Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Hoàn thiện văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước tại thành phố trà vinh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (944.37 KB, 28 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Văn hóa công sở có thể được hiểu là những quy tắc, chuẩn mực ứng xử của
các CBCC trong hoạt động thi hành công vụ. Việc xây dựng văn hóa trong công sở
hành chính cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế ở Việt Nam là việc làm
hết sức cần thiết nhằm chuẩn hóa phong cách ứng xử của CBCC - những “công bộc
của dân” trong hoạt động công vụ, đảm bảo tính chuyên nghiệp, nghiêm túc và hiệu
quả ở mọi khâu hoạt động của CQHCNN, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động
của nền hành chính quốc gia, góp phần rất lớn trong công cuộc cải cách hành chính
nước ta trong điều kiện nền kinh tế thị trường và xu thế hợp tác kinh tế quốc tế và
quá trình hội nhập toàn cầu. Đồng thời, tạo ra những chuyển biến tích cực, góp phần
quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội theo mục tiêu “Dân giàu, nước
mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.
Trong những năm qua, nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy định
nhiều nội dung có liên quan đến văn hóa công sở. Ngày 26 tháng 02 năm 2007, Bộ
Nội vụ đã ban hành Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV về việc ban hành Quy tắc ứng
xử của CBCCVC làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương. Ngày 02 tháng 8
năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg về
việc ban hành Quy chế văn hóa công sở, quy chế này đã đưa ra những quy định về
trang phục, giao tiếp và ứng xử của CBCCVC khi thi hành nhiệm vụ; bài trí công sở
tại các CQHCNN. Ngoài ra, các bộ ngành Trung ương và chính quyền các địa
phương cũng đã ban hành nhiều văn bản quy định những vấn đề liên quan đến văn
hóa công sở, chế độ công vụ để điều chỉnh thái độ ứng xử và hành vi của CBCCVC
trong quá trình thực thi công vụ.
Thành phố Trà Vinh là một thành phố trẻ, được thành lập trên cơ sở thị xã
Trà Vinh thuộc tỉnh Trà Vinh. Văn hóa công sở ở đây được quan tâm thực hiện
song song với cải cách hành chính. Trong những năm gần đây, chính quyền địa
phương đã ban hành nhiều văn bản điều chỉnh việc thực hiện các nội dung liên quan
1



đến Văn hóa công sở của các CQHCNN. Từ đó, hiệu quả hoạt động của các cơ quan
có những bước chuyển biến tích cực. Thành phố Trà Vinh là địa bàn có nền văn hóa
hỗn hợp được pha trộn chủ yếu bởi nền văn hóa của 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa.
Bên cạnh đó, là trung tâm tỉnh lỵ của một trong những tỉnh nghèo của đồng bằng
sông Cửu Long, trình độ của đội ngũ CBCC trong hệ thống công sở hành chính còn
chưa cao. Vì vậy, bên cạnh những mặt tích cực, thì việc thực hiện văn hóa công sở
còn có nhiều hạn chế, một số CBCC chưa thật sự xem mình là “công bộc của dân”
nên vẫn còn có thái độ lơ là trong cung cách phục vụ, chưa thật sự xem người dân là
khách hàng của nền công vụ. Với mong muốn tìm hiểu những ưu điểm, hạn chế
trong việc thực hiện quy chế văn hóa công sở tại các CQHCNN tại thành phố Trà
Vinh, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện văn hóa công sở tại địa phương
nên tác giả quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện văn hóa công sở trong các cơ
quan hành chính nhà nƣớc tại Thành phố Trà Vinh” làm luận văn tốt nghiệp
cao học chuyên ngành Quản lý Hành chính công.
2. Tình hình nghiên cứu
Văn hóa công sở là một vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm, nghiên cứu
của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, nghiên cứu sinh, học viên cao học, là một lĩnh
vực nghiên cứu mang tính chất chuyên sâu với nhiều vấn đề mang tính chính trị - xã
hội nhạy cảm, nhiều vấn đề mới nảy sinh trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế quốc tế.
Do đó, cần có sự xem xét về phương pháp luận. Đến nay, đã có nhiều công trình
nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này như:
- Yếu tố văn hóa trong việc nâng cao hiệu quả quản lý công sở, luận văn
Thạc sĩ Quản lý nhà nước của Hoàng Xuân Tuyền (2002). Luận văn phân tích cơ sở
hình thành văn hóa công sở, thực trạng của văn hóa Việt Nam và đưa ra những giải
pháp cơ bản để xây dựng văn hóa công sở;
- Văn hóa công sở trong cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam hiện nay,
luận văn Thạc sĩ Quản lý Hành chính công của Châu Thị Thanh Hà (2008). Luận
văn nghiên cứu thực trạng văn hóa công sở trong CQHCNN Việt Nam; thách thức
2



đặt ra đối với văn hóa công sở trước yêu cầu cải cách hành chính ở Việt Nam;
những bài học kinh nghiệm về việc xây dựng và phát triển văn hóa công sở của
Nhật Bản, của các doanh nghiệp; đồng thời đưa ra một số giải pháp để phát triển
văn hóa công sở trong các CQHCNN ở Việt Nam hiện nay;
- Xây dựng văn hóa công sở trong cơ quan hành chính nhà nước trên địa
bàn quận tại thành phố Hồ Chí Minh, luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công
của Võ Minh Hoàng (2010). Luận văn phân tích thực trạng văn hóa công sở trong
cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn quận tại Tp. Hồ Chí Minh và đưa ra định
hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện văn hóa công sở, góp phần bảo đảm
hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn quận;
- Thực hiện Quy chế văn hóa công sở trong hoạt động công vụ ở thành phố
Hồ Chí Minh, luận văn Thạc sĩ Quản lý Hành chính công của Nguyễn Thị Thanh
Tâm (2010). Luận văn nghiên cứu thực trạng và đưa ra định hướng, giải pháp nâng
cao hiệu quả thực thi quy chế văn hóa công sở trong hoạt động công vụ ở Tp. Hồ
Chí Minh;
- Hoàn thiện văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước,
nghiên cứu từ thực tiễn tại Tp. Hồ Chí Minh, luận văn Thạc sĩ Quản lý Hành chính
công của Đặng Kim Quyên (2011). Luận văn đã phân tích thực trạng và đưa ra giải
pháp hoàn thiện văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước tại Tp. Hồ
Chí Minh;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện Quy chế văn hóa công sở trong cơ quan
hành chính nhà nước cấp huyện – từ thực tiễn Tp. Hồ Chí Minh, luận văn Thạc sĩ
Quản lý Hành chính công của Nguyễn Tiến Vũ (2013). Luận văn nghiên cứu việc tổ
chức thực hiện Quy chế văn hóa công sở trong CQHCNN cấp huyện tại Tp. Hồ Chí
Minh; phân tích làm rõ những thành tựu, hạn chế để đề xuất giải pháp khắc phục
nhằm hướng tới xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, gần gũi với dân, vì dân,
nâng cao vị thế của cơ quan nhà nước;

3



- Văn hóa công sở: Cần có những chấn chỉnh kịp thời, bài viết của Cao
Quốc Kỳ - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum đăng trên báo Dân trí
điện tử ngày 23 tháng 12 năm 2008. Qua bài viết, tác giả nêu lên một số kết quả đạt
được của việc thực hiện quy chế văn hóa công sở; bên cạnh đó nêu một số tồn tại
đồng thời nhấn mạnh vai trò của người đứng đầu cơ quan đối với việc thực hiện quy
chế văn hóa công sở;
- Gia Lai: Đâu rồi quy chế công sở văn hóa?, bài viết của Nguyên Bình trên
baogialai.com.vn ngày 22 tháng 12 năm 2010. Bài viết nêu lên một số vi phạm của
một số cơ quan hành chính và vai trò của thủ trưởng cơ quan trong việc thực hiện
quy chế văn hóa công sở tại đơn vị;
- Văn hóa công sở, bài viết của Hương Thảo trên baodienbienphu.info.vn
ngày 01 tháng 5 năm 2011. Bài viết nêu lên một số chuyển biến tích cực của văn
hóa công sở và tầm quan trọng của việc thực hiện quy chế văn hóa công sở của Thủ
tướng Chính phủ tại tỉnh Điện Biên;
- Giao tiếp trong công sở hành chính nhìn từ văn hóa ứng xử, bài viết của
Th.S. Lê Thị Trúc Anh đăng trên Tạp chí Phát triển nhân lực, số 28 năm 2012. Bài
viết có nội dung đề cập đến vai trò của người lãnh đạo đối với việc xây dựng văn
hóa giao tiếp trong công sở hành chính; đồng thời bài viết nêu lên tầm quan trọng
của phong cách giao tiếp của người dân đối với việc hoàn thiện văn hóa giao tiếp
nơi công sở.
Tuy nhiên, một công trình chuyên sâu về văn hóa công sở với việc nghiên
cứu nhận thức của CBCC về văn hóa công sở; sự cần thiết phải xây dựng, tổ chức
thực hiện văn hóa công sở và các biểu hiện của văn hóa công sở trong các
CQHCNN tại thành phố Trà Vinh vẫn còn là vấn đề được đặt ra với nhiều dấu hỏi.
Đây chính là điểm mới trong mảng vấn đề đặt ra, là một trong những đóng góp thiết
thực cho công cuộc cải cách hành chính mà Đảng, Nhà Nước và nhân dân Trà Vinh
đang mong đợi.


4


3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu tình hình thực hiện quy chế văn hóa công sở trong các
CQHCNN tại thành phố Trà Vinh; phân tích những ưu điểm, hạn chế trong việc
thực hiện; đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện quy
chế và hoàn thiện văn hóa công sở của CBCC đang làm việc trong công sở hành
chính tại thành phố Trà Vinh.
3.2. Nhiệm vụ của đề tài
Để đạt được mục đích trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về văn hóa công sở; cơ sở pháp lý về việc thực
hiện văn hóa công sở trong CQHCNN;
- Khảo sát tình hình thực hiện văn hóa công sở trong các CQHCNN tại thành
phố Trà Vinh;
- Nhận xét những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân để đề ra phương hướng,
giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện văn hóa công sở trong các CQHCNN tại thành
phố Trà Vinh.
4. Đối tƣợng, Phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu văn hóa công sở trong các CQHCNN tại thành phố Trà
Vinh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: nghiên cứu tình hình thực hiện văn hóa công sở trong các
CQHCNN tại thành phố Trà Vinh. Trong đó, tác giả tập trung khảo sát tại UBND
tất cả các phường, xã trên địa bàn thành phố Trà Vinh.
5



- Về thời gian: từ năm 2007 (từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết
định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 về ban hành Quy chế văn hóa
công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước) đến nay (năm 2013).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp chung: Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Các phương pháp cụ thể: Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên
ngành như: phương pháp điều tra, khảo sát thực tế; phương pháp phỏng vấn, thống
kê, phân tích và tổng hợp.
6. Những đóng góp của đề tài
Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả hy vọng sẽ có một số đóng góp sau:
- Hệ thống cơ sở lý luận và pháp lý về xây dựng, thực hiện quy chế văn hóa
công sở trong CQHCNN nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng.
- Mô tả tình hình thực hiện quy chế văn hóa công sở trong các CQHCNN tại
thành phố Trà Vinh.
- Chỉ ra những ưu điểm, và hạn chế trong việc thực hiện đồng thời đề xuất
những giải pháp nhằm hoàn thiện văn hóa công sở trong CQHCNN tại thành phố
Trà Vinh.
Tác giả hy vọng luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho
những ai quan tâm nghiên cứu về văn hóa công sở nói chung, văn hóa công sở trong
CQHCNN nói riêng và đặc biệt là tình hình thực hiện quy chế văn hóa công sở
trong các CQHCNN tại tỉnh Trà Vinh.
Bên cạnh đó, tác giả hy vọng luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham
khảo cho các nhà quản lý của các cơ quan hành chính tại tỉnh Trà Vinh; làm tài liệu

6


tham khảo cho các học viên cao học, sinh viên bậc đại học của Học viện Hành
chính.

7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của đề tài được kết cấu
thành 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về văn hóa công sở trong cơ quan hành
chính nhà nước.
Chƣơng 2: Tình hình thực hiện văn hóa công sở trong các cơ quan hành
chính nhà nước tại thành phố Trà Vinh.
Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện văn hóa công sở trong các cơ quan hành
chính nhà nước tại thành phố Trà Vinh.

7


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ TRONG
CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC
1.1. Cơ sở lý luận về văn hóa công sở trong cơ quan hành chính nhà nƣớc
1.1.1. Cơ quan hành chính nhà nƣớc
Trong thực tiễn và trong khoa học đã xuất hiện nhiều cách hiểu và sử dụng
khác nhau về thuật ngữ cơ quan hành chính nhà nước. Trên cơ sở cách tiếp cận khác
nhau, có thể kể ra một số cách hiểu chủ yếu như sau:
Theo từ điển tiếng Việt: “Cơ quan hành chính là cơ quan quản lý chung, hay
từng mặt công tác, có nhiệm vụ chấp hành luật pháp và chỉ đạo thực hiện các chủ
trương, kế hoạch của nhà nước. Các bộ, cục, sở là những cơ quan hành chính” [95,
tr. 208].
Theo Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học (1999), Nhà xuất bản Công an
nhân dân: “Cơ quan hành chính nhà nước là tổ chức cấu thành hệ thống hành chính
nhà nước thống nhất, nhân danh quyền lực nhà nước thực hiện hoạt động chấp
hành – điều hành của nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước giữ vị trí nhất định

trong bộ máy nhà nước, có mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan nhà nước khác
đồng thời là hệ thống thống nhất, trong đó, các cấp, các bộ phận có liên quan hữu
cơ với nhau và chịu sự lãnh đạo thống nhất của Chính phủ” [108, tr. 28].
Theo Giáo trình luật hành chính Việt Nam (2000), Nhà xuất bản Công an
nhân dân: “Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận cấu thành của bộ máy
nhà nước, trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước một cách trực tiếp hoặc gián tiếp
trong phạm vi thẩm quyền của mình thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành và
tham gia vào các quan hệ quản lý nhân danh quyền lực nhà nước” [108, tr. 28].

8


Theo Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng (1998), Nhà xuất bản Giáo dục:
“Cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan đảm nhiệm chức năng quản lý, điều
hành xã hội mang tính chất chuyên nghiệp… được tổ chức thành một hệ thống hành
chính thống nhất từ trung ương xuống đến cơ sở, do cơ quan quyền lực nhà nước
(Quốc hội, HĐND các cấp) lập ra và chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước các
cơ quan đại diện đó. Ở nước ta, hệ thống các cơ quan hành chính bao gồm Chính
phủ, các bộ, UBND tỉnh, UBND huyện, UBND xã và các sở, ban, ngành trực
thuộc” [108, tr. 29].
Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy
định: “Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà
nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ thống
nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc
phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy nhà nước
từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp
luật…” (Điều 109). “UBND do HĐND bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ
quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp,
luật, các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND”
(Điều 123).

Từ các định nghĩa và giải thích trên đây, có thể thấy rằng, về bản chất, các
cách hiểu này cơ bản thống nhất với nhau vì chúng đều nêu được các đặc điểm cơ
bản như sau:
- CQHCNN là một cơ quan trong hệ thống các cơ quan nhà nước, được thành
lập theo quy định của pháp luật (Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh) có tổ chức và hoạt
động theo quyết định của pháp luật; sử dụng quyền lực nhà nước thực thi chức
năng, nhiệm vụ trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định;
- CQHCNN là một loại cơ quan thuộc quyền lực hành pháp, được lập ra để
thực thi pháp luật do cơ quan quyền lực nhà nước ban hành. Thẩm quyền của chúng

9


chỉ giới hạn trong phạm vi chấp hành, điều hành và chịu sự giám sát của cơ quan
quyền lực nhà nước cùng cấp;
- Hoạt động của CQHCNN mang tính thường xuyên, liên tục và tương đối ổn
định, là cầu nối trực tiếp nhất đưa đường lối, chính sách, pháp luật vào cuộc sống;
- Tổ chức của CQHCNN có mối quan hệ trực thuộc theo một thứ bậc chặt
chẽ (quan hệ mệnh lệnh) tạo thành một hệ thống thống nhất từ trung ương xuống
các cấp ở địa phương;
- Chức năng quan trọng và chủ yếu của CQHCNN là quản lý, điều hành các
lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội một cách độc lập tương đối trong phạm vi một
quốc gia hay một địa phương nhất định.
Từ những đặc điểm nêu trên, có thể hiểu một cách chung nhất về thuật ngữ
“Cơ quan hành chính nhà nước” như sau:
Cơ quan hành chính nhà nƣớc là thuật ngữ đƣợc sử dụng khi nói về
“Một bộ phận (cơ quan) cấu thành của bộ máy hành chính nhà nƣớc, đƣợc sử
dụng quyền lực nhà nƣớc để thực hiện chức năng quản lý, điều hành (chức
năng hành pháp) đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội” [108, tr. 30].
1.1.2. Khái niệm văn hóa công sở

1.1.2.1. Khái niệm văn hóa
Cụm từ “văn hóa” vốn bắt nguồn từ chữ Latinh: “Cultura” – có nghĩa là sự
cày cấy, vun trồng. Từ nghĩa hạn hẹp ban đầu gắn với hoạt động nông nghiệp cổ
xưa, nội dung của khái niệm văn hóa mở rộng, phát triển thành ý nghĩa vun trồng,
bồi đắp hoạt động tinh thần của con người. Trong văn hóa, nhân tố hàng đầu là sự
hiểu biết. Sự hiểu biết trong thời đại hiện nay được đo bằng trình độ học vấn – tức
trình độ tiếp thu và vận dụng những kiến thức khoa học. Kinh nghiệm và sự khôn
ngoan tích lũy được qua quá trình lao động sản xuất và đấu tranh để phát triển của
mỗi cộng đồng và các thành viên trong cộng đồng đó cũng thuộc phạm vi sự hiểu
10


biết. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở sự hiểu biết, chỉ riêng sự hiểu biết không thôi chưa
thành văn hóa. Chỉ thành văn hóa khi sự hiểu biết được sử dụng làm nền tảng và
định hướng cho lối sống, đạo lý, tâm hồn, hành động (nói cách khác là cho thế ứng
xử) của mỗi dân tộc và các thành viên vươn lên tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong
mối quan hệ giữa người với người, giữa người với môi trường xã hội và tự nhiên.
Từ “văn hóa” có rất nhiều nghĩa, nó được dùng để chỉ những khái niệm có
nội hàm hết sức khác nhau. Trong tiếng Việt, văn hóa được dùng theo nghĩa thông
dụng để chỉ học thức (trình độ văn hóa), lối sống (nếp sống văn hóa); theo nghĩa
chuyên biệt để chỉ trình độ văn minh của một giai đoạn (văn hóa Đông Sơn)… “Đề
cương về văn hóa Việt Nam” của Đảng cộng sản Đông Dương năm 1943 đã xếp
văn hóa bên cạnh kinh tế, chính trị và xem nó bao gồm cả tư tưởng, học thuật, nghệ
thuật. Ủy ban UNESSCO của Liên hiệp quốc thì xếp văn hóa bên cạnh khoa học và
giáo dục, tức là đặt hai lĩnh vực này ra ngoài khái niệm văn hóa.
Theo Federico Mayor, Tổng giám đốc UNESSCO: “Đối với một số người,
văn hóa chỉ bao gồn những kiệt tác tuyệt vời trong các lĩnh vực tư duy và sáng tạo;
đối với những người khác, văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này
khác với dân tộc khác, từ những sản phẩn tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng,
phong tục tập quán, lối sống và lao động. Cách hiểu thứ hai này đã được cộng đồng

quốc tế chấp nhận tại Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hóa họp năm
1970 tại Venise” [78, tr. 21].
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của
cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức,
pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt
hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và
phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh
hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những
nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [62, tr. 431].

11


Theo Từ điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển học xuất bản năm 1997, trang
1062 thì “Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử, đó là những hoạt động của con người
nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần, là trí thức, là kiến thức khoa học, là
trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, là biểu hiện của văn minh” [63, tr. 11].
Nói đến văn hóa, các nhà nghiên cứu thường chia làm hai phạm trù: văn hóa
vật thể và văn hóa phi vật thể.
a. Văn hóa phi vật thể: là một bộ phận của văn hóa nói chung. Theo nghĩa
rộng, đó là toàn bộ kinh nghiệm, tinh thần của nhân loại, của các hoạt động trí tuệ
cùng những kết quả của chúng, bảo đảm xây dựng con người với những nhân cách,
tác động dựa trên ý chí và sáng tạo. Văn hóa phi vật thể tồn tại dưới nhiều hình
thức. Đó là những tục lệ, chuẩn mực, cách ứng xử… đã được hình thành trong
những điều kiện xã hội mang tính lịch sử cụ thể, những giá trị và lý tưởng đạo đức,
tôn giáo, thẩm mỹ, xã hội, chính trị, hệ tư tưởng. Theo nghĩa hẹp, văn hóa phi vật
thể được coi là phần của nền văn hóa, gắn với cuộc sống, tâm linh của con người
thể hiện những giá trị, lý tưởng kiến thức [94, tr. 813].
b. Văn hóa vật thể: là một phần của văn hóa nhân loại, thể hiện đời sống

tinh thần của con người dưới hình thức vật chất, là kết quả của hoạt động sáng tạo,
biết những vật và chất liệu trong thiên nhiên thành những đồ vật có giá trị sử dụng
và thẩm mỹ nhằm phục vụ cho cuộc sống. Văn hóa vật thể quan tâm đến chất lượng
và đặc điểm của đối tượng thiên nhiên, đến hình dáng vật chất, khiến những vật thể
và chất liệu tự nhiên thông qua sáng tạo của con người biến thành những sản phẩm
vật chất giúp ích cho cuộc sống của con người. Trong văn hóa vật thể, người ta đã
sử dụng nhiều kiểu phương tiện: tài nguyên, năng lượng, dụng cụ lao động, công
nghệ sản xuất, cơ sở hạ tầng sinh sống của con người, phương tiện giao thông,
truyền thông, nhà cửa, công trình xây dựng phục vụ nhu cầu ăn ở, làm việc và giải
trí, các phương tiện tiêu khiển, tiêu dùng, mối quan hệ kinh tế… Tóm lại, mọi loại
giá trị vật chất đều là kết quả lao động của con người. Như vậy, chúng ta thấy: văn
hóa vật thể luôn tiềm ẩn trong nó các giá trị văn hóa phi vật thể, và ngược lại, các
12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Lê Thị Trúc Anh (2012), “Giao tiếp trong công sở hành chính nhìn từ văn

hóa ứng xử”, Tạp chí Phát triển nhân lực, 28 (02), tr. 46-51.
2.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII), Báo cáo chính trị tại Đại

hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng. Hà Nội.
3.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII), Báo cáo chính trị của Ban


Chấp hành Trung ương Đảng Khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
của Đảng, Hà Nội.
4.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X), Báo cáo chính trị của Ban

Chấp hành Trung ương Đảng Khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
của Đảng, Hà Nội.
5.

Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ Tỉnh ủy tỉnh Sóc Trăng (2011),

Báo cáo số 22-BC/BCĐ ngày 30/12/2011 về kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở
cơ sở năm 2011 và chương trình công tác năm 2012, Sóc Trăng.
6.

Ban Thanh tra nhân dân HĐND – UBND Thành phố Trà Vinh (2012),

Báo cáo ngày 26/9/2012 về kết quả tổng hợp phiếu thăm dò ý kiến khách hàng tại
bộ phận một cửa văn phòng HĐND – UBND thành phố Trà Vinh, Trà Vinh.
7.

Ban Văn hóa tư tưởng TW (2004), Xây dựng môi trường văn hóa, một số

vấn đề lý luận và thực tiễn, Hà Nội.
8.

Trần Văn Bính (2006), Toàn cầu hóa và quyền công dân ở Việt Nam nhìn

từ khía cạnh văn hóa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

9.

Bộ Chính trị (Khóa VIII - 1998), Chỉ thị số 30-CT/TW về xây dựng và

thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, Hà Nội.
10. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 11-NQ/TW về việc luân chuyển cán bộ
lãnh đạo, quản lý, Hà Nội.
100


11. Bộ Chính trị (2012), Kết luận số 24-KL/TW về đẩy mạnh công tác quy
hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp
theo, Hà Nội.
12. Bộ Ngoại giao (2010), Thông tư số 01/2010/TT-BNG hướng dẫn sử dụng
biểu tượng quốc gia và nghi thức nhà nước tổ chức một số hoạt động đối ngoại tại
cơ quan đại diện nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, Hà Nội.
13. Bộ Nội vụ (2007), Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV về quy tắc ứng xử của
cán bộ công chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương, Hà Nội.
14. Bộ Nội vụ (2008), Quyết định số 06/2008/QĐ-BNV về việc quy định mẫu
thẻ và việc quản lý, sử dụng thẻ đối với CBCC, Hà Nội.
15. Bộ Nội vụ (2008), Thông tư số 05/2008/TT-BNV hướng dẫn về biển tên cơ
quan hành chính nhà nước, Hà Nội.
16. Bộ Nội vụ (2011), Thông tư số 03/2011/TT-BNV hướng dẫn thực hiện một
số điều của nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào
tạo, bồi dưỡng công chức, Hà Nội.
17. Bộ Nội vụ (2011), Thông tư số 08/2011/TT-BNV Bộ Nội vụ hướng dẫn
một số điều của nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ quy
định những người là công chức, Hà Nội.
18. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2012), Hướng dẫn số 3420/HDBVHTTDL về việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, chân dung chủ tịch Hồ
Chí Minh, Hà Nội.

19. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2012), Thông tư số 06/2012/TTBVHTTDL quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14
tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về hỗ trợ người cao tuổi tham gia hoạt động văn
hóa, thể thao và du lịch và tổ chức mừng thọ người cao tuổi, Hà Nội.

101


20. Bộ trưởng Bộ Xây dựng (2006), Quyết định số 16/2006/QĐ-BXD ban
hành Quy định thiết kế điển hình, thiết kế mẫu công sở hành chính nhà nước, Hà
Nội.
21. Bộ trưởng Bộ Xây dựng (2007), Quyết định số 20/2007/QĐ-BXD về việc
ban hành mô hình công sở mẫu cơ quan hành chính nhà nước, Hà Nội.
22. Bộ trưởng Bộ Xây dựng (2007), Thông tư số 10/2007/TT-BXD về hướng
dẫn quy hoạch xây dựng công sở các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, Hà Nội.
23. Chính phủ (1997), Nghị định số 89/CP về việc ban hành Quy chế tổ chức
tiếp công dân, Hà Nội.
24. Chính phủ (2001), Nghị định số 82/2001/NĐ-CP về nghi lễ nhà nước và
đón tiếp khách nước ngoài, Hà Nội.
25. Chính phủ (2004), Nghị định số 154/2004/NĐ-CP về nghi thức nhà nước
trong tổ chức lễ mít tinh, lễ kỹ niệm; trao tặng và đón nhận danh hiệu vinh dự nhà
nước, huân chương, huy chương, cờ thi đu của Chính phủ, bằng khen của Thủ
tướng Chính phủ, Hà Nội.
26. Chính phủ (2006), Nghị định số 71/2006/NĐ-CP về quản lý cảng biển và
luồng hàng hải, Hà Nội.
27. Chính phủ (2007), Nghị định số 158/2007/NĐ-CP về việc quy định danh
mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với CBCC,
Hà Nội.
28. Chính phủ (2008), Nghị định số 20/2008/NĐ-CP về tiếp nhận và xử lý các
phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính, Hà Nội.
29. Chính phủ (2009), Nghị định số 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng,

một số chế độ, chính sách đối với CBCC ở xã, phường, thị trấn và những người
hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, Hà Nội.
102


30. Chính phủ (2010), Nghị định số 06/2010/NĐ-CP về việc quy định những
người là công chức, Hà Nội.
31. Chính phủ (2010), Nghị định số 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng
công chức, Hà Nội.
32. Chính phủ (2010), Nghị định số 21/2010/NĐ-CP về quản lý biên chế công
chức, Hà Nội.
33. Chính phủ (2010), Nghị định số 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng,
sử dụng và quản lý công chức, Hà Nội.
34. Chính phủ (2010), Nghị định số 63/2010/NĐ-CP về sửa đổi một số điều
của nghị định số 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng
và quản lý công chức, Hà Nội.
35. Chính phủ (2010), Nghị định số 93/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành
chính, Hà Nội.
36. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 30c/NQ-CP về việc ban hành Chương
trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020, Hà Nội.
37. Chính phủ (2012), Nghị định số 105/2012/nđ-cp về việc tổ chức lễ tang
CBCC, viên chức, Hà Nội.
38. Chính phủ (2013), Nghị định số 29/2013/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một
số Điều của Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức
danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với CBCC ở xã, phường, thị trấn và
những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, Hà Nội.
39. Cao Minh Công (2008), “Đạo đức công chức trong thực thi công vụ”, Tạp
chí quản lý nhà nước, (154), tr.45 - 48.
40. Nguyễn Đăng Duy (2002), Văn hóa học Việt Nam, NXB Văn hóa thông
tin, Hà Nội.

103


41. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, NXB chính trị quốc gia.
42. Đảng cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, NXB chính trị quốc gia.
43. Trần Bạch Đằng (2002), Đổi mới đi lên từ thực tế, NXB Trẻ Tp.HCM.
44. Đoàn Kiểm tra UBND tỉnh Sóc Trăng (2011), Báo cáo số 99/BC-ĐKT
ngày 12/7/2011 về tình hình tuân thủ quy định của pháp luật về thủ tục hành chính
tại các Sở, Ban, ngành tỉnh, Sóc Trăng.
45. Võ Bá Đức (2009), Cẩm nang văn hóa ứng xử và giao tiếp công sở, NXB
Văn hóa – Thông tin.
46. Đại học quốc gia Hà Nội (2011), Quyết định số 1044/QĐ-ĐHQGHN về
việc ban hành Quy chế Văn hóa công sở Cơ quan Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà
Nội.
47. Châu Thị Thanh Hà (2008), Văn hóa công sở trong cơ quan hành chính
nhà nước Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Hành chính công, Học viện
Hành chính.
48. Vũ Trọng Hách (2010), “Xây dựng một nền hành chính dân chủ vì nhân
dân, phục vụ nhân dân”, Tạp chí quản lý nhà nước, (168), tr. 29 - 33.
49. Nguyễn Ngọc Hiến (chủ biên - 2001), Các giải pháp thúc đẩy cải cách
hành chính ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia.
50. Nguyễn Ngọc Hiến (2006), Kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong hành chính,
Học viện Hành chính Quốc gia.
51. Vũ Gia Hiền (2007), Văn hóa giao tiếp trong quản lý hành chính công,
NXB Lao động.

104



52. Lê Như Hoa (2007), Quản lý văn hóa nơi công sở, NXB Lao động, Hà
Nội.
53. Võ Minh Hoàng (2010), Xây dựng văn hóa công sở trong cơ quan hành
chính nhà nước trên địa bàn quận tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ
Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính.
54. Học viện Hành chính (2008), Giáo trình hành chính công (dùng cho sau
đại học), NXB Khoa học và Kỹ thuật.
55. Học viện Hành chính (2010), 10 công việc chuyên viên trong quản lý hành
chính nhà nước, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
56. HĐND tỉnh Trà Vinh (2013), Nghị quyết số 07/2013/NQ-HĐND về việc
quy định chức danh, số lượng, một số chế độ chính sách đối với những người hoạt
động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ấp, khóm, Trà Vinh.
57. Nguyễn Hữu Khiển – Trần Thị Thanh Thủy (đồng chủ biên) (2007), Hỏi
và đáp về quản lý hành chính nhà nước, tập 2, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.
58. Mai Hữu Khuê (chủ biên), Đinh Văn Tiến, Chu Xuân Khánh (1997), Kỹ
năng giao tiếp hành chính, NXB Lao động, Hà Nội.
59. Miêu Tú Kiệt (Trọng Kiên dịch, 2004), Nâng cao hiệu quả của tổ chức
hành chính, NXB Lao động, Hà Nội.
60. Miêu Tú Kiệt (Trọng Kiên dịch, 2004), Vai trò của cán bộ hành chính,
NXB Lao động, Hà Nội.
61. Nguyễn Thu Linh (2006), Giáo trình Quản lý Nhà nước về văn hóa, Giáo
dục, Y tế, NXB Giáo dục.
62. Hồ Chí Minh toàn tập (2000), t3, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
63. Trần Quốc Phú (2006), Văn hóa pháp đình, NXB Tư pháp.

105


64. Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương (đồng chủ biên - 2005), Cơ sở

lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ CBCC, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
65. Lê Văn Quán (2006), Văn hóa ứng xử truyền thống của người Việt Nam,
NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
66. Quốc hội (2012), Luật số 10/2012/QH13, Bộ luật lao động, Hà Nội.
67. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 1992, Hà Nội.
68. Quốc hội (2005), Luật số 55/2005/QH11, Luật phòng chống tham nhũng,
Hà Nội.
69. Quốc hội (2007), Luật số 01/2007/QH12, Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của luật phòng chống tham nhũng, Hà Nội.
70. Quốc hội (2008), Luật số 22/2008/QH12, Luật cán bộ công chức, Hà Nội.
71. Quốc hội (2010), Luật số 58/2010/QH12 Luật viên chức, Hà Nội.
72. Quốc hội (2012), Luật số 27/2012/QH13, Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của luật phòng chống tham nhũng, Hà Nội.
73. Quốc hội (2003), Luật số 11/2003/QH11, Luật tổ chức Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân, Hà Nội.
74. Sở Nội vụ tỉnh Trà Vinh (2009), Công văn số 401/SNV-CCHC về việc
thực hiện quy chế văn hóa công sở, quy tắc ứng xử, thời giờ làm việc của CBCC,
Trà Vinh.
75. Nguyễn Thị Thanh Tâm (2010), Thực hiện Quy chế văn hóa công sở trong
hoạt động công vụ ở thành phố Hồ Chí Minh - Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành
chính công, Học viện Hành chính, Thành phố Hồ Chí Minh.

106


76. Văn Đức Thanh (2001), Về xây dựng môi trường văn hóa cơ sở, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
77. Nguyễn Văn Thâm (2001), Tổ chức và điều hành hoạt động công sở, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

78. Nguyễn Văn Thâm (2004), Tiếp cận và giải quyết công việc cho dân trong
tiến trình đổi mới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
79. Bùi Quang Thắng (2003), Hành trình vào văn hóa học, NXB Văn hóa –
Thông tin, Hà Nội.
80. Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB TP. Hồ
Chí Minh.
81. Thủ tướng Chính phủ (1956), Điều lệ số 974-TTg về việc hướng dẫn sử
dụng Quốc kỳ, Hà Nội.
82. Thủ tướng Chính phủ (2001), Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg về ban
hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010,
Hà Nội.
83. Thủ tướng Chính phủ (2006), Chỉ thị số 32/2006/CT-TTg về một số biện
pháp cần làm ngay để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong giải quyết
công việc của người dân và doanh nghiệp, Hà Nội.
84. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 94/2006/QĐ-TTg về phê
duyệt kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2006 – 2010, Hà Nội.
85. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 213/2006/QĐ-TTg về việc
ban hành Quy chế quản lý công sở các cơ quan hành chính nhà nước, Hà Nội.
86. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 227/2006/QĐ-TTg về việc
ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của ban chỉ đạo cuộc vận động phong
trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, Hà Nội.
107


87. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg về việc Ban
hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan
hành chính nhà nước ở địa phương, Hà Nội.
88. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg về ban
hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước, Hà Nội.
89. Thủ tướng Chính phủ (2008), Chỉ thị số 05/2008/CT-TTg về việc nâng cao

hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của CBCC nhà nước, Hà Nội.
90. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 1441/2008/QĐ-TTg về việc
phê duyệt kế hoạch đầu tư trụ sở cấp xã, phường đảm bảo yêu cầu cải cách hành
chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước, Hà Nội.
91. Tỉnh ủy Trà Vinh (2012), Chỉ thị số 08-CT/TU về việc cán bộ, đảng viên,
công chức, viên chức không được sử dụng rượu, bia trong giờ làm việc, Trà Vinh.
92. Hoàng Trinh (1994), Vấn đề văn hóa và phát triển, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
93. Nguyễn Phú Trọng và Trần Xuân Sâm (đồng chủ biên) (2001), Luận cứ
khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
94. Từ điển bách khoa Việt Nam (2005), NXB Từ điển Bách khoa Hà Nội.
95. Từ điển tiếng Việt (1997), NXB Đà Nẵng.
96. Đoàn Trọng Truyến (chủ biên) (1992), Từ điển Pháp – Việt pháp luật –
hành chính. NXB Thế giới, Hà Nội.
97. Hoàng Xuân Tuyền (2002), Yếu tố văn hóa trong việc nâng cao hiệu quả
quản lý công sở - Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước, Học viện Hành chính Quốc
gia, Hà Nội.

108


98. UBND thị xã Trà Vinh (2009), Công văn số 1088/UBND-KTTH về việc
thực hiện quy chế văn hóa công sở, quy tắc ứng xử, thời giờ làm việc của CBCC,
Trà Vinh.
99. UBND thành phố Trà Vinh (2011), Chỉ thị số 05/2011/CT-UBND về việc
tăng cường công tác chỉ đạo điều hành, chấn chỉnh thực hiện kỷ luật, kỷ cương
hành chính và cải tiến lề lối làm việc của các cơ quan ban ngành thành phố và
phường xã, Trà Vinh.
100. UBND thành phố Trà Vinh (2012), Báo cáo số 25 ngày 16/2/2012 về tình

hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 và kế hoạch năm 2012,
Trà Vinh.
101. UBND tỉnh Trà Vinh (2009), Quyết định số 1213/QĐ-UBND về việc công
bố Bộ thủ tục hành chính chung áp dụng tại cấp xã trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, Trà
Vinh.
102. UBND tỉnh Trà Vinh (2010), Báo cáo số 93 ngày 15/7/2010 về kết quả
thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2002
– 2010 và phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2011 – 2020, Trà Vinh.
103. UBND tỉnh Trà Vinh (2012), Quyết định số 1827/QĐ-UBND ngày
16/10/2012 về việc bãi bõ Bộ thủ tục hành chính chung áp dụng tại cấp xã trên địa
bàn tỉnh, Trà Vinh.
104. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2003), Số 11/2003/PL-UBTVQH11, Sửa
đổi một số điều của Pháp lệnh CBCC, Hà Nội.
105. Trần Mai Ước (2013), “Luận bàn về văn hóa công sở”, Tạp chí Diễn đàn
khoa học, (02), tr. 46-48.
106. GS. Đặng Nghiêm Vạn (2010), Văn hóa Việt Nam đa tộc người, NXB Văn
học.

109


107. Văn phòng UBND tỉnh Vĩnh Long (2011), Quyết định số 84/QĐVPUBND về việc ban hành Quy chế Văn hóa công sở và quy tắc ứng xử của CBCC,
Vĩnh Long.
108. Viện nghiên cứu hành chính (2000), Một số thuật ngữ hành chính, NXB
Thế giới, Hà Nội.
109. Hồ Sĩ Vịnh (1999), Văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
 Internet:
1.


/>
cong-so-van-hoa-1971211.
2.

/>
3.

/>
an_hoa_cong_so_Chuyen_bien_tich_cuc.
4.

/>
trung-giao-tiep-co-ban-cua-nguoi-Viet-Nam.csv.
5.

/>
6.

.

7.

/>
lieu/van%20hoa%20nguoi%20viet.html?page=2.
8.

/>
e=1&m_action=2&s_action=2&p_maVanBan=59094.
9.


/>
tin-hoat-dong&par=&cat=11&id=25.

110


10. .
11. />12. />20trong%20CSHC%20nhin%20tu%20VH%20ung%20xu-LTTA-2012.htm.
13. />14. />15. />16. />17. />18. />19. />20. .
21. />22. />23. />24. />25. />111


26. />27. />06&print=true.
28. />29. />30. />31. />32. />&id=12&Itemid=1.
33. />
112


×