Tải bản đầy đủ (.docx) (108 trang)

Đánh giá tình hình công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.05 KB, 108 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

1

Khoa Trắc địa BĐ & QLDĐ

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Mỏ địa chất - Hà Nội, em
đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong trường và đặc
biệt là các thầy, cô giáo bộ môn Địa chính – Khoa Trắc địa – Bản đồ và Quản lý đất đai,
em đã được trang bị cơ bản về chuyên môn cũng như lối sống, tạo cho em hành trang
vững chắc cho công tác sau này.
Xuất phát từ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, em xin trân thành cảm ơn thầy,
cô. Đặc biệt để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, ngoài sự lỗ lực của bản thân, em còn
GVHD: TS. Nguyễn Thị Dung
SV: Phan Thị Quỳnh – LCTDDC 60


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

2

Khoa Trắc địa BĐ & QLDĐ

được sự quan tâm giúp đỡ trực tiếp của cô giáo – Th.S Nguyễn Thị Dung và sự giúp đỡ
của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ công chức, viên chức của
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, cũng như sự động
viên quan tâm, giúp đỡ của gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành


tốt đồ án tốt nghiệp này.
Do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn nên đồ án chắc chắn sẽ không
tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của thầy, cô và
các bạn để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn. Đây sẽ là những
kiến thức bổ ích cho công việc của em sau này.
Em xin trân thành cảm ơn!
Sinh viên
Phan Thị Quỳnh

GVHD: TS. Nguyễn Thị Dung

SV: Phan Thị Quỳnh – LCTDDC 60


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

3

Khoa Trắc địa BĐ & QLDĐ

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trường

BTC


Bộ tài chính

CT

Chỉ thị

CP

Chính phủ

CV

Công Văn

GCN

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất

ĐKĐĐ

Đăng ký đất đai

HSĐC

Hồ sơ địa chính




Nghị định



Quyết định

TCĐC

Tổng Cục Địa Chính

TT

Thông tư

TTg

Thủ tướng chính phủ

TW

Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

VPĐKQSDĐ

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất


XHCN

Xã hội chủ nghĩa

ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn, là nguồn gốc của mọi tài sản vật chất của con
người. Dựa vào đất chúng ta có lương thực, thực phẩm, trang phục, khoáng sản, năng
GVHD: TS. Nguyễn Thị Dung

SV: Phan Thị Quỳnh – LCTDDC 60


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

4

Khoa Trắc địa BĐ & QLDĐ

lượng, nguyên vật liệu, địa điểm để xây dựng nhà ở, nơi làm việc và các công trình
khác… Để có đất sử dụng cho các mục đích khác nhau thì sự phân bố và sử dụng hợp lý
là chìa khóa cần thiết có ý nghĩa sống còn cho sự tồn tại của con người. Vấn đề quản lý
và sử dụng đất lại càng trở lên quan trọng trong bối cảnh bùng nổ dân số, tài nguyên cạn
kiệt và suy thoái môi trường ngày càng nghiêm trọng do các hoạt động của con người
trên phạm vi như hiện nay.
Công tác quản lý và sử dụng đất đai ở Việt Nam ngày càng được Nhà nước hết sức
quan tâm, đặc biệt là công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Để quản lý đất đai, ngay sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Hiến
pháp năm 1980 quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản

lý” và Hiến pháp 1992 tiếp tục khẳng định quan điểm này. Trên cơ sở Hiến pháp, Luật
Đất đai năm 1998 đã ra đời, trong đó đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và
lập hồ sơ địa chính được coi là một nội dung then chốt trong các nội dung quản lý nhà
nước về đất đai. Vị trí quan trọng này vẫn được khẳng định trong Điều 13 Luật Đất đai
2003 và hàng loạt các văn bản khác của Chính phủ, của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Thực tế cho thấy, đất nước ta đang “trở mình” mạnh mẽ sau khi ra nhập Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO), xu thế hội nhập toàn cầu đang phát huy tối đa sức mạnh
của nó, các quan hệ đất đai phức tạp, luôn biến động và việc quản lý, sử dụng đất cũng
nhiều bất cập. Việc thực hiện nội dung đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
và quyền sở hữu nhà ở ở các địa phương gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là ở khu vực đô thị
ven biển nơi có tốc độ thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh chóng.
Vân Đồn là một huyện đảo của tỉnh Quảng Ninh. Nền kinh tế của Vân Ðồn chủ yếu là
kinh tế biển và khai thác khoáng sản, trong những năm gần đây cùng với quá trình công
nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước thì nền kinh tế xã hội của huyện đang từng bước

GVHD: TS. Nguyễn Thị Dung

SV: Phan Thị Quỳnh – LCTDDC 60


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

5

Khoa Trắc địa BĐ & QLDĐ

phát triển. Vân Đồn đang tiến hành công tác cấp GCN và đã đạt nhiều thành tựu, nhưng
vẫn chưa hoàn thiện việc cấp GCN.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và ý nghĩa trên, với sự hướng dẫn của cô Th.SNguyễn Thị Dung, em xin tiến hành thực hiện đề tài:“Đánh giá tình hình công tác cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

tại Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh “.

GVHD: TS. Nguyễn Thị Dung

SV: Phan Thị Quỳnh – LCTDDC 60


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

6

Khoa Trắc địa BĐ & QLDĐ

2. Mục đích nghiên cứu và yêu cầu của đề tài nghiên cứu
2.1. Mục đích
- Tìm hiểu tình hình cấp GCN trên địa bàn huyện Vân Đồn từ năm 2014 đến nay.
- Đánh giá hiệu quả và hạn chế trong công tác cấp GCN. Tìm ra những mặt thuận
lợi khó khăn trong công tác cấp GCN của huyện Vân Đồn.
- Tiếp xúc với công việc thực tế để học hỏi và củng cố kiến thức đã được học tại
nhà trường.
2.2. Yêu Cầu
- Nắm vững chính sách pháp luật đất đai, chính sách cấp GCN và các văn bản liên
quan.
- Nguồn số liệu, tài liệu điều tra thu thập được phải có độ tin cậy, chính xác, phản
ánh đúng quá trình thực hiện chính sách cấp GCN trên địa bàn nghiên cứu.
- Thu thập đầy đủ tài liệu và số liệu về việc giao đất cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn thị trấn Cái
Rồng.
- Tìm hiểu tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất tại thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

- Vận dụng lý thuyết để phân tích, đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại thị trấn Cái RồngVân Đồn-Quảng Ninh
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại thị trấn Cái
Rồng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
GVHD: TS. Nguyễn Thị Dung

SV: Phan Thị Quỳnh – LCTDDC 60


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

7

Khoa Trắc địa BĐ & QLDĐ

2.3. Kết cấu đề tài
Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn huyện Vân Đồn.
Chương 2: Kết quả nghiên cứu
Chương 3: Đánh giá chung về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn huyện Vân Đồn.
Với những nghiên cứu và phân tích của mình em hy vọng sẽ góp phần vào việc hoàn
thiện hơn nữa những quy định về thực trạng quản lý đất đai nói chung và công tác cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Vân Đồn-tỉnh Quảng Ninh nói riêng.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác cấp GCN cho hộ gia đình, cá nhân trên địa

bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đánh giá thực trạng công tác cấp GCN trên địa bàn huyện Vân
Đồn.
- Phạm vi thời gian: Đánh giá thực trạng công tác cấp GCN trên địa bàn huyện Vân Đồn
từ năm 2014 đến nay.

GVHD: TS. Nguyễn Thị Dung

SV: Phan Thị Quỳnh – LCTDDC 60


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

8

Khoa Trắc địa BĐ & QLDĐ

4. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nội dung nghiên cứu
4.1.1. Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu
- Cơ sở khoa học của công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
(GCNQSDĐ).
- Cơ sở lý luận của công tác cấp GCNQSDĐ.
- Căn cứ pháp lý của công tác cấp GCNQSDĐ.
4.1.2. Điều kiện tự nhiên – kinh tế, xã hội của huyện Vân Đồn
- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường.
- Thực trạng phát triển kinh tế xã hội.
+ Thực trạng phát triển kinh tế.
+ Thực trạng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng.

+ Thực trạng phát triển các vấn đề văn hóa – xã hội
4.1.3. Tình hình quản lý, sử dụng đất và biến động đất đai huyện Vân Đồn
- Tình hình quản lý đất đai.
- Hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai.
4.1.4. Công tác cấp giấy GCNQSDĐ của huyện Vân Đồn từ năm 2014 đến nay
- Những căn cứ pháp lý để huyện Vân Đồn thực hiện việc cấp GCNQSDĐ.
- Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình cấp GCNQSDĐ của huyện Vân
Đồn.
GVHD: TS. Nguyễn Thị Dung

SV: Phan Thị Quỳnh – LCTDDC 60


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

9

Khoa Trắc địa BĐ & QLDĐ

- Thực trạng và kết quả công tác cấp GCNQSDĐ của huyện Vân Đồn.
- Tình hình cấp GCNQSDĐ của từng loại đất:
+ Đất ở: Đất ở nông thôn và đất ở đô thị.
+ Đất nuôi trồng thủy sản.
+ Đất sản xuất nông nghiệp.
+ Đất do các tổ chức sử dụng.
+ Đất cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo.
- Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ của huyện Vân Đồn từ năm 2014 đến nay.
- Một số giải pháp và kiến nghị để đẩy nhanh công tác cấp GCNQSDĐ của huyện Vân
Đồn.
4.2. Phương pháp nghiên cứu

4.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu
- Điều tra thu thập các tài liệu tại các đơn vị cơ quan chức năng, các phòng ban chuyên
môn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, cũng như công tác đăng ký đất đai, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Nghiên cứu các văn bản pháp luật như: Luật, Thông tư, Nghị định, Nghị quyết… về
công tác đăng ký quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất qua các
thời kỳ từ trung ương tới địa phương.

4.2.2. Phương pháp kế thừa
Kế thừa những tài liệu đã có tại địa phương từ đó phân tích, đánh giá nhằm đưa ra
những giải pháp cần thiết cho công tác đăng ký đất đai, cấp GCN.
GVHD: TS. Nguyễn Thị Dung
SV: Phan Thị Quỳnh – LCTDDC 60


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
QLDĐ

10

Khoa Trắc địa BĐ &

4.2.3. Phương pháp thống kê
Căn cứ vào tài liệu, số liệu đã thu thập tiến hành thống kê, xử lý các tài liệu, số
liệu đã thu thập được, từ đó tìm ra mối quan hệ giữa chúng.
4.2.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Thu thập tài liệu có liên quan đến đề tài,xử lý và tổng hợp thông tin trong các tài
liệu đó nhằm chỉ ra những vấn đề tích cực, tiêu cực để từ đó đề xuất các biện pháp giải
quyết và những vấn đề cần khuyến khích, phát huy.
4.2.5. Phương pháp phân tích so sánh

Từ những số liệu đã thu thập được, tiến hành tổng hợp, phân tích,so sánh, đánh
giá, nhận xét; tìm ra những nguyên nhân tồn tại, hạn chế và khó khăn trong công tác đăng
ký đất đai, cấp GCN tại đại phương, từ đó đề xuất các giải pháp để giải quyết tốt nhất cho
công tác này.
4.2.6. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường Huyện Vân Đồn.

GVHD: TS. Nguyễn Thị Dung

SV: Phan Thị Quỳnh – LCTDDC 60


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
QLDĐ

11

Khoa Trắc địa BĐ &

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG
NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ
TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT
1.1.

Cơ sở khoa học
1.1.1. Khái niệm và vai trò của đất đai trong đời sống và sản xuất

Khái niệm đất đai:
Trong nền sản xuất, đất đai giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Đất đai là điều kiện vật chất mà
mọi sản xuất và sinh hoạt đều cần tới. Đất đai là khởi điểm tiếp xúc và sử dụng tự nhiên

ngay sau khi nhân loại xuất hiện. Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, sự hình
thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất và văn minh tinh thần, tất cả các kỹ
thuật vật chất và văn hóa khoa học đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản là sử dụng
đất đai.
Luật đất đai hiện hành đã khẳng định “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là
tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa
bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công tình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh
quốc phòng”. Như vậy, đất đai là điều kiện chung nhất đối với mọi quá trình sản xuất và
hoạt động của con người. Nói cách khác, không có đất sẽ không có sản xuất cũng như
không có sự tồn tại của chính con người. Do vậy, để có thể sử dụng đúng, hợp lý và có
hiệu quả toàn bộ quỹ đất thì việc hiểu rõ khái niệm về đất đai là vô cùng cần thiết.
Về mặt thuật ngữ khoa học “Đất” và “Đất đai” có sự phân biệt nhất định. Theo các nhà
khoa học thì “Đất” tương đương với từ “Soil” trong tiếng Anh, nó có nghĩa trùng với thổ
hay thổ nhưỡng bao hàm ý nghĩa về tính chất của nó. Còn “Đất đai” tương đương với từ
“Land” trong tiếng Anh, nó có nghĩa về phạm vi không gian của đất hay có thể hiểu là
lãnh thổ.

GVHD: TS. Nguyễn Thị Dung

SV: Phan Thị Quỳnh – LCTDDC 60


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
QLDĐ

12

Khoa Trắc địa BĐ &

Giả thuyết Trái đất được hình thành như thế nào và có từ bao giờ cũng là vấn đề con

người đã từng dày công nghiên cứu. Sự sống xuất hiện trên Trái đất và tác động vào nó là
một quá trình tiến hóa không ngừng. Theo nghĩa hẹp hơn, từ khi có sự xuất hiện của con
người, con người cùng với sự tiến hóa của mình cũng không ngừng tác động vào đất (chủ
yếu là lớp vỏ địa lý) và làm thay đổi nó một cách nhất định. Theo tiến trình này, con
người cũng nhận thức về đất đai một cách đầy đủ hơn. Ví dụ: “Đất đai là một tổng thể vật
chất gồm cả sự kết hợp giữa địa hình và không gian tự nhiên của thực thể vật chất đó”;
hoặc: “Một vạt đất là một diện tích cụ thể của bề mặt Trái đất. Xét về mặt địa lý, có
những đặc tính tương đối ổn định hoặc những tính chất biến đổi theo chu kỳ có thể dựa
đoán được của sinh quyển theo chiều thẳng đứng phía trên và phía dưới của phần mặt đất
này. Nó bao gồm các đặc tính của phần không khí, thổ nhưỡng địa 8 chất, thủy văn, cây
cối, động vật sinh sống trên đó và tất cả các hoạt động trong quá khứ và hiện tại của con
người ở chừng mực mà những đặc tính đó có ảnh hưởng tới sử dụng vạt đất này trước
mắt và trong tương lai” (Brink man và Smyth, 1976).
Tuy nhiên, khái niệm đầy đủ và phổ biến nhất hiện nay về đất đai như sau: “Đất
đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu thành của môi
trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa
hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm vá khoáng sản trong
lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con
người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát
nước, đường sá, nhà cửa...)” (Hội nghị quốc tế về Môi trường ở Rio de Janerio, Brazil,
1993).
Như vậy, đất đai là một khoảng không gian có thời hạn theo chiều thẳng đứng
(gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm động thực vật, nước mặt, nước
ngầm và tài nguyên khoáng sản trong lòng đất) theo chiều ngang - trên mặt đất (là sự kết
hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn cùng nhiều thành phần khác) giữ vai trò quan

GVHD: TS. Nguyễn Thị Dung

SV: Phan Thị Quỳnh – LCTDDC 60



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
QLDĐ

13

Khoa Trắc địa BĐ &

trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài
người.
Những chức năng chủ yếu của đất đai.
Khái niệm về đất đai gắn liền với nhận thức con người về thế giới tự nhiên và sự nhận
thức này không ngừng thay đổi theo thời gian. Hiện nay, con người đã thừa nhận đất đai
đối với loài người có rất nhiều chức năng, trong đó có những chức năng cơ bản sau:
- Chức năng sản xuất: là cơ sở cho nhiều hệ thống phục vụ cuộc sống của con người, qua
quá trình sản xuất, đất đai cung cấp lương thực, thực phẩm và rất nhiều sản phẩm khác
cho con người sử dụng trực tiếp hay gián tiếp thông qua chăn nuôi và trồng trọt.
- Chức năng môi trường sống: đất đai là cơ sở của mọi hình thái sinh vật sống trên lục
địa thông qua việc cung cấp các môi trường sông cho sinh vật và gen di truyền để bào tồn
nòi giống cho thực vật, động vật và các cơ thể sống cả trên và dưới mặt đất.
- Chức năng cân bằng sinh thái: đất đai và việc sử dụng nó là nguồn và là tấm thảm xanh
đã hình thành một thể cân bằng năng lượng trái đất thông qua việc phản xạ, hấp thụ và
chuyển đổi năng lượng phóng xạ từ mặt trời và tuần hoàn khí quyền của địa cầu.
- Chức năng tàng trữ và cung cấp nguồn nước: đất đai là kho tàng lưu trữ nước mặt và
nước ngầm vô tận, có tác động mạnh tới chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và có
vai trò điều tiết nước rất to lớn.
- Chức năng dự trữ: đất đai là kho tài nguyên khoáng sản cung cấp cho mọi nhu cầu sử
dụng của con người.
- Chức năng không gian sự sống: đất đai có chức năng tiếp thu, gạn lọc, là môi trường
đệm và làm thay đổi hình thái, tính chất của các chất thải độc hại. - Chức năng bảo tồn,

bào tàng lịch sử: Đất đai là trung gian để bảo vệ các chứng tích lịch sử, văn hóa của loài

GVHD: TS. Nguyễn Thị Dung

SV: Phan Thị Quỳnh – LCTDDC 60


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
QLDĐ

14

Khoa Trắc địa BĐ &

người, là nguồn thông tin về các điều kiện khí hậu, thời tiết và cả quá trình sử dụng đất
trong quá khứ.
- Chức năng vật mang sự sống: đất đai cung cấp không gian cho sự chuyển vận
của con người, cho đầu tư sản xuất và cho sự dịch chuyển của động vật... giữa các vùng
khác nhau của hệ sinh thái tự nhiên.
- Chức năng phân dị lãnh thổ: sự thích hợp của đất đai về các chức năng chủ yếu
nói trên thể hiện rất khác biệt ở các vùng lãnh thổ của mỗi quốc gia nói riêng và trên toàn
trái đất nói chung.
Mỗi phần lãnh thổ mang những đặc tính tự nhiên, kinh tế, xã hội rất đặc thù. Đất
đai có nhiều chức năng và công dụng, tuy nhiên không phải tất cả đều bộc lộ ngay tại một
thời điểm. Có nhiều chức năng của đất đai đã bộc lộ trong quá khứ, đang thể hiện ở hiện
tại và nhiều chức năng sẽ xuất hiện từng triển vọng. Do vậy, đánh giá tiềm năng đất đai là
công việc hết sức quan trọng nhằm phát hiện ra các chức năng hiện có và sẽ có trong
tương lai.
Vai trò của đất đai trong sự phát triển kinh tế - xã hội
Luật đất đai 2013 của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi: “Đất đai

là tài nguyên vô cùng quý giá, là tưliệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng
đầu của môi trường sống, là đại bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế,
văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao nhiêu
công sức, xương máu mới tạo lập,bảo vệ được đất đai như ngày nay”.
Trong số những điều kiện vật chất cần thiết cho hoạt động sản xuất và đời sống
của con người, đất với lớp thổ nhưỡng, khoáng sản trong lòng đất, rừng và mặt nước
chiếm vị trí đặc biệt. Đất là điều kiện đầu tiên và là nền tảng tự nhiên của bất kỳ một quá
trình sản xuất nào.

GVHD: TS. Nguyễn Thị Dung

SV: Phan Thị Quỳnh – LCTDDC 60


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
QLDĐ

15

Khoa Trắc địa BĐ &

Chúng ta đều biết rằng, không có đất thì không thể có sản xuất, cũng như không
có sự tồn tại của con người. Đất là sản phẩm tự nhiên, xuất hiện trước con người và tồn
tại ngoài ý muốn của con người. Đất tồn tại như một vật thể lịch sử - tự nhiên.
Tuy nhiên, vai trò của đất đai đối với từngngành rất khác nhau :
-Trong các ngành phi nông nghiệp: Đất đai giữ vai trò thụ động với chức năng là cơ sở
không gian và vị trí để hoàn thiện quá trìn lao động, là kho tàng dự trữ trong lòng đất( các
ngành khai thác khoáng sản ). Quá trình sản xuất và được tạo ra không phụ thuộc vào đặc
điểm, độ phì nhiêu của đất, chất lượng thảm thực vật và các tính chất tự nhiên có sẵn
trong đất.

-Trong các ngành nông-lâm nghiệp: Đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất, là
điều kiện vật chất – cơ sở không gian, đồng thời là đối tượng lao động( luôn chịu sự tác
động của quá trình sản xuất như cày, bừa, xới xáo….) và công cụ hay phương tiện lao
động ( sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi…). Quá trình sản xuất nông-lâm nghiệp luôn liên
quan chặt chẽ với độ phì nhiêu quá trình sinh học tự nhiên của đất.
Thực tế cho thấy trong quá trình phát triển xã hội lòai người, sự hình thành và phát triển
của mọi nền văn minh vật chất-văn minh tinh thần, các tinh thành tựu kỹ thuật vật chấtvăn hoá khoa học đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản- sử dụng đất.
Mục đích sử dụng đất nêu trên biểu lộ rõ nét trong các khu vực kinh tế xã hội phát triển
mạnh,cùng với sự tăng dân số nhanh đã làm cho mối quan hệ giữa người và đất ngày
càng căng thẳng những sai lầm liên tục của con người trong quá trình sử dụng đất đã dẫn
đến huỷ hoại mội trường đất, một số công năng nào đó của đất đai bị yếu đi, vấn đề sử
dụng đất đai càng trở nên quan trọng và mang tính toàn cầu.
Phương thực và mục tiêu sử dụng đất cũng rất đa dạng, có thể chia thành 3 nhóm
mục đích sau đây:

GVHD: TS. Nguyễn Thị Dung

SV: Phan Thị Quỳnh – LCTDDC 60


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
QLDĐ

16

Khoa Trắc địa BĐ &

Dùng đất đai để làm nơi sinh sống, cơ sở sản xuất và môi trường hoạt động của
con người.
Lấy tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt từ đất đai để thỏa mãn nhu cầu sinh tồn và

phát triển.
Đất cung cấp không gian môi trường cảnh quan mỹ học cho việc hưởng thụ tinh
thần…

1.1.2. Khái niệm về quyền sử dụng đất
Ở Việt Nam đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và
thống nhất quản lý. Với tư cách là đại diện chủ sở hữu đất đai, Nhà nước có đầy đủ 3
quyền năng ( quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản) theo Luật định. Tuy nhiên,
Nhà nước không trực tiếp khai thác lợi ích trên những thửa đất đó mà giao cho các tổ
chức, cá nhân ( người sử dụng đất) dưới các hình thức: giao đất, cho thuê đất, công nhận
quyền sử dụng đất ổn định hoặc thừa nhận hành vi chuyển quyền sử dụng đất. Để bảo vệ
lợi ích của mình, Nhà nước đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, trong đó quy
định rõ quyền của người sử dụng đất cũng như những nghĩa vụ mà họ phải thực hiện khi
sử dụng đất của Nhà nước.
Như vậy, quyền sử dụng đất chỉ xuất hiện khi Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân
sử dụng đất. Điều này có nghĩa là chủ thể thực hiện các quyền sử dụng đất với tư cách là
chủ thể sử dụng đất chỉ thực hiện các quyền trong phạm vi mà Nhà nước cho phép.
Nhìn từ góc độ kinh tế, quyền sử dụng đát có ý nghĩa quan trọng. Bởi quyền sử
dụng đất không chỉ thỏa mãn các nhu cầu mà còn mang lại lợi ích vật chất cho các chủ sử
dụng đất trong quá trình sử dụng.
Nhìn từ góc độ pháp lý, quyền sử dụng đất của người sử dụng đất không chỉ là
quyền năng cụ thể trong việc khai thác lợi ích vật chất cho các chủ sử dụng mà là tổng
hợp các quyền và nghĩa vụ pháp lý của người sử dụng đất.
GVHD: TS. Nguyễn Thị Dung
SV: Phan Thị Quỳnh – LCTDDC 60


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
QLDĐ


17

Khoa Trắc địa BĐ &

Trên cơ sở đó, khái niệm về quyền sử dụng đất được hiểu “ là quyền khai thác các
thuộc tính có ích của đất đai để phục vụ cho các mục đích và phát triển kinh tế xã hội
của đất nước cũng như nhu cầu của từng chủ thể sử dụng đất”.
Để khai thác có hiệu quả các lợi ích của đất đai, Nhà nước ngày càng mở rộng
quyền năng cho người sử dụng đất. Trong đó có các quyền năng như: Quyền chuyển đổi,
chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn
bằng quyền sử dụng đất.
Quyền sử dụng đất và quyền sở hữu đất đai là hai quyền năng có mối quan hệ gắn
bó mật thiết với nhau nhưng giữa chúng lại có sự phân biệt với nhau về hình thức và giá
trị. Điều đó được thể hiện:
Thứ nhất, nếu như quyền sử dụng đất là quyền năng ban đầu thì quyền sử dụng đất
là quyền năng phát sinh. Quyền sử dụng đất chỉ xuất hiện sau khi Nhà nước giao đất, cho
thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cũng như công nhận quyền sử dụng đất
ổn định. Chính vì thế quyền sở hữu đất đai là quyền mang tính độc lập còn quyền sử dụng
đất là quyền mang tính phụ thuộc. Nghĩa là, người sử dụng đất không được thực hiện mọi
vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng đất mà chỉ được quyền quyết định một số vấn đề
liên quan. Về cơ bản phải thực hiện theo ý chí của Nhà nước với tư cách là đại diện chủ
sở hữu.
Thứ hai, nếu như quyền sở hữu đất đai là quyền năng trọn vẹn thì quyền sử dụng
đất đai là quyền năng không trọn vẹn và không đầy đủ được biểu hiện như sau:
Người sử dụng đất không có các quyền năng cụ thể như Nhà nước với tư cách là
đại diện chủ sở hữu. Trong khi Nhà nước có các quyền: giao đất, cho thuê đất, cấp
GCNQSDĐ… thì người sử dụng đất lại không có các quyền năng đó, không được định
đoạt số phận pháp lý của đất đai.

GVHD: TS. Nguyễn Thị Dung


SV: Phan Thị Quỳnh – LCTDDC 60


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
QLDĐ

18

Khoa Trắc địa BĐ &

Không phải người sử dụng đất hợp pháp nào cũng thực hiện đầy đủ các quyền:
chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho,… mà chỉ những người có đầy đủ các điều
kiện phù hợp theo quy định của pháp luật mới được thực hiện quyền năng đó. Mặt khác,
không phải bất cứ loại đất nào người sử dụng cũng có những quyền năng như trên. Về cơ
bản chỉ những người sử dụng đất theo hình thức giao đất có thu tiền sử dụng thì được
thực hiện đầy đủ các quyền mà pháp luật cho phép.
Cũng là quyền sử dụng đất nhưng quyền sử dụng đất của Nhà nước khác với
quyền sử dụng đất của người sử dụng đất. Quyền sở hữu đất đai phát sinh khi Nhà nước
là đại diện của chủ sở hữu còn quyền sử dụng đất của người sử dụng đất phát sinh khi
Nhà nước giao đất, cho thuê đất,… và luôn phụ thuộc vào ý chí của Nhà nước. Hơn nữa,
Nhà nước là một chủ sử dụng đất đặc biệt nên Nhà nước không trực tiếp khai thác các lợi
ích trên đất mà giao cho các tổ chức, cá nhân sử dụng để thu tài chính về đất. Vì vậy,
quyền sử dụng đất của Nhà nước là quyền mang tính gián tiếp và trừu tượng; quyền sử
dụng đất của người sử dụng đất mang tính trực tiếp và cụ thể.
Để thực hiện quyền quản lý có hiệu quả cũng như tạo điều kiện cho người sử dụng
đất thực hiện các quyền sử dụng trên thực tế, Nhà nước ban hành ra các văn bản pháp luật
trong đó có các quy định về GCNQSDĐ.

1.1.3. Khái niệm về giấy chứng nhận quyền sử đụng đất

Một trong số những quyền của cơ bản của người sử dụng đất khi tham gia vào các
quan hệ pháp luật đất đai là được cấp GCNQSDĐ. Mục đích của hoạt động này vừa tạo
cơ sở pháp lý cho người sử đụng đất, vừa tạo điều kiện để Nhà nước dễ dàng thực hiện
các chức năng quản lý Nhà nước về đất đai. Đây là một trong những đảm bảo của Nhà
nước đối với người sử dụng đất: “ Nhà nước cấp GCNQSDĐ cho người sử dụng đất”.
Hoạt động cấp GCNQSDĐ là một phần rất quan trọng trong hoạt động quản lý
Nhà nước về đất đai. Hoạt động này được Nhà nước thiết lập với mục đích: công nhận,
bảo đảm và bảo vệ quyền sử dụng đất của người sử dụng đất, hỗ trợ cho việc hình thành
GVHD: TS. Nguyễn Thị Dung
SV: Phan Thị Quỳnh – LCTDDC 60


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
QLDĐ

19

Khoa Trắc địa BĐ &

quyền sử dụng đất cũng như cũng cấp thông tin về quyền và những hạn chế cho cơ quan
Nhà nước trung ương, địa phương, các cơ quan tư pháp, pháp nhân.
Theo quy định của pháp luật hiện hành để được tham gia vào thị trường quyền sử
dụng đất người sử dụng đất phải có giấy tờ hợp pháp hay các giấy tờ hợp lệ theo quy định
tại Khoản 2,3,5 Điều 50 Luật đất đai. Giấy tờ hợp pháp và giấy tờ hợp lệ là hai khái niệm
có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau nhưng giữa chúng lại có sự khác biệt cụ thể. Nhìn
dưới góc độ khái niệm giấy tờ hợp pháp được hiểu là các giấy tờ do cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền ban hnahf, theo đúng quy định của pháp luật; giấy tờ hợp lệ là giấy tờ có thể
không do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhưng được Nhà nước thừa nhận
có hiệu lực trên thực tế. Xét dưới góc độ giá trị, giấy tờ hợp pháp có hiệu lực pháp lý cao,
đảm bảo chặt chẽ hơn cho người sử dụng đất. Người viết khẳng định như vậy là vì trong

thực tế một số các giao dịch về quyền sử dụng đất người sử dụng đất phải có giấy tờ hợp
pháp về quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) như quy định tại Điều 184 Nghị định 181 “ Kể
từ ngày 1/1/2007 mọi giao dịch đất đai phải có GCNQSDĐ”. Không vì thế mà chúng ta
coi nhẹ giá trị pháp lý của giấy tờ hợp lệ. Một số trường hợp giấy tờ hợp lệ lại là điều
kiện kiên quyết để Nhà nước hợp thức hóa, tiều hợp thức hóa, quy chuẩn hóa từ giấy tờ
hợp lệ.
GCNQSDĐ được hiểu là chứng thư pháp lý xác nhận quyền sử dụng hợp pháp về
đất đai, được cấp cho người sử dụng đất có đủ điều kiện theo quy định của luật đất đai
hiện hành.
GCNQSDĐ là biểu hiện hoàn hảo nhất của một chu trình. Chúng ta khẳng định
như vậy là vì khi Chính phủ, UBND có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất…thì đây chỉ là
bước tạo lập cơ sở pháp lý ban đầu để người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Chỉ sau khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất đã đăng ký và cấp GCNQSDĐ mới
hoàn thành thủ tục pháp lý giữa Nhà nước với người sử dụng đất.

GVHD: TS. Nguyễn Thị Dung

SV: Phan Thị Quỳnh – LCTDDC 60


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
QLDĐ

20

Khoa Trắc địa BĐ &

Nhà nước là chủ sở hữu đặc biệt đối với đất đai. Nhà nước không trực tiếp khai
thác lợi ích trên từng thửa đát mà giao cho tổ chức, cá nhân sử dụng đất bằng các quyết
định hành chính hoặc bằng hợp đồng thuê đất. Trên thực tế, các giấy tờ mà người sử dụng

đất nhận từ Nhà nước rất phong phú và đa dạng, chính điều này gây khó khăn không nhỏ
cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Yêu cầu thực tế đó đòi hỏi Nhà nước phải có
một loại giấy tờ thống nhất chung cho người sử dụng đất đó chính là GCNQSDĐ. Cho
đến nay có nhiều quan điểm về khái niệm GCNQSDĐ, xét về góc độ thuật ngữ pháp lý
thì “ GCNQSDĐ là chứng thứ Nhà nước cấp cho người sử dụng đất để họ hưởng mọi
quyền lợi hợp pháp về đất đai và được Nhà nước bảo hộ khi lợi ích của họ bị xâm
phạm”.
Dưới góc độ của nhà làm Luật thì “ GCNQSDĐ là giấy chứng nhận do cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền lợi ích hợp pháp
của người sử dụng đất” – Khoản 20, Điều 40. Và cụ thể hơn nữa Luật sửa đổi bổ sung
Luật đất đai đã thay thế giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bằng một cụm từ đầy đủ hơn
là “ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất”.
Căn cứ Luật đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 4 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi
trường;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai và Vụ trưởng Vụ
Pháp chế.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định về
GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
GVHD: TS. Nguyễn Thị Dung

SV: Phan Thị Quỳnh – LCTDDC 60


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
QLDĐ


21

Khoa Trắc địa BĐ &

Giấy chứng nhận do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất
và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất. Giấy chứng nhận gồm một tờ có 04 trang, in nền hoa văn trống đồng màu
hồng cánh sen (được gọi là phôi Giấy chứng nhận) và Trang bổ sung nền trắng; mỗi trang
có kích thước 190mm x 265mm; bao gồm các nội dung theo quy định như sau:
- Trang 1 gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" in màu đỏ; mục "I. Tên người sử
dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" và số phát hành Giấy chứng
nhận (số seri) gồm 02 chữ cái tiếng Việt và 06 chữ số, được in màu đen; dấu nổi của Bộ
Tài nguyên và Môi trường;
- Trang 2 in chữ màu đen gồm mục "II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất",
trong đó có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là
rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú; ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký
cấp Giấy chứng nhận; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận;
- Trang 3 in chữ màu đen gồm mục "III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất" và mục "IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận";
- Trang 4 in chữ màu đen gồm nội dung tiếp theo của mục "IV. Những thay đổi sau khi
cấp Giấy chứng nhận"; nội dung lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận; mã
vạch;
- Trang bổ sung Giấy chứng nhận in chữ màu đen gồm dòng chữ "Trang bổ sung Giấy
chứng nhận"; số hiệu thửa đất; số phát hành Giấy chứng nhận; số vào sổ cấp Giấy chứng
nhận và mục "IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận" như trang 4 của Giấy
chứng nhận;
- Nội dung của Giấy chứng nhận quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản e do Văn
phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng
GVHD: TS. Nguyễn Thị Dung


SV: Phan Thị Quỳnh – LCTDDC 60


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
QLDĐ

22

Khoa Trắc địa BĐ &

ký quyền sử dụng đất (đối với nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai) tự in, viết
khi chuẩn bị hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc xác nhận thay
đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp.
Nội dung và hình thức cụ thể của Giấy chứng nhận quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ
Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường
ngày 19 tháng 5 năm 2014 " Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền

sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" được thể hiện theo Mẫu ban hành kèm
theo Thông tư này.

Giấy chứng nhận hiện nay tồn tại 5 loại:

GVHD: TS. Nguyễn Thị Dung

SV: Phan Thị Quỳnh – LCTDDC 60


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
QLDĐ


23

Khoa Trắc địa BĐ &

- Loại thứ 1: GCNQSDĐ được cấp theo Luật đất đai 1988 do Tổng cục Quản lý ruộng
đất ( nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) phát hành theo mẫu quy định tại Quyết định
201/QĐ/ĐK ngày 14/07/1989 của Tổng cục Quản lý ruộng đất để cấp cho đất nông
nghiệp, lâm nghiệp và đất ở nông thôn màu đỏ;
- Loại thứ 2: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất pử tại đô thị do
Bộ xây dựng phát hành theo mẫu quy định tại Nghị định số 60/CP ngày 05/7/1994 của
Chính phủ và theo Luật đất đai 1993. Giấy chứng nhận có 2 bản: Bản màu hồng giao cho
chủ sử dụng đất và bản màu trắng lưu lại Sở Địa chính – Nhà đất ( nay là Sờ Tài nguyên
và Môi trường);
- Loại thứ 3: GCNQSDĐ theo quy định của Luật đất đai 2003, mẫu giấy theo
Quyết định số 24/2004/BTNMT ngày 01/11/2004 và Quyết định 08/2006/QĐ – BTNMT
ngày 21/07/2006 sửa đổi Quyết định số 24/2004/BTNMT. Giấy có 2 bản: bản màu đỏ
giao cho chủ sử dụng đất và màu trắng lưu lại cơ quan Tài nguyên và Môi trường cấp
huyện, tỉnh.
- Loại thứ 4: GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất theo quy
định tại Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ngyaf 10/12/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường. Giấy có màu hồng cánh sen có hình hoa văn trống đồng.
- Loại thứ 5: GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo
Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT của Bộ tài nguyên và môi trường ngày 19/05/2014

Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất.

GVHD: TS. Nguyễn Thị Dung


SV: Phan Thị Quỳnh – LCTDDC 60


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
QLDĐ

24

Khoa Trắc địa BĐ &

1.1.4. Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận
Theo quy định tại Điều 98 Luật đất đai năm 2013, nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được quy định
như sau:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa
đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung
cho các thửa đất đó.
- Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài
sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử
dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người
01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung
một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.
- Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được nhận Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau
khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất không
thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được miễn, được ghi nợ nghĩa vụ

tài chính và trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì được nhận Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ngay sau khi
cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản
GVHD: TS. Nguyễn Thị Dung

SV: Phan Thị Quỳnh – LCTDDC 60


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
QLDĐ

25

Khoa Trắc địa BĐ &

chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ
và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.
Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản
chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì
được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu.
- Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên
giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013 hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà
ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có
giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề
thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài

sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người
sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn
nếu có.
Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời
điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích
ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có)
được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 Luật đất đai 2013.
1.1.4.1. Đối tượng đăng ký quyền sử dụng đất
Các đối tượng phải đăng ký quyền sử dụng đất theo điều 5 của Luật đất đai 2013
bao gồm:

GVHD: TS. Nguyễn Thị Dung

SV: Phan Thị Quỳnh – LCTDDC 60


×