Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO KINH tế CHÍNH TRỊ VIỆC chấn chỉnh ngân sách nhà nước GIAI đoạn 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.72 KB, 22 trang )

Chấn chỉnh Ngân sách Nhà nước 1945-1950

Sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được thành lập, các ngân sách
cũ được tiếp tục thi hành trong thời gian đầu, để tránh sự xáo trộn không cần
thiết. Tháng 7 năm 1946 một hệ thống ngân sách mới đã được hình thành bao
gồm: ngân sách Nhà nước, ngân sách quốc phòng, ngân sách hoả xa, ngân sách
của ba kỳ: Bắc, Trung, Nam và ngân sách của hai thành phố Hà nội - Hải phòng.
Năm 1947 do chiến sự lan rộng, không có điều kiện lập ngân sách nên Bộ
Tài chính chỉ lập một quỹ chi tiêu cho cả nước và phân cấp công quỹ cho mỗi
tỉnh để tránh việc địch chia cắt, phong tỏa. Sau chiến thắng Việt Bắc thu đông
1947, tình hình đã sáng sủa và tương đối ổn định hơn, nên cần phải lập ngân
sách để Chính phủ có phương tiện quản lý thu chi của Nhà nước, tránh chi tiêu
tùy tiện, lãng phí.
Hệ thống ngân sách thời chiến được đơn giản, chỉ gồm hai cấp: ngân sách
Nhà nước và ngân sách xã. Ngân sách Nhà nước chia làm hai phần: phần chi thu
thường do các nguồn thu thường xuyên bảo đảm (thuế, công trái, các quỹ) và
phần chi tiêu quốc phòng, phần lớn dựa vào phát hành giấy bạc. Ngân sách xã
đảm bảo những chi tiêu của xã, thăng bằng do những nguồn thu riêng của xã và
nếu thiếu thì quỹ hỗ trợ xã hoặc ngân sách Nhà nước trợ cấp.
Trong phần chi thu thường của ngân sách Nhà nước có ba loại chi quan
trọng nhất là: chi hành chính (nội chính; ngoại giao, tư pháp, quốc hội, bộ máy
chính quyền các cấp...), chi kinh tế (canh nông, giao thông, thủy lợi) và chi văn
hóa xã hội (giáo dục, y tế, thương binh, cứu tế...).
Để giảm bớt chi tiêu về bộ máy Nhà nước, năm 1950 Chính phủ đã thực
hiện việc tinh giảm biên chế, chuyển bớt nhân viên hành chính sang các ngành
quân sự và sản xuất. Nhưng để đảm bảo đời sống cho cán bộ, bộ đội, công nhân


viên chức, chế độ lương bổng được tính theo gạo (mức tối thiểu là 35kg, tối đa
là 72kg). Gia đình công nhân viên chức cũng được trợ giúp một phần (vợ 11 kg,
con dưới 16 tuổi 5kg rưỡi một tháng). Vì vậy quỹ lương chiếm một vị trí rất


quan trọng trong ngân sách Nhà nước, nhất là khi tiền tệ ngày một sụt giá, giá
gạo không ngừng lên cao.
Nhìn chung số thu của ngân sách Nhà nước chỉ đảm bảo được một phần
nhỏ số chi nên hướng phấn đấu đề ra lúc ấy là cố gắng thăng bằng phần thu chi
thường và tranh thủ thu nhiều hơn chi để giành một phần kinh phí bảo đảm chi
tiêu quốc phòng, giảm bớt dần việc phát hành giấy bạc. Để ổn định kế hoạch
ngân sách, tránh những biến động do tiền tệ bấp bênh gây nên, ngân sách Nhà
nước ghi thu và ghi chi bằng thóc. Việc cấp phát được thực hiện một phần bằng
hiện vật để bớt phải dùng đồng tiền. Theo thể lệ chi thu và kế toán đại cương
ban hành năm 1948 thì tài chính Nhà nước được quản lý theo nguyên tắc tập
trung, thống nhất: mọi quyền hạn về thu, chi đều tập trung ở Trung ương nhưng
có ủy quyền trong phạm vi nhất định cho các địa phương. Thời kỳ đầu việc ủy
quyền còn hẹp, các địa phương có ít quyền hạn thực tế nên ít quan tâm đến công
tác tài chính, việc kiểm soát bị buông lỏng, tham ô, lãng phí khá phổ biến.
Từ cuối năm 1949 cấp khu được ủy quyền sử dụng phần ngân sách thuộc
địa phương mình và xét duyệt các khoản chi tiêu của các cơ quan trong địa
phương. Việc thanh tra, kiểm tra tài chính được tăng cường bước đầu do việc
thành lập Nha tổng thanh tra tài chính.
Việc thành lập ngân sách xã nhằm đáp ứng yêu cầu củng cố chính quyền
nhân dân ở cấp cơ sở đồng thời chấn chỉnh công tác tài chính ở xã, tránh việc
huy động tùy tiện và sử dụng lãng phí tài sản của nhân dân.


Việc thi hành các biện pháp nói trên để góp phần tích cực vào việc đảm
bảo nhu cầu ngày càng lớn của kháng chiến, thực hiện khẩu hiệu của chiến tranh
nhân dân là "toàn dân tham gia, toàn dân đóng góp".
Tuy nhiên việc thi hành chính sách tài chính có nhiều thiếu sót: huy động
còn bình quân, chính sách thuế còn dè dặt, thu không đủ chi, dựa nhiều vào phát
hành giấy bạc để chi tiêu cho quân sự và cho hành chính.
Kết quả là lạm phát quá mức, đồng tiền mất giá, giá hàng thường xuyên

đột biến: mức thuế động viên vừa thấp, vừa chưa đánh mạnh vào tầng lớp có
nhiều thóc, nhiều tiền. Thuế lại thu bằng tiền nên chỉ bảo đảm được một phần
nhỏ yêu cầu chi của Nhà nước. Thuế điền thổ và quỹ công lương từ năm 1950
đã chuyển sang thu bằng hiện vật, theo lũy tiến nhưng mức huy động còn chưa
sát.
Cách xây dựng ngân sách không phản ánh được hoạt động của các ngành
kinh tế và sự đóng góp của các tầng lớp nhân dân.
Ngân sách cũng không làm cho các địa phương thấy rõ nhiệm vụ của
mình đối với Nhà nước, nặng về trông chờ, ỷ lại vào trung ương. Quá trình xây
dựng và xét duyệt ngân sách lại quá giản đơn. Việc quản lý ngân sách thiếu chặt
chẽ. Nhiều khoản quyên góp và khoản thu của địa phương nằm ngoài ngân sách
Nhà nước, làm cho tài chính bị phân tán, nhân dân kêu ca đóng góp nhiều
nhưng tiền không vào trong ngân khố quốc gia.
Thời kỳ 1950 - 1951 là thời kỳ kinh tế tài chính gặp nhiều khó khăn to lớn
do hoàn cảnh khách quan của cuộc kháng chiến và do nguyên nhân chủ quan
của ta, trong đó có khuyết điểm về công tác quản lý kinh tế tài chính còn nhiều
lúng túng, bị động và việc tổ chức thực hiện cũng có nhiều thiếu sót.


Vì cần phải chuẩn bị chu đáo nên thuế nông nghiệp không thể thực hiện
ngay từ vụ chiêm năm 1951 mà phải làm công tác tạm vay ở các địa phương từ
Liên khu 4 trở ra. Trong công tác tạm vay, do thiếu kinh nghiệm và thiếu kiên
quyết ở một số địa phương nên chưa thực hiện được đúng mức kế hoạch nhưng
đã có tác dụng rõ rệt và quan trọng. Nhờ có thóc tạm vay mà vấn đề cung cấp
trong hai mùa chiến dịch thu và đông năm 1951 đã được giải quyết. Đời sống
nông dân vẫn được bảo đảm. Giá cả bước đầu được ổn định. Tài chính giảm
được một phần nhịp độ phát hành tiền. Rút kinh nghiệm công tác tạm vay, các
địa phương chuẩn bị tốt hơn công tác thuế nông nghiệp vụ mùa năm 1951 nên
thuế đã thu được kết quả tốt, vượt xa mức thuế điền thổ năm 1950. Nhờ số thóc
và số tiền quan trọng mà thuế nông nghiệp mang lại Nhà nước đã giải quyết dễ

dàng hơn vấn đề cung cấp cho tiền tuyến. Chiến thắng Hòa Bình và đồng bằng
Bắc Bộ thời kỳ 1951 - 1952 đã chứng tỏ ảnh hưởng trực tiếp của thuế nông
nghiệp với công cuộc kháng chiến. Về kinh tế, thuế nông nghiệp góp phần thúc
đẩy tăng gia sản xuất, gây thêm đà phấn khởi làm vụ mùa thắng lợi năm 1951
và vụ chiêm năm 1952. Về chính trị xã hội thì quá trình thực hiện thuế nông
nghiệp là một quá trình đấu tranh giai cấp gay gắt ở nông thôn. Một mặt phải
đấu tranh chống bọn địa chủ, cường hào và tay sai của địch phản tuyên truyền,
chống đối chính sách, khai man, lậu thuế chây ỳ không nộp thuế... Mặt khác
trong nội bộ nhân dân phải đấu tranh chống tư tưởng bảo thủ, tự tư, tự lợi, làm
sai chính sách, hoặc bản vị cục bộ địa phương chủ nghĩa, không chấp hành
nghiêm chỉnh chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Nhờ đi đúng
đường lối quần chúng, vận dụng sáng tạo sách lược của Đảng ở nông thôn, dựa
vào những phần tử trung kiên, tích cực là bần cố nông, lão nông, tri điền... nên
công tác thuế nông nghiệp đã được thực hiện đúng chính sách và nhiệm vụ, làm
cơ sở đẩy mạnh các công tác kinh tế tài chính khác, tạo điều kiện thuận lợi cho
công tác giảm tô và cải cách ruộng đất về sau. Đi đôi với công tác thuế nông
nghiệp, năm 1951 công tác thuế công thương nghiệp cũng được triển khai và
thu được những kết quả đáng khích lệ. Cũng như thuế nông nghiệp, công tác thu


công thương nghiệp là một công tác chính trị, kinh tế xã hội có tính chất quần
chúng. Ngoài lực lượng cán bộ thuế chuyên trách được kiện toàn mạnh còn phải
dựa vào nhân dân để thực hiện hàng rào kiểm soát của nhân dân, củng cố các
lực lượng ở xã, kiện toàn các tổ công thương, giải thích cho người kinh doanh,
buôn bán, hướng dẫn họ tự khai và kiểm tra lẫn nhau, phát động phong trào đấu
tranh chống đầu cơ tích trữ, buôn lậu trốn thuế v.v... Mặt khác phải thi hành
đúng chính sách, áp dụng đúng thuế suất, nắm vững phương pháp dân chủ bình
nghị kết hợp với điều tra chu đáo cụ thể từng trường hợp. Cán bộ thuế phải đề
cao đạo đức chí công vô tư, cần kiệm liêm chính, kiên trì và dũng cảm đấu tranh
chống mọi thủ đoạn đe dọa, mua chuộc của giai cấp tư sản và những người làm

ăn bất chính. Chấn chỉnh chi tiêu, thống nhất quản lý thu chi: Đi đôi với tăng
thu cần phải chấn chỉnh công việc chi tiêu, thực hiện chế độ thống nhất quản lý
thu chi tài chính Nhà nước. Công tác mấu chốt, có hiệu quả thiết thực là chỉnh
đốn biên chế, đặt ra điều lệ biên chế thống nhất để các ngành và các địa phương
có căn cứ sắp xếp lại bộ máy, bố trí lại cán bộ, nhân viên. Sau một thời gian
thực hiện, khoảng 40% công nhân viên chức được chuyn sang sản xuất hoặc vào
quân đội. Làm cho bộ máy Nhà nước được gọn, nhẹ, có hiệu suất cao hơn. Việc
quy định tiêu chuẩn cung cấp cũng được xúc tiến nhằm bảo đảm sinh hoạt hợp
lý cho quân đội và cán bộ công nhân viên chức Nhà nước. Các loại chi tiêu có
tính chất thường xuyên cũng có tiêu chuẩn, định mức thống nhất làm cơ sở cho
việc lập và chấp hành ngân sách Nhà nước, đưa việc quản lý tài chính Nhà nước
dần dần vào chế độ và kỷ luật. Để quản lý hai loại tài sản rất quan trọng trong
thời kỳ kháng chiến là tiền bạc và thóc gạo. Nhà nước ban hành chế độ thống
nhất quản lý kho bạc và chế độ thống nhất quản lý kho thóc, chấm dứt tình trạng
công quỹ phân tán, sử dụng tùy tiện, tạo sơ hở cho tham ô, lãng phí. Thống nhất
quản lý kho bạc và kho thóc là một việc rất phức tạp, khó khăn: vừa phải đấu
tranh chống những tư tưởng và hành vi địa phương chủ nghĩa, cục bộ, bản bộ,
muốn tự do, thoải mái, vừa phải chống tập trung quan liêu, khắc phục những
thiếu sót chậm trễ, lề lối làm việc máy móc, cứng đờ làm lỡ công việc. Chế độ


dự toán, quyết toán mới cũng được ban hành trong năm 1951 nhằm thiết lập
một phương thức quản lý tài chính mới, bảo đảm cho các cấp, các ngành lãnh
đạo toàn diện, trên cơ sở một k lut tài chính chặt chẽ nhưng linh hoạt, thích hợp
với hoàn cảnh chiến tranh. Chế độ tài chính xã cũng được chỉnh đốn. Biên chế
xã không có cán bộ thoát ly sản xuất để làm cho cán bộ ở cơ sở không xa rời
quần chúng, tách rời sản xuất. Để thực hiện chính sách thống nhất quản lý thu
chi tài chính, bộ máy ngành tài chính từ Trung ương đến địa phương đã được
kiện toàn mạnh theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Hàng loạt cán bộ ưu tú của
Đảng và các ngành được chuyển sang làm công tác tài chính sau một thời gian

bồi dưỡng và thử thách qua thực tế. ở Bộ Tài chính đặt thêm một số tổ chức mới
là Vụ Thuế nông nghiệp, Vụ Ngân sách, Vụ Kế hoạch, Vụ Thanh tra. ở địa
phương chấn chỉnh lại các khu tài chính và Ty Tài chính, với những bộ phận:
tương tự như ở Trung ương. Ngoài ra, thành lập hai ngành dọc là Sở thuế và Sở
kho thóc, đặt dưới sự lãnh đạo hai chiều của Bộ Tài chính và của ủy ban kháng
chiến hành chính địa phương. Sở thuế có nhiệm vụ thực hiện chính sách thuế
công thương nghiệp và thuế xuất nhập khẩu, bảo đảm chế độ thu thuế thống
nhất trong cả nước. Sở kho thóc có trách nhiệm chấp hành chính sách bảo quản
và phân phối lương thực theo kế hoạch, tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước.
Chính sách ti chính mới tăng thu, giảm chi, thống nhất quản lý thu chi đã mang
lại kết quả tốt ngay trong năm đầu thực hiện: thu có tăng, chi có giảm, thu đảm
bảo được khoảng 30% số chi (năm 1950 thu chỉ đảm bảo trên 20%). Tuy nhiên
do việc chấp hành chính sách mới chưa được toàn diện, đồng bộ, triệt để nên kết
quả còn hạn chế. Tăng thu chưa đúng mức, giảm chi chưa triệt để nên thu chi
vẫn chưa thăng bằng, còn phải tiếp tục phát hành để chi tiêu cho tài chính. Năm
1952, tình hình kháng chiến lại có những thuận lợi mới, tình hình kinh tế xã hội
cũng có những biến chuyển tích cực: sản xuất được khôi phục, lưu thông hàng
hóa trên thị thường nội địa trở lại gần bình thường, việc trao đổi hàng hóa với
vùng tạm chiếm và sự xuất hiện của một số cửa hàng mậu dịch quốc doanh
cung cấp một số mặt hàng thiết yếu cho đời sống nhân dân làm cho giá cả bớt


biến động nhanh, có tăng nhưng chậm hơn thời kỳ trước. Nhiệm vụ chung về
kinh tế tài chính năm 1952 vẫn lấy việc bảo đảm cung cấp, chi viện tiền tuyến
làm nhiệm vụ chính. Do đó phải vận động toàn dân thực hiện kế hoạch sản xuất
và tiết kiệm, nhằm "phát triển kinh tế quốc dân, bảo đảm cung cấp cho tiền
tuyến, tăng nguồn thu vào ngân sách Nhà nước, cải thiện đời sống nhân dân và
tăng sức đấu tranh kinh tế với địch" Muốn thực hiện kế hoạch sản xuất và tiết
kiệm điều chủ yếu là phải bình ổn vật giá. Vật giá có bình ổn thì nhân dân mới
an tâm sản xuất, buôn bán mới tránh được nạn đầu cơ tích trữ. Mà muốn bình

ổn vật giá thì điều chủ yếu là phải đình chỉ việc phát hành để chi tiêu cho ngân
sách Nhà nước. Vì vậy Chính phủ quyết định phải thực hiện cho bằng được.
Việc thăng bằng thu chi ngân sách Nhà nước. . . Đây là một yêu cầu mới, cao
hơn và khó thực hiện hơn cả việc thống nhất quản lý thu chi đề ra năm 1951.
Thực hiện thăng bằng thu chi trong hoàn cảnh chiến tranh còn đang tiếp diễn ác
liệt là việc hầu như chưa từng thấy, nhưng do nó có tác dụng quyết định đến
toàn bộ nền kinh tế tài chính của ta nên toàn Đảng toàn dân ta quyết tâm phấn
đấu hoàn thành cho bằng được. Để thực hiện thăng bằng thu chi ngân sách, cần
quán triệt nguyên tắc là: có thu mới có chi,và phải thu để mà chi nhưng trên
thực tế, việc thực hiện nguyên tắc đó gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại như: Thu thì nhiều thóc, ít tiền nhưng chi thì nhiều tiền, ít thóc (năm 1951 số tiền thu
được chỉ bảo đảm một phần mười (1/lO) số phải chi bằng tiền, số thóc phát ra
chỉ bằng một phần ba (l/3) số thóc thu được). . - Có địa phương thu ít mà chi
nhiều, có địa phương thu nhiều mà chi ít. - Thu thì theo thời vụ mà chi thì
thường xuyên: có lúc phải chi nhiều nhưng không đúng vào lúc thu nhiều. - Thu
thì phân tán mà chi lại tập trung; - Giá cả chênh lệch nhiều giữa nơi này với nơi
khác, giữa lúc này với lúc khác. Để giải quyết khó khăn thu chi thóc và thu chi
tiền không cân đối ta đã đề ra nhiều biện pháp:


- Tranh thủ chi bằng thóc: trả lương, phụ cấp gia đình của nhân công làm
kho, chuyển vận, đường xá, cầu công, nhân viên các xí nghiệp quốc doanh một
phần bằng thóc, một phần bằng tiền.
- Tranh thủ thu bằng tiền: đẩy mạnh việc thu thuế công thương nghiệp và
thuế xuất nhập khẩu, phát động phong trào quần chúng bao vây kinh tế địch và
kiểm soát thuế. Đối với thuế nông nghiệp cũng vận động nhân dân nộp một
phần thuế bằng tiền, cụ thể là động viên và tổ chức nhân dân thu nhặt lâm thổ
sản đẩy mạnh chăn nuôi, trồng trọt rau quả để bán lấy tiền nộp thuế nông
nghiệp.
- Đối với khó khăn nơi thu ít lại chi nhiều, nơi thu nhiều lại chi ít, Nhà
nước điều hòa khối lượng tiền tệ nơi này sang nơi khác, kết hợp công tác nghiệp

vụ ngân hàng với công tác quản lý kho bạc để tránh việc vận chuyển vòng
quanh.
- Để tránh tình trạng thu có thời vụ, chi thì thường xuyên, tài chính đặt kế
hoạch phân phối các khoản chi cho khớp với kế hoạch thu, cụ thể là lập kế
hoạch thu chi ba tháng và từng tháng - nếu không cân đối thì tạm vay Ngân
hàng từng thời hạn ngắn, khi thu được thì trả lại ngay. Về vấn đề chi tập trung
và thu phân tán thì cách giải quyết là triệt để chấp hành chế độ thống nhất quản
lý thu chi. Thu bao nhiêu phải nộp ngay, nộp hết vào ngân khố để sử dụng kịp
thời. Mặt khác ở những khu vực quá đắt đỏ mà có nhiều cơ quan tập trung thì
phân tán các cơ quan không cần thiết ở nơi đó về các địa phương khác.
- Để giảm bớt ảnh hưởng của giá cả quá chênh lệch giữa các địa phương,
cách chủ yếu là cố gắng bình ổn vật giá, quản lý tiền tệ giảm bớt việc chi bằng
tiền mặt.
Những biện pháp trên đây khi thực hiện lại vấp phải không ít trở ngại. Có
tư tưởng cho là trong thời chiến không thể thực hiện được thăng bằng thu chi,


nên thiếu quyết tâm áp dụng các biện pháp cần thiết, muốn trông chờ, ỷ lại vào
sự giúp đỡ của bên ngoài. Lại có tâm lý sợ phiền, ngại khó, muốn chi tiêu một
cách tự do, thoải mái, hoặc tư tưởng địa phương, cục bộ không muốn trung
ương thống nhất quản lý thu chi, quan điểm thương dân một chiều, ngại thu
thuế, cho là thuế nặng; tác phong quan liêu đại khái không dựa vào số liệu, tài
liệu cụ thể, lãnh đạo chung chung... Chúng ta đã phải vươn lên vượt qua những
khó khăn, trở ngại đó phấn đấu để tạo cho được sự chuyển biến căn bản trong
nhận thức của cán bộ và nhân dân, tích cực rèn luyện và bồi dưỡng cán bộ, bước
đầu học tập quản lý kinh tế, quản lý tài chính theo kế hoạch, theo pháp luật nên
đã giành được kết quả tốt đẹp: Năm 1952 số thu đảm bảo được 78% số chi.
Năm 1953 lần đầu tiên sau cách mạng tháng Tám số thu chẳng những hoàn toàn
đảm bảo số chi mà thu còn vượt chi được 16%. Công tác Ngân hàng và mậu
dịch: Được triển khai đồng bộ với công tác tài chính cũng đã thu lại kết quả, ảnh

hưởng tích cực đến việc ổn định tài chính và tiền tệ. Về mặt công tác ngân hàng:
Ra đời theo sắc lệnh số 25 ngày 6 tháng 5 năm 1951 Ngân hàng quốc gia Việt
nam được giao nhiệm vụ:
- Quản lý ngân quỹ quốc gia và phụ trách việc phát hành công trái quốc
gia;
- Cho vay vốn, góp vốn và huy động vốn của nhân dân để phát triển sản
xuất;
- Quản lý tiền ngoại quốc và thanh toán các khoản giao dịch với nước
ngoài;
- Quản lý kim cương (các thứ vàng và giấy phiếu ngân hàng dùng để định
giá tr tài sản) bằng thể lệ hành chính.


- Đấu tranh tiền tệ với địch. Ngân hàng Quốc gia Việt Nam có hệ thống tổ
chức đến các khu các tỉnh và đặt chi nhánh ở các cửa khẩu và những nơi có
luồng trao đổi hàng hoá với vùng tạm bị chiếm.
Riêng ở Nam Bộ, do tình hình đặc biệt nên tổ chức ngân hàng nhân dân
Nam Bộ chịu sự chỉ đạo của Ngân hàng Quốc gia Việt nam nhưng được rộng
quyền tiến hành các nghiệp vụ cụ thể cho sát với hoàn cảnh địa phương. Ngân
hàng mở đầu hoạt động của mình bằng việc phát hành giấy bạc ngân hàng để
thay thế cho tiền tài chính. Đồng bạc do ngân hàng phát hành được định giá
bằng 10 đồng bạc tài chính cũ vừa có tác dụng củng cố nền tài chính, tiền tệ,
vừa hợp với nguyện vọng của nhân dân và tình hình kinh tế xã hội lúc ấy. Đi đôi
với việc phát hành tiền mới, thu đổi tiền cũ, việc quản lý lưu thông tiền tệ dần
dần được thực hiện. Công tác tín dụng được chấn chỉnh lại, làm có kế hoạch, có
trọng tâm, có đối tượng rõ ràng. Việc phát hành tiền được tiếp tục, có mức độ,
chủ yếu để phục vụ sản xuất, hạn chế dần việc phát hành để chi tiêu cho tài
chính: Đến cuối năm 1953 tỷ trọng tiền phát hành cho chi tiêu ngân sách Nhà
nước từ 99,4% tụt xuống chỉ còn 01,8% trong tổng số tiền phát hành, ngược lại
tỷ trọng phát hành cho tín dụng từ 0,6% năm 1951 tăng lên 30,6% năm 1952 và

cuối 1953 là 89,2% (năm 1954 phát hành cho chi tiêu tài chính lại tăng lên là do
nhu cầu đặc biệt, cấp bách của thời điểm giành thắng lợi cuối cùng của cuộc
kháng chiến). Rõ ràng đây là một trong những biện pháp tích cực nhất để củng
cố đồng tiền, ổn định vật giá và thăng bằng ngân sách Nhà nước.
Hoạt động mậu dịch mũi nhọn thứ ba trong chính sách kinh tế tài chính
mới của Đảng và Nhà nước cũng đã góp phần đáng kể vào việc ổn định tài
chính và tiền tệ. Hoạt động mậu dịch nhằm ba mục tiêu:
- Thúc đẩy sản xuất: phát triển thủ công nghệ và khuyến khích tư nhân
kinh doanh tiểu công nghệ bằng cách cung cấp nguyên liệu, hướng dẫn kỹ thuật,
phát triển giao lưu hằng hóa và mở rộng kinh doanh công nghệ phẩm của mậu


dịch. Mặt khác, đẩy mạnh khai thác và tiêu thụ lâm thổ sản, kết hợp với việc
mậu dịch thu mua lâm thổ sản để xuất khẩu và cung cấp cho thị trường
- Bình ổn vật giá các nhu yếu phẩm (gạo, muối, vải, dầu hỏa, giấy) theo
giá hợp lý để đẩy mạnh giao lưu hàng hóa, điều hòa thị trường, phát triển sản
xuất.
- Đấu tranh kinh tế với địch: Đẩy mạnh xuất khẩu theo nguyên tắc: lượng
xuất để nhập, lượng nhập để xuất, nhằm tranh thủ, chủ động trong việc giao
dịch với vùng địch kiểm soát và giành phần lợi cho ta.
Trong tình hình mới thành lập, lực lượng còn yếu, phương châm hoạt
động của mậu dịch là nắm các mặt hàng chính, tập trung hoạt động ở các thị
trường chính, đầu mối kinh tế và nơi đông dân cư, lấy bán buôn làm chính để
vừa đoàn kết, vừa đấu tranh với tư thương. Đến tháng 7 năm 1951 hệ thống mậu
dịch quốc doanh đã hình thành suốt vùng tự do trên miền Bắc và hoạt động kinh
doanh đã được mở ra ở các thị trường chính như thị xã Thái Nguyên, Thanh Cù
(Phú Thọ) Nho Quan (Ninh Bình), Cầu Bố (Thanh Hóa) đã tích cực thu mua
nắm nguồn hàng, do đó, năm 1953 số lâm thổ sản thu mua được trị giá bằng
88.785 tấn thóc tăng 59.% so với 1952, số hàng xuất khẩu vào vùng địch kiểm
soát trong 9 tháng đầu năm 1953 tăng 44% so với cuối năm 1952. Do sự phối

hợp chặt chẽ giữa mậu dịch, ngân hàng và tài chính nên tuy lượng tiền phát
hành năm 1951 tăng 7 lần so với năm 1950, nhưng tiền phát ra lại được thu về
qua thuế và qua mậu dịch. Đồng thời thuế nông nghiệp thu bằng thóc nên Nhà
nước không phải mua ở thị trường như trước đây. Vì vậy, từ những tháng cuối
năm 1951 trở đi mức độ tăng giá hàng đã có phần chậm lại. Tính chung, nếu
năm 1951 vật giá tăng 4 lần so với năm 1950 thì đến 1953 chỉ tăng 1,15 lần so
với năm 1952, "đã giữ được mức giá không lên quá cao so với số giấy bạc đã
phát hành" (Báo cáo trình bày trước Hội nghi lần thứ tư của Trung ương Đảng
khóa II). Như vậy là ngay trong thời kỳ đầu, số cửa hàng mậu dịch quốc doanh


còn ít, hàng hóa chưa nhiều, mặt hàng chưa phong phú, song đã có tác dụng
nhất định trong việc đấu tranh với tư thương, hạn chế đầu cơ nâng giá, làm cho
vật giá đi dân vào thế ổn định, góp phần vào việc giữ giá đồng tiền, đồng thời
tạo một nguồn thu ngày càng lớn cho ngân sách Nhà nước. Tóm lại, từ khi thi
hành chính sách kinh tế tài chính mới, tuy không thêm một loại thuế nào, thuế
suất cung không tăng (mà thuế nông nghiệp năm 1952 còn hạ thấp tỷ lệ động
viên) nhưng do sản xuất phát triển (có phần do tác dụng khuyến khích sản xuất
của thuế) và do công tác quản lý thu có tiến bộ nên số thu cho ngân sách Nhà
nước ngày càng tăng, thuế nông nghiệp lấy năm 1951 là 100, thì 1952: 277,
1953: 430; 1954: 326; thuế công thương năm 1952: 700; 1953: 1720; 1954:
2797. Thu chi ngân sách Nhà nước được thăng bằng là cơ sở vững chắc để quản
lý tiền tệ, bình ổn vật giá. phạm vi lưu hành đồng tiền của ta được mở rộng
thêm, việc quản lý phát hành tiền ngày càng có kế hoạch. Mậu dịch quốc doanh
đẩy mạnh thu mua và bán hàng, tiền tệ thâm nhập sâu hơn vào thôn quê và miền
núi. Chính sách tín dụng cũng góp phần thúc đẩy sản xuất và làm vốn luân
chuyển nhanh hơn. Nhờ có các kết quả đó, ta đã từng bước ngăn chặn được vật
giá leo thang và lạm phát. Tiền tệ vật giá ổn định lại tạo điều kiện thăng bằng
thu chi ngân sách và thúc đẩy sản xuất phát triển. Kết quả phấn đấu thực hiện
chính sách kinh tế tài chính mới đã đảm bảo cung cấp cho hai nhiệm vụ đánh

giặc và cải cách ruộng đất, bảo đảm cung cấp cho các chiến dịch lớn cuối năm
1953, đầu năm 1954, nhất là chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, đánh bại âm
mưu và hành động xâm lược của Đế quốc Pháp được Mỹ giúp đỡ, buộc chúng
phải ký kết Hiệp nghị Giơnevơ năm 1954.
Xây dựng và thực hiện Ngân sách Nhà nước phù hợp với đặc điểm tình
hình và yêu cầu của nhiệm vụ giai đoạn khôi phục kinh tế Ba năm khôi phục
kinh tế, thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội cũng là ba năm phấn đấu hoàn
thành các nhiệm vụ tài chính đã được Đảng và Nhà nước đề ra. Kết quả thực
hiện các chính sách, chế độ, biện pháp tài chính đã được ban hành thể hiện tổng


hợp ở ngân sách Nhà nước và ở tác động của ngân sách đến việc triển khai các
nhiệm vụ kinh tế xã hội. Nhìn vào cơ cấu ngân sách và kết quả thu chi ngân
sách, thấy rõ việc thực hiện ngân sách đã có sự thay đổi đáng kể so với trước,
phù hợp với tình hình và nhiệm vụ giai đoạn khôi phục kinh tế. Về thu thì số thu
trong nước tăng nhanh, năm 1957 gần gấp đôi năm 1955 trong đó thu từ xí
nghiệp quốc doanh tăng nhanh nhất, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu Ngân
sách, chứng tỏ Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến việc phát triển kinh tế
quốc doanh ngay trong thời gian khôi phục kinh tế, đó là sự đảm bảo chắc chắn
cho việc cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa cũng như
cho sự ổn định và phát triển của tài chính và ngân sách Nhà nước trong những
chặng đường tiếp theo. Thu về thuế vẫn là nguồn thu rất quan trọng chiếm vị trí
lớn nhất. Chiều hướng có phần giảm về tỷ trọng trong ngân sách do tốc độ tăng
thu từ xí nghiệp quốc doanh nhanh hơn và do Đảng và Nhà nước quan tâm giảm
nhẹ đóng góp của nông dân. Nhưng cần thấy rằng mức giảm sút đó còn có
nguyên nhân thất thu khá lớn, trong khi tỷ lệ động viên chung vào ngân sách
Nhà nước đạt trên 20% thu nhập quốc dân sản xuất (1956:23,1%, 1957: 22,7%)
thì tỷ lệ động viên về thuế công thương nghiệp đạt mức rất thấp, chỉ chiếm 7,5%
thu nhập quốc dân ở khu vực này do tình trạng trốn thuế, lậu thuế còn khá phổ
biến; tỷ lệ động viên về thuế nông nghiệp giảm từ 17,5% năm 1955 xuống còn

6% năm 1957 so với thu nhập của nông dân một phần quan trọng do kê khai sụt
diện tích và sản lượng sau cải cách ruộng đất. Tình hình trên nói lên khả năng to
lớn của thuế trong điều kiện kinh tế sản xuất nhỏ, cá thể còn rộng lớn, vừa nói
lên tích chất phức tạp, khó khăn trong việc đấu tranh thực hiện chính sách. Cả
hai nguồn thu trong nước và ngoài nước đều tăng, nhưng tỷ trọng nguồn thu
ngoài nước giảm xuống, tỷ trọng nguồn thu trong nước tăng đã thể hiện sự phát
triển tích cực, lành mạnh của tình hình kinh tế và tài chính trong giai đoạn khôi
phục kinh tế. Cả hai nguồn thu trong nước và ngoài nước đều tăng, nhưng tỷ
trọng nguồn thu ngoài nước giảm xuống, tỷ trọng nguồn thu trong nước tăng đã
thể hiện sự phát triển tích cực, lành mạnh của tình hình kinh tế và tài chính


trong giai đoạn khôi phục kinh tế. Về chi thì quy mô, phương hướng và kết cấu
thay đổi rõ rệt so với thời kỳ kháng chiến, phản ánh đúng và đáp ứng tốt đòi hỏi
của nhiệm vụ mới. Tốc độ chi tăng hàng năm: năm 1956 so với năm 1955 tăng
58%, năm 1957 so với năm 1956 tăng 12,7%. Nét nổi bật là nếu trong chiến
tranh, ngân sách chủ yếu phục vụ cho chiến đấu, phần dành cho xây dựng kinh
tế rất ít, thì nay khoản chi cho xây dựng kinh tế và phát triển văn hoá chiếm tỷ
trọng tuyệt đối lớn, năm sau cao hơn năm trước, tính bình quân trong ba năm
(1955-1957) chiếm khoảng 60% tổng số chi ngân sách, còn chi quốc phòng
giảm nhiều so với trước, đặc biệt là chi cho quản lý hành chính được Nhà nước
tăng cường quản lý, quy định tiêu chuẩn, định mức chặt chẽ nên tỷ trọng giảm
nhanh qua từng năm. Ngân sách đã dành trên 45% tổng số chi cho kiến thiết cơ
bản, trong đó chi kiến thiết cho khu vực sản xuất chiếm gần 80%, với tốc độ
tăng chi bình quân hàng năm là 56%. Từ số vốn này, ngành công nghiệp đã
được đầu tư khoảng 30% trong ba năm, tăng từ 6,9% năm 1955 lên 30,6% năm
1956 và 41,8% năm 1957, để khôi phục các xí nghiệp cũ, xây dựng một số cơ
sở mới chú trọng trước hết công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đồng thời quan
tâm đúng mức đến các ngành công nghiệp nặng quan hệ trực tiếp đến công
nghiệp nhẹ và nông nghiệp: ngành nông nghiệp nhận được 13,3% để phục hồi

và xây dựng thuỷ lợi và xây dựng một số nông trường, chưa kể nông dân còn
nhận được một khoản vốn bằng khoảng 1/3 mức đầu tư ấy từ nguồn tín dụng
ngân hàng để mua sắm nông cụ, trâu bò và phân bón. Công cuộc khôi phục kinh
tế được bảo đảm kịp thời về mặt tài chính đã đạt thành tựu to lớn. Đến hết năm
1957, nông nghiệp không những hàn gắn xong vết thương chiến tranh mà còn
phát triển một bước, vượt mức của năm 1939, năm cao nhất trong thời kỳ Pháp
thuộc: năm 1939 diện tích trồng lúa của miền Bắc là 1.811.000 ha, năng suất
13,04 tạ/ha, sản lượng 2.407 tấn, thóc bình quân đầu người là 211,2 kg thì các
con số tương ứng của năm 1957 là 2.191.800 ha, 18,01 tạ/ha, 3.948 tấn và 286,7
kg. Lĩnh vực chăn nuôi cũng vậy, năm 1957 so với năm 1939, đàn trâu tăng
51,1%, đàn bò tăng 60,1%, đàn lợn tăng 30,8%. Về công nghiệp số xí nghiệp


được khôi phục năm 1955 là 21 cơ sở, năm 1956 là 110 và năm 1957 là 150,
trong đó có 93 xí nghiệp do TW quản lý mà 50 là xí nghiệp là cơ sở mới xây
dựng bao gồm cả nhà máy cơ khí Hà Nội, con đầu lòng của công nghiệp chế tạo
máy Việt Nam ra đời ngay trong thời gian này. Đến cuối năm 1957 sản xuất
công nghiệp đã đạt mức năm 1939 trong đó sản lượng công nghiệp quốc doanh
chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng tăng (1955: 41,7%; 1956: 60,3%; 1957:
66,6%). Mặt khác, thủ công nghiệp cũng được khuyến khích hỗ trợ nên phục
hồi và phát triển khá đến năm 1955 chỉ có 111.300 cơ sở với 298.400 lao động
thì cuối năm 1957 đã có 156.329 cơ sở với 440.000 lao động. Do vậy sản lượng
công nghiệp và thủ công nghiệp tăng lên rõ rệt, cuối năm 1957 bằng 299,8%
năm 1939, trong đó nhóm A bằng 134,4% và nhóm B bằng 483,1% mức năm
1939, đã cung cấp cho nền kinh tế quốc dân những sản phẩm thiết yếu, góp
phần có hiệu quả vào việc khôi phục nông nghiệp, giao thông vận tải... và đã
đáp ứng được những nhu cầu hàng tiêu dùng thiết yếu của nhân dân, có cả một
số mặt hàng trước đây ta chưa sản xuất được, phải hoàn toàn dựa vào nhập
khẩu. Tóm lại, nhiệm vụ cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế đã hoàn thành tốt
đẹp. Sản xuất công, nông nghiệp không những đạt mà còn nhiều mặt vượt mức

của năm cao nhất trước chiến tranh, giao thông vận tải không còn bị ách tắc, lưu
thông hàng hoá được mở rộng trên toàn miền Bắc, thị trường giá cả, tiền tệ đi
vào thế ổn định, đời sống nhân dân bớt khó khăn có mặt được cải thiện, nhất là
nông dân. Tài chính đã quán triệt chủ trương quan điểm của Đảng, vươn lên cân
bằng được thu chi ngân sách một cách tích cực, đáp ứng tốt nhu cầu về vốn to
lớn hơn trước và sử dụng vốn đúng hướng, có hiệu quả góp phần xứng đáng vào
thắng lợi của những nhiệm vụ kinh tế xã hội trong giai đoạn này, đạt được bước
phát triển rõ rệt về lượng cũng như về chất và từ những thành tựu của công cuộc
khôi phục kinh tế tài chính đã có cơ sở vững chắc hơn để tiếp tục phát huy vai
trò và tác dụng của mình trên con đường tiến lên xây dựng chủ nghĩa xa hội ở
miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Ba năm cải tạo
Xã hội Chủ nghĩa và bước đầu phát triển kinh tế và văn hoá (1958-1960) Ngân


sách Nhà nước được tiếp tục củng cố và phát triển Phục vụ nhiệm vụ cải tạo xã
hội chủ nghĩa và phát triển một bước kinh tế và văn hoá miền Bắc, đồng thời
dựa vào kết quả thực hiện nhiệm vụ đó, ngân sách Nhà nước đã được tiếp tục
củng cố và phát triển Trong ba năm 1958 - 1960, nhờ những cố gắng về mọi mặt
thực hiện thắng lợi kế hoạch cải tạo xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế văn
hoá nền sản xuất xã hội của miền Bắc với tốc độ nhanh. Bình quân hàng năm
sản phẩm xã hội tăng 14,1% thu nhập quốc dân càng tăng với nhịp độ cao. Trên
cơ sở thu nhập quốc dân tăng và với các chính sách tài chính được hoàn thiện,
bổ sung thêm, đã cố gắng tổ chức công tác động viên nguồn vốn trong nước,
tranh thủ nguồn vốn ngoài nước nên thu ngân sách Nhà nước tăng nhanh qua
từng năm với tốc độ cao, đáp ứng nhu cầu của nhiệm vụ cách mạng trong giai
đoạn mở đầu công cuộc xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa. Mặc dầu nguồn viện
trợ của các nước anh em ngày càng nhiều, tỷ trọng số thu trong nước tong tổng
số thu ngân sách vẫn tăng lên năm sau cao hơn năm trước, nhất là thu từ kinh tế
quốc doanh . Nhịp độ tăng thu từ kinh tế quốc doanh, nhanh hơn nhiều so với
nhịp độ tăng thu ngân sách nói chung, so với nhịp độ tăng nguồn thu trong nước

nói riêng, đánh dấu bước chuyển biến rất cơ bản của nền tài chính. Ngân sách
Nhà nước, kế hoạch cơ bản của tài chính Nhà nước, đã tạo được chỗ dựa vững
chắc là nền kinh tế quốc dân phát triển, lại có cơ sở đảm bảo tính ổn định là khu
vực kinh tế quốc doanh ngày càng lớn mạnh đóng góp tới trên 60% tổng số thu
ngân sách hàng năm. Tình hình đó đã thể hiện tính đúng đắn của quan điểm tự
lực, tự cường kết hợp tranh thủ và sử dụng có hiệu quả sự viện trợ của các nước
anh em, của quan điểm gắn chặt cải tạo xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế
trong giai đoạn 1958-1960 Về chi ngân sách, cũng có sự tăng lên tương ứng với
tốc độ tăng thu. Tốc độ tăng chi năm sau cao hơn năm trước một cách liên tục:
năm 1958 tăng 11,7% so với năm 1957, năm 1959 tăng 26,4% so với năm 1960
tăng 27,9% so với năm 1959. Việc bố trí ngân sách đã đi theo hướng giảm dần
chi cho khu vực không sản xuất, tập trung nhiều hơn trước cho phát triển kinh
tế, văn hoá. Mặc dầu Nhà nước đã thực hiện việc cải tiến chế độ tiền lương và


tăng lương cho công nhân viên chức và lực lượng vũ trang, nhưng nhờ biện
pháp tăng cường quản lý và tiết kiệm đã tiếp tục giảm chi cho quốc phòng từ
21,2% tổng số chi ngân sách năm 1957 xuống 16,6% năm 1960, giảm chi hành
chính và các loại chi khác từ 17% năm 1957 xuống 14,8% năn 1960. Khoản chi
cho phát triển kinh tế văn hoá chiếm xấp xỉ 70% tổng số chi ngân sách, về mặt
tỷ trọng tăng 10% hơn giai đoạn1955 - 1957, đã đáp ứng đúng yêu cầu của kế
hoạch ba năm 1958 - 1960. Riêng chi cho phát triển kinh tế chiếm trung bình
55% tổng số chi ngân sách hàng năm trong đó số chi về xây dựng cơ bản chiếm
vị trí cao nhất. Năm 1958 chi xây dựng cơ bản chiếm 35,3% tổng số chi ngân
sách, năm 1959 là 43,8% và năm 1960 lên tới 50,6%, bảo đảm đạt khối lượng
thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước cho các ngành kinh tế quốc
dân bình quân năm trong giai đoạn 1958-1960 bằng 223% của giai đoạn 1955 1957, một sự đóng góp tích cực và có hiệu quả vào thắng lợi của công cuộc cải
tạo xã hội chủ nghĩa và bước đầu phát triển kinh tế ở miền Bắc nước ta. Điểm
đáng chú ý khác là chi cho văn hoá xã hội cũng tăng lên, bảo đảm cho lĩnh vực
văn hoá, y tế phát triển hài hoà với sự tăng trưởng về kinh tế. Đến cuối năm

1959, về giáo dục, số học sinh phổ thông tăng lên bằng 1,5 lần năm 1957, gấp
11 lần hồi Pháp thuộc, sinh viên đại học bằng 2,1 lần năm 1957, gấp 14 lần thời
Pháp thuộc; về văn hoá nghệ thuật, các loại hình đều phát triển, tiêu biểu là số
sách xuất bản gấp 11 lần hồi Pháp thuộc và số thư viện tăng, đặc biệt là các tủ
sách phát triển khá phổ biến đến tất cả các cơ quan xí nghiệp, khu phố và nông
thôn; về y tế, số giường bệnh tăng gần 60% so với năm 1957, tất cả các xã đều
có ban phòng bệnh và nhiều cán bộ y tế cũng như nữ hộ sinh xã. Bám sát và
phục vụ đắc lực nhiệm vụ chính trị, ngân sách Nhà nước trong những năm
1958-1960 đã được tổ chức và quản lý với tinh thần cân đối thu chi một cách
tích cực, chẳng những đáp ứng nhu cầu vốn tăng lên mà còn có một số kết dư,
thực sự thể hiện tính chất là ngân sách của nền kinh tế quốc dân phát triển theo
chủ nghĩa xã hội. Đại hội lần thứ ba của Đảng với vấn đề công nghiệp hoá xã
hội chủ nghĩa và nhiệm vụ Tài chính Thắng lợi to lớn của giai đoạn khôi phục


kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa và bước đầu phát triển kinh tế, văn hóa từ 1954
đến 1960 đã tạo điều kiện tiền đề cho miền Bắc khởi đầu sự nghiệp công nghiệp
hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng sơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
Tháng 9 năm 1960 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng đã đề ra
đường lối và nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, như Hồ Chủ Tịch đã chỉ
rõ trong lời khai mạc là "Đại hội lần này là đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà". Căn cứ vào tình hình và
đặc điểm nước ta, Đại hội đã xác định rằng cách mạng Việt Nam trong giai đoạn
mới có hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau, tiến hành đồng thời ở hai miền:
Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân ở miền Nam, trong đó, "Tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền
Bắc là nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng
Việt nam, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà". Đại hội đã chỉ rõ cải tạo xã
hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội là hai mặt của cuộc cách mạng xã
hội chủ nghĩa. ở miền Bắc, công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung

tâm trong suốt thời kỳ quá độ ở nước ta nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật
của chủ nghĩa xã hội. Căn cứ vào đường lối chung trong thời kỳ quá độ tiến lên
chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Đại hội cũng đã thông qua nhiệm vụ và phương
hướng của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) nhằm mục tiêu "phấn đấu
xây dựng bước đầu cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, thực hiện một
bước công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, và hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội
chủ nghĩa, tiếp tục đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ
nghĩa xã hội. Như vậy, sau Đại hội toàn quốc lần thứ ba của Đảng, miền Bắc
nước ta chuyển sang thời kỳ lấy xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa
xã hội làm nhiệm vụ trọng tâm, đồng thời tiếp tục hoàn thành cải tạo xã hội chủ
nghĩa, củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới. Để chỉ đạo việc thực hiện
đường lối của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ ba, Ban Chấp hành Trung ương
Đảng đã họp nhiều hội nghị chuyên đề và ra các nghị quyết cụ thể hoá đường
lối phát triển kinh tế trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Tháng 7 năm 1961, Hội


nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa 3) đã họp chuyên đề về
vấn đề phát triển nông nghiệp. Nghị quyết của hội nghị đã vạch ra nhiệm vụ và
phương hướng đưa nông nghiệp tiến mạnh, làm cho nông nghiệp trở thành cơ sở
vững chắc để phát triển công nghiệp với các phương hướng cụ thể là: Tích cực
củng cố và phát triển các hợp tác xã nông nghiệp và nông trường quốc doanh để
phát triển nông nghiệp mt cách vững chắc. Kết hợp việc hoàn thiện quan hệ sản
xuất mới với việc phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật cho
nông nghiệp; kết hợp chặt chẽ việc phát triển hợp tác hóa với thuỷ lợi hóa dần
dần một bước cơ giới hóa, nhằm hướng mở rộng diện tích bằng tăng vụ và khai
hoang, đồng thời ra sức thực hiện thâm canh tăng năng suất theo phương châm
toàn diện mạnh mẽ và vững chắc, giải quyết tốt vấn đề lương thực là trọng tâm;
hết sức coi trọng cây nông nghiệp, đẩy mạnh chăn nuôi, mở mang thêm nghề
rừng, nghề cá, sử dụng tốt sức lao động tập thể là chính đồng thời tận dụng sức
lao động gia đình của xã viên. Đường lối công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa đã

được Ban Chấp hành Trung ương Đảng cụ thể hóa trong Hội nghị lần thứ VII
tháng 6 năm 1962. Nghị quyết đã chỉ rõ thực chất công nghiệp hóa xã hội chủ
nghĩa ở nước ta là làm cách mạng kỹ thuật, từng bước cải tạo kỹ thuật và trang
bị kỹ thuật mới cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân, là qúa trình phát triển
công nghiệp nặng để trang bị kỹ thuật cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân.
Trong quá trình đó "... phải đặc biệt coi trọng công nghiệp phục vụ nông
nghiệp" và "... cuộc cách mạng kỹ thuật ở nước ta một mặt phải tận dụng mọi
khả năng kỹ thuật hiện có trong nước để từng bước nâng cao trình độ sản xuất
của nước ta từ thủ công lên nửa cơ khí và cơ khí. Mặt khác phải dựa vào sự
tương trợ hợp tác giữa nước ta với các nước xã hội chủ nghĩa mà đưa nền sản
xuất nước ta tiến thẳng ngay lên trình độ cơ khí hóa và tự động hóa".
Nhiệm vụ xây dựng và phát triển công nghiệp trong kế hoạch 5 năm lần thứ
nhất nhằm giải quyết các yêu cầu cụ thể về phục vụ phát triển nông nghiệp,
công nghiệp nhẹ, cung cấp thêm hàng tiêu dùng thông thường cho nhân dân, vật


tư xuất khẩu và tạo điều kiện cần thiết cho thực hiện công nghiệp hóa trong kế
hoạch 5 năm lần thứ hai, phải thực hiện một bước ưu tiên phát triển công nghiệp
nặng. Chỉ tiêu được đề ra là trong 5 năm phấn đấu tăng tổng giá trị sản lượng
công nghiệp và thủ công nghiệp khoảng l,5 lần so với năm 1960, bình quân
hàng

năm

tăng

khoảng

20%.


Sau nông nghiệp và công nghiệp, Đảng đã chú ý đến lĩnh vực lưu thông phân
phối. Vì thế tháng 12 năm 1964, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp hội nghị
lần thứ X chuyên bàn về công tác thương nghiệp và giá cả, đã đề ra những
nhiệm vụ công tác trong các lĩnh vực này là:
+ Tăng cường lực lượng của thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã mua
bán, tiếp tục hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa trong thương nghiệp, tổ chức
quản lý tốt cho nông thôn, củng cố và mở rộng thị trường xã hội chủ nghĩa
thống nhất để phục vụ và thúc đẩy sản xuất phát triển, phục vụ tốt đời sống
nhân

dân.

+ Hướng ngoại thương vào phục vụ nhiệm vụ trung tâm là công nghiệp hóa xã
hội chủ nghĩa, phấn đấu tăng nhanh xuất khẩu để đảm bảo yêu cầu nhập khẩu
ngày càng tăng, ra sức khai thác những khả năng to lớn về nông nghiệp nhiệt
đới, tài nguyên thiên nhiên phong phú và sức lao động dồi dào để tăng nhanh
khối lượng và nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu, tranh thủ nhập khẩu kỹ
thuật tiên tiến, thích hợp với hoàn cảnh nước ta, bảo đảm nhập khẩu thiết bị toàn
bộ và thiết bị lẻ cần cho việc trang bị kỹ thuật mới và đổi mới kỹ thuật sản xuất
cho

toàn

bộ

nền

kinh

tế


quốc

dân.

+ Xây dựng hệ thống giá hoàn chỉnh, kiên quyết, ổn định giá cả một cách vững
chắc, điều chỉnh những giá chưa hợp lý, ra sức phấn đấu để giảm giá hàng, kết
hợp biện pháp giá cả với các biện pháp khác nhằm phục vụ tốt cuộc cách mạng


kỹ thuật, sử dụng giá cả tham gia phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân
một cách hợp lý nhất để tăng nhanh tích lũy xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tái sản
xuất mở rộng, cải thiện đời sống nhân dân, lãnh đạo tiêu dùng hợp lý và tiết
kiệm. Căn cứ vào đường lối của Đại hội toàn quốc lần thứ II, tiếp theo các hội
nghị lần thứ V bàn về nông nghiệp và lần thứ VII bàn về công nghiệp, kết hợp
với kinh nghiệm thực tiễn phát triển kinh tế và văn hóa trong một số năm trước.
Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đưa ra phương
hướng, nhiệm vụ cụ thể những chỉ tiêu về biện pháp chủ yếu của kế hoạch 5
năm lần thứ nhất ( 1961 - 1965) .
Trong thời kỳ kế hoạch này phải "tập trung sức giải quyết yêu cầu cơ bản
nhất là xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của các ngành kinh tế quốc dân,
trước hết là các ngành công nghiệp và nông nghiệp" ở miền Bắc, phấn đấu tăng
bình quân hàng năm giá trị tổng sản lượng công nghiệp lên khoảng 17% và giá
trị sản lượng nông nghiệp lên 6,5% để đến năm 1965 đạt 7 triệu tấn lương thực
quy

thóc.

..


Để đáp ứng yêu cầu bước đầu công nghiệp hóa, xây dựng cơ sở vật chất kỹ
thuật của chủ nghĩa xã hội và thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế như đã nêu
trên. Đại hội lần thứ III của Đảng đã đặt ra nhiều vấn đề Tài Chính phải giải
quyết

cho

phù

hợp

với

tình

hình



nhiệm

vụ

mới.

Trước hết là vấn đề cải tiến chế độ thu tài chính sao cho phù hợp với tình hình
kinh tế quốc doanh đã lớn mạnh, nền kinh tế tập thể đã hình thành và phát triển
sau cải tạo xã hội chủ nghĩa. Đại hội đã quyết định: "Về phía Nhà nước, cần
nghiên cứu sớm các chính sách thu đối với kinh tế quốc doanh, đối với kinh tế
hợp tác xã, chính sách thuế nông nghiệp cho phù hợp với tình hình quan hệ sản

xuất mới, thi hành những cải cách cần thiết về các chế độ thu tài chính để nâng
cao thích đáng nguồn tích lũy qua ngân sách Nhà nước, tập trung tiền vốn nhanh
chóng và thúc đẩy các ngành, các đơn vị ra sức cải tiến kinh doanh, tăng cường
quản lý sản xuất và tài vụ.


Thứ hai là vấn đề bố trí chi tiêu hợp lý và tăng cường quản lý tài chính.
Các khoản chi tài chính giờ đây rất lớn, nhất là khoản chi về kinh tế. Đại hội đã
chỉ rõ "Yêu cầu chi tiêu của chúng ta rất nhiều, nhưng do khả năng của chúng ta
hiện nay có hạn, cho nên trong việc phân phối và sử dụng vốn vừa phải đảm bảo
toàn diện, lại vừa phải có trọng tâm, trọng điểm, giữ tỷ lệ thích đáng giữa các
ngành, cần tăng cường công tác quản lý tài chính, đưa công tác quản lý tài chính
dần dần đi vào chế độ và kỷ luật chặt chẽ, nghiêm khắc thực hành tiết kiệm,
chống

lãng

phí,

tham

ô

trong

mọi

ngành

công


tác.

Những nhiệm vụ tài chính do Đại hội Đảng đặt ra đã được nhấn mạnh, cụ thể
hóa thêm tại hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương, Hội nghị đã đặt
vấn đề tích luỹ vốn, tăng thu cho ngân sách Nhà nước là một nhiệm vụ cực kỳ
trọng yếu, tài chính phải dựa trên nhịp độ phát triển sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp và các ngành kinh tế khác phấn đấu tăng số thu của ngân sách Nhà nước
từ nội bộ nền kinh tế quốc dân trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất bình quân mỗi
năm khoảng hơn 60%, phải phát huy mọi khả năng tiềm tàng, tập trung đầy đủ
và kịp thời nguồn, thu trong khu vực kinh tế quốc doanh, trong khu vực kinh tế
tập thể và trong những người sản xuất riêng lẻ, động viên nhân dân làm đầy đủ
nghĩa vụ đối với Nhà nước, phải phân phối ngân sách một cách hợp lý và tiết
kiệm nhất, bảo đảm tích lũy cho công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, đồng thời
cải thiện từng bước đời sống của nhân dân, Nghị quyết hội nghị Trung ương còn
ghi rõ "Trong việc phân phối ngân sách hàng năm, cần dành khoảng 40% số thu
trong nước cho xây dựng cơ bản về kinh tế và văn hóa. Trong số đó cần dành
cho khu vực sản xuất khoảng 86%, riêng cho nông nghiệp khoảng 21%, công
nghiệp khoảng trên 48%, giao thông và bưu điện khoảng 12% (10).
Những nhiệm vụ tài chính trên đây đã được triển khai thực hiện trong sự gắn bó
với quá trình phát triển kinh tế và văn hóa, với các cuộc vận động cải tiến quản
lý trong các xí nghiệp quốc doanh, trong các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp,
với cuộc vận động "ba xây, ba chống" trong các cơ sở sản xuất kinh doanh, các
địa phương và các ngành kinh tế, các cơ quan tổng hợp Nhà nước.



×