khác nhau: một cánh đồng tươi đẹp, giàu chất lãng
mạn, mênh mông rộng lớn gắn với cuộc sống nhàn hạ của người nông dân và
cũng tồn tại một cánh đồng đầy tính hiện thực xơ xác, tiêu điều gắn với cuộc
sống lam lũ khổ cực của người nông dân. Tuy nhiên hình ảnh cánh đồng mang
màu sắc lãng mạn vẫn giữ vài trò chủ đạo, hình ảnh cánh đồng mang tính hiện

thực tuy có nhưng không nhiều trong hệ thống thơ điền viên đời Đường. Do ảnh
17


hưởng trực tiếp từ hai khuynh hướng sáng tác: khuynh hướng lãng mạn do
Mạnh Hạo Nhiên và Vương Duy đứng đầu và khuynh hướng hiện thực mà chủ
chốt là Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị từ đó mà dẫn đến việc khi họ viết về hình tượng
cánh đồng, hình tượng này cũng mang hai sắc thái riêng.
1.2.2. Vƣờn
Bên cạnh hình ảnh cánh đồng, bức tranh thiên nhiên đồng quê còn có hình
ảnh của những khu vườn quê. Trong tâm thức và văn hóa của nhiều người, hình
ảnh vườn quê thường mang nhiều hồi ức về quê hương. Chu Văn Sơn trong
cuốn Ba đỉnh cao thơ mới Xuân Diệu - Nguyễn Bính - Hàn Mặc Tử đã từng nhận
xét: “Đúng là với một thôn dân, nếu ruộng nghiêng về chức năng sản xuất thì
vườn lại nghiêng về chức năng văn hóa” [25, 155].
Vườn trong thơ điền viên đời Đường chiếm 84 bài trong 159 bài thơ điền viên
chúng tôi khảo sát được. Vườn có nhiều loại như: vườn rau, vườn khoai, vườn dẻ,
vườn hoa, vườn cây ăn quả… nhưng trong phạm vi khóa luận này, chúng tôi chỉ tập
trung vào hai loại vườn chính là vườn hoa và vườn cây ăn quả, vì hai loại vườn này
xuất hiện với tần suất nhiều hơn cả.
1.2.2.1. Vườn hoa
Vườn hoa xuất hiện với tần số nhiều nhất, trong tổng số 84 bài thơ viết về
vườn mà người viết khảo sát được trong cuốn Đường thi tuyển dịch có tới 36 bài
thơ viết về vườn hoa. Vườn hoa hiện lên trong thơ điền viên đời Đường là những
khóm hoa, bụi hoa, đám hoa, luống hoa. Nổi bật trong vườn hoa ấy phải kể đến
những loài hoa như hoa cúc, hoa mai, hoa đào, hoa mẫu đơn, hoa thược dược…
Trong tổng số 36 bài thơ viết về vườn hoa có 9 lần thi nhân điền viên đời
Đường nhắc tới hoa đào. Cũng như bao người phương Đông khác, Lí Bạch xem
hoa đào là biểu tượng của mùa xuân. Hoa đào đi vào thơ của Lí Bạch không chỉ
làm tăng thêm vẻ đẹp cho cả khu vườn mà nó còn đưa sắc xuân và những gì tinh

hoa của đất trời vào trong thơ ông:
Chó sủa vang trong tiếng nước chảy,
Hoa đào đẫm giọt mưa thêm thắm tươi.
(Phỏng Đái Thiên sơn đạo sĩ bất ngộ - Lí Bạch)
18


Hình ảnh hoa đào trong thơ Vương Duy còn được nhắc tới gắn liền với bờ:
Khói tan lộ ra đám lá lan, gió thơm nổi dậy,
Bờ liền với hoa đào, sóng gấm nhấp nhô.
(Anh vũ châu - Vương Duy)
Bên cạnh hình ảnh hoa đào tươi thắm, vườn tược chốn đồng quê trong thơ
điền viên đời Đường còn nổi bật với hình ảnh của hoa mai:
Trước cửa sổ chắn màn the ngày anh tới,
Cây hàn mai đã nở hoa chưa?
(Tạp thi - Vương Duy)
Không chỉ mang ý nghĩa là hình ảnh quen thuộc nơi vườn tược cây mai ở
đây còn gợi về tình yêu gắn bó với quê hương giống như ý nghĩa biểu tượng vốn
có của nó. Cây mai ở đây cũng chính là bóng dáng quê nhà, trở thành niềm
thương nỗi nhớ đối với những người con xa quê. Câu hỏi tu từ gợi ra nhiều nỗi
niềm, tâm trạng của nhân vật trữ tình khi nhớ về chốn vườn tược quê nhà.
Vương Duy trong thơ điền viên của mình cũng dành nhiều tình cảm đặc
biệt cho loài hoa này:
Nhị mai hé nở trước tháng chạp,
Hoa mai nở rộ khi sang năm mới.
(Giang mai - Vương Duy)
Hoa cúc cũng xuất hiện trong vườn hoa của các thi nhân điền viên :
Trước sân có sương móc trắng,
Bao trùm các đóa hoa cúc.
(Sơ nguyệt - Đỗ Phủ)

Bạch Cư Dị cũng để dành một chỗ trống trong vườn hoa thơ ca của mình
cho hoa cúc:
Đầy vườn cúc nở hoa vàng màu nghệ,
Trong đó có một chòm lẻ loi trắng như sương.
(Trùng dương tịch thượng phú bạch cúc - Bạch Cư Dị)
Vườn hoa cúc dưới ngòi bút của Bạch Cư Dị hiện lên sống động với sắc
vàng rực rỡ như nhuộm cả khu vườn khiến khu vườn trở nên nổi bật, tươi sáng
19


và tràn đầy sức sống đặc trưng cho sắc vàng của mùa thu. Nhưng thật đặc biệt
trong khu vườn ngập sắc vàng ấy lại xuất hiện một chòm hoa cúc trắng nổi bật
giữa nền vàng, làm nên điểm thú vị và đặc biệt cho vườn hoa cúc.
Trong văn học Việt Nam hình ảnh hoa cúc cũng xuất hiện nhiều, Nguyễn
Du qua bài Ngẫu hứng đã nói lên nỗi nhớ quê dào dạt khi nhìn thấy cúc vàng
chớm nở hoa mà trằn trọc thâu đêm:
Lau trắng cúc vàng chớm nở hoa,
Canh trường thao thức nhớ quê xa.
Trong thơ điền viên đời Đường, viết về chốn vườn tược không chỉ có hoa
đào, hoa mai, hoa cúc những loài hoa đặc trưng, thi nhân còn nhắc tới những
loài hoa khác nữa để cho khu vườn đó thêm phong phú, muôn màu muôn vẻ như
có thêm sự xuất hiện của hoa quế trong bài Điểu minh giản (Mạnh Hạo Nhiên),
hoa tường vi trong bài Ức Đông Sơn (Vương Duy), khóm lan trong Anh Vũ châu
(Vương Duy), hoa anh đào trong Cửu biệt ly (Lí Bạch), Tư phụ mi, Thương
trạch ( Bạch Cư Dị), hoa thược dược, hoa mẫu đơn trong Thương trạch (Bạch
Cư Dị)…
1.3.2.2. Vườn cây ăn quả
Bên cạnh vườn hoa, vườn trong thơ điền viên đời Đường còn là những
vườn cây ăn quả sum xuê, trong 84 bài viết về vườn, có tới 15 bài thơ thi nhân
xưa nhắc đến vườn cây ăn trái. Bước vào khu vườn trong thơ điền viên đời

Đường ta bắt gặp những vườn đào, vườn mận:
Cửa động lầu cao rợp nắng tà,
Mận đào rậm rạp liễu bay hoa.
(Thù quách cấp sự - Vương Duy)
Và cũng có khi là những vườn quýt, vườn bưởi:
Giữa sân vắng quýt, bưởi rũ bóng,
(Vũ miếu - Đỗ Phủ)
Khói nhà ai làm lạnh cây quýt, cây bưởi,
(Thu đăng Tuyên Thành tạ diễu bắc lâu - Lí Bạch)

20


×