Tải bản đầy đủ (.ppt) (31 trang)

TÀI LIỆU LỚP BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ PHỔ THÔNG Chuyên đề 1 Tư tưởng Hồ Chí MInh về giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 31 trang )

Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
Trường Cán bộ quản lý giáo dục Tp. Hồ Chí Minh

CHUYÊN ĐỀ: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
GIÁO DỤC


“Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ
tich, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ
dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”


THẢO LUẬN
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA HỒ
CHÍ MINH TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC TẠI
TRƯỜNG CÁC THẦY CÔ


I. NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1.1. Quê hương – nơi hội tụ hồn thiêng sông núi
1.2. Gia đình – cái nôi của ý chí
1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh – một nhân cách lớn
II. TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA HỒ CHÍ MINH
2.1. Vai trò và nhiệm vụ của giáo dục
2.2. Nội dung giáo dục
2.3. Phương pháp giáo dục


I. NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1.1. Quê hương – nơi hội tụ hồn thiêng sông núi
- Truyền thống cách mạng:


- Thế kỷ thứ VIII, Mai Hắc Đế đã xây thành Vạn An ở Sa Nam (Nam
Đàn) để chống lại nhà Đường.
- Năm 1285,Trần Nhân Tông đã dựa vào vùng đất này để chống quân
Mông.
- Năm1424, Lê Lợi tiến quân vào Nghệ An lập đại bản doanh ở đây 4
năm để chống quân Minh.
- Cuối năm 1788, Nguyễn Huệ trên đường hành quân cấp tốc ra Bắc
để đánh đuổi 29 vạn quân Thanh, đã dừng lại ở Nghệ An tuyển thêm
5 vạn quân sĩ để đánh trận Ngọc Hồi, Đống Đa giữa tết năm Kỷ Dậu
(1789).


Đầu thế kỷ XX xuất hiện những anh hùng có khát vọng giải
phóng đất nước như: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hồ Sĩ Tạo,
Vương Thúc Mậu, Hà Văn Cận.
+ Nhân dân Nghệ An có truyền thống yêu nước, điển hình như:
Cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931.
- Trong đời sống:
+ Nhân dân Nghệ An là những người dân chăm chỉ, chịu thương
chịu khó, cần mẫn với công việc.
+ Nghệ An có truyền thống hiếu học, có nhiều dòng họ, nhiều làng
học nổi tiếng, là cái nôi sản sinh cho đất nước nhiều danh tướng,
lương thần, nhiều nhà khoa học, nhà văn hoá có tầm cỡ quốc gia và
quốc tế.


1.2 Truyền thống gia đình
Bản thân gia đình là một gia đình văn hóa đạo đức, vừa có chất Nho
phong, vừa chịu ảnh hưởng Duy Tân. (cha là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ
Hoàng Thị Loan).

=> Hồ Chí Minh đã tiếp cận cả ba nguồn văn hóa: văn hóa dân tộc,
văn hóa khu vực, văn hóa thế giới.


Nguyễn Sinh Sắc (1862 – 1929). Ông là con của ông Nguyễn Sinh Nhậm và bà Hà
Thị Hy, lớn lên trong một môi trường Nho học dưới sự nuôi dạy của nhà Nho và cha
vợ của mình là cụ Hoàng Xuân Đường, ông đỗ cử nhân năm 1894 và Phó bảng
năm 1901. Năm 1906, ông được triều đình bổ nhiệm chức Thừa biện bộ Lễ; năm
1909, ông nhậm chức Tri huyện Bình Khê tỉnh Bình Định. Làm quan được ít lâu thì
bị triều đình thải hồi vì một "tên cường hào" bị ông bắt giam rồi chết sau khi thả ra
hai tháng. Cụ quyết định chu du vùng đất Nam kỳ để truyền bá tư tưởng yêu nước,
chống ngoại xâm. Sau đó ông đi vào miền Nam và sống một cuộc đời thanh bạch tại
Đồng Tháp Mười cho đến cuối đời.




Bà Hoàng Thị Loan (1868-1901) là con gái của cụ Hoàng Xuân Đường. Bà là một
hình mẫu cho hình ảnh người Việt Nam hiền hậu và hết lòng vì chồng con. Bà đã
gởi con gái đầu lòng của mình lại Nghệ An và cùng chồng vào Huế. Ở đây bà đã
lao động dệt vải vất vả một tay nuôi sống cả gia đình. Năm 1900 sau khi sinh
người con thứ tư là Nguyễn Sinh Xin, cộng với sự vất vả khó nhọc trước đó bà
Hoàng Thị Loan sinh bệnh rồi qua đời vào ngày 10 tháng 2 năm 1901. Năm 1922,
hài cốt của bà được cô Nguyễn Thị Thanh đưa về an táng tại vườn nhà mình ở
Làng Sen, Kim Liên. Năm 1942, cải táng tại núi núi Động Tranh thấp, thuộc dãy núi
Đại Huệ. 1985, nhân dân và chính quyền địa phương xây dựng tại đây một khu
lăng mộ dành cho bà.





Bà Nguyễn Thị Thanh (1884 - 1954) là người chị cả, bà hoạt động tích cực chống
Pháp dưới ngọn cờ yêu nước của chí sĩ Phan Bội Châu. Năm 1918 bà Nguyễn Thị
Thanh phối hợp với Nguyễn Kiên tổ chức lấy trộm súng trong doanh trại lính khố
xanh đóng tại thành phố Vinh. Bị phát giác nên Nguyễn Thị Thanh bị bắt và nhốt
vào nhà tù tra tấn dã man. Vào năm 1918, thực dân Pháp chỉ thị cho quan lại địa
phương mở phiên tòa số 80 xử phạt bà Nguyễn Thị Thanh 100 trượng và 9 năm
khổ sai. Ngày 2 tháng 12 năm 1918, Nguyễn Thị Thanh bị đày vào giam tại nhà lao
Quảng Ngãi.


Nghe tin Anh Cả mất, lòng tôi buồn rầu. Vì
việc nước nặng nhiều, đường sá xa cách, lúc
Anh đau yếu tôi không thể chăm nom, lúc
Anh tạ thế, tôi không thể lo liệu. Than ôi! Tôi
chịu tội bất đễ (không trọn tình anh em) trước
linh hồn Anh và xin bà con nguyên lượng (tha
thứ) cho một người con đã hy sinh tình nhà
vì phải lo việc nước

Nguyễn Sinh Khiêm (1888–1950) là con thứ hai của trong gia đình cụ Phó Bảng,
sau chị cả Nguyễn Thị Thanh và là anh trai của Nguyễn Sinh Cung và Nguyễn
Sinh Xin.
Ông còn được gọi là Cả Khiêm, tên tự là Tất Đạt. Thời thanh niên, ông tham gia
các hoạt động yêu nước chống thực dân và phong kiến nên từng bị tù đày nhiều
năm.


“Núi cõng con đường mòn
Cha thì cõng theo con

Núi nằm ì một chỗ
Cha đi cúi lom khom
Đường bám lì lưng núi
Con tập chạy lon ton
Cha siêng hơn hòn núi
Con đường lười hơn con”


“Biển là ao lớn
Thuyền là con bò
Bò ăn gió no
Lội trên mặt nước
Em nhìn thấy trước
Anh trông thấy sau
Ta lớn mau mau
Vượt qua ao lớn”


“Kìa ba ông lão bé con con”
“Biết có tình gì với nước non”
“Trương mắt làm chi ngồi mãi đó
Hỏi xem non nước mất hay còn ?”


1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kế
thừa, tiếp thu có chọn lọc, sáng tạo
và phê phán:



Một là, chủ nghĩa yêu nước,

truyền thống văn hoá, giáo dục và
tinh thần nhân ái Việt Nam.
 Hai là, triết lý giáo dục phương
Đông, đặc biệt là triết lý nhân sinh
của Nho, Phật, Lão.


 Ba là, những tư tưởng tiến bộ thời kỳ cận đại. Nhưng tiền đề
quan trọng nhất, cái tạo nên sự phát triển về chất trong tư tưởng
giáo dục Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác - Lênin.
=> Trên cơ sở đó và cùng với quá trình hoạt động thực tiễn cách
mạng sinh động, phong phú của mình, Hồ Chí Minh đã đưa ra quan
điểm hết sức sâu sắc và mới mẻ về vai trò, mục đích, nội đung và
phương pháp giáo dục.


II. TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA HỒ CHÍ MINH

- C.Mác: chỉ có cái chưa biết, chứ không có cái không biết
- V.I.Lênin: học, học nữa, học mãi
- Hồ Chí Minh: một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, dốt thì dại, dại thì
hèn => một chế độ mới ra đời, điều cần thiết đầu tiên là nhanh chóng
xóa bỏ nền giáo dục nô lệ, thực dân Pháp muốn làm cho dân ta ngu để
trị


2.1. Vai trò và nhiệm vụ của giáo dục


Theo Hồ Chí Minh, giáo dục có
vai trò hết sức to lớn trong việc cải
tạo con người cũ, xây dựng con
người mới. Người nói: "Thiện, ác
vốn chẳng phải là bản tính cố hữu,
phần lớn đều do giáo dục mà nên".


* Nhiệm vụ của giáo dục
Người căn dặn: Các thầy cô giáo có nhiệm vụ nặng nề và vẻ
vang là đào tạo cán bộ cho dân tộc. Vậy giáo dục cần nhằm mục
đích là thật thà phụng sự nhân dân.
Giáo dục cần: luôn luôn nâng cao tinh thần yêu Tổ Quốc, yêu
Chủ Nghĩa Xã hội, tăng cường tình cảm cách mạng đối với công
nông, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng, triệt để tin
tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng nhận bất cứ nhiệm vụ
nào mà Đảng và nhân dân giao cho.


Giáo dục
• Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau
là một việc làm quan trọng và rất cần thiết.
“Ngủ thì ai cũng như lương thiện,
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền.
Hiền dữ đâu phải là tính sẵn,
Phần nhiều do giáo dục mà nên”.




×