Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Nâng cao hiệu quả quản lý đăng ký đất đai trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2015 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.8 KB, 48 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

NGUYỄN VIỆT HÒA

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM BÔI, TỈNH HÒA BÌNH
GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

HÒA BÌNH, THÁNG 9 NĂM 2015


HỌC VIỆN CHÍNH TRI QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

ĐỀ ÁN

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM BÔI, TỈNH HÒA BÌNH
GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

Người thực hiện: Nguyễn Việt Hòa
Lớp: Cao cấp Lý luận chính trị Hòa Bình
Đơn vị công tác: Phòng Tài nguyên và Môi trường
huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình
Người hướng dẫn: Thạc sỹ Đặng Thị Tố Tâm
Phó TBT Tạp chí Giáo dục lý luận

HÒA BÌNH, THÁNG 9 NĂM 2015




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Đề án tốt nghiệp lớp Cao cấp Lý luận chính trị “Nâng
cao hiệu quả quản lý đăng ký đất đai trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh
Hòa Bình giai đoạn 2015 - 2020” tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Lãnh đạo, các đồng chí cán bộ, giảng viên của Học viện Chính trị
Khu vực I và Trường Chính trị tỉnh Hòa Bình đã cung cấp đầy đủ kiến thức,
tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin được trân trọng cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo UBND huyện
Kim Bôi; xin được cảm ơn lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện
Kim Bôi và các bộ phận chuyện môn đã giúp đỡ để tôi năm bắt được số liệu
và cung ứng mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành Đề án.
Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ sự kính trọng và lời cảm ơn sâu sắc nhất
đối với Thạc sỹ Đặng Thị Tố Tâm - Phó tổng Biên tập Tạp chí Giáo dục lý
luận đã tận tình hưỡng dẫn, giúp đỡ để tôi hoàn thành Đề án này.
Tôi xin được cảm ơn các bạn đồng nghiệp, người thân đã động viên,
chia sẻ những khó khăn và giúp đỡ tôi hoàn thành Đề án.
Trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất
mong nhận thêm được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp và Hội đồng
khoa học các cấp để Đề án của tôi có khả năng áp dụng và thực hiện đạt kết
quả cao.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hòa Bình, tháng 9 năm 2015
Người viết Đề án

Nguyễn Việt Hòa


MỤC LỤC

1.1.2.2. Giấy chứng nhận QSD đất.........................................................................................7
2.2.2.2. Tình hình sử dụng đất..............................................................................................20
* Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp:................................................................................21
* Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp:..........................................................................22
* Hiện trạng sử dụng đất chưa sử dụng:...............................................................................23
2.2.2.3. Tình hình cấp giấy chứng nhận QSD đất trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa
Bình giai đoạn 2010 đến 2014..............................................................................................24


1

A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết xây dựng đề án
Đất đai là yếu tố cấu thành nên lãnh thổ của mỗi quốc gia, là một tư
liệu sản xuất đặc biệt, đất đai cung cấp nguồn nước cho sự sống, cung cấp
nguồn nguyên vật liệu và khoáng sản, là không gian của sự sống đồng thời
bảo tồn sự sống. Đất đai là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các công trình
văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng.
Ở bất kỳ một Quốc gia nào, đất đai cũng luôn được coi là nguồn tài
nguyên vô cùng quý giá. Đất đai không những đem lại các lợi ích kinh tế mà
còn có ý nghĩa về mặt xã hội và chính trị, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay
thì nó lại càng trở nên quan trọng hơn. Bởi vậy, không một Nhà nước nào lại
không quan tâm tới việc quản lý quỹ đất của mình.
Ở nước ta, trước đây việc quản lý đất đai bị buông lỏng trong một thời
gian dài nhưng những năm gần đây, do tác động của cơ chế thị trường đã
làm thay đổi tình hình sử dụng đất. Cùng với sự thay đổi đó, nhu cầu thực
hiện các quyền sử dụng đất ngày càng cấp thiết. Hệ thống pháp luật đất đai
ra đời đã làm thay đổi các quan hệ pháp luật đất đai giữa Nhà nước với chủ
sử dụng đất và giữa các chủ sử dụng đất với nhau. Nhà nước ta đã, đang và
sẽ ngày càng hoàn thiện các chính sách pháp luật đất đai để thiết lập một hệ

thống hồ sơ địa chính hoàn chỉnh trên phạm vi cả nước, làm cơ sở nắm chắc,
quản lý chặt quỹ đất, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Công tác quản lý đăng ký đất đai là một trong những nội dung rất
quan trọng trong các nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Đăng ký đất đai
là một thủ tục hành chính nhằm thiết lập hồ sơ địa chính đầy đủ, là việc kê
khai và ghi nhận tình trạng pháp lý hiện trạng, nguồn gốc, thời điểm, thời
hạn, giấy tờ và việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu


2

nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi tắt là giấy chứng nhận QSD
đất) và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính.
Trước khi có Luật Đất đai 2013 ra đời thì việc đăng ký đất đai chỉ
thực hiện khi ghi nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất,
hiện nay theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 công tác đăng ký đất đai
đang là quy định bắt buộc đối với mọi đối tượng sử dụng đất hay người được
nhà nước giao đất để quản lý; đăng ký tài sản gắn liền với đất được thực
hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu. Trong tình hình hiện nay, công tác đăng
ký đất đai, cấp giấy chứng nhận đang là yêu cầu bức xúc nhằm hoàn thành
việc cấp giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính ban đầu và đăng ký các biến
động về quyền sử dụng đất, làm cơ sở triển khai thi hành Luật Đất đai, đưa
các hoạt động quản lý đất đai thành nề nếp, thường xuyên. Để công tác đăng
ký đất đai thực hiện được tốt, đòi hỏi cần phải cải tiến nội dung, phương
pháp và thủ tục đăng ký đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho người đăng ký
đất đai và cơ quan thực hiện đăng ký đất đai.
Cùng với sự phát triển của đất nước và nhu cầu, nhiệm vụ chung của
ngành Tài nguyên và Môi trường, công tác quản lý đăng ký đất đai trên địa
bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã được từng bước cải tiến, được coi là
một trong những nhiệm vụ quan trọng.

Qua quá trình học tập và nghiên cứu những quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hệ thống quan điểm đường lối chính
sách của Đảng và Nhà nước tại Học viện Chính trị khu vực I và những thực
tiễn tại địa phương nên tôi chọn Đề án: “Nâng cao hiệu quả quản lý
đăng ký đất đai trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa
Bình giai đoạn 2015 - 2020” sẽ phần nào thấy được những mặt đã
làm được, những tồn tại, khó khăn hiện nay trong công tác quản lý đăng ký
đất đai. Từ đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị góp phần vào việc nâng


3

cao hiệu quả công tác quản lý đăng ký đất đai được thuận tiện, nhanh, gọn,
đầy đủ và chính xác
2. Mục tiêu của đề án
2.1. Mục tiêu tổng quát
- Hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính và đăng ký các biến động đất đai
trên địa bàn;
- Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn
huyện;
- Đảm bảo cho người sử dụng đất thực hiện tốt các quyền lợi và nghĩa
vụ của mình.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tiến tới hoàn thành việc đăng ký lần đầu cho tất cả các thửa đất trên
địa bàn;
- 100% các thửa đất biến động được đăng ký.
3. Giới hạn của đề án
+ Đối tượng của đề án: Nâng cao hiệu quả quản lý đăng ký đất đai.
+ Giới hạn về không gian
Đề án thực hiện ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh

Hòa Bình.
+ Giới hạn về thời gian
Quản lý đất đai là vấn đề rất phức tạp và nhạy cảm. Vì vậy, Đề án
đánh giá thực trạng quản lý đăng ký đất đai từ khi có Luật Đất đai năm 2003
đến khi có Luật Đất đai năm 2013. Thời gian thực hiện đề án từ 2015 - 2020.
.


4

B. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN
1. Cơ sở xây dựng đề án
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Sự cần thiết phải quản lý đăng ký đất đai
Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 của Ban chấp hành Trung
ương khóa XI, Đảng ta đã thể hiện quan điểm chỉ đạo, tiếp tục thực hiện và định
hướng đổi mới chính sách pháp luật đất đai với các nội dung chủ yếu sau:
- Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và
thống nhất quản lý; Nhà nước giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài hoặc có thời hạn theo quy định của
pháp luật. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được Nhà nước giao
cho cá nhân, tổ chức sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai
của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ cách mạng lâm thời
cộng hòa Miền nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam;
- Đất đai là tài nguyên Quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất
đặc biệt, là nguồn nội lực và nguồn vốn to lớn của đất nước; quyền sử dụng
đất là hàng hóa đặc biệt. Chính sách đất đai phải chú ý đầy đủ tới các mặt
kinh tế, chính trị, xã hội; đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, người đầu
tư và người sử dụng đất, trong đó cần chú trọng đúng mức lợi ích của Nhà

nước, của xã hội. Tăng cường trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi thành viên
trong xã hội đối với việc quản lý và sử dụng đất;
- Khai thác và sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, phát
huy tối đa tiềm năng, nguồn lực về đất, đầu tư mở rộng diện tích, nâng cao chất
lượng và bảo vệ đất canh tác nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực quốc
gia và môi trường sinh thái theo quy hoạch và kế hoạch của Nhà nước;


5

- Đổi mới chính sách, pháp luật đất đai phù hợp với đường lối phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hộ chủ nghĩa. Chủ động phát triển
vững chắc thị trường bất động sản (trọng tâm là các đô thị) có sự quản lý và
điều tiết của Nhà nước, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, trong
đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; không tách rời thị trường sử dụng
đất và các tài sản gắn liền với đất; chống đầu cơ đất đai;
- Kiên quyết lập lại trật tự trong quản lý, sử dụng đất đai theo pháp luật.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò
của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc; Hội Nông dân Việt Nam, các đoàn thể nhân dân
và toàn dân trong thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai. Bảo đảm sự quản
lý Nhà nước thống nhất của Trung ương, đồng thời phân cấp cho địa phương,
có chế tài nghiêm trong thực thi chính sách, pháp luật đất đai.
1.1.2. Một số khái niệm và quy định liên quan đến công tác đăng ký
đất đai
1.1.2.1. Đăng ký đất đai
Đăng ký đất đai là một trong các nội dung quản lý Nhà nước về đất
đai nhằm xác lập mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước (với tư cách là chủ sở
hữu) và người sử dụng đất (người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất…);
người được giao để quản lý để xác lập địa vị pháp lý của họ trong việc sử
dụng đất đối với Nhà nước và xã hội, thiết lập hồ sơ đầy đủ để quản lý thống

nhất đất đai theo pháp luật, cấp giấy chứng nhận QSD đất cho những người
đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Đăng ký đất đai là quy định bắt buộc với mọi đối tượng sử dụng đất
hay người được nhà nước giao đất để quản lý; đăng ký tài sản gắn liền với
đất được thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu, do hệ thống ngành Tài
nguyên và Môi trường giúp UBND các cấp tổ chức thực hiện.


6

Kết hợp với bản đồ địa chính, việc kê khai đăng ký đất đai và cấp giấy
chứng nhận QSD đất sẽ hình thành lên hệ thống hồ sơ địa chính.
* Mục đích của đăng ký đất đai nhằm:
- Bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai;
- Nhà nước nắm quỹ đất để có đủ căn cứ pháp lý xác định quyền và
nghĩa vụ của người sử dụng đất;
- Bảo hộ quyền sử dụng hợp pháp của chủ sử dụng đất theo quy định
của pháp luật.
* Yêu cầu của việc đăng ký đất đai:
- Việc đăng ký đất đai trước hết phải theo đúng Luật Đất đai, các quy
định kỹ thuật và các thủ tục đăng ký của ngành Tài nguyên và Môi trường;
- Đăng ký phải đúng người sử dụng, diện tích sử dụng, mục đích, loại
đất, thời hạn sử dụng…;
- Các tài liệu của hồ sơ địa chính phải được thiết lập đầy đủ và đúng
quy cách của từng loại tài liệu trong hồ sơ địa chính.
Đăng ký đất đai có 2 hình thái :
+ Đăng ký đất đai ban đầu: Là đăng ký được thực hiện lần đầu để thiết
lập hồ sơ địa chính ban đầu cho thửa đất và cấp giấy chứng nhận QSD đất
cho những chủ sử dụng có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
+ Đăng ký biến động đất đai: Là hoạt động thường xuyên của cơ quan

hành chính Nhà nước, trực tiếp là ngành Tài nguyên và Môi trường nhằm
cập nhật những thông tin về đất đai để bảo đảm cho hệ thống hồ sơ địa chính
luôn phản ánh đúng hiện trạng sử dụng đất, làm cơ sở để Nhà nước phân tích
các hiện tượng kinh tế - xã hội phát sinh trong công tác quản lý đất đai.
Đăng ký biến động có các đặc điểm cơ bản sau:
- Phải dựa trên hồ sơ đăng ký đất đai ban đầu;


7

- Được tiến hành thường xuyên và tồn tại song song với quá trình sử
dụng đất.
1.1.2.2. Giấy chứng nhận QSD đất
Giấy chứng nhận QSD đất là chứng thư pháp lý chứng nhận quyền sử
dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất như: Chuyển nhượng, thừa kế, thế
chấp, tặng cho, cho thuê, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất… để họ
yên tâm đầu tư, cải tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
- Các trường hợp được Nhà nước cấp giấy chứng nhận QSD đất:
+ Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trừ trường hợp thuê,
thuê lại của người khác hoặc đất công ích;
+ Người được Nhà nước giao đất từ 15/10/1993 đến trước ngày Luật
Đất đai 2003 có hiệu lực mà chưa được cấp giấy chứng nhận QSD đất;
+ Người đang sử dụng đất theo quy định của Điều 50, 51 Luật Đất đai
2003 mà chưa được cấp giấy chứng QSD đất;
+ Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận
tặng cho quyền sử dụng đất, người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp
đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ, các tổ chức sử
dụng đất là pháp nhân mới được hình thành do các bên góp vốn bằng quyền
sử dụng đất;
+ Đối tượng sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của toà án, quyết

định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất
đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
+ Đối tượng trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
+ Đối tượng sử dụng đất của khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu
kinh tế;
+ Đối tượng mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở;
+ Đối tượng được Nhà nước thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở.


8

- Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận QSD đất:
+ UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy chứng nhận
QSD đất cho tổ chức; cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
tổ chức, cá nhân nước ngoài;
+ UBND cấp huyện cấp giấy chứng nhận QSD đất cho hộ gia đình, cá
nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở
gắn liền với quyền sử dụng đất.
1.1.2.3. Hồ sơ địa chính
Hồ sơ địa chính là hệ thống các tài liệu, số liệu, bản đồ, sổ sách…
chứa đựng những thông tin về các mặt tự nhiên, kinh tế xã hội và pháp lý
của đất đai cần thiết cho việc thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước về
đất đai hay nói cách khác là những thông tin cần thiết để Nhà nước thực hiện
chức năng quản lý của mình đối với đất đai với tư cách là chủ sở hữu.
Hồ sơ địa chính gồm: Bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê, sổ
theo dõi biến động đất đai và bản lưu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Nguyên tắc lập hồ sơ địa chính:
- Hồ sơ địa chính được lập theo đơn vị hành chính cấp xã;
- Việc lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính thực hiện theo đúng trình tự thủ
tục hành chính đã quy đinh;

- Hồ sơ địa chính dạng số, trên giấy phải bảo đảm tính thống nhất nội
dung thông tin thửa đất với giấy chứng nhận QSD đất và hiện trạng sử dụng đất.
Trách nhiệm lập hồ sơ địa chính:
- Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức việc lập hồ sơ địa chính;
- Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi
trường triển khai việc lập hồ sơ địa chính gốc và làm 02 bản sao để gửi Văn
phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường
(đối với nơi có Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất) hoặc gửi phòng Tài


9

nguyên và Môi trường (đối với nơi chưa có Văn phòng Đăng ký quyền sử
dụng đất) và UBND cấp xã.
Trách nhiệm chỉnh lý và cập nhật hồ sơ địa chính:
- Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi
trường chỉnh lý và cập nhập hồ sơ gốc;
- Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và
Môi trường và cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn chỉnh lý cập nhật bản sao
hồ sơ địa chính.
Trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính
- Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi
trường quản lý hồ sơ địa chính gốc và các tài liệu có liên quan;
- Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và
Môi trường quản lý bản sao hồ sơ địa chính và các tài liệu có liên quan;
- UBND xã, phường, thị trấn quản lý bản sao hồ sơ địa chính, bản trích
sao hồ sơ địa chính đã được chỉnh lý, cập nhật và các giấy tờ kèm theo do
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường
gửi đến để chỉnh lý, cập nhật bản sao hồ sơ địa chính.
1.1.3. Nội dung quản lý đăng ký đất đai

- Xây dựng kế hoạch cấp giấy chứng nhận QSD đất;
- Thực hiện đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận QSD đất; thống kê,
kiểm kê đât đai;
- Đội ngũ trực tiếp làm công tác đăng ký đất đai và cán bộ địa chính các
xã, thị trấn.
1.1.4. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý đăng ký đất đai
- Tỷ lệ diện tích đất được cấp giấy chứng nhận QSD đất so với tổng
diện tích đất cần cấp giấy chứng nhận;


10

- Tỷ lệ hộ gia đình được cấp giấy chứng nhận QSD đất so với nhu cầu
cần cấp giấy chứng nhận;
- Tỷ lệ diện tích đất được cấp giấy chứng nhận QSD đất đối với các
loại đất.
1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý
Quá trình phát triển kinh tế xã hội, hệ thống các văn bản quản lý nhà
nước về đất đai được ban hành một cách thống nhất trong phạm vi cả nước
bao gồm:
- Luật Cải cách Ruộng đất ban hành ngày 04/12/1953 của Nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa;
- Thông tư số 73/TTg ngày 07/7/1962 của Thủ tướng Chính phủ Nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa về việc quản lý đất của tư nhân cho thuê đất, đất
vắng chủ, đất bỏ hoang tại nội thành, nội thị;
- Điều lệ Hợp tác xã Nông nghiệp bậc cao ban hành ngày 01/5/1969;
- Nghị quyết số 25-CP ngày 28/6/1971 của Hội đồng Chính phủ Nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa về việc tăng cường công tác quản lý ruộng đất;
- Nghị định số 47-CP ngày 15/3/1972 của Hội đồng Chính phủ Nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa ban hành Điều lệ tạm thời về lựa chọn địa điểm

công trình và quản lý đất xây dựng;
- Nghị quyết số 28-CP ngày 16/12/1973 của Hội động Chính phủ
Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa về việc di chuyển dân cư để giải phóng
lòng sông;
- Quyết định số 129-CP ngày 25/5/1974 của Hội đồng Chính phủ
Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa về việc ban hành chính sách đối với các
hợp tác xã mở rộng diện tích phát triển Nông nghiệp, lâm nghiệp ở trung du
và miền núi;


11

- Chỉ thị số 231/TTg ngày 24/9/1974 của Thủ tướng Chính phủ về
tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất;
- Nghị định số 01/NĐ/75 ngày 05/3/1975 của Chính phủ Cách mạng
lâm thời Cộng hòa Miền nam Việt Nam về chính sách ruộng đất;
- Chỉ thị số 235-CT/TW ngày 25/9/1976 của BCH Trung ương Đảng
lao động Việt Nam về việc thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị về vấn đề
ruộng đất ở Việt nam;
- Quyết định số 188/CP ngày 25/9/1976 của Hội đồng Chính phủ
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chính sách xóa bỏ triệt để tàn
tích chiếm hữu ruộng đất và các hình thức bóc lột thực dân, phong kiến ở
Miền nam Việt Nam;
- Quyết định số 318/CP ngày 14/12/1978 của Hội đồng Chính phủ
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về xóa bỏ hình thức bóc lột tư
bản chủ nghĩa về ruộng đất và xúc tiến điều chỉnh ruộng đất ở nông thôn
Miền Nam;
- Quyết định số 201/CP ngày 01/7/1980 của Hội đồng Chính phủ
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc thống nhất quản lý ruộng
đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước;

- Luật Đất đai năm 1987;
- Nghị định số 30/HĐBT ngày 23/3/1989 của Hội đồng Bộ trưởng về
việc thi hành Luật Đất đai năm 1987;
- Điều 17, 18, Hiến pháp 1992 quy định chế độ sở hữu toàn dân về
đất đai;
- Luật Đất đai năm 1993; Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp năm
1994; Luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất năm 1994; Nghị định số 02-CP
ngày 15/01/1994 của Chính phủ về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp;


12

Nghị định số 64-CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ về việc giao đất nông
nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định lâu dài vào mục
đích nông nghiệp; Nghị định số 60/CP ngày 05/7/1994 của Chính hủ về
quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị; Luật sửa đổi bổ sung
Luật Đất đai năm 1998, năm 2001;
- Luật Đất đai ngày 26/11/2003;
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về
thi hành Luật Đất đai năm 2003;
- Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về
thu tiền sử dụng đất;
- Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về
phương pháp xác định gia đất;
- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004của Chính phủ về
bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy
định về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện
quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà

nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại tố cáo về đất đai;
- Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 02/7/2007 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường hướng dân thực hiện một số điều của Nghị định số
84/2007/NĐ-CP của Chính phủ;
- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Chi thị số 1474/CT-TTg ngày 24/8/2011của Thủ tướng Chính phủ về
thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất và xây dựn cơ sở dữ liệu đất đai;


13

- Công văn số 3987/BTNMT-TCQLĐ ngày 28/10/2011 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc thực hiện Chỉ thị 1474/CT-TTg ngày
24/8/2011 của Thủ tường Chính phủ;
- Nghị quyết số 30/2012/QH13 của Quốc hội tại kỳ họp thứ 3 - Quốc
hội khóa XIII về hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong năm 2013;
- Luật Đất đai được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2013;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Đất đai;
- Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn về trình tự thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất;
- Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính;
- Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định về lập bản đồ địa chính.

1.3. Cơ sở thực tiễn
Công tác đăng ký đất đai trước khi có Luật Đất đai năm 2013 ra đời
không mang tính quy định bắt bộc, vì vậy nó chỉ thực hiện khi người sử
dụng đất có nhu cầu cấp giấy chứng nhận QSD đất tức là ghi nhận, xác lập
quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, cơ quan thực hiện đăng ký
đất đai chờ người sử dụng đất đến để đăng ký. Dẫn đến việc đăng ký vào hồ
sơ địa chính đối với các thửa đất là không thường xuyên, bị bỏ xót, không
đồng bộ làm cho công tác quản lý đất đai gặp nhiều khó khăn, không bảo vệ
được quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất xảy ra các khiếu kiện về
đất đai. Luật Đất đai 2013 ra đời quy định đăng ký đất đai là bắt buộc với
mọi đối tượng sử dụng đất hay được Nhà nước giao đất để quản lý, công tác


14

đăng ký đất đai ngày càng gia tăng, đòi hỏi phải cải tiến công tác đăng ký
đất đai mới đáp ứng được nhiệm vụ trong tình hình hiện nay.
2. Nội dung thực hiện của đề án
2.1. Bối cảnh thực hiện đề án
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Kim Bôi
Huyện Kim Bôi nằm phía Đông tỉnh Hoà Bình (trung tâm huyện cách
thành phố Hoà Bình khoảng 35km), có toạ độ địa lý vào khoảng 20 031’ đến
20051’ vĩ độ Bắc và 105022’ đến 105044’ kinh độ Đông.
- Phía Đông giáp huyện Lương Sơn;
- Phía Tây giáp huyện Cao Phong, huyện Tân Lạc, thành phố Hoà Bình;
- Phía Nam giáp huyện Yên Thuỷ, huyện Lạc Thuỷ;
- Phía Bắc giáp huyện Kỳ Sơn, huyện Lương Sơn.
Với vị trí địa lý nằm tiếp giáp với thành phố Hòa Bình và nhiều huyện
khác trong tỉnh, có đường Tỉnh lộ 12B chạy qua nên huyện có vai trò quan
trọng trong chiến lược quốc phòng, an ninh và có nhiều điều kiện thuận lợi

trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội.
Là huyện miền núi của tỉnh Hoà Bình, nằm ở độ cao khoảng 310m so
với mặt nước biển. Địa hình của huyện được cấu tạo bởi những dãy núi chạy
dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với độ cao biến đổi từ 200m đến hơn
500m. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và nghiêng dần từ Tây sang
Đông. Xen lẫn các dãy núi cao là các thung lũng, sông suối nhỏ hẹp và dốc
phân bố khắp nơi trên địa bàn huyện, có thể chia địa hình huyện Kim Bôi
thành 3 vùng:
- Vùng Đông Bắc gồm 12 xã: Tú Sơn, Đú Sáng, Bắc Sơn, Hùng Tiến,
Nật Sơn, Sơn Thuỷ, Vĩnh Tiến, Bình Sơn, Đông Bắc, Vĩnh Đồng, Hợp Đồng
và Thượng Tiến;
- Vùng trung tâm gồm 7 xã: Trung Bì, Thượng Bì, Hạ Bì, Kim Tiến,


15

Kim Bình, Kim Bôi và thị trấn Bo;
- Vùng Nam gồm 9 xã: Hợp Kim, Kim Sơn, Lập Chiệng, Nam Thượng,
Sào Báy, Nuông Dăm, Mỵ Hòa, Kim Truy và Cuối Hạ.
Kim Bôi nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, cũng tương tự như
các huyện khác trong tỉnh, khí hậu của huyện mang tính chất của vùng khí
hậu nhiệt đới gió mùa, được chia thành 2 mùa rõ rệt:
- Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa tập trung từ
tháng 7 đến tháng 9, bình quân có 122 ngày mưa/năm, cao nhất 146
ngày/năm;
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, khí hậu khô hanh, độ ẩm
thấp, có sương muối, sương mù và mưa phùn giá rét.
Là huyện có địa hình chia cắt phức tạp, độ dốc lớn nên đất đai của huyện
không đồng nhất. Đất được hình thành trên nền đất cổ phát triển trên các loại
núi đá trầm tích biến chất như phiến thạch, sa thạch, đá vôi mắc ma trung tính.

Ngoài ra còn có đất xói mòn trơ sỏi đá, các loại đất Feralit biến đổi do trồng lúa
nước và các loại đất phù sa sông suối.
Đánh giá theo địa hình và mức độ thích nghi đối với loại cây trồng, vật
nuôi, đất đai của huyện được chia thành 3 nhóm chính:
- Đất núi (nằm ở độ cao trên 300m): Diện tích khoảng 17.085,44 ha;
- Đất đồi (nằm ở độ cao dưới 300m): Diện tích khoảng 24.086,30 ha;
- Đất ruộng (nằm dọc theo sông Bôi và các suối lớn trong huyện): Diện
tích khoảng 7.587,90 ha trồng lúa nước và đây cũng là loại đất có diện tích
lớn nhất trong nhóm.
Ngoài 3 loại trên, huyện còn có hơn 5.102 ha núi đá và 1.089 ha sông
suối và mặt nước chuyên dùng.


16

Nguồn nước mặt của huyện được hình thành bởi hệ thống sông Bôi, 7
suối lớn, các hồ đập chứa nước và nhiều suối nhỏ. Ngoài ra huyện có nguồn
nước khoáng nóng với trữ lượng khá lớn tại địa bàn các xã: Vĩnh Đồng, Hạ
Bì, Sào Báy và Đông Bắc hiện nay đang được khai thác vào mục đích du lịch
và dịch vụ.
Diện tích rừng của huyện là 35.487,14 ha, chiếm 64,58% tổng diện tích
đất tự nhiên toàn huyện, với độ che phủ đạt 47 %. Tài nguyên khoáng sản rất
phong phú như: Than đá, Vàng sa khoáng, Quặng Pirit, Đá Granit và dãy Núi
đá vôi có hầu hết các xã trong huyện.
Lịch sử hình thành, phát triển của vùng đất và con người huyện Kim
Bôi gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam. Trên
địa bàn huyện hiện có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc
Mường chiếm 83,0 %. Với những truyền thống và bản sắc riêng đã hình thành
nên nền văn hóa rất đa dạng và phong phú, có nhiều nét độc đáo, giàu tính
nhân văn sâu sắc.

Là một huyện vùng cao với diện tích đất chủ yếu là đồi núi, là địa bàn
sinh sống của nhiều loài thực vật, động vật, nhiều tiềm năng phát triển với các
khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan môi trường đa dạng, khí hậu mát mẻ là
điều kiện để phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái và văn hóa.
Dân số là 117.391 người. Mật độ dân số trung bình là 190 người/km2, so
với mật độ trung bình chung của cả tỉnh là 171 người/km2. Trong đó khu vực
thị trấn 364 người/km2, khu vực nông thôn 150 người/km2.
Toàn huyện có 28 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn và 27 xã, tỷ lệ hộ
nghèo còn cao (18,15%), thu nhập bình quân đầu người đạt 12.550 triệu
đồng/người/năm, lực lượng lao động qua đào tạo khoảng 44 %.


17

2.2. Thực trạng vấn đề cần giải quyết
2.2.1. Giới thiêu về Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kim Bôi
2.2.1.1.Vị trí, chức năng
Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân
cấp huyện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường gồm: Đất đai, tài
nguyên nước, khoáng sản, môi trường, biến đổi khí hậu. Chịu sự chỉ đạo,
quản lý và điều hành của Ủy ban nhân dân cấp huyện; đồng thời chịu sự chỉ
đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và
Môi trường.
2.2.1.2. Nhiệm vụ
Tổ chức thực hiện lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thẩm định hồ
sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển
quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận QSD đất cho các đối tượng thuộc
thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện; theo dõi biến động về đất đai;
tham gia xác định giá đất; thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định

cư; đăng ký, xác nhận và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường,
đề án bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường và các kế hoạch phòng
ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường trên địa bàn; thực hiện các biện
pháp bảo vệ chất lượng tài nguyên nước, ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm
nguồn nước; tổ chức đăng ký hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, tài nguyên thiên
nhiên khác theo quy định của pháp luật; thực hiện kế hoạch hành động ứng
phó với biến đổi khí; tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ
môi trường, tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ
tài nguyên, môi trường …


18

2.2.1.3. Tổ chức và biên chế
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện có 11 cán bộ (7 công chức, 4
viên chức), về trình độ chuyên môn có 10 đại học, 01 cao đẳng. Trưởng phòng
phụ trách chung, 02 Phó Trưởng phòng: 01 Phó Trưởng phòng phụ trách quản
lý đất đai và kiêm Giám đốc Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, 01 Phó
Trưởng phòng phụ trách khoáng sản, môi trường, nước và biến đổi khí hậu.
2.2.2. Thực trạng quản lý đăng ký đất đai trên địa bàn huyện Kim
Bôi giai đoạn đến ngày 01/01/2014
2.2.2.1. Tình hình quản lý đất đai
Trong những năm qua, UBND huyện Kim Bôi đã tập trung chỉ đạo và
thực hiện đầy đủ các văn bản pháp luật về đất đai theo chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như chủ trương, chính sách của tỉnh
Hòa Bình đề ra. UBND huyện Kim Bôi đã ban hành các văn bản để cụ thể
hóa việc quản lý đất đai. Trong những năm qua công tác ban hành và thực
hiện các văn bản luật về đất đai phần nào đã đáp ứng được yêu cầu công tác
quản lý và sử dụng đất đai trên đại bàn huyện.

Việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính được thực hiện tốt trên cơ sở kết quả hoạch định
ranh giới theo Chỉ thị số 364/CT ngày 06/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng và
Nghị quyết số 31/NQ-CP của Chính phủ. Hiện nay ranh giới giữa huyện Kim
Bôi với các huyện giáp ranh cũng được phân định rõ ràng, không có tranh
chấp về ranh giới trên địa bàn huyện.
Trên địa bàn huyện duy nhất có thị trấn Bo đã được đo đạc lập bản đồ
địa chính từ năm 2000. 27 xã còn lại vẫn tiếp tục sử dụng bản đồ 299 trong
việc quản lý đất đai. Do chưa được đo đạc lập bản đồ địa chính nên việc chỉnh
lý bản đồ theo phương pháp đơn giản để phục vụ kịp thời cho công tác cấp
giấy chứng nhận QSD đất. Các địa phương trong toàn huyện cũng tiến hành


19

lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất và kết quả đạt được là 100% các xã đã có
bản đồ quy hoạch tính đến năm 2014.
Quy hoạch sử dụng đất của huyện Kim Bôi giai đoạn năm 2011 - 2020 đã
được lập. Kế hoạch sử dụng đất của huyện hàng năm được triển khai thực hiện
đúng trình tự và thời gian theo quy định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Thời gian qua, UBND huyện Kim Bôi đã thực hiện công tác giao đất, thu
hồi đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng trình tự, thủ tục
của pháp luật. UBND huyện đã quan tâm, chỉ đạo các xã, thị trấn khẩn trương
tiến hành cấp giấy chứng nhận QSD đất cho các tổ chức và hộ gia đình, cá
nhân, việc cấp giấy chứng nhận QSD đất trong thời gian qua đã tập trung thực
hiện đồng bộ với công tác quy hoạch sử dụng đất, gắn kết với chống manh
mún đất nông nghiệp tạo điều kiện cho các hộ nông dân an tâm sản xuất thực
hiện tốt chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước.
Công tác thống kê đất đai được tiến hành vào ngày 01/01 hàng năm,
việc kiểm kê đất đai được tiến hành 5 năm một lần theo đúng quy trình, tiến

độ đề ra.
Việc quản lý tài chính về đất đai trong những năm qua vẫn được Chi
cục Thuế huyện Kim Bôi thực hiện và có báo cáo đầy đủ. Công tác quản lý tài
chính được thực hiện khá tốt.
Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của
người sử dụng đất đươc quan tâm. Huyện Kim Bôi đã thành lập các đoàn
thanh tra liên ngành để kiểm tra xử lý những vi phạm về quản lý sử dụng đất
đai đối với một số đơn vị tập thể, cá nhân lấn chiếm và sử dụng đất không
đúng mục đích.
Duy trì lịch tiếp dân của Chủ tịch và lãnh đạo các cơ quan liên quan,
chỉ đạo thủ trưởng các phòng, ban, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn thực hiện
chế độ tiếp dân đúng quy định. Ngoài ra, huyện còn tổ chức tiếp nhận các hồ


20

sơ xin cấp giấy chứng nhận QSD đất do nhân dân trực tiếp kê khai và kê lại
đơn xin cấp giấy chứng nhận QSD đất theo mẫu mới quy định hiện hành. Văn
phòng Đăng ký quyền sử dụng đất của huyện ra đời tháng 9 năm 2009 đã giải
quyết những vướng mắc trong công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất, giải
quyết phần lớn công việc cho Phòng Tài nguyên và Môi trường trong công tác
cấp giấy chứng nhận QSD đất cho người sử dụng đất.
2.2.2.2. Tình hình sử dụng đất
Theo số liệu thống kê đất đai ngày 01/01/2014, huyện Kim Bôi có tổng
diện tích đất tự nhiên là 54.950,64 ha, trong đó: Diện tích đất nông nghiệp
chiếm nhiều nhất 42.199,76 ha, chiếm 76,80 % tổng diện tích tự nhiên; đất phi
nông nghiệp 5.169,10 ha, chiếm 9,41 % tổng diện tích tự nhiên và đất chưa sử
dụng 7.581,76 ha, chiếm 13,80% tổng diện tích tự nhiên.
Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất đến ngày 01/01/2014 của huyện Kim Bôi


TT

Mục đích sử dụng

1

Tổng diện tích tự nhiên
Đất nông nghiệp

1.1

Mã đất

Diện tích
(ha)

Cơ cấu
(%)

NNP

54950.64
42199.76

100.00
76.80

Đất sản xuất nông nghiệp

SXN


6670.67

12.14

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

CHN

5764.16

10.49

1.1.1.1

Đất trồng lúa

LUA

3853.60

7.01

1.1.1.2

Đất cỏ dùng vào chăn nuôi

COC


107.12

0.19

1.1.1.3

Đất trồng cây hàng năm khác

HNK

1803.44

3.28

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

CLN

906.51

1.65

1.2

Đất lâm nghiệp

LNP


35478.93

64.57

1.2.1

Đất rừng sản xuất

RSX

19807.38

36.05

1.2.2

Đất rừng phòng hô

RPH

10789.16

19.63

1.2.3

Đất rừng đặc dụng

RDD


4882.39

8.89


21
1.3

Đất nuôi trồng thủy sản

NTS

50.16

0.09

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

5169.10

9.41

2.1

Đất ở


OTC

1658.63

3.02

2.1.1

Đất ở tại nông thôn

ONT

1639.99

2.98

2.1.2

Đất ở tại độ thị

ODT

18.64

0.03

2.2

Đất chuyên dùng


CDG

2062.69

3.75

2.2.1

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

CTS

27.53

0.05

2.2.2

Đất quốc phòng

CQP

772.81

1.41

2.2.3

Đất an ninh


CAN

0.43

0.00

2.2.4

Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp

CSK

409.24

0.74

2.2.5

Đất có mục đích công cộng

CCC

852.68

1.55

2.3

Đất tôn giáo, tín ngưỡng


TTN

2.4

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD

352.08

0.64

2.5

Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng

SMN

1094.67

1.99

2.6

Đất phi nông nghiệp khác

PNK

1.03


0.00

3

Đất chưa sử dụng

CSD

7581.78

13.80

3.1

Đất bằng chưa sử dụng

BCS

55.60

0.10

3.2

Đất núi đá chưa sử dụng

DCS

2446.02


4.45

3.3

Đất núi đá chưa có rừng cây

NCS

5080.16

9.24

(Nguồn số liệu: Thống kê đất đai năm 2014 huyện Kim Bôi)
* Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp:
Huyện Kim Bôi có 42.199,76 ha đất nông nghiệp, chiếm 76,80 % tổng
diện tích đất tự nhiên, trong đó:
- Đất sản xuất nông nghiệp 6.670,67 ha, chiếm 15,8 % diện tích đất
nông nghiệp, trong đó:
+ Đất trồng cây hàng năm 5.764,16 ha, chiếm 86,4 % diện tích đất nông
nghiệp. Trong đó: Đất lúa 3.853,60 ha, chiếm 66,9 % diện tích đất trồng cây
hàng năm; đất cỏ dùng chăn nuôi 107,12 ha, chiếm 1,9 % diện tích đất trồng
cây hàng năm; đất trồng cây hàng năm khác 1.803,44 ha, chiếm 31,2 %;
+ Đất trồng cây lâu năm 906,51 ha, chiếm 13,6 % diện tích đất sản


×