Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Kế hoạch phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.14 KB, 15 trang )

UBND XÃ NAM PHONG
BAN CHỈ HUY PCLB-GNTT XÃ

THUYẾT MINH
KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG GIẢM NHẸ THIÊN TAI
VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN CỦA XÃ NAM PHONG

Nam Phong, tháng 4 năm 2013


2
UBND XÃ NAM PHONG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BAN CHỈ HUY PCLB-GNTT XÃ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số:

/KH-BCH

PHÊ DUYỆT

Ngày

tháng

năm 2013

CHỦ TỊCH UBND XÃ

Nam Phong, ngày 20 tháng 4 năm 2013


KẾ HOẠCH
Phòng, chống giảm nhẹ thiên tai và
tìm kiếm cứu nạn của xã Nam Phong

I. ĐÁNH GIÁ KẾT LUẬN TÌNH HÌNH

1. Tình hình cơ sở
a. Tình hình nhân dân:
- Những năm qua cấp uỷ, chính quyền các ban, ngành, đoàn thể từ xã đến bản
thường xuyên được kiện toàn về tổ chức, biên chế và hoạt động tích cực, hiệu quả;
Đảng bộ xã có …..chi bộ trực thuộc, tổng số đảng viên ……. đ/c. Các tổ chức đảng
thường xuyên được củng cố và kiện toàn, hàng năm đều đạt trong sạch vững mạnh,
đủ sức lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể nhân dân và lực lượng
vũ trang xã hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
- Các tổ chức đoàn thể của xã như: Hội phụ nữ, MTTQ, Đoàn thanh niên, Hội
CCB, Hội nông dân tập thể luôn phát huy tốt vai trò làm tham mưu cho cấp uỷ, chính
quyền xã thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an ninh chính trị - TTATXH trên địa bàn.
- Nhân dân các dân tộc trong xã có tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, tin
tưởng vào sự lãnh đạo của đảng; tích cực trong xây dựng và phát triển kinh tế, văn
hoá, xã hội, thực hiện xoá đói giảm nghèo đạt hiệu quả cao.
b. Tình hình lực lượng vũ trang xã:
- Lực lượng dân quân của xã, tổng số:.….đồng chí = ……% so với dân số
toàn xã, biên chế cụ thể như sau:
- Trung đội dân quân cơ động
= ……đồng chí.
- Lực lượng dân quân tại chỗ
= ……đồng chí.
- Lực lượng dân quân binh chủng chiến đấu = ……đồng chí.
- Lực lượng dân quân binh chủng bảo đảm = ……đồng chí.
Lực lượng dân quân xã được củng cố, kiện toàn đủ về số lượng, chất lượng

tốt; hàng năm được tổ chức huấn luyện, luyện tập, diễn tập theo các phương án tác
chiến, không ngừng nâng cao trình độ kỹ chiến thuật, bản lĩnh chính trị và sức
chiến đấu, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Đồng thời là
lực lượng nòng cốt trong lao động sản xuất, giữ gìn ANCT - TTATXH địa bàn, sẵn
sàng bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân các dân tộc và cấp uỷ, chính quyền cơ sở khi
có các tình huống xảy ra; đây cũng là lực lượng nòng cốt trong công tác PCLB GNTT, khắc phục hậu quả thiên tai, luôn được cấp uỷ đảng, chính quyền địa
phương và nhân dân tin tưởng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.


3
2. Đặc điểm thời tiết, thuỷ văn, địa lý ảnh hưởng trực tiếp tới nhiệm vụ
Nam Phong là một xã nằm ở vùng dọc sông Đà, địa hình phức tạp bị chia cắt
bởi sông, suối, núi cao, khe sâu. Toàn xã có iện tích tự nhiên là 5.923 ha. Phía Bắc
giáp xã Mường Bang, phía Nam giáp xã Quy Hướng, huyện Mộc Châu, phía Đông
giáp xã Đồng Nghê, huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình, phía Tây giáp xã Tân Phong.
Có đường liên xã từ xã Tường Phong qua bản In, xã Tân Phong đến UBND
xã, ngoài ra còn có các trục đường liên bản nối trung tâm xã với 7/8 bản (riêng bản
Pín không có đường bộ tới bản).
Có đường thuỷ dọc theo sông Đà, từ xã Tân Phong qua địa bàn xã xuống
huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình.
Thời tiết chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô
từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Mùa mưa thường xảy ra bão lốc, mưa đá, lượng
nước lớn, lòng sông suối nhỏ hẹp, lưu tốc nước lớn thường dẫn đến lũ ống, lũ quét,
sạt lở đất, đá. Từ đó ảnh hưởng không nhỏ tới nhiệm vụ PCGNTT-TKCN của xã.
Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của các hiện tượng đột biến bất
thường về thời tiết khí hậu, thuỷ văn, kết hợp với việc bảo vệ rừng đầu nguồn chưa
nghiêm túc, tệ nạn chặt phá rừng làm nương rẫy của nhân dân ở một số địa phương
còn kéo dài, chưa chấm dứt triệt để. Từ đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi
trường sinh thái. Mùa mưa lượng nước lớn, lòng sông suối nhỏ hẹp, lưu tốc nước
lớn, dẫn đến lũ ống, lũ quét, ngập úng, sạt lở đất, đá ở một số nơi gây thiệt hại

nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản của nhân dân trên địa bàn xã.
4. Kết luận
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thường trực Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện.
Với tổ chức biên chế trang bị của LLVT xã và lực lượng tại chỗ của các địa
phương. Cấp uỷ, chính quyền, LLVT và nhân dân xã Nam Phong có đủ khả năng
phòng chống có hiệu quả các tình huống thiên tai vừa và nhỏ xảy ra trên địa bàn.
Với các tình huống thiên tai trên diện rộng, phức tạp vượt quá khả năng phải đề
nghị huyện chi viện.
II. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU TRỌNG ĐIỂM

1. Khu vực bão lốc
Thường xảy ra ở khu vực bản Đá Mài 1.
2. Vùng lũ ống, lũ quét
Thường xảy ra ở khu vực bản Suối Lúa 1.
4. Khu vực sạt lở đất, đá
Thường xảy ra ở khu vực bản Suối Lúa 2.
III. NHIỆM VỤ

1. Nhiệm vụ chung
a) Duy trì nghiêm chế độ trực SSCĐ, tăng cường trực ban PCGNTT-TKCN,
thường xuyên kiểm tra, tuần tra, canh gác nắm chắc tình hình, kịp thời ngăn chặn
làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch trong mùa
mưa bão. Phối hợp với lực lượng Công an bảo đảm ANCT - TTATXH trên địa bàn
khi có bão lũ xảy ra. Phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng khác
bảo đảm an toàn cho các đơn vị trong phạm vi đảm nhiệm.
b) Làm tốt công tác PCGNTT-TKCN ở đơn vị và địa phương nơi đóng quân,
chuẩn bị chu đáo về mọi mặt sẵn sàng cơ động ứng cứu PCGNTT-TKCN ở đơn vị
địa phương khác khi có lệnh. Bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân và
đơn vị trong phạm vi đảm nhiệm.
c) Thường xuyên kiểm tra hệ thống doanh trại, kho trạm của các cơ quan,

đơn vị, có kế hoạch tu sửa kịp thời trước mùa mưa lũ, bão lốc, bổ sung các trang


4
thiết bị, dụng cụ phương tiện bảo đảm cho nhiệm vụ PCGNTT-TKCN năm 2013
và những năm tiếp theo.
d) Tham mưu cho cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương tổ chức đánh giá
rút kinh nghiệm về công tác PCGNTT-TKCN hàng năm, trên cơ sở đó bổ sung
nhiệm vụ, hoàn thiện phương án PCGNTT-TKCN của đơn vị.
2. Nhiệm vụ cụ thể
a) Thường xuyên kiện toàn Ban chỉ huy PCGNTT-TKCN ở các cấp. Chỉ
đạo, tổ chức xây dựng bổ sung hệ thống kế hoạch PCGNTT-TKCN cho các cơ
quan, đơn vị trong toàn huyện, tổ chức luyện tập thành thục các phương án, sẵn
sàng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.
b) Thường xuyên kiểm tra hệ thống kho trạm, công trình thuỷ lợi của các cơ
quan, đơn vị, địa phương có kế hoạch tu sửa trước mùa mưa lũ, bão lốc, bổ sung
các trang thiết bị, dụng cụ phương tiện bảo đảm cho nhiệm vụ PCGNTT-TKCN
năm 2013 và những năm tiếp theo.
d) Tham mưu cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, phối hợp với
các đơn vị đứng chân trên địa bàn, xây dựng, củng cố kế hoạch, tổ chức hiệp đồng
giữa các lực lượng; chủ động có biện pháp phòng chống bảo đảm an toàn về người,
doanh trại, kho tàng, cơ sở vật chất, VKTB của đơn vị và tính mạng tài sản của
nhân dân. Nắm chắc tình hình, kịp thời dự báo, ngăn chặn có hiệu quả, không để
tình huống xấu xảy ra.
e) Khi có tình huống xảy ra người chỉ huy đơn vị chủ động huy động lực
lượng, phương tiện tại chỗ xử lý triệt để có hiệu quả, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho
người, tài sản phương tiện của nhân dân và đơn vị, đồng thời phải duy trì lực lượng
SSCĐ đề phòng địch lợi dụng xảy ra thiên tai để phá hoại, trộm cắp tài sản của nhà
nước và nhân dân.
f) Sau khi có tình huống xảy ra nhanh chóng củng cố, khắc phục hậu quả

cho cơ quan, đơn vị mình; cùng với các cơ quan, ban, ngành, chính quyền địa
phương, từng bước ổng định tình hình đời sống cho nhân dân, bảo đảm tiếp tục
công tác thường xuyên của đơn vị.
IV. TƯ TƯỞNG CHỈ ĐẠO, PHƯƠNG CHÂM

1. Tư tưởng chỉ đạo
“Chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục nhanh và có hiệu quả,
trong đó lấy phòng là chính”.
2. Phương châm
Vận dụng phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy LL tại chỗ, cơ sở vật chất tại chỗ,
hậu cần tại chỗ); Huy động tổng lực người phương tiện, cơ sở vật chất, ứng cứu kịp
thời, cứu người trước, cứu tài sản sau, hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất về
người và tài sản của đơn vị và địa phương nơi đóng quân.
Khi tình huống xảy ra, các đơn vị được quyền sử dụng lực lượng hoạt động
thường xuyên thuộc quyền đi ứng cứu trước đồng thời báo cáo cấp trên.
V. TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN

1. Lực lượng phòng chống tại chỗ
- Lực lượng dân quân cơ động, dân quân tại chỗ, Công an, các cơ quan, ban
ngành đoàn thể của xã.
2. Lực lượng cơ động
- Trung đội DQCĐ xã: 22 đ/c.


5
3. Lực lượng hiệp đồng
- Lực lượng dân quân, Công an và các cơ quan, ban ngành đoàn thể của các
địa phương giáp danh.
4. Lực lượng khắc phục hậu quả
- Toàn bộ lực lượng lực lượng DQ tại chỗ của Ban CHQS xã, Công an, các

cơ quan ban ngành, đoàn thể của xã và nhân dân nơi xảy ra thiên tai.
- Căn cứ tình hình cụ thể Ban chỉ huy PCLB-GNTT xã đề nghị Ban chỉ huy
PCLB-GNTT huyện, tăng cường lực lượng, phương tiện tham gia phòng, chống,
khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn.
5. Lực lượng tuần tra, bảo vệ
- Là lực lượng dân quân, Công an tổ chức trực ban, tuần tra, canh gác, nắm
tình hình báo cáo kịp thời, đồng thời canh gác bảo vệ tài sản, cơ sở vật chất của
đơn vị và nhân dân, không để kẻ xấu lợi dụng trộm cắp. Căn cứ vào tình hình thực
tế từng địa phương, đơn vị tổ chức bố trí cho phù hợp bảo đảm để hoàn thành
nhiệm vụ.
6. Lực lượng dự bị
01 Tiểu đội DQCĐ của xã = 07 đồng chí là lực lượng dự bị của Ban chỉ huy
PCLB-GNTT xã, sẵn sàng chi viện cho các đơn vị, địa phương khác khi có lệnh
của Ban CHQS huyện.
7 Lực lượng bảo đảm
- Bảo đảm thông tin :
- Các đơn vị sử dụng mạng thông tin vi ba của Bưu điện, điện thoại di động
của cá nhân và thông tin vận động để thông tin liên lạc thực hiện nhiệm vụ.
- Bảo đảm cơ động: Sử dụng xe máy, xe đạp và cơ động bộ để thực hiện
nhiệm vụ.
- Bảo đảm quân y: Trạm y tế xã bảo đảm đầy đủ cơ số thuốc, dụng cụ y tế
cho các lực lượng cơ động thực hiện nhiệm vụ.
- Bảo đảm hậu cần: Ban hậu cần nhân dân xã có nhiệm vụ bảo đảm hậu cần
cho lực lượng tham gia PCGNTT - TKCN của xã. Kiểm tra, đôn đốc công tác bảo
đảm hậu cần của các đơn vị tham gia PCGNTT - TKCN trên địa bàn.
* Trường hợp xảy ra bão lốc vào ban đêm, ngày nghỉ, giờ nghỉ:
- Các ban ngành, đoàn thể phải có kế hoạch dự kiến lực lượng ngày nghỉ,
giờ nghỉ phải có đủ sức xử lý tình huống khi thiên tai xảy ra. Lực lượng này phải
lấy danh sách quân số và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người. Tổ chức
luyện tập để khi xảy ra tình huống có thể thực hiện được nhiệm vụ.

VI. NHIỆM VỤ ĐƠN VỊ THUỘC QUYỀN

1. Ban CHQS xã
- Duy trì trực SSCĐ theo quy định, kịp thời ngăn chặn và đánh bại mọi âm
mưu, thủ đoạn phá hoại của kẻ địch trong mùa mưa lũ, phối hợp chặt chẽ với lực
lượng Công an và các lực lượng khác giữ vững ANCT - TTATXH trên địa bàn khi
có tình huống bão lũ xảy ra.
- Thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết, khí hậu thuỷ văn, tình hình mưa
lũ trên địa bàn, hướng dẫn nhân dân tu sửa, củng cố nhà cửa, kho tàng, chống dột,
chống sập... bảo đảm an toàn trong mưa lũ.


6
- Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cơ động ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn, cứu
hộ trên toàn địa bàn dưới sự chỉ đạo Ban chỉ huy PCLB-GNTT xã.
- Phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an, các ban ngành đoàn thể, dưới sự
chỉ đạo, điều hành trực tiếp của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương nơi xảy ra lũ
bão, lốc xoáy, sạt lở…. Ban chỉ huy PCLB - GNTT của xã, cùng các bản và nhà
trường kịp thời xử lý, giải quyết khắc phục hậu quả thiên tai.
2. Công an xã
- Duy trì trực SSCĐ theo quy định, kịp thời ngăn chặn và đánh bại mọi âm
mưu, thủ đoạn phá hoại của kẻ địch trong mùa mưa lũ, phối hợp chặt chẽ với lực
lượng dân quân và các lực lượng khác giữ vững ANCT - TTATXH trên địa bàn khi
có tình huống bão lũ xảy ra.
- Thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết, khí hậu thuỷ văn, tình hình mưa
lũ trên địa bàn, hướng dẫn nhân dân tu sửa, củng cố nhà cửa, kho tàng, chống dột,
chống sập... bảo đảm an toàn trong mưa lũ.
- Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cơ động ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn, cứu
hộ trên toàn địa bàn dưới sự chỉ đạo Ban chỉ huy PCLB-GNTT xã.
- Phối hợp chặt chẽ với lực lượng dân quân, các ban ngành đoàn thể, dưới sự

chỉ đạo, điều hành trực tiếp của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương nơi xảy ra lũ
bão, lốc xoáy, sạt lở…. Ban chỉ huy PCLB - GNTT của xã, cùng các bản và nhà
trường kịp thời xử lý, giải quyết khắc phục hậu quả thiên tai.
3. Mặt trận tổ quốc xã

Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực chủ động
tham gia công tác PCLB-GNTT. Động viên nhân dân đoàn kết giúp đỡ nhau
để cùng khắc phục hậu quả khi có tình huống thiên tai xảy ra.
4. Ban tài chính xã
Quản lý, thu chi nguồn kinh phí phục vụ cho công tác PCLB-GNTT, bảo
đảm đúng luật ngân sách.
5. Trạm y tế xã
- Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án sơ tán, di dời cơ sở y tế khi xảy ra
đến nơi bảo đảm an toàn.
- Sử dụng lực lượng y tế bản tăng cường cho đội cấp cứu, tổ chức sơ cấp cứu
ban đầu cho người bị nạn và nhanh chóng chuyển về tuyến sau điều trị.
- Có phương án dự trữ thuốc men, thuốc và hoá chất xử lý môi trường,
nguồn nước...cho công tác PCLB-GNTT, kiểm tra, xử lý những dịch bệnh phát
sinh khi xảy ra thiên tai.
6. Đoàn thanh niên xã
- Huy động lực lượng đoàn thanh niên tình nguyện tham gia tuyên truyền,
vận động người dân di chuyển khỏi địa bàn có khả năng sạt lở cao đến nơi ở mới
đảm bảo an toàn người và tài sản.
- Huy động lực lượng đoàn thanh niên tình nguyện tham gia cứu hộ, cứu
nạn, khắc phục hậu quả thiên tai do bão, lũ gây ra.
7. Các ban ngành, đoàn thể còn lại
- Thường xuyên theo dõi, nắm chắc diễn biến tình hình thời tiết, khí hậu
thuỷ văn trên địa bàn, tích cực tham mưu cho cấp uỷ Đảng, chính quyền địa



7
phương tu sửa, nâng cấp hệ thống mương phai, các đập kè, các công trình thuỷ lợi
trọng điểm. Có phương án vận động nhân dân sống gần các con suối di chuyển lên
cao hoặc di chuyển ra khỏi khu vực nguy hiểm đề phòng khi có lũ lớn, lũ ống, lũ
quét, chủ động đề phòng, khắc phục hậu quả nhằm giảm thiệt hại tới mức thấp nhất
thiệt hại về người và tài sản của nhân dân, nhà nước.
- Hiệp đồng chặt chẽ với lực lượng Công an, Ban chỉ huy PCLB-GNTT của
xã, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành trực tiếp của cấp uỷ đảng, chính quyền địa
phương, Ban chỉ huy PCLB - GNTT của xã, kịp thời giải quyết, khắc phục hậu quả
do thiên tai gây ra.
8. Các bản
- Tổ chức lực lượng tại chỗ của các bản nơi xảy ra lụt bão, di chuyển người,
tài sản của nhân dân vùng lụt bão ra khỏi khu vực nguy hiểm, bảo đảm an toàn khi
tình huống nguy cấp xảy ra, làm tham mưu cho Ban PCLB - GNTT của xã huy
động trung đội Dân quân cơ động, kịp thời ứng cứu lụt bão, cùng với bản chỉ huy
các lực lượng tại chỗ cứu hộ, cứu nạn khắc phục hậu quả xảy ra, bảo đảm an toàn
cho nhân dân vùng bị lũ bão.
- Cùng với các bàn ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương giải tốt các mối
quan hệ, làm tốt công tác dân vận, tiếp tục thực hiện nhiệm của đơn vị, chính
quyền địa phương.
- Tổ chức cứu chữa những người bị nạn, có phương án phòng chống dịch
bệnh và ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường trên địa bàn.
- Tổng hợp tình hình báo cáo về sở chỉ huy Ban chỉ huy PCLB-GNTT xã.
VII. TỔ CHỨC CHỈ HUY

1. Vị trí chỉ huy thường xuyên: Tại trụ sở UBND xã.
2. Phân công chỉ huy
Chỉ huy chung: Đồng chí Trưởng ban chỉ huy PCLB-GNTT xã.
Chỉ huy lực lượng cơ động phòng chống bão, lũ: Đồng chí Phó ban thường trực.
Chỉ huy lực lượng khắc phục hậu quả sạt lở đất: Đồng chí Chỉ huy trưởng

Ban CHQS xã.
VII. DỰ KIẾN TÌNH HUỐNG VÀ CÁCH XỬ TRÍ

1. Bão, lốc xảy ra trên địa bàn
* Bão, lốc tạp ra sức gió mạnh từ cấp 8 trở lên, có thể có gió giật. Lốc
thường xảy ra trên các triền sông, các vùng lòng chảo, khe hẻm núi; lốc thường
xuất hiện vào tháng 3; 4; 5 hàng năm. Bão thường xuất hiện vào tháng 6; 7; 8; 9
hàng năm, phạm vi ảnh hưởng rộng và kèm theo mưa lớn kéo dài.
* Biện pháp xử lý:
- Chủ động chằng chống nhà cửa, kho tàng, khi có tin bão, lốc cần tổ chức
trực ban chặt chẽ, theo dõi, thông báo diễn biến của bão kịp thời; rà soát tổ chức lại
phương án sẵn sàng đối phó với bão, lốc.
- Khi bão, lốc xuất hiện cần trú ẩn dưới các vật che đỡ có khả năng chịu lực
tốt, tránh xa các cây to, các công trình dễ sập đổ. Có biện pháp phòng nước cho
kho tàng, cơ sở vật chất ; sơ tán di dời dân ra khỏi vùng có nguy cơ ngập lụt, thu
hoạch sớm các sản phẩm nuôi trồng. Sử dụng lực lượng tại chỗ để khắc phục,ứng
cứu, khi cần thiết đề nghị cấp trên tăng cường.
2. Lũ quét, lũ ống xảy ra trên địa bàn
Lũ quét, lũ ống thường xảy ra bất ngờ, sức tàn phá lớn, thường xảy ra ở khu
vực có địa hình núi dốc, gần sông suối.
* Biện pháp xử lý:


8
Kiểm tra di dời các kho tàng, dân cư ở những nơi có địa hình dốc, tà luy cao,
chất đất yếu tới nơi an toàn. Khi có tình huống xảy ra khẩn trương huy động lực
lượng, phương tiện tại chỗ để ứng cứu, khắc phục hậu quả và báo cáo kịp thời. Sử
dụng lực lượng tại chỗ để khắc phục, ứng cứu, khi cần thiết đề nghị cấp trên tăng
cường lực lượng, phương tiện để thực hiện nhiệm vụ.
3. Sạt lở đất đá xảy ra trên địa bàn

- Mưa lũ thường xảy ra sạt lở đất, đá ở những nơi có địa hình dốc, chất đất
yếu, các trục đường có ta luy cao, sạt lở đất đá thường xảy ra bất ngờ làm vùi lấp
các công trình, nhà ở, kho tàng và gây tắc nghẽn giao thông trên các trục đường.
* Biện pháp xử lý:
- Kiểm tra, sơ tán di dời các kho tàng, dân cư ở những nơi có địa hình dốc, ta
luy cao, chất đất yếu đến nơi an toàn.
- Khi có tình huống xảy ra khẩn trương huy động lực lượng, phương tiện tại
chỗ để ứng cứu, khắc phục hậu quả và kịp thời báo cáo lên trên. Sử dụng lực lượng
tại chỗ, khi cần thiết đề nghị tăng cường lực lượng ứng cứu của cấp trên.
4. Ngập lụt xảy ra trên địa bàn
- Bão lũ, mưa lớn kéo dài thường gây ra ngập úng ảnh hưởng đến sản xuất
và đời sống của đơn vị và nhân dân.
* Biện pháp xử lý:
- Tổ chức trực ban chặt chẽ, theo dõi thông báo kịp thời diễn biến thời tiết
khí hậu, thuỷ văn, rà soát lại phương án sẵn sàng đối phó với lũ lụt, kiểm tra
phương án sẵn sàng lực lượng, phương tiện ứng cứu.
- Khi có tình huống xảy ra tham mưu cho cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương
có biện pháp phòng chống ngập lụt cho các kho tàng, cơ sở vật chất ; sơ tán di dời dân
ra khỏi vùng ngập lụt, thu hoạch sớm các sản phẩm nuôi trồng. Sử dụng lực lượng tại
chỗ để ứng cứu , khắc phục hậu quả, khi cần thiết đề nghị cấp trên tăng cường lực
lượng, phương tiện để thực hiện nhiệm vụ.
VIII. CÔNG TÁC BẢO ĐẢM

1. Bảo đảm hông tin liên lạc
- Bảo đảm cho chỉ huy, chỉ đạo: Khai thác triệt để mạng TTLL hiện hành
bằng 3 phương tiện TTVTĐ, TTHTĐ và TTVĐ.
- Bảo đảm cho thông báo, báo động, hiệp đồng bằng còi, kẻng.
2. Bảo đảm cơ động
- Các lực lượng chủ động bảo đảm cơ động bằng mọi phương tiện hiện có để
thực hiện nhiệm vụ.

3. Bảo đảm hậu cần
Ban hậu cần nhân dân xã bảo đảm hậu cần cho các lực lượng thực hiện
nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn.
4. Bảo dảm y tê
Trạm y tế xã bảo đảm đầy đủ thuốc men, dụng cụ y tế cho các lực lượng
thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn.
IX. CÁC MỐC THỜI GIAN

- Hoàn thành kế hoạch thông qua Ban chỉ huy PCLB-GNTT huyện trước
ngày 10/3/2013.


9
- Tổ chức hiệp đồng với các đơn vị đóng quân trên địa bàn và triển khai thực
hiện trước ngày 15/3/2013.
- Hàng năm đơn vị chủ động bổ sung kế hoạch, lực lượng, phương tiện trước
mùa mưa bão để sẵn sàng cơ động lực lượng, phương tiện thực hiện nhiệm vụ./.
Nơi nhận:
- Ban chỉ huy PCLB-GNTT huyện;
- Ban CHQS huyện;
- Lưu VT.

TRƯỞNG BAN

PHÓ CHỦ TỊCH UBND XÃ

Mùi Văn Hưởng


10

U BAN NHN DN
X NAM PHONG

Số:./ UBND
V/v phũng chng úi rột cho gia sỳc

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

độc Lập Tự do Hạnh

phúc
Nam phong, ngày. tháng. năm
2013

THễNG BO
V/v phũng chng úi rột cho gia sỳc
Thc hin cụng vn s: 83 caUBND xó Nam Phong ngy 25/ 12/ 2013 v
vic phũng, chng úi rột cho gia sỳc.
Nay UBND xó thụng bỏo cho BQL bn v khuyn nụng bn trong xó thc
hin cỏc ni dung sau:
* Cỏch phũng chng úi rột cho Trõu, bũ.
- Din tớch chung m bo 2-5m2/con.
+ Cn xõy dng chung tri theo hng kiờn c chn nuụi n nh, lõu di
nờn lm chung theo hng ụng nam trỏnh giú lựa, ma tt v b nng ri
chung nờn ngn nhiu ụ nht riờng cỏ lo trõu, bũ. Xung quanh chuụng lam
phiờn che chụng ret cho trõu bũ, tuyt ụi khụng nin chung ly li. Din tớch
ti thiu cho mt con l 5m2 nu nht nhiu cú th gim sung cũn 2-2,5m2.
+ Vo mựa ụng lng c dt khan him nờn lng thc n xanh thng
thiu vỡ vy cn d ch rm v cỏc ph kin nụng nghip khỏc ngay sau khi thu
hoch, cn cho trõu, bũ n no (mt con trõu trng thnh cn n 30-35kg, 1 con

bũ trng thnh cn n 27-30kg c ti/ngy).
+ Nhng ngy quỏ rột nờn cho trõu, bũ ung thờm nc mui pha loóng vi
lng nc t 20-30gam/con,cú th ỏp dng cỏc bin phỏp rm vi urờ vi k
thut nh sau:
- Nguyờn liu: Rm khụ; 100kg; urờ 2,5kg vụi ó tụi; 0,5kg; mui n: 0,5kg;
nc sch: 70-80lớt. Urờ, vụi, mui c ho tan vo 70-80lớt nc cho tan u.
Sau ú ti vo 100kg rm cho tt c rm c thõm nc Urờ .
- Cỏch : Trờn sõn sch, hay trờn mt tõm ni lon hoch vi sỏc rỏn rng
chng 2-3m2 tri tng lp dy khoang 15-20cm. Sau dú ti nc ó ho tan Urờ,
vụi mui cho thm u tt c lp rm. Tip theo cho lp khc cũn lai ti u, lõn
lt nh võy ti cho m ht lng rm. Sau khi rm c ti u, cho rm vo
cỏc bao tai da, nộn tht cht. Buc cht d cho sch s, trỏnh nng ma, m
t.
- Tớch cc si m.
+ Nhng ngy nhit sung thp di 15oc, phi s dng ci, than, mựn
ca, t si cho gia sỳc trong khu vc chuụng nuụi. Nờn mc ỏo bng vi bt, ỏo
bao ti ay, ỏo bao ti da, chn len, chn bụng cho trõu bũ.
+ iu chnh ch lao ng v chn th, nhng ngy tri rột cú sng
mui, sng. iu chnh ch i mun v sm nhng ngy nhit di 12-


11
15oc không để cho trâu, bò lam việc để tránh bệnh cước chân, những ngày mưa
dầm, trời gía rét hạn chế tối đa việc chăn thả ngoài bãi.
- Phòng chống bệnh:
+ Cách ly, chăm sóc tốt trâu, bò yếu, ốm trong những ngày giá rét tăng
cường vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng nuôi. đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch
sẽ, định kỳ phun thuốc khử trùng 2-4 tuân/lân để hạn chế mầm bệnh. Trước khi đi
chăn nên cho trâu, bò ăn từ 2-3kg rơm, cỏ khô để tránh bệnh trướng hơi dạ cỏ./.


Nơi nhận:
- 08 Trưởng bản
- Lưu VP

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ


12

UBND X NAM PHONG
Khuyến nông xã nam phong

Số:./ GM - TB

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

độc Lập Tự do Hạnh

phúc

Nam phong, ngày 25 tháng 12. năm
2013

GIY MI
Kớnh gi: Cỏc ụng (b) trng bn, khuyn nụng bn.
Thc hin biờn bn cuc hp gia trm khuyn nụng huyn phự yờn vi
Cụng ty DEKAL vit nam ngy 23/12/2013.
Nay khuyn nụng xó kớnh mi ụng (b) trng bn, khuyn nụng bn, n
d bui tp hun v k thut trng ngụ bn vng nh sau:
+ a im: Ti tr s UBND xó

+ Thi gian: Bt u t 8 gi 30 phỳt ngy 27/ 12/ 2013
+ Thnh phn: i biu UNND xó, khuyờn nụng xó, khuyn nụng bn, cỏc
h nụng dõn.
+ Ch : Cụng ty cú qu v phiu gim giỏ khi mua ging ca Cụng ty ngụ
DEKAL.
Vy khuyn nụng xó Nam Phong trõn trng kớnh mi i biu n d ỳng
thi gian v a im trờn./.

TM. U BAN NHN DN X


13
Phụ lục 1
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC THÔNG TIN LIÊN LẠC

Ban chỉ huy
PCLB-GNTT huyện

Ban chỉ huy
PCLB-GNTT xã

Đảng uỷ xã

Bản Đá Mài 1

Bản Đá Mài 2

UBND xã

Bản…


Bản…


14
Phụ lục 2
PHÂN CHIA SỬ DỤNG LỰC LƯỢNG, TỔ CHỨC CHỈ HUY
TT

1
2
3
4
5
6
7
8

ĐƠN VỊ

LỰC LƯỢNG,
PHƯƠNG TIỆN

Bản Đá Mài 1
Bản Đá Mài 2
Bản Đá Mài 3
Bản Suối Lúa 1
Bản Suối Lúa 2
Bản Suối Kê
Bản Suối Vé

Bản Pín

KHU VỰC ĐẢM NHIỆM

TỔ CHỨC
CHỈ HUY

GHI
CHÚ

Địa bàn Bản Đá Mài 1
Địa bàn Bản Đá Mài 2
Địa bàn Bản Đá Mài 3
Địa bàn Bản Suối Lúa 1
Địa bàn Bản Suối Lúa 2
Địa bàn Bản Suối Kê
Địa bàn Bản Suối Vé
Địa bàn Bản Pín
Phụ lục 3
TÍNH TOÁN THỜI GIAN CƠ ĐỘNG

TT
1
2
3
4

ĐƠN VỊ

Ban chỉ huy PCLB-GNTT xã

Ban CHQS xã
Ban Công an xã
Các ban ngành, đoàn thể của xã

VỊ TRÍ TẬP
TRUNG
CHUẨN BỊ CƠ
ĐỘNG
Trụ sở UBND
Trụ sở UBND
Trụ sở UBND
Trụ sở UBND

VỊ TRÍ CƠ
ĐỘNG ĐẾN
Các bản trong xã
Các bản trong xã
Các bản trong xã
Các bản trong xã

CỰ LY
(km)

PHƯƠNG
TIỆN

THỜI
GIAN



15
Phụ lục 4
KHU VỰC SƠ TÁN NHÂN DÂN
TT

1
2
3
4
5
6
7
8

ĐƠN VỊ

Bản Đá Mài 1
Bản Đá Mài 2
Bản Đá Mài 3
Bản Suối Lúa 1
Bản Suối Lúa 2
Bản Suối Kê
Bản Suối Vé
Bản Pín

ĐỊA DANH

DIỆN TÍCH (m2)

GHI CHÚ




×