Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Nghiên cứu vốn tín dụng chính thống của các hộ nông dân nghèo tại thị xã an nhơn, tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (978.79 KB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
------------------------

LÊ TRUNG KIÊN

NGHIÊN CỨU VỐN TÍN DỤNG
CHÍNH THỐNG CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN
NGHÈO TẠI THỊ XÃ AN NHƠN,
TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.HCM - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-----------------------LÊ TRUNG KIÊN

NGHIÊN CỨU VỐN TÍN DỤNG
CHÍNH THỐNG CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN
NGHÈO TẠI THI XÃ AN NHƠN,
TỈNH BÌNH ĐỊNH

Chuyên ngành

: Quản lý Công

Mã số chuyên ngành : 60340403


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH CÔNG KHẢI

TP.HCM - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Nghiên cứu vốn tín dụng chính thống của các
hộ nông dân nghèo tại thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định” là bài nghiên cứu của chính
tôi.
Ngoài trừ những tài liệu tham khảo đƣợc trích dẫn trong luận văn này, tôi
cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chƣa từng đƣợc
công bố hoặc đƣợc sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của ngƣời khác đƣợc sử dụng trong luận
văn này mà không đƣợc trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chƣa bao giờ đƣợc nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trƣờng đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng 02 năm 2017
Tác giả


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
DANH MỤC BẢNG
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................ 1

1.1 Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3
1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.................................................................... 4
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 4
1.5 Kết cấu của luận văn ........................................................................................ 4
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỘ NGHÈO VÀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN
TÍN DỤNG CHÍNH THỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 6
2.1 Cơ sở lý luận về hộ nghèo ................................................................................ 6
2.1.1 Khái niệm về nghèo ................................................................................. 6
2.1.2 Chuẩn nghèo của Việt Nam ..................................................................... 7
2.2 Tín dụng nông thôn giành cho hộ nghèo ......................................................... 8
2.2.1 Khái niệm về tín dụng vi mô ................................................................... 8
2.2.2 Tín dụng nông thôn giành cho hộ nghèo ................................................. 8
2.2.3 Vai trò của tín dụng nông thôn đối với hộ nghèo .................................... 9
2.2.4 Các tổ chức cấp tín dụng nông thôn khu vực chính thức ...................... 10
2.3 Khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nghèo ...................................................... 12


2.4 Lý thuyết về thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng ...................... 13
2.5 Các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ
nghèo ..................................................................................................................... 14
2.6 Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 17
2.6.1 Phƣơng pháp tiếp cận ............................................................................ 17
2.6.2 Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 18
2.6.3 Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................ 19
Tóm tắt Chƣơng 2 ................................................................................................. 24
Chƣơng 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC
CỦA HỘ NGHÈO TẠI THỊ XÃ AN NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH.......................... 25
3.1 Tổng quan về thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định .............................................. 25
3.1.1 Đơn vị hành chính và vị trí địa lý .......................................................... 25

3.1.2 Dân số .................................................................................................... 26
3.1.3 Tình hình phát triển kinh tế ................................................................... 27
3.2 Hoạt động tín dụng nông thôn chính thức cho hộ nghèo trên địa bàn thị xã
An Nhơn ................................................................................................................ 28
3.2.1 Đặc điểm hệ thống tín dụng chính thống cho hộ nghèo trên địa bàn thị
xã An Nhơn ....................................................................................................... 28
3.2.2 Tình hình lãi suất tín dụng cho hộ nghèo của các tổ chức tín dụng chính
thống trên địa bàn thị xã An Nhơn .................................................................... 30
3.2.3 Tình hình dƣ nợ của các tổ chức tín dụng chính thống trên địa bàn thị
xã An Nhơn ....................................................................................................... 33
3.2.4 Một số hạn chế khi cung cấp tín dụng nông thôn dành cho hộ nghèo .. 35
3.3 Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thống của các hộ nông
dân tại thị xã An Nhơn .......................................................................................... 36


3.3.1 Đặc điểm hộ nông dân nghèo khảo sát .................................................. 37
3.3.2 Khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thống của các hộ nông dân
nghèo tại thị xã An Nhơn .................................................................................. 40
Tóm tắt Chƣơng 3 ................................................................................................. 51
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 52
4.1 Kết luận .......................................................................................................... 52
4.2 Các kiến nghị .................................................................................................. 53
4.2.1 Kiến nghị về hƣớng dẫn đào tạo cho lớp kế thừa của chủ hộ ...................... 53
4.2.2 Tăng cƣờng nguồn vốn huy động cho các TCTD........................................ 53
4.2.3 Củng cố thêm hoạt động tín dụng trong các tổ chức tín dụng ..................... 54
4.2.4 Cải tiến thủ tục vay vốn ............................................................................... 55
4.2.5 Tăng cƣờng đầu tƣ cho con ngƣời và đào tạo cán bộ tín dụng .................... 55
4.2.6 Giải pháp về cơ chế chính sách nhà nƣớc .................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NHCSXH:

Ngân hàng Chính sách Xã hội

TCTDNT:

Tổ chức tín dụng nông thôn

NHTM:

Ngân hàng Thƣơng Mại

TDCT:

Tổ chức tín dụng

QTDND:

Qũy tín dụng nhân dân


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 3.2 Biểu đồ tỷ lệ dƣ nợ quá hạn/Tổng dƣ nợ qua các năm .............................. 35


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Lãi suất cho vay của Agribank thị xã An Nhơn ...................................... 31

Bảng 3.2 Lãi suất cho vay của QTDND thị xã An Nhơn ......................................... 32
Bảng 3.3 Lãi suất cho vay của NHCSXH thị xã An Nhơn ....................................... 32
Bảng 3.4 Tình hình dƣ nợ của các tổ chức tín dụng (đến 31 tháng 12 hàng năm) ... 33
Bảng 3.5 Thông tin chung về các hộ nông dân điều tra ............................................ 37
Bảng 3.6 Cơ cấu tiếp cận thông tin vốn vay của hộ nông dân .................................. 43
Bảng 3.7 Thông tin điều tra về khả năng nhận đƣợc khoản vay tín dụng chính thống
của hộ nông dân nghèo tại thị xã An Nhơn ............................................................... 44
Bảng 3.8 Kết quả về khoản vay hộ nhận đƣợc tại các TCTDCT ............................. 45
Bảng 3.9 Kết quả điều tra về kỳ hạn vay vốn của các hộ tại thị xã An Nhơn .......... 46
Bảng 3.10 Tổng hợp ý kiến đánh giá của hộ nông dân về chính sách tín dụng tại các
tổ chức tín dụng chính thống ..................................................................................... 48


1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
Ở các quốc gia có thu nhập thấp, trung bình nhƣ Việt Nam thì những lựa
chọn sinh kế của hộ nông dân nghèo thƣờng bị hạn chế bởi thị trƣờng tài chính địa
phƣơng hoạt động không hiệu quả. Một vấn đề quan trọng khác là khả năng các hộ
nông dân nghèo này có thể tiếp cận với các sản phẩm tài chính, đặc biệt là ở các khu
vực chính thống. Ví dụ, việc tiếp cận các khoản vay để đầu tƣ tăng trƣởng kinh tế
giúp nông dân nghèo tạo ra nguồn lợi nhuận cần thiết đƣa họ thoát khỏi đói nghèo.
Tại Việt Nam, giải pháp ứng phó điển hình cho sự thiếu vắng này là việc thành lập
các tổ chức tài chính vi mô. Những tổ chức này đa phần hoạt động trên cơ sở phi lợi
nhuận, cung cấp các khoản vay nhỏ cho ngƣời dân, những ngƣời không vay đƣợc
vốn từ các tổ chức tài chính thƣơng mại. Tầm quan trọng của tín dụng chính thống
cho nông dân đƣợc thừa nhận rõ ràng trong các chính sách của Chính phủ liên quan
tới việc cung cấp tín dụng để họ đầu tƣ tăng năng suất và tạo ra nguồn lợi nhuận cần
thiết đƣa họ thoát khỏi đói nghèo. Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về

chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ nông nghiệp, nông thôn có nhiều đổi mới,
đã thu hút các ngân hàng, tổ chức tín dụng tham gia, đầu tƣ cho khu vực nông
nghiệp, nông thôn nhiều hơn. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), hiện
nay hầu hết nông dân Việt Nam đã có điều kiện tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn từ
các tổ chức tín dụng vi mô.
Hiện nay, tín dụng chính thống đƣợc cung cấp cho các hộ nông dân nghèo tại
nông thôn thông qua hai ngân hàng nhà nƣớc chính: Ngân hàng Chính sách Xã hội
(NHCSXH), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) và một tổ
chức tín dụng khu vực tƣ hoạt động tại địa bàn này là các Quỹ Tín dụng nhân dân.
Trong khi Agribank và các Quỹ Tín dụng nhân dân hoạt động trên cơ sở là một tổ
chức tín dụng thƣơng mại thì NHCSXH hoạt động nhƣ một công cụ chính sách xã
hội chính trong việc tiếp cận đến những ngƣời nghèo ở nông thôn. NHCSXH cung
cấp những chƣơng trình cho vay ƣu đãi với lãi suất thấp (đôi khi bằng 0) cho những


2

hộ gia đình mục tiêu bao gồm hộ nông dân nghèo, hoàn cảnh khó khăn có khả năng
cải thiện cuộc sống.
Tuy nhiên, với trình độ dân trí và khả năng kiến thức có hạn của các hộ nông
dân nghèo nên cũng đã làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng khoản vay và khả năng tiếp
cận vốn tín dụng chính thống ngân hàng. Bên cạnh đó, việc thiếu tài sản thế chấp
hoặc tài sản thế chấp không hoàn chỉnh trong quan hệ vay vốn với các tổ chức tín
dụng cũng là nguyên nhân khiến cho hạn chế tiếp cận tín dụng chính thống của hộ
nông dân nghèo càng trầm trọng hơn, trong khi nguồn thu của đối thƣờng này
thƣờng không ổn định, chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp với tình hình giá cả
bấp bênh và tồn tại nhiều rủi ro nhƣ hiện nay. Các yếu tố này có ý nghĩa tác động
trong việc thiết kế các sản phẩm tín dụng cũng nhƣ chính sách dành cho hộ nông
dân nghèo đối với các tổ chức tín dụng thực hiện việc cung cấp vốn cho hộ nông
dân nghèo hiện nay.

Thị xã An Nhơn đƣợc thành lập dựa trên đơn vị hành chính cũ là huyện An
Nhơn theo Nghị quyết số 101/QN-CP ngày 28/11/2011 và chính thức trao quyết
định ngày 01/01/2012. Thị xã An Nhơn có 15 đơn vị hành chính trực thuộc (bao
gồm 05 phƣờng và 10 xã). Với dân số đến 2013 là hơn 178.000 ngƣời. Diện tích đất
tự nhiên 24.264ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 11.241ha (chiếm 46% tổng
diện tích đất tự nhiên) hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh
đó Thị xã An Nhơn còn phát triển một số làng nghề truyền thống đặc trƣng nhƣ:
Tiện gỗ mỹ nghệ, nghề rèn, đúc kim loại, rƣợu, mai cảnh, nón lá, bún,…
Phân tích tình hình đói nghèo trong toàn thị xã chỉ ra các nguyên nhân chính
dẫn đến đói nghèo bao gồm: thiếu vốn đầu tƣ sản xuất, thiếu kinh nghiệm sản xuất
và kế hoạch chi tiêu và các nguyên nhân khác nhƣ đông con, thiếu việc làm, ốm
đau, tàn tật…. Nhƣng một trong những nguyên nhân quan trọng là ngƣời dân không
thành công trong việc tiếp cận và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sản xuất (gồm
lao động, đất đai, vốn), đặc biệt là nguồn tín dụng khi họ tham gia vào nền kinh tế
thị trƣờng. Do đó, trong tiến trình phát triển kinh tế thị trƣờng, tín dụng đƣợc coi là


3

một trong những công cụ quan trọng để phát triển kinh tế cũng nhƣ giúp ngƣời
nghèo thoát khỏi đói nghèo..
Nhƣ vậy, để nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng đối với các hộ nông
dân nghèo, đồng thời đảm bảo duy trì hoạt động bền vững của các tổ chức tín dụng
cần phải hoàn thiện hơn nữa hoạt động cho vay đối với các hộ nông dân tại thị xã
An Nhơn, tỉnh Bình Định. Những vấn đề đặt ra nhƣ: Ai là ngƣời nhận đƣợc khoản
vay? Lƣợng vốn vay nhận đƣợc có đúng nhƣ kỳ vọng của hộ nông dân hay không?
Quy trình, thủ tục vay nhƣ thế nào? Làm thế nào để vốn tín dụng chính thống có thể
đến đƣợc với các hộ nông dân ngày càng nhiều? Để góp phần trả lời những câu hỏi
trên thì đề tài “Nghiên cứu vốn tín dụng chính thống của các hộ nông dân nghèo tại
thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định” của tác giả là hết sức cần thiết.


1.2 Mục tiêu nghiên cứu


Mục tiêu chung
Nghiên cứu vốn tín dụng chính thống của các hộ nông dân nghèo tại thị xã

An Nhơn, tỉnh Bình Định, từ đó đề xuất các giải pháp tăng cƣờng khả năng tiếp cận
nguồn vốn tín dụng chính thống của các hộ nông dân nghèo tại thị xã An Nhơn, tỉnh
Bình Định nhằm đáp ứng nhu cầu vốn trong sản xuất - kinh doanh của họ.



Mục tiêu cụ thể
Đánh giá thực trạng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thống của các hộ

nông dân nghèo tại thị xã An Nhơn.


Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng

chính thống của các hộ nông dân nghèo tại thị xã An Nhơn.


Đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn nguồn vốn tín

dụng chính thống của các hộ nông dân nghèo tại thị xã An Nhơn.


4


1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: khả năng tiếp cận vốn chính thống của các hộ nông



dân nghèo tại thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.


Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu chỉ tiến hành khảo sát tại khu vực thị xã

An Nhơn, tỉnh Bình Định, vào năm 2017.

1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu
Thực hiện nghiên cứu bằng phƣơng pháp định tính bao gồm:
Thực hiện điều tra khảo sát và tổng hợp, tìm ra các thông tin định tính để



phân tích thực trạng về nhu cầu vốn cũng nhƣ các thuận lợi, khó khăn ảnh hƣởng
đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thống của hộ nông dân nghèo trên địa bàn
nghiên cứu.
Thực hiện tổng hợp dữ liệu bằng Microsoft Ecxel, sau đó áp dụng thống kê



mô tả và thống kê so sánh để đƣa ra bằng chứng và dữ liệu định tính cho nghiên
cứu.

1.5 Kết cấu của luận văn

Ngoài các phần danh mục từ viết tắt, danh mục hình vẽ sơ đồ, danh mục từ
viết tắt, tài liệu tham khảo và phụ lục thì bố cục luận văn này đƣợc chia thành năm
chƣơng:
Chƣơng 1-Tổng quan về đề tài nghiên cứu: tác giả giới thiệu về lý do, mục
tiêu, đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên vứu cũng nhƣ bố cục để tài.
Chƣơng 2 – Cơ sở lý thuyết về hộ nghèo và khả năng tiếp cận tín dụng
chính thức: tác giả khái quát cơ sở lý luận về hộ nghèo, cơ sở lý luận về tín dụng
nông thôn dành cho hộ nghèo, khả năng tiếp cận tín dụng; cũng nhƣ các yếu tố tác
động đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thống của hộ nông dân.
Chƣơng 3 - Phân tích thực trạng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nghèo
tại thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định: tác giả trình bày về hoạt động tín dụng nông


5

thôn trên địa bàn thị xã An Nhơn cung nhƣ đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn
tín dụng chính thống của các hộ nông dân tại thị xã An Nhơn. Đây là cơ sở quan
trọng làm cơ sở giúp tác giả đƣa ra các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín
dụng chính thống của hộ nông dân nghèo trên địa bàn thị xã An Nhơn.
Chƣơng 4- Kết luận và kiến nghị: tác giả trình bày kết luận và các kiến nghị
nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thống của hộ nông dân nghèo
trên địa bàn thị xã An Nhơn.


6

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỘ NGHÈO VÀ KHẢ NĂNG
TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1 Cơ sở lý luận về hộ nghèo

2.1.1 Khái niệm về nghèo
Nghèo luôn tồn tại nhƣ là một tất yếu tự nhiên trong mọi xã hội, cả ở những
nơi mà trình độ phát triển kinh tế đã đạt đến mức độ cao nhƣ ở Mỹ, Tây Âu. Ở các
nƣớc đang phát triển, đói nghèo là tình trạng khá phổ biến, nhất là khu vực nông
thôn. Nghèo là vấn đề kinh tế xã hội phức tạp, đa phƣơng diện và không thuần tuý
chỉ là vấn đề kinh tế, cho dù thƣớc đo của nó trƣớc hết và chủ yếu dựa vào thƣớc đo
về kinh tế đƣợc thể hiện qua chỉ số thu nhập hoặc tiêu dùng.
Tổ chức Y Tế Thế giới định nghĩa nghèo theo thu nhập. Theo đó một ngƣời
là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình quân trên đầu
ngƣời hàng năm (Per Capita Incomme, PCI) của quốc gia. Ngân hàng Thế giới xem
thu nhập 1USD/ngày theo sức mua tƣơng đƣơng của địa phƣơng so với đô la thế
giới để thỏa mãn nhu cầu sống nhƣ là chuẩn tổng quát cho nạn nghèo tuyệt đối.
Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng do ESCAP tổ
chức tại Băng Cốc,Thái Lan (tháng 9/1993) đã đƣa ra định nghĩa chung nhƣ sau
“Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cƣ không đƣợc hƣởng và thỏa mãn các nhu
cầu cơ bản của con ngƣời mà những nhu cầu này đã đƣợc xã hội thừa nhận tùy theo
trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phƣơng”.
Nhƣ vậy theo hai định nghĩa cơ bản về “nghèo” ở trên, ta thấy nghèo đƣợc
nhìn nhận trên nhiều khía cạnh khác nhau. Trên thực tế không có một khái niệm
duy nhất về nghèo, mà nghèo là một khái niệm tƣơng đối, luôn biến đổi và là tình
trạng thiếu thốn trên nhiều phƣơng diện. Khái niệm nghèo hiện nay không hầu nhƣ
đã đi đến thống nhất, chỉ có sự khác nhau về phƣơng pháp đo lƣờng và đánh giá
chuẩn nghèo giữa các tổ chức quốc tế, của Chính phủ Việt Nam.


7

Ở Việt Nam thì nghèo đƣợc chia thành các mức khác nhau: nghèo tuyệt đối,
nghèo tƣơng đối, nghèo có nhu cầu tối thiểu (World Bank, 2004)



Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cƣ thuộc diện nghèo không

có khả năng thoả mãn nhu cầu tối thiểu của cuộc sống: ăn, mặc, ở, đi lại...


Nghèo tương đối là tình trạng một bộ phận dân cƣ thuộc diện nghèo có

mức sống dƣới mức sống trung bình của cộng đồng và địa phƣơng đang xét.


Nghèo có nhu cầu tối thiểu là tình trạng một bộ phận dân cƣ có những đảm

bảo tối thiểu để duy trì cuộc sống nhƣ đủ ăn, đủ mặc, đủ ở và một số sinh hoạt
hàng ngày nhƣng ở mức tối thiểu.
Tóm lại, các quan niệm về nghèo nêu trên phản ảnh 3 khía cạnh: Thứ
nhất, không đƣợc thụ hƣởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu cho con
ngƣời. Thứ hai, có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân
cƣ. Thứ ba, thiếu cơ hội lựa chọn, tham gia trong quá trình phát triển cộng đồng.
2.1.2 Chuẩn nghèo của Việt Nam
Đối với Việt Nam, Chính phủ đã 5 lần nâng mức chuẩn nghèo trong thời gian
từ 1993 đến cuối năm 2010. Theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg của Thủ tƣớng
Chính phủ ngày 30 tháng 01 năm 2011 quy định chuẩn nghèo áp dụng cho Việt
Nam giai đoạn 2011 - 2015 thì ở khu vực nông thôn những hộ gia đình có mức thu
nhập

bình

quân


đầu

ngƣời

từ

400.000

đồng/ngƣời/tháng

(4.800.000

đồng/ngƣời/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập
bình quân đầu ngƣời từ 500.000 đồng/ngƣời/tháng (6.000.000 đồng/ngƣời/năm) trở
xuống là hộ nghèo.
Trong nghiên cứu này sử dụng chuẩn nghèo theo Quyết định số 09/2011/QĐTTg ngày 30/01/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ quy định chuẩn nghèo áp dụng cho
Việt Nam giai đoạn 2011-2015 để nghiên cứu.


8

2.2 Tín dụng nông thôn giành cho hộ nghèo
2.2.1 Khái niệm về tín dụng vi mô
Tín dụng vi mô là những khoản vay nhỏ, rất nhỏ do các ngân hàng hoặc một
tổ chức nào đó cung cấp cho ngƣời nghèo. Mục đích là giúp họ có thể tham gia hoạt
động sản xuất hay tiến hành kinh doanh. Mở rộng ra là toàn bộ những hình thức tín
dụng ƣu đãi cho ngƣời nghèo. (Ledgerwood, 1991).
Tín dụng vi mô thƣờng dùng cho cá nhân vay và hộ gia đình vay không cần
tài sản thế chấp hoặc thông qua việc cho vay theo nhóm. Ngƣời nghèo cũng nhƣ tất
cả mọi ngƣời cần vốn vay để sản xuất, tích lũy tài sản, bình ổn tiêu dùng, và tự bảo

vệ mình trƣớc các rủi ro dựa trên nhóm vay. Chính vì vậy, tín dụng vi mô đặc biệt
quan trọng trong công tác xoá đói giảm nghèo (Nguyễn Thị Hải Yến, 2008).
Theo Ledgerwood (1991), “Tín dụng dành cho ngƣời nghèo là một phƣơng
pháp phát triển kinh tế nhằm mang lại lợi ích cho dân cƣ có thu nhập thấp.”
Theo Hội nghị thƣợng đỉnh toàn cầu về tín dụng vi mô tại Washington tháng
2 năm 1997: “Tín dụng vi mô là việc cung cấp các khoản vay quy mô nhỏ đến đối
tƣợng ngƣời nghèo, với mục đích giúp những ngƣời thụ hƣởng thực hiện các dự án
sản xuất kinh doanh để tạo lợi nhuận từ đó nâng cao chất lƣợng đời sống cho con
ngƣời vay vốn và gia đình của họ”.
2.2.2 Tín dụng nông thôn giành cho hộ nghèo
Theo Quỹ phát triển nông nghiệp thế giới (2009) đƣa ra khái niệm “Tài chính
nông thôn là các giao dịch tài chính liên quan đến các hoạt động nông nghiệp và phi
nông nghiệp diễn ra giữa các hộ gia đình và các thể chế khu vực nông thôn”.
Nhƣ vậy, có thể thấy tín dụng nông thôn là một bộ phận của tài chính nông
thôn, cung cấp các dịch vụ tài chính của ngân hàng cho riêng thị trƣờng nông thôn
và các khoản vay dành cho hộ gia đình có sản xuất trong nông nghiệp, các hộ có
hoàn cảnh khó khăn nhằm phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của
đất nƣớc.


9

Tín dụng nông thôn đối với hộ nghèo là các khoản tín dụng chỉ dành riêng
cho những hộ nghèo tại khu vực nông thôn, có sức lao động nhƣng thiếu vốn để
phát triển sản xuất trong một thời gian nhất định phải hoàn trả số tiền gốc và lãi, còn
đƣợc gọi là tín dụng vi mô (Đỗ Ngọc Tân, 2012). Tùy theo từng nguồn có thể
hƣởng theo lãi suất ƣu đãi khác nhau nhằm giúp ngƣời nghèo mau chóng vƣợt qua
nghèo đói vƣơn lên hòa nhập cùng cộng đồng.
Lê Thanh Tâm (2008) cho rằng: “Tín dụng nông thôn chính thức là các
khoản vay đƣợc cung cấp bởi các tổ chức tín dụng thuộc khu vực chính phủ ủy

quyền và phải tuân theo các quy định và sự kiểm soát của ngành ngân hàng”.
2.2.3 Vai trò của tín dụng nông thôn đối với hộ nghèo
Về khía cạnh kinh tế, thông qua quá trình cung cấp các tín dụng nông thôn
các TCTD thực hiện các chức năng quan trọng là (i) huy động tiết kiệm, (ii) tái
phân bổ tiết kiệm cho đầu tƣ, và (iii) tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi thƣơng mại
hàng hóa và dịch vụ, trở thành một công cụ đắc lực để giảm nghèo đói và tăng thu
nhập. Về khía cạnh xã hội, tín dụng nông thôn tạo ra cơ hội cho ngƣời nghèo tiếp
cận đƣợc với dịch vụ tài chính, tăng cƣờng sự tham gia của họ vào cuộc sống cộng
đồng nói chung, tăng cƣờng năng lực xã hội của họ. (Nghiêm Hồng Sơn, 2006).
Thứ nhất, tín dụng nông thôn đối với ngƣời nghèo góp phần cải thiện đời
sống, gia tăng thu nhập cho ngƣời nghèo. Với quan điểm hỗ trợ vốn để ngƣời nghèo
tự vƣơn lên bằng chính sức lao động của mình để thoát nghèo, tín dụng nông thôn
giúp cho ngƣời nghèo có vốn để mua sắm vật tƣ, cây giống, con giống để canh tác
tạo ra sản phẩm hàng hóa, tăng thu nhập cải thiện đời sống. (Nguyễn Thị Hoa và
cộng sự, 2009).
Thứ hai, tín dụng nông thôn còn có tác động tích cực đến việc kích thích
năng khiếu kinh doanh nhỏ của ngƣời vay, đặc biệt là phụ nữ. Để sử dụng vốn vay
thành công, tự thân ngƣời vay phải tìm tòi cách tính toán đồng tiền cho hiệu quả,
nâng cao các kỹ năng quản lý sản xuất hộ gia đình (chăn nuôi, làm hàng thủ công,
gia công), các kỹ năng bán hàng (tiếp thị, mở rộng quan hệ ra vùng xung quanh


10

hoặc vùng xa). Tuy nhiên cho đến nay các tác động này cũng rất giới hạn bởi năng
suất và công nghệ của các hộ kinh doanh chỉ ở mức thấp do họ chỉ chăn nuôi và làm
thủ công (Zeller, 2003).
Thứ ba, tín dụng nông thôn không chỉ giúp thoát nghèo mà còn giúp ngƣời
nghèo tự chủ đƣợc cuộc sống của mình mà không sợ rơi vào ngƣỡng đó và cũng là
động lực để ngƣời nghèo, đặc biệt là phụ nữ nghèo chịu khó học hỏi và phát huy

các khả năng tiềm ẩn của mình và kết quả của nó là tạo ra bình đẳng giới trong nông
thôn (Nguyễn Thị Hải Yến, 2008).
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tiếp cận tín dụng là điều kiện quan trọng để
ngƣời nghèo tăng cƣờng đầu tƣ cho sản xuất, trang trải chi phí học hành cho con
cái... Nhờ đó, nâng cao thu nhập và có cơ hội thoát nghèo bền vững. Ngân hàng Thế
giới (1995) đã khuyến cáo rằng cải thiện thị trƣờng tín dụng là một chính sách quan
trọng để giảm nghèo đói ở Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, tín dụng ở nông thôn
Việt Nam vẫn rất kém phát triển. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa tín dụng và giảm
nghèo ở một số quốc gia Châu Phi, các tác giả Nader (2007), Khandker (2005),
Morduch và Haley (2002) đã khẳng định vai trò quan trọng của việc cấp tín dụng
với những điều kiện ƣu đãi cho ngƣời nghèo, đó là phƣơng tiện để giúp họ thoát
nghèo.
Ngoài ra, tín dụng nông thôn là một trong những công cụ tài chính giúp các
hộ gia đình ở nông thôn thoát khỏi tình trạng nghèo đói. Trong nghiên cứu về tác
động của tín dụng nông thôn đến nghèo ở Bangladesh của Chowdhury (2002) cho
thấy với khoảng thời gian quan sát dài (6 năm) đã cung cấp đƣợc bằng chứng về
hiệu quả tác động mạnh mẽ của tín dụng nông thôn đến việc giảm nghèo của các hộ
gia đình.
2.2.4 Các tổ chức cấp tín dụng nông thôn khu vực chính thức
Theo DERP (2012), thị trƣờng tín dụng nông thôn tồn tại ở ba khu vực chính
gồm khu vực tín dụng chính thức, khu vực tín dụng bán chính thức và khu vực tín
dụng phi chính thức.


11

Riêng khu vực chính thức hiện nay thì tín dụng nông thôn đƣợc cung cấp bởi
các hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng đƣợc thành lập và hoạt động theo
Luật Ngân Hàng và Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm: Ngân hàng Nông Nghiệp
và Phát Triển Nông Thôn (NHNN&PTNT- Agribank), Ngân Hàng Chính Sách Xã

Hội (NHCSXH - VBSP), Quỹ tín dụng nhân dân, các ngân hàng thƣơng mại thuộc
sở hữu Nhà nƣớc và các ngân hàng thuộc sở hữu tƣ nhân. Cụ thể:


Các Quỹ tín dụng nhân dân nhằm mục tiêu là để khôi phục lại niềm tin của

công chúng trong hệ thống tài chính chính thức ở nông thôn, thực hiện huy động tiết
kiệm và cho vay đối với các thành viên của quỹ. Tuy nhiên, sự hiện diện của mạng
lƣới Quỹ tín dụng nhân dân chủ yếu ở các khu vực có nhiều hoạt động kinh tế và
kết cấu hạ tầng tƣơng đối phát triển. Vì vậy, Quỹ tín dụng nhân dân đóng một vai
trò hạn chế trong việc cung cấp tín dụng vi mô đến các khu vực khó khăn ở nông
thôn. Do đó, hầu hết các khoản tín dụng cho khu vực nông thôn đƣợc thực hiện bởi
hai hệ thống ngân hàng chính là NHNN&PTNT và NHCSXH dƣới sự ủy quyền của
Nhà nƣớc nhằm hỗ trợ các hộ gia đình, các đối tƣợng chính sách đƣợc tiếp cận với
nguồn vốn ƣu đãi để phát triển sản xuất nông nghiệp, đầu tƣ vốn nhân lực. Trong
những năm qua, dƣới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc các chính sách tín dụng của
hai ngân hàng này đã phát huy đƣợc hiệu quả hoạt động của mình thông qua các
hoạt động cho vay cho sản xuất nông nghiệp và hỗ trợ vốn cho các đối tƣợng chính
sách nhƣ đối tƣợng học sinh, sinh viên, các hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa.


Là ngân hàng dẫn đầu trong các tổ chức tín dụng nông thôn, các hoạt động

tín dụng của Agribank đã có những bƣớc chuyển biến tích cực trong cơ cấu tín
dụng. Các khoản vay chủ yếu tập trung vào đối tƣợng là nông nghiệp, nông thôn,
sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực ƣu tiên của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc.
Tính đến ngày 30/06/2015, Agribank có tổng nguồn vốn 742.473 tỷ đồng, tổng dƣ
nợ cho vay nền kinh tế 566.716 tỷ đồng, trong đó dƣ nợ cho vay nông nghiệp, nông
thôn chiếm tỷ trọng 75,2% tổng dƣ nợ và đạt 426.170 tỷ đồng tăng so với thời điểm
30/06/2010 là 184.979 tỷ đồng, tiếp tục là Ngân hàng Thƣơng mại Nhà nƣớc giữ vai

trò chủ lực trong đầu tƣ cho nông nghiệp, nông thôn và các chƣơng trình trọng điểm


12

của Đảng, Nhà nƣớc, tiên phong trong triển khai tín dụng chính sách, dẫn đầu về
cho vay xây dựng Nông thôn mới,…
Về phía NHCSXH là ngân hàng đƣợc thành lập với mục tiêu hoạt động



không lợi nhuận và thực hiện các nhiệm vụ của Chính phủ trong công tác hỗ trợ
những hộ nghèo có điều kiện tiếp cận vốn vay với lãi suất thấp thông qua hình thức
các chƣơng trình tín dụng vi mô nhằm cải thiện sản xuất nông nghiệp, nâng cao
mức sống và xóa đói giảm nghèo. Chính vì thế mà đối tƣợng của NHCSXH là các
đối tƣợng chính sách trong xã hội nhƣ hộ gia đình nghèo, học sinh sinh viên,…
trong đó chủ yếu tập trung vào cho vay hộ nghèo thông qua hợp tác chặt chẽ với các
tổ chức địa phƣơng trong thủ tục cho vay. Cụ thể, Ủy ban nhân dân xã giúp
NHCSXH xác minh nhóm ngƣời nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. Các tổ chức chính
trị - xã hội khác ở cấp xã nhƣ Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh
niên, Hội Cựu chiến binh giúp NHCSXH thành lập và giám sát các khoản vay. Để
đảm bảo khả năng thu hồi vốn, các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức thành lập các
tổ tiết kiệm và vay vốn. Trách nhiệm trả nợ gốc và lãi vay đƣợc quy cho các tổ. Sau
đó, phƣơng thức cho vay này đƣợc thay thế bằng phƣơng thức linh hoạt hơn. Kể từ
khi hình thành và phát triển, NHCSXH đã chứng tỏ đƣợc các hoạt động của mình là
đúng đắn. Tính đến ngày 30/06/2015, tổng dƣ nợ của NHCSXH đạt gần 136.000 tỷ
đồng, tăng 6.229 tỷ đồng so với 31/12/2014, với gần 7 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo
và các đối tƣợng chính sách khác đang còn dƣ nợ. Doanh số cho vay 6 tháng đầu
năm 2015 đạt 23.800 tỷ đồng, tạo điều kiện cho 1,1 triệu lƣợt khách hàng đƣợc vay
vốn, thu hút và tạo việc làm cho trên 86.000 lao động, trong đó có trên 1.200 lao

động đi làm việc có thời hạn tại nƣớc ngoài, giúp trên 215.000 lƣợt học sinh sinh
viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập, xây dựng 751.000 công trình cung cấp
nƣớc sạch, trên 1.500 căn nhà vƣợt lũ cho hộ gia đình vùng đồng bằng sông Cửu
Long…

2.3 Khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nghèo
Theo Lê Văn Trinh (2010), tiếp cận tín dụng là xác suất mà hộ có khả năng
nhận đƣợc vốn vay hay mức tín dụng mà hộ gia đình có thể nhận đƣợc.


13

Việc đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng hiện nay bao gồm:


Khả năng hiểu biết về thông tin khoản vay tại các TCTD: lãi suất, thời hạn

vay, hạn mức vay, quy trình thủ thục yêu cầu trong quá trình thực hiện vay vốn.


Khả năng tài chính của hộ: mức tài sản có khả năng thế chấp, phƣơng án

sản xuất, kinh doanh, số lƣợng lao động.


Yếu tố thuộc bản thân chủ hộ: thu nhập, nghề nghiệp, tuổi tác, giáo dục.
Và đây là các tiêu chí nhằm đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng chính thức

của các hộ nghèo trên địa bàn thị xã An Nhơn tỉnh Bình Định của tác giả.


2.4 Lý thuyết về thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng
Trong thị trƣờng tín dụng, các vấn đề phổ biến liên quan đến thông tin bất
cân xứng là sự lựa chọn ngƣợc, rủi ro đạo đức, việc xác nhận tốn kém và sự ép buộc
thực thi hợp đồng. Tất cả những điều này có thể gây ra các thất bại thị trƣờng.
Stiglitz và Weiss (1981) chỉ ra rằng sự lựa chọn ngƣợc xuất hiện bởi vì ngƣời cho
vay không thể biết đƣợc đầy đủ các đặc điểm của ngƣời đi vay. Những ngƣời đi vay
có những thông tin cá nhân liên quan đến khả năng không trả đƣợc nợ có động cơ
tạo cho mình dáng vẻ là những ngƣời vay nợ an toàn. Khi những cơ chế sàng lọc
không thể phân biệt giữa ngƣời vay nợ an toàn và ngƣời vay nợ rủi ro, thất bại thị
trƣờng, hoặc ít nhất là thất bại đối với việc phân bố thông tin tín dụng sẽ xảy ra.
Giải pháp tiêu chuẩn mà những ngƣời cho vay áp dụng là yêu cầu thế chấp
để đảm bảo rằng chỉ những loại hình an toàn mới tham gia thị trƣờng; tuy nhiên,
ngƣời vay nợ ở một quốc gia nghèo, đang phát triển không có đủ của cải để thế
chấp và do đó, sẽ bị khƣớc từ cho vay tín dụng.
Vấn đề lựa chọn ngƣợc trở nên tồi tệ hơn do vấn đề rủi ro đạo đức. Khi ký
một hợp đồng cho vay nợ, ngƣời cho vay có thể quy định ngƣời đi vay phải thực
hiện những hành động và nỗ lực cần thiết và khoản vay đó phải đƣợc sử dụng đúng
mục đích. Tuy nhiên, rủi ro đạo đức ngụ ý rằng ngƣời vay nợ có thể làm khác với


14

những điều khoản trong hợp đồng hoặc sử dụng khoản vay cho mục đích khác với
mục đích đã đƣợc ngƣời cho vay tán thành.
Một giải pháp với vấn đề rủi ro đạo đức dành cho ngƣời cho vay là việc kiểm
soát hành động của ngƣời đi vay sẽ rất tốn kém đối với ngƣời cho vay. Do đó, giải
pháp của ngƣời cho vay đối với vấn đề này lại là yêu cầu tài sản thế chấp, xem đó là
phƣơng tiện để làm giảm bớt vấn đề rủi ro đạo đức.
Ngoài ra, hai vấn đề này còn trở nên xấu hơn vì việc xác thực tình trạng rất
tốn kém và vấn đề hiệu lực thực thi. Trong những môi trƣờng thông tin kém hiệu

quả, những ngƣời cho vay thƣờng gặp khó khăn trong việc đánh giá xem dự án của
ngƣời đi vay có thành công hay không. Cho dù thành công, việc thực thi hợp đồng
vay mƣợn có thể rất tốn kém nếu môi trƣờng pháp lý không đƣợc triển khai tốt. Hầu
hết các mô hình thông tin bất cân xứng đều xem xét các hạn chế từ quan điểm của
ngƣời cho vay.
Tuy nhiên, tình trạng bất cân xứng về thông tin cũng ảnh hƣởng đến khả
năng tìm ra các nguồn tín dụng cho ngƣời đi vay. Tại một thời điểm cụ thể nào đó,
ngƣời có nhu cầu vay không thể nhận ra đầy đủ các nguồn tín dụng. Để vƣợt qua
vấn đề này, ngƣời đi vay phải gánh chịu các chi phí tìm kiếm. Nếu các chi phí tìm
kiếm quá cao, những ngƣời đi vay nghèo sẽ không thể tiếp cận các Quỹ tín dụng.
Hậu quả của những thất bại thị trƣờng này là những cá nhân có những dự án đầu tƣ
có khả năng sinh lợi thƣờng không thể tài trợ cho dự án của mình và nền kinh tế
cuối cùng trải qua tình trạng đầu tƣ thấp.

2.5 Các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức
của hộ nghèo
Khả năng tiếp cận tín dụng của một hộ gia đình có thể đƣợc định nghĩa là
khả năng vay mƣợn từ các nguồn khác nhau của tín dụng (Diagne & Zeller, 2001;
Diagne, 1999). Evans, Adams, Mohammed, và Norris (1999) trình bày một khuôn
khổ khái niệm toàn diện để phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận


15

các hộ gia đình ở Bangladesh và đã chỉ ra hai nhóm yếu tố liên quan hộ gia đình và
các yếu tố liên quan chƣơng trình thực hiện.
Tƣơng tự nhƣ vậy, Vaessen (2000) xem xét khả năng tiếp cận các hộ gia
đình để tín dụng nông thôn ở Bắc Nicaragua bằng cách phân tích cả hai bên cầu (hộ
gia đình) và các yếu tố về phía cung (ngƣời cho vay) các yếu tố. Các nghiên cứu
trƣớc đây cho thấy bằng khi kiểm tra khả năng tiếp cận tín dụng, cả hai yếu tố thuộc

hộ gia đình và các yếu tố thuộc tổ chức cấp tín dụng. Theo nghiên cứu Evans và ctg.
(1999) đã điều tra khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình nhỏ tại nông thôn
Trung Quốc bằng cách tập trung vào các chƣơng trình tín dụng vi mô đƣợc thực
hiện bởi các hợp tác xã tín dụng nông thôn (RCCs). Yếu tố gia đình liên quan (nhƣ
thu nhập, nghề nghiệp, tuổi tác, giáo dục) đƣợc chỉ ra có ảnh hƣởng đến nhu cầu về
tín dụng vi mô, có thể trực tiếp ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận của các hộ gia
đình với tín dụng vi mô. Ngoài liên quan đến các yếu tố gia đình, có (phía cung)
gồm các yếu tố ảnh hƣởng liên quan đến chƣơng trình tín dụng. Ví dụ, Umoh
(2006) lập luận rằng ngƣời dân không thể tiếp cận với tín dụng bởi các chính sách
cho vay của các tổ chức tài chính, có thể đƣợc thể hiện bởi các thủ tục phức tạp, quy
định mức cho vay và hạn chế mục đích vay vốn theo quy định. Ngoài ra, một số đặc
điểm riêng của các chƣơng trình tín dụng vi mô cũng có thể hạn chế khả năng tiếp
cận của các hộ gia đình đối với tín dụng vi mô, trong đó có yêu cầu các thành viên,
nhóm tín dụng tự chọn, và cho vay nhóm (xem ví dụ Evans và ctg, 1999;. Maes &
Foose, 2006).
Ngoài ra việc hạn chế rủi ro có thể khiến những ngƣời cho vay phải né tránh
cho vay đối với các hộ gia đình (Evans và ctg, 1999; Maes và Foose, 2006). Thực
tế, các thị trƣờng cho vay chính thức tại nông thôn thƣờng bị hạn chế bởi các yếu tố
nhƣ quyền sở hữu tài sản và chi phí giao dịch, tƣơng tự nhƣ ở thành thị. Trong khi
tiếp cận đƣợc vốn tín dụng là một trong những yếu tố giúp nông hộ gia tăng hiệu
quả sản xuất. Các tổ chức tín dụng muốn mở rộng giao dịch với nông hộ họ cần
phải biết rằng ngƣời vay phải có tài sản và tài sản đó có thể cƣỡng chế. Vì thế, trƣớc
hết ngƣời cho vay muốn giảm rủi ro của họ thì họ yêu cầu phải có vật thế chấp.


16

Điều này theo lí thuyết thông tin bất cân xứng thì họ có thể thu lại đƣợc phần nào
tiền, hoặc tất cả đã cho vay trong trƣờng hợp ngƣời vay bị vỡ nợ. Hơn nữa, ngƣời đi
vay cũng cảm thấy chi phí sẽ rất đắt nếu họ có ý định không trả nợ hoặc phá vỡ các

quy định trong hợp đồng vay mƣợn với tổ chức tín dụng, vì họ sẽ mất vật thế chấp.
Sự mất mát vật thế chấp có thể xảy ra giúp cho ngƣời vay suy nghĩ kỹ trƣớc khi đầu
tƣ kinh doanh có nhiều rủi ro (Basu, 2006). Hơn nữa những ngƣời nghèo trong nông
thôn đang sống trong tình trạng nghèo đáng thƣơng, họ không có đƣợc những tài
sản mà những ngƣời cho vay xem là vật thế chấp. Điều này là hàng rào cản lớn nhất
cho ngƣời nghèo tiếp cận đƣợc với nguồn tín dụng chính thức.
Theo Sebopetji và Belete (2009), chi phí giao dịch trong việc vay mƣợn tại
nông thôn khá cao tại các nƣớc đang phát triển, chủ yếu là do quy mô khoản vay
nhỏ, số lần giao dịch nhiều, phạm vi địa bàn trải rộng, sự không đồng nhất giữa
những ngƣời đi vay hoặc thiếu mạng lƣới chi nhánh. Trong điều kiện nghèo tại
nông thôn, phạm vi giao dịch tài chính thƣờng ở quy mô nhỏ làm cho chi phí giao
dịch tăng cao. Điều này còn ảnh hƣởng bởi ngƣời đi vay quá khác nhau, phạm vi
địa bàn quá rộng làm ngƣời cho vay không kham nổi các chi phí liên quan. Thêm
vào đó, chi phí tƣ vấn để có đƣợc khoản vay cũng là điều bị phàn nàn nhiều tại nông
thôn. Do vậy, theo Basu (2006), các tổ chức tài chính đứng trƣớc tình huống phải
đánh đổi giữa tối thiểu hóa mức độ không thể cho trả của ngƣời vay và tối thiểu hóa
chi phí quản lí và thu hồi vốn.
Một yếu tố khác làm ảnh hƣởng đến sự tiếp cận tài chính là lãi suất cho vay,
mà lãi suất này sẽ ảnh hƣởng đến kết quả đầu tƣ của ngƣời vay. Trong lý thuyết
kinh tế học Keynes (1936) đã cho biết rằng các đầu tƣ là một hàm số có quan hệ
nghịch với lãi suất cho vay. Luận điểm này cho biết rằng khi lãi suất tăng lên, thì sẽ
làm cho đầu tƣ giảm xuống, vì lãi suất cao thì khả năng tạo ra lợi nhuận từ việc đầu
tƣ sẽ thấp đi, do vậy lãi suất cao làm giảm hiệu quả biên của vốn. Ngƣợc lại, các tổ
chức tín dụng đã đƣa ra một lãi suất cao bao gồm lãi suất sẽ trả cho ngƣời gửi và tỷ
lệ lãi cho họ. Tỷ lệ lãi từ tiền gửi cao sẽ thu hút nhiều ngƣời gửi và tổ chức tín dụng
sẽ mở rộng các khoản cho vay, nhƣng các nhà đầu tƣ sẽ không tiếp tục vay nữa một


×