Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Chọn lọc lồng ghép kiến thức thực tế trong đời sống xã hội để dạy chủ đề di truyền học người trong chương trình sinh học 12 có hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.97 MB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

CHỌN LỌC LỒNG GHÉP KIẾN THỨC THỰC TẾ TRONG
ĐỜI SỐNGXÃ HỘI ĐỂ DẠY CHỦ ĐỀ “DI TRUYỀN HỌC
NGƯỜI” TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 12 CÓ HIỆU
QUẢ

Người thực hiện: Trịnh Thị Sâm
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Sinh học

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
THANH HOÁ NĂM 2017


MỤC LỤC
1.MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI..................................................................................2
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU..........................................................................3
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU........................................................................3
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM..................................................4
2.1.CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.................................4
2.2.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM...............................................................................................................4
2.3. GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.............................6
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.......................................19
3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT...........................................................................20


1. KẾT LUẬN.....................................................................................................20
2. ĐỀ XUẤT........................................................................................................20


1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, chúng ta đang sống trong thời đại mà khoa học và công nghệ có
bước phát triển như vũ bão. Các tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ có ảnh hưởng
rất lớn tới mọi mặt trong đời sống xã hội trong đó có y tế. Chất lượng sống của
con người được quan tâm cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, đi ngược lại
với điều đó thì con người lại đang phải đối mặt với vô vàn bệnh tật hiểm nghèo.
Cùng với sự bùng phát các chủng loại vi rút, vi khuẩn tạo nên cái chết hoặc gây
dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh đó là vấn nạn ô nhiễm môi trường, vấn nạn thực
phẩm bẩn và hậu quả của những cuộc chiến tranh hóa học, sự thử vũ khí hạt
nhân, sự nổ, sự rò rỉ phóng xạ của các nhà máy điện hạt nhân trên thế giới. Tất
cả đã và đang làm vốn gen của con người biến đổi theo hướng tiêu cực, làm xuất
hiện ngày càng nhiều bệnh tật di truyền gây nên sự đau đớn, vất vả, cơ cực cho
người bệnh và gia đình bệnh nhân, tạo gánh nặng di truyền cho loài người. ???.
Là một giáo viên bậc THPT, với đối tượng học sinh là các em chuẩn bị
bước sang tuổi vị thành niên, lứa tuổi mà chúng tự cho mình đủ lớn để tự lo
mọi việc theo cách của chúng. Ở tuổi này, các em có thể sẵn sàng chịu mọi
trách nhiệm, mọi sự chọn lựa, hoặc mọi quyết định của mình, kiên định
trong cuộc sống, từ suy nghĩ, học tập, rèn luyện bản thân và cống hiến xã
hội. Tuy nhiên, các em vẫn là lứa tuổi mong muốn lớn hơn khả năng, muốn
khẳng định nhưng chưa đủ kinh nghiệm và tri thức, cũng rất dễ bị cuốn vào
những cạm bẫy của xã hội, sống thờ ơ, không sự sẻ chia, thiếu trách nhiệm
với cộng đồng xã hội. Vì vậy, tôi mong muốn rằng, ngoài việc trang bị cho
các em những kiến thức cần có thì mỗi giáo viên phải tích hợp, lồng ghép
một cách phù hợp tuỳ môn học, tiết học cụ thể những kiến thức thực tế, giá
trị mang tính nhân văn sâu sắc trong đời sống xã hội. Qua đó, giáo dục cho
các em đạo đức, lối sống sẻ chia ; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc

gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả,
bảo vệ môi trường; v.v... Việc lựa chọn kiến thức thực tế, hiện trạng của vấn đề
một cách chính xác, cập nhật, toàn diện chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao trong
hoạt động dạy và học.
Với tất cả những lý do kể trên tôi quyết định và xây dưng đề tài “ Tích hợp
kiến thức thực tế trong đời sống xã hội để dạy chủ đề DI TRUYỀN Y HỌCSinh học 12 có hiệu quả nhất ”

1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU


Vấn đề biến đổi vốn gen của con người đang là một vấn đề cần được quan
tâm và thật sự cần thiết. Mà nguyên nhân của nó chủ yếu là do môi trường sống
bị ô nhiễm, vấn nạn thực phẩm bẩn tràn lan, và hậu quả của những cuộc chiến
tranh hóa học, sự thử vũ khí hạt nhân, sự nổ, sự rò rỉ phóng xạ của các nhà máy
điện hạt nhân trên thế giới … Khi tìm hiểu tất cả những vấn đề này giúp cho mỗi
học sinh có kĩ năng vận dụng kiến thức các môn học vào thực tế, nâng cao ý
thức bảo vệ môi trường, ý thức sống vì cộng đồng, sống chia sẻ với khó khăn,
vất vả, đau đớn của những bệnh nhân không may mắc phải tật, bệnh di truyền
nguy hiểm.

1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu, tìm hiểu về tất cả các loại bệnh tật di truyền đang tồn tại trong
quần thể người, nguyên nhân phát sinh, biện pháp phòng chữa đặc thù cho
mỗi loại bệnh. Tìm hiểu tất cả những kiến thức thực tế, những minh chứng
xác thực và chọn lọc nhất toát lên được giá trị mang tính nhân văn sâu sắc
trong đời sống xã hội, gây sự hứng thú trong giờ dạy, tạo hiệu quả tốt nhất.
Qua đó, giáo dục cho các em đạo đức, lối sống sẻ chia ; giáo dục pháp
luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường; v.v... Việc lựa chọn kiến thức
thực tế, hiện trạng của vấn đề một cách chính xác, cập nhật, toàn diện chắc chắn

sẽ đem lại hiệu quả cao trong hoạt động dạy và học.

1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết:
Tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu khoa học, sách giáo khoa, sách tham khảo, tài
liệu trên mạng internet...về tất cả các nội dung liên quan đến bài học.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin:
Nghiên cứu, tìm hiểu, thu thập tất cả các thông tin liên quan đến bài học đang
diễn ra trong thực tiễn đời sống, các minh chứng sinh động. Từ đó chọn lọc
thông tin chính xác, khoa học lồng ghép vào bài học.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
Tìm hiểu, thu thập các thông tin, các số liệu đã được các nhà nghiên cứu đưa ra,
cung cấp trong bài học. Từ đó giúp học sinh phân tích, tổng hợp và rút ra kết
luận.
- Nhóm phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành dạy thử nghiệm tại các lớp học với lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.
Kiểm tra đánh giá và rút ra kết luận.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:


Tích hợp, lồng ghép là một trong những quan điểm GD đã trở thành xu thế
trong việc xác định nội dung DH trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng
chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Quan điểm tích hợp được xây
dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình DH
Dạy học tích hợp, lồng ghép có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục, rèn
luyện và phát triển kĩ năng tư duy, phân tích tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng
hóa cho người học. Hiện nay, tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục
đang được quan tâm. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi
ích cho việc góp phần hình thành, phát triển năng lực hành động, năng lực giải

quyết vấn đề cho học sinh, giúp học sinh có cái nhìn toàn diện giữa lý thuyết,
thực nghiệm, thực tế trong đời sống sản xuất, đời sống xã hội.
Với chương DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI – SINH HỌC 12 có thể xây dựng
thành chủ đề và giảng dạy theo phương pháp tích hợp. Nội dung SGK đã trình
bày khá đầy đủ và chi tiết về các loại bệnh tật di truyền ở người, biện pháp bảo
vệ vốn gen của quần thể người và một số vấn đề xã hội của di truyền học. Với
chủ đề này, ngoài nội dung SGK giáo viên có thể tổ chức các hoạt động giúp học
sinh nhận thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa lý thuyết và thực tế đời sống thông
qua các kiến thức xã hội.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Trong những năm qua, tỷ lệ người bị bênh tật di truyền có chiều hướng gia
tăng so với các bệnh do nhiễm trùng mà nguyên nhân chủ yếu là do môi trường
sống của con người đang bị hủy hoại, vấn nạn thực phẩm bẩn lan tràn trong xã
hội và những hệ quả của chiến tranh hóa học để lại. Gia đình nào có người bị
bệnh tật di truyền thì không những đó là nỗi bất hạnh, nỗi đau đớn của những
người bị bệnh mà còn là gánh nặng cho cả gia đình và xã hội. Trước đây, người
ta cho rằng bênh tật di truyền không thể phòng và chữa đựơc. Ngày nay, với
những thành tựu của Di truyền học thì nguyên nhân, cơ chế của nhiều bệnh tật di
truyền đã đựơc làm rõ. Trên cơ sở đó, nhiều biện pháp phòng và chữa bệnh tật di
truyền đã đựơc đề xuất và áp dụng có hiệu quả . Với lứa tuổi học sinh THPT,
ngoài việc thu thập những kiến thức trong nhà trường các em đã đủ lớn, có thể sẵn
sàng chịu mọi trách nhiệm, chọn cho mình cách sống có trách nhiệm với
gia đình và cộng đồng . Tuy nhiên, cũng không ít bộ phận các em rất dễ bị
cuốn vào những cạm bẫy của xã hội, sống thờ ơ, không sự sẻ chia, thiếu
trách nhiệm với cộng đồng xã hội. Để thực hiện được thành công hoạt động
dạy và học với việc tích hợp các kiến thức đời sống phù hợp nhất, giáo
viên và học sinh đều gặp phải một số thuận lợi và khó khăn
* Khó khăn:



- Đối với giáo viên:
+ Giáo viên phải tìm hiểu sâu hơn, rộng hơn những kiến thức trong thực tế
đời sống có liên quan.
+ Giáo viên sẽ vất vả hơn, phải xem xét, sắp xếp lại nội dung dạy học
theo định hướng phát triển năng lực học sinh nên không tránh khỏi làm cho giáo
viên có cảm giác ngại thay đổi.
+ Điều kiện cơ sở vật chất (thiết bị thông tin, truyền thông) phục vụ cho việc
dạy học trong nhà trường còn nhiều hạn chế nhất là các trường ở nông thôn,
miền núi xa xôi.
- Đối với học sinh:
+ Dạy tích hợp là cả một quá trình từ tiểu học đến THPT nên giai đoạn đầu
này, đặc biệt là thế hệ HS hiện tại đang quen với lối mòn cũ, lối học tập thụ động
nên khi đổi mới học sinh thấy lạ lẫm và khó bắt kịp.
+ Với học sinh miền núi điều kiện còn khó khăn, sự thiếu hụt về kiến thức xã
hội là không tránh khỏi.
* Thuận lợi:
- Đối với giáo viên:
+ Sinh học là môn học rất gần và gắn liền với con người, con người cũng là
chủ thể được nghiên cứu nhiều nhất, kỹ nhất và sớm nhất.
+ Trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên
phải cập nhật những kiến thức có liên quan đến bài học, đặc biệt phải liên hệ
được với thực tế.
+ Trong những năm gần với sự bùng nổ công nghệ thông tin, giáo viên đủ
điều kiện để trang bị cho mình kiến thức thực tế phục phụ cho quá trình giảng
dạy, cơ hội để chúng ta triển khai tốt dạy học tích hợp,
- Đối với học sinh:
+ Học sinh có hứng thú tìm hiểu kiến thức bài học vì sự liên quan với kiến
thức thực tế đời sống xã hội.
+ Học sinh tích cực chủ động tìm kiếm các thông tin trong thực tiễn liên quan
đến bài học.

2.3. GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- GV chuẩn bị tốt giáo án điện tử, xác định chính xác địa chỉ tích hợp có đầy đủ
các thông tin, số liệu, hình ảnh, sơ đồ minh hoạ, video sinh động, cập nhật được
tính thời sự, khoa học.


- GV chia học sinh trong lớp theo nhóm (4 nhóm), yêu cầu mỗi nhóm chuẩn bị
bài trước ở nhà, tìm những kiến thức trong đời sống liên quan đến bài học thông
qua các phương tiện thông tin đại chúng để định hướng trả lời các câu hỏi do
giáo viên đưa ra.
CÁC GIẢI PHÁP ĐƯỢC CỤ THỂ HÓA TRONG TỪNG PHẦN CỦA BÀI
HỌC NHƯ SAU:

Phần I. Bệnh di truyền phân tử
1. Bệnh do đột biến gen gây nên
GV tổ chức cho HS tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh, biểu hiện bệnh, biện
pháp phòng chữa. Kết lại bằng những tư liệu, hình ảnh, video chọn lọc liên
quan đến bệnh
a- Bệnh bạch tạng:
- Do đột biến gen lặn, trên NST thường → giảm sự tổng hợp melanin → kìm
hãm sự hình thành sắc tố → toàn thân màu trắng, thị giác kém, khả năng mắc
ung thư da cao gấp 20 lần người bình thường. Hiện chưa có biện pháp chữa khỏi
bệnh. Do vậy người bị bệnh phải bảo vệ cơ thể khi đi dưới cường độ ánh sáng
cao.
GV cung cấp thông tin ở một số quốc gia châu phi, người bị bệnh bạch tạng
bị săn lùng như động vật quý hiếm.

b- Bệnh mù màu:
- Do đột biến gen lặn trên NST X → gây rối loạn sắc giác → người bệnh không
phân biệt được màu sắc → gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt và lựa chọn nghề

nghiệp. Hiện chưa có biện pháp chữa khỏi bệnh. Người bệnh có thể sử dụng
kính loạn sắc.


GV cho HS kiểm tra thị lực qua hình ảnh và đưa một số tai nạn xảy ra do
người bệnh không rõ mình mắc bệnh

Bài toán kiểm tra khả năng mắc bệnh mù màu ở người
c- Bệnh pheninketonieu:
- Do đột biến gen lặn trên NST thường è không tạo enzym chuyển hóa
pheninalanin thành tirôzin → phenialanin ứ đọng trong máu dẫn lên não è đầu
độc tế bào thần kinh è Mất trí nhớ, thiểu năng trí tuệ.
Để giảm thiểu hậu quả của bệnh thì cần phát hiện sớm để có chế độ dinh dưỡng
phù hợp tránh thức ăn giàu pheninalanin (protein và các loại hạt như đậu đỗ,
ngô…) và bổ sung thức ăn nhiều tirozin (cà rốt, củ cải đường, táo, súp lơ, dưa
hấu...)

d- Hồng cầu hình liềm:
Do đột biến gen trội trên NST thường → tế bào máu hình lưỡi liềm → giảm khả
năng vận chuyển O2 , CO2, di chuyển khó khăn, dễ mắc kẹt → gây đóng cục, tắc
nghẽn mạch máu → tỉ lệ tử vong cao, thường chết trẻ.
Người mắc bệnh cần được chăm sóc, theo dõi chặt chẽ, kiểm soát đột quỵ do
thiếu máu não, sử dụng thuốc giảm đau hoặc truyền máu khi cần thiết. Hiện nay,


trong y học sử dụng pp ghép tủy, pp tế bào gốc đem lại thành công nhất định,
mở ra hướng điều trị mới cho bệnh nhân. Tuy nhiên, chi phí cho việc chữa trị
theo phương pháp này đang là sự trở ngại cho bệnh nhân nghèo.

Hồng cầu bình thường


Hồng cầu hình liềm

e- Bệnh máu khó đông:
- Do đột biến gen lặn trên NST X → gây rối loạn quá trình đông máu → tỉ lệ tử
vong cao, thường bị chảy máu trong tại các khớp xương.
Người bệnh cần được phát hiện sớm, cẩn thận trong vận động, sinh hoạt, cấp
cứu kịp thời khi xảy ra chảy máu.

Triệu chứng người mắc bệnh máu khó đông
Phần 2: Hội chứng bệnh do đột biến nhiễm sắc thể gây nên
GV tổ chức cho HS tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh, biểu hiện bệnh,
biện pháp phòng chữa. Kết lại bằng những tư liệu, hình ảnh, video chọn lọc
liên quan đến bệnh
a -Hội chứng tiếng mèo kêu:
- Do đột biến mất đoạn trên NST số 5.


Hội chứng mèo kêu: là bệnh hiếm gặp, với tỷ lệ 1/50.000, thường chết giai đoạn
phôi thai. Biểu hiện: trẻ sinh ra thường thiếu cân, với những đặc điểm như: đầu
nhỏ, mắt tròn, hai mắt xa nhau, khóc nhiều như tiếng mèo kêu. Chưa có biện
pháp chữa trị.

Mất đoạn NST số 5 gây hội chứng tiếng mèo kêu
b - Bệnh ung thư máu:
- Do đột biến mất đoạn ở NST số 21 hoặc 22.
Ung thư máu hay bệnh bạch cầu – máu trắng xuất hiện khi quá trình tạo tế bào
máu trong tủy xương bị biến đổi, tạo ra các tế bào bạch cầu ác tính nó có thể
tăng sinh phát triển vô độ, lấn át các dòng tế bào máu bình thường khác, làm cho
chúng không được thực hiện chức năng bình thường, gây tỉ lệ tử vong cao. Hiệu

quả điều trị của căn bệnh này còn khá thấp, bệnh nhân sẽ được áp dụng các
phương pháp điều trị chính như hóa trị, liệu pháp sinh học trị liệu, ghép tủy/cấy
tế bào gốc, hóa trị và xạ trị. Các bác sĩ có thể kết hợp cho bạn từ 2 phương pháp
điều trị trở lên.
c - Hội chứng Đao (3 NST 21)
- Do rối loạn phân ly NST số 21 trong giảm phân của bố hoặc mẹ mà người con
mắc bệnh mang 3 NST thứ 21. Theo nghiên cứu tỉ lệ trẻ em mắc hội chứng Đao
tăng lên cùng với tuổi mẹ sinh sản.


Biểu hiện: Thấp bé, má phệ, cổ rụt, chân tay ngắn, khe mắt xếch, lưỡi dày và
hay thè ra, dị tật tim và ống tiêu hóa, si đần, vô sinh, tỉ lệ chết yểu > 50%…
d - Hội chứng Etuot: (3 NST 18)
- Do rối loạn phân ly NST số 18 trong giảm phân của bố hoặc mẹ mà người →
con mắc bệnh mang 3 NST thứ 18.
Biểu hiện: Trẻ sinh ra hay bị ngạt mà không rõ nguyên nhân, sọ kéo dài theo
hướng trước sau. Có nhiều dị tật như gáy lồi, vành tai thấp, xương hàm nhỏ, mũi
nhỏ, bàn chân vẹo, chậm phát triển.

Hội chứng Etuot
e - Hội chứng Patau: (3 NST 13)
- Do rối loạn phân ly NST số 13 trong giảm phân của bố hoặc mẹ → con mắc
bệnh mang 3 NST thứ 13.
Biểu hiện: Người bị bệnh bị tâm thần, điếc, sứt môi, thừa ngón, chậm phất triển
trí tuệ. Trẻ em bị bệnh thường chết lúc 3 - 4 tuổi


GV làm rõ tại sao trong thực tế rất ít gặp người mắc các hội chứng liên
quan đến đột biễn NST như XXX, XXY, XO,XYY


Phần 3. Di truyền học với bệnh ung thư
GV tổ chức cho HS tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh, biểu hiện bệnh, biện
pháp phòng chữa. Kết lại bằng những tư liệu, hình ảnh, video chọn lọc liên
quan đến bệnh
Hiện nay, tỉ lệ người mắc ung thư trên thế giới đang tăng lên, điển hình là các
loại ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư phổi,…Riêng ở Việt Nam mỗi ngày
có khoảng 20 người mới mắc ung cổ tử cung trong đó cướp đi mạng sống của 9
phụ nữ mắc bệnh.
Khái niệm:
- U ác tính :
- U lành tính :
Nguyên nhân
Cơ chế gây ung thư:
GV cho HS kể ra các loại bệnh ung thư phổ biến, một số phương pháp
phòng chữa bệnh ung thư:

Cách điều trị : Một số ung thư có thể chữ trị dứt điểm nếu phát hiện sớm như
ung thư vú, ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, ung thư thường chỉ biểu hiện bệnh
khi bệnh nhân đã bước vào giai đoạn cuối. Ung thư có thể chữa trị bằng phương
pháp phẫu thuật cắt bỏ khối u hoặc dùng phương pháp xạ trị, hóa trị để diệt các
tế bào khối u. Nhưng xạ trị, hóa trị thường để lại hậu quả nặng nề cho bệnh nhân
sau mỗi lần điều trị và chi phí khá cao.

Phần 4. Di truyền học với bệnh AIDS
1- Khái niệm:


2. Các con đường lây truyền HIV :
3. Hậu quả:
4. Biện pháp:

GV cung cấp tư liệu, hình ảnh, video về HIV/AIDS

Phần 5. Nguyên nhân làm biến đổi vốn gen loài
người
GV cung cấp một số hình ảnh, tư liệu về vấn nạn ô nhiễm môi trường, thực
phẩm bẩn, vụ nổ thử hạt nhân, chiến tranh hóa học…


Sự rò rỉ phóng xạ từ các nhà máy điện nguyên tử ( điển hình tại Nhật Bản
năm 2011), từ vụ nổ nhà máy điện nguyên tử (thảm họa Chernobyl năm 1986 –
tai nạn trầm trọng nhất trong lịch sử), từ những cuộc chiến tranh hóa học trên thế
giới như vụ Mỹ thả hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản năm 1945.

Tại Việt Nam từ những năm 1961 đến năm 1971 quân đội Mỹ đã rải 80 triệu
lít chất diệt cỏ trong đó chủ yếu là dioxin xuống các cánh rừng, cánh đồng của
các tỉnh phía nam. Hậu quả của nó là vô cùng tàn khốc hơn 4,8 triệu người bị
phơi nhiễm chất độc da cam, hơn 3 triệu người ảnh hưởng nặng nề của chất độc
tàn ác này và nó vẫn chưa dừng lại, con số người nhiễm dioxin và trẻ em da cam
vẫn đang nối dài thêm
GV cung cấp video về việc Mỹ rải chất độc da cam xuống miền nam Việt
Nam và những vùng chịu ảnh hưởng nặng nề của chất độc da cam:

GV cung cấp cho HS về vụ kiện chất độc da cam


Và những video, hình ảnh về nạn nhân da cam
GV cung cấp những tư liệu về các hoạt động vì trẻ em da cam, chung tay
xoa dịu nỗi đau da cam

Phần 5. Biện pháp bảo vệ vốn gen loài người.

GV cho HS trình bày các biện pháp theo nhóm(3
biện pháp)
1. Biện pháp tư vấn di truyền và việc sàng lọc trước sinh:
* Tư vấn di truyền:
* Siêu âm bào thai:


* Chọc dò dịch ối:
* Sinh thiết tua rau thai:
2. Biện pháp sử dụng liệu pháp gen – kĩ thuật của tương lai:
3. Biện pháp bảo vệ môi trường nhằm hạn chế tác nhân gây đột biến
Bảo vệ rừng, trồng rừng bổ sung

Thực hiện nghiêm vấn đề an toàn thực phẩm.

VI. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA DI TRUYỀN HỌC
1. Vấn đề phát sinh do việc giải mã bộ gen người
2.Vấn đề phát sinh do công nghệ gen và công nghệ tế bào.
GV trình cho HS tìm hiểu về thành tựu sinh vật chuyển gen và trình
chiếu một số hình ảnh:


Mặt trái của công nghệ tế bào, công nghệ gen

Gv tổng kết chủ đề bài học bằng câu hỏi TNKQ và trò chơi ô chữ


2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Qua thời gian giảng dạy thử nghiệm tại trường THPT thạch thành IV, thực
sự đã thu được hiệu quả cao thông qua tinh thần học tập của học sinh trên lớp và

kết quả của bài kiểm tra đánh giá. Với kết quả của học sinh lớp thực nghiệm, đa
số các em đã dành được điểm cao hơn nhờ vào việc các em đã biết vận dụng
kiến thức bài học vào thực tế và nhờ vào sự hiểu biết hơn về kiến thức đời sống
xã hội. Chất lượng giờ dạy nâng lên, được đồng nghiệp đánh giá cao về tính hiệu
quả và tính thực tiễn của đề tài. Sau đây là kết quả cụ thể:
* Kết quả bài kiểm tra của hai lớp đối chứng:
Lớp
12 B3
12 B5

% Điểm giỏi
9%
8%

% Điểm khá
39%
40%

% Điểm TB
41%
38%

% Điểm yếu
11%
14%

% Điểm TB
35%
38%


% Điểm yếu
0%
2%

* Kết quả bài kiểm tra của hai lớp thực nghiệm:
Lớp
12 B4
12 B6

% Điểm giỏi
15%
13%

% Điểm khá
50%
47%

3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT:
1. KẾT LUẬN:
Thông qua kiến thức môn Sinh học và việc vận dụng các kiến thức
thực tế liên quan, …giúp học sinh hiểu sâu sắc, cặn kẽ hơn về mối quan
hệ không tách rời giữa sức khỏe, bệnh tật với môi trường. Nhận thức rõ
về vấn đề này mỗi chúng ta hãy biến những câu khẩu hiệu trở thành hành
động cụ thể, để nó không còn là những kiến thức suông máy móc, mà đã
hình thành những kỹ năng sống nhằm giúp chúng ta – những chủ nhân
tương lai của đất nước nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, ý thức sống
vì cộng đồng và sống biết sẻ chia. Hãy mở rộng vòng tay, mở rộng trái
tim yêu thương và làm những việc thiết thực nhất phù hợp với khả năng
của mình!
Từ kết quả học tập của các học sinh tôi nhận thấy việc tích hợp kiến thức

thực tế trong đời sống xã hội là mục tiêu không thể thiếu trong giảng dạy.
Ngoài việc trang bị cho các em kiến thức cần có, việc tích hợp này còn cung
cấp cho các em những kiến thức xã hội mang tính thời sự, khoa học. Giúp


các em hình thành kỹ năng sống, hình thành ý thức sống có trách nhiệm với
cộng đồng xã hội, khơi dậy và bồi đắp tinh thần đoàn kết, lối sống sẻ chia.
2. ĐỀ XUẤT:
Dạy học tích hợp theo chủ đề là một dự án mà bộ GD& ĐT chỉ mới đang
thử nghiệm. Để có thể dạy học theo hình thức này, thì việc thay đổi nội dung,
cấu trúc SGK là cần thiết. Mặt khác nhà trường cần trang bị nhiều hơn nữa các
loại máy chiếu, máy tính và các thiết bị hỗ trợ khác phục phụ cho quá trình dạy
học. Trong quá trình soạn giáo án, giáo viên cần xác định nội dung tích hợp
chính xác và phải đảm bảo nội dung kiến thức bài học.
Trên đây là dự án mà tôi đã thử nghiệm tại trường THPT Thạch Thành 4.
Trong đề tài này, tôi chỉ mới đề cập đến việc tích hợp kiến thức thực tế trong đời
sống xã hội vào bài dạy. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô
giáo để tôi hoàn thiện dự án này hơn. Xin chân thành cảm ơn !
Thanh Hóa, ngày 15 tháng 05 năm 2017.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
CAM KẾT KHÔNG COPY.
ĐƠN VỊ
Người thực hiện

NGÔ VĂN GIANG

TRỊNH THỊ SÂM


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách giáo khoa sinh họ 12 cơ bản và nâng cao - Nhà xuất bản giáo dục
2. Sách tham khảo Nhà xuất bản giáo dục
3. Tài liệu, hình ảnh, video trên internet
4. Trang thư viện
5. Tham khảo ý kiến đồng nghiệp
6. Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh – Trường ĐHSP Hà Nội
7.Thu thập thông tin trong thực tế đời sống về bệnh tật di truyền.



×