Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Chính sách “xoay trục sang châu á” của hoa kỳ tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.19 KB, 44 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................4
1.

Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................4

2.

Tình hình nghiên cứu đề tài..............................................................................5

3.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................5

4.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.....................................................................6

5.

Cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn và phương pháp nghiên cứu..............................6

6.

Kết cấu tiểu luận...............................................................................................7
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOA KỲ VÀ CHÂU Á..............9

1.1

Giới thiệu về Hoa Kỳ.....................................................................................9


1.1.1

Đặc điểm địa lý, tự nhiên............................................................................9

1.1.2

Thể chế chính trị..........................................................................................10

1.1.3

Tổng thống Barack Obama.........................................................................11

1.2

Giới thiệu về Châu Á.....................................................................................13

1.2.1

Vị trí địa lý của Châu Á..............................................................................13

1.2.2

Vị trí chiến lược của Châu Á.......................................................................15

CHƯƠNG II: Q TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH
“XOAY TRỤC SANG CHÂU Á” CỦA HOA KỲ........................................17
2.1

Cơ sở chính sách “xoay trục” của Hoa Kỳ..................................................17


2.1.1

Hoa Kỳ trong chiến lược toàn cầu hóa........................................................17

2.1.2

Những tác động tiêu cực tới vị thế trên trường quốc tế của Hoa Kỳ..........18

2.1.3

Châu Á dưới góc nhìn chiến lược của Hoa Kỳ...........................................19

2.1.4

“Thế kỷ Thái Bình Dương” trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.........23

2.2

Định hướng và triển khai chính sách “xoay trục” của Hoa Kỳ.................27

2.2.1

Mạng lưới quan hệ song phương.................................................................28

2.2.2

Xây dựng cấu trúc khu vực.........................................................................30

2.2.3


Khái quát những trụ cột trong chiến lược “xoay trục sang châu Á của Hoa
Kỳ................................................................................................................32
1


2.2.4

Chính sách “xoay trục” đối với một số khu vực và tổ chức của châu Á.....32

2.2.4.1

Đông Nam Á..........................................................................................32

2.2.4.2

Trung Quốc............................................................................................33

2.2.4.3

Ấn Độ.....................................................................................................37

2.2.4.4

APEC và TTP.........................................................................................38

CHƯƠNG III: VIỆT NAM TRONG CHÍNH SÁCH “XOAY TRỤC SANG
CHÂU Á” CỦA HOA KỲ...............................................................................41
3.1

Vị trí chiến lược của Việt Nam........................................................................41


3.2

Vị trí Việt Nam trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ tại châu Á.....................42
KẾT LUẬN......................................................................................................43
DANH MỤC TÀI LIÊU THAM KHẢO.......................................................44

2


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Hoa Kỳ là một trong những siêu cường của thế giới về sức mạnh kinh tế,

qn sự, quốc phịng và có vị trí đặc biệt quan trọng trên trường quốc tế. Với
lịch sử hình thành chỉ hơn 400 năm nhưng từ khi giành được độc lập tới nay,
Hoa Kỳ đã tự mình nỗ lực vươn lên và khiến cả thế giới nể phục vì những thành
tựu kinh tế, khoa học kỹ thuật… đã chinh phục được.
Trong đối ngoại, Bộ Ngoại giao dưới sự chỉ đạo của Tổng thống có vai trị
quan trọng nhất vì là nơi điều hành trực tiếp với bộ máy hoạt động đồ sộ, xuất
phát từ chiến lược và nhu cầu cụ thể của Mỹ và tình hình quốc tế. Cùng với đó,
chính quyền dưới thời các Tổng thống đều chú trọng đến công tác quan hệ ngoại
giao với các nước, các khu vực khác trên thế giới. Đặc biệt trong giai đoạn hiện
nay khi mà thế giới xuất hiện thên nhiều “trục thế giới mới” đối chọi với Mỹ,
tiêu biểu là sự nổi lên của Trung Quốc thì tầm quan trọng của các chính sách đối
ngoại lại được bàn đến nhiều hơn bao giờ hết.
Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực rộng lớn kéo dài từ lục địa Ấn Độ
đến bờ biển phía Tây của Mỹ, chiếm ½ dân số toàn cầu, gồm nhiều quốc gia là

đầu tầu của kinh tế thế giới. Như vậy, vừa là khu vực có tầm ảnh hưởng quan
trọng về chính trị vừa là nơi tiềm năng lớn về kinh tế của thế giới, châu Á cịn có
một số đồng minh chủ chốt của Mỹ và các cường quốc mới nổi quan trọng là
Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Giống như thời kỳ sau chiến tranh Thế giới
lần thứ 2, châu Á đang xây dựng một cấu trúc kinh tế - an ninh nhằm thúc đẩy
ổn định và thịnh vượng tại khu vực, cam kết của Mỹ tại khu vực có tính sống
cịn với châu Á, giúp hình thành cấu trúc đó và sẽ mang lại lợi ích cho việc Mỹ
tiếp tục lãnh đạo thế giới trong thế kỷ này. Vì thế đã đến lúc Mỹ cần đầu tư vào
khu vực này như Tổng thống Obama đặt ra vào đầu nhiệm kỳ thứ nhất – châu Á
3


– Thái Bình Dương đã trở thành trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Hoa
Kỳ và đầu tư đó hiện đang mang lại mối lợi cho Mỹ.
Hiện nay, khi quá trình hội nhập hợp tác khu vực và thế giới ngày càng
phát triển mạnh mẽ, Việt Nam cũng hòa chung xu hướng tồn cầu hóa và chịu
những ảnh hưởng lớn của tiến trình đó, đặc biệt đối với những thay đổi trong
hoạt động đối ngoại của Hoa Kỳ - một quốc gia siêu cường của thế giới với khu
vực châu Á – Thái Bình Dương. Do đó, nghiên cứu và tìm hiểu sâu sắc vấn đề
này khơng chỉ nhận thức đúng đắn về những biện pháp chiến lược của Hoa Kỳ
với khu vực mà cịn phân tích và đánh giá được những ảnh hưởng tới Việt Nam.
2.

Tình hình nghiên cứu đề tài
Chính sách xoay trục của Hoa Kỳ sang châu Á là vấn đề nghiên cứu thú vị

và nhận được nhiều sự quan tâm sâu sắc của các nhà nghiên cứu chun mơn.
Châu Á – Thái Bình Dương là một trong những khu vực địa chính trị sơi động
nhất thế giới. Nơi đây đã và đang diễn ra rất nhiều hoạt động chính trị có tầm
ảnh hưởng lớn đến khu vực và thế giới, đặc biệt là những hoạt động khẳng định

tầm ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc. Nghiên cứu về chính sách xoay trục
sang châu Á của Hoa Kỳ cịn có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định chính
sách, góp phần hỗ trợ giải quyết được những khó khăn đang gặp phải trong quan
hệ đối ngoại của Việt Nam. Vấn đề này đã được đưa ra phân tích, nghiên cứu
trên các trang báo, các tạp chí uy tín… Tuy nhiên, tính cấp thiết và tầm quan
trọng của đề tài này vẫn được quan tâm hơn nữa. Xuất phát từ mục đích đó, em
tiến hành xây dựng tiểu luận “Chính sách “xoay trục sang châu Á” của Hoa Kỳ”
để làm rõ thực trạng chính sách xoay trục chiến lược của Mỹ đối với châu Á và
định hướng phát triển, hợp tác trong thời gian tới.
3.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
• Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu về cơ sở hình thành chính sách “xoay trục sang châu Á” và thực

trạng định hướng, tiến hành chính sách của Hoa Kỳ, từ đó phân tích và đánh giá
4


tác động đến các quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực và đặc biệt là
Việt Nam.
-

Nhiệm vụ nghiên cứu
Trình bày khái quát về Hoa Kỳ.
Giới thiệu khái quát vị trí chiến lược và những chuyển biến của một số

-

quốc gia châu Á tác động đến thế giới và đặc biệt là Hoa Kỳ.

Phân tích cơ sở hình thành chính sách của Hoa Kỳ khi “xoay trục sang



châu Á” và các hoạt động đối ngoại với các nước có tầm ảnh hưởng trong
4.

khu vực.
Đánh giá tác động của chính sách “xoay trục” của Hoa Kỳ đối với Việt
Nam.
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu là những cơ sở và việc thực thi chính sách


5.

xoay trục sang châu Á của Hoa Kỳ
Phạm vi nghiên cứu là bối cảnh thế giới, châu Á và nước Mỹ đầu

thế kỷ XXI
Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
• Cơ sở lý luận
Tiểu luận nghiên cứu dựa trên quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng

ta về quan hệ đối ngoại nói chung, những quan điểm xung quanh vấn đề xoay
trục chiến lược sang châu Á của Hoa Kỳ


Cơ sở thực tiễn


Thơng qua các hoạt động của Hoa Kỳ với các nước trong khu vực châu Á
– Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, tiểu luận còn dựa trên các cuộc gặp gỡ trao
đổi của giới chính khách Mỹ trong thời gian đầu thế kỷ XXI


Phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận được xây dựng chủ yếu thơng qua phương pháp nghiên cứu,
đánh giá, phân tích, tổng hợp dựa vào các tài liệu đã thu thập được từ các nguồn
chính thống khác khau, qua những kiến thức đã học được từ mơn “Chính sách

5


đối ngoại của một số nước lớn trên thế giới” do PGS.TS Phạm Minh Sơn (Khoa
Quan hệ quốc tế - Học viện Báo chí và Tuyên truyền) làm chủ biên.
6.

Kết cấu tiểu luận
Tiểu luận gồm có 3 phần chính: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết

luận. Trong đó phần nội chung bao gồm những chương và tiết sau:
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOA KỲ VÀ CHÂU Á
1.3

Giới thiệu về Hoa Kỳ

1.3.1

Đặc điểm địa lý, tự nhiên


1.3.2

Thể chế chính trị

1.3.3

Tổng thống Barack Obama

1.4

Giới thiệu về Châu Á

1.4.1

Vị trí địa lý của Châu Á

1.4.2

Vị trí chiến lược của Châu Á

CHƯƠNG II: Q TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH
“XOAY TRỤC SANG CHÂU Á” CỦA HOA KỲ
2.3

Cơ sở chính sách “xoay trục” của Hoa Kỳ

2.3.1

Hoa Kỳ trong chiến lược toàn cầu hóa


2.3.2

Những tác động tiêu cực tới vị thế trên trường quốc tế của Hoa Kỳ

2.3.3

Châu Á dưới góc nhìn chiến lược của Hoa Kỳ

2.3.4

“Thế kỷ Thái Bình Dương” trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ

2.4

Định hướng và triển khai chính sách “xoay trục” của Hoa Kỳ

2.4.1

Mạng lưới quan hệ song phương

2.4.2

Xây dựng cấu trúc khu vực

2.4.3

Khái quát những trụ cột trong chiến lược “xoay trục sang châu Á của Hoa
Kỳ


2.4.4
2.4.4.1

Chính sách “xoay trục” đối với một số khu vực và tổ chức của châu Á
Đông Nam Á
6


2.4.4.2

Trung Quốc

2.4.4.3

Ấn Độ

2.4.4.4

APEC và TTP

CHƯƠNG III: VIỆT NAM TRONG CHÍNH SÁCH “XOAY TRỤC SANG
CHÂU Á” CỦA HOA KỲ
3.3
3.4

Vị trí chiến lược của Việt Nam
Vị trí Việt Nam trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ tại châu Á

7



CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOA KỲ VÀ CHÂU Á
1.1

Giới thiệu về Hoa Kỳ
Hoa Kỳ hay Mỹ (tên chính thức: Hợp chúng quốc Hoa Kỳ) là một cộng
hòa lập hiến liên bang gồm có 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang. Quốc gia
này nằm gần hoàn toàn trong Tây bán cầu gồm 48 tiểu bang lục địa và thủ
đơ Washington, D.C., Hoa Kỳ cũng có 14 lãnh thổ hay còn được gọi là vùng
quốc hải rải rác trong vùng biển Caribbe và Thái Bình Dương.
Với 9,83 triệu km² và 316 triệu dân, Hoa Kỳ là quốc gia lớn thứ ba về
tổng diện tích và dân số trên thế giới. Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đa
dạng chủng tộc nhất trên thế giới, do kết quả của những cuộc di dân đến từ nhiều
quốc gia khác trên thế giới. Nền kinh tế quốc dân của Hoa Kỳ lớn nhất trên thế
giới, với GDP được ước tính cho năm 2008 là trên 14,3 ngàn tỉ đô la (khoảng
23% tổng sản lượng thế giới dựa trên GDP danh định, và gần 21% sức mua
tương đương)

1.1.1

Đặc điểm địa lý, tự nhiên
Hoa Kỳ Lục địa trải dài từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương và từ
Canada đến Mexico và Vịnh Mexico. Alaska là tiểu bang lớn nhất về diện tích,
giáp Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương và bị Canada chia cách khỏi Hoa Kỳ
Lục địa. Hawaii gồm một chuỗi các đảo nằm trong Thái Bình Dương, phía tây
nam Bắc Mỹ. Puerto Rico, lãnh thổ quốc hải đông dân nhất và lớn nhất của Hoa
Kỳ, nằm trong đông bắc Caribbe. Trừ một số lãnh thổ như Guam và phần cận
tây nhất của Alaska, hầu như tất cả Hoa Kỳ nằm trong Tây bán cầu.
Đồng bằng sát duyên hải Đại Tây Dương nhường phần xa hơn về phía bên
trong đất liền cho các khu rừng dễ rụng lá theo mùa và các ngọn đồi trập chùng

8


của vùng Piedmont. Dãy núi Appalachian chia vùng sát duyên hải phía đơng ra
khỏi vùng Ngũ Đại Hồ và thảo nguyên Trung Tây. Sông Mississippi-Missouri là
hệ thống sông dài thứ tư trên thế giới chảy qua giữa nước Mỹ theo hướng chính
là bắc – nam. Vùng đồng cỏ phì nhiêu và bằng phẳng của Đại Bình ngun trải
dài về phía tây. Dãy núi Rocky ở rìa phía tây của Đại Bình nguyên kéo dài từ
bắc xuống nam băng ngang lục địa và có lúc đạt tới độ cao hơn 4.300 m
tại Colorado. Vùng phía tây của dãy núi Rocky đa số là hoang mạc như Hoang
mạc Mojave và Đại Bồn địa có nhiều đá. Dãy núi Sierra Nevada chạy song song
với dãy núi Rocky và tương đối gần duyên hải Thái Bình Dương. Ở độ cao
6.194 mét, Núi McKinley của Alaska là đỉnh cao nhất của Hoa Kỳ. Các núi lửa
còn hoạt động là thường thấy khắp Quần đảo Alexander và Quần đảo Aleutian.
Tồn bộ tiểu bang Hawaii được hình thành từ các đảo núi lửa nhiệt đới. Siêu núi
lửa nằm dưới Công viên Quốc gia Yellowstone trong dãy núi Rocky là một di
thể núi lửa lớn nhất của lục địa.
Vì Hoa Kỳ có diện tích lớn và có nhiều địa hình rộng lớn nên Hoa Kỳ gần
như có tất cả các loại khí hậu. Khí hậu ơn hịa có ở đa số các vùng, khí hậu nhiệt
đới ở Hawaii và miền nam Florida, khí hậu địa cực ở Alaska, nửa khơ hạn
trong Đại Bình ngun phía tây kinh tuyến 100 độ, khí hậu hoang mạc ở tây
nam, khí hậu Địa Trung Hải ở duyên hải California, và khô hạn ở Đại Bồn địa.
Thời tiết khắt nghiệt thì hiếm khi thấy – các tiểu bang giáp ranh Vịnh Mexico
thường bị đe dọa bởi bảo và phần lớn lốc xoáy của thế giới xảy ra trong Hoa Kỳ
Lục địa, chủ yếu là miền Trung Tây.
1.1.2

Thể chế chính trị
Hoa Kỳ là một nước Cộng hịa Liên bang. Chính phủ ln bị chỉnh lý bởi
một hệ thống kiểm tra và cân bằng do Hiến pháp Hoa Kỳ định nghĩa. Hiến pháp

Hoa Kỳ là tài liệu pháp lý tối cao của quốc gia và đóng vai trị như một bản khế
9


ước xã hội đối với nhân dân Hoa Kỳ. Trong hệ thống liên bang của Hoa Kỳ,
công dân Hoa Kỳ có ba cấp bậc chính quyền, đó là liên bang, tiểu bang, và địa
phương. Nhiệm vụ của chính quyền địa phương thơng thường được phân chia
giữa chính quyềnquận và chính quyền khu tự quản (thành phố). Trong đa số
trường hợp, các viên chức hành pháp và lập pháp được bầu lên theo thể thức
công dân bầu ra duy nhất một ứng viên trong từng khu vực bầu cử. Khơng có đại
biểu theo tỷ lệ ở cấp bậc liên bang, và rất hiếm khi có ở cấp bậc thấp hơn. Các
viên chức nội các và toà án của liên bang và tiểu bang thường được ngành hành
pháp đề cử và phải được ngành lập pháp chấp thuận. Tuy nhiên có một số thẩm
pháp tiểu bang được bầu lên theo lối phổ thông đầu phiếu. Tuổi bầu cử là 18 và
việc đăng ký cử tri là trách nhiệm cá nhân; khơng có luật bắt buộc phải tham gia
bầu cử.
Hợp chúng quốc Hoa Kỳ được tổ chức theo chế độ liên bang dựa trên quy
tắc “tam quyền phân lập” gồm ba trụ cột chính là cơ quan lập pháp (Quốc hội
lưỡng viện, đa đảng), cơ quan hành pháp (Tổng thống đứng đầu Chính phủ và bộ
máy nhà nước) và cơ quan tư pháp (hệ thống Tòa án Liên bang và các bang). Ba cơ
quan này có quyền hạn và chức năng độc lập với nhau vận hành theo cơ chế cân
bằng và kiểm sốt nhằm bảo đảm cho quyền lực khơng tập trung quá nhiều vào
một cá nhân hoặc cơ quan nào.
1.1.3

Tổng thống Barack Obama

Cuộc bầu cử tháng 11/2008 đã đưa Barack Obama trở thành vị Tổng
thống da màu đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ. Đây là một sự kiện lịch sử tại đất
nước đã từng duy trì một nền kinh tế dựa trên chế độ nô lệ hà khắc một thời gian

dài, nơi có một quá khứ đau buồn của nội chiến và sự phân biệt chủng tộc dài
dẳng hằn sâu trong ký ức quốc gia. Đồng thời sự tái đắc cử vào tháng 11/2012
nói lên tài xuất chúng của Obama. Hơn thế nữa, nó cịn nói lên khả năng một
quốc gia Hoa Kỳ hùng mạnh tự biết điều tiết dựa trên cơ chết tự điều chỉnh để
10


thích ứng với sự phát triển của xã hội và trào lưu tồn cầu hóa mà Hoa Kỳ là
quốc gia đóng vai trị trọng yếu.
Người dân Mỹ trơng đợi chính quyền Obama xoay chuyển tình hình
khủng hoảng kinh tế ở Mỹ và khơi phục hình ảnh, vị thế của Mỹ trên trường
quốc tế. Mặc dù phải đương đầu với cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ từ thập kỷ
1930 tới nay, bởi tỷ trọng của Hoa Kỳ trong kinh tế thế giới đã giảm nhiều. và
Hoa Kỳ có xu thế yếu dần về khoa học kỹ thuật. Nhưng quốc gia này thuộc đẳng
cấp tiêng vì khơng một quốc gia nào có thể sánh được với tổng sản lượng quốc
dân, năng suất sản xuất, tầm vóc khoa học, khả năng ni dưỡng bộ máy quốc
phòng rất tốn kém và vươn xa của các lực lượng quân đội và quyền lực mềm
tinh vi so với siêu cường này.
Sau khi lên nhậm chức, Obama được thế giới mong đợi sẽ đưa ra các giải
pháp đa phương và tin tưởng ở khả năng tiến hành chiến tranh vì mục đích hịa
bình. Obama cũng đã điều chỉnh lại một số chính sách đối ngoại của Mỹ để
giảm tính đơn phương từ khi nhậm chức. Tiếp tục đắc cử năm 2012, thế giới chờ
đợi ở Obama nhiều hơn trong việc thực hiện triển khai các hoạt động đối ngoại
trong chính sách tồn cầu mới của Hoa Kỳ, đặc biệt là trọng tâm trong chính
sách đã đặt ra là khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Ngay trước lễ khai mạc Hội nghị thượng đỉnh G20, có một sự kiện nhận
được sự quan tâm rất lớn của dư luận, đó là Tổng thống Obama có bài phát biểu
tại Đại học Queensland. Năm 2011, cũng chính tại Australia, khi đó là tại Đại
học Canberra, ơng Obama đã có bài phát biểu tuyên bố về kỷ nguyên xoay trục
của Mỹ sang châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ. 3 năm sau, dư luận đang chờ

đợi xem ông Obama tiếp tục xoay trục như thế nào khi nước này đang bị phân
tâm bởi nhiều vấn đề nóng trên thế giới như Ukraine hay Lực lượng nhà nước
Hồi giáo (IS) tự xưng.

11


Tại chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến công du 8 ngày tới châu Á –
Thái Bình Dương, Tổng thống Mỹ đã thẳng thắn thừa nhận nhiều người đang
ngờ vực về khả năng nước Mỹ liệu có đủ nguồn lực để theo đuổi chính sách
xoay trục sang châu Á – Thái Bình Dương hay khơng. Nhưng khi Mỹ càng phải
đối mặt với nhiều nỗi lo thì đó là lúc Mỹ sẽ càng hướng về châu Á – Thái Bình
Dương, vì thịnh vượng cũng như an ninh của chính nước Mỹ.
Tổng thống Mỹ Barack Obama nói: “Mỹ sẽ tiếp tục mở rộng hợp tác với
những thực thể và những nền kinh tế đang nổi lên tại khu vực này. Chúng tôi dự
kiến sẽ giúp Việt Nam tiếp tục theo đuổi các chính sách cải cách kinh tế cũng
như tăng cường năng lực hàng hải. Chúng tôi tiếp tục phát triển mối quan hệ đối
tác toàn diện với Indonesia, tăng cường quan hệ hợp tác với Malaysia, và chúng
tôi cũng ủng hộ Ấn Độ mở rộng hơn nữa vai trò tại Thái Bình Dương”.
Tổng thống Mỹ Obama cho biết, tới cuối thập kỷ này Mỹ sẽ chuyển phần
lớn sức mạnh hải quân của mình sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương và
Mỹ cam kết làm điều này mà không ảnh hưởng tới sự toàn vẹn lãnh thổ của các
quốc gia trong khu vực.
Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết: “Cùng chung sức, chúng ta sẽ có
thể đảm bảo an ninh và tự do hàng hải, thúc đẩy các tranh chấp lãnh thổ được
giải quyết hịa bình. Chúng tơi đang cùng phối hợp các đối tác tại Hội nghị cấp
cao Đông Á, cơ chế hàng đầu trong việc giải quyết những vấn đề chính trị và an
ninh trong khu vực. Và Mỹ cũng ủng hộ ASEAN thiết lập bộ quy tắc ứng xử
trên Biển Đông với Trung Quốc để tăng cường thiết lập luật quốc tế trên Biển
Đông”.

Tổng thống Obama cũng nhấn mạnh chính sách xoay trục trong thời gian
tới sẽ khơng chỉ tập trung vào khía cạnh chính trị, qn sự mà cả các khía cạnh
kinh tế bằng cách phát huy TPP.
1.2
1.2.1

Giới thiệu về châu Á
Vị trí địa lý của châu Á
12


Châu Á là châu lục lớn nhất và đông dân nhất thế giới nằm ở Bắc bán
cầu và Đông bán cầu. Châu Á chiếm 8,6% tổng diện tích bề mặt Trái Đất (chiếm
29,9% diện tích mặt đất) và có 4 tỉ người, chiếm 60% dân số hiện nay của thế
giới.
Châu Á là khối lục địa khổng lồ nằm hoàn toàn trên bán cầu Bắc (chỉ có
một số đảo kéo dài xuống bán cầu Nam) và chiếm một không gian rất rộng.
Điểm cực Bắc là mũi Seliusky trên bán đảo Taymyr thuộc Nga ở vĩ tuyến 77°44'
Bắc. Điểm cực Nam là mũi Piai trên bán đảo Mã Lai ở vĩ tuyến 1°16' Bắc. Từ
Bắc xuống Nam của châu Á kéo dài hơn 76 vĩ tuyến, tức là khoảng 8500km.
Điểm cực Tây của châu Á là mũi Baba trên bán đảo Tiểu Á thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ở
tọa độ 26°4' Đông, và điểm cực Đông là mũi Dezhnev trên bán đảo
Chukostkithuộc Nga ở kinh tuyến 169°40' Đơng. Nếu tính cả các đảo hoặc quần
đảo thì điểm cực Bắc của châu Á lên tới tận 81°13' trên đảo
Komsomolets thuộc Liên bang Nga, còn điểm cực Nam xuống tới tận đảo
Dana thuộc Indonesia.Chiều rộng từ bờ Tây đến bờ Đông nơi lãnh thổ rộng nhất
là 9200 km
Về mặt giới hạn,châu Á kéo dài từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo, tiếp
giáp với hai châu lục và ba đại dương, châu Á nằm giữa 4 châu lục và 3 đại
dương rộng lớn. Các châu lục đó là châu Phi ở phía Tây Nam, châu Âu ở

phía Tây Bắc, châu Úc ở phía Đơng Nam và Bắc Mỹ thuộc châu Mỹ ở
phía Đơng Bắc. Trong 4 châu trên thì châu Phi được nối liền với châu Á bởi eo
đất Suez (đã bị cắt đứt bởi kênh đào Suez), cịn các mặt Bắc, Đơng và Nam đều
tiếp giáp với các đại dương, theo thứ tự là Bắc Băng Dương, Thái Bình
Dương và Ấn Độ Dương. Thuộc phạm vi mỗi đại dương, ven theo bờ lục địa
thường có các biển nhỏ được phân cách với đại dương bởi các bán
đảo, đảo và quần đảo. Đặc biệt, sự có mặt của Thái Bình Dương và Ấn Độ
Dương rộng lớn bên cạnh châu Á khổng lồ đã tạo nên sự tương phản mạnh mẽ
13


giữa biển và đất liền, là một trong những nguyên nhân làm cho hồn lưu gió
mùa phát triển và phân bố rộng trên châu Á hơn bất kỳ một châu lục nào khác
trên thế giới.
1.2.2

Vị trí chiến lược của châu Á

Sự phân chia ranh giới giữa châu Á và châu Phi là eo đất Suez (mặc
dù bán đảo Sinai, một phần của Ai Cập, nằm về phía đơng của kênh đào này
thơng thường về mặt địa lý - chính trị được coi là một phần của châu Phi). Ranh
giới giữa châu Á và châu Âu chạy qua eo biển Dardanelles, biển Marmara, eo
biển Bosphorus, tới Biển Đen, dãy núi Kavkaz, Biển Caspi, dọc theo dãy núi
Ural tới Biển Kara ở Kara, Nga. Châu Á, khi được xem xét theo khía cạnh chính
trị, bao gồm một phần của đại lục Á - Âu và các quần đảo gần kề trong Ấn Độ
Dươngvà Thái Bình Dương, và thơng thường khơng bao gồm Nga. Một số quốc
gia châu Á có lãnh thổ vượt ra ngoài châu Á.
Các biển và đại dương bao quanh châu Á không những làm ranh giới tự
nhiên cho châu lục mà cịn có ảnh hưởng rất lớn đối với điều kiện tự nhiên cũng
như sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia hải đảo và ven bờ. Với vị trí

địa lí này, châu Á rất dễ dàng trong việc giao lưu về mặt thương mại và tổ chức
các hoạt động đối ngoại với mọi châu lục và quốc gia trên thế giới.
Hiện dân số ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương chiếm khoảng 1/2 dân
số thế giới; đồng thời đây cũng là khu vực có trữ lượng dầu mỏ, khí đốt rất lớn
và tập trung sự trỗi dậy kinh tế của nhiều nước.
Không chỉ là một trong những khu vực có dân số đơng nhất thế giới, khu
vực châu Á - Thái Bình Dương cịn là một trong những khu vực có nền kinh tế
phát triển sôi động nhất và tập trung nhiều của cải nhất. Đồng thời, khu vực này
còn là một trong những khu vực có lực lượng quân sự dày đặc nhất, tiềm lực
14


phát triển quân sự lớn nhất và vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân nghiêm trọng
nhất thế giới. Bước sang thế kỷ XXI, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang
khẳng định là nơi có mức sống cao nhất trên thế giới. Số triệu phú đô la (USD) ở
châu Á-Thái Bình Dương đang gia tăng với tốc độ nhanh hơn so với các nước
phát triển. Số triệu phú ở châu Á - Thái Bình Dương đã lên tới 3 triệu người
trong năm 2009, tăng 25,8% so với năm trước đó và lần đầu tiên vượt châu Âu.
Đặc biệt Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia có số dân đông nhất thế
giới và là một trong những nền kinh tế lớn nhất tồn cầu, tất yếu có vị thế chính
trị lớn trong việc giải quyết các vấn đề cấp thiết của cộng đồng quốc tế.

15


CHƯƠNG II
Q TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH
“XOAY TRỤC SANG CHÂU Á” CỦA HOA KỲ
2.1
2.1.1


Cơ sở chính sách “xoay trục” của Hoa Kỳ
Hoa Kỳ trong chiến lược toàn cầu hóa
Hoa Kỳ đóng vai trị và có vị thế đặc biệt trong các thể chế tồn cầu.
Thành cơng của Hoa Kỳ trong thế kỷ XX là đã thúc đẩy thành cơng tồn cầu
hóa. Đây là một q trình có sự hội tụ của những động lực chính là kinh tế,
chính trị và quân sự. Bắt nguồn từ nỗ lực của Mỹ trong việc triển khai kế hoạch
Marshall nhằm tái thiết Tây Âu, Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch
được hình thành năm 1949. Hiệp định này là cộng cụ cho Mỹ tạo nên những quy
định, thông lệ, quy trình thương thuyết cho cơ chế thương mại tự do phù hợp với
quyền lợi của Mỹ trong việc tìm các thị trường mới cho hàng hóa Mỹ và thúc
đẩy sự lớn mạnh về thương mại tồn cầu. Thơng qua các cuộc đàm phán thương
mại đa phương trong khuôn khổ GATT, Mỹ tìm cách liên kết và khéo các nước
khác hạ thấp hàng rào thuế quan, chấp nhận luật chơi chung về tự do hóa thương
mại và dịch vụ.
Trong bối cảnh này, Mỹ đã chuyển hướng sang châu Á. Nước Mỹ ngày
nay là xây dựng đất nước dựa vào tài chính, lợi ích quốc gia Mỹ đã tài chính hóa
một cách đầy đủ. Châu Á đã cung cấp “dòng chảy vốn ròng” mà Mỹ cần, đồng
thời, cũng là viên đá của “đơ la dầu mỏ. Có thể nói, Thái Bình Dương ngày nay
đối với Mỹ, đã là một “biển USD” có liên hệ tới vận mệnh nước Mỹ. Châu Á ổn
định ở mức độ nào đó sẽ lơi kéo châu Á, là lợi ích quốc gia trọng đại nhất của
Mỹ. Có thể trở lại châu Á liên quan trực tiếp tới cơ sở lập quốc và sự thay đổi
lợi ích quốc gia của Mỹ. Trở lại châu Á là thu hẹp chiến lược, lấy không gian đổi

16


thời gian, làm chậm lại sự suy vong của đế quốc; Cũng có thể coi là điều chỉnh
chiến lược và mục tiêu đối trọng chính là khu vực Eurozone.
2.1.2


Những tác động tiêu cực tới vị thế trên trường quốc tế của Hoa Kỳ
Từ lâu, châu Âu vẫn là đồng minh thân cận, quan trọng nhất của Mỹ.
Nhưng mấy năm trở lại đây, châu Âu bắt đầu “đường ai nấy đi” với Mỹ nhằm
bảo vệ lợi ích và khái niệm châu Âu. Trước tiên, từ cộng đồng chung châu Âu,
đến Liên minh châu Âu, khu vực Eurozone, rồi phê chuẩn “Điều ước Lisbon”,
bầu ra “tổng thống”, để cạnh tranh với Mỹ. Người châu Âu cho rằng, khơng có
cánh cửa độc lập, châu Âu sẽ không thể phá vỡ thế độc chiếm của Mỹ về lợi ích
tài chính tồn cầu, cũng khơng thể bảo đảm sự phát triển kinh tế và ổn định tài
chính cho châu Âu. Hiện tại, đồng EUR đã vận hành được 10 năm, đã dần dần
hình thành một vịng trịn Euro quanh châu Âu có liên hệ mật thiết về kinh tế
chính trị, hiện đồng EUR cũng đã chiếm tới 27% trong kho tiền tệ dự trữ thế
giới, còn đồng USD lại giảm xuống còn 62%. Trong cuộc khủng hoảng tài
chính, mơ hình tài chính của Mỹ đã bị tác động nặng nề, châu Âu nhân cơ hội
này đã yêu cầu cải cách hệ thống tiền tệ toàn cầu, có ý nhịm ngó ngơi vị bá chủ
tài chính toàn cầu của Mỹ, việc này khiến Mỹ lo lắng bất an.
Thứ hai là sự trỗi dậy của châu Á. Hiện châu Á là đối tác thương mại lớn
nhất của Mỹ và châu Âu, cũng là khu vực có thặng dư thương mại lớn nhất thế
giới. Theo 65% tỷ lệ dự trữ trái phiếu và tài sản USD, một số nước châu Á như
Trung Quốc và Nhật Bản đã tạo dự trữ rịng ít nhất xấp xĩ 3000 tỷ USD. Nếu
tính thêm cả số đơ la dầu mỏ mà các nước xuất khẩu dầu mỏ Trung Đơng đã
nắm giữ thì không thể khiến người ta xem thường.
Thứ ba là sự sa sút của nước Mỹ. Khơng cịn nghi ngờ gì, Mỹ vẫn là một
cường quốc số 1 thế giới, “tuy cái khung bên ngoài chưa đổ”, nhưng so với EU
và các nước khác, khơng cịn lớn mạnh như trước. Cuộc khủng hoảng tài chính
lần này càng khiến mọi người giảm bớt lòng tin vào nước Mỹ.
17


2.1.3


Châu Á dưới góc nhìn chiến lược của Hoa Kỳ
Nửa đầu những năm 1990 là thời hoàng kim của “Giấc mơ Thái Bình
Dương”, lúc mà các từ “tương lai”, “thịnh vượng” và “CA-TBD” gần như trở
nên đồng nghĩa. Khơng có nước nào, nhất là Mỹ, muốn mất phần trong “thế kỉ
Thái Bình Dương sắp tới”. Trong một đánh giá mang tính phản biện về tầm nhìn
CA-TBD, Rob Wilson viết: “CA-TBD” là một ý niệm hoàn mỹ của thị trường
tự do, một chỉ dấu đang nổi lên của các khát vọng xuyên quốc gia về một sự
thống nhất siêu quốc gia cao hơn mà ở đó các lực lượng tồn cầu và địa phương
sẽ cùng gặp nhau trong một tình huống “các bên cùng thắng”, và một thị trường
mở sẽ hấp thu văn hóa và chính trị vào trong dịng chảy khơng biên giới mạnh
mẽ của nó
Thế kỷ XXI được coi là kỷ nguyên châu Á – Thái Bình Dương. Sự trỗi
dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, Ấn Độ cùng với Mỹ được xem là những nhân tố
quan trọng hàng đầu để nói đến điều đó. Sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn
cầu, châu Á – Thái Bình Dương được Liên hợp quốc đánh giá là khu vực dẫn
đầu thế giới về phục hồi kinh tế. Hiện dân số ở khu vực châu Á - Thái Bình
Dương chiếm khoảng 1/2 dân số thế giới; châu Á – Thái Bình Dương là khu vực
có trữ lượng dầu mỏ, khí đốt rất lớn và tập trung sự trỗi dậy kinh tế của nhiều
nước (Trung Quốc, Ấn Độ…). Đây là hai quốc gia có số dân đông nhất thế giới
và là những nền kinh tế lớn nhất tồn cầu, tất yếu có vị thế chính trị lớn trong
việc giải quyết các vấn đề cấp thiết của cộng đồng quốc tế. Trong "Chiến lược
quốc gia cho thế kỷ XXI", Mỹ xác định khu vực châu Á - Thái Bình Dương là
một địa bàn quan trọng đối với an ninh quốc gia của nước Mỹ. Thực tế ở khu
vực này đang tập trung sự chú ý của nhiều nước lớn và nhiều tổ chức quốc tế
quan trọng. Vì vậy, đây là nơi đang tập trung nhiều mâu thuẫn về lợi ích có tính
chiến lược của một số nước lớn đối trọng với lợi ích quốc gia Mỹ, đặc biệt

18



những nước đang cạnh tranh với Mỹ để giành quyền khống chế khu vực này về
chính trị và kinh tế.
Bước sang thế kỷ XXI, khu vực châu Á-Thái Bình Dương có những thay
đổi mang tính căn bản:
Thứ nhất, sức mạnh chính trị và tốc độ phát triển kinh tế của khu vực này
tăng lên nhanh chóng so với các khu vực khác trên thế giới. Hiện nay, xuất khẩu
của khu vực châu Á-Thái Bình Dương chiếm 30% tổng lượng xuất khẩu của thế
giới, kim ngạch thương mại mỗi năm giữa khu vực châu Á - Thái Bình Dương
và Mỹ vượt 1000 tỉ USD, dự trữ ngoại hối chiếm 2/3 tổng lượng của thế giới.
Thứ hai, sự trỗi dậy của Trung Quốc một mặt đã đem đến cơ hội để kinh
tế các nước xung quanh phát triển, mặt khác lại làm cho họ cảm thấy e ngại và
lo lắng trước sự cạnh tranh gay gắt thậm chí là sự lấn át trên nhiều phương diện.
Đồng thời sự vươn lên của Trung Quốc cũng đang đe dọa vị thế trên trường
quốc tế và con đường đi đến bá chủ thế giới của Hoa Kỳ.
Thứ ba, các quốc gia sở hữu hạt nhân ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương
khơng ngừng tăng lên, sự theo đuổi của các tổ chức phi chính phủ đối với vũ khí
hủy diệt hàng loạt và việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ
ở khu vực này, đều có khả năng dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang ở khu vực châu
Á - Thái Bình Dương thêm gay gắt.
Thứ tư, cơ chế hợp tác đa phương khu vực không ngừng tăng làm cho khả
năng xuất hiện nhất thể hóa khu vực cũng có phần tăng lên, cho dù để điều đó
trở thành hiện thực cịn là câu chuyện của tương lai.
Xét trên góc độ địa - kinh tế, Trung Quốc trở thành công xưởng của thế
giới sau khi đã vượt Pháp, Anh và Đức nhờ mức tăng trưởng kinh tế bình quân
khoảng 10%/năm trong hai thập kỷ qua. Hiện Trung Quốc sản xuất 50% tổng số
lị vi sóng, 1/3 số máy thu hình, 70% tổng sản lượng đồ chơi trẻ em và 60% tổng
sản lượng xe đạp trên toàn thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương chiếm 36% tỷ
19



trọng kinh tế toàn cầu. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương khơng chỉ là một
trong những khu vực có dân số đơng nhất thế giới, mà cịn là một trong những
khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động nhất và tập trung nhiều của cải nhất.
Đồng thời, khu vực này còn là một trong những khu vực có lực lượng quân sự
dày đặc nhất, tiềm lực phát triển quân sự lớn nhất và vấn đề phổ biến vũ khí hạt
nhân nghiêm trọng nhất thế giới. Bước sang thế kỷ XXI, khu vực châu Á - Thái
Bình Dương đang khẳng định là nơi có mức sống cao nhất trên thế giới. Số triệu
phú đô la (USD) ở châu Á - Thái Bình Dương đang gia tăng với tốc độ nhanh
hơn so với các nước phát triển. Số triệu phú ở châu Á - Thái Bình Dương đã lên
tới 3 triệu người trong năm 2009, tăng 25,8% so với năm trước đó và lần đầu
tiên vượt châu Âu. Cá nhân có tài sản rịng cao HNWI – (đủ để đầu tư ít nhất 1
triệu USD) của Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục vượt xa các nền kinh tế phát triển.
Dự tính đến năm 2015, Đơng Á sẽ thực hiện và vượt mục tiêu ‘kế hoạch phát
triển thiên niên kỷ’, tức là giảm một nửa mức dân số nghèo của năm 1990. Đánh
giá của cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu, GNP của Đông Á theo PPP sẽ
đạt 34.000 tỷ USD năm 2020 (tức chiếm 40% GNP của thế giới) so với 16.000
tỷ USD (hay 18%) của Bắc Mỹ và 12.000 tỷ USD (14%) của 15 nước EU. Và
đến năm 2050, tỷ trọng kinh tế của ba khu vực Đông Á, Bắc Mỹ và EU trong
nền kinh tế thế giới sẽ lần lượt là 42%; 15% và 10%. Sức mạnh kinh tế của
Đông Á không những chỉ thể hiện ở độ tăng trưởng cao GNP mà khối lượng FDI
và bn bán nội bộ cũng ngày càng tăng.
Vì vậy, bất kể về lĩnh vực kinh tế, hay là an ninh, đối với Mỹ khu vực
châu Á - Thái Bình Dương ngày càng trở nên quan trọng. Châu Á - Thái Bình
Dương là khu vực phục hồi nhanh nhất và đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất sau
những tác động sâu sắc của cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu. Sự
tăng trưởng chung của khu vực này dự báo vượt tốc độ tăng trưởng của nền kinh

20



tế thế giới nhờ nhu cầu nội địa và thương mại nội khối tăng giúp bù đắp sự suy
giảm xuất khẩu sang các nền kinh tế phát triển.
Tuy nhiên, những thách thức mới trên lĩnh vực an ninh đối với khu vực
này đang rất đáng lo ngại, bởi châu Á - Thái Bình Dương là khu vực hết sức
quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh... trên thế giới. Những vụ tranh
chấp về biển, đảo giữa các nước ở khu vực Đông Bắc Á vẫn tiềm ẩn nguy cơ
căng thẳng trong các mối quan hệ song phương hoặc đa phương về an ninh ở
châu Á - Thái Bình Dương. Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc ln đặt qn đội của họ ở
Đơng Bắc Á trong tình trạng báo động cao, sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh.
Những động thái đó đã làm bật lên những thách thức lớn về an ninh đối với khu
vực

châu

Á

-

Thái

Bình

Dương.

Năm 2010, theo đánh giá của Tạp chí Wall Street Journal và Quĩ Heritage, các
nước và vùng lãnh thổ châu Á – Thái Bình Dương đã chiếm 4 vị trí dẫn đầu
trong top 10 quốc gia tại cuộc khảo sát thường niên vê tự do kinh tế, bao gồm
thứ tự (Hồng Kông, Singapore, Australia và New Zealand), đánh giá dựa trên
các chính sách trong những lĩnh vực gồm có kinh doanh, thương mại, quyền sở

hữu tài sản, khơng có tham nhũng và tự do lao động. Hồng Kông vẫn luôn dẫn
đầu danh sách khảo sát trong suốt 17 năm qua.
Diễn đàn APEC gồm 21 thành viên được thành lập năm 1989 tại Úc nhằm
thúc đẩy hơn nữa tăng trưởng kinh tế, thịnh vượng trong khu vực và củng cố
cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương. Với 2,6 tỉ người (khoảng 40% dân số trên
thế giới), chiếm 56% GDP và 57% giá trị thương mại toàn cầu, APEC tự hào đại
diện cho một khu vực kinh tế phát triển năng động nhất thế giới. Sau cuộc khủng
hỏang tài chính tịan cầu, Tun bố chung tại APEC lần thứ 17 (2010) nhấn
mạnh đến hai điểm: Thứ nhất, đưa ra chiến lược lối thoát chung cho nền kinh tế
thế giới sau khi gói kích thích kinh tế thành cơng; Thứ hai, đưa ra tầm nhìn tăng
trưởng mới của khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong thế kỷ 21 đó là “tăng
21


trưởng cân bằng”, “tăng trưởng bao dung” và “duy trì tăng trưởng”. Tăng trưởng
bao dung nhằm mục đích đưa thành quả của phát triển đến được với người dân,
nghĩa là tất cả mọi ngưòi dân phải được hưởng lợi từ q trình tồn cầu hố kinh
tế. Mặc dù khó để đạt được sự tăng trưởng cân bằng đích thực, nhưng các quốc
gia cần hợp tác để hướng tới sự cân bằng tương đối nhằm đảm bảo lợi ích của tất
cả các bên tham gia và giúp nền kinh tế thế giới tránh rơi vào vịng xốy khủng
hoảng mới
2.1.4

“Thế kỷ Thái Bình Dương” trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ
Bài phát biểu chính sách “Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ” được Ngoại
trưởng Clinton công bố tháng 11/2011 ngay trước thềm chiến dịch ngoại giao
cao điểm nhất và quyết định nhất trong lộ trình xây dựng, định hình Học thuyết
đối ngoại Obama suốt 3 năm qua. Đây có thể được xem là thơng điệp chính sách
đối ngoại quan trọng cuối cùng của chính quyền Obama trước năm bầu cử 2012
đầy bận rộn trong nước; là tuyên bố rõ ràng về sự vận dụng nhất quán luận điểm

“sức mạnh thông minh” ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương: thơng minh
trong sự lựa chọn địa bàn chiến lược mới của Mỹ, và thông minh trong cách
thức, biện pháp triển khai chiến lược chuyển hướng đó. Trong con mắt của chính
quyền Obama, châu Á – Thái Bình Dương có tầm quan trọng hàng đầu đối với
tương lai thịnh vượng và an ninh của nước Mỹ vì hai lý do chính: một là, vai trò
đầu tàu kinh tế năng động, đầy tiềm năng của khu vực đối với thế giới; hai là,
nhân tố Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ, toàn diện với ảnh hưởng dần vươn
ra ngoài khu vực.
Nhiều nhà phân tích đánh giá đây khơng chỉ đơn thuần là sự chuyển
hướng chiến lược từ Trung Đông sang châu Á – Thái Bình Dương (khu vực mà
thực ra Mỹ chưa bao giờ từ bỏ kể từ sau Chiến tranh Thế giới II) mà còn là sự
điều chỉnh lớn, sâu rộng và dài hạn về chính sách an ninh quốc gia, góp phần
22


hình thành nên Học thuyết đối ngoại Obama. Tham vọng này được Ngoại trưởng
Clinton khẳng định rõ trong phát biểu “Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ”: Mỹ
đã gắn kết với khu vực 60 năm qua và sẽ tiếp tục gắn kết với khu vực 60 năm
tới.
Ý tưởng về sự chuyển hướng địa bàn chiến lược của Mỹ trước hết xuất
phát từ các cuộc tranh luận của giới học giả những năm gần đây. Tiếp nối cuộc
tranh luận năm 2008 về chiều hướng suy giảm sức mạnh siêu cường của Mỹ và
những hệ luỵ đối với thế giới và khu vực châu Á – Thái Bình Dương, năm 2010
và đầu 2011 nổi lên một đợt tranh luận mới về tương quan so sánh lực lượng
đang thay đổi ngày càng nhanh giữa Mỹ và đối thủ chính đang nổi lên Trung
Quốc, sự tăng cường “trở lại châu Á” của Mỹ dưới chính quyền Obama và các
kịch bản về mơ thức quan hệ giữa hai nước, phản ứng và những lựa chọn chính
sách của các nước khu vực trong cấu trúc quyền lực mới ở châu Á – Thái Bình
Dương… “Cảm hứng” chính của đợt tranh luận này là việc Trung Quốc dường
như muốn từ bỏ phương châm “giấu mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình và điều

chỉnh chiến lược “phát triển hồ bình” với những hành động tự tin, quyết đốn
khẳng định vị thế nước lớn trong khu vực và trên thế giới; chính quyền Obama
sau năm đầu tiên tập trung củng cố nội bộ đã công bố một loạt điều chỉnh, cam
kết chính sách mạnh mẽ và có những triển khai bước đầu ở khu vực Châu Á –
Thái Bình Dương; và sự tự tin dâng cao từ hai phía đã dẫn đến những cọ xát lợi
ích, kể cả lợi ích chiến lược, bắt đầu nóng lên giữa Mỹ và Trung Quốc trong quỹ
đạo hình sin vừa hợp tác, hồ hỗn vừa cạnh tranh được duy trì từ ba thập kỷ
qua.
Cuộc tranh luận cơ bản có ba luồng quan điểm chủ đạo:
Thứ nhất, quyền lực tồn cầu tiếp tục có sự dịch chuyển về khu vực Châu
Á – Thái Bình Dương, nơi Trung Quốc với thế và lực gia tăng nhanh chóng đang

23


đẩy mạnh hiện đại hoá quân đội, phát huy “sức mạnh mềm” và nỗ lực xác lập
những luật chơi mới ở khu vực.
Thứ hai, Mỹ vẫn giữ ưu thế về sức mạnh tổng thể so với Trung Quốc về
lâu dài và vai trò lãnh đạo cũng như cam kết chiến lược của Mỹ vẫn được duy
trì, góp phần xây dựng một cấu trúc an ninh khu vực ổn định, bền vững mà trong
đó, Mỹ và Trung Quốc san sẻ lãnh đạo nhưng không liên kết kiểu G-2.
Luồng quan điểm thứ ba mang màu sắc “chủ nghĩa Hiện thực” cho rằng
cạnh tranh, thậm chí xung đột chiến lược là khó tránh khỏi trong thời kỳ quá độ
quyền lực ở khu vực, nhưng khó có kịch bản trật tự hai cực, hai phe ở khu vực.
Tuy vậy, điểm chung của ba luồng quan điểm trên là dự báo khá lạc quan về
triển vọng hợp tác nổi trội hơn cạnh tranh ở khu vực và cái nhìn tích cực đối với
sự điều chỉnh chính sách của Mỹ thơng qua cách tiếp cận mềm dẻo, tổng hợp
kiểu “sức mạnh thông minh”, vừa gắn kết, vừa kiềm chế Trung Quốc thông qua
mạng lưới đồng minh, đối tác và các cơ chế đa phương.
Chính quyền Obama đã vạch lộ trình từ khâu tung ý tưởng, thử nghiệm

thăm dò với từng loại đối tượng và vấn đề, đến hồn thiện chiến lược chuyển
hướng. Tất nhiên, q trình chuyển hướng có những thuận lợi và khó khăn
khách quan. Lấy tư tưởng “sức mạnh thông minh” làm chủ đạo, xuyên suốt,
Ngoại trưởng Clinton đã khởi động quá trình xây dựng học thuyết bằng chuyến
công du đến Đông Nam Á và ASEAN tháng 7/2009, một loạt phát biểu phác
thảo tầm nhìn của Mỹ về cấu trúc khu vực tháng 1/2010, về vấn đề dân chủ nhân
quyền tháng 1/2010 (trong thông điệp chính sách chung về tự do Internet nhân
sự kiện Trung Đơng – Bắc Phi), về vai trị của Mỹ trong liên kết kinh tế khu vực
tháng 7/2011 (chuẩn bị cho HNCC APEC 19), về quan hệ Trung – Mỹ tháng
1/2011 trước thềm chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, và
cuối cùng là bài phát biểu mang tính tổng kết, định hướng chiến lược khu vực
tổng thể tháng 11/2011 trước chiến dịch ngoại giao cao điểm, rầm rộ ở khu vực
24


cuối năm 2011. Cam kết mạnh mẽ của Mỹ ở khu vực được tăng thêm sức nặng
đáng kể qua phương thức ngoại giao nguyên thủ với các chuyến công du đều
đặn mỗi năm một lần của Tổng thống Obama đến các nhóm đối tác trong khu
vực.
Thơng điệp “Thế kỷ Thái Bình Dương” được chính quyền Obama tính
tốn cơng bố vào thời điểm tương đối thuận lợi về đối ngoại, nhất là khi Mỹ đã
gặt hái được một số thành quả đối ngoại quan trọng trên cả ba trụ cột, góp thêm
đà thuận lợi cho chiến dịch tái cử của Tổng thống Obama năm 2012. Mỹ đã bắt
đầu lộ trình rút quân khỏi Afghanistan từ cuối 2011 đến 2014 và rút qn hồn
tồn khỏi Iraq vào ngày 18/12/2011; tham gia tích cực vào q trình định hình
cấu trúc khu vực thơng qua mạng lưới quan hệ song phương (nổi bật là chính
sách “quay trở lại Đơng Nam Á”) và các cơ chế đa phương do ASEAN “cầm
lái” (đặc biệt là việc Tổng thống Obama lần đầu tiên dự Cấp cao Đông Á (EAS)
tại Bali, Indonesia); xác lập và đưa vào ổn định khuôn khổ quan hệ mới với
Trung Quốc (nguyên thủ hai nước thăm nhau và giữa hai nước duy trì hơn 400

cơ chế đối thoại); khẳng định vai trò lãnh đạo kinh tế khu vực thơng qua chủ trì
thành cơng Hội nghị Cấp cao APEC 19 tại Hawaii và thúc đẩy các vịng đàm
phán TPP; đẩy mạnh chính sách dân chủ, nhân quyền qua chuyến thăm lịch sử
đến Myanmar của Ngoại trưởng Clinton. Nhìn chung, sự hiện diện của Mỹ ở
khu vực được các nước hoan nghênh và kỳ vọng vào vai trị cân bằng, đóng góp
cho hịa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực.
Trong thông điệp “Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ”, Ngoại trưởng
Clinton khẳng định tầm quan trọng chiến lược, lâu dài của khu vực đối với kinh
tế và an ninh của Mỹ. Trong xu thế chuyển dịch quyền lực từ Tây sang Đơng,
Mỹ nói không với chủ nghĩa biệt lập, cam kết tiếp tục đầu tư cho vai trị lãnh
đạo ở Thái Bình Dương như đã từng làm ở Đại Tây Dương, bất chấp khó khăn
kinh tế và thắt chặt ngân sách trong nước. Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh sự
25


×