Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

BÀI BÁO CÁO TỐT NGHIỆP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI NGƯỜI NGHÈO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.32 KB, 39 trang )

TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG ĐOÀN
TIỀN GIANG

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI NGƯỜI NGHÈO TẠI ẤP
AN THÁI, XÃ AN CƯ, HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG

GVHD: QUÁCH THÁI KỲ

Học viên thực hiện:

Nguyễn Thế Phương
MSHS: 1533
Lớp: CTXH01
Khóa: 2015-2017

Tiền Giang, tháng 07 năm 2017


Phụ lục 5: Phiếu đánh giá thực tập tại cơ sở
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
Họ và tên học sinh: Nguyễn Thế Phương
Lớp: CTXH01
Khóa: 2015 - 2017
Địa điểm thực tập: Ủy ban nhân dân xã An Cư, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang
Thời gian thực tập: 25/5/2017 – 25/8/2017
Giảng viên hướng dẫn: Quách Thái Kỳ
Cán bộ cơ sở hướng dẫn, quản lý: Đỗ Nhựt Thanh
Chủ đề thực tập: Công tác xã hội cá nhân với người nghèo tại ấp An Thái, xã


An Cư, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Các kết quả đánh giá của cán bộ cơ sở: (đánh dấu vào ô thích hợp)
1/ Ý thức, thái độ thực tập: Tốt  - Khá  - Trung bình  - Yếu 
2/ Chấp hành kỷ luật, quy chế:Tốt  - Khá  - Trung bình  - Yếu 
3/ Kỹ năng giao tiếp, tạo mối quan hệ: Tốt  - Khá  - Trung bình  - Yếu 
4/ Nắm vững lý thuyết và vận dụng: Tốt  - Khá  - Trung bình  - Yếu 
5/ Các nhận xét khác:
6/ Những kiến nghị với nhà trường:
7/ Kết quả chung:
Điểm thực tập:
Bằng số (từ 0 - 10 điểm):....................................................................................
Bằng chữ.............................................................................................................
Ngày … tháng … năm 2017
Cán bộ hướng dẫn/ kiểm huấn viên
(ký và ghi rõ họ tên)


Phu luc 6: Tự đánh giá của học sinh
PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THựC TẬP TỐT NGHIỆP

Họ và tên học sinh: Nguyễn Thế Phương
Lớp: CTXH01
Khóa: 2015 - 2017
Địa điểm thực tập: Ủy ban nhân dân xã An Cư, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang
Thời gian thực tập: 25/5/2017 – 25/8/2017
Họ và tên cán bộ hướng dẫn: Đỗ Nhựt Thanh
Họ và tên giảng viên hướng dẫn: Quách Thái Kỳ
Tên cơ sở thực tập: Ủy ban nhân dân xã An Cư
Tự đánh giá của sinh viên: (Lựa chọn các mức độ ưu tiên)
1/ Nhà trường tạo điều kiện:

2/ Cơ sở thực tế tạo điều kiện:

1 2 3 4 5
....3....
1 2 3 4 5
....3....
1 2 3 4 5
3/ Cơ hội làm việc với các nhân viên cơ sở:
.1
. .3....
4/ Cơ hội tiếp xúc với đối tượng:
2 3 4 5
5/ Áp dụng được nhiều kiến thức:
1 2 3 4 5
6/ Tham gia vào mạng lưới dịch vụ xã hội trợ giúp đối tượng:
1 2 3 4 5
7/ Cơ sở vật chất và phương tiện hỗ trợ thực
1 2 3 4 5
tập:Những ý kiến đề xuất khác:
....3....
8/
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………


Phụ lục 7: Nhận xét của cơ sở thực tập
ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ AN CƯ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP
Học sinh: Nguyễn Thế Phương
Lớp: CTXH01
Đã đến thực tập tại cơ quan/ địa phương chúng tôi trong thời gian từ ngày
25/5/2017 đến 25/8/2017.
Dưới sự hướng dẫn của Ông/bà:
1. Đỗ Nhựt Thanh , Chức vụ: Phó chủ tịch UBND xã
Nhận xét của cơ sở như sau:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………..
An Cư, ngày … tháng ... năm 2017
Thủ trưởng cơ quan
(Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ
tên)


LỜI CẢM ƠN!
Để hoàn thành bài báo cáo này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy
Quách Thái Kỳ đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình em thực hiện.
Em chân thành cảm ơn quý thầy, cô trường Trung cấp nghề kinh tế kỹ
thuật công đoàn Tiền Giang đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm
em học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là
nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quí báu để
em thực hiện tốt công việc của mình thật chuyên nghiệp và tự tin.
Em chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã An Cư đã cho
phép và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại địa phương. Báo cáo thực tập

của em đã hoàn thành bằng sự cố gắng, nỗ lực và nghiêm túc. Tuy nhiên vẫn
còn một số hạn chế nhất định.
Cuối cùng em kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công trong
sự nghiệp cao quý.

Em xin chân thành cảm ơn!


PHẦN 1.
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỊA BÀN THỰC TẬP
1.

Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển

Xã An Cư là một xã mới tách ra năm 2004 từ xã Hội Cư anh hùng, nằm
cách trung tâm hành chánh huyện Cái Bè khoảng 4km về hướng bắc. Là nơi có
khu xay xát và lau bóng gạo với số lượng lớn nhất huyện, vì vậy người dân lao
động các nơi tập trung về đây rất đông và nhiều thành phần. Xã có diện tích tự
nhiên 1142ha với 3738 hộ và 1405 nhân khẩu. Thu nhập bình quân 24
triệu/người/năm, xã có 05 ấp An Bình, An Thiện, An Thái, An Hoà và Mỹ Hoà.
Về giao thông, trên địa bàn có nhiều tuyến giao thông quan trọng đi qua như
quốc lộ 1A dài 6km, huyện lộ 869 dài 1,5km, lộ 23B dài 2,7km.
Cho đến nay, có 02 trường Mẫu giáo trên địa bàn được công nhận đạt
chuẩn phổ cập mầm non, 01 trường Trung học cơ sở và 01 trường Tiểu học,
hằng năm tổ chức cho trẻ em 06 tuổi ra lớp 1 đạt 100% và luôn duy trì chỉ số tốt
nghiệp THCS đạt 98%.
Ủy ban xã An Cư cũng được thành lập từ khi tách xã, với số lượng cán bộ,
công chức ban đầu chỉ trên dưới 20 người, cơ sở vật chất thiếu thốn nên thời
gian đầu hoạt động còn gặp nhiều khó khăn. Nhưng cùng với sự nổ lực của tập
thể cán bộ, sự hỗ trợ đầu tư kinh phí từ phía chính quyền cấp trên, đến nay cơ sở

đã được xây mới chỉnh chu và khang trang. Nhiều cơ sở vật chất hiện đại như
máy tính, máy in, máy photocopy, TV LED, internet... được đưa vào sử dụng
nên công tác tiếp dân, giải quyết hồ sơ, lập báo cáo... diễn ra nhanh chóng và
thuận tiện hơn.
2.

Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy

Theo Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003,
nhiệm vụ quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã được quy định cụ thể từ Điều 29
đến Điều 35. Theo đó, Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm trong rất nhiều các
lĩnh vực như: kinh tế, giáo dục, y tế, xã hội và đời sống, văn hóa thông tin, thể
dục thể thao, bảo vệ tài nguyên, môi trường, quốc phòng, an ninh, trật tự, an

1


toàn xã hội, chính sách tôn giáo… Cho thấy, Ủy ban nhân dân xã có vai trò rất
quan trọng trong việc đảm bảo đời sống, an sinh xã hội cho nhân dân. Cách vận
hành, ra quyết định và giải quyết các vấn đề xã hội của chính quyền địa phương
được xem là bộ mặt của hệ thống chính trị.
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân xã An Cư được thể hiện qua sơ đồ
sau:
CHỦ TỊCH UBND
Phụ trách chung

TRƯỞNG
CÔNG AN



Văn phòng
– Thống kê

3.

PHÓ CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Phụ trách Văn
hóa – Xã hội

Phụ trách Kinh tế

Văn hóa – Xã
hội

Tư pháp –
Hộ tịch

Địa chính –
Xây dựng –
Môi trường

CHỈ HUY
TRƯỞNG

Tài chính –
Kinh tế


Đội ngũ cán bộ, công chức.

Tính đến thời điểm hiện tại, đội ngũ cán bộ, công chức của Ủy ban nhân
dân xã An Cư có trên 100 người, với 4 khối Đảng, Nhà nước, Công an và Quân
sự. Các ban ngành, đoàn thể gồm có Ủy ban mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên
cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến
binh, Hội Người Cao tuổi, Hội chữ thập đỏ. Công an và Quân sự luôn có lực
lượng thường trực, đảm bảo an toàn xã hội và an ninh trật tự tại địa phương.
4.

Cơ sở vật chất, kỹ thuật

Được sự đầu tư kinh phí từ cấp trên và nguồn quỹ của địa phương, Ủy ban
nhân dân xã An Cư hãnh diện vì có cơ sở vật chất khang trang và thiết bị máy
móc hiện đại. Với 02 hội trường có sức chứa trên 100 người được trang bị máy
lạnh và TV LED màn hình lớn, đáp ứng được nhu cầu hội nghị, họp trực tuyến,
văn hóa – văn nghệ... cho người dân, cán bộ, công chức tại địa phương.

2


Cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, nhu cầu giải quyết hành chính
của người dân ngày càng tăng, không để xảy ra tình trạng người dân chờ và
không có chỗ ngồi, Ủy ban nhân xã đã chủ động trang bị 02 hàng ghế chờ ở bộ
phận Một cửa, từ đó cải thiện bộ mặt cơ quan hành chính, tăng tính chuyên
nghiệp trong quá trình hoạt động.
5.

Các nguồn tài trợ trong quá trình phát triển công tác xã hội.


Xã An Cư có vị trí địa lý thuận lợi cho sản xuất, lau bóng gạo như giáp
Quốc lộ 1A, có nhiều nhánh sông lớn chảy qua nên tập trung rất đông các cơ sở
hoạt động kinh doanh. Các cơ sở này là một trong các mạnh thường quân hoạt
động rất mạnh tại địa phương. Hàng tháng đều có doanh nghiệp hỗ trợ gạo cho
người nghèo của xã, trung bình 400kg/tháng. Mới đây trong tháng hành động vì
trẻ em, xã đã vận động được 25 triệu đồng và 15 triệu đồng cho ngày lễ Thương
binh – liệt sĩ 27/7.
6.

Tình hình thực hiện an sinh xã hội

Phát huy truyền thống và đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, đền ơn đáp
nghĩa, công tác chăm lo cho hộ nghèo, hộ khó khăn, các đối tượng yếu thế của
xã hội như người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em mồ côi... Cấp uỷ, chính
quyền, các ban ngành, đoàn thể trong xã An Cư luôn xác định việc chăm sóc các
đối tượng này là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết, giải quyết
tốt các chế độ cho các đối tượng góp phần ổn định tình hình xã hội, là động lực
phát triển kinh tế, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ tổ quốc. Đồng thời thực hiện tốt công tác xây dựng nhà ở cho hộ
chính sách, hộ nghèo, bình xét hộ thoát nghèo, xét đối tượng hưởng theo Nghị
định 136/2013/NĐ-CP đúng theo thực tế, đúng theo quy trình.
Hiện nay trong xã có 78 đối tượng gia đình chính sách người có công đang
nhận tiền hàng tháng (trong đó: Thương binh 22 người, Bệnh binh 7 người, tuất
Liệt sĩ 36 người, tuất Thương binh 1 người, Người có công giúp đỡ cách mạng 2
người; 603 đối tượng bảo trợ xã hội; xã có 146 hộ nghèo, 314 hộ cận nghèo theo
chuẩn mới của Chính phủ quy định.

3



Hàng năm công tác rà soát, lập danh sách đề nghị cấp phát thẻ bảo hiểm y
tế cho trẻ em dưới 6 tuổi được quan tâm và thực hiện tốt. Hiện nay toàn xã có
1.235 trẻ em. Từ năm 2012 Thực hiện Quyết định 49/QĐ-UBND của UBND
tỉnh về việc thực hiện liên thông 1 cửa bảo hiểm y tế cho trẻ em, cán bộ trẻ em
đã tiến hành lập danh sách trẻ em dưới 6 tuổi đề nghị mua BHYT năm 2016
tổng số trẻ em được nghị là 245 thẻ, đã cấp 245 thẻ, 7 tháng đầu năm 2017 tiếp
tục tiến hành lập danh sách đề nghị mua mới 71 thẻ.
7.

Tình hình công tác xã hội tại cơ sở thực tập

Nhìn chung, khái niệm công tác xã hội tại địa phương còn khá mới, điển
hình nhất là còn nhiều người nhầm lẫn giữa công tác xã hội và từ thiện. Nhưng
không phải vì thế mà công tác này không được đảm bảo, vì từ trước đến nay
những đối tượng yếu thế như người già, trẻ em, trẻ em mồ côi, người khuyết tật,
người nhiễm HIV... luôn được chính quyền địa phương quan tâm giúp đỡ, hàng
tháng, quý, năm luôn có báo cáo sát sao và chi tiết. Mặt nổi trội nhất của Ủy ban
xã An Cư là các ngành, đoàn thể phối hợp với nhau trong hoạt động này rất chặc
chẽ và coi đó là trách nhiệm chung. Một vài ví dụ như Ủy ban mặt trận Tổ quốc
với nguồn quỹ vì người nghèo – giúp đỡ những người khó khăn, Đoàn Thanh
niên với chương trình tặng nhà cho người nghèo, Hội Chữ thập đỏ và Hội Người
cao tuổi với hoạt động phát gạo của mạnh thường quân cho người già thuộc hộ
nghèo hàng tháng...
PHẦN 2.
KẾT QUẢ THỰC TẬP
1.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm trở lại đây, kết quả thực hiện công tác xóa đói giảm


nghèo ở nước ta đã có những chuyển biến tích cực. Theo số lượng thống kê, số
lượng hộ nghèo, cận nghèo đã giảm hơn đáng kể so với những năm trước đó.
Tuy nhiên, xóa đói giảm nghèo vẫn luôn là chủ trương lớn của Đảng và Nhà
nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp
khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc,
nhóm dân cư. Thực tế cho thấy, thành tựu xóa đói giảm nghèo trong những năm
4


qua đã góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững và thực hiện công bằng xã hội,
được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Tuy đạt được những thành tích đáng mừng nhưng công cuộc xóa đói giảm
nghèo của Việt Nam lại đang đối mặt với những thách thức mới. Phần lớn những
người nghèo còn lại sống ở vùng nông thôn xa xôi, hạn chế về tài sản, trình độ
học vấn và điều kiện an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe còn nhiều yếu kém.
Nghèo trong các nhóm dân tộc thiểu số luôn là một thách thức kéo dài. Những
người nghèo ngày càng khó tiếp cận với các điều kiện giảm nghèo chung, do
không theo kịp tốc độ gia tăng của các điều kiện này, đặc biệt là đồng bào vùng
sâu, vùng xa, người dân tộc thiểu số.
Phần lớn thu nhập của người nghèo từ nông nghiệp thiếu vốn sản xuất:
đây là nguyên nhân chủ yếu nhất. Nông dân thiếu vốn thường rơi vào vòng luẩn
quẩn, sản xuất kém, làm không đủ ăn, phải đi thuê, phải đi vay để đảm bảo cuộc
sống tối thiểu hàng ngày. Có thể nói, thiếu vốn sản xuất là một lực cản lớn nhất
hạn chế sự phát triển của sản xuất và nâng cao đời sống của các hộ gia đình
nghèo. Đất đai canh tác ít, hoặc không đất, thiếu việc làm, thiếu kinh nghiệm và
kiến thức, phương pháp canh tác cổ truyền đã ăn sâu vào tiềm thức, sản xuất tự
cung tự cấp là chính. Những khó khăn đó làm cho hộ nghèo không thể nâng cao
trình độ, từ đó dẫn đến không có điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào canh tác dẫn đến năng xuất thấp, chính vì vậy em chọn đề tài “Công tác xã
hội cá nhân với người nghèo tại ấp An Thái, xã An Cư, huyện Cái Bè, tỉnh

Tiền Giang”.
2.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1.

Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

2.1.1. Các khái niệm về nghèo đói
- Khái niệm về đói nghèo: là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có những
điều kiện thoả mãn những nhu cầu tối thiểu và cơ bản nhất trong cuộc sống và
có mức sống thấp hơn mức sống của cộng đồng xét trên mọi phương diện. Một
cách hiểu khác, nghèo là một bộ phận dân cư có mức sống dưới ngưỡng quy
định của sự nghèo. Nhưng ngưỡng nghèo còn phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể của

5


từng địa phương, từng thời kỳ cụ thể hay từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội
cụ thể của từng địa phương hay từng quốc gia.
- Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo
không có khả năng thoả mãn nhu cầu tối thiểu của cuộc sống: ăn, mặc, ở, đi lại...
- Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo có
mức sống dưới mức sống trung bình của cộng đồng và địa phương đang xét.
- Nghèo có nhu cầu tối thiểu: là tình trạng một bộ phận dân cư có những
đảm bảo tối thiểu để duy trì cuộc sống như đủ ăn, đủ mặc, đủ ở và một số sinh
hoạt hàng ngày nhưng ở mức tối thiểu.
- Hộ đói: là một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức tối thiểu không đủ
đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống hay nói cách khác đó là một

bộ phận dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa, thường xuyên phải vay nợ và thiếu
khả năng trả nợ.
- Hộ nghèo: là tình trạng của một số hộ gia đình chỉ thoả mãn một phần nhu
cầu tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của
cộng đồng xét trên mọi phương diện.
2.1.2. Nguyên nhân dẫn đến nghèo đói
Nghèo đói là hậu quả đan xen của nhiều nhóm các yếu tố, nhưng chung quy
lại thì nguyên nhân đói nghèo của nước ta như sau:
- Thiếu vốn sản xuất: Các tài liệu điều tra cho thấy đây là nguyên nhân chủ
yếu nhất. Nông dân thiếu vốn thường rơi vào vòng luẩn quẩn, sản xuất kém, làm
không đủ ăn, phải đi thuê, phải đi vay để đảm bảo cuộc sống tối thiểu hàng ngày.
Có thể nói thiếu vốn sản xuất là một lực cản lớn nhất hạn chế sự phát triển của
sản xuất và nâng cao đời sống của các hộ gia đình nghèo.
- Thiếu kinh nghiệm và kiến thức làm ăn: Phương pháp canh tác cổ truyền
đã ăn sâu vào tiềm thức, sản xuất tự cung tự cấp là chính, thường sống ở những
nơi hẻo lánh, giao thông đi lại khó khăn, thiếu phương tiện, con cái thất học…
Những khó khăn đó làm cho hộ nghèo không thể nâng cao trình độ dân trí,
không có điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác, thiếu kinh
nghiệm và trình độ sản xuất kinh doanh đẫn đến năng xuất thấp, không hiệu quả.

6


- Bệnh tật và sức khoẻ yếu kém cũng là yếu tố đẩy con người vào tình trạng
nghèo đói trầm trọng.
- Đất đai canh tác ít, tình trạng không có đất canh tác đang có xu hướng
tăng lên, thiếu việc làm, không năng động tìm việc làm, lười biếng. Mặt khác do
hậu quả của chiến tranh dẫn đến nhiều người dân bị mất sức lao động, nhiều phụ
nữ bị góa phụ dẫn tới thiếu lao động hoặc thiếu lao động trẻ, khỏe có khả năng
đảm nhiệm những công việc nặng nhọc.

- Gặp những rủi ro trong cuộc sống, người nghèo thường sống ở những nơi
hẻo lánh, xa trung tâm, thời tiết khắc nghiệt, nơi mà thường xuyên xảy ra hạn
hán, lũ lụt, dịch bệnh…. Cũng chính do thường sống ở những nơi hẻo lánh, giao
thông đi lại khó khăn mà hàng hóa của họ sản xuất thường bị bán rẻ (do chi phí
giao thông) hoặc không bán được, chất lượng hàng hóa giảm sút do lưu thông
không kịp thời.
2.2.3. Quan điểm, chủ trương của Đảng; chính sách của nhà nước về
người nghèo.
Xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước và là
sự nghiệp của toàn dân. Phải huy động nguồn lực của Nhà nước, của xã hội và
của người dân để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng địa phương,
nhất là sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp để xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh
tế - xã hội bền vững. Cùng với sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng xã
hội, sự nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo của người nghèo, hộ nghèo là nhân
tố quyết định thành công của công cuộc xóa đói giảm nghèo. Công cuộc giảm
nghèo nhanh, bền vững đối với Đảng và Nhà nước là nhiệm vụ chính trị trọng
tâm hàng đầu, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo sâu sát,
cụ thể và đồng bộ của các cấp chính quyền, sự phối hợp tích cực của Mặt trận
Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Đồng thời, phải phát huy vai trò làm chủ của
người dân từ khâu xây dựng kế hoạch, đến tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá
hiệu quả của chương trình. Cùng với việc tiếp tục thực hiện các chính sách giảm
nghèo chung trong cả nước, Trung ương tập trung huy động các nguồn lực để
đầu tư, hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo. Tăng
7


cường năng lực cho người dân và cộng đồng để phát huy hiệu quả các công trình
cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, từng bước phát huy lợi thế về địa lý, khai
thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
Nhằm xác định chính xác đầy đủ hộ nghèo, tỷ lệ nghèo ở từng địa phương

và trên cả nước, làm căn cứ cho việc xây dựng và thực hiện hiệu quả các chính
sách phát triển kinh tế và an sinh xã hội của các địa phương và cả nước, ngày
19/11/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg
về việc Ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 –
2020.
Theo đó, chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2016 2020 như sau:
a/ Các tiêu chí về thu nhập
- Chuẩn nghèo: 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và
900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.
- Chuẩn cận nghèo: 1.000.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và
1.300.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.
b/ Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản
- Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch
và vệ sinh; thông tin.
- Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ
số): tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn;
tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu
người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn
thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.
c/ Hộ nghèo
- Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

8


Tiêu chí 1: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở
xuống;
Tiêu chí 2: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến
1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các
dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

- Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
Tiêu chí 1: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở
xuống;
Tiêu chí 2: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến
1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các
dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
d/ Hộ cận nghèo
- Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên
700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ
thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
- Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên
900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ
thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
2.2.

Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Khái quát thực trạng
Hiện nay, tổng số hộ nghèo trên toàn xã An Cư là 146 hộ với 572 nhân
khẩu, chiếm tỷ lệ 3,9%; thấp hơn tỷ lệ được Ủy ban nhân dân tỉnh đề ra mục tiêu
cho các xã chuẩn bị tiến lên nông thôn mới là 4%, hộ cận nghèo là 314 hộ với
1198 nhân khẩu. Qua số liệu cho thấy, tuy hộ nghèo chiếm tỷ lệ ít nhưng số hộ
vẫn rất cao, do địa bàn xã An Cư có mật độ dân số rất đông.
2.2.2. Những hạn chế, tồn tại trong việc triển khai thực hiện.

9


Một số hộ nghèo chưa thực sự ý thức vươn lên thoát nghèo, còn trong chờ
vào sự hỗ trợ của nhà nước. Qua cuộc tổng điều tra, rà soát hộ nghèo và cận

nghèo theo phương thức tiếp cận đa chiều cuối năm 2016 cho thấy, nhiều hộ đã
có đủ, thậm chí vượt những chỉ tiêu thoát nghèo vẫn cố xin cho mình còn thuộc
diện hộ nghèo để được hưởng những chính sách ưu đãi. Điều đó thể hiện rõ
được ý thức, nhận thức về vai trò xã hội của người nghèo còn kém.
Một số ngành chưa xem việc đào tạo nghề là một trong những giải pháp
căn cơ để giúp hộ nghèo vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Quan điểm
“cho cần câu chứ không cho còn cá” chưa được phát huy mạnh mẽ.
2.3.

Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu và đánh giá thực trạng cuộc sống của thân chủ.
- Biết được nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo.
- Đề xuất giải pháp cho thân chủ.

2.4.

Đối tượng nghiên cứu:
Thân chủ thuộc hộ nghèo của ấp An Thái, xã An Cư, huyện Cái Bè, tỉnh

Tiền Giang.
2.5.

Phạm vi nghiên cứu:
Được tiến hành tại ấp An Thái, xã An Cư, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

2.6.

Phương pháp nghiên cứu:
- Khảo sát, nghiên cứu thực tế
- Phỏng vấn, tiếp xúc trao đổi trực tiếp với người dân.

- Quan sát
- Thu thập thông tin

3.

BÁO CÁO NỘI DUNG THỰC TẬP
3.1.

Bảng kế hoạch thực tập

Họ và tên: Nguyễn Thế Phương

10


MSHS: CTXH01.1533
Lớp: CTXH01
Nơi thực tập: Ủy ban nhân dân xã An Cư, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Thời gian thực tập: từ 25/5/2017 đến 25/8/2017
Người
Thời Kết quả dự
Nội
Mục
tiêu
Hoạt
động
thực
dung
gian
kiến

hiện
1/ Liên hệ cơ sở 1/ Gặp trực Học
3 ngày 1/ Nắm được
thực tập.

tiếp lãnh đạo sinh

2/ Tìm hiểu quá UBND xã.

quan về
cơ sở
thực tập.

thực tập 25/5

số lượng hộ
nghèo,

cận

trình hình thành 2/ Đọc tài

đến

nghèo.

và phát triển của liệu,

27/5)


2/ Nắm cơ

cơ sở thực tập.

1/ Tổng

(từ

khảo

tham
báo

bản

tình

3/ Nắm được số cáo.

hình,

lượng hộ nghèo 3/ Chọn ca

sách an sinh

trên địa bàn xã, hỗ trợ.

của

các chính sách an


phương.

sinh xã

3/

hội của

chính
địa
Chọn

địa phương.

được ca hỗ

3/ Hệ thống tổ

trợ.

chức bộ máy nhà
nước.
4/ Mục tiêu của
cơ sở thực tập.
5/ Nhận xét về cơ
sở thực tập.
2/ Làm 1/ Tiếp cận thân 1/ Làm việc Học
1 tuần
việc với chủ và thiết lập trực tiếp với sinh

(từ
cá nhân mối quan hệ với thân chủ.
thực tập 28/5
thân
thân chủ.
đến
chủ.
04/6)

1/ Tiếp cận
được
thân
chủ.
2/ Xây dựng
được
mối
quan hệ

11


2/ Tìm hiểu thông 2/
Trò Học
1 tuần
tin về cá nhân và chuyện, lấy sinh
(từ
gia đình thân chủ. thông tin từ thực tập 05/6
thân chủ.
đến
12/6)


3/ Nắm bắt
được thông
tin cá nhân
và gia đình
thân chủ.

3/ Tìm hiểu về
môi trường và
hoàn cảnh sống
của gia đình
thân chủ.

3/ Tìm hiểu Học
3 ngày
môi trường sinh
(từ
sống
từ thực tập 13/6
người thân,
đến
hàng
xóm
15/6)
của thân chủ.

4/ Biết được
hoàn cảnh và
môi trường
sống

của
thân chủ.

4/ Vẽ sơ đồ thế 4/ Vẽ các sơ Học
2 ngày
hệ, vẽ sơ đồ sinh đồ.
sinh
(từ
thái của thân chủ.
thực tập 16/6
đến
17/6)
5/ Phân tích hệ 5/ Phân tích Học
1 tuần
thống gia đình
hệ thống từ sinh
(từ
6/ Xác định vấn các sơ đồ.
thực
18/6
đề thân chủ.
6/ Vấn đàm tập,
đến
7/ Xây dựng kế với thân chủ thân
25/6)
hoạch hỗ trợ TC. và xây dựng chủ
kế hoạch.
1 tháng
8/ Thực hiện kế 7/ Học sinh Thân
(từ

hoạch hỗ trợ thân hướng dẫn chủ
26/6
chủ.
cho thân chủ
đến
thực hiện kế
26/7)
hoạch.
3/
1/ Lượng giá.
8/ Lượng giá Học
30
Lượng 2/ Xin giấy xác từ kế hoạch. sinh
ngày
giá và nhận của cơ sở 9/ Nộp giấy thực
(từ
viết báo thực tập.
xác nhận.
tập, cơ 27/7
cáo.
3/ Hoàn thành 10/ Viết và sở thực đến
báo cáo.
nộp báo cáo tập.
25/8)

5/ Vẽ được
các sơ đồ.

3.2.


6/ Xác định
được vấn đề
của thân chủ.
7/ Xây dựng
được
kế
hoạch
trợ
giúp.
8/ Thân chủ
hoàn thành
kế hoạch, kết
thúc hỗ trợ.
1/ Lượng giá
được
kế
hoạch.
2/ Có được
giấy
xác
nhận.
3/
Hoàn
thành và nộp
kế hoạch.

Tiến trình làm việc của học sinh với thân chủ

3.2.1. Giới thiệu thân chủ:
- Họ và tên: Võ Thị Ne


12


- Sinh năm : 1969
- Giới tính: Nữ
- Tình trạng bản thân: hộ nghèo, bị khuyết tật nhẹ ở tay và chân phải (bị
co quắp do di chứng sốt bại liệt).
- Địa chỉ : ấp An Thái, xã An Cư, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
- Hoàn cảnh gia đình :
Bà Võ Thị Ne, 48 tuổi, sống cùng với con trai tên Long – 24 tuổi, chồng đã
bỏ đi, cha và mẹ của bà cũng đã mất. Hiện gia đình sống ở ngôi nhà tạm tại ấp
An Thái, xã An Cư, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Bà là con gái út trong gia
đình có 2 chị em, người chị - bà Lê - đã lấy chồng và làm ăn ở xa, ít về thăm bà.
Trong thời gian mang thai bà Ne, mẹ của bà đã làm việc quá vất vả nên sinh bà
ra bị thiếu tháng. Lúc mới sinh ra bà chỉ được 1,8kg sức khỏe và đề kháng yếu
nên năm 2 tuổi bà bị sốt bại liệt. Di chứng để lại là tay và chân phải của bà hơi
co, đi lại và sinh hoạt không như người bình thường.
Bà Ne kết hôn năm 25 tuổi nhờ có người mai mối. Chồng bà – ông Thông,
quê ở An Giang, là thợ gằng làm việc tại cơ sở xay xát lúa gạo tại địa phương.
Trước đây vợ chồng bà Ne sống rất hạnh phúc, nhưng đến khi bà mang thai
Long thì chồng bà có những biểu hiện lạ như đi về khuya, không đem tiền về
như trước nữa. Trình trạng diễn ra khoảng 1 tháng thì chồng bà bỏ nhà đi biệt
tích, tới nay không liên lạc được. Có người nói rằng ông bỏ đi với người tình lên
thành phố Hồ Chí Minh làm công nhân và sống như vợ chồng trên đó.
Bà Ne đau khổ rất nhiều, bà trở nên suy sụp. Nhờ bà con, hàng xóm giúp
đỡ, an ủi và vì thương con nên bà cố gắng sống với con đến hiện giờ. Long chỉ
được học đến lớp 9 nên hiện tại làm công nhân cho công ty bao bì của địa
phương, đồng lương ít ỏi không đủ để lo cho bản thân và nuôi mẹ. Hiện gia đình
bà Ne thuộc diện hộ nghèo của xã.

3.2.2. Tiếp cận thân chủ
Sau khi nhận diện bước đầu các vấn đề thân chủ gặp phải, em đã chủ động
gặp gỡ các hộ dân khác sống trong khu vực của bà Ne để thu thập thêm và kiểm

13


chứng các nguồn thông tin. Về hàng xóm, bà Ne được mọi người cho là người
hiền lành và rất thương con, sức khỏe không cho phép nên hầu như bà không
làm công việc gì. Đức tính hiền hậu nên bà con, hàng xóm gần nhà luôn giúp đỡ
khi bà gặp khó khăn, có khi là mớ rau, ký gạo, tình láng giềng khắng khít.
Đồng thời, em cũng gặp gỡ chú Phạm Văn Dũng – Trưởng ấp An Thái để
tìm hiểu các thông tin và nhận xét của họ về thân chủ. Việc lấy thông tin từ
nhiều nguồn đã giúp em có cái nhìn toàn cảnh, đa chiều về thân chủ, gia đình
thân chủ. Từ đó bước đầu có thể hình dung sơ bộ các kế hoạch trợ giúp phù hợp
cho bà. Em đã nhờ chú – người có uy tín và thường hay giúp đỡ gia đình bà dẫn
đường lại nhà và gặp gỡ trực tiếp với bà Ne, vì có chú Dũng nên cuộc gặp mặt
diễn ra dễ dàng và rất tự nhiên, bà niềm nỡ khi khách đến nhà.
3.2.3. Sơ đồ phả hệ
?

?

?

?



N

e

?

Thông

Long

Ghi chú:
Nữ

Chết

Nam

Chết

Đã ly hôn
Quan hệ thân thiết

Quan hệ xa cách

14


3.2.4. Sơ đồ sinh thái

Việc làm

Con bà Ne

(Long)

Chính quyền
địa phương

Thân chủ
bà Ne

Thông tin

Chồng bà Ne

Hàng xóm
Chị gái (bà Lê)

Ghi chú:
Quan hệ 2 chiều
Quan hệ 1 chiều

Quan hệ xa cách

3.2.5. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu và tiềm năng gia đình thân chủ
Thành viên

Điểm mạnh

Thân chủ:

- Hiền lành


Võ Thị Ne, 48

- Mong muốn

tuổi

được làm việc.
- Có ý chí thoát

Hạn chế

Tiềm năng

- Tự ti về bản
thân
- Sức

- Có khả năng
thực hiện tốt kế

khỏe

hoạch

không tốt

nghèo
Con:
Dương


- Cần cù, siêng
Long,

năng

- Học vấn thấp

- Có khả năng hỗ
trợ tâm lý tốt
cho thân chủ

15


24 tuổi

- Hiểu tâm lý của
mẹ

hoàn thành kế
hoạch

3.2.6. Xác định vấn đề của thân chủ
Qua những lần tiếp xúc, em nhận bà Ne thật sự là một người hiền lành,
sống hết lòng vì con trai. Cũng vì tay chân bị co quắp, dù chỉ bị nhẹ nhưng cũng
làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và làm việc của bà, đó là nguyên nhân làm gia đình
bà mất đi một nguồn thu nhập, dẫn đến tình trạng nghèo. Do cuộc sống quá khó
khăn, có phần tự ti, mặc cảm về ngoại hình của mình nên cuộc sống của bà
thường ít tiếp xúc với ngưới lạ. Những lần cuộc sống rơi vào lúc cực kỳ khó
khăn, bà đã nghĩ đến việc bỏ con ở lại, nhưng nghĩ đến những năm tháng lúc

trước còn cơ cực hơn, bà suy nghĩ lại. Con trai của bà dù đi làm nhưng vẫn dành
nhiều thời gian cho mẹ, biết tình trạng của mẹ nên Long thường hay khuyên
nhủ, nói chuyện với mẹ. Nhờ đó mà cảm thấy dễ chịu hơn, bà lấy đó là động lực
để vượt qua mọi chuyện.
Sau quá trình tiếp xúc và gặp gỡ, nhận thấy thân chủ có các vấn đề sau
đây:
- Kinh tế gặp nhiều khó khăn.
- Tự ti về bản thân, xem mình là gánh nặng của con.
- Mong muốn có một ngôi nhà đúng nghĩa, bà có nói “an cư mới lạc
nghiệp”
- Mong muốn có được việc làm phù hợp hoặc ít nhất là được chăn nuôi.
Nhưng vì không có nhiều đất sản xuất và khiếm khuyết cơ thể làm cản
trở.
3.2.7. Kế hoạch hỗ trợ cụ thể
3.2.7.1. Mục tiêu chính:
- Cải thiện chất lượng cuộc sống.
- Hỗ trợ tâm lý cho thân chủ, phá bỏ mặc cảm bản thân.

16


- Giúp gia đình thân chủ tiếp cận nguồn vốn.
- Tìm kiếm việc làm phù hợp cho thân chủ.
3.2.7.2. Kế hoạch cụ thể
Người
thực hiện
1/ Kinh tế - Cải thiện - Tìm kiếm Học sinh
Nội dung

còn


Mục tiêu

Hoạt động

gặp chất lượng mạnh thường thực tập.

Thời
gian
1 tuần

cho

thân hỗ trợ từ địa

chủ.

phương.

2/ Tự ti về -

Hỗ

xem mình thân


tâm

nặng của cảm


được
thường

quân, có được

02/7)

sự hỗ trợ từ địa
phương

lý thực tập.

chủ, cho thân chủ. -Thân

gánh phá bỏ mặc

Tìm

đến

trợ - Tư vấn hỗ -Học sinh 1

bản thân, tâm lý cho trợ

-

(từ 26/6 mạnh

nhiều khó cuộc sống quân, nguồn
khăn.


Kết quả mong
đợi

chủ.

thân chủ.
tuần - Thân

cho
chủ

(từ 03/7 không còn mặc
đến

cảm

10/7)

thân, mở lòng

bản

về

bản

với mọi người.

con.

thân.
3/ Mong - Sửa lại - Liên hệ với -

Học 1

tuần -

Thân

chủ

muốn có căn nhà đã cán bộ Giảm sinh thực (từ 11/7 được vay vốn,
một ngôi dột nát.

nghèo hỗ trợ tập.

đến

sửa

nhà.

thân chủ vay - Cán Bộ 18/7)

chửa

lại

căn nhà.


vốn xây nhà Giảm
cho hộ nghèo nghèo.
theo

Quyết - Tổ vay

định

vốn

ấp

33/2015/QĐ- An Thái.
TTg (nhà 167 4/

Thân

giai đoạn 2)
chủ.
Mong - Tìm được - Tìm kiếm Học 1

muốn có việc

làm các

việc làm.

hợp kinh

phù




tuần - Thân chủ có

sở sinh thực (từ 19/7 được việc làm.

doanh, tập

đến

17


cho
chủ

thân mua bán có
nhu
tuyển

26/7)

cầu
nhân

công tại địa
phương




thân chủ phù
hợp.

3.2.7.3.

Triển khai kế hoạch

Sau khi cùng thân chủ lên kế hoạch, em từng bước tiến hành các hoạt
động hỗ trợ. Các hoạt động đã được tiến hành cụ thể như sau:
- Liên hệ, nhờ sự hỗ trợ từ Ủy ban nhân dân xã An Cư, phối hợp tìm kiếm
mạnh thường quân tại các cơ sở kinh doanh xay xát, lau bóng gạo trên địa bàn
xã để giúp đỡ cho thân chủ, trước mắt là những nhu yếu phẩm cần thiết. Có rất
nhiều mạnh thường quân sau khi biết được hoàn cảnh gia đình bà đã đồng ý hỗ
trợ. Một vài trường hợp tiêu biểu: Doanh nghiệp tư nhân Phước Lợi – chuyên
xay xát, lau bóng gạo – hỗ trợ cho bà phần quà là 20kg gạo mỗi tháng cho đến
khi kinh tế gia đình ổn định; Cơ sở bao bì Sài Gòn – nơi Long, con trai bà làm
việc – hỗ trợ thêm mỗi tháng 100.000 đồng cộng vào tiền lương; Công ty Tôn
Hoa Sen – chi nhánh xã An Cư – hỗ trợ mái tôn khi gia đình có nhu cầu sửa
chữa;...
- Nói chuyện với thân chủ nhằm giải tỏa những áp lực thân chủ đang gặp
phải, cho thân chủ hiểu rõ những khiếm khuyết cơ thể là không ai muốn. Và
nhận thức xã hội hiện giờ đã phát triển, mọi người bình đẳng với nhau. Điển
hình là hàng xóm của bà, chính quyền xã, các mạnh thường quân... không ai bỏ
mặc lúc gia đình bà gặp khó khăn. Cho bà biết những tấm gương thành công dù
mang khiếm khuyết trên cơ thể, thậm chí là những trường hợp nặng hơn bà. Vài
ngày sau đó, em được biết bà đã chủ động qua thăm nhà hàng xóm,nói chuyện
thăm hỏi, cảm ơn... thay vì lúc trước bà rất ngại đi lại. Qua lời nói cảm nhận bà
đã phần nào gạt bỏ sự tự ti.


18


-

Sau khi được tổ vay vốn ấp An Thái hướng dẫn thủ tục làm hồ sơ, bà đã

được ngân hàng chính sách huyện Cái Bè giải ngân 25 triệu đồng, thời hạn vay
15 năm, ân hạn 5 năm theo diện được hỗ trợ nhà hộ nghèo theo quyết định
33/2015/QĐ-TTg. Số tiền gốc và lãi sẽ được trả từ năm thứ sáu, mức trả nợ mỗi
năm tối thiểu là 10% tổng số vốn đã vay, thời gian trả nợ là 10 năm. Ngay sau
đó, Ủy ban nhân xã An Cư đã phân công Đoàn Thanh niên, lực lượng dân quân,
ban quản lý ấp An Thái tiến hành sửa chữa căn nhà cho bà. Căn nhà hoàn thành
sửa chửa trong 4 ngày, có diện tích 48 mét vuông, nền gạch tàu, cột bê tông,
vách cây, mái tôn. Chi phí là 22 triệu đồng, do mái tôn được tài trợ. Bà rất phấn
khởi, đây là ước mơ bao năm của mẹ con bà, sau gần hai phần ba cuộc đời bà
mới có được căn nhà đúng nghĩa.
- Quá trình tìm việc làm cho bà diễn ra khá thuận lợi, nhà may Dũng - ấp
An Thiện, xã An Cư – đồng ý nhận bà làm việc. Công việc tương đối dễ là đóng
nút, làm khuy áo quần. Sau một buổi hướng dẫn bà có thể tự làm hoàn chỉnh.
Giá cho mỗi áo hoàn thành là 20.000 đồng, quần là 5.000 đồng, bà được nhận đồ
về nhà làm. Trung bình mỗi tháng theo sổ ghi chép của nhà may, số quần áo dao
động từ 30 đến 40 bộ tùy thời điểm. Như vậy, gia đình bà sẽ có được thêm
nguồn thu nhập dù không đáng là bao nhưng chắc chắn cuộc sống sẽ cải thiện
hơn trước.
3.3.

Lượng giá về tiến trình làm việc với thân chủ

- Kết quả đạt được:

• Trong buổi gặp mặt làm việc đầu tiên, học viên và thân chủ đã tạo lập
được mối quan hệ.
• Xác định được vấn đề của thân chủ.
• Lập được kế hoạch hỗ trợ cụ thể và thống nhất được với thân chủ.
• Thân chủ hợp tác, có thái độ sẳng sàn tham gia hoạt động.
• Đối với học viên, vận dụng được kỹ năng và kiến thức làm việc như:
kỹ năng tạo lập mối quan hệ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lập kế hoạch.
• Nắm bắt được nhiều thông tin của thân chủ.

19


• Trong quá trình hoạt động, đã đạt được những mục tiêu ban đầu đã đề
ra nhăm giúp đỡ thân chủ.
• Được sự hỗ trợ tích cực từ phía chính quyền địa phương.
- Những khó khăn:
• Thân chủ là phụ nữ, nên trong quá trình tiếp xúc cũng gặp những trở
ngại nhất định, học viên chưa có kinh nghiệm về việc hiểu rõ tâm lý
của thân chủ.
• Trong quá trình hỗ trợ, việc không tránh khỏi đó là sự so bì giữa các hộ
nghèo khác với thân chủ.
• Vì khác địa phương nên đường giao thông trong địa bàn ấp học viên
chưa nắm hết, cần sự trợ giúp.
3.4.

Lượng giá về việc thực hiện các giá trị đạo đức nghề nghiệp:

- Luôn tôn trọng thân chủ với những giá trị cá nhân.
- Luôn tin tưởng thân chủ có khả năng giải quyết các vấn đề của mình.
- Bảo mật thông tin mà thân chủ chia sẻ (Trừ trường họp dùng trong học

tập, nghiên cứu đã xin phép và được thân chủ đồng ý).
- Luôn trung thực với bản thân mình và thân chủ.
- Luôn tôn trọng pháp luật của nhà nước.
PHẦN III.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
1. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1.1.

Mối liên hệ giữa kiến thức lý thuyết và kiến thực từ thực tế

Qua một thời gian tự mình trãi nghiệm nghề công tác xã hội, em càng thấy
mối liên kế chặc chẽ giữa kiến thức lý thuyết và thực tiễn. Nếu như lý thuyết cho
mình một nền tảng vững vàng, tính chuyên nghiệp trong quá trình thực hiện thì
kiến thức tế cho mình một cái nhìn đa chiều hơn và nhiều thứ rất mới mẽ. Xuyên
suốt trong quá trình thực tập, em nhận thấy có những tình huống phát sinh mà
chúng ta phải vận dụng những kinh nghiệm trong cuộc sống để giải quyết một
cách hợp lý nhất. Kiến thức lý thuyết và kiến thức thực tiễn bổ trợ mạnh mẽ cho
nhau. Vì vậy đòi hỏi người nhân viên xã hội phải thường xuyên rèn luyện lý
thuyết, bám sát với thực tế, “học phải đi đôi với hành”.
1.2.

Cách tiếp cận với cơ sở

20


×