Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

kinh tế đô thị bai viet 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.76 KB, 4 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN
----------

KINH TẾ ĐÔ THỊ
BÀI BÌNH LUẬN SỐ 1

Học viên

: Lê Mỹ Kim

Lớp

: Cao học KTPT_K26

Giáo viên môn học

: TS. Nguyễn Lưu Bảo Đoan

TP.Hồ Chí Minh 08/2017

Formatted: Highlight


Quá tải đô thị không còn là vấn đề xa lạ ở các khu đô thị của Việt Nam, đặc biệt là tại thành phố
lớn như Hà Nội. Tình trạng tắt đường, kẹt xe, quá tải trường lớp, bệnh viện, các dịch vụ công cộng tại
nội đô xảy ra thường xuyên trong thời gian qua. Đã có nhiều ý kiến phân tích nguyên nhân và đưa ra
giải pháp cho tình trạng này, điển hình như bài báo “Kiểm soát dân số để giảm áp lực hạ tầng đô thị”1
được đăng trên tờ Kinh tế và Đô thị ngày 29/07/2017. Tôi đồng tình với quan điểm chung mà bài báo
đưa ra rằng gia tăng dân số nhanh là nguyên nhân căn bản gây nên tình trạng quá tải hạ tầng kỹ thuậtxã hội tại nội đô, và việc kiểm soát dân số sẽ góp phần đáng kể vào việc giảm áp lực hạ tầng đô thị.
Tuy nhiên, bài báo chỉ dừng lại ở việc phân tích nguyên nhân bề nổi mà chưa chỉ ra căn nguyên thực


sự dẫn đến vấn đề gia tăng dân số nhanh và tình trạng quá tải hạ tầng tại Hà Nội. Theo quan điểm cá
nhân của tôi, nếu không tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề thì sẽ không thể tìm ra giải pháp hữu
hiệu để giải quyết vấn đề đó. Vì vậy, tôi sẽ củng cố và đào sâu hơn các ý kiến được nêu ra trong bài
báo đồng thời sẽ tranh luận với ý kiến mà tôi cho là chưa thỏa đáng.
Thứ nhất, “Nguyên Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam - Ngô Doãn Đức cho biết, do mật độ
xây dựng cao và hệ số sử dụng đất quá lớn khiến các khu đô thị không có không gian mở cũng như
không gian công cộng như quảng trường, công viên,...”. Rõ ràng khi lập quy hoạch xây dựng thì các
yếu tố về mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất đã được cân nhắc, tính toán một cách cẩn thận để đảm
bảo tạo ra một môi trường sống tốt nhất cho người dân đô thị và cũng là một trong các căn cứ để các
nhà quản lý quyết định có phê duyệt các dự án xây dựng hay không. Như vậy, vấn đề mật độ xây dựng
cao và hệ số sử dụng đất lớn ở các khu đô thị hiện nay nguyên nhân là do đâu? Theo nhận định cá
nhân, tôi cho rằng hiện nay các quyết định phê duyệt quy hoạch của chính quyền địa phương chỉ đề cập
đến mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất chung cho toàn khu mà không quy định rõ mật độ xây dựng
và hệ số sử dụng đất cụ thể cho từng lô đất. Một ví dụ điển hình, tại khu đô thị Trung Hòa-Nhân
Chính2 mật độ xây dựng trung bình là 41,06% và hệ số sử dụng đất 2,7 các chỉ số này hoàn toàn đạt
mức chuẩn theo quyết định số 26/ 2004/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng (Mật độ xây dựng không vượt quá
40% và hệ số sử dụng đất không vượt quá 5,0). Tuy nhiên nếu xem xét cụ thể, thì tại nhiều lô đất trong
khu đô thị này lại có mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất vượt quy chuẩn cho phép như lô O10a có
MXD là 50,03% và HSDĐ là 7,34, O10a có MXD là 40,18% và HSDĐ là 5,68,...Không chỉ riêng ở khu đô
thị Trung Hòa-Nhân Chính mà còn rất nhiều khu đô thị khác tại Hà Nội cũng có tình trạng tương tự.
Như vậy, vấn đề là ở công tác quy hoạch của Hà Nội, với cách làm hiện nay Hà Nội sẽ không thể kiểm
soát được mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất tại các khu đô thị. Kéo theo hệ quả là dân số gia tăng
đột biến và không có quỹ đất để xây dựng hạ tầng kỹ thuật-xã hội. Tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng quá tải
hạ tầng.
Thứ hai, theo TS.KTS Tô Thị Toàn “Riêng với các khu đô thị mới đã vỡ trận dân số thì giải pháp
khả thi nhất là điều chỉnh hệ thống hạ tầng phù hợp với chất tải dân số”. Mặc dù đây là giải pháp tối ưu
nhất cho Hà Nội trong thời điểm hiện nay, tuy nhiên để thực hiện thì sẽ gặp nhiều khó khăn bởi vì hai
lý do: một là với mật độ xây dựng cao tại các khu đô thị thì quỹ đất dành cho việc xây dựng và phát
triển hạ tầng trong nội đô là rất hạn chế; hai là vấn đề về ngân sách, tình trạng thiếu ngân sách, thiếu
vốn đầu tư luôn là khó khăn hiện hữu trong việc phát triển hạ tầng đô thị. Khi dân số đô thị bùng nổ, hạ

tầng xuống cấp thì yêu cầu đặt ra là phải cải tạo, xây dựng mới đường xá, trường học, bệnh
viện,...Kinh phí cho tất cả các hạng mục này đều trông chờ vào nguồn ngân sách của Nhà nước. Ngân
sách không đủ thì phải đi vay mượn, trong khi đó lợi ích từ quá trình phát triển đô thị lại rơi vào túi của
nhiều chủ đầu tư bất động sản. Nguyên nhân là trong nhiều năm qua khi cấp phép xây dựng cho các
khu đô thị, TP.Hà Nội đã không nghĩ đến việc buộc các chủ đầu tư phải có nghĩa vụ cùng với Nhà
nước phát triển hạ tầng đô thị mà lại để cho họ thoải mái xây dựng và kinh doanh thu lợi, điều này cho

Comment [DN1]: Nguo62n của số liệu này?
-2


thấy một lỗ hổng lớn trong công tác quản lý quy hoạch. Nếu ngay từ đầu các dự án xây dựng khu
chung cư đi đôi với việc xây dựng hạ tầng xã hội thì vấn đề quá tải tại các đô thị sẽ không xảy ra và
Tp. Hà Nội không phải vất vả để giải quyết hậu quả như hiện nay.
Thứ ba, theo TS.Đào Ngọc Nghiêm “5 đô thị vệ tinh mỗi đô thị có tốc độ tăng dân số rất lớn để
giảm áp lực cho Hà Nội. Đây là điều kiện kiên quyết phải làm để giãn dân ra ngoại thành. Nhưng đến
nay, hầu hết các đô thị vệ tinh đều chững bước lại”. Cùng quan điểm trên, tôi cho rằng việc đầu tư cơ
sở hạ tầng chỉ là giải pháp trước mắt để giải quyết tình trạng quá tải, nhưng về lâu dài thì nó không
phải là giải pháp hữu hiệu vì càng đầu tư tốt vào nội đô thì khả năng thu hút người lao động từ các khu
vực khác càng lớn và như thế việc phát triển hạ tầng không bao giờ là đủ để đáp ứng nhu cầu người
dân. Để giải quyết triệt để vấn đề quá tải ở Tp.Hà Nội cần phải thực hiện theo Quy hoạch chung thủ đô
đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, Hà Nội sẽ phát triển theo mô hình chùm đô thị, gồm khu vực đô thị
trung tâm và 5 đô thị vệ tinh với mục đích kéo giãn bớt dân số trong nội đô, giảm áp lực cho hạ tầng.
Tuy nhiên, đến nay những đô thị vệ tinh này vẫn “nằm trên giấy” trong khi đó khu vực đô thị trung tâm
Tp.Hà Nội đang phải đối mặt với áp lực dân số, quá tải hạ tầng. Nhiều nguyên nhân dẫn đến tiến độ
triển khai xây dựng các khu đô thị vệ tinh chậm, trong đó thiếu nguồn lực đầu tư được xem là nguyên
nhân chính. Hệ thống giao thông đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc kết nối các đô thị vệ tinh
với đô thị trung tâm nhưng thực tế giao thông tại các đô thị vệ tinh lại rất kém, phần lớn là do không
có vốn đầu tư. Theo Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ “Trúc Sơn chỉ cách nội thành hơn 20km
nhưng phải đi mất hơn 1 giờ mới tới do tình trạng tắc đường, kẹt xe liên miên”. Thêm nữa là việc di

dời trụ sở làm việc của một số cơ quan, trường học và việc xác định “ai đi ai ở”cũng đang đặt ra nhiều
thách thức cho Tp.Hà Nội.
Tóm lại, theo quan điểm cá nhân tôi đưa ra bốn giải pháp để giúp Hà Nội giảm bớt áp lực do quá
tải hạ tầng. Thứ nhất, Thành phố nên thực hiện giải pháp lấy đô thị để nuôi đô thị, mà trước hết là phải
buộc các chủ đầu tư tư nhân đóng góp nguồn lực cùng với Nhà nước phát triển hạ tầng đô thị, tránh
kiểu nhà đầu tư thì hưởng lợi mà gánh nặng lại đặt lên vai Nhà nước. Nếu không thực hiện được thì
mãi mãi chúng ta vẫn trong tình trạng thiếu hụt hạ tầng vì nguồn lực của Nhà nước là có giới hạn. Thứ
hai, giải pháp về huy động nguồn lực đầu tư, có các cơ chế chính sách để thu hút vốn ODA, FDI và
phát triển hình thức đầu tư công-tư .Thứ ba, Công tác quy hoạch cần phải dự báo quy mô dân số tối đa
khi các dự án đi vào vận hành trước khi phê duyệt, tránh điều chỉnh quy hoạch lắt nhắc phá vỡ quy
hoạch chung. Công tác quản lý quy hoạch cần được thực hiện chặt chẽ, quản lý tốt mật độ xây dựng và
hệ số sử dụng đất để kiểm soát dân số. Thứ tư, Ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông và
có các chính sách ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp phát triển sản xuất ở các khu đô
thị vệ tinh nhằm kéo giãn dân số cho khu vực nội đô.
Tài liệu
1

/>
2

/>
Tác giả viết tốt, sử dụng ngôn ngữ học thuật tốt, có mở bài và thân bài hiệu quả.
Rất tiếc phần kết luận hoặc đoạn chót của bài yếu làm mất điểm.
73 pts

Comment [DN2]: Khi tác giả bắt đầu bài viết
bằn Tóm lại, người đọc chuẩn bị tinh thần để
đọc những điểm chính tác giả trình bày ở phần
trên hoặc thân bài được tóm tắt trong một kết
luận. Tóm lại không được dùng để trình bày

những ý mới. Nếu đây là kết luận thì đó là kết
luận kém.
Việc đưa ra giải pháp, và tới 4 giải pháp trong
khi tác giả chưa có dịp phân tích chúng hoặc
đảm bảo có sự liên kết chặt chẽ hơn giữa các ý
phân tích trước đó là sai lầm
-20
Comment [DN3]: Đây không phải là cách
trình bày mục tham khảo. Và tôi tìm không ra
endnote 2. Tôi đoán tác giả không sử dụng hệ
thống ENDnote, FOOTnote của MS Word để
trình bày nên gây khó khăn cho người đọc.
-5




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×