HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I
ĐỀ ÁN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG
CỦA TRUNG TÂM VĂN HÓA
HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
Người thực hiện: Trần Đình Huân
Lớp:
CCLLCT B10-15
Chức vụ:
Phó Giám đốc
Đơn vị:
Trung tâm Văn hóa huyện Chương Mỹ,
thành phố Hà Nội
HÀ NỘI, THÁNG 5 NĂM 2016
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập, nghiên cứu nghiêm túc, được sự giúp đỡ chỉ đạo
tận tình của các thầy giáo, cô giáo tôi đã hoàn thành đề án của mình.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Học viện
Chính trị Khu vực I đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề án. Qua đây tôi cũng xin
cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan chủ quản, Ban Tổ chức Huyện Uỷ
huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá
trình học tập và tới khi xây dựng hoàn thành đề án tốt nghiệp. Cảm ơn các
đồng chí trong ban Giám đốc Trung tâm Văn hóa huyện Chương Mỹ đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình tham gia học tập và tiếp cận các nội
dung trong đề án.
Đặc biệt, tôi xin cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất với giáo viên cố
vấn và theo dõi đề án - người trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi rất nhiều
trong quá trình thực hiện đề án này.
Kính mong nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và các quý vị để
đề án được đi vào cuộc sống có hiệu quả tốt nhất.
Xin trân trọng cảm ơn!
Học viên
Trần Đình Huân
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVHTT-DL
CLB
HĐND
MTTQ
SVHTTDL
TDĐKXDĐSVH
TTVH
TW
UBND
VH-TT
VHTT-DL
XHCN
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Câu lạc bộ
Hội đồng nhân dân
Mặt trận Tổ quốc
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa
Trung tâm Văn hóa
Trung ương
Uỷ ban nhân dân
Văn hóa - Thể thao
Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Xã hội chủ nghĩa
MỤC LỤC
1.3. Cơ sở thực tiễn......................................................................................11
1
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do xây dựng đề án
Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, cùng với quá trình đặt trọng tâm vào
đổi mới về kinh tế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta đã xác định xây
dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Công tác văn hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hoạt
động quản lý hành chính Nhà nước, công tác này được Đảng và Nhà nước ta
đặc biệt quan tâm nhằm bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc. Cụ thể
là đã có những văn bản pháp quy quy định chi tiết về quyền và nghĩa vụ của
các cơ quan nhà nước trong việc quản lý các hoạt động văn hóa, trong đó,
việc nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm Văn hóa cấp huyện là một
vấn đề được đặc biệt quan tâm.
Để phát huy những giá trị Văn hóa địa phương, chính quyền Huyện đã
có những chính sách phù hợp, có nhiều nỗ lực trong thời gian qua. Trên cơ sở
phong trào xây dựng Văn hóa tự phát của quần chúng nhân dân, ngành
VHTT-DL đã kịp thời nắm bắt, sớm chỉ đạo, định hướng đối với các huyện,
thành phố xây dựng thành lập các Trung tâm Văn hóa cấp huyện để phục vụ
công tác quản lý, duy trì và phát huy các giá trị truyền thống văn hóa trên địa
bàn mỗi huyện, nhằm quản lý tốt các Câu lạc bộ tự phát, tổ chức các hoạt
động văn hóa văn nghệ, trang trí tuyên truyền cổ động trực quan, giải trí,
nhóm sở thích cho các tổ chức cá nhân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu
văn hóa. Trong những năm gần đây, phong trào xây dựng đời sống văn hóa
trên địa bàn huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực, thu được những kết quả
hết sức phấn khởi.
2
Tuy nhiên, thực tế hoạt động của Trung tâm Văn hóa còn bộc lộ nhiều
hạn chế, bất cập như: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chủ
trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà Nước còn hạn chế
về hình thức tuyên truyền, việc phát hiện bồi dưỡng năng khiếu văn hóa văn
nghệ, duy trì, phát huy các câu lạc bộ còn kém hiệu quả. Tổ chức các cuộc
liên hoan văn nghệ, hội thi hội diễn, hướng dẫn phong trào văn hóa - văn nghệ
ở cơ sở kết quả chưa cao. Tình hình đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt
động của Trung tâm Văn hóa huyện.
Mặt khác vì nhiều lý do như hình thức sinh hoạt văn hóa của người dân
còn mang tính tự phát, hình thức sinh hoạt chưa phong phú, cán bộ văn hóa
một số xã, thị trấn chưa đáp ứng nhu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ nên việc
tổ chức các hoạt động văn hóa chưa đáp ứng nhu cầu. Làm thế nào để khắc
phục những hạn chế trên là một vấn đề được quan tâm hiện nay.
Là một người con của quê hương Chương Mỹ anh hùng, được nghiên
cứu, tìm hiểu những vấn đề về văn hóa và công tác quản lý văn hóa tại cơ
quan nơi mình công tác, tôi có thời gian tìm hiểu về tổ chức hoạt động của
Trung tâm Văn hóa, những thành tựu, hạn chế đối hoạt động văn hóa trên địa
bàn huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội. Với mong muốn góp phần nhỏ bé
vào việc khắc phục những hạn chế, yếu kém trên, tôi đã chọn đề tài:“Nâng
cao chất lượng hoạt động của Trung tâm Văn hóa huyện Chương Mỹ, thành
phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020” làm đề án tốt nghiệp Cao cấp lý luận
chính trị của mình.
2. Mục tiêu của đề án
2.1. Mục tiêu chung
Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm Văn hóa huyện Chương
Mỹ, thành phố Hà Nội.
3
Thực hiện tốt các nhiệm vụ của Trung tâm Văn hóa huyện Chương Mỹ
như: tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu
văn hóa - văn nghệ, tổ chức, duy trì các câu lạc bộ. Coi trọng, nâng cao chất
lượng các cuộc liên hoan văn nghệ, hội thi hội diễn, hướng dẫn phong trào
văn hóa - văn nghệ ở cơ sở.
Tạo nên sự đột phá trong hoạt động Trung tâm Văn hóa huyện Chương
Mỹ thông qua việc tổ chức các hoạt động, tạo điều kiện để nhân dân hiểu và
tham gia xây dựng, phát triển “Nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc” góp phần xây dựng con người có tư tưởng, đạo đức lối sống lành
mạnh, phòng chống tiêu cực, bài trừ tệ nạn xã hội, giữ vững ổn định chính trị,
phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Phấn đấu đến năm 2020:
- 100% số các câu lạc bộ, nhóm sở thích trên địa bàn huyện được Trung
tâm Văn hóa huyện ra Quyết định thành lập, có quy chế hoạt động, tôn chỉ
mục đích rõ ràng, được Trung tâm Văn hóa huyện quản lý và hướng dẫn tập
huấn thêm về chuyên môn nghiệp vụ.
- Mở 20 lớp năng khiếu ca, múa, nhạc, họa cho các em học sinh đam
mê nghệ thuật, nhằm phát huy hết khả năng của các em thiếu nhi.
- Tổ chức tốt các cuộc liên hoan, hội thi, hội diễn, thi đấu và hướng dẫn
phong trào văn hóa văn nghệ ở cơ sở.
- Thúc đẩy việc hợp tác, giao lưu, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ và
các hoạt động trong lĩnh vực văn hóa với các đơn vị, tổ chức trong và ngoài
thành phố Hà Nội.
4
- Xây dựng và quy hoạch tới năm 2020 trên địa bàn 32 xã, thị trấn có
các điểm Pano tấm lớn đúng trung tâm địa bàn để phục công tác tuyên truyền
các ngày lễ lớn và phổ biến chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp
luật của Nhà nước.
- Xây dựng in ấn đặc san. Phát hành số thường kỳ .
- Hàng năm xây dựng kế hoạch tổ chức tốt các hội nghị trao đổi kinh
nghiệm, tổ chức tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công chức
làm công tác văn hóa ở cơ sở.
3. Giới hạn của đề án
- Đối tượng nghiên cứu: chất lượng hoạt động của Trung tâm Văn hóa
cấp huyện.
- Phạm vi nghiên cứu: tại địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
- Thời gian thực hiện đề án: từ năm 2016 - 2020, định hướng cho
những năm tiếp theo.
5
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở xây dựng đề án
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Một số khái niệm liên quan
* Khái niệm về văn hóa
Cho đến nay, đã có rất nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa, tùy thuộc
vào những không gian, thời gian khác nhau và những tác giả khác nhau nhưng
có thể hiểu văn hóa theo 2 cấp độ theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp.
- Theo nghĩa rộng, văn hoá thường được xem là bao gồm tất cả những gì
do con người sáng tạo ra.
Trong những khái niệm về văn hóa có những quan niệm mang tính chất
khái quát nhất như:
+ Theo UNESCO, văn hóa được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và
nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng thì “Văn hóa là một phức hệ- tổng hợp các đặc
trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm… khắc họa nên
bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã
hội… Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà còn cả lối
sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những
truyền thống, tín ngưỡng…”; còn hiểu theo nghĩa hẹp thì “Văn hóa là tổng thể
những hệ thống biểu trưng (ký hiệu) chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong
cộng đồng, khiến cộng đồng đó có đặc thù riêng”…
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết quan điểm của mình về văn hoá trong
nhận định: “vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới
sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn
6
giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở
và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là
văn hoá”.
- Theo nghĩa hẹp, văn hoá được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều
rộng, theo không gian hoặc theo thời gian… Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa
được hiểu là những giá trị tinh hoa của nó. Giới hạn theo chiều rộng, văn hoá
được dùng để chỉ những giá trị trong từng lĩnh vực. Giới hạn theo không gian,
văn hoá được dùng để chỉ những giá trị đặc thù của từng vùng. Giới hạn theo
thời gian, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng giai đoạn.
Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp cận văn hóa dưới góc độ toàn bộ những
giá trị tinh thần, tạo nên nền tảng tinh thần của xã hội, chia thành các lĩnh vực
cơ bản: tư tưởng, đạo đức, lối sống, đời sống văn hóa, văn học nghệ thuật,
giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ, thông tin đại chúng, thể chế văn
hóa, bảo tồn di sản văn hóa; văn hóa các dân tộc thiểu số; xây dựng môi
trường văn hóa; giao lưu văn hóa quốc tế... trong đó 4 lĩnh vực đầu là những
lĩnh vực tinh thần quan trọng nhất hiện nay.
* Khái niệm về Trung tâm Văn hóa (Nhà văn hóa)
Trung tâm Văn hóa (trước đây thường có tên gọi là Nhà văn hóa) là
một loại thiết chế văn hóa, là nơi tổ chức các hoạt động đáp ứng nhu cầu giao
lưu, hưởng thụ, trao đổi thông tin và sáng tạo văn hóa của mọi tầng lớp nhân
dân trong một địa bàn hay của một cộng đồng người cùng nghề nghiệp, trong
một đơn vị xã hội, một đoàn thể.
Trung tâm Văn hóa (Nhà văn hóa) còn còn được hiểu là một cơ quan
giáo dục xã hội chủ nghĩa ngoài nhà trường, nhằm đáp ứng nhu cầu và thoả
mãn nhu cầu của mọi tầng lớp nhân dân. Dù theo nghĩa nào thì Trung tâm
Văn hóa đều có vai trò quan trọng nhằm tuyên truyền phổ biến đường lối chủ
7
trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tổ chức các hoạt động
văn hóa, vui chơi giải trí, bảo tồn và phát huy các hình thức sinh hoạt văn hóa
dân tộc; bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật, nâng cao dân trí và mức hưởng thụ
văn hóa cho nhân dân.
Trung tâm Văn hóa huyện cơ bản chính là nơi hội họp của các tổ chức
hội tụ các câu lạc bộ, nhóm sở thích, đoàn thể nhân dân tại cơ sở; là nơi để
truyền tải, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà
nước tới nhân dân. Qua đó, người dân không chỉ được tham gia sinh hoạt,
hưởng thụ văn hóa, nắm bắt được các kiến thức, thông tin kinh tế - xã hội của
địa phương, đất nước để ra sức thi đua góp sức xây dựng đời sống kinh tế văn hóa - xã hội ngày càng phát triển.
* Khái niệm về câu lạc bộ
Câu lạc bộ là một tổ hội tập hợp theo nguyên tắc tự nguyện của những
người có chung sở thích, nhằm tiến hành các hoạt động thuộc các lĩnh vực
chính trị - xã hội, kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa nghệ thuật và các hoạt
động nghỉ ngơi, giải trí khác.
* Khái niệm về tuyên truyền
Tuyên truyền là truyền bá giáo dục giải thích nhằm chuyển biến và
nâng cao về nhận thức; bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, xây dựng thành niềm
tin; thúc đẩy mọi người hành động một cách tự giác nhằm thực hiện thắng lợi
những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
*Khái niệm về văn nghệ quần chúng
Văn nghệ quần chúng ở đây được hiểu là một lĩnh vực công tác gồm
nhiều hoạt động để đưa các giá trị văn nghệ đến với quần chúng và động viên tổ
8
chức quần chúng tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ nhằm mục đích nâng
cao trình độ văn nghệ, nâng cao đời sống văn nghệ cho quần chúng nhân dân.
* Khái niệm về chất lượng
Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể đó
khả năng thỏa mãn những nhu cầu nêu ra và nhu cầu tiềm ẩn.
*Khái niệm về nâng cao chất lượng
Nâng cao chất lượng là một hệ thống giá trị của tổ chức thông qua đó
tạo ra một môi trường khuyến khích sự hình thành và không ngừng phát triển
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm văn hóa cấp huyện
Theo quyết định thành lập các Trung tâm Văn hóa cấp huyện thì Trung
tâm Văn hóa có các chức năng, nhiệm vụ sau:
- Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, tuyên truyền cổ động, đọc
sách báo, giải trí câu lạc bộ, nhóm sở thích, lớp năng khiếu nghệ thuật;
- Tổ chức các cuộc liên hoan, hội thi hội diễn, thi đấu và hướng dẫn
phong trào văn hóa văn nghệ;
- Tổ chức các hoạt động chuyên môn, các hoạt động dịch vụ văn hóa và
các hoạt động dịch vụ khác đáp ứng nhu cầu của nhân dân địa phương đảm
bảo đúng quy định của Pháp luật và phù hợp với các điều kiện cơ sở vật chất
của tổ chức sự nghiệp;
- Hợp tác giao lưu trao đổi chuyên môn nghiệp vụ và các hoạt động
trong lĩnh vực văn hóa với các đơn vị trong và ngoài Thành phố Hà Nội
- Quản lý công chức, viên chức, tài chính và tài sản theo quy định của
pháp luật
9
- Tuyên truyền cổ động trực quan phục vụ nhiệm vụ chính trị và phát
triển kinh tế xã hội theo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước;
- Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công chức văn hóa cơ sở
Trong đề án này, tác giả sẽ đi sâu vào các nhiệm vụ: Tổ chức các hoạt
động tuyên truyền, phổ biến chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước; Bồi dưỡng năng khiếu văn hóa - văn nghệ; tổ chức các câu
lạc bộ; Tham gia các cuộc liên hoan văn nghệ, hội thi hội diễn, hướng dẫn
phong trào văn hóa - văn nghệ ở cơ sở; Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ
cho cán bộ công chức văn hóa cơ sở. Vì đây là những nhiệm vụ chính mang
tính chất cốt lõi sát với yêu cầu thực tiễn cần phải nâng cao của Trung tâm
Văn hóa huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý
Đề án được xây dựng dựa trên cơ sở các văn bản sau:
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm, Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa VIII, năm 1998 về “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc”;
- Kết luận Hội nghị lần thứ mười - BCH TW Đảng khóa IX, năm 2004
về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW5 (khóa VIII);
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
(Nghị quyết số 33- NQ/TW ngày 09/6/2014 về “Xây dựng và phát triển nền văn
hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”;
- Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020;
10
- Quyết định số 2164/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể
thao cơ sở giai đoạn 2013-2020.
- Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08/3/2011 của Bộ
VHTTDL Quy định mẫu tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Nhà văn hóa-Khu
thể thao thôn;
- Thông tư số 51/2013/TTLB BTC/BVHTT-DL ngày 26/4/2013 của Bộ
Tài chính - Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Quy định quản lý và sử dụng ngân
sách nhà nước thực hiện Chương trình MTQG văn hóa giai đoạn 2013-2015;
- Thông tư số 05/2014/TT-BVHTTDL ngày 30/5/2014 của Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch về việc sửa đổi bổ sung điều 6 của Thông tư 12/2011/TTBVHTTDL ngày 22/12/2010 của Bộ VHTTDL, Quy định mẫu về tổ chức,
hoạt động và tiêu chí của Trung tâm Văn hóa- Thể thao xã và Thông tư số
06/2011/TT-BVHTTDL ngày 8/3/2011 của BVHTTDL, Quy định mẫu tổ
chức, hoạt động và tiêu chí của Nhà văn hóa-Khu thể thao thôn;
- Thông tư số 01/2010/TT-BVHTTDL ngày 26/2/2010 của bộ Văn hóa,
thể thao và du lịch ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của tổ chức sự
nghiệm hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch quận, huyện, thị
xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trục thuộc Trung ương;
- Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy
định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy
biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
- Quyết định số 103/2009/QĐ-UBND ngày 24/9/2009 của Uỷ ban nhân
dân Thành phố Hà Nội ban hành Quy chế về quản lý tổ chức bộ máy, biên
chế, tiền lương tiền công, cán bộ công chức viên chức và lao động hợp đồng
trong các cơ quan đơn vị thuộc Thành phố Hà Nội.
11
- Quyết định số: 1701/QĐ-UBND ngày 28/3/2014 của Uỷ ban nhân dân
thành phố Hà Nội về việc thành lập Trung tâm Văn hóa huyện Chương Mỹ.
1.3. Cơ sở thực tiễn
Chương Mỹ Là một huyện ngoại thành nằm ở phía Tây nam Hà Nội,
cách trung tâm Thủ đô 20 km; phía Bắc giáp huyện Quốc Oai; phía Đông giáp
với quận Hà Đông, huyện Thanh Oai; phía Nam giáp huyện Ứng Hòa, Mỹ
Đức; phía Tây giáp với huyện Lương Sơn (tỉnh Hoà Bình). Tổng diện tích tự
nhiên của huyện là 237,4 km2, là huyện có diện tích lớn thứ 3 của thành phố.
Dân số 337,6 nghìn người. Toàn huyện có 32 đơn vị hành chính cấp xã gồm
30 xã và 2 thị trấn. Người dân tộc Kinh chiếm đại đa số, dân tộc Mường có 01
thôn Đồng Ké (thuộc xã Trần Phú); ngoài ra còn có một số dân tộc thiểu số
khác ở rải rác tại các xã, thị trấn. Có gần 100 cơ quan, đơn vị Nhà nước,
Trung ương và Thành phố đóng trên địa bàn; Chương Mỹ có 01 khu công
nghiệp, 9 cụm điểm công nghiệp và trên 10 nghìn cơ sở sản xuất tiểu thủ công
nghiệp cá thể đang hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần chuyển
dịch mạnh về cơ cấu kinh tế trong những năm qua. Là một huyện tiềm năng
phát triển kinh tế còn hạn hẹp. Đời sống văn hóa phát triển không đồng đều,
sự cách biệt giữa các xã, thị trấn với thành phố văn hóa với sự phát triển bị
động, manh mún. Chưa có những dấu ấn sâu đậm trong sự nghiệp văn hóa
cùng dòng chảy của nền văn hóa Việt Nam và quốc tế. Song đời sống văn hóa
và hiểu biết về Pháp luật của nhân dân đã và đang từng bước phát triển nhưng
còn ở mức độ chậm.
Với đặc điểm tình hình như vậy, Đảng bộ và chính quyền huyện
Chương Mỹ rất coi trọng việc xây dựng văn hóa. Trong những năm gần đây,
phong trào văn hóa văn nghệ trong địa bàn huyện đã có nhiều chuyển biến
tích cực, thu được những kết quả hết sức phấn khởi. Tuy nhiên, công tác xây
12
dựng và phát triển văn hóa nói chung, xây dựng và phát huy hiệu quả hoạt
động của Trung tâm Văn hóa vẫn còn những bất cập, yếu kém nhất định cả
trong công tác tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chủ trương
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như công tác
bồi dưỡng năng khiếu văn hóa - văn nghệ, tổ chức các câu lạc bộ trên địa bàn.
Việc tổ chức cho người dân tham gia các cuộc liên hoan văn nghệ, hội thi hội
diễn, hướng dẫn phong trào văn hóa - văn nghệ ở cơ sở chưa thực sự sôi nổi,
đúng với bản chất “tươi mới” của văn hóa, văn nghệ. Hướng dẫn chuyên môn
nghiệp vụ cho cán bộ công chức văn hóa cơ sở cũng chưa đạt được những kết
quả rõ rệt, vì vậy chất lượng hoạt động của Trung tâm văn hóa vẫn có phần
khiêm tốn so với chức năng, nhiệm vụ được giao và chưa tạo tác động mạnh
mẽ tới quần chúng nhân dân.
Đó là lý do mà đề án này cần phải tiếp tục nghiên cứu.
2. Nội dung của đề án
2.1. Bối cảnh thực hiện đề án
Đề án thực hiện trong bối cảnh: cả nước nói chung, huyện Chương Mỹ
nói riêng đang tiến hành công cuộc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Chương
Mỹ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII với mục tiêu
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với việc thực hiện
chương trình “ Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
Hội nghị TW 9 (khóa XI) của Đảng đã ra Nghị quyết về “Xây dựng và
phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền
vững đất nước”, trong những năm qua, Đảng luôn khẳng định “Văn hóa là
13
nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự
phát triển kinh tế của xã hội”.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Văn hóa, chính là góp
phần thực hiện nhiệm vụ quan trọng đó.
2.2. Thực trạng vấn đề cần giải quyết trong đề án
2.2.1. Khái quát về Trung tâm Văn hóa huyện Chương Mỹ
* Quá trình thành lập:
Trung tâm Văn hóa huyện Chương Mỹ được thành lập theo quyết định
số 1701/QĐ-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2014 của Uỷ ban nhân dân thành
phố Hà Nội.
Khi thành lập, Trung tâm có 6 đồng chí: 01 đồng chí Giám đốc, 01
đồng chí Phó giám đốc, 04 đồng chí nhân viên.
Năm 2015 đến nay, Trung
tâm Văn hóa được giao tổng số: 12 cán bộ nhân viên, trong đó:
+ Ban giám đốc: 3 đồng chí, trong đó 01 đ/c Giám đốc; 02 đ/c Phó
Giám đốc
+ Cán bộ nhân viên: 09 đ/c trong đó: viên chức 05, hợp đồng dài hạn
03, hợp đồng ngắn hạn 01.
Về trình độ chuyên môn: Đại học: 09 đ/c = 75%; Cao đẳng: 03 đ/c = 25%
Đảng viên: 7 đ/c = 58%
Cơ sở vật chất gồm có: 11 phòng trong đó: 03 phòng làm việc của lãnh
đạo; 03 phòng chuyên môn; 02 phòng hành chính-kế toán; 02 phòng đào tạo
năng khiếu; 01 phòng họp.
* Về tổ chức hoạt động
Trung tâm văn hóa là đơn vị sự nghiệp được UBND huyện cấp ngân
sách theo kế hoạch hoạt động và đảm bảo lương cho viên chức, công chức,
14
cán bộ hợp đồng. Có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến
chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Bồi
dưỡng năng khiếu văn hóa - văn nghệ, tổ chức các câu lạc bộ. Tham gia các
cuộc liên hoan văn nghệ, hội thi hội diễn, hướng dẫn phong trào văn hóa - văn
nghệ ở cơ sở. Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công chức văn
hóa cơ sở. Phục vụ cán bộ và nhân dân trên địa bàn.
Có thể khẳng định Trung tâm văn hóa huyện Chương Mỹ là một thiết
chế văn hóa hoạt động có nhiều ưu điểm và không thể thiếu được với một
huyện ngoại thành Hà Nội. Nó đóng một vai trò quan trọng như một nhà hoạt
động đa năng vì thế việc tổ chức tốt các hoạt động là điều hết sức quan trọng,
nó khẳng định sự tồn tại và đi lên của phong trào văn hóa ở địa bàn huyện.
Thông qua sinh hoạt văn hóa người ta có thể hiểu được về mức sống
tinh thần và vật chất của từng địa phương về an ninh trật tự an toàn xã hội của
mội địa bàn dân cư.
2.2.2. Thực trạng hoạt động của Trung tâm Văn hóa
Trung tâm văn hóa huyện chương Mỹ mới được thành lập năm 2014,
theo quyết định số 1701/QĐ-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2014 của Uỷ ban
nhân dân thành phố Hà Nội. Thời gian hoạt động của Trung tâm mới được 03
năm nên thực trạng kết quả hoạt động của trung tâm chưa nhiều, chỉ tập trung
ở năm 2015 và thể hiện trên các mặt sau:
* Công tác tuyên truyền, cổ động trực quan
Với sự nỗ lực của Ban giám đốc, cán bộ, nhân viên Trung tâm văn hóa,
công tác tuyên truyền cổ động trực quan ở huyện Chương Mỹ, thành phố Hà
Nội luôn được quan tâm và là mũi nhọn tạo hiệu quả nhanh phục vụ nhiệm vụ
chính trị của đất nước và địa phương. Công tác này đã thực sự trở thành nề
nếp và đi vào đời sống xã hội.
15
Chỉ tính riêng trong năm 2015, Trung tâm đã thực hiện được:
- Trang trí Tuyên truyền kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2015), mừng xuân Ất Mùi; kỉ niệm 40 năm
ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2015); 129
năm ngày Quốc tế Lao động 1/5; kỉ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí
Minh, tuyên truyền Đại hội Đồng liên minh nghị viện thế giới lần thứ 132;
tuyên truyền hưởng ứng Giờ trái đất năm 2015; tuyên truyền kỉ niệm 68 năm
ngày thương binh liệt sĩ; tuyên truyền chào mừng Đại hội Đảng bộ huyện
Chương Mỹ lần thứ XXIII, nhiệm kì 2015-2020; Tuyền truyền kỉ niệm 70
năm Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9; tuyên truyền chào mừng Đại hội
thi đua yêu nước Thành phố Hà Nội lần thứ IX; kỉ niệm 61 năm ngày Giải
phóng thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2015); tuyên truyền Đại hội Đảng bộ Thành
phố Hà Nội lần thứ XVI nhiệm kì 2015-2020. Cụ thể đã thực hiện:
+ Thay mới 2.496 m2 pano tấm lớn tại khu vực: Huyện ủy, UBND
huyện, sân vận động trung tâm huyện, nhà thi đấu huyện.
+ Làm 260 m2 thảm hoa mừng Đảng, mừng xuân Ất Mùi và chào
mừng Đại hội Đảng bộ huyện Chương Mỹ lần thứ XXIII.
+ Căng treo 1.300 pa nơ tấm nhỏ kích thước 0.6 x 3m
+ Căng treo 91 băng zôn
+ Căng treo 65 băng buông
+ Căng treo 1950 cờ hồng, 1300 cờ én.
+ Thay mới nội dung 2 bảng chữ điện tử
+ Dựng 2 mô hình tuyên truyền Đại hội Đảng bộ huyện Chương Mỹ
lần thứ XXIII; Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XVI.
16
+ Dựng 2 cổng chào tại khu vực trung tâm huyện nhân dịp Tết
Nguyên đán.
- Tổ chức xe tuyên truyền lưu động 19 buổi tuyên truyền các nhiệm vụ
chính trị của huyện.
- Phối hợp với các phòng, ban, ngành, đoàn thể huyện trang trí khánh
tiêt phục vụ 14 hội nghị của huyện.
- Tham gia liên hoan tuyên truyền lưu động Thành phố lần thứ XI năm
2015. Biểu diễn chương trình Tuyên truyền lưu động kỷ niệm 70 năm ngày
Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9 tại xã Đại Yên.
* Công tác văn nghệ quần chúng
Trong những năm qua cùng với sự phát triển về kinh tế thì các hoạt
động văn hóa văn nghệ trên địa bàn huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội
cũng phát triển đa dạng và phong phú đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa
tinh thần trong quần chúng nhân dân.
Được sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân huyện và ngành dọc cấp trên
trong những năm qua Trung tâm Văn hóa huyện Chương Mỹ đã có nhiều nỗ
lực đáng kể trong công tác tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, bồi
dưỡng năng khiếu văn hóa - văn nghệ. Tham gia các cuộc liên hoan văn nghệ,
hội thi hội diễn, hưỡng dẫn phong trào văn hóa - văn nghệ ở cơ sở.
Chỉ tính riêng trong năm 2015, Trung tâm đã chỉ đạo thực hiện:
- Tham gia Liên hoan đồng ca hợp xướng ''Đảng - Mùa Xuân - Dân
tộc'' cấp Thành phố với 01 tiết mục đạt giải A1, 01 tiết mục đạt giải A2; Tham
gia Liên hoan múa không chuyên Hà Nội năm 2015. Kết quả đạt được là: 1
tiết mục đạt giải xuất sắc nhất, 2 tiết mục A1, 1 tiết mục A2; Tham gia Múa
17
hát tập thể - Ca khúc măng non cấp Thành phố năm 2015. Kết quả: giải A2
toàn đoàn và 7 giải A2.
- Phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tổ chức Liên hoan
Múa hát tập thể - Ca khúc măng non cấp huyện.
- Tổ chức 5 chương trình văn nghệ: chào đón Tết Dương lịch; Văn nghệ
chào đón giao thừa xuân Ất Mùi; Văn nghệ Thắp nến tri ân tại đài tưởng niệm
kỉ niệm 68 năm ngày Thương binh liệt sĩ; Văn nghệ chào mừng thành công
Đại hội Đảng bộ huyện Chương Mỹ lần thứ XXIII, văn nghệ chào mừng Đại
hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XVI.
- Phối hợp với các phòng, ban, ngành đoàn thể huyện tổ chức 19
chương trình văn nghệ phục vụ các hội nghị của huyện.
- Phối hợp tổ chức 2 đêm nghệ thuật và 62 buổi chiếu phim về công
chiếu tại các xã, thị trấn thu hút đông đảo khán giả xem và cổ vũ, phần nào
đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ về văn hóa văn nghệ cho cán bộ và nhân dân
trên địa bàn.
* Tổ chức các câu lạc bộ
- CLB Giai điệu tuổi thần tiên: Do đặc điểm và nhu cầu thực tế các
cháu thiếu nhi trên địa bàn huyện Chương Mỹ đông và nhu cầu học năng
khiếu ca, múa, đàn nhiều mà chưa có các lớp đào tạo, chính vì vậy Trung tâm
Văn hóa huyện đã quyết định mở lớp. Lấy tên: CLB Gia điệu tuổi thần tiên và
được thành lập theo quyết định số 13/QĐ-TTVH ngày 24 tháng 6 năm 2015.
Hiện nay có 32 cháu tham gia sinh hoạt.
- CLB thơ ca: Được thành lập ngày 22 tháng 2 năm 2015, theo Quyết
định số 08/QĐ-TTVH ngày 20 tháng 02 năm 2016 với 45 thành viên, ngay
sau ngày thành lập được sự quan tâm tạo điều kiện của Ban giám đốc Trung
18
tâm Văn hóa huyện tạo điều kiện về cơ sở vật chất, hỗ trợ kinh phí với sự nỗ
lực của Ban chủ nhiệm CLB cho đến nay CLB đã có 56 thành viên, thành
phần chủ yếu là các cựu chiến binh, cán bộ đã nghỉ hưu. Trong năm 2015 đã
in ấn và phát hành 14 tập thơ do chính các thành viên sáng tác.
- Câu lạc bộ thơ đường luật: Được thành lập ngày 15 tháng 11 năm 2014,
theo Quyết định số 35 QĐ-TTVH ngày 14 tháng 11 năm 2014, với 37 thành
viên, thành phần chủ yếu là các cán bộ, công chức, viên chức, cựu chiến binh
đã nghỉ hưu, các hội viên đều cư trú trên địa bàn huyện Chương Mỹ, cho tới
nay CLB sinh hoạt đã đi vào nề nếp, cho tơi nay đã có 56 thành viên. CLB đã
Đại hội nhiệm kỳ đầu tiên vào ngày 03 tháng 4 năm 2016. Các kỳ sinh hoạt
diễn ra sôi nổi, tập trung trao đổi về nội dung, chủ đề sáng tác kỹ năng sáng tác.
Xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển, các CLB thơ đã hoạt động
liên tục, đạt nhiều kết quả đáng khích lệ về lĩnh vực văn hóa nghệ thuật góp phần
phát triển phong trào thơ ca, tích cực phục vụ nhiệm vụ chính trị và các ngày lễ
lớn của huyện, làm phong phú thêm đời sống văn hóa của nhân dân.
* Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ công chức làm công
tác văn hóa cơ sở
Hàng năm Trung tâm Văn hóa huyện tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp
vụ về tổ chức các hoạt động văn hóa cho cán bộ công chức làm công tác văn
hóa cơ sở. Các học viên được nghe các đồng chí phụ trách văn hóa ở Trung
tâm Văn hóa thành phố Hà Nội và Trung tâm Thông tin triểm lãm thành phố
Hà Nội truyền đạt các nội dung cơ bản về văn hóa như: Các quan niệm về văn
hóa, sự hình thành và phát triển văn hóa Việt Nam, xây dựng đời sống văn
hóa khu dân cư, cách thức tuyên truyền phổ biến chủ trương đường lối của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quản lý và hoạt động thiết chế văn
hóa cơ sở....
19
Thông qua các lớp bồi dưỡng các học viên được trang bị kiến thức cơ
bản, phương pháp kỹ năng và nghiệp vụ cần thiết cho công tác tham mưu,
quản lý, tổ chức, điều hành các hoạt động văn hóa ở cơ sở. Từ đó góp phần
nâng cao năng lực chuyên môn và hiệu quả công tác của cán bộ làm công tác
văn hóa cơ sở.
* Về các hoạt động khác
Ngoài các hoạt động chính được TTVH duy trì tổ chức thực hiện
thường xuyên và định kỳ, TTVH Huyện còn tích cực hỗ trợ các xã, thị trấn,
các đơn vị, cơ quan - ban ngành-đoàn thể quận xây dựng lực lượng cộng tác
viên, các hạt nhân nòng cốt trong phong trào văn hóa văn nghệ; biên soạn và
dàn dựng các tiểu phẩm, kịch ngắn, câu chuyện thông tin tham gia các cuộc
liên hoan, hội thi cấp Thành phố đạt nhiều giải thưởng cao.
2.2.3. Một số hạn chế cần khắc phục
*Với hoạt động tuyên truyền
Trong thời đại công nghệ thông tin, sự phát triển mạnh mẽ các loại hình
báo chí, nhất là báo mạng và truyền hình, công tác thông tin cổ động muốn có
hiệu quả cần phải thích ứng, sáng tạo mới có thể đáp ứng yêu cầu của công
tác tuyên truyền trong tình hình hiện nay. Thế nhưng công tác thông tin tuyên
truyền cổ động ở Trung tâm văn hóa huyện Chương Mỹ chậm đổi mới, vẫn
theo cách làm cũ từ những năm trước không phù hợp với xu thế phát triển của
đất nước. Vì vậy công tác tuyên truyền đòi hỏi phải có cách làm mới kể cả về
quy mô và nghệ thuật tuyên truyền, các công trình kinh tế công nghiệp quy
hoạch dân cư v.v...khác trước rất nhiều thì tuyên truyền cũng phải có cách làm
mới có sức hấp dẫn truyền cảm nhanh và hiệu quả.
20
Trong công tác quy hoạch khó tính toán một cách bền vững cho việc
xây dựng quy hoạch cổ động trực quan khi mà các khu công nghiệp, đường
giao thông nhà cao tầng v.v...liên tục mở rộng phá vỡ cảnh quan hiện có.
Những phương thức hoạt động như văn nghệ cổ động, tuyên truyền
miệng, pano, do điều kiện về kinh phí, địa bàn rộng, việc truyền tải thông tin
về đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước còn nhiều hạn chế.
Tuyên truyền cổ động trực quan là rất quan trọng và rất sinh động
nhưng cán bộ làm công tác tuyên truyền không nhận thức đúng không đổi mới
cách làm thì hiệu quả không những không cao mà còn gây tác hại trở lại.
* Với hoạt động văn nghệ
Trong tình hình hiện nay, nhu cầu hưởng thụ về văn hóa và tinh thần
của nhân dân trên địa bàn huyện Chương Mỹ ngày một cao, trong khi đó các
loại hình văn hóa nghệ thuật chuyên nghiệp của cả nước đang phát triển mạnh
mẽ, có nhiều loại hình sinh hoạt văn hóa, giải trí hiện đại ra đời đã phần nào
làm cho công tác hoạt động văn hóa văn nghệ cơ sở ngày càng mờ nhạt không
được nhân dân hưởng ứng và tham gia tích cực.
Thực trạng này do nhiều nguyên nhân tác động, nhưng trong đó chủ
yếu do nguồn kinh phí hoạt động hạn chế, các hoạt động công tác phí, bồi
dưỡng cộng tác viên, diễn viên quá thấp, không đủ chi cho các chi phí tối
thiểu, như trang phục, đi lại v.v...do đó việc huy động lực lượng tham gia vào
các hoạt động biểu diễn thường xuyên của các đội văn nghệ, các câu lạc bộ,
lớp năng khiếu, nhóm sở thích gặp nhiều khó khăn. Chưa có chế độ ưu đãi thu
hút lực lượng trẻ và tài năng.
Cơ sở vật chất nghèo nàn, xuống cấp, không xứng với huyện thuộc
Thành phố, không có nơi để tổ chức các lớp năng khiếu, đào tạo lực lượng kế
thừa, không có sân chơi và đất diễn cho các thành viên câu lạc bộ thể hiện và
21
học hỏi kinh nghiệm. Vì vậy các chương trình văn nghệ quần chúng tuy đã
được đổi mới và nâng cao về chất lượng phục vụ nhưng số lượng người dân
tham gia ngày càng ít.
Các chương trình tham gia hội diễn, hội thi được đầu tư dàn dựng công
phu nhưng sau khi tham gia xong lại không có kinh phí để tiếp tục được đưa
chương trình đi lưu diễn phục vụ nhân dân trên địa bàn khu dân cư, phục vụ
đời sống văn hóa cơ sở.
* Về việc hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công chức làm
công tác văn hóa cơ sở
Người làm công tác văn hóa xã là cánh tay nối dài của Trung tâm Văn
hóa với tính chất công việc đa ngành tuy nhiên chỉ bố trí 01 đồng chí làm
công tác văn hóa xã, phần lớn cán bộ làm công tác văn hóa xã đào tạo ở cấp
độ thấp, số cán bộ luôn biến động, nhận thức về nhiệm vụ của mình còn hạn
chế, chưa hiểu hết chức năng nhiệm vụ của mình, chính sách thu hút nhân lực
chưa đủ mạnh.
Đặc biệt công tác đào tạo, bồi dưỡng tập huấn nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực vẫn chưa được chú ý, vẫn còn hình thức, không có hiệu quả,
do thiếu thời gian, sức ép về công việc và tài chính cũng như sự động viên tự
học, tự tham gia đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
2.3. Nội dung cụ thể đề án cần thực hiện
(1) Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, cổ động trực quan:
Trung tâm Văn hóa đã xác định công tác tuyên truyền cổ động trực
quan là một nhiệm vụ quan trọng của chiếm lược phát triển, là thế mạnh của
ngành văn hóa và thông tin để góp phần vào sự thành công trong phát triển
Kinh tế - xã hội, thông qua công tác tuyên truyền giúp cán bộ đảng viên và