Tải bản đầy đủ (.ppt) (49 trang)

bài giảng luật cạnh tranh 4 chương (tệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.18 KB, 49 trang )

LUẬT CẠNH TRANH

TS. PHẠM TRÍ HÙNG
ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HCM


Lưu ý


Phần trình bày này chỉ để tham khảo và đang
cần được góp ý để bổ sung, hoàn thiện!


Khái quát chung




Pháp luật cạnh tranh là trụ cột của pháp luật
kinh tế công
Luật cạnh tranh được coi là Hiến pháp của nền
kinh tế thị trường


Các cách tiếp cận




Từ phía Nhà nước
Từ phía doanh nghiệp


Từ phía người nghiên cứu


Nội dung








CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
CẠNH TRANH VÀ PHÁP LUẬT CẠNH TRANH
CHƯƠNG II: PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG CẠNH
TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
CHƯƠNG III: PHÁP LUẬT CHỐNG HÀNH VI
HẠN CHẾ CẠNH TRANH
CHƯƠNG IV: THỦ TỤC TỐ TỤNG CẠNH
TRANH


Tài liệu tham khảo (i)






Giáo trình Pháp luật cạnh tranh và giải quyết tranh chấp

thương mại, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, 2012.
Luật Cạnh tranh và văn bản hướng dẫn thi hành, Hà Nội
2005
Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp
luật cạnh tranh tại Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2006
Nguyễn Như Phát, Nguyễn Ngọc Sơn, Phân tích và luận
giải các quy định của Luật cạnh tranh về lạm dụng vị trí
thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh
tranh, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2006


Tài liệu tham khảo (ii)





Lê Hoàng Oanh, Bình luận khoa học Luật Cạnh tranh,
Hà Nội, 2005
Nguyễn Như Phát, Bùi Nguyên Khánh, Tiến tới xây dựng
pháp luật về cạnh tranh trong điều kiện chuyển sang nền
kinh tế thị trường ở Việt Nam, Hà Nội, 2001
Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý Bộ Tư pháp, Số
thông tin khoa học pháp lý về cạnh tranh, chống cạnh
tranh không lành mạnh và kiểm soát độc quyền, Hà Nội,
1996


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ

PHÁP LUẬT CẠNH TRANH
1. Lý luận về cạnh tranh
2. Khái quát về chính sách cạnh tranh
3. Những vấn đề chung về pháp luật cạnh tranh


1. Lý luận về cạnh tranh




Khái niệm cạnh tranh
Đặc điểm của cạnh tranh
Các hình thức tồn tại của cạnh tranh


1.1. Khái niệm cạnh tranh
Dưới góc độ kinh tế học
 Dưới góc độ pháp lý
Phân biệt giữa cạnh tranh, thi đua XHCN và thi
đấu thể thao



Khái niệm cạnh tranh




“Cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch giữa

các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh
giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc
cùng một loại khách hàng về phía mình” (Từ
điển kinh doanh Anh, 1992)
Cạnh tranh là sự chạy đua của các thành viên
của một thị trường hàng hoá, sản phẩm cụ thể
nhằm lôi kéo ngày càng nhiều khách hàng, thị
phần trên thị trường


Tiền đề của cạnh tranh



Cạnh tranh chỉ xuất hiện với những tiền đề kinh
tế và pháp lý cụ thể.
Cạnh tranh chỉ có thể xuất hiện trong điều kiện
của cơ chế thị trường, nơi mà cung cầu là khung
xương vật chất, giá cả là diện mạo và cạnh
tranh là linh hồn sống của thị trường


Ý nghĩa của cạnh tranh








Trong mọi hoạt động đều phải có cạnh tranh
Cạnh tranh là môi trường và động lực của sự
phát triển
Cạnh tranh thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát
triển và tăng năng suất lao động tăng hiệu quả
của các doanh nghiệp
Cạnh tranh là yếu tố quan trọng làm lành mạnh
hoá quan hệ xã hội.


Đặc điểm của cạnh tranh




Cạnh tranh là hiện tượng xã hội diễn ra giữa các
chủ thể kinh doanh
Biểu hiện về mặt hình thức của cạnh tranh là sự
ganh đua, sự kình địch giữa các doanh nghiệp
Mục đích của các doanh nghiệp tham gia cạnh
tranh là cùng tranh giành thị trường mua hoặc
bán sản phẩm


1.2. Các hình thức tồn tại của cạnh
tranh





Dựa vào vai trò điều tiết của nhà nước
Căn cứ vào tính chất mức độ biểu hiện
Dựa vào tính lành mạnh của hành vi và tác động
của chúng đối với thị trường


Dựa vào vai trò điều tiết của nhà
nước



Cạnh tranh tự do
Cạnh tranh có sự điều tiết của nhà nước


Cạnh tranh tự do




Cạnh tranh tự do là một hình thái thị trường
thoát khỏi mọi sự can thiệp của Nhà nước
Khi chạy theo tư lợi thì có một “bàn tay vô hình”
buộc con người kinh tế đồng thời phải thực hiện
một nhiệm vụ không nằm trong dự kiến là đáp
ứng lợi ích xã hội


Cạnh tranh có sự điều tiết của nhà
nước







Cạnh tranh có sự điều tiết (của Nhà nước) là hình thái
thị trường của các nền kinh tế thị trường hiện đại xuất
hiện khi nhân loại chuẩn bị bước vào thế kỷ 20.
Quyền lực Nhà nước xuất hiện để khắc phục những
khuyết tật của cơ chế thị trường, để bảo vệ tự do cạnh
tranh - động lực phát triển kinh tế, để thực hiện mục tiêu
kinh tế của bản thân Nhà nước và giai cấp thống trị.
Tự do cạnh tranh được bảo vệ, nuôi dưỡng và giới hạn
bởi các thể chế, chính sách và pháp luật của Nhà nước.


Căn cứ vào tính chất mức độ biểu
hiện




Cạnh tranh hoàn hảo
Cạnh tranh không hoàn hảo
Độc quyền


Cạnh tranh hoàn hảo





Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường,
trong đó cả người mua và người bán đều cho
rằng các quyết định mua và bán của họ không
ảnh hưởng gì đến giá cả của thị trường
Trên thực tế, không có thể có cạnh tranh hoàn
hảo vì năng lực thực tế, điều kiện chủ quan và
các cơ hội của các doanh nghiệp cũng không
thể giống nhau


Điều kiện của cạnh tranh hoàn hảo






Sản phẩm của mỗi doanh nghiệp trong thị trường cạnh
tranh hoàn hảo phải trùng hợp với sản phẩm của bất kỳ
doanh nghiệp nào khác
Mỗi doanh nghiệp chiếm một thị phần rất nhỏ, sự thay
đổi sản lượng không ảnh hưởng gì đến giá thị trường
Mọi yếu tố đầu vào của sản xuất đều tự do dịch chuyển
để phản ứng nhanh chóng với những thay đổi
Người tiêu dùng và các doanh nghiệp có kiến thức hoàn
hảo về giá hiện tại, giá tương lai, chi phí và những cơ
hội kinh tế.



Cạnh tranh không hoàn hảo




Cạnh tranh không hoàn hảo là hình thức cạnh
tranh chiếm ưu thế trong các ngành sản xuất mà
ở đó các cá nhân bán hàng hoặc các nhà sản
xuất có đủ sức mạnh và thể lực để có thể chi
phối giá cả các sản phẩm của mình trên thị
trường.
Cạnh tranh không hoàn hảo thường dẫn đến sự
tập trung kinh tế mà đỉnh cao của nó là độc
quyền - bao gồm độc quyền và độc quyền nhóm


Độc quyền nhóm






Độc quyền nhóm là hình thái thị trường mà trong đó chỉ
có một số ít các nhà sản xuất, mỗi người đều nhận thức
được rằng giá cả của mình không chỉ phụ thuộc vào sản
lượng cuả chính mình mà còn phụ thuộc vào hoạt động
cuả các nhà cạnh tranh quan trọng trong ngành đó

Độc quyền nhóm chỉ xuất hiện ở một số ngành công
nghiệp mà công nghệ của nó đòi hỏi quy mô tối thiểu có
hiệu quả lớn đến mức chỉ có một số lượng nhỏ các
doanh nghiệp có thể tham gia đầu tư
Ví dụ độc quyền nhóm trong ngành sản xuất ô tô, cao
su, thép, xi măng


Độc quyền






Độc quyền là hình thái thị trường trong đó một doanh
nghiệp duy nhất bán một sản phẩm mà không có sản
phẩm thay thế gần giống với nó. Việc thâm nhập vào
ngành sản xuất sản phẩm này rất khó khăn hoặc không
thể được.
Để giành được vị trí độc quyền, các doanh nghiệp phải
cải tiến tổ chức, quản lý, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật tập trung mọi nguồn lực tạo sức mạnh để giành vị
trí độc quyền.
Độc quyền có tác dụng tích cực thúc đẩy quá trình tích
tụ và tập trung các nguồn lực để phát triển các ngành
kinh tế mũi nhọn, luôn đi đầu về mặt kỹ thuật và công
nghệ.



Nguyên nhân dẫn đến độc quyền






Cạnh tranh khốc liệt
Đặc thù của công nghệ sản xuất sản phẩm
Sự thông đồng ngầm giữa các doanh nghiệp
trong ngành
Những cản trở pháp lý, hành chính và kinh tế đối
với việc nhập cuộc của các doanh nghiệp tiềm
năng.


×