Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Phát triển giáo dục bậc cao phục vụ tăng trưởng kinh tế ở Malaysia, Thái Lan và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.75 KB, 26 trang )

VIỆN HẦN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Header Page 1 of 216.

ĐỖ ĐỨC THẮNG

PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC BẬC CAO PHỤC VỤ TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ Ở MALAYSIA, THÁI LAN VÀ BÀI
HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 62 31 01 06

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

Footer Page 1 of 216.
1


Header Page 2 of 216.

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Giáo dục bậc cao luôn là một mục tiêu quan trọng của các chương trình
phát triển quốc gia, là một hình thức quan trọng trong đầu tư vốn nhân lực –
một yếu tố đầu vào rất quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Đóng góp của
giáo dục đối với tăng trưởng kinh tế ở mỗi giai đoạn phát triển có sự khác
nhau. Ở các xã hội truyền thống, tập trung phát triển giáo dục tiểu học và


trung học cơ sở có tầm quan trọng hơn nhiều so với phát triển giáo dục bậc
cao bởi nền kinh tế thời kỳ này chủ yếu cần một số lượng lao động có quy
mô lớn và cần ở trình độ nhận thức cơ bản. Tuy nhiên, sang các xã hội hiện
đại, đặc biệt là xã hội tri thức ngày nay, chất lượng lao động được đặt lên
hàng đầu. Cuộc cách mạng công nghệ thông tin không cần một lực lượng
lớn lao động làm các sản phẩm cần nhiều sức lao động, mà cần một lực
lượng lao động tinh giản và có tay nghề cao. Hệ thống giáo dục vì vậy đã
thay đổi và giáo dục bậc cao trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, là kênh
chính thức để trao đổi tri thức và hấp thụ công nghệ, giúp các nền kinh tế
tiếp thu và đuổi bắt công nghệ hiệu quả hơn.
Trong khu vực châu Á, Malaysia và Thái Lan là các trung tâm giáo dục
bậc cao có chất lượng, được nhiều nước đang phát triển tham khảo và học
tập. Phát triển giáo dục bậc cao đã giúp Malaysia và Thái Lan trở thành
những nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh ở khu vực Đông Nam Á. Hai
nước này có hệ thống các trường đại học được xếp hạng cao trong khu vực
và trên thế giới, đồng thời hệ thống giáo dục bậc cao ở Thái Lan và
Malaysia được phân cấp rất rõ ràng, đáp ứng tốt các nhu cầu hấp thụ lao
động chuyên môn cao ở các ngành nghề kinh tế - xã hội khác nhau. Giáo
dục bậc cao đã góp phần đưa Malaysia và Thái Lan từ một nước nông
nghiệp truyền thống trở thành một nước công nghiệp hóa thành công trong
khu vực, có thu nhập bình quân đầu người xếp hạng ở mức trung bình cao
trên thế giới. Bằng việc trang bị kỹ năng và tri thức cho người dân, giáo dục
bậc cao đã giúp Malaysia và Thái Lan giảm nghèo tương đối hiệu quả và
bền vững.
Giáo dục bậc cao ở Việt Nam hiện nay đang gặp phải nhiều vấn đề rất
nan giải. Theo đánh giá của Bộ giáo dục và Đào tạo, tính đến năm 2016 cả
nước có 412 trường đại học và cao đẳng, thu hút 2,2 triệu sinh viên trong
tổng số 95 triệu dân, cao hơn cả các quốc gia phát triển. Ước tính có
khoảng hơn 1 triệu người thất nghiệp, trong đó ½ là thanh niên, 1/3 là cử
nhân đại học cao đẳng. Chương trình đổi mới đào tạo và dạy nghề tại Việt

Nam
cho2biết
hết quý 1 năm 2016 cả nước có 225.000 cử nhân và thạc sĩ
Footer
Page
of 216.

2


thất Page
nghiệp.
Do216.
mở rộng ồ ạt giáo dục bậc cao, tỷ lệ sinh viên trên số giảng
Header
3 of
viên quy đổi ở Việt Nam đạt trung bình 22,7 sinh viên/giảng viên, trong đó
có tới trên 500 ngành trong tổng số 3575 ngành đào tạo có số sinh viên
vượt quá 30 sinh viên/giảng viên, trong đó có gần 100 ngành có tỷ lệ sinh
viên trên số giảng viên đạt trên 100, tập trung ở các ngành kinh tế, quản lý,
luật và giáo dục. Nền giáo dục đại học của Việt Nam hiện nay có quá nhiều
vấn đề mà nguyên nhân chính bắt nguồn từ chính hệ thống giáo dục đã lỗi
thời, chưa theo kịp thời đại. Theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài,
nguyên nhân khủng hoảng của giáo dục đại học ở Việt Nam chủ yếu là do
không có mối liên hệ chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển giáo
dục. Các nhà đầu tư nước ngoài cho rằng việc thiếu hụt công nhân và lực
lượng quản lý có trình độ là rào cản lớn đối với sự mở rộng của họ. Cho
đến nay Việt Nam đang thiếu vắng các trường đại học và các học viện có
chất lượng cao, đủ tiêu chuẩn quốc tế để đào tạo nguồn nhân lực trình độ
cao cho nền kinh tế.

Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển bậc cao ở Thái Lan và Malaysia là rất
có ý nghĩa vì đây là hai quốc gia đạt kết quả tốt trong phát triển giáo dục
bậc cao. Chính vì vậy, đề tài “Phát triển giáo dục bậc cao phục vụ tăng
trưởng kinh tế ở Malaysia, Thái Lan và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”
mang tính cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn, giúp tác giả luận án tìm
hiểu rõ tầm quan trọng của giáo dục bậc cao trong tăng trưởng và phát triển
kinh tế, đánh giá và học hỏi kinh nghiệm quốc tế trong phát triển giáo dục
bậc cao (cụ thể là kinh nghiệm của Malaysia và Thái Lan), từ đó có những
kiến nghị, đề xuất để góp phần vào công cuộc đào tạo giáo dục bậc cao và
phát triển nguồn nhân lực phục vụ tăng trưởng kinh tế thời gian tới.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài tập trung phân tích chính sách phát triển giáo dục bậc cao ở Thái
Lan và Malaysia trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
tìm hiểu và đánh giá thành tựu và hạn chế của phát triển giáo dục bậc cao
của hai nước này, nghiên cứu mối liên hệ của giáo dục bậc cao và tăng
trưởng kinh tế ở hai nước, từ đó có những đánh giá so sánh, rút ra những
bài học kinh nghiệm và những kiến nghị chính sách cho Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đáp ứng được mục đích nghiên cứu trên, Luận án cần giải quyết 4
nhiệm vụ cơ bản sau đây:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và xây dựng khung tiêu chí về phát
triển giáo dục bậc cao, các chính sách chủ yếu để phát triển giáo dục bậc
cao,Page
vai trò
và216.
tác động của giáo dục bậc cao đối với tăng trưởng kinh tế.
Footer
3 of


3


Header- Đánh
Page giá
4 ofchính
216. sách, thực trạng phát triển giáo dục bậc cao, vai trò và

tác động của giáo dục bậc cao đối với tăng trưởng kinh tế ở Malaysia.
- Đánh giá chính sách, thực trạng phát triển giáo dục bậc cao, vai trò và
tác động của giáo dục bậc cao đối với tăng trưởng kinh tế ở Thái Lan.
- Đánh giá, so sánh thành công, hạn chế, ưu điểm, nhược điểm của hệ
thống giáo dục bậc cao của Thái Lan và Malaysia trong quá trình tăng
trưởng và phát triển kinh tế; - Phân tích thực trạng và những nguy cơ đối
với hệ thống giáo dục bậc cao phục vụ tăng trưởng kinh tế ở Việt nam hiện
nay; từ đó từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ trường hợp
Malaysia và Thái Lan, đề xuất những kiến nghị chính sách nhằm phát triển
hiệu quả hệ thống giáo dục bậc cao phục vụ tăng trưởng kinh tế ở Việt nam
thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Phát triển giáo dục bậc cao ở Thái Lan và
Malaysia (bao gồm từ hệ cao đẳng, giáo dục đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, sau
tiến sĩ).
- Phạm vi nghiên cứu: Kể từ năm 2000 đến nay.
4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu:
Về thời gian nghiên cứu: Thời điểm tác giả luận án chọn để nghiên cứu
trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay. Giai đoạn này phù hợp với xu hướng
toàn cầu hóa đang lan rộng và nền kinh tế tri thức trên toàn thế giới đòi hỏi
các nước đang phát triển phải chú trọng phát triển giáo dục bậc cao. Tuy
nhiên, ở mỗi nước, thời điểm bắt đầu lựa chọn nghiên cứu có sự xê dịch,

phụ thuộc vào các chiến lược và sự thay đổi chính sách phát triển giáo dục
bậc cao ở nước đó.
Về không gian, đối tượng và địa bàn nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu
giáo dục bậc cao ở Malaysia và Thái Lan bao gồm từ bậc cao đẳng đến bậc
tiến sĩ, sau tiến sĩ. Tác động của giáo dục bậc cao chỉ nghiên cứu những
khía cạnh liên quan đến tăng trưởng kinh tế, không nghiên cứu các khía
cạnh liên quan đến phát triển xã hội và các khía cạnh khác.
Về phương pháp nghiên cứu:Đề tài sẽ vận dụng một cách xuyên suốt các
phương pháp tư duy duy vật lịch sử và biện chứng trong nghiên cứu, phân
tích và trình bày các vấn đề. Trên cơ sở đó sẽ sử dụng những thông tin thứ
cấp để tiến hành tổng hợp, phân tích, so sánh nhằm thực hiện các mục tiêu
nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài,... Phương pháp nghiên cứu
và kỹ thuật chủ yếu sẽ là phương pháp phân tích, thống kê, mô tả, nghiên
cứu nhân - quả định tính, nghiên cứu so sánh, nghiên cứu kết hợp khảo sát
thực tế, điều tra xã hội học và phương pháp dự báo,... Đồng thời, trên cơ sở
kế thừa
quả nghiên cứu, công trình này sẽ bổ sung, phát triển những
Footer
Pagecác
4 ofkết216.

4


luậnPage
cứ khoa
học và thực tiễn mới nhằm thực hiện tốt những mục tiêu
Header
5 of 216.


nghiên cứu đặt ra.
5. Ý nghĩa khoa học của luận án:
- Đề tài mang ý nghĩa về mặt lý luận. Từ trước đến nay, các lý thuyết về
phát triển giáo dục, phát triển nguồn nhân lực đã được các học giả trong và
ngoài nước nghiên cứu rất nhiều, rất đa dạng. Tuy nhiên, giáo dục bậc cao
mới được nghiên cứu thông qua các công trình nghiên cứu thực nghiệm,
kiểm định ở nhiều nước khác nhau, từ đó rút ra những đánh giá, nhận định.
Các khái niệm và các tiêu chí đánh giá giáo dục bậc cao, tác động của giáo
dục bậc cao đối với tăng trưởng kinh tế được các tác giả đi trước nghiên
cứu ở nhiều cách tiếp cận khác nhau. Nhiệm vụ của luận án là kế thừa các
kết quả của các nghiên cứu trước đó về mặt lý luận, tiếp tục nghiên cứu
logic để xây dựng khung tiêu chí đánh giá đặc điểm của giáo dục bậc cao,
vai trò và tác động của giáo dục bậc cao đối với tăng trưởng kinh tế.
- Luận án mang ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Giáo dục bậc cao luôn là một
mục tiêu quan trọng của các chương trình phát triển quốc gia, là một hình
thức quan trọng trong đầu tư vốn nhân lực –một yếu tố đầu vào rất quan
trọng cho tăng trưởng kinh tế. Trong khu vực ASEAN, Malaysia và Thái
Lan là các trung tâm giáo dục bậc cao có chất lượng, được nhiều nước đang
phát triển tham khảo và học tập. Phát triển giáo dục bậc cao đã giúp
Malaysia và Thái Lan trở thành những nước có nền kinh tế tăng trưởng
nhanh ở khu vực Đông Nam Á. Hai nước này có hệ thống các trường đại
học được xếp hạng cao trong khu vực và trên thế giới, đồng thời hệ thống
giáo dục bậc cao ở Thái Lan và Malaysia được phân cấp rất rõ ràng, đáp
ứng tốt các nhu cầu hấp thụ lao động chuyên môn cao ở các ngành nghề
kinh tế - xã hội khác nhau. Giáo dục bậc cao đã góp phần đưa Malaysia và
Thái Lan từ một nước nông nghiệp truyền thống trở thành một nước công
nghiệp hóa thành công trong khu vực, có thu nhập bình quân đầu người xếp
hạng ở mức trung bình cao trên thế giới. Bằng việc trang bị kỹ năng và tri
thức cho người dân, giáo dục bậc cao đã giúp Malaysia và Thái Lan giảm
nghèo tương đối hiệu quả và bền vững. Trong bối cảnh giáo dục bậc cao ở

Việt Nam hiện nay đang gặp phải nhiều vấn đề rất nan giải, thì việc nghiên
cứu kinh nghiệm phát triển bậc cao ở Thái Lan và Malaysia là rất có ý
nghĩa thực tiễn vì đây là hai quốc gia đạt kết quả tốt trong phát triển giáo
dục bậc cao, tuy xuất phát từ các nước nông nghiệp truyền thống nhưng đến
nay lại có sự khác nhau rõ ràng về cơ cấu kinh tế. Do vậy, việc đúc kết kinh
nghiệm của hai nước Thái Lan, Malaysia, đối chiếu so sánh các điều kiện
tương đồng và khác biệt để đề xuất các kiến nghị giải pháp cho Việt Nam

Footer Page 5 of 216.
5


nângPage
cao chất
Header
6 of lượng
216. giáo dục bậc cao phục vụ tăng trưởng kinh tế bền vững

là hoàn toàn có ý nghĩa thực tiễn cao đối với Việt Nam hiện nay.
6. Những đóng góp mới của luận án :
- Luận án làm rõ các vấn đề lý thuyết giải thích mối liên hệ giữa giáo dục
bậc cao và tăng trưởng kinh tế, tầm quan trọng của giáo dục bậc cao đối với
tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển mạnh hiện nay. Đồng thời,
luận án sẽ tiến hành nghiên cứu hệ thống chính sách mà các nước Đông Á
thường áp dụng để phát triển giáo dục bậc cao phục vụ tăng trưởng kinh tế.
- Phân tích thực trạng phát triển giáo dục bậc cao ở Malaysia và Thái Lan,
mối liên hệ giữa giáo dục bậc cao và tăng trưởng kinh tế của hai nước này,
từ đó so sánh, đánh giá để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa
hai mô hình giáo dục bậc cao của Malaysia và Thái Lan.
- Trên cơ sở xem xét thực trạng khủng hoảng giáo dục bậc cao ở Việt

Nam hiện nay, đối chiếu bối cảnh tương đồng và khác biệt giữa Việt nam
và Thái Lan, Malaysia, luận án sẽ rút ra những bài học kinh nghiệm và kiến
nghị chính sách nhằm phát triển hiệu quả giáo dục bậc cao phục vụ tăng
trưởng kinh tế ở Việt nam.
7. Kết cấu luận án:
Đề tài bao gồm phần Mở đầu, bốn chương nội dung, Kết luận và tài liệu
tham khảo. Dự kiến 4 chương nội dung là như sau :
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến giáo dục bậc
cao phục vụ tăng trưởng kinh tế.
Chương 3: Thực trạng phát triển giáo dục bậc cao phục vụ tăng trưởng
kinh tế ở Malaysia và Thái Lan.
Chương 4: Đánh giá hệ thống giáo dục bậc cao phục vụ tăng trưởng kinh
tế ở Malaysia, Thái Lan, bài học kinh nghiệm và kiến nghị chính sách cho
Việt Nam.

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
1.2. Những giá trị của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước
và khoảng trống nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước nói trên đã có nhiều đóng
góp có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn, làm sáng tỏ các vấn đề như
nguồn
nhân
nguồn nhân lực chất lượng cao, giáo dục đại học, giáo dục
Footer
Page

6 oflực,
216.

6


bậc Page
cao, mối
Header
7 ofquan
216.hệ giữa phát triển giáo dục bậc cao đối với nguồn nhân

lực, mối quan hệ giữa giáo dục và tăng trưởng kinh tế. Các tác giả trong và
ngoài nước đã bước đầu đưa ra được khái niệm về giáo dục bậc cao, vai trò
của giáo dục bậc cao đối với tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có nhiều cách
nhìn và cách đánh giá khác nhau về các khái niệm và phạm trù liên quan
đến giáo dục bậc cao, có những phân tích đa chiều về tác động của giáo dục
bậc cao đối với tăng trưởng kinh tế. Tác giả luận án coi đây là những tài
liệu quan trọng để mong muốn góp một phần nhỏ vào việc thống nhất các
khái niệm và phạm trù như trên, từ đó đưa ra khái niệm rõ ràng nhất về giáo
dục bậc cao và vai trò của giáo dục bậc cao đối với tăng trưởng kinh tế.
Trong phần phân tích thực trạng phát triển giáo dục bậc cao và vai trò của
nó đối với tăng trưởng kinh tế ở Malaysia và Thái Lan, các tác phẩm trong
và ngoài nước mà tác giả luận án đã nghiên cứu là rất đa dạng, nghiên cứu
nhiều chiều và theo quan điểm khác nhau về hệ thống giáo dục bậc cao,
chính sách phát triển giáo dục bậc cao, tác động của giáo dục bậc cao đối
với phát triển nguồn nhân lực và tăng trưởng kinh tế, các vấn đề cần giải
quyết trong giáo dục bậc cao ở Malaysia và Thái Lan. Đây là kho tư liệu
quý để tác giả luận án có được các luận cứ chứng minh cho các quan điểm

khoa học của mình. Nhiệm vụ của tác giả luận án là từ các tư liệu sẵn có sẽ
hệ thống hóa, logic và thống nhất các luận cứ khoa học theo quan điểm
nghiên cứu của riêng mình, từ đó có những phát hiện mang tính mới mẻ,
nghiên cứu công phu và hệ thống về vấn đề này. Hơn nữa, do các công
trình nghiên cứu trong nước về thực trạng phát triển giáo dục bậc cao và vai
trò của nó đối với tăng trưởng kinh tế ở Malaysia và Thái Lan còn quá ít,
chưa có tính hệ thống và chưa có những đánh giá, so sánh một cách tổng
thể, tác giả luận án sẽ tiếp tục nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, từ đó phát hiện
và tìm ra những bài học kinh nghiệm có thể tham khảo hữu ích cho quá
trình phát triển giáo dục bậc cao phục vụ tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
Trong các công trình nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế cho việc phát triển
giáo dục bậc cao ở Việt Nam, các cuốn sách, bài báo, tham luận khoa học
mới dừng lại ở nét khái quát nhất về thực trạng phát triển hệ thống giáo dục
bậc cao ở Việt Nam. Tầm quan trọng của giáo dục bậc cao đối với tăng
trưởng kinh tế ở Việt nam chưa được phân tích cụ thể, sâu sắc, từ đó chưa
thấy rõ những nguy cơ của nền kinh tế Việt nam trong giai đoạn tới trong
việc tiếp thu tri thức, hấp thụ công nghệ, phát triển bền vững do thiếu hụt
nhân lực có chất lượng cao. Luận án sẽ tiếp tục làm rõ những nguy cơ này,
từ đó đưa ra những bài học kinh nghiệm từ việc nghiên cứu trường hợp

Footer Page 7 of 216.
7


Malaysia
Header
Page 8vàofThái
216.Lan, đưa ra những kiến nghị chính sách cho việc phát
triển giáo dục bậc cao phục vụ tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.


Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN
GIÁO DỤC BẬC CAO PHỤC VỤ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
2.1. Những vấn đề lý luận về giáo dục bậc cao phục vụ tăng trưởng
kinh tế
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
- Giáo dục bậc cao (higher education):
Giáo dục bậc cao là một hình thức giáo dục, đào tạo diễn ra ở các cơ sở
học tập sau bậc phổ thông trung học, bao gồm cả dạy nghề, giáo dục đại
học và giáo dục sau đại học. Mục đích của giáo dục bậc cao là cấp văn bằng
kỹ thuật hoặc chứng chỉ chuyên nghiệp, bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ…
nhằm giúp người học đạt được các chuẩn kiến thức nhất định, hoặc trở
thành nhà nghiên cứu và giảng dạy, giúp họ trở thành nguồn nhân lực chất
lượng cao hơn và có những đóng góp cho xã hội lớn hơn.
2.1.2. Đặc điểm của hệ thống giáo dục bậc cao:
* Tổ chức giáo dục bậc cao:
Hệ thống giáo dục bậc cao bao gồm 5 loại: Các trường đại học nghiên
cứu (university), các trường đại học của tỉnh hoặc khu vực (provincial or
region instititions), các trường đào tạo chuyên nghiệp (professional
schools), các trường đào tạo nghề (vocational school) và các trường đào tạo
từ xa về giáo dục bậc cao.
* Đặc điểm của giáo dục bậc cao:
Thứ nhất, giáo dục bậc cao được phân tầng rất đa dạng
Thứ hai, giáo dục bậc cao chỉ có thể phát huy được hiệu quả khi các
trường được chính phủ, nhà tài trợ, doanh nghiệp đảm bảo nguồn quỹ đầy
đủ để hoạt động phục vụ tầm nhìn dài hạn.
Thứ ba, hệ thống giáo dục bậc cao chỉ có thể đạt được hiệu quả khi nó đặt
ra các tiêu chuẩn đào tạo rõ ràng, phù hợp với nhu cầu của xã hội và lực
lượng lao động. Hơn nữa, hệ thống giáo dục bậc cao không thể hoạt động
đơn độc, tách rời sự phát triển của các doanh nghiệp và các lĩnh vực khác.

2.1.3.Các lý thuyết áp dụng để giải thích mối liên hệ giữa giáo dục bậc
cao và tăng trưởng kinh tế
Adam Smith trong cuốn “Sự giàu có của các quốc gia” :chú trọng vào
giáo dục phổ cập là để loại bỏ những tác động tiêu cực của sự phân công
laoPage
động,8một
phần thiết yếu trong quá trình công nghiệp hóa.
Footer
of 216.

8


Schultz xuất bản cuốn sách “Đầu tư vốn nhân lực”
HeaderNăm
Page1960,
9 of 216.

(Investment in human capital, 1961) [90], cho rằng giáo dục - đào tạo đóng
góp trực tiếp vào tăng trưởng kinh tế và thu nhập quốc dân thông qua nâng
cao kỹ năng và khả năng sản xuất của người lao động .
Becker năm 1964 đã phát triển lý thuyết hình thành vốn con người và
phân tích tỷ lệ hoàn trả đối với đầu tư vào giáo dục và đào tạo. Ông đưa ra
bằng chứng về mối tương quan giữa trình độ học vấn và thu nhập: học vấn
càng cao, thu nhập càng tăng.
Các lý thuyết gia tiếp tục phát triển khái niệm và nội hàm vốn nhân lực,
trong đó hầu hết các lý thuyết đều nhắc đến vai trò của giáo dục đối với các
hoạt động kinh tế. Rosen (1999) cho rằng vốn nhân lực là đầu tư giáo dục
cho con người nhằm tăng năng suất lao động cho họ. Theo Frank và
Bernanke (2007) vốn nhân lực bao gồm các yếu tố: giáo dục, đào tạo, kinh

nghiệm,... và vốn nhân lực ảnh hưởng đến năng suất lao động của người lao
động. Rodriguez và Loomis (2007) cho rằng, vốn nhân lực là tri thức, kỹ
năng, năng lực và đóng góp của mỗi cá nhân để tạo nên sự thịnh vượng
kinh tế cho mỗi cá nhân và xã hội.
Mối quan hệ giữa giáo dục và tăng trưởng kinh tế được phân tích nhiều
trong mô hình tăng trưởng nội sinh. Với mức thu nhập kiếm được, các cá
nhân sẽ giảm bớt tiêu dùng và hy sinh một số giờ làm việc để đến trường
học với hy vọng cuộc sống tương lai sẽ được cải thiện.
2.1.4. Vai trò và tác động của giáo dục bậc cao đối với tăng trưởng kinh
tế:
* Vai trò và tác động:
Thứ nhất, giáo dục bậc cao góp phần phát triển nguồn vốn nhân lực cho
tăng trưởng kinh tế.
Thứ hai, giáo dục bậc cao góp phần phát triển năng suất lao động và hấp
thụ công nghệ tiên tiến
Thứ ba, giáo dục bậc cao góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh kinh tế.
Thứ tư, giáo dục bậc cao tác động đến tăng trưởng kinh tế theo nhiều
kênh lan toả khác như việc làm, nhận thức xã hội, sức khoẻ, tri thức
* Các chính sách chủ yếu cần áp dụng:
- Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực quốc gia. Trong chiến
lược này, cần thiết kế các chương trình giáo dục liên quan có hiệu quả tích
cực đến tăng trưởng kinh tế, trong đó bao gồm: kích thích đổi mới, khả
năng tiếp cận cơ hội học tập từng cấp (tiểu học, phổ thông, bậc cao) nhằm
đạt được sự bình đẳng trong giáo dục, thu nhập và các mối liên hệ trong xã
hội.

Footer Page 9 of 216.
9



thể chế phù hợp với nhiệm vụ giáo dục bậc cao: Nhà nước
Header- Thiết
Page lập
10 các
of 216.

phải xây dựng quy định chất lượng, trách nhiệm giải trình và sự minh bạch
trong phát triển giáo dục bậc cao. Nhà nước cần xây dựng các quy định
pháp lý khuyến khích sự đổi mới và thành tựu phát triển giáo dục bậc cao,
xác định các tiêu chuẩn cho các trường công và trường tư, buộc họ phải áp
dụng thông qua hệ thống kiểm định chất lượng, đánh giá hoạt động, kiểm
toán nội bộ.
- Hỗ trợ phát triển các chuyên ngành cốt yếu, trong đó cần phân loại các
trường đại học đỉnh cao và các trường đại học khác để có chính sách đầu tư
tài chính hợp lý.
- Quốc tế hoá giáo dục bậc cao đi đôi với đảm bảo công bằng xã hội trong
giáo dục. Quốc tế hoá giáo dục bậc cao là quá trình hoà nhập trên phạm vi
toàn cầu nhằm vào mục đích mở rộng những mục tiêu, chức năng và sự
phân phối trong nền giáo dục bậc cao
2.2. Cơ sở thực tiễn của giáo dục bậc cao phục vụ tăng trưởng kinh tế
2.2.1. Bối cảnh mới và tác động của nó đối với giáo dục bậc cao
Thứ nhất, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đã và đang mở ra những cơ
hội và thách thức mới đối với nguồn nhân lực, đối với việc phát triển giáo
dục bậc cao, đòi hỏi các nước có sự cạnh tranh lớn hơn trong phát triển
nguồn nhân lực, dẫn đến giáo dục bậc cao cũng phải thay đổi.
Thứ hai, cuộc cách mạng khoa học công nghệ và nền kinh tế tri thức phát
triển nhanh trên thế giới, đã khiến cho vai trò của giáo dục bậc cao, việc
dạy và học ở bậc giáo dục bậc cao cũng phải khác cả về hình thức, nội dung
và cung cách quản lý.
Thứ ba, Cộng đồng kinh tế Đông Nam Á (AEC) hình thành với những

nôi dung mới, buộc giáo dục bậc cao của Đông Nam Á và Việt Nam phải
thay đổi để thích ứng với tình hình mới.
2.2.2. Giáo dục bậc cao ở khu vực Đông Á trong bối cảnh mới
Phần lớn các nước trong khu vực Đông Á đều theo đuổi chính sách đại
chúng hoá giáo dục bậc cao, vì vậy các nước đều cho phép và khuyến khích
các tổ chức giáo dục bậc cao tư nhân thành lập để khuyến khích sinh viên
theo học, giảm đáng kể chi tiêu công giành cho giáo dục.
Xét theo tỷ lệ nhập học giáo dục bậc cao, khu vực Đông Á đạt được
những thành công vượt bậc. Về chất lượng đào tạo : Đông Á là nơi có
nhiều trường đại học được xếp thứ hạng cao trong khu vực và trên thế giới.
Giáo dục bậc cao đào tạo ra lực lượng lao động có kỹ năng cho các nước
Đông Á. Mỗi nước có những ưu điểm khác nhau về đào tạo kỹ năng cho
người lao động, nhưng nhìn chung khu vực Đông Nam Á được đánh giá đạt

Footer Page 10 of 216.
10


loại Page
khá trong
Header
11 ofviệc
216.tiếp thu kỹ thuật, công nghệ và giải quyết các vấn đề

nảy sinh trong công việc.
Bản đồ thế giới về các ấn phẩm khoa học quốc tế đang thay đổi nhanh
chóng trong những thập kỷ gần đây, trong đó khu vực Đông Á nổi lên một
số nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc. Có được
những thành tích này là do các nước Đông Á đã chú trọng đầu tư cho giáo
dục, khoa học công nghệ. Trong cơ cấu chi tiêu R&D của nhiều nước Đông

Á (bao gồm chi tiêu cho doanh nghiệp kinh doanh, chính phủ, giáo dục bậc
cao, các ngành tư nhân phi lợi nhuận), tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục bậc cao ở
nhiều nước luôn ở mức cao.
2.2.3. Vai trò và tác động của giáo dục bậc cao đối với tăng trưởng kinh
tế Đông Á
Các nền kinh tế Đông Á đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh một
phần nhờ hệ thống giáo dục bậc cao đã tạo ra nguồn nhân lực chất lượng
cao có khả năng hấp thụ công nghệ hiện đại của thế giới. Theo báo cáo của
Viện kế toán công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW), năng suất lao động ở
khu vực Đông Á nhìn chung đạt mức tăng trưởng 3%/năm trong giai đoạn
2000-2015, vượt qua tốc độ tăng năng suất lao động của Mỹ latinh
(2%/năm), châu Phi (1,44%).
Những tiến bộ đạt được trong giáo dục bậc cao ở nhiều nước Đông Á đã
tác động tích cực đến khả năng phát huy sáng kiến vànăng suất lao động.
Giáo dục bậc cao đã tác động lên khả năng hấp thụ và chuyển giao công
nghệ của các nền kinh tế Đông Á.
Giáo dục bậc cao góp phần hình thành nền kinh tế tri thức ở Đông Á.
Giáo dục bậc cao góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của các nền kinh
tế Đông Á, đồng thời góp phần nâng cao thu nhập cho người dân các nước
này.
Chương 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC BẬC CAO PHỤC VỤ
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở MALAYSIA VÀ THÁI LAN
3.1. Thực trạng phát triển giáo dục bậc cao phục vụ tăng trưởng kinh
tế ở Malaysia
3.1.1. Chính sách phát triển giáo dục bậc cao ở Malaysia
- Chính sách phát triển giáo dục bậc cao trước những năm 1970: hệ
thống giáo dục bậc cao ở Malaysia chưa thực sự được chú trọng phát triển
mặc dù năm 1962 Ủy ban nghiên cứu giáo dục bậc cao đã được thành lập
với mục đích nghiên cứu ưu tiên phát triển giáo dục bậc cao.


Footer Page 11 of 216.
11


sách
Header- Chính
Page 12
of phát
216.triển giáo dục bậc cao giai đoạn 1970-1990:Giáo dục

bậc cao trong giai đoạn này gắn liền với Chính sách phát triển kinh tế mới
(NEP) năm 1971. Chính sách này được đánh giá là vô cùng ưu đãi và tạo
thuận lợi cho người Bumiputra tiếp cận giáo dục bậc cao.
- Chính sách phát triển giáo dục bậc cao giai đoạn 1990-2000:
Sang những năm 1990, Malaysia thực hiện Chính sách phát triển quốc gia
(NDP, 1990-2000). Để phục vụ cho chính sách này, hệ thống giáo dục bậc
cao của Malaysia đã thay đổi theo hướng áp dụng các tư tưởng tự do kinh tế
và thay đổi hệ thống giá trị trong các ngành thuộc khu vực công. Để tư
nhân hóa các cơ sở giáo dục bậc cao và mở các chi nhánh các trường đại
học nước ngoài tại Malaysia, chính phủ đã tiến hành sửa đổi Luật giáo dục,
năm 1996 ban thành Luật đại học tư. Cùng với việc mở rộng hàng loạt các
trường đại học tư, các chi nhánh của các trường đại học nước ngoài được
phép thành lập tại Malaysia trong những năm 1990.
Trong hệ thống các trường đại học công đã diễn ra làn sóng hợp nhất các
trường kể từ năm 1995. Những năm 1990 cũng đánh dấu sự nâng cấp chất
lượng các cơ sở giáo dục bậc cao ở Malaysia. Năm 1992, tiêu chuẩn quản
lý chất lượng đại học theo chuẩn quốc tế (ISO) đã được ban hành do Ủy
ban dịch vụ công Malaysia (PSD) phụ trách. Năm 1996, Bộ giáo dục đưa ra
bộ tiêu chí giám sát thực hiện chính sách giáo dục quốc gia các cấp theo

nguyên tắc quản lý chất lượng toàn diện (TQM). Năm 1996, Hội đồng giáo
dục đại học quốc gia được thành lập để kiểm soát các tiêu chuẩn của các
trường đại học công. Năm 1997, Hội đồng chứng nhận quốc gia cũng được
thành lập. Năm 2001, Malaysia thành lập Hệ thống kiểm định chất lượng
giáo dục (MyQuest) để kiểm định chất lượng các trường đại học/cao đẳng
tư thục tại Malaysia,...
- Chính sách phát triển giáo dục bậc cao từ năm 2000 đến nay:
Thứ nhất, thành lập Bộ giáo dục bậc cao (MOHE) vào năm 2004 với
chức năng hiện đại hóa giáo dục bậc cao, phù hợp với mục tiêu của chính
phủ là đưa Malaysia trở thành trung tâm giáo dục đại học chất lượng và
quốc tế hóa giáo dục đại học vào năm 2020.
Thứ hai, thành lập các trường đại học nghiên cứu. Các trường đại học
nghiên cứu này đều thuộc sở hữu nhà nước được nâng cấp từ những trường
đại học lâu đời nhất ở Malaysia.
Thứ ba, thành lập trường đại học theo Chương trình tăng tốc đến tuyệt
hảo (APEX) năm 2008 nhằm nâng cấp các trường đại học nghiên cứu lên
đẳng cấp mới, có danh tiếng trên thế giới.
Thứ tư, quốc tế hóa các trường đại học ở Malaysia.

Footer Page 12 of 216.
12


Header3.1.2.
PageThực
13 oftrạng
216.phát triển giáo dục bậc cao ở Malaysia từ năm 2000

đến nay
3.1.2.1. Thực trạng phát triển hệ thống các trường giáo dục bậc cao

Tính đến cuối năm 2012, Malaysia có tổng cộng 20 trường đại học nghiên
cứu công lập, 24 trường đại học bách khoa công lập, 37 trường đại học
cộng đồng, 33 trường đại học nghiên cứu tư nhân và trên 500 trường đại
học tư nhân khác và 5 chi nhánh đại học nước ngoài. Trên ½ số sinh viên
nhập học đại học ở Malaysia năm 2012 là vào hệ thống các trường công
lập. Bên cạnh đó, Malaysia còn có nhiều chi nhánh đại học từ Anh, Mỹ,
ÚC, Pháp, Canada, Đức, New Zealand đã hợp tác với các trường đại học
của Malaysia, đưa Malaysia trở thành trung tâm giáo dục bậc cao trong khu
vực Đông Nam Á.
Khác với Thái Lan, nơi không có nhiều trường đại học tư nhân danh
tiếng trong khu vực, hệ thống trường đại học tư nhân ở Malaysia phát triển
rất thành công kể cả số lượng và chất lượng, là niềm tự hào của giáo dục
đại học Malaysia. Chính sách của chính phủ Malaysia là cho phép một số
doanh nghiệp lớn, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức chính trị được lập
các cơ sở giáo dục đại học của mình.
3.1.2.2. Quy mô và trình độ đào tạo
Giáo dục bậc cao đã được mở rộng nhanh chóng.Trong giai đoạn 20002005, tốc độ tăng trưởng học viên các cấp giáo dục bậc cao hệ công lập là
4,5%/năm, tư nhân là 5,5%/năm; giai đoạn 2006-2010 hệ công lập đạt tốc
độ tăng tỷ lệ nhập học là 16,9%/năm, tư nhân là 6,7%/năm . Đặc biệt, hệ
đào tạo tiến sĩ kể từ năm 2000 đến nay tăng nhanh nhất, đạt 15%/năm giai
đoạn 2001-2005 và 26% giai đoạn 2005-2010 trong các trường công lập.
Malaysia cũng là nơi tập trung đào tạo lực lượng sinh viên nước ngoài đông
đảo trong khu vực. Là một xã hội Hồi giáo đa sắc tộc, chính phủ Malaysia
đã cố gắng thực hiện chính sách bình đẳng trong giáo dục, kể cả giáo dục
bậc cao.So với nhiều nước khác, cân bằng giới tính trong giáo dục bậc cao
ở Malaysia được chú trọng nhiều hơn.
3.1.2.3. Đội ngũ cán bộ, giảng viên trong giáo dục bậc cao
Đội ngũ cán bộ, giảng viên trong hệ thống giáo dục bậc cao ở Malaysia
tăng nhanh về mặt số lượng và chất lượng. Trong giai đoạn 2005-2009, đã
có 4.156 giảng viên các trường đại học ở Malaysia đã lấy bằng tiến sĩ và tỷ

lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ trong các trường đại học công đã tăng từ
26,6% năm 2005 lên 35,9% năm 2009.Ở Malaysia, bậc thang hàn lâm có
sáu mức độ: trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư
(được chia thành ba cấp C, B, A từ thấp đến cao), và giáo sư xuất sắc
(distinguished
professor). Bộ Giáo dục Malaysia ban hành tiêu chuẩn
Footer
Page 13 of 216.

13


khung
cho14mỗi
chức danh, đồng thời cho phép các trường linh hoạt điều
Header
Page
of 216.

chỉnh phù hợp với nhu cầu và bối cảnh của mình.
3.1.2.4. Chất lượng giáo dục bậc cao ở Malaysia
Trong giai đoạn 2007-2012, số xuất bản phẩm quốc tế của các trường đại
học của Malaysia tăng 3,1 lần, đạt mức tăng cao nhất trên thế giới, và số
lượng các trích dẫn đã tăng gấp 4 lần trong giai đoạn 2005-2012. Năm
trường đại học nghiên cứu hàng đầu của Malaysia đã đóng góp tới 70% các
xuất bản quốc tế trong giai đoạn 2007-2011, số phát minh sáng chế của các
trường đại học nghiên cứu của Malaysia tăng 11%/năm, đưa Malaysia vào
vị trí thứ 28 trên thế giới về các phát minh mới trong giai đoạn này. Trong
giai đoạn 2007-2012, các trường đại học nghiên cứu của Malaysia đã đạt
doanh thu 1,25 tỷ USD từ nghiên cứu và các dịch vụ tư vấn.

Nhờ tăng mạnh đầu tư vào R&D, các trường đại học của Malaysia đã đạt
những thứ hạng cao trong khu vực và quốc tế. Theo xếp hạng quốc tế và
khu vực, cả 5 trường đại học nghiên cứu hàng đầu của Malaysia đều nằm
trong top 100 trường đại học nghiên cứu hàng đầu châu Á. Ngoài ra, các
trường đại học khác của Malaysia cũng đứng thứ hạng cao trong nhiều lĩnh
vực trên thế giới.
Chất lượng giáo dục bậc cao của Malaysia còn được đánh giá qua số
lượng sinh viên quốc tế vào nước này ngày càng đông trong thời gian gần
đây. Năm 2014, Malaysia đứng thứ 12 trong số 20 nước có đông sinh viên
quốc tế nhất, thu hút được 63.625 sinh viên quốc tế, đứng sau 11 nước là
Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Đức, Nga, Nhật Bản, Canada, Trung Quốc, Italy và
Nam Phi.
3.3. Đánh giá vai trò của giáo dục bậc cao đối với tăng trưởng kinh tế
ở Malaysia
Giáo dục bậc cao hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ tăng
trưởng kinh tế ở Malaysia. Trong giai đoạn 2000-2012, đóng góp của lao
động có trình độ đại học trong tổng lực lượng lao động đã tăng từ 14,5%
(năm 2000) lên 24,4% (năm 2010-2012). Tương ứng là tỷ lệ lao động
không được đào tạo và lao động có trình độ phổ thông cơ sở trong tổng lực
lượng lao động giảm dần trong hơn 1 thập kỷ qua.
Lao động có trình độ cao đã góp phần tích cực làm tăng năng suất lao
động ở Malaysia. Đánh giá của Ngân hàng Thế giới năm 2008 cho thấy,
tăng trưởng năng suất lao động của Malaysia giai đoạn 1987-1997 là
5,5%/năm, cao hơn các nước trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, NIEs,
và một số nước ASEAN khác như Thái Lan, Indonesia, Singapore,
Philippines.

Footer Page 14 of 216.
14



ích 15
củaof
giáo
dục bậc cao đem lại cho mỗi cá nhân và cho nền kinh tế.
HeaderLợi
Page
216.
Nhờ có nâng cao chất lượng giáo dục, Malaysia đã chuyển từ nước có thu
nhập thấp sang nước có thu nhập trung bình, trở thành 1 con hổ châu Á.
Mức chi tiêu cho giáo dục bậc cao của Malaysia nhiều hơn so với các nước
trong khu vực, nhiều hơn cả Hàn Quốc, đã đem lại những tác động tích cực.
Chẳng hạn, nhờ chi tiêu nhiều hơn cho giáo dục bậc cao, cơ cấu kinh tế của
Malaysia có sự chuyển dịch tích cựcvà sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
Malaysia cũng nhanh hơn và hiện đại hơn so với một số nước ASEAN khác
như Thái Lan, Philippines, Indonesia,…
Thách thức lớn nhất hiện nay ở Malaysia là phải tiếp tục cải thiện chất
lượng giáo dục đại học. Sự mở rộng nhanh chóng các trường đại học tư
nhân đang làm giảm chất lượng giáo dục bậc cao trong một số trường học
kém chất lượng. Chính sách sắc tộc trong giáo dục bậc cao, trong đó phân
biệt chủng tộc người Hoa với người Mã Lai cũng khiến hệ thống các trường
đại học công (ngoại trừ các trường đại học nghiên cứu hàng đầu) phải chạy
đua với tiêu chí ưu tiên chỉ tiêu giáo dục cho người Mã Lai, giảm chất
lượng giảng dạy và đào tạo trong nhà trường, đồng thời làm giảm chất
lượng tuyển đầu vào trong các trường đại học do chính sách ưu tiên sắc tộc
này.
3.2. Thực trạng phát triển giáo dục bậc cao phục vụ tăng trưởng kinh
tế ở Thái Lan
3.2.1. Chính sách phát triển giáo dục bậc cao ở Thái Lan qua các thời
kỳ

- Chính sách phát triển giáo thời kỳ trước những năm 1950: Hình thành
các cơ sở giáo dục bậc cao ban đầu:Hệ giáo dục bậc cao bắt đầu được
Quốc vương Thái Lan chú ý đến vào năm 1917 với việc thành lập trường
đại học Chualongkom. Các trường đại học tiếp tục được mở rộng và phát
triển từ những năm 1920 cho đến cuối những năm 1950.
- Chính sách giáo dục của Thái Lan giai đoạn 1960-1999: Giáo dục hỗ
trợ tăng trưởng kinh tế: Năm 1969, Thái Lan ban hành Luật đại học tư
nhân. Cho đến tận năm 1984, khu vực tư nhân mới được phép thành lập các
trường đại học tư nhân đào tạo tổng hợp các ngành nghề. Năm 2003, Luật
giáo dục tư nhân bậc cao được ban hành, đem lại sự linh hoạt hơn trong
giáo dục bậc cao tư nhân.Năm 1990 Kế hoạch phát triển dài hạn giáo dục
bậc cao lần thứ nhất đã được ban hành. Theo kế hoạch này, năm 1992 có 16
trường đại học công lập được đưa vào danh sách tự chủ tài chính.
- Chính sách giáo dục bậc cao từ 1997 đến nay: Giáo dục thích ứng với
toàn cầu hoá: Sau khi bản Hiến pháp mới năm 1997 có hiệu lực, năm 1999
Thái
Lan15
tiến
Footer
Page
ofhành
216. Luật cải cách giáo dục quốc gia.Năm 2003, Luật giáo

15


dục Page
đại học
được ban hành. Để quản lý giáo dục bậc cao phù hợp với
Header

16tựofchủ
216.

năng lực và kiến thức của từng cá nhân, năm 2004 Thái Lan ban hành Luật
nhân sự đại học (sửa đổi năm 2008). Năm 2008, chính phủ Thái Lan thực
hiện Kế hoạch phát triển dài hạn giáo dục bậc cao lần thứ hai (2008-2022).
Hệ thống giáo dục bậc cao của Thái Lan hiện nay dựa theo cấp độ quản lý
có thể chia làm 4 nhóm. Nhóm thứ nhất bao gồm các đại học công lập dưới
sự quản lý của Ủy ban giáo dục bậc cao thuộc Bộ giáo dục. Nhóm thứ hai
bao gồm các đại học tư nhân cũng chịu sự quản lý của Ủy ban giáo dục bậc
cao thuộc Bộ giáo dục. Nhóm thứ ba là những học viện và trường cao đẳng
do các bộ khác (như Bộ Giáo dục, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng) quản lý. Nhóm
thứ tư là những viện chuyên ngành của các đoàn thể quốc gia hay tổ chức
quốc tế (như Viện công nghệ Á châu – Asian Institute of Technology), Đại
học Phật giáo Mahamongkut, Đại học Phật giáo Mahachulalongkorn, v.v…
3.2.2. Thực trạng phát triển giáo dục bậc cao ở Thái Lan từ năm 2000
đến nay
3.2.2.1. Thực trạng phát triển hệ thống các trường giáo dục bậc cao
Năm 2004, Thái Lan có tổng số 123 cơ sở giáo dục bậc cao, trong đó
trường đại học công có 67 trường, đại học tư nhân (56 trường) và cao
đẳng/đại học cộng đồng không có trường nào. Năm 2012, số lượng các cơ
sở giáo dục bậc cao ở Thái Lan đã tăng lên đạt 171 trường, trong đó trường
đại học công có 80 trường, đại học tư nhân (71 trường) và cao đẳng/đại học
cộng đồng có 20 trường.
Phân theo vùng địa lý, các trường đại học/cao đẳng tập trung tại Bangkok
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số các trường đại học/cao đẳng của cả
nước (chiếm 29% năm 2008), tiếp theo là miền Trung (19%) và miền
Đông Bắc (19%), miền Bắc (15%), miền Nam (13%) và miền Đông chỉ
chiếm 5%. Nhìn chung, cơ cấu các cơ sở đào tạo bậc cao ở Thái Lan phân
bố tương đối đồng đều trên cả nước.

3.2.2.2. Quy mô và trình độ đào tạo
Trong mấy thập kỷ qua, Thái Lan đã tăng nhanh được số lượng sinh viên
nhập học giáo dục bậc cao. So với các nước trong khu vực Đông Á, Thái
Lan được đánh giá là nước có tỷ lệ nhập học giáo dục bậc cao thấp hơn Hàn
Quốc, Đài Loan, nhưng cao hơn nhiều so với các nước ASEAN, Trung
Quốc và cao hơn nhiều so với mức bình quân của thế giới.Trong tổng số
2,112 triệu học viên đào tạo bậc cao năm 2012, có tới 87,9% số lượng học
viên theo học bậc đại học, 8,85% số lượng học viên theo học thạc sĩ và
0,95% theo học các bậc tiến sĩ. Phân theo hệ thống trường đại học công lập
và tư nhân, có thể thấy số lượng học viên tham gia các trường công lập
chiếm
đa16
số.of 216.
Footer
Page

16


Độiofngũ
cán bộ, giảng viên trong giáo dục bậc cao
Header3.2.2.3.
Page 17
216.

Trong số 59.652 giảng viên giảng dạy các chương trình bậc cao ở Thái
Lan năm 2007, có 25% giảng viên đạt trình độ tiến sĩ, 60% đạt trình độ thạc
sĩ và 16% đạt trình độ cử nhân. Tỷ lệ này tương đối cân đối giữa các trường
công lập và các trường dân lập.
Trong hệ thống giáo dục bậc cao, việc kết hợp giữa giảng dạy và nghiên

cứu ở Thái Lan tương đối thành công. Thống kê của UNESCO năm 2013
cho thấy, vào năm 2011 tỷ lệ cán bộ nghiên cứu ở Thái Lan phân theo
ngành là như sau: doanh nghiệp (30%), giáo dục bậc cao (54%), chính phủ
(16%). So với các nước trong khu vực châu Á, cán bộ nghiên cứu trong hệ
thống.Do chi tiêu R&D trên đầu người thấp và chủ yếu từ chính phủ nên
chất lượng cán bộ giảng dạy và nghiên cứu trong hệ thống giáo dục bậc cao
ở Thái Lan đạt mức vừa phải, còn thua xa một số nước trong khu vực.
3.2.2.4. Chất lượng giáo dục bậc cao ở Thái Lan
Năng lực nghiên cứu trong các trường đại học được nâng cao, tạo nhiều
ưu tiên cho việc nghiên cứu cũng như giảng dạy.Chất lượng giáo dục bậc
cao được thể hiện qua thứ hạng quốc tế của các cơ sở đào tạo và các công
trình nghiên cứu được đăng tải trên các tạp chí khoa học quốc tế. Theo
thống kê Viện thông tin khoa học (ISI), trong giai đoạn 15 năm (19962011), Thái Lan có 69.637 ấn phẩm quốc tế, trong khi Việt Nam mới có
13.172 ấn phẩm khoa học công bố trên các tập san quốc tế có bình duyệt,
bằng khoảng một phần năm của Thái Lan, bằng một phần sáu của Malaysia
(75.530), và một phần mười của Singapore (126.881).
Chất lượng giáo dục bậc cao của Thái Lan còn được đánh giá qua số
lượng sinh viên quốc tế vào Thái Lan ngày càng đông trong thời gian gần
đây. Tính đến tháng 5 năm 2013, đã có 1017 khóa học quốc tế được mở
trong các trường đại học Thái Lan, trong đó đã đào tạo được 344 người ở
trình độ cử nhân, 394 người ở trình độ thạc sĩ, 249 người ở trình độ bác sĩ
và 30 người cho các chương trình đào tạo.
3.2.3. Vai trò và tác động của giáo dục bậc cao đối với tăng trưởng kinh
tế ở Thái Lan
Đóng góp của TFP trong tăng trưởng GDP của Thái Lan giai đoạn 19812008 cho thấy, TFP đóng vai trò ngày càng quan trọng trong tăng trưởng
GDP của Thái Lan, trong đó có phần đóng góp không nhỏ từ nguồn vốn lao
động được đào tạo ở trình độ cao hơn.
Trong quá trình tăng trưởng kinh tế, chất lượng giáo dục bậc cao của Thái
Lan đã giúp đất nước này tiếp thu được công nghệ kỹ thuật hiện đại từ bên
ngoài và tiếp cận nền kinh tế tri thức tốt hơn.Sinh viên Thái Lan luôn xếp

hạng
cao17
hơn
năng lực so với sinh viên Indonesia và Philipines. Tuy
Footer
Page
of về
216.

17


nhiên,
một18điều
đáng chú ý là điểm số PISA và TIMSS của Thái Lan dường
Header
Page
of 216.

như bị tụt hậu trong những năm gần đây so với thời kỳ giữa thập niên 1990.
Điều này khiến đóng góp của nguồn vốn nhân lực nói chung và giáo dục
bậc cao nói riêng trong GDP ở Thái Lan thấp hơn so với một số nước trong
khu vực như Hàn Quốc, Malaysia, Singapore.
Hiện nay, giáo dục bậc cao ở Thái Lan cũng đang gặp phải một số khó
khăn, thách thức. Cụ thể, tỷ lệ nhập học giáo dục bậc cao ở Thái Lan liên
tục tăng lên kể từ năm 2000 đến nay, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của
Thái Lan có chiều hướng giảm. Mặc dù số lượng sinh viên các trường đại
học ở Thái Lan tăng lên rất nhanh sau năm 2000, nhưng chất lượng đào tạo
của các trường đại học Thái Lan có sự khác nhau rõ rệt. Hơn nữa, hầu hết
các trường đại học ở Thái Lan đều có mối liên kết yếu kém với các ngành

công nghiệp mặc dù chính phủ đã khuyến khích sự liên kết này bằng nhiều
chương trình khác nhau.
Hiện tại, hệ thống giáo dục bậc cao ở Thái Lan đang gặp phải nhiều thách
thức. Trước hết, thứ hạng các trường đại học của Thái Lan đang tụt dần và
sự liên kết giữa giáo dục bậc cao với thị trường lao động và các ngành công
nghệ ngày càng yếu kém. Hơn nữa, giáo dục bậc cao ở Thái Lan khó đạt
chất lượng cao hơn trong thời gian tới bởi trình độ giáo dục cơ bản (giáo
dục phổ thông) của đất nước này đang xuống cấp.
Chương 4
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG GIÁO DỤC BẬC CAO PHỤC VỤ TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ Ở MALAYSIA, THÁI LAN, BÀI HỌC KINH
NGHIỆM VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM

4.1. Đánh giá hệ thống giáo dục bậc cao phục vụ tăng trưởng kinh tế
ở Malaysia và Thái Lan
4.1.1. So sánh và đánh giá
- Về cơ cấu trường học:
Hệ thống giáo dục bậc cao ở Malaysia và Thái Lan có sự khác nhau cơ
bản. Độ tuổi bắt đầu tham gia giáo dục bậc cao ở Malaysia là 17 tuổi, trong
khi độ tuổi tham gia giáo dục bậc cao ở Thái Lan là 18. Có nghĩa là,
chương trình trung học phổ thông ở Thái Lan kéo dài 3 năm, trong khi ở
Malaysia chỉ là 2 năm. Tuy nhiên, giáo dục đại học ở Malaysia được thực
hiện trong thời gian 3 năm, còn ở Thái Lan kéo dài trong thời gian 4 năm.
Bậc thạc sĩ của hai nước này đều thực hiện trong thời gian 2 năm và bậc
tiến sĩ thường là 3 năm. Hệ thống giáo dục bậc cao của Malaysia phân bổ
đồng đều ở các vùng địa lý trên cả nước, trong khi các trường giáo dục bậc
caoPage
của Thái
chủ yếu nằm ở Bangkok.
Footer

18 ofLan
216.

18


thống
trường giáo dục bậc cao ở Malaysia có sự đa dạng hơn ở
HeaderHệPage
19các
of 216.

Thái Lan. Phần lớn các trường đại học ở Malaysia đều mới hình thành sau
năm 2000 và trước năm 2002 các trường đại học tư chưa thực sự được chú
trọng phát triển ở Malaysia (trừ các trường đại học cộng đồng). Trong khi
đó, các trường đại học mới ở Thái Lan phần lớn đều được hình thành từ
việc sáp nhập một số trường đại học đã có từ trước. Nếu như ở Malaysia,
các trường đại học tư chiếm đa số (khoảng 89% tổng các trường năm
2012), thì ở Thái Lan các trường đại học công lập lại chiếm đa số (chiếm
gần 60% tổng các trường năm 2012). Mặc dù chính phủ Thái Lan đang cố
gắng đưa cơ chế tự chủ vào các trường đại học công lập (tự chủ về học
thuật, quản lý và tài chính) nhưn phần lớn các trường đại học công ở Thái
Lan vẫn phải dựa vào các nguồn tài chính của chính phủ để hoạt động.
Trong khi đó, các trường đại học tư đóng vai trò rất quan trọng trong việc
mở rộng hệ thống giáo dục bậc cao ở Malaysia và nhiều trường đại học tư ở
Malaysia hiện nay được xếp hạng là trường chất lượng tiêu chuẩn khu vực
và quốc tế.
- Về tỷ lệ nhập học theo ngành: Tỷ lệ nhập học giáo dục bậc cao ở Thái
Lan và Malaysia tăng lên rất nhanh từ năm 2000. Tuy nhiên, so với các
nước công nghiệp phát triển, tỷ lệ nhập học giáo dục bậc cao của hai nước

trên vẫn là thấp. Xét về số lượng tuyệt đối, số học viên học giáo dục bậc
cao ở Thái Lan cao hơn nhiều so với Malaysia và xét về số lượng tương
đối. Giáo dục bậc cao ở Thái Lan nghiêng về các lĩnh vực học qua sách vở
trong nhà trường nhiều hơn, trong khi Malaysia chủ yếu nghiêng về các
trường nghề và kỹ thuật. Như vậy, tỷ lệ sinh viên theo học các ngành khoa
học xã hội và nhân văn ở Thái Lan rất cao, điều đó khiến thị trường lao
động Thái Lan khó hấp thụ lực lượng lao động dư thừa trong ngành này,
làm cho Thái Lan gặp những khó khăn không nhỏ.
- Về quản lý chất lượng đào tạo: Trong bối cảnh giáo dục bậc cao ở khu
vực Châu Á đang tăng mạnh về số lượng và giáo dục đại học đang ngày
càng đa dạng hoá, đại chúng hoá, nên yêu cầu về kiểm tra chất lượng là cần
thiết, và mỗi quốc gia có một hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục bậc
cao khác nhau. Tại Malaysia có hai cơ quan là: Uỷ ban kiểm định chất
lượng Malaysia (LAN) và Hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục
(MyQUEST); Tại Thái Lan, có hai cơ quan là Cục tiêu chuẩn giáo dục và
đánh giá chất lượng quốc gia (ONESQA) có chức năng đảm bảo chất lượng
bên ngoài; và Bộ công tác đại học (MUA) có chức năng đảm bảo chất
lượng bên trong.
- Về chất lượng giáo dục bậc cao:Chất lượng giáo dục bậc cao của

Thái
Lan19vàofMalaysia
không phải là đứng thứ hạng cao nhất trong
Footer
Page
216.
19


khuPage

vực 20
châu
Á, mà hai nước này còn đứng sau Nhật Bản, Hàn
Header
of 216.
Quốc, Singapore, Đài Loan, Hongkong. Xét trong môi trường giáo
dục của cả khu vực Đông Nam Á, thì Thái Lan và Malaysia là hai
nước có trình độ phát triển cao hơn (sau Singapore), người lao động
vừa có trình độ chuyên môn và kỹ năng tốt hơn, đồng thời có các khả
năng về giao tiếp, ngoại ngữ, làm việc nhóm và nhiều kỹ năng mềm
khác tốt hơn một số nước như Việt Nam, Lào và Campuchia. Chất
lượng giáo dục bậc cao được đo bằng kỹ năng và năng suất lao động
xã hội, trình độ khoa học công nghệ,…
Tuy nhiên, chất lượng giáo dục bậc cao của hai nước Malaysia và Thái
Lan có sự khác nhau cơ bản. Lao động kỹ năng chỉ chiếm 13% lực lượng
lao động của Thái Lan năm 2006, trong khi tỷ lệ này ở Malaysia là 27%.
Các doanh nghiệp Thái Lan cũng phụ thuộc phần lớn vào lực lượng lao
động kỹ năng thấp và không có kỹ năng so với các doanh nghiệp Malaysia.
Cho đến nay, lao động không có kỹ năng chiếm tới 83,5% lực lượng lao
động của Thái Lan (năm 2015), tăng hơn so với tỷ lệ 73% của năm 2006.
Mặc dù cả hai nước hiện nay đều đang thiếu lao động kỹ năng để đáp ứng
nhu cầu phát triển kinh tế, nhưng Thái Lan dường như đang thiếu lực lượng
lao động kỹ năng cao hơn nhiều so với Malaysia.
- Lợi ích kinh tế của giáo dục bậc cao:Cho đến nay, Malaysia là nước có
thu nhập bình quân đầu người cao hơn nhiều so với Thái Lan, được xếp
hạng là nước có thu nhập trung bình trung bình, trong khi Thái Lan được
xếp hạng là nước có thu nhập trung bình thấp.
Sự khác biệt về chất lượng giáo dục bậc cao đã dẫn đến sự khác nhau
trong cơ cấu kinh tế của hai nước. Tại Malaysia, mô hình giáo dục bậc cao
có điểm tương đồng với mô hình của Hàn Quốc, có nghĩa là phát triển giáo

dục là để tìm kiếm sự cạnh tranh. Giáo dục bậc cao không chỉ được đánh
giá là một loại sản phẩm tri thức cho riêng đất nước Malaysia, mà còn là
loại sản phẩm có khả năng trao đổi kinh doanh trên phạm vi quốc tế. Còn
tại Thái Lan, hệ thống giáo dục bậc cao của Thái Lan là sự pha trộn của
giáo dục phương Tây và giáo dục phương Đông, nhưng mới dừng lại ở mức
độ nửa vời bởi Thái Lan theo đuổi phương châm “dạy ít, học nhiều” của
phương Tây, nhưng chỉ áp dụng chủ yếu qua giáo trình, không được áp
dụng đầy đủ qua thực hành, khiến sinh viên khó có cơ hội nâng cao năng
lực tự học và bám sát thực tiễn. Chính vì vậy, giáo dục bậc cao ở Thái Lan
đã không tạo nên động lực vững chắc để nền kinh tế chuyển sang các khâu
chế tác sản phẩm công nghệ tinh xảo, có giá trị gia tăng cao, mà chủ yếu
mới dừng ở các khâu lắp ráp sản phẩm và chế tạo ra các sản phẩm công
nghệ
trung
và thấp.
Footer
Page
20bình
of 216.

20


nhân dẫn đến những thành công và hạn chế trong giáo
Header4.1.2.
PageNguyên
21 of 216.

dục bậc cao ở Thái Lan và Malaysia
* Nguyên nhân khách quan:

Trước hết, đó là sự thay đổi nhanh chóng về mặt nhân khẩu học ở hai
nước này, đặc biệt là dân số đến độ tuổi lao động, khiến sức ép về giáo dục
người lao động ngày càng lớn.
Thứ hai, sức ép từ toàn cầu hoá kinh tế: Giáo dục bậc cao sẽ góp phần
giúp các quốc gia như Thái lan và Malaysia thích ứng hiệu quả với toàn cầu
hoá nhờ xây dựng được một thị trường lao động tri thức, đáp ứng tốt những
yêu cầu của toàn cầu hoá đem lại cho nền kinh tế, đồng thời tạo thuận lợi
cho Malaysia và Thái Lan trở thành các trung tâm giáo dục bậc cao của khu
vực châu Á.
Thứ ba, nền kinh tế tri thức và thị trường lao động. Kinh tế tri thức tạo ra
những thách thức đối với thị trường lao động ở Malaysia và Thái Lan bởi
lực lượng lao động đông và trẻ, không có kỹ năng của hai nước này phải
đối mặt với nguy cơ thất nghiệp. Thách thức này buộc ngành giáo dục bậc
cao của Thái Lan và Malaysia phải mở rộng và nâng cấp chất lượng để đáp
ứng những yêu cầu mới của thời đại.
* Nguyên nhân chủ quan:
Những thành công trong giáo dục bậc cao ở Malaysia và Thái Lan chủ
yếu thuộc về vai trò của chính phủ các nước. Trước hết, kể từ năm 2000
đến nay, chính phủ hai nước đã có những cải cách quan trọng trong giáo
dục bậc cao, hình thành cơ chế tự chủ trong giáo dục đại học, tư nhân hoá
và quốc tế hoá giáo dục đại học. Thành công chủ yếu trong giáo dục bậc
cao ở Malaysia là do đất nước này quản lý giáo dục bậc cao bằng một số
luật và đạo luật.
Thứ hai, chính phủ hai nước đã tập trung đầu tư tài chính cho giáo dục
bậc cao để khuyến khích các cá nhân tham gia giáo dục và nâng cấp các
tiêu chuẩn giảng dạy và nghiên cứu trong nhà trường bằng các hình thức
quản lý khác nhau, do vậy đã đem lại các kết quả giáo dục bậc cao khác
nhau. Cả hai nước đều cố gắng tăng chi tiêu ngân sách cho giáo dục bậc
cao, tập trung vào các kế hoạch tài chính đặc biệt đề khuyến khích phát
triển nghiên cứu và phát huy sáng kiến. Bên cạnh đó, tư nhân hoá và quốc

tế hoá giáo dục bậc cao cũng được hai nước chú trọng để gia tăng tính hiệu
quả và cạnh tranh trong giáo dục bậc cao, giảm dần mức chi ngân sách cho
giáo dục.
Thứ ba, do sức ép phải mở rộng giáo dục đại học đại chúng, chính phủ
hai nước Malaysia và Thái Lan đã gặp phải sức ép giảm ngân sách công
cộng
cho21
giáo
Footer
Page
ofdục
216.bậc cao, đẩy mạnh tư nhân hoá giáo dục bậc cao và nâng

21


cao Page
hiệu quả
đầu216.
tư trong giáo dục. Tư nhân hoá giáo dục đã giúp hệ thống
Header
22 of

giáo dục bậc cao ở hai nước liên tục mở rộng trong thời gian qua bằng các
hình thức khác nhau và cho chất lượng giáo dục cũng khác nhau. Bên cạnh
tư nhân hoá, Malaysia và Thái Lan còn đẩy mạnh tái thiết hệ thống giáo
dục bậc cao theo các biện pháp tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt
động. Các trường học đã tập trung thay đổi các chương trình giảng dạy,
thay đổi cách thức tuyển dụng giáo viên và đội ngũ quản lý, thay đổi
nguyên tắc quản lý tài chính, thay đổi quy trình đánh giá chất lượng sinh

viên, giảng viên….
4.2. Phát triển giáo dục bậc cao ở Việt Nam hiện nay
4.2.1. Chính sách phát triển giáo dục bậc cao ở Việt Nam
4.2.2.Thực trạng phát triển và chất lượng hệ thống giáo dục bậc cao ở
Việt Nam hiện nay
4.2.2.1. Thực trạng phát triển hệ thống các trường cao đẳng, đại học
- Về số lượng trường:trong vòng 15 năm (2000-2015), Việt Nam đã tăng
liên tục các trường giáo dục bậc cao, kể cả các trường công lập và ngoài
công lập, nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo giáo dục bậc cao cho mọi người
dân và cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Về loại hình trường và sở hữu: số trường cao đẳng và đại học ngoài
công lập ở Việt Nam đã tăng lên rất nhanh theo thời gian, nhưng vẫn chỉ
chiếm tỷ lệ nhỏ trong hệ thống giáo dục bậc cao ở Việt Nam.
- Về ngành nghề đào tạo: Tỷ trọng của 8 nhóm ngành đào tạo trong năm
học 2006-2007, cho thấy: nhóm ngành kinh tế-pháp lý chiếm tỷ trọng cao
nhất (27,0%); kỹ thuật-công nghệ xếp thứ 2 (21,9%); khối sư phạm đứng
thứ 3 (20,6%); khối khoa học xã hội thứ 4 (9,3%); nông – lâm – ngư đứng
thứ 5 (8,9%); khoa học tự nhiên đứng thứ 6 (5,7%) và nhóm ngành văn hoá
- nghệ thuật –thể dục thể thao thứ 7 (1,6%).
- Về phân bố các trường đại học, cao đẳng: xét theo vùng miền, thì hiện
nay phân bố của các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng vẫn tập chung chủ yếu
ở vùng đồng bằng sông Hồng (40,5%), sau đó đến vùng Đông Nam Bộ
(24,7%), vùng ít cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng nhất là Tây Nguyên
(2,1%).
4.2.2.2. Quy mô và trình độ đào tạo
Trong giai đoạn 2000-2009 quy mô sinh viên đại học, cao đẳng tăng bình
quân 10 %/năm.Quy mô đào tạo đại học, cao đẳng tăng dần qua các năm,
nưm 1997 là 80 sinh viên/1 vạn dân, đến năm 2010 đạt 200 sinh viên/1 vạn
dân. Quy mô đào tạo sau đại học: tính đến cuối năm 2014 Việt Nam có
24.300 tiến sĩ và 101.000 thạc sĩ. So với năm 1996 đội ngũ này tăng trung

bình
11,6%/năm,
trong đó tiến sĩ tăng 7%/năm, thạc sĩ tăng 14%/năm. Con
Footer
Page
22 of 216.

22


số đó
cho23
thấy
Header
Page
of vai
216.trò quan trọng của đào tạo sau đại học trong nước đối

với việc cung ứng nhân lực trình độ cao cho đất nước.
4.2.2.3. Đội ngũ cán bộ, giảng viên trong giáo dục bậc cao
- Số lượng đội ngũ cán bộ giảng viên trong hệ thống giáo dục bậc cao ở
Việt Nam đã được mở rộng nhanh chóng. Như vậy, trong giai đoạn 20002012, số lượng giảng viên giáo dục bậc cao ở Việt Nam đã tăng lên gần 3
lần. Tuy nhiên, so với quy mô đào tạo (số lượng trường lớp và số lượng
sinh viên) thì tốc độ tăng đội ngũ giảng viên đại học như vậy vẫn chưa đáp
ứng được yêu cầu đặt ra.
- Về cơ cấu, tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ chỉ chiếm 19,3% trong tổng
số giảng viên đại học (năm 1999-2000) và nghiêm trọng hơn còn có xu
hướng giảm trong 12 năm sau (chiếm 14,9% năm 2011-2012). Chất lượng
đội ngũ giảng viên đại họcở Việt Nam hiện nay được đánh giá là vừa yếu
và vừa thiếu.

4.2.2.4. Những vấn đề bất cập của giáo dục bậc cao ở Việt Nam hiện nay
- Chất lượng nguồn nhân lực giáo dục bậc cao của Việt Nam chưa đáp
ứng được yêu cầu đặt ra.
- Đầu tư R&D của Việt Nam còn thấp, chưa chú trọng đến nghiên cứu
khoa học và chưa có kết nối chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học và giảng
dạy đào tạo. Do Việt Nam vẫn chủ yếu học tập mô hình Liên xô cũ, nên các
viện nghiên cứu hoàn toàn độc lập với các trường đại học.
- Cơ chế tự chủ trong các trường đại học của Việt Nam rất yếu.
- Việt Nam hiện nay vẫn chưa xây dựng được trường đại học tầm đẳng
cấp khu vực và quốc tế.
4.3. Bài học kinh nghiệm và kiến nghị chính sách cho Việt Nam qua
nghiên cứu trường hợp Malaysia và Thái Lan trong phát triển giáo dục
bậc cao
4.3.1. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam qua nghiên cứu trường hợp
Malaysia và Thái Lan
Thứ nhất, xây dựng chiến lược giáo dục bậc cao một cách bài bản, rõ ràng
và dài hạn sẽ góp phần đào tạo được đúng người, đúng ngành, đúng mục
tiêu phát triển kinh tế-xã hội ưu tiên và tạo ra những sản phẩm (người học)
sau đào tạo có chất lượng.
Thứ hai, hệ thống luật pháp bài bản và rõ ràng trong giáo dục bậc cao sẽ
tránh được những hệ lụy khi thực thi pháp luật liên quan đến giáo dục, góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.
Thứ ba, cần phải cân nhắc cơ cấu đào tạo ngành nghề một cách hợp lý,
phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trung, dài hạn. Malaysia
và Page
Thái Lan
rất216.
cân nhắc trong việc thực hiện cơ cấu đào tạo giáo dục bậc
Footer
23 of


23


cao,Page
đặt ra24các
Header
ofmục
216.tiêu đào tạo hợp lý giữa ngành khoa học tự nhiên – kỹ

thuật với khoa học xã hội, giữa tiến sĩ- thạc sĩ – đại học- cao đẳng – phổ
thông để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
Thứ tư, phân tầng giáo dục bậc cao là nhiệm vụ quan trọng để đào tạo ra
lực lượng lao động tri thức đáp ứng hiệu quả nhu cầu của thị trường lao
động và phục vụ hiệu quả chiến lược công nghiệp hóa đất nước.
Thứ năm, đầu tư cho giáo dục bậc cao phải được cân nhắc một cách hợp
lý, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, không hiệu quả, khiến chất lượng giáo
dục bậc cao không được nâng cao.
Thứ sáu, cần tham khảo và học hỏi kinh nghiệm quốc tế hoá giáo dục bậc
cao ở Malaysia và Thái Lan.
4.3.2. Kiến nghị chính sách nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục bậc cao
ở Việt Nam trong thời gian tới từ kinh nghiệm Malaysia và Thái Lan
Thứ nhất, cần tiếp tục bổ sung một số điều khoản trong Luật giáo dục đại
học và tiếp tục hình thành cơ sở pháp lý chặt chẽ hơn trong giáo dục bậc
cao.
Thứ hai, cần cải thiện phương pháp tuyển dụng đầu vào trong giáo dục
đại học.
Thứ ba, cần đổi mới mạnh mẽ nội dung chương trình giảng dạy và
phương pháp học tập.
Thứ tư, cần thay đổi tư duy trong quản lý giáo dục bậc cao.

Thứ năm, tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học và công bố
quốc tế, tiến tới quốc tế hoá các tiêu chuẩn đánh giá khoa học và các hoạt
động về chuyên môn tại các cơ sở giáo dục bậc cao.
Thứ sáu, tăng cường tính tự chủ trong giáo dục bậc cao.
Thứ bảy, khẩn trương xây dựng một vài trường đại học được xếp hạng
khu vực và quốc tế, thực hiện chủ trương quốc tế hoá giáo dục.
Thứ tám, giáo dục bậc cao cần phục vụ tốt hơn cho việc hình thành một
nguồn nhân lực chất lượng cao, đủ đáp ứng các yêu cầu đặt ra của nền kinh
tế tri thức và cuộc cách mạng công nghệ 4.0.
Thứ chín, xây dựng mô hình đào tạo giáo dục bậc cao gắn với nhu cầu
của doanh nghiệp và thị trường

KẾT LUẬN CHUNG
Luận án đưa ra một số kết luận cơ bản sau đây:
1. Mở rộng giáo dục bậc cao là xu thế chung của thời đại và của khu vực
Đông Nam Á. Các nghiên cứu lý thuyết đã chứng minh lợi ích mang lại của
giáo dục bậc cao trong tăng trưởng kinh tế ở các nước qua các kênh như cải
thiện
yếu24
tố of
đầu216.
vào cho tăng trưởng, tăng nhanh năng suất lao động, giúp
Footer
Page

24


các Page
nước 25

hấpof
thụ216.
và đuổi bắt công nghệ hiệu quả, chuyển dịch cơ cấu sang
Header

kinh tế tri thức, cải thiện thu nhập đầu người. Lý thuyết cũng chứng minh:
không phải lúc nào giáo dục bậc cao cũng mang lại các lợi ích cho tăng
trưởng kinh tế bởi giáo dục bậc cao cần phải gắn kết phù hợp với chiến
lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ phát
triển. Mở rộng giáo dục bậc cao không đi đôi với chất lượng giáo dục bậc
cao, không phù hợp với chiến lược phát triển các ngành nghề ưu tiên sẽ dẫn
đến lãng phí nguồn nhân lực và đem lại nhiều tác động tiêu cực cho nền
kinh tế (thất nghiệp, chạy theo thành tích, thu nhập đầu người không tăng
cao, phân hoá xã hội, tăng trưởng thấp,…).
2. Giáo dục bậc cao được mở rộng nhanh chóng ở khu vực Đông Á, trong
đó có Thái Lan và Malaysia. Hai nước này đi theo hai mô hình quản trị giáo
dục khác nhau, trong đó Malaysia tập trung sự kiểm soát của nhà nước đối
với giáo dục bậc cao, còn Thái Lan chuyển dần sang tự chủ giáo dục từng
phần. Thành công của mỗi nước trong giáo dục bậc cao là rất khác nhau,
trong đó Malaysia nâng cấp đượ hệ thống giáo dục bậc cao theo tiêu chuẩn
quốc tế và khu vực theo đúng tiêu chí đặt ra, còn Thái Lan đã tạo cơ hội
giáo dục bậc cao cho mọi người dân theo phương thức uyển chuyển, linh
hoạt nhờ áp dụng tự chủ giáo dục. Sự giám sát chặt chẽ giáo dục bậc cao đã
đưa hệ thống giáo dục bậc cao của Malaysia đến các xếp hạng quốc tế, có
sự liên kết chặt chẽ giữa giáo dục và chính phủ, giáo dục và doanh nghiệp,
thương mại hoá các sản phẩm giáo dục đại học theo phương thức R&D&C,
đồng thời tư nhân hoá mạnh mẽ giáo dục đại học để thực hiện mục tiêu giáo
dục đại chúng. Đây cũng là một kinh nghiệm đáng kể tham khảo.
3. Trong phát triển giáo dục bậc cao phục vụ tăng trưởng kinh tế,
Malaysia và Thái Lan cũng gặp phải những thất bại hoặc hạn chế nhất định.

Mô hình giáo dục bậc cao ở Malaysia khiến sự phân bổ các chỉ tiêu giáo
dục tương đối cứng nhắc theo tiêu chí sắc tộc, vùng miền; trong khi giáo
dục bậc cao ở Thái Lan gặp nhiều vấn đề trong giáo dục tự chủ, chất lượng
đào tạo, thất nghiệp của sinh viên ra trường,…Mỗi chính phủ có những
chính sách khuyến khích giáo dục bậc cao theo cách khác nhau, nhưng từ
năm 2000 đến nay họ đều tích cực hoàn thiện các khuôn khổ luật pháp cho
giáo dục bậc cao, nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học, áp dụng cơ chế
kiểm định và đánh giá chất lượng giáo dục, tư nhân hoá giáo dục và quốc tế
hoá giáo dục.
4. So với hai nước trên, Việt Nam còn chậm chân hơn rất nhiều trong
phát triển giáo dục bậc cao xét trên tất cả các khía cạnh: tuyển dụng, chất
lượng, quốc tế hoá giáo dục, đóng góp của giáo dục bậc cao cho tăng
trưởng
tế. 216.
Nguyên nhân thuộc cả về yếu tố khách quan và chủ quan,
Footer
Pagekinh
25 of

25


×