B GIO DC V O TO
TRNG I HC S PHM H NI
CAO DANH CHNH
DạY HọC THEO TIếP CậN NĂNG LựC THựC
HIệN
ở CáC TRƯờNG ĐạI HọC SƯ PHạM Kỹ THUậT
CHUYấN NGNH: Lí LUN V LCH S GIO DC
M S: 62.14.01.01
LUN N TIN S GIO DC HC
Ngi hng dn khoa hc:
PGS. TS. PHM KHC CHNG
PGS. TS. NGUYN PHC CHU
2
HÀ NỘI - 2012
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nêu trong luận án này chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Cao Danh Chính
2
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT............................12
MỞ ĐẦU..................................................................................16
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................16
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.....................................................18
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.........................18
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC......................................................19
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.....................................................19
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.....................................19
7. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....20
8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI..................................22
9. LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ.............................................................22
10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN..................................................23
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG
LỰC THỰC HIỆN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ
THUẬT.....................................................................................24
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ.................................24
1.1.1. Một số công trình nghiên cứu về dạy học theo tiếp cận
NLTH ở nước ngoài..................................................................24
1.1.2. Một số công trình nghiên cứu về dạy học theo tiếp cận
NLTH ở Việt Nam.....................................................................29
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI.........................31
1.2.1. Dạy học........................................................................31
1.2.2. Năng lực thực hiện.......................................................34
1.2.3. Tiêu chuẩn năng lực thực hiện.....................................36
1.2.4. Tiếp cận năng lực thực hiện.........................................37
Thuật ngữ “tiếp cận” tiếng Anh là “approach”, “nghĩa là sự lựa
chọn chỗ đứng để quan sát đối tượng nghiên cứu, là cách thức
xử sự, xem xét đối tượng nghiên cứu” [18]............................38
Theo từ điển Tiếng Việt tiếp cận là: “đến gần, đến sát cạnh, có
sự tiếp xúc từng bước bằng những phương pháp nhất định với
một đối tượng nào đó”[64]. Như vậy, tiếp cận bao hàm ý
nghĩa: từng bước, bằng những phương pháp nhất định, tìm
hiểu một vấn đề, công việc nào đó. Trong phạm vi đề tài này,
cụm từ “tiếp cận năng lực thực hiện” được hiểu là nghiên cứu
và vận dụng một số lý luận về dạy học theo NLTH như triết lý,
nguyên tắc và một số nội dung thích hợp vào dạy học ở các
3
trường ĐHSPKT để giúp SV từng bước có được các NLTH của
người GVDN............................................................................38
1.3. DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC THỰC HIỆN...........38
1.3.1. Quan niệm về dạy học theo tiếp cận NLTH..................38
1.3.2. Các nguyên tắc cơ bản của dạy học theo tiếp cận NLTH
...............................................................................................41
1.3.3. Đặc điểm của dạy học theo tiếp cận năng lực thực hiện
...............................................................................................42
1.3.4. Sự khác nhau giữa dạy học truyền thống và dạy học
theo tiếp cận NLTH.................................................................47
1.4. ĐẶC TRƯNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ
PHẠM KỸ THUẬT THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC THỰC HIỆN.......49
1.4.1. Mục tiêu dạy học theo tiếp cận năng lực thực hiện.....49
1.4.2. Nội dung chương trình dạy học theo tiếp cận năng lực
thực hiện................................................................................51
1.4.3. Hoạt động giảng dạy của GV theo tiếp cận NLTH........53
1.4.3.1. GV tham gia xây dựng chương trình, viết giáo trình,
giáo án (kế hoạch dạy học) và chuẩn bị các điều kiện dạy học
...............................................................................................54
Yêu cầu của chương trình ở các trường ĐHSPKT là trang bị các
NLTH cho SV để họ trở thành GVDN trong tương lai. Để xây
dựng được chương trình dựa trên NLTH, GV phải xuất phát từ
nhu cầu xã hội về đào tạo GVDN, thực hiện quá trình phân
tích nghề của người GVDN, thiết lập các tiêu chuẩn NLTH, xác
định mục tiêu, lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức
tổ chức thực hiện nội dung, cách thức đánh giá, điều kiện thực
hiện và xây dựng khung thời gian cho chương trình..............54
Phân tích nghề GVDN nhằm xác định hệ thống các nhiệm vụ,
công việc của người GVDN và các tiêu chuẩn thực hiện của
các công việc đó để đưa vào chương trình đào tạo. Công việc
này đòi hỏi GV ở các trường ĐHSPKT không chỉ nghiên cứu mô
hình hoạt động của GVDN về mặt lý thuyết mà họ phải thực
hiện hoạt động quan sát, phỏng vấn, hội thảo DACUM và
tham gia các hoạt động thực tiễn của tiểu ban phân tích nghề
nhằm xây dựng được sơ đồ phân tích nghề cụ thể và đầy đủ.
...............................................................................................54
Việc xác định mục tiêu và nội dung cho chương trình dào tạo
là việc hết sức quan trọng. Công việc này đòi hỏi GV phải xác
định chính xác các năng lực mà SV phải đạt được và các tiêu
chuẩn của các năng lực đó tương ứng với các công việc thể
4
hiện trong sơ đồ phân tích nghề. Mỗi bài học được đưa vào
chương trình phải là một đơn vị học tập có khả năng hình
thành ở SV cả kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết để giải
quyết một công việc hoặc phần công việc chuyên môn cụ thể
của GVDN, góp phần hình NLTH hoạt động nghề nghiệp của
họ...........................................................................................54
GV phải tham gia vào việc viết giáo trình, tài liệu tham khảo
cho học phần, môn học/mô đun. Giáo trình phải thể hiện đầy
đủ mục tiêu của chương trình dạy học, hướng dẫn cách học và
tiêu chuẩn đánh giá kết quả học tập. Giáo trình đại học phải
giúp SV mở rộng, đào sâu kiến thức, hình thành phương pháp
và thói quen tự học, tự nghiên cứu........................................54
Nội dung của giáo trình phải bám sát các quy định về kiến
thức, kỹ năng và thái độ trong chương trình; trong đó mỗi nội
dung phải thể hiện và trang bị cho SV các NLTH cụ thể theo
chuẩn nghề nghiệp của GVDN.Kế hoạch dạy học phải là một
tiến trình hình thành các NLTH cho SV; trong đó thể hiện rõ
hoạt động tổ chức, điều khiển, hướng dẫn của GV và hoạt
động lĩnh hội, luyện tập các NLTH của SV. Nó là bản thiết kế
gồm hai phần hợp thành hữu cơ: Một là, hệ thống các tình
huống dạy học được đặt ra từ nội dung dạy học, phù hợp với
tính chất và trình độ tiếp nhận của SV. Hai là, một hệ thống
các hoạt động, thao tác tương ứng với các tình huống trên do
GV sắp xếp, tổ chức hợp lí nhằm hướng dẫn người học từng
bước tiếp cận đối tượng một cách tích cực và sáng tạo.........54
1.4.3.2. Thực hiện kế hoạch dạy học (các hoạt động của giảng
viên).......................................................................................55
- Đánh giá NLTH đầu vào của SV là công việc đầu tiên trong
thực hiện kế hoạch dạy học của GV. Bước này nhằm công
nhận mức độ đạt được các NLTH của SV, qua đó lựa chọn
phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp với từng đối
tượng người học. GV có thể sử dụng trắc nghiệm khách quan,
trắc nghiệm sự thực hiện để đánh giá NLTH đầu vào của SV. 55
- Kiểm tra quá trình chuẩn bị bài mới của SV như làm bài tập,
chuẩn bị các biểu mẫu, chuẩn bị chương trình, tài liệu và đồ
dùng học tập cần thiết...........................................................55
+ GV với tư cách là người tổ chức, hướng dẫn, cố vấn cho việc
học của SV một mặt, tạo ra hệ thống các tình huống dạy học
phù hợp với nội dung dạy học, với tính chất và trình độ tiếp
nhận của từng SV mặt khác tổ chức hệ thống hoạt động tương
5
ứng với các tình huống đó, kích thích và hướng dẫn SV huy
động kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để giải quyết từng
tình huống qua đó họ đạt được các NLTH...............................56
+ Việc sử dụng các PPDH theo tiếp cận NLTH ở các trường
ĐHSPKT còn thể hiện tính đặc thù ở chỗ nó không chỉ hướng
vào việc nâng cao chất lượng dạy học các bộ môn mà mỗi bài
học, mỗi phương pháp GV sử dụng là một hình mẫu về PPDH
mà SV (những GVDN tương lai) sẽ kế thừa và phát huy để dạy
học tại các cơ sở dạy nghề.....................................................57
+ NLTH là sự tích hợp giữa kiến thức, kỹ năng và thái độ để
giải quyết các công việc nghề nghiệp theo tiêu chuẩn. Trong
đó các thành tố kỹ năng thực hành là biểu hiện cao nhất của
NLTH. Vì vậy, trong dạy học GV phải lựa chọn và sử dụng các
phương tiện dạy học nhằm phát triển kỹ năng thực hành cho
SV đặc biệt là các phương tiện SV sử dụng để luyện tập kỹ
năng nghề chuyên môn (điện tử, điện, tin học, cơ khí chế tạo,
cơ khí động lực...) và kỹ năng sư phạm, các phương tiện kiểm
tra, đánh giá kết quả học tập.................................................57
+ GV phải tạo dựng và phát huy tác dụng của môi trường dạy
học (tạo bầu không khí sư phạm thân thiện, có sự tương tác
và hỗ trợ lẫn nhau trong học tập), khai thác và sử dụng các
thiết bị kỹ thuật dạy học hiện đại hoá, chuẩn hoá trong và
ngoài trường. Khai thác và tạo ra môi trường thuận lợi để
khuyến khích sự hợp tác, tạo ra sự cạnh tranh cần thiết giúp
SV duy trì việc học, cải tiến việc học và phát huy hiệu quả học
tập..........................................................................................57
- Xử lý các tình huống sư phạm nẩy sinh trong lớp học. Các
tình huống này nẩy sinh từ mối quan hệ giữa GV và SV, quan
hệ giữa SV với SV, quan hệ giữa GV với phụ huynh SV....Vì
vậy, xử lý có hiệu quả các tình huống sư phạm có ý nghĩa
quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ giữa GV và SV
cũng như tạo dựng bầu không khí tâm lý lớp học thân thiện,
cởi mở, dân chủ, tạo dựng được lòng tin của SV vào GV........57
1.4.3.3. Đánh giá và hướng dẫn tự đánh giá kết quả học tập
theo tiếp cận NLTH.................................................................59
Để đánh giá kết quả học tập của SV (các NLTH), GV phải
nghiên cứu các quy chế, quy định về đánh giá, xác định mục
tiêu đánh giá; xây dựng nội dung và phương thức đánh giá;
xây dựng các công cụ, thu thập bằng chứng và ra phán quyết
đánh giá.................................................................................59
6
- Mục đích của đánh giá kết quả học tập là thu thập đủ chứng
cứ về sự thực hiện nhằm xác định được liệu một SV nào đó có
thể thực hiện được hoặc trình diễn được một công việc của
GVDN đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu của nghề hay không.
Các kết quả đánh giá sẽ chỉ rõ trình độ về kiến thức, kỹ năng
và thái độ nghề nghiệp của SV...............................................59
- Xác định các nội dung đánh giá kết quả học tập của SV bao
gồm: sự thực hiện, kết quả thực hiện, đảm bảo an toàn và
năng suất lao động.................................................................59
+ Đánh giá sự thực hiện các công việc dạy học và GDNN của
SV trong môi trường thật hoặc môi trường giả định. Sự thực
hiện thể hiện ở những điểm sau: SV phải thực hiện quy trình
của một công việc mà người GVDN phải thực hiện trong thực
tế như (phát triển chương trình đào tạo, tổ chức dạy học, giáo
dục, nghiên cứu khoa học và phát triển chuyên môn nghiệp
vụ..) một cách chuẩn xác. Kết hợp giữa lý thuyết và thực
hành, tức là SV phải biết vận dụng những kiến thức lý luận
(kiến thức về văn hóa chung, cơ sở ngành, chuyên ngành và
nghiệp vụ sư phạm) đã thu nhận vào việc thực hiện các công
việc khác nhau của GVDN. Sự vận dụng linh hoạt các kiến
thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp để giải quyết các công
việc trong các điều kiện và hoàn cảnh khác nhau.................59
- Xây dựng các công cụ đánh giá là soạn thảo một bảng kiểm
tra việc thực hiện. Khi đó GV sẽ quyết định đánh giá điều gì:
quy trình, thời gian, sản phẩm, an toàn lao động hay sự kết
hợp giữa chúng.......................................................................61
1.4.4. Hoạt động học tập của SV theo tiếp cận NLTH.............63
Hoạt động học tập của SV là hoạt động nhận thức mang tính
chất nghiên cứu khoa học. Hoạt động này diễn ra dưới nhiều
hình thức khác nhau như: tham gia giờ học lý thuyết trên
giảng đường, thực hành môn học ở các phòng thực nghiệm,
xưởng trường, thực tập sản xuất, tham gia nghiên cứu khoa
học, tham gia các diễn đàn, hội thảo khoa học, tự học ở thư
viện…Trong các hình thức đó, GV đóng vai trò là người tổ
chức, lãnh đạo, hướng dẫn người học và hoạt động lĩnh hội
kiến thức, rèn luyện kỹ năng và thái độ nghề nghiệp. SV với tư
cách là chủ thể hoạt động học tập tự giác, tích cực, chủ động
chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp để hình
thành và phát triển năng lực..................................................63
7
Hoạt động học tập của SV đại học diễn ra trên cơ sở nội dung
học tập đa dạng phong phú và thường xuyên phải đổi mới,
cập nhật cho phù hợp với sự phát triển khoa học công nghệ
và thực tế sản xuất. Môi trường học tập và phong cách giảng
dạy của GV đại học cung rất đa dạng. Người dạy là chuyên gia
của việc học, người cố vấn, nhà khoa học cùng đồng hành với
SV trong quá trình học tập, nghiên cứu. Vì vậy, đòi hỏi SV phải
có khả năng thích nghi rất lớn; đồng thời, trong suốt quá trình
học, họ phải có tính tự giác, tính kế hoạch cao. Ngoài các đặc
điểm chung về hoạt động học tập ở đại học, hoạt động học
tập của SV theo tiếp cận NLTH còn có các đặc trưng:............63
1.4.4.1. Chuẩn bị hoạt động học tập của SV..........................63
- Lập kế hoạch học tập cho cá nhân dựa trên yêu cầu của
chương trình dạy học và yêu cầu của GV về hoạt động học
tập, kết quả cần đạt được. Kế hoạch học tập phải thể hiện rõ
mục tiêu cần đạt (các NLTH) trong từng giai đoạn học tập, các
hoạt động cần thực hiện, các phương pháp và điều kiện để
thực hiện các hoạt động đó....................................................64
1.4.4.2. Thực hiện hoạt động học tập trên lớp, ở xưởng trường
và thực tập thực tế tại các cơ sở sản xuất và tại các cơ sở đào
tạo nghề.................................................................................64
1.4.4.3. Tham gia vào quá trình đánh giá kết quả học tập theo
tiêu chuẩn NLTH của GVDN....................................................65
SV phải tham gia vào các kỳ kiểm tra, thi, sát hạch để công
nhận NLTH theo quy định của chương trình đào tạo..............66
1.4.4.4. Thực hiện hoạt động tự học theo các tiêu chuẩn NLTH
của GVDN...............................................................................66
Tiểu kết chương 1...................................................................67
Hoạt động giảng dạy của GV theo tiếp cận NLTH bảo gồm:
tham gia xây dựng chương trình, viết giáo trình, giáo án (kế
hoạch dạy học) và chuẩn bị các điều kiện dạy học; Thực hiện
kế hoạch dạy học nhằm trang bị cho SV các NLTH được quy
định trong chương trình đào tạo; Đánh giá kết quả học tập
theo tiêu chuẩn NLTH.............................................................68
Chương 2 THỰC TRẠNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
SƯ PHẠM KỸ THUẬT...............................................................69
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ
THUẬT Ở VIỆT NAM................................................................69
2.1.1. Lược sử hình thành và phát triển của các trường
ĐHSPKT...................................................................................69
8
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và thành quả đào tạo của các
trường ĐHSPKT.......................................................................70
2.1.2.3. Thành quả đào tạo....................................................71
2.1.3. Mô hình đào tạo GVDN của các trường ĐHSPKT...........72
2.2. THỰC TRẠNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ
PHẠM KỸ THUẬT.....................................................................76
2.2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng dạy học ở các trường
ĐHSPKT...................................................................................76
Để đánh giá thực trạng về dạy học ở các trường ĐHSPKT,
chúng tôi đã tiến hành khảo sát 54 CBQL, 186 GV các trường
ĐHSPKT, 71 GVDN tốt nghiệp từ các trường ĐHSPKT, 43 CBQL
của các cơ sở dạy nghề và 159 SV đang học tập tại các trường
ĐHSPKT...................................................................................76
Các phương pháp được sử dụng để nghiên cứu thực trạng dạy
học ở các trường ĐHSPKT bao gồm: Quan sát, phỏng vấn, điều
tra bằng bảng hỏi, tổng kết kinh nghiệm dạy học. Các phương
pháp này được sử dụng cụ thể như sau:................................76
Điều tra thực trạng dạy học ở các trường ĐHSPKT thông qua
bộ phiếu trưng cầu ý kiến đối với các đối tượng: GV, SV, CBQL
các trường ĐHSPKT, CBQL và GVDN của các cơ sở dạy nghề
(Phụ lục 1, 2, 3, 4, 5, 6 ).........................................................76
Quan sát có chủ định hoạt động dạy và đánh giá kết quả học
tập của GV, hoạt động học tập và tự đánh giá của SV trên lớp.
Phạm vi và mức độ quan sát theo nhiều cách khác nhau trong
đó có quan sát tổng thể hoạt động dạy học, tập trung vào các
hoạt động dạy của GV và hoạt động học của SV....................76
Để quan sát có kết quả, phù hợp với nhiệm vụ nghiên cứu, tác
giả đã thiết kế bộ công cụ quan sát thích hợp với đối tượng
quan sát như: Phiếu quan sát giờ dạy (Phụ lục 7, 8, 9) nhằm
thu nhận thông tin trung thực khách quan tạo điều kiện xử lý
số liệu quan sát đưa đến các nhận xét đúng về đối tượng
nghiên cứu..............................................................................76
Phỏng vấn các đối tượng là GV, SV và đội ngũ CBQL của các
trường ĐHSPKT, GVDN và CBQL của các cơ sở đào tạo nghề về
chương trình dạy học, tổ chức dạy học và đánh giá kết quả
học tập của SV, về mức độ đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ tại
các cơ sở dạy nghề sau khi tốt nghiệp, về nguyên nhân của
các thực trạng...để bổ sung, củng cố những kết luận khoa
học..........................................................................................76
9
Tổng kết kinh nghiệm dạy học thông qua nghiên cứu các
chương trình, tài liệu sử dụng để dạy học ở các trường
ĐHSPKT. Trao đổi kinh nghiệm với GV, CBQL về phát triển
chương trình đào tạo, tổ chức dạy học và đánh giá kết quả
học tập...................................................................................76
Lấy ý kiến chuyên gia là các nhà khoa học ở các trường
ĐHSPKT, Tổng cục dạy nghề, Viện Khoa học Giáo dục Việt
Nam, các cán bộ quản lý tại các cơ sở dạy nghề về thực trạng
đào tạo GVDN và mức độ đáp ứng nhiệm vụ của đội ngũ
GVDN......................................................................................77
2.2.2. Thực trạng về chương trình dạy học ở các trường
ĐHSPKT...................................................................................77
2.2.3. Thực trạng hoạt động dạy học ở các trường ĐHSPKT...78
2.2.3.1. Hoạt động chuẩn bị dạy học của GV.........................78
Chuẩn bị giảng dạy của GV có ý nghĩa quan trọng đối với chất
lượng của bài giảng. Chuẩn bị bài giảng giúp GV chủ động
được về mặt thời gian, kế hoạch lên lớp, đồng thời GV nắm
chắc được các nội dung tri thức cần triển khai của bài giảng.
Chuẩn bị bài giảng cũng là điều kiện để GV có thể hình dung
ra các tình huống sư phạm có thể nảy sinh trong dạy học nên
GV phải dự kiến trước phương án xử lý..................................78
2.2.4. Cơ sở vật chất phục vụ dạy học ở các trường ĐHSPKT 98
2.2.5. Chất lượng đào tạo GVDN của các trường ĐHSPKT....100
2.2.6. Nhận định về thực trạng dạy học ở các trường ĐHSPKT
.............................................................................................106
2.3. DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC THỰC HIỆN CỦA
MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM.....108
2.3.1. Dạy học theo tiếp cận năng lực thực hiện của một số
quốc gia................................................................................108
2.3.1.4. Dạy học theo tiếp cận NLTH của Cộng hòa Liên bang
Úc.........................................................................................111
Việc đào tạo GVDN ở Úc rất chú trọng đến phát triển kỹ năng
nghề nghiệp SV. Tại ĐH Monash, Victoria, Úc (ở Canada và
Bắc Ailen tương tự), thực hành sư phạm gồm 80-100 ngày.
Hầu hết chương trình được kết cấu theo mô đun nên lý thuyết
được dạy tích hợp với thực hành ngay trong một bài học....111
2.3.2. Kinh nghiệm đối với Việt Nam về dạy học theo tiếp cận
NLTH.....................................................................................112
10
Từ việc giới thiệu về dạy học theo tiếp cận NLTH của một số
quốc gia nêu trên, chúng tôi rút ra được bài học đối với Việt
Nam từ các kinh nghiệm đó như sau:...................................112
- Phải chuyển từ dạy học theo truyền thống sang dạy học theo
tiếp cận NLTH đối với đào tạo GVDN ở các trường ĐHSPKT.. 112
- Để dạy học theo tiếp cận NLTH có chất lượng và hiệu quả
phải thiết lập được hệ thống NLTH của GVDN dựa trên phân
tích nghề GVDN, thực tiễn đào tạo ở các cơ sở dạy nghề và
Chuẩn nghề nghiệp của GVDN đã ban hành. Vì đây là điều
kiện cơ bản để xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức dạy
học và đánh giá kết quả học tập của SV. Các nước như Mĩ,
Đức, Anh, Úc đều có hệ thống tiêu chuẩn NLTH của GVDN rõ
ràng......................................................................................112
Tiểu kết chương 2.................................................................113
Chương 3..............................................................................115
HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC THỰC HIỆN CỦA GIÁO
VIÊN DẠY NGHỀ VÀ QUY TRÌNH DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN
NĂNG LỰC THỰC HIỆN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ
THUẬT..................................................................................115
3.1. NGUYÊN TẮC THIẾT LẬP HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN NĂNG
LỰC THỰC HIỆN CỦA GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ VÀ QUY TRÌNH
DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC THỰC HIỆN Ở CÁC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT...............................115
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và thực tiễn.......115
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tình hiệu quả và khả thi...........117
3.2. HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC THỰC HIỆN CỦA
GVDN....................................................................................118
3.2.1. Các hướng tiếp cận thiết lập hệ thống tiêu chuẩn NLTH
của GVDN.............................................................................118
3.2.1.1. Tiếp cận hệ thống...................................................118
Tiếp cận hệ thống trong thiết lập hệ thống tiêu chuẩn NLTH
của GVDN với việc xem xét tất cả các nhân tố và quá trình lao
động sư phạm của GVDN theo chức năng và nhiệm vụ được
quy định bởi Luật Giáo dục 2005 và các quy định hiện hành
đối với GVDN........................................................................118
3.2.2. Các tiêu chuẩn NLTH của GVDN.................................119
3.3. QUY TRÌNH DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC THỰC
HIỆN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT...........142
3.3.1. Chuẩn bị dạy học.......................................................142
3.3.2. Thực hiện kế hoạch bài giảng....................................145
11
3.3.3. Hướng dẫn SV tự học..................................................150
3.3.4. Đánh giá NLTH của SV................................................150
3.4. KHẢO NGHIỆM HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC THỰC
HIỆN CỦA GVDN VÀ THỰC NGHIỆM QUY TRÌNH DẠY HỌC THEO
TIẾP CẬN NĂNG LỰC THỰC HIỆN.........................................153
3.4.1. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và phù hợp của hệ
thống tiêu chuẩn năng lực thực hiện (xin ý kiến chuyên gia)
.............................................................................................153
3.4.2. Thực nghiệm về quy trình dạy học theo tiếp cận NLTH ở
Trường ĐHSPKT Vinh và Trường ĐHSPKT Nam Định..............158
Tiểu kết chương 3.................................................................178
Kết quả khảo nghiệm hệ thống tiêu chuẩn NLTH của GVDN
cho thấy hầu hết các ý kiến đánh giá hệ thống tiêu chuẩn này
là cần thiết và phù hợp........................................................179
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.................................................180
1. KẾT LUẬN..........................................................................180
Hoạt động giảng dạy của GV theo tiếp cận NLTH bảo gồm:
tham gia xây dựng chương trình, viết giáo trình, giáo án (kế
hoạch dạy học) và chuẩn bị các điều kiện dạy học; Thực hiện
kế hoạch dạy học nhằm trang bị cho SV các NLTH được quy
định trong chương trình đào tạo; Đánh giá kết quả học tập
theo tiêu chuẩn NLTH...........................................................180
Kết quả khảo nghiệm hệ thống tiêu chuẩn NLTH của GVDN
cho thấy hầu hết các ý kiến đánh giá hệ thống tiêu chuẩn này
là cần thiết và phù hợp........................................................182
2. KHUYẾN NGHỊ...................................................................183
- Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nghiên cứu để xây dựng các
văn bản hướng dẫn các trường đại học, các trường dạy nghề
từng bước áp dụng phương thức đào tạo theo tiếp cận NLTH
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu sử dụng.
.............................................................................................183
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ
CÔNG BỐ..............................................................................185
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................186
PHỤ LỤC
12
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu, viết tắt
Viết đầy đủ
CBQL
Cán bộ quản lý
CNH, HĐH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CSVC
Cơ sở vật chất
CTĐT
Chương trình đào tạo
ĐHSPKT
Đại học sư phạm kỹ thuật
SPKT
Sư phạm kỹ thuật
GD và ĐT
Giáo dục và đào tạo
GDNN
Giáo dục nghề nghiệp
GV
Giảng viên
GVDN
Giáo viên dạy nghề
HS
Học sinh
ILO
Tổ chức lao động thế giới
KTĐG
Kiểm tra đánh giá
KT- XH
Kinh tế - xã hội
NCKH
Nghiên cứu khoa học
NLTH
Năng lực thực hiện
NVSP
Nghiệp vụ sư phạm
QTDH
Quá trình dạy học
SPKTCN
Sư phạm kỹ thuật công nghiệp
SV
Sinh viên
PPDH
Phương pháp dạy học
13
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Hình 1.1. Mối quan hệ giữa lao động nghề nghiệp và đào tạo
lao động nghề nghiệp.............................................................40
Bảng 1.1. So sánh dạy học truyền thống với dạy học theo tiếp
cận NLTH.................................................................................47
Bảng 1.2. So sánh hai phương thức dạy học dưới góc độ người
học..........................................................................................48
Hình 2.1. Các mô hình đào tạo GVDN ở các trường ĐHSPKT..75
Bảng 2.1. Kết quả đánh giá về hoạt động chuẩn bị giảng dạy
của GV....................................................................................78
Bảng 2.2. Kết quả đánh giá về căn cứ xác định mục tiêu, nội
dung cho bài giảng.................................................................79
Bảng 2.3. Đánh giá về mức độ sử dụng các loại tài liệu để lập
kế hoạch bài giảng.................................................................81
Bảng 2.4. Kết quả đánh giá về mức độ chuẩn bị tài liệu và
phương tiện dạy học...............................................................82
Bảng 2.5. Kết quả đánh giá về mục tiêu dạy học của GV các
trường ĐHSPKT.......................................................................83
Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL về mức độ sử dụng PP/KTDH. .84
trong các trường ĐHSPKT.......................................................84
Bảng 2.7. Đánh giá của GV về mức độ sử dụng PP/KTDH trong
các trường ĐHSPKT.................................................................85
Bảng 2.8. Đánh giá của SV đang học và đã tốt nghiệp về mức
độ sử dụng PPDH trong các trường ĐHSPKT...........................86
Bảng 2.9. Kết quả đánh giá về mức độ sử dụng các hình thức
tổ chức dạy học của GV các trường ĐHSPKT..........................87
Bảng 2.10. Kết quả đánh giá về mức độ thực hiện các bước
trong quy trình dạy học..........................................................88
Bảng 2.11. Kết quả đánh giá của CBQL các trường ĐHSPKT về
mức độ sử dụng phương tiện dạy học của GV........................90
Bảng 2.12. Đánh giá của SV đang học và đã tốt nghiệp về
mức độ sử dụng phương tiện dạy học của GV........................91
Bảng 2.13. Các nội dung đánh giá kết quả học tập của SV các
trường ĐHSPKT.......................................................................93
Bảng 2.14. Mức độ sử dụng các hình thức đánh giá kết quả
học tập của SV.......................................................................95
Bảng 2.15. Kết quả đánh giá về mức độ sử dụng các phương
pháp KTĐG kết quả học tập của SV........................................95
14
Bảng 2.16. Kết quả đánh giá về mức độ sử dụng các công cụ
KTĐG kết quả học tập.............................................................96
Bảng 2.17. Kết quả đánh giá về mức độ sử dụng các nguồn
minh chứng trong KTĐG kết quả học tập...............................97
Bảng 2.18. Ý kiến đánh giá về mức độ đầy đủ, mới cũ và hiện
đại của CSVC và TBDH...........................................................99
Bảng 2.19. Kết quả học tập và rèn luyện của HS-SV các
trường ĐHSPKT từ năm học 2007 - 2008 đến năm học 2010 2011.....................................................................................101
Bảng 2.20. Đánh giá chất lượng đào tạo tại các trường
ĐHSPKT qua khảo sát ý kiến của CBQL và GV của nhà trường
.............................................................................................102
Bảng 2.21. Đánh giá chất lượng đào tạo của các trường
ĐHSPKT qua khảo sát ý kiến của CBQL tại các trường dạy
nghề.....................................................................................104
Bảng 3.1. Các tiêu chí, minh chứng và mức độ đánh giá của
tiêu chuẩn 1.........................................................................120
Bảng 3.2. Các tiêu chí, minh chứng và mức độ đánh giá của
tiêu chuẩn 2.........................................................................123
Bảng 3.3. Các tiêu chí, minh chứng và mức độ đánh giá của
tiêu chuẩn 3.........................................................................125
Bảng 3.4. Các tiêu chí, minh chứng và mức độ đánh giá của
tiêu chuẩn 4.........................................................................129
Bảng 3.5. Các tiêu chí, minh chứng và mức độ đánh giá của
tiêu chuẩn............................................................................131
Bảng 3.6. Các tiêu chí, minh chứng và mức độ đánh giá của
tiêu chuẩn 6.........................................................................134
Bảng 3.7. Các tiêu chí, minh chứng và mức độ đánh giá của
tiêu chuẩn 7.........................................................................136
Bảng 3.8. Các tiêu chí, minh chứng và mức độ đánh giá của
tiêu chuẩn 8.........................................................................138
Bảng 3.9. Các tiêu chí, minh chứng và mức độ đánh giá của
tiêu chuẩn 9.........................................................................139
Hình 3.1. Quy trình dạy học theo tiếp cận NLTH ở các trường
ĐHSPKT.................................................................................152
Bảng 3.10. Đánh giá của GV, CBQL các trường ĐHSPKT và
CBQL, GV các cơ sở dạy nghề về tính cần thiết và phù hợp của
hệ thống tiêu chuẩn NLTH của GVDN...................................154
Bảng 3.11. Nội dung dạy học thực nghiệm..........................159
15
Bảng 3.12. Thang đánh giá năng lực dạy học của SV các
trường ĐHSPKT.....................................................................160
Bảng 3.13. Phân phối tần số điểm đánh giá năng lực dạy học
của SV khi chưa có tác động sư phạm.................................163
Bảng 3.14. Mức độ năng lực dạy học của SV hai nhóm thực
nghiệm và đối chứng khi chưa có tác động sư phạm...........164
Hình 3.2. Biểu đồ biểu diễn các mức độ năng lực dạy học của
SV khi chưa có tác động sư phạm........................................164
Bảng 3.15. Phân phối tần số điểm đánh giá năng lực phát
triển dạy học, thực hiện dạy học và đánh giá kết quả học tập
sau thực nghiệm lần 1..........................................................165
Bảng 3.16. Mức độ năng lực phát triển dạy học, thực hiện dạy
học và đánh giá kết quả học tập của SV hai nhóm sau thực
nghiệm lần 1........................................................................166
Hình 3.3. Tần suất kết quả kiểm tra sau thực nghiệm lần 1 166
Hình 3.4. Điểm kiểm tra trung bình của SV nhóm thực nghiệm
và nhóm đối chứng sau thực nghiệm lần 1..........................167
Bảng 3.17. Bảng phân phối tần số điểm đánh giá năng lực của
SV sau thực nghiệm lần 2....................................................171
Bảng 3.18. Mức độ NLTH của hai nhóm sau thực nghiệm sư
phạm lần 2...........................................................................172
Hình 3.5. Tần suất kết quả kiểm tra sau thực nghiệm lần 2 172
Hình 3.6. Điểm kiểm tra trung bình của SV nhóm thực nghiệm
và nhóm đối chứng sau thực nghiệm lần 2..........................173
Bảng 3.19. Bảng tổng hợp phân phối mức độ kết quả ba lần
kiểm tra................................................................................177
Bảng 3.20. Bảng tổng hợp các giá trị tham số đặc trưng cơ
bản qua ba lần kiểm tra.......................................................177
16
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước đang đòi hỏi
ngày càng cao về số lượng, chất lượng cũng như sự hợp lý về cơ cấu nguồn nhân
lực. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực đặc biệt là nhân lực chất lượng cao là mối
quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước và cũng đặt ra trọng trách to lớn đối với giáo dục
và đào tạo. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng cộng sản Việt
Nam cũng nhấn mạnh “Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất
lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức” [20].
Để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thì giáo dục và đào tạo có vài trò
quyết định. Chỉ có giáo dục và đào tạo mới có khả năng tạo ra những con người có
năng lực hành nghề, năng lực sáng tạo để làm chủ khoa học công nghệ, khả năng
thích ứng với biến đổi của đời sống xã hội, xử lý tốt các tình huống nẩy sinh trong
nền kinh tế thị trường. Trong hệ thống giáo dục và đào tạo thì đội ngũ giáo viên là
yếu tố quyết định chất lượng của hệ thống. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng đào
tạo nguồn nhân lực trước hết phải nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên.
Xu hướng đào tạo nguồn nhân lực trên thế giới là “chuyển từ đào tạo tay nghề
(qualification) sang đào tạo năng lực hành nghề (competency)” [71, tr.102] tức là đào
tạo ra những người lao động vừa có kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp để hành
nghề đồng thời vừa có năng lực sáng tạo, khả năng tự thay đổi và thích nghi với sự
phát triển của khoa học công nghệ và nghề nghiệp mới.
Để đào tạo ra người lao động có năng lực hành nghề trước hết và quan trọng
nhất là phải có đội ngũ giáo viên biết xác định chính xác các tiêu chuẩn NLTH của
người lao động để thiết kế chương trình, tổ chức dạy học, đánh giá kết quả dạy học
theo các tiêu chuẩn năng lực đó.
Ở Việt Nam, việc đào tạo nguồn nhân lực trong những năm qua đã đạt được
nhiều thành tựu đáng kể; quy mô đào tạo tăng nhanh; cơ cấu ngành nghề đào tạo
chuyển biến theo chiều hướng tích cực, ngày càng phù hợp hơn với sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế - xã hội; chất lượng đào tạo được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, để
17
đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH,
HĐH của đất nước thì hệ thống đào tạo còn biểu hiện nhiều bất cập, hạn chế. Trong
Báo cáo chính trị Ban chấp hành TW Đảng Khóa X chỉ rõ “Chất lượng giáo dục và
đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ
cao vẫn còn hạn chế; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội.
Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với nâng cao chất
lượng, giữa dạy chữ và dạy người. Chương trình, nội dung, phương pháp dạy và
học lạc hậu, đổi mới chậm; cơ cấu giáo dục không hợp lý giữa các lĩnh vực, ngành
nghề đào tạo” [21].
Những hạn chế và bất cập nêu trong Báo cáo chính trị Ban chấp hành TW
Đảng Khóa X là có nhiều nguyên nhân như: nội dung chương trình đào tạo không
phù hợp với yêu cầu xã hội; phương pháp, phương tiện đào tạo lạc hậu; cơ cấu đào
tạo không hợp lý; cơ chế quản lý giáo dục yếu kém, không hiệu quả, trong đó có
một nguyên nhân quan trọng là thiếu đội ngũ giáo viên có năng lực dạy học theo
tiếp cận NLTH của người lao động.
Các trường đại học sư phạm kỹ thuật (ĐHSPKT) có nhiệm vụ trọng đại là đào
tạo đội ngũ GVDN cho hệ thống GDNN. Đội ngũ này sẽ kế thừa và phát huy các
phương pháp đào tạo trong trường ĐHSPKT để đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật
có năng lực hành nghề phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Tuy nhiên, hiện nay ở các trường ĐHSPKT chủ yếu dựa vào khung thời gian
quy định cho mỗi trình độ đào tạo để tổ chức dạy học cũng như yêu cầu về mức độ
năng lực đối với SV sao cho không vượt quá khung thời gian đó. Với cách dạy học
như vậy, SV luôn bị thúc ép về mặt thời gian, cứ hết thời gian là phải chuyển sang
học nội dung mới kể cả khi chưa đạt được tiêu chuẩn theo quy định cho nội dung
trước đó. Trong khi các trường ĐHSPKT dựa chủ yếu vào khung thời gian để dạy
học thì các nhà sử dụng lao động lại không quan tâm đến thời gian SV được đào tạo
mà họ quan tâm đến các NLTH đạt được ở SV theo tiêu chuẩn của họ. Vì vậy, sản
phẩm đào tạo của các trường ĐHSPKT chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của hệ
thống GDNN.
18
Dạy học theo tiếp cận NLTH là phương thức dạy học chủ yếu dựa vào tiêu
chuẩn quy định cho một nghề để dạy và học theo các tiêu chuẩn đó mà không phụ
thuộc cứng nhắc vào thời gian. Phương thức này đã được nghiên cứu và triển khai
có hiệu quả ở nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Anh, Úc…
Ở Việt Nam, một số trường ĐHSPKT đã bắt đầu áp dụng phương thức dạy học
này để đào tạo đội ngũ GVDN. Tuy nhiên, việc áp dụng gặp nhiều khó khăn do
thiếu hệ thống lý thuyết về dạy học theo NLTH định hướng.
Những vấn đề nêu ra ở trên, cho thấy việc dạy học theo tiếp cận NLTH trong
các trường ĐHSPKT có yêu cầu bức thiết phải nghiên cứu.
Hiện nay, số lượng các công trình nghiên cứu về dạy học theo tiếp cận NLTH
rất ít. Các tài liệu nghiên cứu về dạy học theo tiếp cận NLTH chủ yếu là các tài liệu
dịch. Vì vậy, GV và CBQL của các trường ĐHSPKT thiếu các tài liệu khoa học để
nhận thức đầy đủ về lý luận và thực tiễn dạy học theo tiếp cận NLTH ở Việt Nam.
Từ những căn cứ lý luận và thực tiễn, là một thạc sĩ chuyên ngành giáo dục
học, đồng thời lại là giảng viên của một trường ĐHSPKT tại Việt Nam cho nên tôi
chọn đề tài “Dạy học theo tiếp cận năng lực thực hiện ở các trường ĐHSPKT” để
nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của các trường ĐHSPKT và góp
phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật ở nước ta.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất hệ thống tiêu chuẩn NLTH
của GVDN và quy trình dạy học theo tiếp cận NLTH ở các trường ĐHSPKT nhằm
nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của các trường ĐHSPKT qua đó góp phần
nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật ở nước ta.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động dạy và học ở các trường ĐHSPKT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống tiêu chuẩn NLTH của GVDN và quy trình dạy học theo tiếp cận
NLTH ở các trường ĐHSPKT.
19
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Dạy học ở các trường ĐHSPKT trong những năm qua đã đạt được những
thành tựu quan trọng trong việc trang bị kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, phát
triển năng lực nhận thức khoa học và năng lực tư duy kỹ thuật cho người học. Tuy
nhiên, việc dạy học ở các trường này còn có những hạn chế, bất cập do thiếu hệ
thống tiêu chuẩn NLTH của GVDN làm cơ sở cho việc xây dựng chương trình, tổ
chức dạy học và đánh giá kết quả dạy học; đồng thời thiếu quy trình triển khai dạy
học để sinh viên (SV) đạt được các NLTH theo yêu cầu thực tiễn. Nếu thiết lập và
thực hiện có chất lượng hệ thống tiêu chuẩn NLTH của GVDN và quy trình dạy học
theo tiếp cận NLTH thì chất lượng và hiệu quả đào tạo GVDN của các trường
ĐHSPKT sẽ được nâng cao.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1. Xác định cở sở lý luận về dạy học theo tiếp cận NLTH ở các trường
ĐHSPKT.
5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng dạy học ở các trường ĐHSPKT.
5.3. Đề xuất hệ thống tiêu chuẩn NLTH của GVDN và quy trình dạy học theo
tiếp cận NLTH ở các trường ĐHSPKT.
5.4. Khảo nghiệm hệ thống tiêu chuẩn NLTH của GVDN và thực nghiệm quy
trình dạy học theo tiếp cận NLTH ở các trường ĐHSPKT.
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Các trường ĐHSPKT là một hệ thống gồm nhiều trường và có trụ sở tại nhiều
địa phương khác nhau. Trong luận án này, chúng tôi chọn:
- Các Trường ĐHSPKT thành phố Hồ Chí Minh, Trường ĐHSPKT Vinh,
Trường ĐHSPKT Nam Định, Trường ĐHSPKT Hưng Yên để khảo sát và đánh giá
thực trạng dạy học;
- Các Trường ĐHSPKT Vinh và Trường ĐHSPKT Nam Định là các trường có
các đặc trưng đại diện cho cả khu vực miền núi, đồng bằng và thành phố làm đối
tượng thực nghiệm.
20
7. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của Chủ
nghĩa Mác-Lênin, chúng tôi phối hợp các tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu
chủ yếu dưới đây.
7.1. Các tiếp cận chủ yếu trong nghiên cứu
- Tiếp cận hệ thống: Quá trình dạy học trong trường ĐHSPKT là một hệ thống
toàn vẹn bao gồm các thành tố có quan hệ mật thiết với nhau như: mục tiêu, nội
dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức, lực lượng dạy học (người dạy
và người học), môi trường và kết quả dạy học. Các thành tố của quá trình dạy học
không tồn tại độc lập mà tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau. Sự vận động, phát
triển của thành tố này là cơ sở cho sự vận động và phát triển của các thành tố khác
và ngược lại. Mặt khác, quá trình dạy học là một hệ thống con trong hệ thống KTXH, sự vận động và phát triển của quá trình dạy học chịu tác động môi trường KTXH bên ngoài.
Trường ĐHSPKT là một bộ phận trong hệ thống GDQD và hệ thống KT-XH,
có quan hệ mật thiết với giáo dục phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề,
giáo dục đại học và với hệ thống sản xuất - dịch vụ của đất nước trong quá trình
CNH, HĐH. Mặt khác, trường ĐHSPKT lại là một hệ thống con, gồm các thành tố
là các khoa, phòng, ban cho đến các cá thể. Chất lượng dạy học của trường
ĐHSPKT phụ thuộc vào chất lượng của từng thành tố trong quá trình dạy học, trong
nhà trường, đồng thời chịu ảnh hưởng của các thành tố khác bên ngoài nhà trường.
- Tiếp cận lịch sử - lôgíc: Đổi mới, đặc biệt đổi mới dạy học là một sự kế thừa.
Đổi mới dạy học ở các trường ĐHSPKT nhằm đáp ứng yêu cầu về đội ngũ GVDN
phục vụ cho sự phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh mới của đất
nước. Tuy nhiên, để đổi mới cần kế thừa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc về
giáo dục và phát triển những thành tựu của giáo dục nghề nghiệp đã đạt được trong
quá khứ.
Bên cạnh đó, mọi công việc đổi mới cần có điểm xuất phát. Để đổi mới cần
đánh giá rõ được hiện trạng, xác định được những mặt mạnh để kế thừa, những mặt
21
yếu để khắc phục, nắm bắt được thời cơ để tranh thủ và biết được các nguy cơ có
thể xẩy ra để có giải pháp khắc phục.
Đổi mới cũng cần căn cứ vào những xu thế tương lai của giáo dục nói chung
và GDNN nói riêng, đặc biệt là đổi mới về dạy học trong cơ chế thị trường.
- Tiếp cận thị trường: Tiếp cận thị trường trong nghiên cứu là cách tiếp cận trên
cơ sở nhận dạng ra được những gì mà con người và xã hội cần. Một sản phẩm đào
tạo nếu được tạo ra mà không ai có nhu cầu dùng và mua thì sẽ không đáp ứng được
yêu cầu xã hội. Mà nếu vậy, thì đào tạo sẽ trở thành không sinh lợi.
Tiếp cận thị trường trong nghiên cứu dạy học theo NLTH phải dựa trên cơ
sở nhu cầu của người học và yêu cầu của hệ thống GDNN đối với tiêu chuẩn
NLTH của đội ngũ GVDN để tổ chức đào tạo, kiểm tra - đánh giá và cấp văn
bằng chứng chỉ.
Nghiên cứu và vận dụng các quy luật quy luật cung - cầu, quy luật giá trị và
quy luật cạnh tranh vào dạy học trong bối cảnh nên kinh tế thị trường.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh... các văn kiện, tài liệu
khoa học, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng cục dạy
nghề và các tài liệu có liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài
nghiên cứu.
7.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Bằng các phương pháp quan sát, điều tra, nghiên cứu sản phẩm hoạt động,
tổng kết kinh nghiệm, chuyên gia, thực nghiệm sự phạm; các phương pháp này
được sử dụng với mục đích đánh giá thực trạng về dạy học tại các trường ĐHSPKT
và minh chứng cho mức độ cần thiết, khả thi của hệ thống tiêu chuẩn NLTH và quy
trình dạy học theo tiếp cận NLTH tại các các trường ĐHSPKT.
7.2.3. Các phương pháp hỗ trợ khác
Bằng việc sử dụng một số thuật toán của toán học thống kê, một số phần mềm
tin học. Các phương pháp này được sử dụng với mục đích xử lý và trình bày các số
liệu và để kiểm chứng độ tin cậy của các kết quả nghiên cứu.
22
8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Góp phần phát triển cơ sở lý luận về dạy học theo tiếp cận NLTH ở các
trường ĐHSPKT.
- Mô tả được thực trạng dạy học ở các trường ĐHSPKT và đánh giá được hoạt
động này theo các tiêu chuẩn NLTH.
- Xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn tiêu chuẩn NLTH của GVDN và quy
trình dạy học theo tiếp cận NLTH ở các trường ĐHSPKT.
9. LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ
- Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng công
nghệ dẫn đến biến đổi nhanh chóng và thường xuyên của công nghệ sản xuất và các
lĩnh vực đời sống xã hội, từ đó xuất hiện những yêu cầu mới về chất lượng đội ngũ
lao động trong đó có yêu cầu về NLTH của họ.
- Đứng trước tình hình trên, nhiệm vụ của các cơ sở đào tạo nghề mà chủ yếu
là nhiệm vụ của đội ngũ GVDN là đào tạo ra người lao động đạt chuẩn về NLTH,
có khả năng thích ứng và làm chủ sự phát triển khoa học công nghệ.
- Hầu hết đội ngũ GVDN được đào tạo từ các trường ĐKSPKT, đội ngũ này sẽ
kế thừa và phát huy các PPDH đã được học trong các trường ĐHSPKT để thực hiện
hoạt động dạy nghề sau này . Vì vậy, dạy học ở các trường ĐHSPKT cần tổ chức
theo tiếp cận NLTH để SV (GVDN tương lai) có được các NLTH.
- Muốn tổ chức dạy học theo tiếp cận NLTH tại các trường ĐHSPKT thì phải
xây dựng được hệ thống các tiêu chuẩn NLTH của GVDN; đồng thời phải xây dựng
được quy trình triển khai dạy học theo tiếp cận NLTH ở các trường ĐHSPKT.
- Hệ thống các NLTH của GVDN được thiết lập trên cơ sở kết quả phân tích
nghề của GVDN, phân tích chức năng của GVDN, chuẩn nghề nghiệp của đội ngũ
GVDN đã ban hành và yêu cầu thực tiễn của hệ thống giáo dục nghề nghiệp.
- Quy trình dạy học theo tiếp cận NLTH ở các trường ĐHSPKT lại được xây
dựng dựa trên hệ thống tiêu chuẩn NLTH của GVDN, lý luận về quá trình hình
thành NLTH, đặc điểm học tập của SV đại học, thực tiễn dạy học ở các trường
ĐHSPKT.
23
- Hệ thống tiêu chuẩn NLTH của GVDN và quy trình dạy học theo tiếp cận
NLTH ở các trường ĐHSPKT mà chúng tôi đề xuất trong luận án này được kiểm
chứng và thực nghiệm để có cơ sở khoa học cho việc áp dụng vào dạy học theo tiếp
cận NLTH ở các trường ĐHSPKT nhằm đào tạo được đội ngũ GVDN đạt chuẩn về
NLTH, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật phục vụ
nhu cầu và yêu cầu phát triển KT-XH.
10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài lời cảm ơn, danh mục các cụm từ viết tắt, mục lục, danh mục các bảng
biểu, luận án này được bố cục bằng các phần và chương sau:
- Mở đầu; 8 trang, từ trang 11 đến trang 18
- Chương 1: Cơ sở lý luận về dạy học theo tiếp cận NLTH ở các trường đại
học sư phạm kỹ thuật; 43 trang, từ trang 19 đến trang 62
- Chương 2: Thực trạng dạy học ở các trường đại học sư phạm kỹ thuật; 45
trang, từ trang 63 đến trang 107
- Chương 3: Hệ thống tiêu chuẩn NLTH của GVDN và quy trình dạy học theo
tiếp cận NLTH ở các trường đại học sư phạm kỹ thuật; 64 trang, từ trang 108 đến
trang 172
- Kết luận và kiến nghị 5 trang; từ trang 173 đến 177
- Các công trình của tác giả 1 trang (trang 178)
- Tài liệu tham khảo 8 trang từ trang 179 đến trang 186
- Phụ lục 61 trang.