Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Chiến lược phát triển bền vững khu di tích lịch sử văn hóa địa đạo củ chi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.62 KB, 4 trang )

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
KHU DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA ĐỊA ĐẠO CỦ CHI
1.1 Đứng trên phương diện nhà nước, chính quyền địa phương
- Tiến hành các cuộc khảo sát, đưa ra dự chi ngân sách phát triển và
bảo tồn cho điểm di tích:
Tiến hành khảo sát tổng thể di tích địa đạo Củ Chi tại hai khu vực bảo
tồn chính là địa đạo Bến Dược và địa đạo Bến Đình, để có thể đưa ra các
chiến lược phát triển cụ thể cho từng điểm tại khu di tích. Từ đó đưa ra dự
chi ngân sách cho công tác bảo tồn và phát triển.
- Đưa ra chiến lược phát triển di tích lịch sử - văn hóa địa đạo Củ Chi
với mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa gắn với du lịch:
Phát triển địa đạo Củ Chi trở thành điểm du lịch thu hút được nhiều
du khách, thông qua đó truyền đạt ý nghĩa lịch sử và văn hóa của địa đạo
Củ Chi.
- Phát triển du lịch tại địa đạo Củ Chi phải gắn với lợi ích của cộng
đồng địa phương quanh khu di tích. Đem lợi ích của cộng đồng địa
phương là một trong những điều kiện tiên quyết để bảo tồn di tích.
- Về công tác quy hoạch tại di tích địa đạo Củ Chi. Công tác quy
hoạch cần phải tiến hành theo thứ tự ưu tiên: Lập kế hoạch phát triển TP.
Hồ Chí Minh trở thành đô thị du lịch.Lập kế hoạch phát tổng thể di tích
đặc biệt cấp quốc gia đối với địa đạo Củ Chi. Lập kế hoạch phát triển địa
đạo Củ Chi trở thành điểm du lịch hấp dẫn của TP. Hồ Chí Minh.
- Tập trung đầu tư từ các nguồn vốn nhà nước theo hướng có trọng
tâm và đồng bộ tại địa đạo Củ Chi làm cơ sở để thu hút khách du lịch. Ưu
tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tại Củ Chi.
- Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong quản lí và bảo tồn khu di
tích.
- Tăng cường công tác xúc tiến và quảng bá du lich, hợp tác liên kết
khu di tích với các điểm du lịch phụ cận.



- Đưa ra các định hướng phát triển khu tích lịch sử - văn hóa địa đạo
Củ Chi: Khai thác có hiệu quả tại khu di tích. Phát triển du lịch của địa
đạo Củ Chi gắn với cộng đồng.
1.2 Đứng trên phương diện các nhà quản lý khu di tích lịch sử địa lí địa đạo Củ Chi
- Đưa ra kế hoạch, phương hướng cụ thể để đưa vào thực tế phục vụ
công tác bảo tồn và phát triển tại khu di tích.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực phù hợp với nhu cầu
quản lý và phát triển du lịch tại địa đạo Củ Chi. Nâng cao trình độ nghiệp
vụ của hướng dẫn viên của di tích.
- Xây dựng các công trình phụ trợ du lịch tại khu di tích như các bảng
chỉ dẫn, nhà vệ sinh, hệ thống thu gom rác thải,... sao cho không ảnh
hướng đến khu di tích.
- Tiến hành khảo sát, tính toán để đưa ra các loại giá vé khác nhau cho
từng loại thị trường khách du lịch phù hợp nhất.
- Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng của sản phẩm du lịch tại địa
đạo Củ Chi. Tăng sức hấp dẫn đối với du khách.
- Đưa ra các quy định chung về nội quy của khu di tích đối với du
khách. Để bảo vệ, duy trì môi trường cũng như hiện trạng của địa đạo Củ
Chi.
- Đối thoại, đàm phán để có được tiếng nói chung với cộng đồng địa
phương trong việc bảo tồn và phát triển khu di tích. Người dân địa
phương là thành tố không thể thiếu trong bảo tồn khu vực địa đạo và phát
triển du lịch tại đây.
1.3 Đứng trên phương diện nhà kinh doanh du lịch
- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch như nhà hàng, khách sạn, các
cơ sở kinh doanh lưu trú khác.
- Phát triển các sản phẩm, cung cấp các dịch vụ du lịch gắn liền với
địa đạo Củ Chi.



- Tiến hành góp vốn đầu tư vào các hạng mục công trình phục vụ cho
du lịch trong khu di tích.
- Biến khu di tích trở thành điểm đến hấp dẫn, từ đó nâng cao nguồn
lợi nhuận mang lại.
- Tăng cường công tác marketing cho khu di tích. Tiềm kiếm thị
trường mục tiêu phù hợp, có chiến lược tiếp thị và xúc tiến phát triển du
lịch sao cho hiệu quả.
- Thiết kế các tour, tuyến du lịch mà địa đạo Củ Chi là điểm đến chính
và hướng ra các địa phương du lịch khác như: Củ Chi - Bình Dương, Củ
Chi - Tây Ninh, Củ Chi - các tỉnh Tây Nam Bộ,...
- Kết hợp với cộng đồng địa phương nhầm tận dụng tối đa các nguồn
lực. Mở các lớp đào tạo nghiệp vụ cho cộng đồng địa phương, biến họ trở
thành một thành phần trong chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch tại di tích.
1.4 Đứng trên phương diện cộng đồng địa phương
- Giữ nếp sống văn hóa thường nhật của cộng đồng sinh sống quanh
khu di tích. Việc gìn giữ được các yếu tố truyền thống của cộng đồng
cũng là bảo tồn khu di tích văn hóa địa đạo Củ Chi.
- Cộng đồng địa phương phải được tham gia trực tiếp vào các hoạt
động dịch vụ du lịch, được tham gia đóng góp ý kiến trong công tác quy
hoạch và bảo tồn di tích.
- Cộng đồng phải là một phần của sản phẩm du lịch tại khu di tích.
Cộng đồng vừa là nguồn nhân lực phục vụ du lịch, đồng thời cũng là
cũng là nhân tố văn hóa sống của di tích.
- Nâng cao trình độ của người dân địa phương, nhất là kiến thức về
làm du lịch để tạo việc làm nâng cao chất lượng sống. Được chia sẽ một
phần lợi nhuân mà du lịch mang lại cho việc gìn giữ và phát triển di tích.
Mỗi phương diện đều có những chiến lược quan trọng và phải thực
hiện đầu tiên:
Trên phương diện nhà nước và chính quyền địa phương: chiến lược
quan trọng nhất là tiến hành các cuộc khảo sát, quy hoạch. Đưa ra dự chi



ngân sách phát triển và bảo tồn cho điểm di sản. Và đưa ra chiến lược
phát triển điểm di sản văn hóa với mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị
văn hóa gắn với du lịch. Từ chiến lược lớn và bao quát này làm nền cho
các chiến lược theo sau.
Trên phương diện nhà quản lý khu di tích lịch sử - địa lí địa đạo Củ
Chi: thì việc đưa ra kế hoạch, phương hướng cụ thể để đưa vào thực tế
phục vụ công tác bảo tồn và phát triển tại khu di tích là việc cần làm hàng
đầu.
Trên phương diện nhà kinh doanh du lịch: thì phát triển các sản phẩm,
cung cấp các dịch vụ du lịch gắn liền với địa đạo Củ Chi là chiến lược
cần làm đầu tiên. Bởi lẽ, đó chính là yếu tố vừa mang lại sức hút đối với
du khách, vừa bảo tồn được di tích.
Trên phương diện cộng đồng địa phương: Cộng đồng địa phương phải
được tham gia trực tiếp vào các hoạt động dịch vụ du lịch, được tham gia
đóng góp ý kiến trong công tác quy hoạch và bảo tồn di tích. Đây là chiến
lược cần thực hiện trước tiên, vì khi chiến lược này được thực hiện sẽ cân
bằng lợi của cộng đồng địa phương với ban quản lí di tích và nhà kinh
doanh du lịch.



×